1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Kỹ năng morse SemaphoreGiải mật thư.

20 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Tài liệu tổng hợp tất cả các kĩ năng giúp người đọc có thể sử dụng trong việc giải mật thư morse trong các hoạt động ngoại khóa. Morse như một ngôn ngữ riêng trong giao tiếp mật thư được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nếu biết cách sử dụng ngôn ngữ này bạn sẽ có lợi thế rất lớn trong các hoạt động ngoại khóa, giao lưu trong tập thể.

Trang 1

Kỹ năng Morse - Semaphore- mật thư-Dấu

đi đường

LỊCH SỬ TRUYỀN TIN

Tại sao chúng ta phải học truyền tin? Truyền tin là một trong những kỹ năng giúp ích chúng ta rất nhiều trong sinh hoạt kỹ năng Nói đến việc học nó thì không phải một sớm một chiều là có thể thành công ngay mà nó đòi hỏi chúng ta phải cần cù siêng năng

Thật thú vị biết bao khi ta có thể dùng môn này để nói chuyện với bạn mình bên kia đường mà người khác không hiểu được nội dung Truyền tin liên lạc có giá trị rất lớn trong trường hợp liên lạc giữa bạn bè với nhau trong miền hoang vu, hoặc ở hai bờ sông lớn, hay địa hình hiểm trở và thông tin cứu hộ Vậy thì ta thử quan tâm xem lịch sử truyền tin được phát triển như thế nào?

Từ thời thượng cổ, loài người đã biết dùng những tiếng hú, tiếng kêu riêng để gọi nhau mà chỉ người cùng bộ tộc mới biết được Rồi đến những thông tin đầu tiên là những hình vẽ trên da thú hay trên những vách hang động mà chúng ta biết được qua báo đài

Thời Hy Lạp cổ, trong cuộc chiến ở làng Marathon có một chiến binh đã dũng cảm băng rừng lội suối, bất chấp mọi gian khổ để chạy về báo tin thắng trận, vì quá kiệt sức với đoạn đường tương đương 42,195 km, anh ta về thành Athene chỉ kịp nói được hai chữ “Chiến thắng” thì tắt thở Đó được xem như là chiến công vẻ vang nhất của ngành truyền tin thời bấy giờ Sau này để ghi nhớ chiến công này người ta đã tổ chức cuộc thi chạy việt dã cùng với cự ly như vậy

Lần lượt theo nhu cầu mà con người nghĩ ra cách truyền tin nhanh chóng và xa hơn Các bộ lạc da đỏ Châu Mỹ có cách liên lạc với nhau bằng khói, cũng như người thổ dân Phi Châu dùng nhịp trống ngắn và dài để báo tin

Ngoài ra người ta còn sử dụng ngựa và bồ câu liên lạc Ngay từ cuối thế kỷ XII, Thành Cát Tư Hãn có một đội quân liên lạc bằng kỵ binh mang tên “Mã Khoái”, đã góp phần lớn vào chiến thắng của quân Mông Cổ lúc bấy giờ Vào thời kỳ này hệ thống giao thông liên lạc hết sức khó khăn nhưng Thành Cát Tư Hãn đã tổ chức một hệ thống trạm dọc theo các trục lô chính, sử dụng các kỵ sĩ cởi thiên lý mã suốt đêm ngày, đảm bảo liên lạc xuyên suốt mà các đế quốc khác chưa thực hiện được Cũng với hình thức tương tự mà mãi sau này ở miền viễn Tây nước Mỹ người ta mới thành lập một công ty mang tên “Ngựa con tốc hành” để chuyển tải thư tín bằng người từ bang Sacramanto đến bang St.Joseph trong vòng 10 ngày đó là kỷ lục truyền tin lúc bấy giờ Ở Việt Nam, Trần Nguyên Hãn trong thời kỳ chống giặc Minh đã sử dụng bồ câu liên lạc góp phần vào chiến thắng chống ngoại xâm của dân ta

