Trước hết ta phải kể đến những nhận định của nhà bình luận người Pháp - Sean Tamis Rose với những nhận xét sâu sắc về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp trong bài Trái tim Thiệp, tác giả viết
Trang 1=== – & — ===
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2013
Trang 2Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy
cô công tác tại Viện Văn học Việt Nam, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo- PGS TS Nguyễn Đăng Điệp-người đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt luận văn này
Em xin gửi tới quí thầy cô trong Hội đồng bảo vệ lời cảm ơn chân thành!
Do còn hạn chế về trình độ nên luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ phía thầy cô, đồng nghiệp
và các bạn
Hà Nội, tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Phương
Trang 3Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3.Mục đớch, đối tượng, phạm vi nghiờn cứu 7
4.Phương phỏp nghiờn cứu 7
5.Cấu trỳc luận văn 8
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ NễNG THễN TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9
1.1.Văn xuụi viết về nụng thụn Việt Nam trước thời kỡ đổi mới 9
1.1.1.Vài nột về văn xuụi Việt Nam viết về nụng thụn thời kỡ trước 1945 9
1.1.2.Vài nột về văn xuụi Việt Nam viết về nụng thụn thời kỡ 1945-1975 16
1.2 Nụng thụn trong truyện ngắn thời kỡ đổi mới 18
1.2.1.Một cỏi nhỡn chung về truyện ngắn thời kỡ đổi mới 18
1.2.2.Nụng thụn trong truyện ngắn thời kỡ đổi mới 22
1.3 Nguyễn Huy Thiệp- một hiện tượng văn học thời kỡ đổi mới 24
1.3.1.Truyện ngắn trong văn nghiệp Nguyễn Huy Thiệp 24
1.3.2 Nụng thụn: đề tài cũ, quan niệm mới trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp 29
CHƯƠNG 2:ĐỜI SỐNG NễNG THễN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP: NHỮNG XUNG ĐỘT VÀ RẠN VỠ VĂN HểA 32
2.1 Chất thơ và vẻ đẹp của nụng thụn 32
2.2 Một đời sống nụng thụn nhếch nhỏc, xuống cấp trầm trọng về văn húa 34
Trang 52.2.2.1 Những người phụ nữ chân quê 42
2.2.2.2 Những lão nông, trai làng nơi thôn dã 49
2.2.2.3 Những em thơ của xứ đồng 54
2.3 Môi trường tự nhiên bị hủy hoại 59
2.4 Sự biến mất của các giá trị văn hóa 61
2.4.1 Đặc trưng của văn hóa làng 61
2.4.2 Một nông thôn đang xuống cấp trầm trọng về văn hóa 65
2.4.3 Sự biến mất của các giá trị văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 69
2.5 Sự tha hóa của con người 71
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 78
3.1 Miêu tả đời sống nông thôn thông qua những xung đột 78
3.2 Bút pháp “hiện thực tàn nhẫn” kết hợp với yếu tố kì ảo(1) 82
3.3 Giọng điệu 91
3.3.1 Giọng điệu chất vấn âu lo 92
3.3.2 Giọng điệu trữ tình sâu lắng 96
3.3.3 Giọng điệu giễu nhại 99
3.4 Ngôn ngữ 101
3.4.1 Ngôn ngữ thông tục, bình dân 103
3.4.2 Ngôn ngữ bác học 104
3.4.3 Ngôn ngữ giàu chất trữ tình 107
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
giới, kinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến mau lẹ, đặc biệt là khu vực nông thôn đang trong quá trình tiếp biến, thay đổi mạnh mẽ Chỉ ngót mươi năm đầu thế kỷ mới, quá trình công nghiệp hóa nông thôn diễn ra với tốc độ chóng mặt, đời sống người dân nông thôn, những giá trị văn hóa đằng sau lũy tre làng Việt Nam đã có những đổi thay nhanh chóng đến không ngờ, nhiều giá trị tốt đẹp của nền văn hóa truyền thống đang đứng trước sự mai một Vì vậy, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được đặt ra như một nhu cầu bức thiết của toàn xã hội và trên hết nó đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà văn Từ mảnh đất hiện thực màu mỡ, đa chiều ấy, họ đã để lại không ít những tác phẩm văn học viết về nông thôn sống mãi cùng thời gian
Nổi lên trong trong văn chương đổi mới viết về nông thôn, đáng chú ý
là Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lưu Minh Sơn, Tạ Duy Anh, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Huy Thiệp… Thể hiện một cách nhìn đa chiều về nông thôn Việt Nam khi xã hội đang mải miết lăn bánh về phía văn minh đô thị, tác phẩm của họ là những ký họa sinh động về những nét văn hóa làng quê sau lũy tre làng
Cùng với đội ngũ nhà văn đã làm mới cho nền văn học nước nhà đặc biệt là những sáng tác viết về nông thôn trong thời kỳ đổi mới, ta phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp - nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại Khẳng định tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Đức Hiểu đã viết, Nguyễn Huy Thiệp là người có công “tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX này và nâng nó lên một tầm cao mới: thơ ca và triết lý, nó truyền thống và hiện đại, phương Đông và toàn nhân loại”[29;472] Vấn đề nông thôn là một vấn đề quan trọng, là một hiện tượng “bất nhẫn” Hình ảnh nông thôn Việt Nam được thể hiện đậm nét, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nhiều trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Đó là một nông thôn hiện như một thực tại phi lí, một nông thôn đầy chất thơ nhưng cũng đầy tha hóa Ở đó, con người bị cuốn vào sự phức tạp xô bồ của hiện thực cuộc sống và văn hóa nông
Trang 7thụn đang bị xuống cấp trầm trọng Đú là tất cả những vấn đề về cuộc sống xó hội, về nhõn sinh, nhõn bản, về số phận con người mà Nguyễn Huy Thiệp muốn gửi gắm đến người đọc Trong sõu thẳm trỏi tim, ụng nhận thức sõu sắc rằng: “Tõm hồn Việt Nam nằm ở nụng thụn, nú trỳ ngụ trong những gúc khuất nhất, những căn lều lẻ loi nhất Tại đú người ta cú thể thấy cải tạo nờn văn minh, lũng nhõn đạo của Việt Nam “[29;500]
Cú thể núi văn xuụi Việt Nam, chưa bao giờ vấn đề nụng thụn lại đươc quan tõm thể hiện một cỏch chõn thực, sinh động như hiện nay đặc biệt là trong những sỏng tỏc của Nguyễn Huy Thiệp
Trờn đõy chớnh là những gợi ý để luận văn này hướng tới đề tài: Những
vấn đề về nụng thụn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
2 Lịch sử vấn đề
Nhà nghiờn cứu văn học Vương Trớ Nhàn trong bài viết: Tưởng tượng
về Nguyễn Huy Thiệp đó khẳng định: “Nếu cú một thứ “quả búng vàng”(hay
là “cõy bỳt vàng”) dành để tặng cho cỏc cõy bỳt xuất sắc hằng năm, thỡ trong năm vừa qua - và cả nửa đầu năm nay nữa - người xứng đỏng được giải trong văn xuụi ta, cú lẽ là Nguyễn Huy Thiệp”[29;405] Cũng như vậy, Mai Ngữ
trong bài Cỏi tõm và cỏi tài của người viết lại núi Nguyễn Huy Thiệp xứng
đỏng là “cõy bỳt tài hoa, sớm tự khẳng định một phong cỏch riờng, một xu hướng nghệ thuật riờng và một quan niệm sỏng tỏc riờng”[29;427] Hay Giỏo
sư - nhà nghiờn cứu văn học Đỗ Đức Hiểu trong bài Đi tỡm Nguyễn Huy Thiệp thỡ lại đỏnh giỏ cao tài năng của Nguyễn Huy Thiệp ở địa hạt truyện
ngắn: “Trong hành trỡnh đi tỡm Nguyễn Huy Thiệp, tụi thấy một giọt vàng rơi vào lũng mỡnh, giọt vàng rũng ngời sỏng Đú là truyện ngắn của anh Anh tỏi tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX này và nõng nú lờn một tầm cao mới: thơ ca và triết lý, truyền thống và hiện đại, phương Đụng và toàn nhõn loại”[29;472]
Xuất hiện trờn văn đàn vào giai đoạn cuối thập niờn 80 của thế kỷ XX
với những tỏc phẩm “gõy sốc” như: Tướng về hưu, Con gỏi thủy thần, Muối của rừng, Những ngọn giú Hỳa Tỏt hay Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết,
Nguyễn Huy Thiệp đó trở thành một hiện tượng lạ, “hiện tượng văn học nổi
Trang 8bật” nên đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của bạn đọc và các nhà nghiên cứu trong nước, ngoài nước và đã làm nên không ít những “giông tố trong công luận”(chữ dùng của Hoàng Ngọc Hiến) Đó cũng là lúc phê bình văn học nước
nhà nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều như: Các vị tướng nói về phim Tướng về hưu (Lê Hà), Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp, về mối quan hệ giữa văn và sử (Tạ Ngọc Liễn), Viết như thế cũng là cách bắn súng lục vào quá khứ (Nguyễn Thúy Ái), Tôi không chúc bạn “thuận buồm xuôi gió”(Hoàng Ngọc Hiến), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ( Trần Duy Thanh), Về cái “ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đông La), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (Phạm Xuân Nguyên), hay Khảo sát mười truyện ngắn trong Những ngọn gió Hua Tát (T N.Philimônova), Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh (Greg Lockhart)… “Tính về số lượng,
chỉ trong hơn ba năm (1987 đến 1990), số bài viết về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, chủ yếu là truyện ngắn lên đến con số hàng trăm Điều này chứng tỏ tác phẩm của ông có vấn đề, hoặc là có sức hút kỳ lạ, hoặc là sự riết róng của nhu cầu đối thoại ở cây bút văn chương này đã tác động mạnh mẽ đến người đọc, cuốn hút họ vào môi trường can dự”[39;10] Vì theo Nguyễn Đăng Điệp “đây
là khoảng thời gian ngòi bút của ông sung mãn đến độ xuất thần” Tuy nhiên,
vì khuôn khổ có hạn nên chúng tôi chỉ xin được điểm lại những thành tựu của các công trình nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực với đề tài luận văn
Trước hết ta phải kể đến những nhận định của nhà bình luận người Pháp
- Sean Tamis Rose với những nhận xét sâu sắc về sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp trong bài Trái tim Thiệp, tác giả viết: “Đọc các tên truyện của Nguyễn Huy Thiệp (Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê ) người đọc thấy
ông gần như là một nhà văn của đất đai…Thiệp không muốn là một nhà văn mang tính địa phương Tác giả Hà Nội thích nông thôn vì nó mang trong mình bản chất bi kịch của thân phận con người: người ta đã cày xới nhiều, thiên nhiên bao giờ cũng sẽ là điểm cao nhất…nhưng người ta vẫn cứ cày xới” [29;499]
Cùng với đó, khẳng định những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn viết về nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh
Trang 9trong bài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm nghĩ lại đặc biệt chú ý đến Những bài học nông thôn trong việc nhà văn đã sử dụng đắc địa yếu tố “tục”
“như một sức mạnh tu từ và không gì thay thế được”, từ đó tác giả đã có những
nhận xét rất sâu sắc: “Trong truyện Những bài học nông thôn, bà Lâm nói rất
