Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
103,5 KB
Nội dung
BÀIDỰTHI Tìm hiểu Luật Phòng, chống bạolựcgiađình Họ tên: Huỳnh Văn Việt – 32 tuổi Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Địa chỉ: Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Châu Thành – Tây Ninh Câu 1. Luật phòng, chống bạolựcgiađình được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày tháng năm nào? Luật Phòng, chống bạolựcgiađình có hiệu lựcthi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Trả lời Luật Phòng, chống bạolựcgiađình có sáu chương với 46 điều đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21-11-2007 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 5-12-2007, có hiệu lựcthi hành từ ngày 1-7-2008. Câu 2. Thế nào là bạolựcgia đình? Nêu hành vi bạolựcgiađình được quy định trong Luật Phòng, chống bạolựcgia đình? Trả lời Bạolựcgiađình là hành vi cố ý của thành viên giađình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi bạolựcgiađìnhbao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ giađình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong giađình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên giađình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên giađình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên giađình ra khỏi chỗ ở. Câu 3. Thành viên giađình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng có được điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống bạolựcgiađình không? Việc Phòng, chống bạolựcgiađình được thực hiện theo nguyên tắc nào? Trả lời 1 Hành vi bạolực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên giađình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Nguyên tắc phòng, chống bạolựcgiađình 1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạolựcgia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 2. Hành vi bạolựcgiađình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. 3. Nạn nhân bạolựcgiađình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. 4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạolựcgia đình. Câu 4. Người có hành vi bạolựcgiađình có nghĩa vụ như thế nào và nạn nhân bị bạolựcgiađình có quyền và nghĩa vụ gì? Trả lời Nghĩa vụ của người có hành vi bạolựcgiađình 1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. 2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạolựcgia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. 4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạolựcgiađình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạolựcgiađình 1. Nạn nhân bạolựcgiađình có các quyền sau đây: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Nạn nhân bạolựcgiađình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạolựcgiađình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. Câu 5. Có bao nhiêu hình thức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình? Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành Giađình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Trường hợp giađình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên giađìnhthì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải. 2 Điều 14. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do cơ quan, tổ chức tiến hành Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên giađình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải. Điều 15. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành 1. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên giađình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. 2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Câu 6. Luật Phòng, chống bạolựcgiađình quy định chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạolựcgiađình như thế nào và những hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạolựcgia đình? Trả lời Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạolựcgiađình 1. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạolựcgia đình. 2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạolựcgia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạolựcgiađình và hỗ trợ nạn nhân bạolựcgia đình. 3. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạolựcgia đình. 4. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạolựcgia đình. 5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạolựcgiađình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Các hành vi bạolựcgiađình quy định tại Điều 2 của Luật này. 2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạolựcgia đình. 3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạolựcgia đình. 4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạolựcgia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạolựcgia đình. 5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạolựcgia đình. 6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạolựcgiađình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật. 7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạolựcgia đình. Câu 7. Những nội dung nào được tư vấn về giađình ở cơ sở? Những đối tượng nào cần được tư vấn về giađình ở cơ sở? Luật Phòng, chống bạolựcgiađình quy định về việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư như thế nào? Trả lời Tư vấn về giađình ở cơ sở bao gồm các nội dung sau đây: a) Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, giađình và phòng, chống bạolựcgia đình; 3 b) Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Việc tư vấn về giađình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau đây: a) Người có hành vi bạolựcgia đình; b) Nạn nhân bạolựcgia đình; c) Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc; d) Người chuẩn bị kết hôn. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về giađình ở cơ sở. Quy định về việc Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư 1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạolựcgiađình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục có hành vi bạolựcgia đình. 2. Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm đại diện gia đình, hộ giađình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời. 3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạolựcgia đình. Câu 8. Việc phát hiện, báo tin về bạolựcgiađình được Luật Phòng, chống bạolựcgiađình quy định như thế nào? Hãy nêu các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạolựcgia đình? Trả lời Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạolựcgiađình 1. Người phát hiện bạolựcgiađình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này. 2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạolựcgiađình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạolựcgia đình. Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ 1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạolựcgia đình, chấm dứt hành vi bạolựcgia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạolực gây ra, bao gồm: a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạolựcgia đình; b) Cấp cứu nạn nhân bạolựcgia đình; c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạolựcgia đình; d) Cấm người có hành vi bạolựcgiađình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạolực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc). 4 2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạolựcgiađình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạolực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. 3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự. 4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này. Câu 9. Luật Phòng, chống bạolựcgiađình quy địnhbao nhiêu biện pháp cấm tiếp xúc? Có bao nhiêu loại hình cơ sở trợ giúp nạn nhân bạolựcgia đình? Trả lời Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạolựcgiađình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạolựcgia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạolựcgia đình; b) Hành vi bạolựcgiađình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạolựcgia đình; c) Người có hành vi bạolựcgiađình và nạn nhân bạolựcgiađình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc. 2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết địnhthì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạolựcgia đình, nạn nhân bạolựcgia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạolựcgia đình. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạolựcgiađình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết. 4. Trong trường hợp giađình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạolựcgiađình và nạn nhân bạolựcgiađình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạolựcgiađình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạolựcgia đình. 5. Người có hành vi bạolựcgiađình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính. 6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và việc xử lý người có hành vi bạolựcgiađình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều này. Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án 1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạolựcgiađình và người có hành vi bạolựcgiađình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạolựcgia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạolựcgia đình; 5 b) Hành vi bạolựcgiađình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạolựcgia đình; c) Người có hành vi bạolựcgiađình và nạn nhân bạolựcgiađình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc. 2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạolựcgia đình, nạn nhân bạolựcgia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạolựcgiađình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. 3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạolựcgiađình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết. 4. Trong trường hợp giađình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạolựcgiađình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạolựcgiađình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạolựcgia đình. 5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạolựcgiađình 1. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạolựcgiađình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạolựcgia đình. 2. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạolựcgiađìnhbao gồm: a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; b) Cơ sở bảo trợ xã hội; c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạolựcgia đình; d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lựcgia đình; đ) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. 3. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lựcgia đình. Câu 10. Bạn hãy viết một bài khoảng 1.000 đến 1.500 từ về thực trạng bạo lựcgiađình ở Tây Ninh; Nguyên nhân, giải pháp góp phần kéo giảm bạolựcgiađình một cách hiệu quả, thiết thực. Trả lời Khái niện về bạolựcgia đình: Bạolựcgiađình là hành vi cố ý của thành viên giađình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Theo đó, các hành vi được coi là bạolựcgiađình gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ giađình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong giađình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép thành viên giađình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng 6 của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên giađình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên giađình ra khỏi chỗ ở. Hành vi bạolực quy định trên đây cũng được áp dụng đối với thành viên giađình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Bạolựcgiađình hiện là vấn đề mang tính toàn cầu, đã xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bạolựcgiađình đã vượt qua ranh giới văn hóa, đẳng cấp xã hội, trình độ học vấn, thu nhập và tuổi tác đã trực tiếp tác động đến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ, người già, trẻ em. Bạolựcgiađình đã và đang trở thành nguyên nhân chủ yếu làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần, đến sự bền vững của hạnh phúc gia đình, là hành vi vi phạm đến quyền con người mà pháp luật và đạo lý xã hội lên án. Xác địnhgiađình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người; để phát huy những mặt tích cực trong đời sống giađình hướng đến xây dựng giađình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, việc ngăn ngừa và loại trừ các hành vi bạolựcgiađình là yêu cầu mà mỗi thành viên trong giađình và toàn xã hội quan tâm. Căn cứ pháp lý Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng giađình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg, ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng giađình Việt Nam 2005- 2010; Luật Phòng, chống bạolựcgia đình; Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg, ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạolựcgia đình; Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạolựcgia đình; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP, ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạolựcgia đình; Quyết định số 4415/QĐ-BVHTTDL, ngày 16/10/2008 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lựcgiađình giai đoạn 2008-2015. Thực trạng về tình hình bạolựcgiađình ở Tây Ninh Tình trạng bạolựcgiađình ở Tây Ninh trong thời gian qua luôn được các Ngành, các cấp quan tâm chú trọng, đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạolựcgia đình; song, tình trạng bạolựcgiađình không chấm dứt mà ở từng địa phương, bạolựcgiađình vẫn diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, mức độ tính chất của từng vụ, từng hành vi phức tạp, đa dạng; nạn nhân bạolực không chỉ dừng lại ở phụ nữ mà nạn nhân của bạolực có người già, trẻ em, thậm chí là nam giới; Tính đến 10/9/2009, qua kết quả khảo sát thu thập số liệu gia đình, bạolựcgiađình tại 95/95 xã, phường, thị trấn trong tỉnh hiện có 3.493 trường hợp giađình có hành vi BLGĐ. Trong đó nạn nhân BLGĐ: Phụ nữ: 2.808/3.493 trường hợp, chiếm tỷ lệ 80,38%; người già: 317/3.493 trường hợp, chiếm tỷ lệ 7,07%; trẻ em: 316/3.493 trường hợp chiếm, tỷ lệ 9,04%; nam giới: 52/3.493 trường hợp, chiếm tỷ lệ 1,48%. Hình thức BLGĐ phổ biến là hành vi bạolực về thân thể: 2.210/3.493 vụ, chiếm tỷ lệ 63,26%, bạolực về tinh thần: 1.030/3.493 vụ, chiếm tỷ lệ 26,12%; bạolực về kinh tế: 216/3.493 vụ, chiếm tỷ lệ 6,18%; bạolực về tình dục: 52/3.493 vụ, chiếm tỷ lệ 1,48%. Qua số liệu báo cáo của Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh hai năm 2008-2009 (Tòa án địa phương) đã thụ lý 4.369 vụ, đã giải quyết ly hôn 4.108 vụ; trong đó có 154 vụ do bị đánh đập, ngược đãi; vợ, chồng, ngoại tình: 128 vụ, mâu thuẫn kinh tế: 54 vụ; rượu chè, ma 7 túy: 08 vụ. Đặc biệt, đã có 08 bản án xử lý hình sự về bạolựcgiađình (BLGĐ) trong đó có 04 vụ chồng giết vợ. Nguyên nhân dẫn đến bạolực trong giađình ở Tây Ninh Có nhiều nguyên nhân khác nhau: Xuất phát từ nhận thức không đầy đủ về bình đẳng giới trong gia đình, quan niệm “Chồng chúa, vợ tôi”, quan niệm “Thương cho roi, cho