Tại Anh, tướng Jonh Smith là người đầu tiên phát minh lối dùng lửa truyền tin trong quân đội Năm 1792 chính phủ Pháp có thể chuyển những thông điệp đi khắp Châu Âu với vận tốc 1.500 dặm một giờ Từ Pari, hoàng đế Pháp có thể truyền các chỉ dụ đến các vị tướng của ông bên bờ sông Rhine cách đó 150 dặm trong vòng 6 phút! Bằng cách nào? Đó là hệ thống tín hiệu do Claude Chappe phát minh năm 1792 Người ta xây dựng những tháp cao khắp nước Pháp và Châu Âu, mỗi tháp mang trên đỉnh hai cây cờ khổng lồ mà các tháp kia có thể nhìn thấy qua kính viễn vọng từ khoảng cách 10 dặm Người điểu khiển hai ngọn cờ đánh vần từng chữ cái trong thông điệp bằng cách giương cờ ở những vị trí khác nhau Ngọn tháp cao được gọi là Semaphore Đến nay, cột tín hiệu và các mã Semaphore vẫn còn được sử dụng trong hải quân và lục quân của nhiều nước trên thế giới

Những phương tiện thông tin trên dù sao cũng xem là chậm và đôi khi còn sai lạc, nếu gặp luồn gió mạnh thổi ngược chiều, những ngày trời xấu, mưa, bão Do đó để theo kịp tốc độ phát triển về mọi mặt của đời sống con người, ngày càng có những phát minh làm cho việc truyền tin hiệu quả hơn Trong đó cùng với máy phát điện, tín hiệu Morse đã ra đời tạo một bước ngoặc lớn cho lịch sử truyền tin của con người

Samuel Morse sinh năm 1791, mất năm 1872 Ông là một nghệ sĩ vẽ chân dung và là người sáng lập Hàn lâm viện Nghệ Thuật Quốc Gia Hoa Kỳ năm 1825 Sau khi Edison phát minh ra máy phát điện Vào năm 1837, ông đã phát minh ra ám hiệu truyền tin dựa trên đặc tính khi ta ngắt mở dòng điện sẽ gây nên tín hiệu (tích, te) thể hiện trên cuộn giấy đang chạy Ám hiệu này phổ biến năn 1844 và được thay thế bằng biểu tín hiệu mang tên ông Càng ngày tín hiệu Morse càng phát triển và vào năm 1902 ông Maconi truyền tín hiệu Morse lần đầu tiên là chữ “S” bằng vô tuyến điện qua Đại Tây Dương

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của KHKT đã hiện đại hóa việc liên lạc Bây giờ chúng ta có thể trò chuyện thoải mái hàng giờ bằng hệ thống điện thoại Cao hơn nữa trong những năm của thập kỷ 90 với sự ra đời của World Wide Web, một người có thể liên lạc cùng lúc với nhiều người khác nhau bằng hệ thống Internet toàn cầu Đến năm 1998, trên thế giới đã tuyên bố chấm dứt thời kỳ liên lạc bằng Morse, mở ra thời kỳ liên lạc bằng kỹ thuật số

MORSE - KỸ NĂNG TRUYỀN TIN

Morse là một phương tiện truyền tin với những quy ước có sẵn, mang tính quốc tế Trong sinh hoạt thanh thiếu niên đây là một kỹ năng quan trọng trong chương trình huấn luyện nhờ nó mà khả năng nhạy bén, sự tập trung, tinh thần tự giác được rèn luyện và phát huy cao độ Ngoài ra trong những trường hợp nguy cấp hay ở trại, morse lại đóng một vai trò hết sức cần thiết Chính vì vậy trong chương này tôi sẽ giới thiệu cùng các bạn phương pháp truyền tin bằng MORSE