tục Nhưng thử nghĩ mà xem, câu nào cũng chứa đựng ít nhiều chân lí cả đấy
Mà chân lí ấy thì phải diễn đạt như thế mới súc tích và nổi ý chứ Và mới đúng với ngôn ngữ bà lão nông dân đáo để ấy chứ Đấy là triết lí dân gian không khô héo xám xịt, vì nó là ngôn ngữ của sự sống, tuy lấm lám bùn đất nhưng cứ tươi rói và giãy nẩy lên trên những trang sách” [29;463-464]
Nguyễn Thanh Sơn trong bài Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại có
những trăn trở, suy tư khi đánh giá cao về hệ thống nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt là những con người ở thôn quê Anh viết: “Không phải ngẫu nhiên hai loại nhân vật chính trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lại là những nông dân và tầng lớp tiểu thị dân thành phố Họ chính là thành phần đông đảo nhất của tập hợp những đám đông, một loại đám đông đang bị tha hóa dần bởi thứ văn hóa thấp kém, có sức trì kéo, bởi không khí tù đọng, ngột ngạt của làng quê Những con người đầy những thành kiến ngộ nhận ấy đã đánh mất những gì làm nên niềm vui sống của cuộc đời, cuộc sống đối với họ chỉ còn là cuộc đấu tranh sinh tồn để kiếm miếng ăn, vui lòng với thú văn hóa lá cải dành cho họ…”[29;120]
Nguyễn Vy Khanh trong bài Nguyễn Huy Thiệp: những truyện huyền kỳ, núi, sông và nước…lại có những phát hiện tinh tế, sắc sảo khi đánh giá về nghệ
thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp: “Trong các truyện và kịch của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật là những người như chung quanh ta: thiếu phụ lái
đò về bến Tầm Xuân, cô giá dở hơi, tên tướng cướp, những người thợ xẻ, lão
đồ tể, ông thợ hớt tóc, người đẩy xe ba gác, ông tướng về hưu trơ trụi lý tưởng chết đứng trước những tầm thường thường nhật trong gia đình: con dâu nuôi heo với nhau thai đem ở bệnh viện về và trước những khốn cùng chốn đồng quê hay một diễn viên quèn Đời thường như huyền hoặc, huyền ảo; các nhân vật như có tâm hồn trong sạch, nguyên sơ lẫn những không ngoan của người
Trang 10thường, những khôn ngoan chín từ những khốn nhục của cuộc đời”[29;370- 371]
Đánh giá tác phẩm dựa trên những đặc sắc về thủ pháp nghệ thuật trong
các sáng tác Tâm hồn mẹ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Thái Hòa đã
thấy được sự pha trộn giữa thế giới huyền hoặc kì ảo xen lẫn với thực tại:
“Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, cái thực luôn đi kèm cái ảo, tạo ra sự đối lập: thực đến rợn người và ảo đến bàng hoàng kinh dị”[29;96] Hay Mai Ngữ
khi đọc Con gái thủy thần cũng khẳng định: “mỗi dòng chữ của nhà văn đều
lấp lánh thực và hư, ảo và mộng, ước mơ và hiện thực…Ngòi bút của anh Thiệp đúng là hiếm Của hiếm của một tài năng đồng thời cũng là của hiếm của một bệnh lí, sự vội vã định hình, sự bộc lộ sâu sắc cái tâm lí chủ đạo là chối bỏ
Hà Nội đương đại; một lớp khác nữa lại phảng phất không khí cổ xưa”[29; 401-402]
Còn T.N.Philimônova – nhà nghiên cứu văn học người Nga trong bài
viết Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp như hình mẫu các truyền thuyết văn học lại đánh giá cao nét đặc sắc trong việc sử dụng yếu tố dân gian
trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp: “Yếu tố dân gian chiếm một vị trí to lớn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp… hầu như trong mỗi truyện ngắn của anh đều hiện diện vết tích của các huyền thoại, truyền thuyết, dân
ca, tục ngữ…”[29;59]
Tìm hiểu những nét độc đáo trong bút pháp của Nguyễn Huy Thiệp,
trong bài viết Nguyễn Huy Thiệp: Những chuyện huyền kỳ, núi, sông và nước, tác giả Nguyễn Vy Khanh đã nói: “Thương nhớ đồng quê, Nguyễn Huy Thiệp
dùng biểu tượng để nói đến xã hội đương đại của ông Chuyện nhà quê, ô
Trang 11nhiễm bởi đời sống mới, người tỉnh thành Nguyễn Huy Thiệp đã dị thường hóa cái xã hội đương đại đó”[29;386]
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn mang một âm sắc riêng nên
đã chiếm được sự tin cậy và cảm tình của đông đảo bạn đọc yêu văn học Chất keo làm nên bản sắc trong mỗi sáng tác của ông chính là cái lạ ở nội dung và nghệ thuật Khẳng định những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật - cách
kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp, trong bài viết Đọc chút thoáng Xuân Hương, Đào Duy Hiệp đã tinh tế nhận ra rằng: “…Có thể hiểu dụng ý nghệ
thuật của nhà văn ở đây là để Xuân Hương chìm ẩn trong không khí mờ ảo sắc màu dân gian của tâm thức và làng quê Việt Nam xa xưa: tiếng mõ rao náo động và đầy đe dọa, các chức việc sâu mọt trong làng, các cụ Tết Mồng Ba tháng Ba, nước vối, bánh trôi, …bà quận chúa quyền thế nghiêng trời trắng trợn, dung tục và sự nhọc nhằn của cái đĩ Huệ “mảnh đất cắm dùi không có” đang bị tiếng mõ rao gợi một không khí trì đọng, buồn bã, nhốn nháo của làng quê đối lập với cảnh thanh bần, sạch sẽ, chu đáo thấp thoáng cổ tích của Xuân Hương càng khiến nàng trở nên đẹp đẽ, hư ảo, gần với cõi mộng….nhà văn tìm đến những cuộc đời bình dị và thấy ở đấy những điều bình dị muôn đời để
“sống nhanh lên, có ích” Điều ấy, với Nguyễn Huy Thiệp là hình ảnh người phụ nữ giản dị, bao dung cùng những buổi chiều của làng quê rất đẹp và rất buồn trong văn của anh [29;80- 86]
Trong các bài viết trên, các tác giả đều có những nhận xét hay về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ở cả hai mặt nội dung và hình thức nghệ thuật và đều có những phát hiện mới mẻ, độc đáo về truyện ngắn của ông đặc biệt là một số truyện viết về nông thôn Điều này đã khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng như sự yêu thích và trân trọng của bạn đọc đối với những trang văn hấp dẫn, giản dị, mộc mạc, thấm đẫm hồn quê của người nghệ sĩ tài hoa mà cũng lắm truân chuyên này
Bên cạnh đó cũng có một số luận án, luận văn ít nhiều đề cập đến vấn
đề này như: Luận án Tiến sĩ Văn học: Lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Văn Đông; Luận văn Thạc sĩ: Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn
Trang 12Huy Thiệp của Nguyễn Thị Lan, Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Bùi Thị Đức Thiện…
Tóm lại, đã có nhiều ý kiến đánh giá về đặc sắc trong nội dung cũng như nghệ thuật truyện ngắn của Nguy Huy Thiệp nhưng lại chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện về việc thể hiện những vấn đề về nông thôn trong truyện ngắn của ông Luận văn của chúng tôi nhằm đáp ứng nhu cầu đó
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu vấn đề nông thôn trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp, luận văn nhằm mục đích thấy được những nét độc đáo trong cách chiếm lĩnh đời sống và thể hiện hiện đời sống thông qua hình tượng nghệ thuật trong hình thức truyện ngắn Từ đó làm rõ hơn một khuynh hướng vận động của văn học Việt Nam đương đại
- Đối tượng: Luận văn tập trung vào việc thể hiện những vấn đề nông
thôn trong truyện ngắn viết về nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp
- Phạm vi:
Chúng tôi tập trung vào thể loại truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Và đặt sáng tác của ông trong mối tương quan với các sáng tác cùng chủ đề của trào lưu văn học thời kì đổi mới
Văn bản tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi khảo sát
trong cuốn: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin, 2002
Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu các truyện ngắn của các nhà văn khác cùng các tài liệu nói về văn hóa dân tộc và sự thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học để làm cơ sở lý luận cho đề tài này
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Trang 13- Phương pháp phân tích tác phẩm
- Phương pháp lịch sử - xã hội
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm có 3 chương :
Chương 1: Vấn đề nông thôn trong truyện ngắn Việt Nam đương đại Chương 2: Đời sống nông thôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp-
những xung đột và rạn vỡ văn hóa
Chương 3: Phương thức biểu hiện vấn đề về nông thôn trong truyên
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Trang 14CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Trong tâm thức của mỗi người Việt, làng quê thật gần gũi và gắn bó
Những hình ảnh của đất nước nông nghiệp xứ nhiệt đới gió mùa là nét độc đáo trong tâm hồn Việt Nam được thể hiện đa dạng, phong phú trong đời sống, trong văn học từ cổ chí kim
1.1.Văn xuôi viết về nông thôn Việt Nam trước thời kì đổi mới
1.1.1.Vài nét về văn xuôi Việt Nam viết về nông thôn thời kì trước 1945
Một nước nông nghiệp ngàn năm, với khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn như Việt Nam thì trong tâm thức mỗi chúng ta những hình ảnh về nông thôn luôn luôn là sự ám ảnh khôn nguôi Hình ảnh đó, dù ở đâu hay bất
cứ khi nào vẫn luôn có sức níu kéo tâm hồn người cầm bút Nó là chất men cho các văn nghệ sĩ làm nên những tác phẩm viết về nông thôn có sức sống bền lâu Những tác phẩm văn xuôi viết về nông thôn từ xưa đến nay vẫn luôn
là một phần quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc
Thơ ca dân gian là điệu tâm hồn của người dân đất Việt, là sự biểu hiện toàn vẹn, sâu sắc không gian địa - văn hóa làng quê Việt Nam Thơ ca dân gian mang đến cho ta cảm nhận về cái đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên và trong quan
hệ ứng xử Hình ảnh nông thôn trong văn học dân gian không ít Trong ca dao, dân ca, tục ngữ, hò vè… nông thôn được thể hiện sinh động ở nhiều phương diện khác nhau Ở đó, đời sống tình cảm của nhân dân ta biểu hiện rất dồi dào, thắm thiết và sâu sắc
Bước sang văn học Việt Nam trung đại, hình ảnh nông thôn được thể hiện khá đa dạng Mười thế kỷ văn học trung đại là sự kết tinh tinh hoa của lối văn học mang nặng tính quy phạm, ước lệ tượng trưng Nó cũng dành một chỗ đứng trang trọng để miêu tả những hình ảnh nông thôn Và hơn bao giờ hết, những hình ảnh thân thuộc của quê hương luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của các văn sĩ Tình cảm đó được các nhà thơ phản ánh vào những trang thơ đẹp như những bức tranh hữu tình Đọc những vần thơ của những nhà thơ từ Lý -Trần đến những năm cuối thế kỷ XIX mà tiêu biểu
Trang 15là Nguyễn Khuyến, ta thấy rõ tình yêu quê hương của ông cha ta như sợi chỉ
đỏ xuyên suốt từ xưa đến nay, trở thành truyền thống của người Việt Nam, là tâm hồn Việt Nam Đến cuối thế kỷ XIX, ở lĩnh vực văn xuôi, với tác phẩm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên “bức tượng đài
nghệ thuật” thật bi hùng và mang vẻ đẹp hiếm có về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm Đây là một bức tranh không dễ có trong văn học thời trung đại Từ đây, hình ảnh người nông dân đã chính thức bước vào văn đàn
Đi qua thời đại văn học Việt Nam trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc, bức tranh nông thôn trong văn xuôi Việt Nam đã có những chuyển động rõ ràng khi bước sang thời kỳ mới Từ đầu thế kỷ XX đến nay, văn học Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn: 1) giai đoạn 1: từ đầu thế
kỉ XX đến 1945; 2) giai đoạn 2:từ 1945 đến 1975; 3) giai đoạn 3 từ sau 1975 đến nay
Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, văn học Việt Nam trải qua hai thời kì lớn: Thứ nhất là ba mươi năm đầu thế kỉ - được coi là giai đoạn giao thời với những chuyển biến từ hệ hình văn học trung đại sang văn học hiện đại Thứ hai là thời kì từ 1932 đến 1945, đây là giai đoạn văn học Việt Nam hoàn tất quá trình hiện đại hóa và phát triển với một tốc độ rất lớn
Thời kì đầu thế kỷ XX đến 1932, xã hội Việt Nam có nhiều biến động,
cơ cấu xã hội thay đổi hoàn toàn Xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ tư sản Về văn học, việc phổ biến sử dụng chữ quốc ngữ đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và phát triển nền văn xuôi Việt Nam Nếu văn học trung đại Việt Nam chưa chú ý phát triển văn xuôi, thì sang đầu thế kỷ XX, văn xuôi Việt Nam đã có những tiến
bộ rõ rệt Do sự tiếp xúc với văn học phương Tây mà nền văn học Việt Nam thời kì này đã xuất hiện thể loại mới: tiểu thuyết Trong những năm từ 1900-
1930, thể loại tiểu thuyết hiện đại đã phát triển mạnh trong phạm vi cả nước với những tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Trần Thiên Trung, Trương Duy Toản, Hoàng Ngọc Phách Sự xuất hiện này được bắt nguồn từ những chuyển động thẩm mĩ dẫn đến những đổi thay ở quan niệm sáng tác mới trong văn xuôi Việt Nam thời kì đầu thế kỉ
Trang 16Vào đầu thế kỉ XX, có nhiều vấn đề mới đặt ra cho người cầm bút Đó
là một xã hội náo nhiệt, xô bồ mà đồng tiền tư sản, lối sống tư sản, đạo đức tư sản đang dần dần chiếm vị trí quan trọng ở chốn thành thị Trong khi đó ở nông thôn bọn cường hào, quan lại, địa chủ cấu kết với nhau hà hiếp dân lành Cuộc sống của người dân nghèo vốn đã lam lũ, khốn khó nay lại càng điêu đứng gấp bội Hiện thực cuộc sống ngày càng đa dạng, phức tạp với biết bao vấn đề mới lạ đập vào mắt nhà văn Họ không thể làm ngơ, mà ngược lại cần phải mô tả chân thật, sinh động cuộc sống xã hội đó Ở đó, điều làm cho nhà văn luôn trăn trở và hướng đến là: hướng thẳng vào người lao động nghèo khổ Đây chính là yếu tố làm cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học rực sáng
ở thời kì này
Đề tài nông thôn trong văn xuôi thời kì này đã được các nhà văn quan tâm nhiều hơn trước Bởi cảm xúc thẩm mỹ có thay đổi, thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tác đã khác trước Lực lượng sáng tác tiểu biểu của thời kì này là lớp nhà văn Hán học cấp tiến cùng với các nhà văn Tây học đầu tiên còn rất trẻ đảm nhiệm Chưa bao giờ người ta thấy chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này gắn liền với sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, chưa bao giờ mà chủ nghĩa nhân đạo lại hướng tới người cần lao sâu sắc như thế Những tác giả tiêu biểu của thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết thời kì này gồm có:
Nguyễn Bá Học- một trong những nhà văn nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam với những tác phẩm đã in dấu ấn đậm nét trong văn học nước nhà như:
Chuyện ông Lý Chắm, Có gan làm giàu, Câu chuyện nhà sư Trong những
sáng tác của mình, ông đã đi vào phản ánh hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến một cách sâu sắc Đó là cuộc sống ở thành thị với những náo nhiệt, xô bồ nhưng đầy cạm bẫy chết người Hay đó còn là một nông thôn ngày càng tàn tạ, vắng lặng, ngưng đọng với sự sụp đổ của Nho học, với những người nông dân, đặc biệt là phụ nữ sống an phận thủ thường theo nề nếp cũ
Phạm Duy Tốn là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại vào những năm đầu thế kỷ XX Ông được xem là
Trang 17người đầu tiên viết truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực với các truyện
ngắn tiêu biểu như: Nước đời lắm nỗi, Con người Sở Khanh, Bực mình,
Sống chết mặc bay, Ông đã tập trung phơi bày thực trạng thối nát, bất công
của xã hội thực dân nửa phong kiến Ở đó, truyện ngắn Sống chết mặc bay in
trên Tạp chí Nam Phong số 18, tháng 12-1918 được xem là tác phẩm thành
cônh nhất của ông, là bông hoa đầu mùa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam Với việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật như tương phản (đối lập), nghệ thuật tăng cấp, Phạm Duy Tốn đã tạo nên một tình huống đầy kịch tính: cùng một thời điểm, một bên là đám đông dân chúng hộ đê trong tình cảnh bi thảm, một bên là tên quan huyện và bọn nha lệ nhàn nhã đánh tổ tôm Từ đó, tác giả vừa lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ thú
vô trách nhiệm trước tính mạng và đời sống người dân, vừa bày tỏ niềm cảm thương vô hạn trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân trong cảnh đê
vỡ, vừa khắc sâu tình trạng khẩn cấp của việc hộ đê lên đến đỉnh điểm, nhân dân lầm than, đau khổ đến cực độ “tiếng vang dậy trời đất”
Đó còn là Hồ Biểu Chánh- người đã mạnh dạn tiếp nhận những thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại phương Tây để tạo nên những yếu tố mới về nghệ thuật trong sáng tác của mình Điều đó được thể hiện qua ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết, cốt truyện, đề tài Với tất cả những cố gắng và tài năng, ông được biết đến là người viết tiểu thuyết nhiều nhất ở Việt Nam vào những năm trước 1930 Tác phẩm của ông bao quát nhiều mảng hiện thực khác nhau ở thành thị và nông thôn Nam Bộ trong nhưng năm sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, với nhiều hạng người thuộc
nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội, tiêu biểu như: Con nhà nghèo, Khóc thầm,
Cha con nghĩa nặng Trong tác phẩm của ông, mọi cái xấu xa của xã hội
đương thời đều được đưa ra ánh sáng Ông lên án, phê phán, tố cáo gay gắt những hành động phi đạo đức của những kẻ có quyền thế ức hiếp người dân chốn thôn quê Đồng thời bày tỏ niềm cảm thông chân thành trước cuộc sống lầm than cơ cực, số phận bi thảm của nông dân nghèo
Có thể thấy thời kì này, văn xuôi Việt Nam chưa có những kiệt tác nhưng những tìm tòi trong việc đổi mới về nghệ thuật và nội dung (đặc biệt là
Trang 18mảng văn xuôi viết về nông thôn Việt Nam) sẽ là cái lượng cần thiết cho tiến trình hiện đại hóa văn học ở bước đầu và tạo nên những thành tựu rực rỡ cho
văn xuôi viết về nông thôn vào giai đoạn 1932-1945
Văn học Việt Nam giai đoạn 1932- 1945 thực sự là một cuộc “cách mạng văn học”, "cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ" (chữ của Hoài Thanh) Nền văn học đến thời kì này mới thật sự đổi mới sâu sắc và toàn diện với sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn và tiểu thuyết Quá trình phát triển văn học trong khoảng 15 năm diễn ra với hai
bộ phận: bộ phận văn học vô sản và bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản nằm trong ý thức hệ tư sản Ở đó, “Trong khu vực văn học thuộc ý thức hệ tư sản, dòng văn học hiện thực phê phán là một dòng tiến bộ Nhà văn sáng tác không phải để nói đến mình và để cho mình thưởng thức Họ cũng không bị giam hãm trong quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật Họ biết quan tâm đến đời sống xã hội ”[23;148] Trong 15 năm phát triển, văn học hiện thực phê phán
đã có những đóng góp đáng kể “Nói chung, nó đã lên án và lập hồ sơ về nhiều mặt, một chế độ xã hội tàn nhẫn bất công”[23;148] Việc xây dựng hình tượng người nông dân, cuộc sống nông thôn bế tắc, ngột ngạt trong văn học được các nhà văn đặc biệt quan tâm Trong những năm 1930-1945, cuộc sống của người nông dân hết sức nghèo khổ, cơ cực Đây cũng chính là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học hiện thực phê phán Họ là những người lao động, những người nghèo, những nạn nhân đáng bênh vực như: một anh nông dân
có con thì một đứa chết ở đồn điền cao su, một đi phu mỏ bị xe gòong đè gẫy chân; đó là một người nuôi ngựa cho chủ, ngựa ốm thì được chăm sóc tử tế, còn mình ốm sắp chết thì không có thuốc thang; hay đó là những em bé ăn mày cơm không có ăn, áo không có mặc Có thể nói, cuộc sống ở nông thôn được nói đến nhiều và người nông dân ngày càng được đề cao, trở thành đề tài trung tâm của văn học, phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc Vấn đề nông dân, nông thôn, cuộc sống tăm tối của người nông dân
được đặt ra trong nhiều tác phẩm rất gay gắt như: Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) hay ở giai đoạn sau (1939-1945) có Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao; Sống nhờ của Mạnh
Trang 19Phú Tư Trong đó Nam Cao với các tác phẩm như: Lão Hạc, Một bữa no,
Một đám cưới, Điếu văn, Nghèo từ ngày mẹ chết, Trẻ con không được ăn thịt chó, Trẻ con không biết đói, Dì Hảo, Đòn chồng, Đôi móng giò, Tư cách mõ, Chí Phèo “đã chứng tỏ là một cây bút xuất sắc của nông
thôn”[23;62] Nhận xét về nỗi thống khổ của phận người trong những sáng tác
văn học này, nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Khi Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan ra đời tôi biết
chắc ít ai nghĩ rằng thân phận người nông dân dưới ách chế độ phong kiến thực dân lại có thể có một nỗi khổ nào hơn nỗi khổ của chị Dậu và anh Pha
Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao
thì người ta mới nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ cho những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân khốn cùng ở một nước thuộc địa” Văn học Việt Nam vốn có truyền thống nhân đạo Tiếp thu truyền thống đó, nhiều tác phẩm hiện thực phê phán chan chứa một lòng xót thương đối với những kẻ khốn cùng Các nhà văn hiện thực đã phản ánh được cuộc sống nghèo khổ của người nông dân và bước đầu lí giải được vì sao họ rơi vào đói nghèo, tối tắm
như vậy Ở tác phẩm Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) là vấn đề tước
đoạt ruộng đất và đẩy người nông dân rơi vào cảnh tù tội Đó là anh Pha - nhân vật chính, một người hiền lãnh đã bị bọn địa chủ, cường hào quan lại đẩy đến bước đường phá sản, “bước đường cùng”: nhà phải bán, ruộng phải cầm, gánh hàng của vợ phải sang tay người khác, gia tài khánh kiệt, vợ chết,
con chết Bản thân anh bị đánh chửi, cùm kẹp Hay ở Tắt đèn, Ngô Tất Tố lại
lí giải vấn đề sưu thuế là nguyên nhân đẩy người nông dân vào bóng đêm cơ cực Tác phẩm đưa ta vào một hoàn cảnh náo động, cảng thẳng nhất ở làng Đông Xá trong vụ thuế: cổng làng đóng chặt, việc đồng áng bị đình đốn, dân làng bị dồn lại, bọn cường hào bắt đầu đốc thuế bằng gậy gộc, gông cùm, người nông dân đầu óc căng thẳng hoặc chạy ngược chạy xuôi vay nợ, cầm
cố hoặc kêu khóc thảm thiết Sau lũy tre làng, làng Đông Xá êm đềm lặng lẽ bỗng trở thành một bãi chiến trường Chọn vào một thời khắc bất bình thường, Ngô Tất Tố đã nói lên được cái bình thường phổ biến nhất ở nông thôn với mức độ tập trung nhất, điển hình nhất Thuế má là một thứ tai họa
Trang 20khủng khiếp của nông dân trước cách mạng Trong mối tai họa đó, tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân, thứ thuế hết sức dã man của chế độ thực dân phong kiến Và trong rất nhiều những nạn nhân của nó, tác giả muốn người đọc chú ý đến Chị Dậu Vì thuế, chồng chị bị đánh, chị phải bán con, bán chó, suýt bị hãm hiếp Chị Dậu cứ bị đẩy mãi vào “hết nạn nọ đến nạn kia” không thoát được “khốn nạn cái thân đàn bà như nó, thật là khổ sở đủ đường” Phản ánh một khía cạnh khác trong nỗi khổ trăm đường của người nông dân, tác
phẩm Vỡ đê lại là chuyện những người nông dân bị đủ mọi thứ tai trời, ách
đất, lại còn phải đem sức ra giữ đê điều bảo vệ hàng nghìn mẫu ruộng của
những tên địa chủ phưỡn bụng Cùng với đó, những tác phẩm như Con trâu,
Chồng con (Trần Tiêu), Làm lẽ, Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), là chuyện về
chuỗi ngày nhọc nhằn, tủi nhục mà những người lao động ở nông thôn kéo lê thê vô vọng trong gia đình và ngoài xã hội
Trong tác phẩm của nhà văn hiện thực phê phán, nông dân đã trở thành hình tượng nhân vật trung tâm Các nhà văn đã làm rõ được phẩm chất tốt đẹp
của người nông dân lao động Ở Tắt đèn, chính trong hoàn cảnh khổ cực,
cùng đường nhất, Ngô Tất Tố đã cho ta thấy rõ những đức tính đẹp đẽ của chị Dậu như tấm lòng yêu thương chồng con tha thiết, một người phụ nữ đảm đang tháo vát, một người thông minh sắc sảo và tiềm tàng một phẩm chất ngoan cường Có thể thấy, trong dòng văn học hiện thực trước cách mạng không một nhà văn nào hiểu biết sâu sắc và biết trân trọng người nông dân lao động như Ngô Tất Tố Ông không những đã thấu được nỗi đau khôn cùng của
họ mà còn phát hiện ra ở những con người gọi là bé nhỏ, “tầm thường” ấy những tình cảm đẹp đẽ, thắm thiết, những tâm hồn cao thượng đáng kính, những bản lĩnh kiên cường, bất khuất Khác với Ngô Tất Tố, Nam Cao trong
tác phẩm Chí Phèo lại xây dựng thành công điển hình cho người nông dân bị
tha hóa mất nhân hình, nhân tính, bị từ chối quyền làm người
Có thể thấy, các nhà văn hiện thực đã khắc họa những bức tranh sinh hoạt, những con người đang hoạt động khá sắc sảo, bằng khối óc quan sát tinh tường, ngòi bút của nhà văn đã đạt tới chỗ truyền được cả “không khí” của đời sống nông thôn vào trong tác phẩm của mình Thành công của việc xây
Trang 21dựng hình tượng người nông dân trong những tác phẩm viết về nông thôn là thành công của quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, của những nhà văn phải hoạt động, phải xông pha, phải lăn lộn Thành công này là thành công của chủ nghĩa hiện thực phê phán luôn trung thành với sự thực, dũng cảm khoét sâu vào những mâu thuẫn xã hội, phê phán không thương xót những kẻ áp bức, bóc lột nhân dân trên tinh thần nhân đạo thiết tha đối với những người lao động nghèo khổ Những tác phẩm này không chỉ sắc sảo, mới lạ, ám ảnh bởi tính vấn đề của chúng mà những điển hình như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo…đã làm lu mờ khá nhiều hình tượng nông dân khác trong văn học thời
kì này
Như vậy, thời kì 1932-1945, văn xuôi viết về nông thôn phát triển một cách rầm rộ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt văn đàn công khai, trở thành một hiện tượng văn học được nhiều người quan tâm Những sáng tác của các tác giả văn học viết về nông thôn phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống đương thời, đi sâu vào nhiều chủ đề chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng của mọi thời đại
1.1.2.Vài nét về văn xuôi Việt Nam viết về nông thôn thời kì 1945-1975
Cách mạng Tháng 8 thành công, lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu bước sang một trang mới Sức sống của cuộc cách mạng từ năm 1945 như một cơn gió lớn thổi sáng mát trên gương mặt đất nước, trên gương mặt con người để làm bừng dậy một sinh khí mới mẻ, vui tươi Đời sống nông thôn Việt Nam
đã có nhiều thay đổi lớn lao Cuộc sống cách mạng ấy đã “giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng cho văn học thoát khỏi những trói buộc của quan niệm nghệ thuật cũ”[17;10]
Từ năm 1945-1954, văn học Việt Nam có sự chuyển mình lớn lao Các
nhà văn viết về nhiều thể tài như: ca ngợi đất nước giải phóng, ca ngợi lãnh
tụ, ca ngợi cuộc sống mới, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, trong đó đề tài về nông thôn vẫn được coi là điểm nhấn quan trọng trong hành trình phát triển và hoàn thiện nền văn học nước nhà Tuy nhiên có điều đặc biệt là văn xuôi viết nông thôn thời kì này hòa quyện trong văn xuôi viết về kháng chiến: “Nhìn bao quát, ranh giới giữa văn xuôi trực tiếp viết về nông thôn với văn xuôi nói
Trang 22chung trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) không có sự phân biệt rõ rệt Nó hòa quyện vào nhau và được xác định dưới tên chung: văn xuôi kháng chiến”[39;13] Đối tượng miêu tả của văn học là quần chúng nhân dân Vì đại chúng lúc này chủ yếu là nông dân và nông dân là quân chủ lực của cách mạng
Sự phản ánh đời sống, con người nông thôn trong văn xuôi thời kì này được các tác giả sử dụng ở nhiều thể loại như truyện ngắn, kí, phóng sự… Thời kì này, ta có thể kể đến các tác phẩm và tác giả tiêu biểu gắn với đề tài
nông thôn như: Làng (Kim Lân), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Thư nhà (Hồ Phương), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vỡ đất (Hoàng Văn Bổn)….Hình
ảnh người nông dân hiện lên trong các tác phẩm văn xuôi thời kì này là những người cần cù, vượt khó, vượt khổ, nói ít làm nhiều, tuy họ kém văn hóa, còn ngây thơ, khờ khạo nhưng rất nhạy cảm với cách mạng, hăng hái tham gia cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng và lãnh tụ
Từ năm 1954-1975: năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
bằng kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và đi vào xây dựng xã hội chủ nghĩa Từ đồng bằng đến miền núi, từ núi rừng đến hải đảo xa xôi, đất nước bừng lên một sức sống mới với sắc màu lung linh của hình sông thế núi, rực rỡ về văn hóa, ấm áp về tình người Sau 1954 - trong thời kì cải cách ruộng đất, nông thôn bước vào các tác phẩm văn học với một diện mạo khác với các tác phẩm nổi bật như: tập
truyện ngắn Nông dân với địa chủ của Nguyễn Công Hoan, tiểu thuyết Bếp
đỏ lửa (Nguyễn Văn Bổng), hay tập truyện ngắn Ông lão hàng xóm (Kim
Lân)….Cùng với văn xuôi viết về nông thôn trong cải cách ruộng đất, ở phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, văn xuôi về đề tài nông thôn tập trung vào việc miêu tả sự lựa chọn giữa hai con đường ra hay vào hợp tác trong thời kì đầu của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, rồi tiến đến là chủ đề con người mới trong thời kì cải tiến quản lý hợp tác xã và xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Hay đó là những tác phẩm mang âm điệu sử thi khi viết về nông thôn trong chiến tranh
chống Mỹ như: Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm ( Đào Vũ), Cái hom giỏ, Vợ
Trang 23chồng ông lão chăn vịt (Vũ Thị Thường), Vụ mùa chưa gặt (Nguyễn Kiên), Bão biển (Chu Văn), Đất làng (Nguyễn Thị Ngọc Tú), Hãy đi xa hơn nữa, Mùa lạc (Nguyễn Khải), Cửa song (Nguyễn Minh Châu)…Bên cạnh đó, số
đông những tác phẩm văn xuôi viết về nông thôn trong văn học giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ đã để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng
người đọc như: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng U Minh (Trần Hiếu Minh), Hòn đất (Anh Đức)…
Tóm lại, giai đoạn 1945 đến 1975, văn xuôi viết về nông thôn đã có ít nhiều thay đổi diện mạo, chuẩn mực để thích ứng với đặc điểm của thời đại Trong giai đoạn này, các nhà văn viết về nông thôn đã nói một cách thấm thía
về niềm vui trong hạnh phúc Vẻ đẹp của con người mới toàn tâm toàn ý phục
vụ lợi ích chung của phong trào cách mạng, những ước mơ đẹp đẽ của nông thôn mới đi vào lề lối làm ăn tập thể đã trở thành hình tượng có sức hấp dẫn
Đó là kiểu con người đứng mũi chịu sào, kiểu người vừa suy nghĩ vừa hành động táo bạo, nhiều khó khăn thử thách, nhưng rồi thấy rõ đường đi tới cách mạng giản dị mà cũng chân lí biết bao! Có thể thấy, ở địa hạt văn xuôi viết về nông thôn, các nhà văn đã phần nào phản ánh được một góc của cuộc sống cách mạng, xã hội Viêt Nam trong 30 năm chứa đầy những điều thần kì!
1.2 Nông thôn trong truyện ngắn thời kì đổi mới
1.2.1.Một cái nhìn chung về truyện ngắn thời kì đổi mới
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ thắng lợi bằng kết thúc chiến dịch Chiến dịch Hồ Chí Minh, non sông thu về một mối Cuộc sống đất nước có nhiều thay đổi Theo đó văn học nghệ thuật có những đổi thay để phù hợp với
xu thế thời đại
Từ năm 1975- 1985: Số lượng tạp chí và tác phẩm văn học xuất hiện
nhiều, trong đó nổi bật là sự phát triển mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn Ví như, chỉ tính trong 10 năm (từ 1975 đến 1985), truyện ngắn phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng Qua “hai cuộc thi của tuần báo Văn nghệ,
Ban chấm giải nhận được 2901 truyện dự thi, đã in báo 203 truyện”[38;200]
Đó là về số lượng, còn về chất lượng, qua hai cuộc thi của tuần Báo Văn nghệ, ta thấy xuất hiện nhiều truyện ngắn hoàn mĩ cả về nội dung lẫn hình
Trang 24thức Chúng ta đã chọn được khá nhiều tinh hoa: Hai người trở lại trung
đoàn, Tâm tưởng, Lời cuối trong kịch bản, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Bức tranh, Đoàn kết, Nắng… Cùng với đó, đội ngũ nhà
văn trưởng thành nhanh chóng Bên cạnh những nhà văn lão thành như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Kiên….vẫn chưa ngừng sáng tác là sự xuất hiện của thế hệ nhà văn trẻ với trình độ được nâng cao như: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương, ….Cùng với các nhà văn lão thành nhưng vẫn đang sung sức, lớp nhà văn trẻ tuy không có nhiều trải nghiệm như lớp đàn anh, nhưng cũng được thực tế rèn luyện và cũng có những thể nghiệm ít nhiều trong những năm động loạn Họ nhanh nhạy trong việc tiếp thu những cái mới nên tác phẩm có nhiều tìm tòi, đột phá, mới mẻ đã làm nên những sắc màu quyến rũ ở thể loại truyện ngắn của nước nhà Bước vào thời đại mới, văn học tiếp thu học hỏi nhiều cái mới, các nhà văn được tự do sáng tác, họ hướng ngòi bút của mình đến nhiều đề tài Các nhà văn đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật: “Nhà văn có thể viết tất cả mọi chuyện: nỗi cô đơn, sự đau khổ về thể xác và tinh thần của con người, niềm vui và sự đắng cay của cuộc đời, sự trung thành và sự phản bội quay quắt…Truyện ngắn đã nhìn sâu hơn vào cảnh ngộ và số phận con người…Ở một góc độ khác lại bộc lộ nhiều triết lí nhân sinh”[38;202] Cùng với thể tài đa dạng, phong phú, đây cũng là thời kì văn học bắt đầu nở rộ, đa dạng về trường phái và phương pháp nghệ thuật như: thủ pháp dòng ý thức, huyền ảo…
Từ sau năm 1986 đến nay: từ sau năm 1986, đời sống xã hội Việt Nam
có nhiều thay đổi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã thổi vào nền văn nghệ nước nhà một luồng gió mới “thay đổi sâu sắc tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ …các văn nghệ sĩ khi xóa bỏ được “nỗi sợ hãi treo lơ lửng” đâu đó trên đầu, đã bản lĩnh hơn trong chiếm lĩnh hiện thực bằng nghệ thuật, đa dạng hơn trong biểu hiện và tự biểu hiện con người tác giả - chủ thể thẩm mỹ…trong tác phẩm”[32;229] Thực tế đó đã khiến văn học nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng có nhiều chuyển biến mới: Văn học Việt Nam hiện đại đã chuyển sang một hệ hình tư duy nghệ thuật khác Đó là
Trang 25từ mô hình văn học sử thi hiện đại với những chuẩn mực mang tính quy phạm của nó chuyển sang mô hình văn học phi sử thi với sự phong phú đa dạng và
xu thế phá vỡ mọi quy phạm trước đó Truyện ngắn không nằm ngoài quy luật
ấy Tiếp tục những thành công của mùa đầu sau giải phóng, truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay thực sự gặt hái được nhiều thành công không chỉ ở số lượng mà cả chất lượng Mật độ cuộc thi từ năm 1985 đến 2000 tăng lên
nhiều Theo thống kê “chỉ có ba cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức có
gần 700 truyện ngắn dự thi Nếu tính cả truyện ngắn đăng trên báo, tạp chí trong năm con số sẽ lên hàng vạn”[2;98] Hay “cuộc thi truyện ngắn 2001-
2002 do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức có gần 2000 tác phẩm dự thi bằng
số lượng truyện ngắn bốn năm 1978-1979, 1983-1984”[8;90] Số liệu trên cho thấy, mỗi lần mỗi cuộc thi được tổ chức là mỗi lần ta phát hiện những tài năng
từ cuộc sống lao động sản xuất nảy sinh Đó cũng là dịp để ta thêm tin tưởng: truyện ngắn Việt Nam đi lên vừa rộng, vừa sâu để tạo thế đi vững chắc trong hành trình mới Không chỉ đạt thành tựu rực rỡ về số lượng và chất lượng, đây cũng là thời kì xuất hiện nhiều phong cách truyện ngắn tài hoa như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Thiều, Y Ban, Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Từ Nguyên Tĩnh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần… Trong số những nhà văn nói trên, Nguyễn Minh Châu –“người mở đường tinh anh và
tài năng nhất”(Nguyên Ngọc) với các tác phẩm: Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài
xa, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Mùa trái cóc ở miền Nam…và Nguyễn
Huy Thiệp - luồng sinh khí mới trên văn đàn với các tác phẩm: Chút thoáng
Xuân Hương, Huyền thoại phố phường, Tướng về hưu, Không có vua, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê….được coi là hai nhà văn có những đóng góp
to lớn cho sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới Đặc biệt văn học thời kì này đã chứng minh sự lên ngôi của những cây bút nữ viết rất
hay về gia đình và người phụ nữ như: Nguyễn Thị Thu Huệ (Biển ấm, Huyền
thoại), Phan Thị Vàng Anh (Khi người ta trẻ), Võ Thị Hảo (Hành trang của
Trang 26người đàn bà Âu Lạc) Sự xuất hiện của nhiều phong cách tài hoa với cá tính
sáng tạo mạnh mẽ đã đem đến cho văn học thời kì này một diện mạo mới mẻ
và khác biệt
Như đã nói ở trên, không khí của cuộc sống mới đã làm cho tư duy văn học thời kì này có nhiều thay đổi, kèm theo đó văn học buộc lòng phải có những đổi thay trong cảm hứng sáng tác Nhiều vấn đề văn học được xem xét lại một cách nghiêm túc, khách quan và đầy đủ Khảo sát truyện ngắn thời kì này, chúng tôi thấy những đề tài lớn về dân tộc, về con người công dân ở các thời kì trước đó đã nhường chỗ cho những đề tài thế sự, đời tư Nhà văn được sống thực với chính bản thân mình trong cảm xúc, nhận thức, quan niệm, cách giải quyết vấn đề Xu hướng dân chủ trong văn hóa, văn học được đề cao, người cầm bút có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận và miêu tả những vấn đề sống nóng bỏng, có ý nghĩa thời sự và muôn thuở của con người, xã hội Cùng với các tác giả trẻ, truyện ngắn đã mở rộng về biên độ, nội dung phản ánh Các nhà văn hướng ngòi bút của mình vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, đặc biệt là đi sâu vào miêu tả những xung đột và rạn vỡ trong xã hội mới ở các khía cạnh văn hóa, mối quan hệ nhân tình thế thái, quan hệ với gia đình, bạn bè, với quá khứ, với chính mình Thời kì này cũng là thời gian
có sự xuất hiện những tác phẩm gây sốc khi đề cập đến vấn đề về tình dục và
giới tính như Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Đàn chim sẻ bay ngang rừng (Võ Thị Xuân Hà), Người đàn bà đứng trước gương (Y Ban), Một thế giới
không có đàn bà (Bùi Anh Tuấn)…
Cùng với sự nở rộ về nội dung phản ánh, truyện ngắn thời kì này cũng hết sức đa dạng, phong phú trong cách viết và hình thức thể hiện: truyện kì ảo
- Bến trần gian (Lưu Minh Sơn), truyện giả lịch sử, giả cổ tích- Những ngọn
gió Hua Tát (Nguyễn Huy Thiệp), truyện có kết cấu theo lối chương hồi – Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), truyện dòng ý thức – Tiệm may Sài Gòn
(Phạm Thị Hoài)…
Vài nét trình bày trên đây về thành tựu đạt được của truyện ngắn Việt Nam trong thời kì đổi mới thêm một lần nữa ta tự hào khẳng định rằng: trong văn xuôi, truyện ngắn – thể loại “ý nghĩa lớn của những hình thức nhỏ” là thể
Trang 27loại đã khẳng định được vị trí của mình và có những ảnh hưởng sâu sắc đối với trào lưu văn học đổi mới ở nước ta hiện nay
1.2.2.Nông thôn trong truyện ngắn thời kì đổi mới
Bước vào thời kì đổi mới, cuộc sống đô thị đã phần nào được lưu tâm trong văn học nhưng vấn đề nông thôn và số phận của những người nông dân vẫn được văn học đặc biệt coi trọng Trong thời kì đổi mới, văn học nói chung
và truyện ngắn viết về nông thôn nói riêng đã có những chuyển biến cơ bản
Đề tài nông thôn tiếp tục là một vùng đề tài nóng bên cạnh đề tài lịch sử, chiến tranh hay đề tài thành thị Hầu hết những tác phẩm viết về nông thôn luôn gây được sự chú ý của đông đảo dư luận và để lại nhiều dấu ấn đối với bạn đọc Truyện ngắn viết về nông thôn nói ở đây thường là những tác phẩm lấy phong cảnh nông thôn, cuộc sống nông thôn làm đối tượng thẩm mĩ Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời, vì vậy văn hóa nông nghiệp là văn hóa mang tính chủ đạo của nền văn hóa Việt Nam, do đó tình hình nông thôn không những được các nhà chính trị, nhà kinh tế rất coi trọng mà cả giới văn hóa, văn học cũng đặc biệt quan tâm Văn xuôi viết về nông thôn sau đổi mới nói chung và truyện ngắn nói riêng hướng đến nhiều chủ đề “về đời sống xã hội ở nông thôn, phơi bày các vấn đề của đời sống xã hội cả trong quá khứ và hiện tại khám phá trên nhiều bình diện khác nhau về đời sống người nông dân nhất là những vấn đề còn khuất tất… phản ánh những vấn đề của tiến trình xã hội chủ yếu ở nông thôn Nhu cầu nhìn lại, khám phá lại hiện thực nông thôn thời kỳ đã qua vẫn thu hút sự chú ý của các nhà văn”[39;42-43] Chuyển sang thời kì mở cửa, đề tài nông thôn được mở rộng ở nhiều nội dung phản ánh mà bình diện trung tâm là khám phá số phận con người cá nhân trên nhiều góc độ xoay quanh các mối quan hệ: con người cá nhân với dòng họ, làng xóm và con người cá nhân trong quan hệ với chính mình Bên canh đó, vấn đề hiện thực nông thôn thời kì mở cửa cũng là chủ đề được nhiều nhà văn đặc biệt chú ý như: nhiệt tình ca ngợi sự đổi mới ở nông thôn, vạch trần những hậu quả - “tai nạn” mà người nông dân phải gánh chịu trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn, hay vạch trần phê phán ý thức văn hóa phong kiến còn tồn tại nghiêm trọng ở nông thôn Đó là sự lạc hậu, ngu muội của nông dân, sự thiếu
Trang 28ý thức dân chủ ở nông thôn và sự hủ bại, lạm dụng quyền hành của hàng ngũ cán bộ ở nông thôn Đó còn là việc đi sâu vào nguồn gốc văn hóa nông nghiệp
và chủ nghĩa phong kiến, sự cạnh tranh vai vế của các dòng họ trong làng xã
Các sáng tác nổi tiếng viết về đề tài này như, về tiểu thuyết: Mưa mùa hạ (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường),
Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Bến không chồng (Dương Hướng), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Thời xa vắng (Lê Lựu), Dòng sông mía (Đào Thắng), Ba người khác (Tô Hoài ), Lão khổ, Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), Ma làng
(Trịnh Thanh Phong), Dưới chín tầng trời (Dương Hướng), Thời của thánh
thần (Hoàng Minh Tường), Bão đồng (Cao Năm),…Về truyện ngắn, văn học
Việt Nam thời kì này cũng dầy lên và sang trọng hơn với những truyện ngắn nổi bật độc đáo, đặc sắc đánh dấu sự trưởng thành về chất lượng nghệ thuật,
về chủ đề, điển hình như: Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Chảy đi sông ơi, những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê,
Những người thợ xẻ (Nguyễn Huy Thiệp), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy
Anh), Bến trần gian (Lưu Minh Sơn), Nỗi đau dòng họ (Sương Nguyệt Minh), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Mảnh vườn xưa hoang
vắng (1989) của Đỗ Chu; Bi kịch nhỏ (1993) của Lê Minh Khuê, Chuyện làng ngày ấy (2005) của Võ Văn Trực, Trinh tiết xóm Chùa (2005) của Đoàn
Lê, Gió đồng se sắt (2005), Vết thương thành thị (2009) của Đỗ Tiến Thụy,
Người quê (2005), Tết ở bản Dèo (2006), Gió thổi qua rừng (2007) của
Nguyễn Hữu Nhàn,…Các nhà văn với phương châm nhìn thẳng vào sự thật không né tránh sư thật đã tạo nên sự chuyển biến về chất liệu và hướng tiếp cận khi viết về một đề tài không mới Văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng viết về nông thôn ngày càng có xu hướng tìm tòi sáng tạo với những hướng viết mới, nhất là những cách tân trong nghệ thuật Chưa bao giờ văn xuôi viết về nông thôn lại gặt hái được những mùa vàng bội thu đến vậy Khác với giai đoạn trước, những tác phẩm văn học viết về nông thôn ở giai đoạn này đã có sự chuyển biến cơ bản về chủ đề tư tưởng – một sự chuyển biến tất yếu khi đất nước từ thời chiến tranh bước sang thời hòa bình, từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những biến động phức tạp
Trang 29trong đời sống xã hội Cũng vì thế những tác phẩm viết về nông thôn thời kì này có tính thời đại rõ ràng
Có thể thấy, cùng với sự chuyển biến của văn học nói chung, những truyện ngắn viết về nông thôn nói riêng trong thời kì đầy những khó khăn đã quan tâm đến những chủ đề mới để đem đến một luồng sinh khí mới cho văn đàn Các nhà văn bằng tài năng và tấm lòng của mình đã vẽ nên một bức tranh nông thôn thời kì đổi mới quen thuộc mà lạ lẫm, đơn giản mà phức tạp với bao thăng trầm, biến cải
1.3 Nguyễn Huy Thiệp- một hiện tượng văn học thời kì đổi mới
1.3.1.Truyện ngắn trong văn nghiệp Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 29-04-1950, tại Thanh Trì – Hà Nội Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của bề dày và bề sâu nền văn minh lúa nước - văn minh sông Hồng, tình cảm của một vùng đất in dấu đậm nét trong hành trình văn hóa Việt để trở thành môt trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà văn thời kì đổi mới Tuổi thơ của ông gắn bó chặt chẽ với ruộng đồng, bờ bãi làng quê Đồng bằng Bắc bộ Có lẽ kỉ niệm của tuổi thơ ấy đã là một dấu ấn không thể phải mờ trong tâm hồn nhà văn Vì thế, dẫu ở đâu hay bất cứ khi nào ông luôn đau đáu một nỗi niềm “mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”
Tiễn biệt tuổi thơ lấm bùn đất, nhiều khó nhọc, ông bước vào thời trai trẻ cống hiến sức mình để xây dựng Tổ quốc: Năm 1970, ông tốt nghiệp Khoa
Sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và tình nguyện lên Tây Bắc công tác Thời gian sau đó, năm 1980, ông lại chuyển về công tác tại Bộ giáo dục, rồi làm tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ - Cục bản đồ cho đến khi về hưu Bước chân in dấu trên nhiều vùng đất, gặp gỡ nhiều con người đặc biệt là người lao động đã cho ông cái nhìn nhiều chiều hơn về cuộc sống Đây cũng
là chất liệu để ông dệt nên những tác phẩm văn học để đời, làm nên tên tuổi của một cây bút truyện ngắn có hạng, tạo nên một hiện tượng văn học đặc biệt vào cuối thế kỷ XX Tháng 1 năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp đăng chùm
truyện Những chuyện kể bất tận trong thung lũng Hua Tát trên báo Văn
nghệ nhưng dường như đứa con đầu lòng ấy, chưa đủ độ vang, sự quyến rũ
Trang 30Thời gian trôi đi, sáu tháng sau, ông tiếp tục trình làng truyện Tướng về hưu
và đã được bạn đọc đón nhận bằng tình cảm chân thành, nồng nhiệt và ngay lập tức tỏa sáng, gây tiếng vang lớn trên văn đàn Không dừng lại ở đó, thời gian sau, tên ông liên tục xuất hiện trên văn đàn gắn với các tác phẩm mà
người đọc không thể bỏ qua: Muối của rừng(1987), Con gái thủy
thần(1988), Chút thoáng Xuân Hương và sau đó là bộ ba truyện lịch sử: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết(1988) Khác với nhiều người, ông đến với
thành công khi trước đó ông chẳng có một giải thưởng văn học nào, cũng chẳng có ai đỡ đầu, mà mới chỉ có dăm truyện đăng báo Vậy mà ngay sau
khi ông cho in : Tướng về hưu, Không có vua, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm
tiết, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ đặc biệt là sự xuất
hiện của Tướng về hưu đã đánh dấu một bước ngoặt thực sự trên hành trình
sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp Ông đã định danh vững chắc trên văn đàn và
đã trở thành một hiện tượng lạ: “Ngay trong năm 1987 đã xuất hiện hiện tượng văn học mới gây chấn động dư luận Đó là tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp
Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là mới thật, là mới là độc đáo, chỉ mình anh cũng đủ tạo nên một đời sống văn học sôi động kéo dài cả mấy năm trời và còn nóng bỏng đến tận hôm nay”[29;517]
Nguyễn Huy Thiệp hướng ngòi bút của mình đến nhiều chủ đề khác nhau và ở chủ đề nào ông cũng gặt hái cho mình những thành công nhất đinh Với chủ đề lịch sử mà người ta vẫn quen gọi “giả lịch sử”, ông đã đóng một dấu son khó phai trong lòng công chúng yêu văn học với bộ ba tác phẩm:
Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết dù các tác phẩm này còn gây nên những ý
kiến trái chiều, khen chê nhưng nhất loạt đều không thể phủ nhận một tài năng văn chương mới, một tài năng văn học thực sự làm cho văn đàn sôi động hẳn lên Còn ở đề tài “giả cổ tích”, Nguyễn Huy Thiệp cũng có những đóng góp quan trọng Những tác phẩm ở đề tài này phảng phất, lãng đãng không khí của Liêu Trai đã mang đến một hơi thở mới cho văn đàn những năm đổi
mới, điển hình ta phải nói đến như: Những ngọn gió Hua Tát, Trương Chi…
Hay ở đề tài sinh hoạt, với quan điểm “lột trần” sự thực, Nguyễn Huy Thiệp
đã tạo nên những trang văn đầy ám ảnh: Những bài học nông thôn, Con gái
Trang 31thủy thần, Thương nhớ đồng quê, Không khóc ở California, Sống dễ lắm, Chú Hoạt tôi… Với mảng đề tài này, Nguyễn Huy Thiệp đã đi đến tận cùng
của thân phận người và phản ánh sâu sắc bộ mặt đời sống Hiện lên trong các tác phẩm đó, người ta thấy hình ảnh một con người luôn đau đớn, dằn vặt trước nhân tình thế thái
Sau thành công với những truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp gần như vắng bóng trên văn đàn Thời gian sau đó, người ta thấy ông xuất hiện trở lại
và thử sức ở mảnh đất rộng lớn và màu mỡ: Tiểu thuyết Khúc dạo đầu cho
thử nghiệm này của ông là tiểu thuyết Tiểu long nữ(2005) Liền sau đó (năm 2007), Tuổi hai mươi yêu dấu, Gạ tình lấy điểm ra đời Nhưng dường như
những thử nghiệm ở địa hạt mới này đã không mang lại những thành công cho ông Người đọc gần như thất vọng vì những tác phẩm của ông Ngoài
truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp còn viết một số tác phẩm kịch:
Còn lại tình yêu, Gia đình, Tiên tri, Suối nhỏ dịu êm, Mồ nhà văn…
Với những sáng tác đã trình làng, Nguyễn Huy Thiệp được coi là cây viết sung sức Những tác phẩm của ông đã tạo ra một từ trường có sức hấp dẫn riêng nhờ vào chiều sâu tư tưởng và phong cách độc đáo
Không khí thời đại mới đã có những tác động sâu sắc đến tư duy, quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn – “một trong những thể tài văn học cổ nhất, từng được bạn đọc ưa chuộng”[38;435]; là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”[27;370]; là “hình thức ngắn của tự sự” [26;240]; là “một truyện viết ngắn gọn trong đó, cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một gì không bình thường”[38;451]; là cái mà nội dung của nó “bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [27;370] Văn học thời kì này đã xuất hiện nhiều phong cách tài hoa như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Thiều, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư…Trong số những nhà văn được coi là mẫu mực của thể loại này, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như một hiện tượng đáng quan tâm Quả thật, với những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, khi nói đến
Trang 32văn chương thời kì đổi mới người ta không thể không nhắc đến tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp - một tài năng nghệ thuật đáng chú ý Như đã nói, Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng nhiều mặt: truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, kịch
và các bài có tính chất luận chiến văn học…nhưng trước sau Nguyễn Huy Thiệp vẫn được coi là một nhà văn có biệt tài về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khi trước đó nền văn học Việt Nam đã định danh nhiều tên tuổi có hạng về lĩnh vực này với những quan niệm, lối viết đều có những cách tân mới lạ độc đáo như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn,…Chính trong sự thử thách đó, bản lĩnh và tài năng nghệ thuật của ông được phát tiết và gây được sự chú ý đặc biệt của độc giả Nguyễn Huy Thiệp
khẳng định mình trên văn đàn bắt đầu bằng truyện ngắn Tướng về hưu Như con tằm nhả tơ khi được mùa, ông liên tục xuất hiện trên văn đàn với Muối
của rừng, Con gái thủy thần, Chút thoáng Xuân Hương, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết… Không dừng lại ở đó, Nguyễn Huy Thiệp luôn nỗ lực tìm tòi
và đổi mới cách viết Liền những năm sau đó, nhiều truyện ngắn xuất sắc của
Nguyễn Huy Thiệp được tuyển chọn in trong các tập: Truyện ngắn chọn lọc
Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1995; Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2002; Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003…nhà văn vẫn tiếp tục mạch cảm
hứng đã được khơi dòng từ những tác phẩm trước đó Truyện ngắn của ông được bạn đọc mến mộ và được các nhà nghiên cứu đánh giá cao Ngay khi
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên báo Văn nghệ, ông đã trở thành trung tâm
của sự chú ý, gây bão trên văn đàn và trở thành “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” Dường như ở đâu, và bất cứ khi nào người ta cũng bàn tán huyên náo
về truyện ngắn của ông: “các ý kiến khác nhau, trái ngược nhau, đối chọi nhau của các nhà văn, các nhà nghiên cứu phê bình, các độc giả bình thường, của người trong nước, người ngoài nước, soi chiếu tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp dưới nhiều góc độ khác nhau, ở từng khía cạnh khác nhau, có truyện nhiều ý đánh giá đồng quy, có truyện ý khen ý chê cách biệt, chỗ này chỗ kia
có khi lời lẽ nặng nhẹ, bực bội”[29;7] Theo thống kê “từ năm 1987 đến 1989,
đã có đến gần bảy mươi bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hoặc in
Trang 33rải rác trên các báo, tạp chí, sách ” [29;209] Trần Đạo trong bài viết Tướng
về hưu một tác phẩm có tính nghệ thuật đã đánh giá cao về nghệ thuật của
truyện ngắn này, tác giả viết: “Tướng về hưu không chỉ hay ở hình thức (kỹ
thuật dùng chữ, đặt câu, dàn truyện) Hay ở nội dung Nhưng không phải nội dung cốt truyện, nội dung tư tưởng…hay ở nội dung hành văn”[29;42] Còn Nguyễn Thị Hương khi đến với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì lại ấn tượng bởi ngôn ngữ đối thoại mà ông đã dàn dựng trong tác phẩm: “Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy một trong những điểm gây
ấn tượng mạnh là ngôn ngữ đối thoại”[29;52] Đào Duy Hiệp khi đọc Chút
thoáng Xuân Hương đã tâm phục khẩu phục Nguyễn Huy Thiệp ở nghệ thuật
xây dựng điểm nhìn trần thuật: “Cái đẹp muôn thuở đó được xử lí qua nghệ thuật đảo ngược hai tuyến nhân vật và được chiếu ngắm qua cái nhìn độc đáo, hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp đã mở ra một hướng mới cho thể loại truyện ngắn – chân dung sắc sảo, sâu xa nhìn từ góc độ hôm nay”[29;86] Bên cạnh đó, Trần Duy Thanh lại sâu sắc nhận ra bút pháp độc đáo trong nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở chỗ: “Anh không phân tích sự kiện hay đào sâu vào tâm lý, cũng không triết luận dông dài mà lùi lại phía sau, lẳng lặng trình bày các sự việc, lẳng lặng ném ra những câu đối thoại khiến người đọc phải lạnh toát người trước tính cách các nhân vật
…”[29;89] Trong khi đó, đánh giá những đóng góp mới của Nguyễn Huy Thiệp, Greg Lockhart khẳng định chắc chắn rằng: “Tác phẩm anh Thiệp cũng
là đóng góp cho văn học thế giới hiện đại…vì tính chất nhân bản của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp…Nhiều truyện ngắn khác của tác giả đã trình bày những vấn đề lớn của nhân loại”[29;111]…Còn nhiều và rất nhiều những đánh giá về đặc sắc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhưng do hạn chế về khuôn khổ chúng tôi không thể nêu hết Tuy nhiên, với một vài nhận định trên đây, cũng đủ khẳng định Nguyễn Huy Thiệp là cây bút xuất sắc trong thể loại truyện ngắn
Nổi bật trong các truyện ngắn của ông là những khắc khoải khi nghĩ về cuộc sống nông thôn với những vấn đề ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống nông thôn thời hiện đại Những phận người, những kiếp người đặc biệt là
Trang 34những người nông dân nghèo nàn, lam lũ bất hạnh, những con người đói khổ
bị đẩy vào bước đường cùng cực, bị tha hóa về nhân cách, hay đó là sự nhìn nhận lại chân giá trị những vấn đề của quá khứ, lịch sử Có thể thấy với việc cần mẫn cày xới trên lĩnh vực truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống văn học thời kì đổi mới
1.3.2 Nông thôn: đề tài cũ, quan niệm mới trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Việt Ngữ trong chuyến đi thăm Pháp: Vì sao hình ảnh nông thôn Việt Nam được thể hiện đậm nét trong nhiều sáng tác của ông? Nguyễn Huy Thiệp đã nói: “Việt Nam là một nước nông nghiệp, và cái tư tưởng nông dân, tinh thần tình cảm nông dân ấy có mặt trên tất cả mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng Tôi là một nhà văn Việt Nam và cũng giống như lời đề tựa trong một truyện của tôi có nói rằng mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn Thì câu này cũng nói về
số phận, về cuộc đời của bản thân tôi nhưng mà cũng nói tới số phận và cuộc đời của nhiều người dân Việt Nam khác Không phải chỉ là viết văn, mà từ làm kinh tế, chính trị hay là những lĩnh vực khác cũng thế thôi, cái tư tưởng tinh thần nông dân đó nó thấm đậm và thể hiện rất là rõ Và điều đó, nó ảnh hưởng tới tính cách, tới công việc, đến cách xử thế, ứng xử trong cuộc sống,
cả ở trong nước lẫn nước ngoài, cả ở gia đình lẫn trong xã hội…” [44] Những lời trần tình gan ruột trên đây đã cho chúng ta thấy được niềm mến yêu vô bờ của Nguyễn Huy Thiệp khi cầm bút Cùng với sự thành công ở đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp cũng đã gây được ấn tượng đặc biệt khi hướng ngòi bút của mình đến với mảng đề tài sinh hoạt Ở đó, việc tìm về với nông thôn sẽ được nhấn mạnh như là sự lựa chọn cho bút pháp văn học vừa đại chúng vừa bảo lưu cái cổ truyền, vừa đối thoại với cái thời thượng học đòi Ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp hướng đến nhiều số phận ở nhiều vùng quê mà ông đã từng đi qua Dường như, tự sâu thẳm trái tim ông người ta thấy luôn có những dằn vằn nhức nhối về con người nhà quê Ông là người giản dị chân chất không cầu kì, tô vẽ và luôn đau đáu nỗi niềm: mẹ ông là con người của xứ đồng và ông cũng xuất thân từ nông thôn chính hiệu Tư duy ấy, đã hướng
Trang 35ngòi bút ông say đắm với những gì gần gũi với làng quê Lối cảm xúc này đã tạo nên thương hiệu riêng cho ông Để rồi ngay từ những đứa con đầu lòng, người ta đã nhận ra cái chất giọng đặc biệt, cái “gu” thẩm mĩ trên hành trình sáng tạo của ông: ông thiết tha, đau đáu về nông thôn Đó cũng là lí do ông viết nhiều về nông dân Đó là hình ảnh những người nông dân thời hội nhập với nhiều đổi thay không tránh khỏi của đời sống thời kinh tế thị trường Nguyễn Huy Thiệp bày tỏ, ông viết về người nông dân vì họ là hình bóng của
mẹ ông, của ông Phải chăng ông cũng như Phạm Công Trứ đau đớn nhận ra rằng: Người nông dân Việt Nam thiệt thòi nhiều, có lúc họ bị bỏ quên cả trong đời sống lẫn trong nghệ thuật “Ngày xưa có dòng văn học về nông thôn rất rõ Những Anh Thơ, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ… đã có thể tạo nên diện mạo của nông thôn Nhưng hôm nay thì diện mạo nông thôn không còn được
rõ ràng, đẹp và có hồn như vậy nữa Cái hồn quê đã phôi phai đi quá nhiều Tôi nghĩ rằng có nhiều lý do, nhưng cơ bản là tâm thế người cầm bút hôm nay
đã khác đi nhiều rồi Xu thế hội nhập, quá trình đô thị hóa đã xâm chiếm vào ngòi bút nhà văn”[45] Ông đã đến với văn như thế Ông viết nhiều về nông thôn như một sự câu thúc của trái tim để thể hiện sự trân trọng với cuộc đời, với nguồn cội Và như một sự tất yếu để nâng cánh cho những trang văn bay
xa hơn, thấm sâu hơn nơi tâm hồn bạn đọc, ông đã sử dụng thật đắc địa thể loại truyện ngắn- “một hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất”(Theo A Tônxtôi) Một thể loại đã được nhiều nhà văn sử dụng trước đó để viết về nông thôn Tuy nhiên ông đã có sự bứt phá đáng chú ý
Khảo sát những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt là truyện ngắn, chúng ta dễ nhận thấy, ông đã viết về nông thôn với tất những niềm yêu mến,
sự hiểu biết đến tận chân tơ kẽ tóc về cái nơi mình sinh ra ấy bằng chính sự trải nghiệm nhiều đớn đau của mình
Nông thôn hiện lên trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là hình ảnh của một nông thôn cực nhọc, bần hàn đến ti tiện, là một thứ nông thôn đang triền miên trong những hủ tục với những con người nghèo đói cả vật
chất lẫn tinh thần như Thắm trong Chảy đi sông ơi, gia đình bà Lâm trong
Bài học nông thôn… Họ thường rơi vào trạng thái trống rỗng đến cực độ như
Trang 36Nhâm trong Thương nhớ đồng quê… Họ thật đáng thương dưới cách nhìn,
cách cảm của ông!
Bên cạnh việc khắc họa một nông thôn với cái nhìn hoài nghi, đôi khi chúng ta cũng thấy ánh lên trên những trang văn của Nguyễn Huy Thiệp những ánh sáng lấp lánh của lòng nhân và đức tin, của những khát vọng được
giải thoát mà ông gửi gắm trong nhân vật của mình như Chương trong Con
gái thủy thần, Nhâm trong Thương nhớ đồng quê …Và có lẽ, khi hầu hết
không mấy mặn mà “gắn bó với nông thôn nữa….những tác phẩm viết về nông thôn sẽ hiếm và nhà văn sẽ bị hổng- hổng ghê gớm về cội nguồn của mình”(chia sẻ của nhà văn Ngô Ngọc Bội), thì Nguyễn Huy Thiệp cho đến nay vẫn là một trong những người hay viết và viết hay về nông thôn của văn học Việt Nam đương đại
Trang 37CHƯƠNG 2 ĐỜI SỐNG NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY
THIỆP: NHỮNG XUNG ĐỘT VÀ RẠN VỠ VĂN HÓA
“Viết truyện về nông thôn là viết về văn hóa Việt Nam Nông thôn là cái nôi của văn hóa Việt Nam” (Nguyễn Hữu Nhàn)
2.1 Chất thơ và vẻ đẹp của nông thôn
Về với nông thôn, về với cội nguồn sinh dưỡng, Nguyễn Huy Thiệp không đi vào khai thác, thể hiện những hình ảnh kì vĩ, hoành tráng ông tìm đến với những vẻ đẹp thanh nhã, cao quí trong không gian quê bình dị, gần gũi đậm chất thơ Cảnh sắc làng quê trong truyện ngắn viết về nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp hiện lên với nhiều hình ảnh mang những đặc trưng riêng, mang cảm xúc, tâm hồn quê mùa của nhà văn Ở đó chất thơ và vẻ đẹp của nông thôn đều toát lên từ những cảnh vật của nông thôn Việt Nam trong sáng không vẩn đục Một không gian thanh bình yên ả Khảo sát chất thơ và vẻ đẹp trong truyện ngắn viết về nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta có thể nhận thấy, ông
có một hồn văn tiềm tàng, dễ ăn nhập với những gì đơn sơ, bình dị Quan điểm mĩ học, cảm hứng chủ đạo bao trùm toàn bộ thế giới nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp là hướng tới cái đơn sơ để tìm cái bất diệt, tìm cái lớn lao trong những điều bình dị
Chất thơ và vẻ đẹp nông thôn hiện lên trước hết trong bức tranh quê bình yên, thân thuộc là dòng sông quê Là một người yêu quê, gắn bó sâu nặng với cuộc sống nhọc nhằn, lam lũ của người dân quê máu thịt, vì vậy trong tâm cảm Nguyễn Huy Thiệp, ý thức trở về với cội nguồn lúc nào cũng dạt dào như nước triều dâng Phải chăng hình ảnh dòng sông quê cứ trở đi trở lại trong sáng tác của ông là một cách để ông giải tỏa nỗi niềm yêu quê của mình Sông quê là cảnh sắc thiên nhiên thường thấy trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.Vẻ đẹp dịu dàng, nhiều màu của dòng sông quê ấy đã thôi miên trái tim nhà văn, đã không ít lần làm xao động tâm hồn đa cảm của Nguyễn Huy Thiệp Sông quê hiện lên trong những trang văn của ông vô cùng sinh động như mang tâm sự, nỗi niềm của con người trước cuộc sống Này đây là khung cảnh thiên nhiên bên bến sông đẹp một cách lạ thường “ở
Trang 38phía doi cát bên sông, vầng trăng lưỡi liềm tỏa ánh sáng xanh mờ ảo Gió thổi mơn man Có con chim gì như ăn đêm bay qua kêu rất thống thiết Mặt sông như rộng hẳn ra chẳng có bến bờ gì cả Phía đằng cây gạo, những tia sáng hồng của buổi ban mai bắt đầu le lói… Buổi sáng hôm ấy trời đẹp tuyệt vời Mùa đông thường có những ngày nắng ấm tương tự như thế này: mặt trời hào phóng trải trên mặt đất tất cả hào quang rực rỡ của mình Trên trời xanh ngắt, một làn gió thổi làm những hạt cát trên thuyền xoáy thành lốc nhỏ.”[43;12-14] Say mê với đồng quê, Nguyễn Huy Thiệp thích thú khi tìm về với sông quê Đó như khoảng lặng của tâm hồn, con người được quên đi những vật vã trong cái xô bồ của đời sống để đắm mình vào thiên nhiên - một miền thiên nhiên bình dị mà đẹp đẽ : “Sương mù giăng giăng trên mặt sông Khi nắng lên, sương tan ra, sương tan ra rồi bay lên như khói, như mây Mặt sông lộ rõ, ngái ngủ và thẹn thùng Sóng vỗ bờ, đẩy xác những con phù du, những con vờ đến tận chân tôi”[43;135] Nguyễn Huy Thiệp đã yêu dòng sông quê bằng tấm lòng tha thiết của một người con nặng lòng với nơi chôn rau cắt rốn của mình
Nó là một phần không thể thiếu làm nên vẻ đẹp yên bình, thanh sạch của cuộc sống sau lũy tre làng trong bức tranh thiên nhiên ở mỗi sáng tác của ông
Nhớ về quê hương, trong miền tâm cảm của Nguyễn Huy Thiệp, hình ảnh cánh đồng quê hiện lên ở cái đẹp của sự thanh bình, nên thơ nhưng đâu
đó nó nhuốm màu của những vất vả, nhọc nhằn: “Cánh đồng đã gặt hết, còn trơ gốc rạ Phía chân trời, mây cuồn cuộn rực hồng một màu lửa Mặt ruộng nứt nẻ Cả cánh đồng hực lên mùi hương đất nồng nàn” [43;189]
Không chỉ gắn bó và miêu tả được “thần hồn” của vùng quê mình sinh
ra, Nguyễn Huy Thiệp cũng “để tình trang trải” trên mỗi vùng quê ở xứ “nước non ngàn dặm” này Đặt chân lên mọi miền Tổ quốc, Nguyễn Huy Thiệp đều yêu tha thiết những vùng đất mình đã đi qua Ông đã phát hiện những vẻ đẹp lung linh, sống động ngay trong những cái giản dị, đời thường nhất: “Hai bên bạt ngàn là ngô và bông Những dãy núi đá vôi trập trùng cao ngất Chúng tôi
đi men ở dưới chân núi, vừa nhỏ bé, vừa cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng Này hoa ban, một nghìn năm trước mày có trắng thế
Trang 39không?”[43;153] Qua cách miêu tả này, cảnh thiên nhiên nơi miền núi Tây Bắc hiện lên thật đẹp đẽ và gần gũi!
Có thể thấy chất thơ và vẻ đẹp nông thôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang một vẻ đẹp rất riêng, không trộn lẫn Hình ảnh của cảnh sắc thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đâu có gì xa lạ Nó mộc mạc quá đỗi Nhưng nhiều khi đọc đến và cảm nhận, ta như nhận ra bao điều thú vị, mà từ lâu đã lãng quên Sự hiện diện của thiên nhiên trong văn ông phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường, thiên nhiên cũng như vai trò của thiên nhiên trong tư duy nghệ thuật, trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Sự hiện diện này không chỉ thể hiện lòng mến yêu quê hương đất nước, yêu nét văn hóa đặc trưng từng vùng miền của tác giả,
mà thông qua đó, thiên nhiên còn là phương tiện diễn tả tình cảm, thể hiện triết lý, quan niệm của con người về thế giới và cuộc sống Tất cả những cảnh sắc thiên nhiên trong văn Nguyễn Huy Thiệp đều bình dị, đơn sơ mà người khác có thể vô tình thoáng qua còn Nguyễn Huy Thiệp thì dừng lại ám ảnh, day dứt trăn trở Với ông, đó là hương của đất đai làng mạc, là tất cả vẻ đẹp
thiêng liêng mang linh hồn quê hương ẩn tàng bất diệt
2.2 Một đời sống nông thôn nhếch nhác, xuống cấp trầm trọng về văn hóa
2.2.1 Cảnh sinh hoạt đời thường của con người lao động chân lấm tay bùn
Đó là một phần hiện thực phồn tạp đầy ám ảnh ở làng quê mà Nguyễn Huy Thiệp vẽ lên trong bức tranh về nông thôn nhiều màu ở mỗi truyện ngắn của mình Trong quá khứ, văn xuối viết nông thôn được coi như mảnh đất màu mỡ để các nhà văn yên tâm thâm canh Làm nên thành công của những tác phẩm này là việc các tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh những nông
dân điển hình, những hoàn cảnh nông thôn điển hình như Chí Phèo của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố…Đến thời kỳ đổi mới, đề tài nông thôn lại
được hâm nóng trên văn đàn với tên tuổi của các tác giả như Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư…Và đặc biệt chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Huy Thiệp - người
đã gây bão trên văn đàn những năm cuối thế kỷ XX
Trang 40Viết về đề tài không còn quá xa lạ, nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên một làn gió mới khi đề cập đến những vấn đề đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở nông thôn Việt Nam đang trong cơn trở dạ của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Nguyễn Huy Thiệp không chọn cho mình cách xây dựng những nhân vật điển hình, hoàn cảnh điển hình kiểu như Chị Dậu trong
Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao) hay Lão Khúng trong Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu… nhưng những truyện ngắn viết về đời sống
nông thôn của ông vẫn đầy ma lực làm mê hoặc người đọc Ở đó, chúng ta nhận thấy niềm nhức nhối của ông khi viết về một hiện thực khắc nghiệt trong đời sống của nông thôn Việt Nam Đó là một nông thôn với những dư chấn của một thời quá vãng Một nông thôn hiện hình sinh động với những bức bách và nhức nhối Ở đó, văn hóa bị quăng quật tả tơi và có nguy cơ bị triệt tiêu hoàn toàn, con người đang bị tha hóa bởi áp lực của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa trong thời đại mới
Với “nhãn quan hiện thực phồn tạp, phi tầng bậc, phi trung tâm hóa”[9;29], Nguyễn Huy Thiệp đã tái hiện sinh động trong tác phẩm của mình một nông thôn với sự hội tụ đầy đủ của những cái xấu xa, bỉ ổi, vô sỉ bên cạnh những nét đẹp thanh nhã vốn có đằng sau lũy tre làng Ông không kiệm lời và
né tranh khi viết về những sự thực không thể thực hơn mà nhiều người vẫn coi là vấn đề nhạy cảm và né tránh Vì hiện thực với ông, nó phải là “Hiện thực tự cảm thấy”[7;156] Cũng như bao nhà văn khác, ông coi văn học là phương tiện phản ánh cuộc sống và “cũng là cuộc sống nữa”[40;93] Trong
đó, nó bao chứa “Hiện thực có đòi hỏi… hiện thực, nghĩa là phải đúng tinh thần mà nó vốn có”[40;246] Với ông, cái thực ấy phải là “thước đo của độ bản lĩnh, là độ chân thành của nhà văn và độc giả Nó đối lập với giả dối, cao đạo, lọc lừa”[43;428] Bởi mục đích cuối cùng là “thức tỉnh ý thức hướng về chân lý”[40;33] Nếu như các nhà văn hiện thực trước đây với yêu cầu phản ánh đời sống một cách chân thực đã tạo nên thứ hiện thực tác phẩm như thật, đáng tin thì Nguyễn Huy Thiệp tạo nên thứ hiên thực tác phẩm đáng ngờ bằng cách bình thường hóa những cái gì cao siêu và dị thường hóa những cái bình thường Nhưng đó không phải là cách bóp méo sự thật mà để đối thoại, chất