vọt” dạy con theo cách thức giáo dục phong kiến, dẫn đến hành vi coi thường nhân phẩm và tính mạng của trẻ em, mặc khác do hoàn cảnh kinh tế giađình túng quẩn, khó khăn là áp lực nặng nề về mặt tâm lý, tình cảm dễ nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến BLGĐ; bên cạnh đó do tệ nạn xã hội xâm nhập vào đời sống gia đình, cuộc sống vợ chồng thiếu thủy chung, tình trạng bệnh lý tinh thần … . Dù nguyên nhân nào đi nữa, hậu quả của bạolựcgiađình là ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự phát triển xã hội nói chung và mỗi thành viên trong giađình nói riêng, khi bạolựcgiađình xảy ra phần lớn phụ nữ vẫn là người gánh chịu thiệt thòi nhất, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em và đời sống tinh thần của người già trong gia đình. Tình trạng bạolựcgiađình trong thời gian qua chưa được giải quyết, xử lý kịp thời do những nguyên nhân sau: Về nhận thức, thái độ của một số người dân, cán bộ quản lý nhà nước chưa thật sự quan tâm đến vấn đề BLGĐ, xem bạolựcgiađình là chuyện riêng mỗi gia đình; đây là những nguyên nhân làm cho hành vi bạolựcgiađình tồn tại, bất chấp mọi quy định của pháp luật về quyền bình đẳng, quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người. Phần lớn cán bộ trực tiếp làm công tác giađình ở cơ sở chưa ổn định, chưa được trang bị phương pháp, kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công tác hòa giải, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị BLGĐ cũng như người thực hiện hành vi bạo lực. Cán bộ y tế ở cơ sở chưa được tập huấn kiến thức về tư vấn, về kỹ năng sàng lọc, phát hiện nạn nhân bị bạo lực. Việc kiểm tra, cập nhật thông tin chưa kịp thời, thống kê về tình trạng bạolựcgiađình chưa trở thành một nhiệm vụ của một cơ quan, của một ngành cụ thể. Trước thực trạng BLGĐ cùng với những khó khăn trong các mặt hoạt động nêu trên, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bạolựcgiađình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đòi hỏi cần phải có một kế hoạch hành động tích cực, cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về Phòng, chống bạolựcgia đình. Giải pháp thực hiện - Triển khai các văn bản quy phạm pháp Luật về Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạolựcgia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật Người cao tuổi. - Triển khai kế hoạch hành động phòng, chống bạolựcgiađình tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015 đến cơ sở một cách đồng bộ, hiệu quả. - Thông qua công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân và cán bộ các cấp về BLGĐ và pháp luật của Nhà nước về phòng chống bạolựcgia đình; xử lý vấn đề BLGĐ theo cách tiếp cận quyền con người, góp phần thay đổi hành vi theo hướng tích cực, tiến bộ; tạo sự đồng thuận và ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư đối với công tác phòng, chống bạolựcgia đình: - Cơ quan truyền thông đại chúng (Đài PTTH, Báo Tây Ninh) phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về PCBLGĐ; xây dựng, 8 phát sóng và phát thanh các chương trình chuyên mục (tọa đàm, phim tài liệu và phóng sự chuyên đề tuyên truyền về phòng, chống bạolựcgia đình). - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành tổ chức các hoạt động: + Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân Ngày giađình Việt Nam (28/6), Ngày Quốc tế xóa bỏ bạolực chống lại Phụ nữ (25/11) hàng năm. Phát hành tài liệu truyền thông (tờ rơi, pano, áp phích tuyên truyền), tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, họp mặt, giao lưu giađình văn hóa tiêu biểu, tổ chức Hội thảo, mạn đàm, tọa đàm … nội dung phong phú, sinh động, thiết thực, hiệu quả. + Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin, thông điệp PCBLGĐ đến đông đảo người dân (xây dựng kịch bản, thông tin cổ động, tiểu phẩm văn nghệ, tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng); phát động các cuộc thi viết tìm hiểu về Luật Phòng, chống bạolựcgiađình và những văn bản liên quan về PCBLGĐ; sáng tác văn nghệ, tác phẩm tuyên truyền về PCBLGĐ. + Thông qua các loại hình: Câu lạc bộ giađình phát triển bền vững, các loại hình Câu lạc bộ, Đội nhóm của các tổ chức đoàn thể quản lý để tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phê phán những hành vi BLGĐ, tôn trọng bình đẳng giới và các quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các thành viên khác trong gia đình. - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục đời sống gia đình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chuẩn mực văn hóa giađình Việt Nam đến từng hộ gia đình. - Chọn cử cán bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phụ trách công tác giađình tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác gia đình. - Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ tách công tác giađình cấp huyện; chú trọng đến việc ổn định lâu dài đội ngũ cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn. - Nội dung tập huấn bao gồm các kiến thức cơ bản về