Trang 2

BẢNG MORSE

A _ I Q _ _ _ Y _ _ _ 7 _ _

B _ J _ _ _ R _ Z _ _ 8 _ _ _

C _ _ K _ _ S 1 _ _ _ _ 9 _ _ _ _

D _ L _ T _ 2 _ _ _ 0 _ _ _ _ _

E M _ _ U _ 3 _ _

F _ N _ V _ 4 _

G _ _ O _ _ _ W _ _ 5

H P _ _ X _ _ 6 _

BẢNG ĐỐI BẢNG ĐẢO BẢNG PHẢN CÒN LẠI

E T _ A _ N _ F _ L _ C _ _

I M _ _ U _ D _ Y _ _ _ Q _ _ _ J _ _ _

S O _ _ _ V _ B _ K _ _ R _ Z _ _

H CH _ _ _ _ W _ _ G _ _ P _ _ X _ _

QUY LUẬT QUỐC TẾ

- GỌI: NW hoặc AAAA (ký hiệu này thường nhầm với việc tập họp trại nên khuyên dùng NW)

- HẾT BẢN TIN: AR

- KHẨN: DD

- ĐỢI: AS

- BỎ CHỮ: HH (đôi khi có thể thổi tốc độ nhanh liên tục nhiều lần một tín hiệu nào đó, nhiều khi không cần quy ước khi người nhận tin đã quen vơi ký hiệu đó)

- NHẮC LẠI : IMI

- ĐÃ HIỂU BẢN TIN : VE

- SẴN SÀNG NHẬN TIN : K

- NGƯNG : XX

- KHÔNG CÓ NGHĨA : OS

NẾU DÙNG ÁNH SÁNG

- THÊM ÁNH SÁNG : LL

- BỚT ÁNH SÁNG : PP

- DÙNG ÁNH SÁNG ĐỎ : RR

- DÙNG ÁNH SÁNG TRẮNG : BB

- KIỂM TRA LẠI NGỌN LỬA : RF

CÁC DẤU DÙNG TRONG LIÊN LẠC

- CHẤM : AAA

- PHẨY : MIM

- GẠCH ĐẦU DÒNG : THT

- PHÂN SỐ : DN

- HỎI : IMI

- NGOẶC ĐƠN : KK

DẤU HIỆU CẤP CỨU: SOS (SAVE OUR SOULS) CHỈ DÙNG TRONG VIỆC KHẨN CẤP VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM KHÔNG DÙNG ĐỂ ĐÙA GIỠN KHI THỔI TÍN HIỆU NÀY NÊN THỔI NHANH DỒN DẬP, ĐỀU

Các phương pháp truyền tin:

- Dùng âm thanh: còi, tiếng gõ, nhạc cụ

Trang 3

- Cờ: dang 2 tay= tè, 1 tay = tích

- Khói: dùng cành cây tươi hay vải ướt che lại tích : đếm 1-3 che lại tè : 1-8

- Ánh sáng : dùng lửa , đèn pin , gương … nhịp điệu như khói.

- Ngoài ra còn các phương pháp khác thì người phát tin và nhận tin quy ước với nhau

- Ngày xưa, các tù chính trị thường liên lạc với nhau bằng cách gõ lên vách tường của trại giam, với cách này thông tin được truyền đi khá nhanh, tuy nhiên phải có sự thống nhất cao của người phát tin và người nhận tin về các ký hiệu, điều này không có trong quy ước quốc tế chính vì vậy tuỳ vào hoàn cảnh và quy ước mà sử dụng

- Ở một số bộ lạc châu Mỹ họ cũng có nhiều cách truyền thống rất nhanh Tất cả đều do kinh nghiệm và những quy ước sẵn của bộ lạc

PHƯƠNG PHÁP HỌC:

Người học phải nắm vững bảng mẫu tự Morse và các quy ước truyền tin để học mẫu tự Morse có rất nhiều cách tuỳ theo từng người mà có thể chọn các cách khác nhau như : tháp morse , các mẫu tự đối , phản , đảo…

- Sau khi học bảng mosre thì bắt đầu học nhận tin: cách nhận tin trước đây thường là theo lối chấm, gạch ( ngay cả những người đầu tiên cũng nhận bản tin theo lối này ) Tuy nhiên khi nhận tin theo lối này sẽ làm cho tốc độ nhận tin giảm đi rất nhiều vì phải qua 3 công đoạn nhận dưới dạng chấm gạch , viết lại chữ rồi mới ghép bản tin, nhiều khi không chính xác Vì vậy nên huấn luyện đoàn sinh ngay từ đầu nhận theo lối thổi chữ nào viết chữ đó Ví dụ: thổi - nhận ngay chữ A

- Cần phải luyện tập thật từ từ, học từng ít một , nắm vững chữ này rồi qua chữ khác, lưu ý các chữ khó nhớ, dễ nhầm lẫn trước đây khi học morse tôi chỉ học 5 chữ 1 tuần chậm mà chắc Ngoài ra khi làm như vậy người học sẽ đỡ ngán hơn rất nhiều

- Tập nhận các bản tin ngắn rồi nâng dần lên tới những bản tin dài cho quen khoảng 80 từ hay hơn (1 từ ít nhất 2 ký tự trở lên)

- Hãy tập luyện liên tục, kiên nhẫn bạn sẽ thành công một ngày chỉ cần 10 phút cho học morse bạn sẽ trở thành một anh / chị thông tin liên lạc cừ khôi đấy !

Song song với nhận tin là kỹ thuật truyền tin: để truyền tin bạn phải nắm rõ các mẫu tự, quy ước và phương pháp, tuỳ hoàn cảnh mà sử dụng cho thích hợp Thông thường khi dùng còi bạn dùng đầu lưỡi bịt kín đầu còi, khi thổi nhả lưỡi ra theo từng nhịp Nếu dùng đèn pin thì dùng loại có nút chớp tắt thường có trong loại đèn bằng hợp kim, tuy nhiên nếu như chỉ là một đèn pin bình thường chúng ta có thể mở đèn rồi dùng 1 vật chắn sáng để điều khiển theo nhịp.

- Trước khi phát tin phải viết rõ bạch văn ra giấy rồi nhìn theo đó mà phát (nên viết dưới dạng quốc ngữ điện tín)

- Khi tập phát tin nên phát từ, đều, tập thật quen rồi phát nhanh dần Không nên vội vàng

- Tập cho tới khi nào việc phát tin trở thành thói quen

- Nên thử nhiều phương pháp để có thể dùng trong cách trường hợp khác nhau

Kết luận: tuy morse là một môn “khó nuốt” nhưng biết cách học thì mọi chuyện sẽ rất đơn giản Nếu có lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ thành công.

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUYỀN TIN

Hiện nay, hệ thống bưu điện trên thế giới không còn sử dụng tín hiệu Morse để truyền đi các bức điện tín nữa Bởi vì nó đã nhường chỗ cho những phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin như: Fax, Email… những kiểu truyền tin này đã phổ biến rộng rãi trên khắp toàn cầu thông qua đường dẫn truyền Internet Tuy nhiên, trong trò chơi sinh hoạt tập thể của các đội nhóm hiện nay, chúng ta vẫn còn sử dụng tín hiệu Morse (Moóc-xơ) như một công cụ để phát triển trí tuệ, sự nhạy bén và phản xạ nhanh Nhưng lớn hơn hết, khi sử dụng tín hiệu Morse để giải mã, ta cũng trân trọng gìn giữ một di sản qúy báu của nhân loại Nhờ vào đó mà cả thế giới đã đi một bước khá lớn trong công nghệ thông tin toàn cầu Tín hiệu Morse được truyền đi khắp thế giới được xem như một phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 19 Trong một thời gian dài gần 2 thế kỷ, nó đã giúp cho biết bao nhiêu người ở những vị trí khác nhau trên thế giới được gần lại, nhờ những bức điện của những nhân viên bưu chính phát đi

* Sơ lược lịch sử:

Người phát minh ra dạng truyền tin Morse là ông: Samuel Finley Brese Morse.Ông sinh ngày 27/4/1791, là một họa sĩ người Mỹ, đã từng sang Anh và Pháp để học hội họa

1837: Ông được cấp bằng phát minh điện báo Morse

1844: Bản tin Morse đầu tiên trên thế giới được phát đi từ Washington đến Baltimore (khoảng 60 km) với nội dung “Vinh danh những kỳ công của Thiên chúa”

1872: Ông qua đời, thọ 81 tuổi

Trang 4

Semaphore là một dấu hiệu được chuyển quanh vòng tròn, lấy thân người thẳng đứng làm trục Cũng dùng cờ hoặc bằng tay không Mỗi chữ được quy định một vị thế trong góc độ nhất định

Trang 5

GIỚI THIỆU MẬT THƯ VÀ SEMAPHORE

Mật thư và Semafore là một dạng thông tin đặc biệt được truyền đi dưới dạng tín hiệu đã được quy ước giữa người truyền và người nhận, thường được sử dụng trong hoạt động trại để chơi trò chơi lớn, còn ngoài xã hội cũng được sử dụng nhiều ở lĩnh vực thông tin bưu điện, quốc phòng, cấp cứu… Mật thư, Semafore giúp cho chúng ta có điều kiện rèn luyện thêm tính suy luận, phán đoán, phản xạ nhanh, tập trung ý chí, có trí nhớ lâu… Các bạn muốn giỏi về loại thông tin hãy thực hành càng nhiều càng nhớ lâu THÀNH CÔNG = NỖ LỰC + KIÊN NHẪN Những nguyên tắc phải biết khi sử dụng : Ngôn ngữ điện tín : Muốn biết và giải được, chúng ta cần phải thuộc những nguyên tắc sau đây, những nguyên tắc này không thể nào thay đổi dù đó là dạng mật mã nào

Trang 6

26 chữ cái : A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Quy ước dấu mũ :

AA = Â OW = Ơ OUW = ƠƯ

OO = Ô UW = ƯUOW = ƯƠ

DD = ĐAW = Ă

EE = Ê

Qui ước dấu thanh :

F = ø (huyền) R = û (hỏi)J = (nặng) S = ù (sắc) X = õ (ngã)

Lưu ý : các dấu thanh luôn luôn được viết vào liền cuối câu

Thí dụ : DDOOCJ - LAAPJ - TUWJ - DO Dịch là : ĐỘC - LẬP - TỰ - DO

Cách thành lập mật thư và Semafore : Muốn thành lập một Mật thư hoặc đánh ra những tín hiệu thông tin về Semafore thì chúng ta phải hiểu được những quy định như sau :

1 Thành lập mật thư : Bất cứ loại mật thư nào cũng có 3 điều kiện như sau :

a.Bản văn gốc : là nội dung chính của bản tin, cần ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu.

b.Bản mật mã : Hình thức đây là một bản tin vô nghĩa (chưa giải) khi viết phải chính xác, rõ ràng c.Khoá : Đây là một phương tiện để giải mã không những chính xác, rõ ràng mà còn phải hợp lý đúng như những gì đã quy ước trước.

2 Các dạng mật thư : Mật thư là hình thức của một lá thư bí mật, chính vì thế mà nó rất đa dạng, có thể biến chuyển ra nhiều kiểu, nhiều cách, từ dạng thấp đến cao, từ nguyên thể đến biến thể Xin được giới thiệu một vài loại đơn giản, dễ sử dụng, dễ nhớ, trong những lần sinh hoạt hoặc sử dụng để chơi trò chơi lớn.

a.Mật thư xé ráp : Cách sử dụng : Viết lên giấy rồi cắt rời ra cho người chơi ráp lại, có thể viết theo ngôn ngữ điện tín.

b.Mật thư viết ngược : Cách sử dụng : Lật ngược bản tin để đọc hoặc đọc từ dưới lên trên c.Mật thư chuồng : Cách sử dụng : Thay thế mẫu tự bằng những khung chuồng mẫu tự nào nằm ở phía bên nào thì dấu chấm nằm ở phía bên đó d.Mật thư số thay chữ : Cách sử dụng : Dùng những con số để thay các mẫu tự dùng dấu phẩy để tách số.

PHƯƠNG PHÁP "MÒ" TRONG MẬT THƯ

I PHƯƠNG PHÁP "MÒ" TRONG MẬT THƯ:

Ngoài phương pháp giải mã theo chìa khóa thông thường, những nguyên tắc về tiếng Việt sau đây có thể giúp bạn đoán mò nội dung của bạch văn khi gặp hệ thống thay thế

- Những phụ âm chỉ có thể đứng ở đầu từ: B, D, Đ, K, L, Q, S, V

- Những phụ âm có thể ở đầu hoặc ở cuối của từ: M, P, T

Trang 7

- Phụ âm có thể đứng ở đầu hoặc ở giữa của từ: R

- Những phụ âm có thể ở đầu, ở giữa, hoặc ở cuối của từ: C, G, H, N

- Những nguyên âm dài I, Y, E, Ê, O, Ơ, A, U, Ư có thể ở đầu, giữa, hoặc cuối của từ

- Những nguyên âm ngắn Ă, Â không bao giờ ở cuối từ

- Nếu B, D, Đ, H, L, M, R, S, V, X, Y, CH, GH, KH, NG, NGH, NH, PH, TH ở đầu của từ thì chắc chắn tiếp theo đó là nguyên âm

- Nếu C, H, M, N, P, T, Y, CH, NG ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là nguyên âm

- Dấu giọng luôn luôn đánh trên nguyên âm

- Nếu G ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là N

- Nếu H ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là C hoặc N

- Nếu P ở đầu của từ thì chắc chắn sau nó là H

- Nếu G là mẫu tự thứ hai của từ thì chắc chắn N là mẫu tự đầu của từ

- Sau Q chắc chắn là U

- Giữa U và E chắc chắn là Y,

Để Mật thư được đơn giản hơn, ta chỉ thay thế một số mẫu tự bằng ký hiệu, có sử dụng dấu giọng và có phân cách các từ Riêng các mẫu tự I, O, L nên dùng ký hiệu thay thế hoặc chép thật rõ ràng để khỏi gây nhầm lẫn với số 1, 0 và số I La Mã

Ví dụ:

Trước hết người soạn Mật thư phải đưa ra được những kết hợp giúp người giải có thể đoán ra một vài ký hiệu, thí dụ với từ đầu tiên của Mật thư trên đây và dấu hoa thị trước "R" là "T", từ đó suy ra hai từ đầu là "TRONG KHI"

Người giải thay thế toàn bộ các ký hiệu vừa khám phá vào toàn bộ Mật thư (* = T, 5 = 0, + = N, ? = H) Đến từ thứ 12: "* Á 3 ?" tất nhiên trở thành "TÁ3H" Ký hiệu 3 chỉ có thể là "N" hoặc "C" Nhưng nếu đem "C" ráp thử vào từ thứ 5 ("CHỈ") và thứ 6 ("CÓ") thì thấy rất phù hợp Vậy 3 = C

Bước đường còn lại không có gì là khó khăn nữa Bản dịch cuối cùng sẽ là: TRONG KHI SINH HOẠT CHỈ CÓ AI SẮP CƠM MỚI ĐƯỢC TÁCH RỜI TẬP THỂ

Một điểm cần lưu ý trong khi biên soạn là tính chất gợi ý của từ Từ này có thể khiến ta nghĩ đến từ kia, nhất là trường hợp các từ ghép và cụm từ

Thí dụ, sau khi giải được từ "TÁCH", người đọc có thể nghĩ đến từ "RỜI", vì thấy tổ hợp 4%I là một từ gồm 3 mẫu từ mà mẫu tự cuối là "I" và có dấu huyền Cũng thế, sau khi giải được từ "HOẠT", người đọc dễ nghĩ ngay đến từ "SINH" vì "SINH HOẠT" là một từ ghép có kết cấu vững chắc về nghĩa

II NGOÀI RA:

- Thường muốn dịch mò mật thư người dịch nên nhìn vào cả BV xem những con số hay chữ cái có mặt nhiều trên BV nằm ở những vị trí khác nhau càng tốt VD: có 1 đoạn BV sau: k,s,t,g,h - g,i,z - ta thấy g đứng đầu được và đứng kế cuối cũng được chỉ có thể là: n, hoặc c (các chữ cái khác tôi hư cấu BV này ko nên mò hehe) thực ra là khả năng tiên đoán nội dung tùy từng chủ đề TCL mà ta đoán phải làm gì rồi mò theo thế hay hơn

- Quan sát xem có 2 chữ hay số đi liền kề mà giống nhau không: nếu đứng đấu thì chắc chắn là 2 chữ D (như BV thay thế mà mr Nguyen có ra hôm bữa T4), nếu đứng giữa thì chỉ có thể là 2 chữ O hoặc E

Trang 8

- Tiếp theo, thường thì người ra MT ra theo kiểu mẫu tự 26 (vì 29 dễ mò hơn) ta sẽ đối phó trường hợp này bằng cách tìm trong 1 từ nào mà có nhiều chữ cái, 5 hay 6 chữ cái càng tốt và đoán nội dung của nó sau đó thế ngược trở lại và giải BV những chữ có năm chữ cái thường là TRONG, HUONG, NGUOI v.v còn những chữ 6: TRUONG, NGUYEN v.v (trên đây là 1 vài kinh nghiêm trong mò của minhduc mong anh em tiếp tục post thêm kinh nghiệm của mình Dĩ nhiên đã nói là mò thì không bao giờ lý thuyết nó là đúng chỉ xác suất cao thôi nên tôi chắc chắn mình viết có sơ suất )

VÀI MẬT THƯ THÔNG DỤNG

I Quốc ngữ điện tín:

- Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp

- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ

Ví dụ: Với câu: Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sẽ được viết là:

Coong cha nhuw nuis Thais Sown

Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra

II Đọc ngược:

Có 2 cách đọc:

1 Đọc ngược cả văn bản:

Ví dụ với câu: Kỹ năng sinh hoạt

Có thể viết là: tạoh hnis gnăn ỹk

(jtaoh hnis gnwan xyk)

2 Đọc ngược từng từ:ỹk gnăn hnis tạoh

(xyk gnwan hnis jtaoh)

III Đọc lái:

Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống vui nhộn Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này

Ví dụ ta nghe người nào đó nói:”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ” Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu

IV Đánh vần:

Ở cách này, yêu cầu người dịch phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học Nếu đọc lớn lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn

V Bỏ đầu bỏ đuôi:

Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu Phần còn lại chính là nội dung bản tin

VI Số thay chữ:

Trang 9

Đây là dạng mật thư rất đơn giản Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26 Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.

Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó

VII Chữ thay chữ:

Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loạmật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây: Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được

VIII Mưa rơi:

Khi nhìn thấy loại mật thư này, ta chỉ cần đi theo mũi tên của khóa Ở đây, chữ đầu tiên là chữ C, chữ thứ nhì theo hướng đi của khóa là chữ O Theo đó, ta sẽ dịch được hết bản tin

Trang 10

IX Chuồng bò:

Đây là một dạng mật thư rất quen thuộc (còn gọi là mật thư góc vuông – góc nhọn) TRước hết, chúng ta phải nắm rõ 2 khung cơ bản dưới đây Cứ mỗi ô sẽ chứa 2 chữ:

Với chữ nằm ở phía bên nào thì ta chấm 1 chấm ở phía bên đó

Riêng ở khung chéo thứ 2, cách thể hiện cũng chưa có sự thống nhất ở nhiều tài liệu khác nhau Do đó, chúng tôi liên kê ra hết để cho người soạn mật thư tuỳ ý lựa chọn để lập chìa khóa chom mình Có tất cả 6 cách để thể hiện, ta muốn làm theo kiểu nào thì đặt khóa theo kiểu nấy

Ngày đăng: 16/12/2015, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w