phòng, chống BLGĐ, bình đẳng giới, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống BLGĐ, kỹ năng hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng, kỹ năng nhiệm vụ của cán bộ tổ hòa giải, kỹ năng tư vấn về gia đình, phòng, chống bạolựcgia đình; thiết lập và duy trì mạng lưới thu thập số liệu và báo cáo; kỹ năng quản lý, giám sát các hoạt động PCBLGĐ. - Cử cán bộ các ngành Tư pháp, công an, đại diện chính quyền địa phương, thành viên các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh tham dự các lớp tập huấn kiến thức về phòng, chống bạolựcgia đình, kỹ năng giúp đỡ, tư vấn nạn nhân bị bạolựcgiađình do Trung ương tổ chức. - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn cho đối tượng là thành viên Ban chỉ đạo, Thành viên Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ, Thành viên nhóm phòng, chống BLGĐ của các xã triển khai thực hiện mô hình can thiệp giảm tình trạng Bạolựcgiađình tại các xã, phường, thị trấn; báo cáo viên PCBLGĐ các ngành, đoàn thể huyện, thị trong tỉnh. - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trên cơ sở dữ liệu thu thập số liệu năm 2009; tiếp tục xây dựng kế hoạch cập nhật thông tin và bổ sung thường xuyên các chỉ số cần thiết về BLGĐ theo quy định của Bộ, xây dựng kế hoạch trang cấp hệ thống máy tính thu thập, lưu trữ dữ liệu về gia đình, bạolựcgiađình 9/9 huyện, thị. 9 - Thực hiện thống kê, tổng hợp thông tin về BLGĐ định kỳ hàng tháng, quí, 6 tháng, năm (ấp, xã, huyện, tỉnh) từ cuối năm 2009 đến 2015. + Củng cố, duy trì mô hình PCBLGĐ: - Rà soát các hoạt động của mô hình phòng, chống bạolựcgiađình tại 13 xã, phường, thị trấn thuộc 9/9 huyện, thị xã : xã Thạnh Đức, Cẩm Giang- h. Gò Dầu; xã Thạnh Tân - Thị xã ; xã Long Thành Trung - h.Hòa Thành; xã Đồng Khởi, Thanh Điền, Ninh Điền - h.Châu Thành; xã Tiên Thuận, Long Chữ - h.Bến Cầu; xã Bình Thạnh - h.Trảng Bàng; xã Tân Phú - h.Tân Châu; Thị Trấn Tân Biên - h.Tân Biên; xã Chà Là - h.Dương Minh Châu. + Triển khai mở rộng mô hình: Mô hình phòng, chống BLGĐ được triển khai thành 3 giai đoạn: Mỗi huyện, thị bằng nguồn ngân sách địa phương triển khai thực hiện: - Giai đoạn 1 (2009-2010): Triển khai 9/9 huyện, thị xã; mỗi huyện, thị xã chọn 01 xã, phường (thị trấn) để triển khai mô hình (không tính các xã, phường đã triển khai thực hiện mô hình). - Giai đoạn 2 (2010-2012): Mở rộng mỗi huyện, thị có trên 30% xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện mô hình . - Giai đoạn 3 (2013-2015): Mở rộng mô hình từ 50% - đến 80% xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện mô hình. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất Trung tâm Bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạolựcgiađình theo quy định của Luật Phòng, chống bạolựcgiađình và Nghị định 08/2009/NĐ-CP, ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống bạolựcgia đình. - Ủy ban nhân dân, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị phối hợp với ban, ngành, đoàn thể; phát triển mạng lưới hỗ trợ nạn nhân bạolựcgiađình tại cộng đồng “Địa chỉ tin cậy”. - Đến năm 2015 phấn đấu 50% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có mạng lưới địa chỉ tin cậy. - Hình thành đường dây nóng: Báo nhanh, xử lý, ngăn chặn kịp thời những hành vi BLGĐ. Đến năm 2015, phấn đấu 80% xã, phường, thị trấn trong tỉnh có đường dây nóng. - Đưa nội dung phòng, chống bạolựcgiađình vào tiêu chí đăng ký, bình xét, công nhận giađình văn hóa; ấp (khu phố); xã, phường, thị trấn văn hóa vào Quy ước khu dân cư, ấp văn hóa để vận động mọi người dân cùng thực hiện. - Xây dựng giađình văn hóa có tiêu chí: Vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau, không có hành vi bạo lực, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, đối xử công bằng với các con, không trọng nam khinh nữ, có tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư nơi cư trú; tích cực tham gia vào các cuộc vận động, hòa giải những xích mích, bất đồng nhằm giảm thiểu những mầm mống BLGĐ. - Xây dựng ấp, khu phố văn hóa có tiêu chí: Các giađình thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, trong đó có Luật phòng, chống bạolựcgia đình. - Đưa nội dung PCBLGĐ vào việc xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước của địa phương; thông báo cho cộng đồng dân cư về những hành vi BLGĐ để tạo sự đồng thuận của xã hội, phê phán những hành vi BLGĐ đó; giải quyết kịp thời những bất hòa trong các giađình có bạo lực. 10 [...]... - Các hoạt động của kế hoạch thực hiện đánh giá giữa kỳ thực hiện vào cuối năm 2013 - Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lựcgiađình giai đoạn 2009-2015 vào cuối năm 2015 Người viết bàidựthi Huỳnh Văn Việt 11 . bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thi u hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm: a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; . kéo giảm bạo lực gia đình một cách hiệu quả, thi t thực. Trả lời Khái niện về bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây