2 KHẢO SÁT VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NĂM 2010 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HỆ CAO ĐẲNG Khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp nhằm thu thập thông tin phản hồi về tình hì
Trang 11
MỤC LỤC
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT 2
1.1 MỤC TIÊU KHẢO SÁT 2
1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 2
1.3.1 Phương thức khảo sát 2
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý kết quả khảo sát 3
1.4 QUY TRÌNH KHẢO SÁT 3
2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 4
2.1 NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN 5
2.1.1 Tình hình việc làm 5
2.1.2 Thời gian có việc làm sau khi tốt nghiệp 7
2.1.3 Nguyên nhân chưa có việc làm 8
2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến tìm việc làm 8
2.1.5 Mức độ phù hợp của công việc 9
2.1.6 Loại hình cơ quan làm việc 11
2.1.7 Thu nhập sau khi tốt nghiệp 13
2.1.8 Khu vực làm việc sau khi tốt nghiệp 15
2.2 NHỮNG THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 16 2.2.1 Về chương trình đào tạo 16
2.2.2 Về phương pháp giảng dạy 18
2.2.3 Về phương pháp đánh giá kết quả học tập 20
2.2.4 Về phát triển nghề nghiệp 21
2.2.5 Về cải tiến nội dung, chương trình đào tạo 23
2.2.6 Tham gia các khóa học sau khi tốt nghiệp 25
2.2.7 Nội dung các khóa đào tạo tham gia sau khi tốt nghiệp 26
2.2.8 Nguyện vọng tham gia các khóa đào tạo tại trường 28
2.2.9 Sự cần thiết giảng dạy kỹ năng mềm 29
2.2.10 Mức độ tự tin khi xin việc 31
3 ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 32
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 32
3.1.1 Một số chỉ tiêu cơ bản 32
3.1.2 Đánh giá chung 33
3.2 NHỮNG KIẾN NGHỊ 33
3.2.1 Về nâng cao khả năng việc làm 33
3.2.2 Về cải tiến nội dung chương trình đào tạo 34
3.2.3 Về phương pháp giảng dạy 36
3.2.4 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị 37
Trang 22
KHẢO SÁT VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
NĂM 2010 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
(HỆ CAO ĐẲNG)
Khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp nhằm thu thập thông tin phản hồi về tình hình việc làm của cựu sinh viên; về chất lượng dạy và học; về sự phù hợp của nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường với nhu cầu nhân lực của xã hội Trên cơ sở đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn, có tính thực tiễn cao hơn Ngoài ra, việc khảo sát này còn nhằm thực hiện chủ trương xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, thu thập hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động của Câu lạc bộ Cựu sinh viên,
Xuất phát từ những yêu cầu nói trên, trường Đại học Sài Gòn tiến hành “Khảo sát
việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp năm 2010 của Trường Đại học Sài Gòn” Đây là
công việc có ý nghĩa lâu dài, được tiến hành đều đặn và triển khai một cách có hệ thống theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu quản lý của trường
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT
1.1 MỤC TIÊU KHẢO SÁT
- Thu thập thông tin về số lượng sinh viên có việc làm, chưa có việc làm, sự phù hợp của công việc và nguyên nhân Qua đó nắm được khả năng cạnh tranh của sản phẩm đào tạo của trường đối với thị trường lao động
- Thu thập thông tin phản hồi về sự phù hợp của nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá của trường; nhằm không ngừng điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo; cải tiến phương pháp giảng dạy ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội
- Đề xuất các kiến nghị trên nhiều mặt nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
đáp ứng nhu cầu xã hội
1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
- Ý kiến phản hồi của sinh viên sau tốt nghiệp về sự phù hợp của nội dung, chương trình đào tạo và một số lĩnh vực khác
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên tốt nghiệp năm 2010 hệ Cao đẳng (khóa 07) của Trường Đại học Sài Gòn
1.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
1.3.1 Phương thức khảo sát
Sử dụng phối hợp 4 phương thức khảo sát:
- Gửi thư qua đường bưu điện
- Phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn qua điện thoại
3
Trong 4 phương thức trên, phương thức gửi thư, phỏng vấn trực tiếp là hai phương thức được sử dụng phổ biến nhất
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý kết quả khảo sát
- Xây dựng đề cương khảo sát
- Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần:
+ Phần 1: Thông tin chung:
Những thông tin cơ bản của sinh viên
+ Phần 2: Thông tin việc làm:
Tình hình việc làm; thời gian có việc làm; loại hình cơ quan đang làm việc; chức danh trong đơn vị; mức độ phù hợp của công việc; thu nhập bình quân; nguyên nhân có việc làm; nơi làm việc; nguyên nhân chưa đi làm; nguyên nhân xin việc không thành công
+ Phần 3: Nội dung và chương trình đào tạo:
Mức độ hài lòng về chương trình đào tạo; mức độ hài lòng về phương pháp giảng dạy; mức độ hài lòng về phương pháp đánh giá kết quả học tập; nhận định kiến thức đào tạo
ở trường hỗ trợ phát triển nghề nghiệp; các nội dung, chương trình đào tạo cần cải tiến; nguyện vọng tham gia các khóa đào tạo ở trường; sự cần thiết của giảng dạy kỹ năng mềm; mức độ tự tin khi đi xin việc; các ý kiến khác
- Sử dụng chương trình SPSS 11.5 để xử lý dữ liệu khảo sát:
+ Xử lý dữ liệu: trước tiên mã hóa dữ liệu, nhập liệu dữ liệu, làm sạch dữ liệu bằng lệnh: tìm giá trị lỗi, ô chứa lỗi Edit – Find
+ Phân tích dữ liệu:
Dữ liệu làm sạch được tiếp tục sử dụng để lập các bảng thống kê mô tả:
– Frequencies (tần số)
Tables (bảng tổng hợp)
General Tables (bảng tổng hợp) – Multiple Response Set (kết hợp nhiều trả lời) – Titles (đặt lại tên)
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp để nhận định, đánh giá, tìm nguyên nhân của tình hình việc làm của sinh viên, sự phù hợp của nội dung, chương trình đào tạo
1.4 QUY TRÌNH KHẢO SÁT
Bước 1: Lập danh sách sinh viên đƣợc gửi phiếu khảo sát
Tiến hành lập danh sách, địa chỉ thường trú, số điện thoại, địa chỉ email của sinh viên
từ việc phát Phiếu thông tin cá nhân cho sinh viên vào ngày tốt nghiệp và lấy dữ liệu từ hồ
sơ đầu vào của sinh viên để tiến hành gửi thư ngỏ, phiếu khảo sát đến từng sinh viên
Bước 2: Gửi hồ sơ khảo sát đến sinh viên
Hồ sơ khảo sát gồm: Thư ngỏ khảo sát, Phiếu khảo sát
Trang 44
Kết quả, đã gửi đi 1.507 phiếu khảo sát đến sinh viên khóa 07 đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước
Bước 3: Hiệu chỉnh, xử lý và phân tích các phiếu khảo sát
Trên cơ sở phiếu khảo sát gửi về, tiến hành hiệu chỉnh, xử lý, phân tích, đánh giá và
đề xuất kiến nghị
Bước 4: Xây dựng Báo cáo kết quả khảo sát
Trên cơ sở kết quả khảo sát đã xử lý, tổng hợp và các nguồn thông tin cơ bản khác tiến hành xây dựng Báo cáo kết quả khảo sát
2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Bảng 1: Tỉ lệ phiếu thu hồi
tốt nghiệp
Số phiếu phát ra
Số phiếu thu hồi
Tỉ lệ % Thu hồi
Trang 55
tốt nghiệp
Số phiếu phát ra
Số phiếu thu hồi
Tỉ lệ % Thu hồi
đủ để đại diện cho nghiên cứu tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên 26 ngành đào tạo thuộc 15 khoa Trong đó có 15/26 ngành có tỉ lệ thu hồi phiếu trên 40%
2.1 NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN 2.1.1 Tình hình việc làm
Sau khi tốt nghiệp, số sinh viên có việc làm chiếm 84,3%, (giảm so với khóa 06: 91,7%) Số sinh viên chưa có việc làm chiếm 15,7% (tăng so với khóa 06: 8,3%), trong đó tạm thời chưa có việc làm chiếm 10,6% và chưa có việc làm kể từ khi tốt nghiệp chiếm 5,1%
Như vậy, số sinh viên đang có việc làm giảm so với khóa trước, số sinh viên chưa đi làm hoặc tạm thời chưa có việc làm đang tăng lên
Trang 6- Nhóm ngành sư phạm: bao gồm các ngành học Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật
lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp,
Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Tiếng Anh, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Công dân Đặc điểm của nhóm ngành sư phạm là sau khi tốt nghiệp, sinh viên được Sở Giáo dục và Đào tạo phân công nhiệm sở, một số ít dạy hợp đồng ở các trường ngoài công lập Tỉ lệ sinh viên có việc làm ở nhóm này dao động từ 68,8% - 100,0%; đạt tỉ lệ trung bình 86,8%, (khóa 06: 97,5%) Trong đó, những ngành có 100% sinh viên có việc làm là Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp, Sư phạm Sinh học,
Sư phạm Địa Lý, Sư phạm Tin học là ngành có tỉ lệ sinh viên có việc làm thấp nhất (68,8%)
- Nhóm ngành ngoài sư phạm: bao gồm các ngành Tiếng Anh (Thương mại – Du
lịch), Quản trị Kinh doanh, Lưu trữ học, Thư ký Văn phòng, Quản trị Văn phòng, Thư viện
Trang 77
Thông tin, Kế toán, Việt Nam học (VHDL), Khoa học Máy tính, Khoa học Môi trường Ở nhóm ngành này tỉ lệ có việc làm trung bình 81,8% (khóa 06 chỉ có 79,1%) Trong đó tỉ lệ sinh viên có việc làm của ngành Lưu trữ học 100%; Quản trị Kinh doanh 92,8%; Thư viện thông tin 89,7%; Quản trị Văn phòng 90,9%; Khoa học Môi trường là ngành có tỉ lệ sinh viên có việc làm thấp nhất (55,8), tiếp đến là ngành Khoa học Máy tính (68,4)
Như vậy, tỉ lệ sinh viên có việc làm nhóm ngành sư phạm giảm khá mạnh, ngược lại nhóm ngành ngoài sư phạm có xu hướng tăng lên
2.1.2 Thời gian có việc làm sau khi tốt nghiệp
Bảng 4: Thời gian có việc làm
Đơn vị tính: %
STT Thời gian có việc làm Cao đẳng
khóa 07
Cao đẳng khóa 06
Trang 88
Những ngành có tỉ lệ sinh viên có việc làm sớm dưới 6 tháng cao SP Kỹ Thuật Nông nghiệp 100,0%; Thư ký Văn phòng 90,5%; Sư phạm Lịch sử 90,0%; Sư phạm Hóa học 85,7%; Giáo dục Công dân 82,4%; Sư phạm Âm nhạc 81,8%
Những ngành có tỉ lệ sinh viên có việc làm chậm sau 1 năm cao là Sư phạm Toán học 46,7%; Thư viện - Thông tin 46,2%; Sư phạm Mỹ thuật 41,2%; Lưu trữ học 23,5%
Như vậy, tỉ lệ sinh viên có việc làm dưới 6 tháng có xu hướng giảm
2.1.3 Nguyên nhân chƣa có việc làm
Bảng 6: Nguyên nhân chưa có việc làm
Đơn vị tính: %
STT Nguyên nhân chƣa đi làm Cao đẳng
khóa 07
Cao đẳng khóa 06
Trong số 89 sinh viên hiện chưa có việc làm có 47,2% do còn tiếp tục đi học; 44,9%
đã đi xin việc nhưng chưa thành công Ngoài ra, có 7,9% còn lại do nhiều lý do khác nhau chưa có ý định đi tìm việc làm
Trang 99
STT Yếu tố ảnh hưởng Cao đẳng
khóa 07
Cao đẳng khóa 06
Qua hai lần khảo sát thì học lực vẫn là yếu tố quan trọng tìm được việc làm Ngoài kết quả học tập thì khả năng tìm được việc làm của sinh viên còn phụ thuộc vào thông tin tuyển dụng, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống Vì vậy, nếu được trang bị tốt những kiến thức, kỹ năng cần thiết khác, có nhiều kênh thông tin tuyển dụng thì khả năng tìm được việc làm của sinh viên sẽ được cải thiện đáng kể
2.1.5 Mức độ phù hợp của công việc
Bảng 8: Mức độ phù hợp của công việc
Đơn vị tính: %
khóa 07
Cao đẳng khóa 06
Theo kết quả khảo sát, phần lớn sinh viên Đại học Sài Gòn có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo chiếm 81,3% (khóa 06 là 87,3%); trong đó, phù hợp 57,8% (khóa 06
là 69,6%) và tương đối phù hợp 23,5% (khóa 06 là 17,7%) Tỉ lệ sinh viên có việc làm không phù hợp và ít phù hợp chiếm 18,7% (khóa 06 là 12,7%); trong đó, có 7,6% sinh viên
Trang 1010
cho rằng công việc hiện tại không phù hợp với chuyên ngành đào tạo (khóa 06 là 4,5%)
Như vậy, tỉ lệ làm việc không phù hợp với ngành nghề đào tạo có xu hướng tăng lên
Bảng 9: Mức độ phù hợp của công việc tính theo ngành
Duy nhất ngành Sư phạm Toán học có 100% sinh viên được hỏi cho rằng công việc
hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo
Những ngành có tỉ lệ công việc phù hợp cao là Sư phạm Sinh học 96,9%, Sư phạm
Ngữ văn 92,3%, Sư phạm Âm nhạc 90,9%
Những ngành có tỉ lệ sinh viên cho rằng công việc không phù hợp hoặc ít phù hợp
cao là Tiếng Anh (TM-DL) 57,9%, Việt Nam học (VH-DL) 39,2%, Khoa học Môi trường
Trang 1111
34,5%, Thư ký Văn phòng 33,3%, Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp 33,3%, Sư phạm Lịch sử 20%, Sư phạm Vật lý 27,3%, Sư phạm Hóa học 14,3%
2.1.6 Loại hình cơ quan làm việc
Bảng 10: Loại hình cơ quan làm việc
Đơn vị tính: %
khóa 07
Cao đẳng khóa 06
Như vậy, tỉ lệ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm xuống
Bảng 11: Loại hình cơ quan làm việc tính theo ngành
Đơn vị tính: %
DN Nhà nước
DN
Tư nhân
DN có vốn đầu
tư nước ngoài
Tự lập doanh nghiệp
Trườn
g học
Cơ quan QLNN
Đơn vị
sự nghiệp khác
Trang 1212
DN Nhà nước
DN
Tư nhân
DN có vốn đầu
tư nước ngoài
Tự lập doanh nghiệp
Trườn
g học
Cơ quan QLNN
Đơn vị
sự nghiệp khác
10 SP Kỹ thuật Công nghiệp 12,5 0,0 0,0 0,0 87,5 0,0 0,0
- Ngành Sư phạm Lịch sử có tỉ lệ sinh viên làm việc tại trường học 100,0%
- Các ngành sư phạm khác đa số làm việc tại trường học Ngoài ra, còn làm việc ở các loại hình cơ quan, doanh nghiệp khác như nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Các ngành sư phạm có sinh viên làm việc tại các loại hình cơ quan, doanh nghiệp ngoài trường học cao nhất là ngành Sư phạm Mỹ thuật 41,2%, Sư phạm Âm nhạc 36,4%, Giáo dục Mầm non 30,3%
- Một số sinh viên sư phạm tự tạo lập doanh nghiệp: ngành Sư phạm Tiếng Anh 11,1%, ngành Sư phạm Âm nhạc 9,1% và Giáo dục Mầm non 4,3%
Trang 1313
- Ngành Quản trị Kinh doanh có 69,3% sinh viên làm việc cho doanh nghiệp tư nhân, 19,3% làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cùng chiếm 3,8% là sinh viên làm việc trong các cơ quan thuộc nhà nước, đơn vị sự nghiệp khác và tự tạo lập doanh nghiệp
- Ngành lưu trữ học có 17,6% sinh viên làm việc trong trường học, 47,0% làm việc cho tư nhân, 17,7% làm việc trong các đơn vị thuộc khối nhà nước, 11,8% làm việc cho doanh nghiệp nhà nước và 5,9% làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Ngành Thư ký Văn phòng 66,7% sinh viên làm việc cho tư nhân, 14,2% làm việc trong trường học và 9,6% làm việc trong các đơn vị thuộc khối nhà nước và 9,5% làm việc cho doanh nghiệp nhà nước
- Ngành Quản trị văn phòng 25% làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước, 60% làm việc cho tư nhân, 10% làm việc trong trường học, 5,0% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Ngành Thư viện Thông tin 80,8% làm việc trong trường học, 7,7% làm việc cho doanh nghiệp tư nhân, cùng chiếm 3,8% là sinh viên làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp khác
- Ngành Kế toán có 7,5% làm việc trong doanh nghiệp nhà nước và 87,5% làm việc cho doanh nghiệp tư nhân, 5,0% làm việc trong các đơn vị thuộc khối nhà nước
- Ngành Việt Nam học (VH-DL) có 82,1% sinh viên làm việc cho doanh nghiệp tư nhân, 14,3% làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chỉ có 3,6% làm việc trong doanh nghiệp nhà nước
- Ngành Khoa học Máy tính sinh viên làm việc đơn vị sự nghiệp khác, tự tạo lập doanh nghiệp và trường học cùng chiếm 7,7%, 38,5% làm việc cho tư nhân và 38,4% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Ngành Khoa học Môi trường có đến 69,0% sinh viên làm việc cho tư nhân, cùng chiếm 6,9% là sinh viên làm việc trong doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp khác, 3,4% tự tạo lập doanh nghiệp, 10,3 % làm việc trong trường học, 3,5% làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2.1.7 Thu nhập sau khi tốt nghiệp
Bảng 12: Thu nhập sau khi tốt nghiệp
Đơn vị tính: %
STT Thu nhập/tháng (Triệu VNĐ) Cao đẳng
khóa 07
Cao đẳng khóa 06
Trang 1414
Theo số liệu khảo sát, đa số sinh viên mới ra trường có thu nhập từ 3 -5 triệu/tháng chiếm 46,4% (khóa 06 là 24,5%), thu nhập dưới 3 triệu/ tháng là 38,5% (khóa 06 là 75,2%)
và thu nhập trên 5 triệu là 15,1% (khóa 06 là 0,3%)
Như vậy, thu nhập của sinh viên khóa 07 tăng lên đáng kể so với sinh viên khóa 06
Bảng 13 Thu nhập của sinh viên sau tốt nghiệp tính theo ngành
Phần lớn sinh viên các ngành sư phạm có mức lương dưới 3 triệu đồng/tháng Trong
đó, 2 ngành Sư phạm Sinh học và Giáo dục Công dân có tỉ lệ sinh viên ở mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng ở mức cao với 92,9% và 82,3%
Trang 1515
Các ngành thuộc khối sư phạm có tỉ lệ cao ở mức lương 3-5 triệu đồng/tháng là Giáo dục Mầm non 54,3%; Sư phạm Tiếng Anh 44,4%; Sư phạm Mỹ thuật 41,2%; Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp 66,7%; Sư phạm Lịch sử 60%
Đối với các ngành ngoài sư phạm, phần lớn sinh viên có thu nhập từ 3-5 triệu đồng/1 tháng Trong đó, Khoa học Môi trường 72,4%; Thư ký Văn phòng 71,4%; Tiếng Anh (TM-DL) 68,4% và Việt Nam học (VH-DL) 67,9% Các ngành có mức lương từ 5 triệu đồng trở lên chiếm tỉ lệ cao là khoa học Máy tính 46,2%, Kế toán 37,5%; Quản trị Kinh doanh 34,6%; Tiếng Anh (TM-DL) 21,1%
2.1.8 Khu vực làm việc sau khi tốt nghiệp
Bảng 14: Khu vực làm việc sau khi tốt nghiệp
Đơn vị tính: %
STT Khu vực làm việc Cao đẳng
khóa 07
Cao đẳng khóa 06
Trang 16Qua số liệu khảo sát, hầu hết sinh viên các ngành đều làm việc tại thành phố Trong
đó các ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Sư phạm Âm nhạc, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Công dân, Tiếng Anh (TM-DL), Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Khoa học Máy tính có 100% sinh viên ra trường làm việc ở thành phố
Một số ít sinh viên công tác tại miền núi, hải đảo thuộc các ngành Thư ký Văn phòng 9,5%; Lưu trữ học 5,9%; Quản trị Văn phòng 5%; Giáo dục Mầm non 4,3% và Thư viện Thông tin 3,8%
2.2 NHỮNG THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2.2.1 Về chương trình đào tạo
Bảng 16: Mức độ hài lòng về chương trình đào tạo
Đơn vị tính: %
khóa 07
Cao đẳng khóa 06
Trang 1717
viên ít hài lòng chiếm 20,2% và số sinh viên không hài lòng về chương trình đào tạo 1,9%
So với sinh viên khóa 06 thì sinh viên khóa 07 có mức độ hài lòng về chương trình đào tạo cao hơn
Bảng 17: Mức độ hài lòng về chương trình đào tạo tính theo ngành
Các ngành có tỉ lệ hài lòng từ 90% đến 100%: Sư phạm Địa lý, Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp, Sư phạm Âm nhạc, Giáo dục Tiểu học, Sư
Trang 1818
phạm Tiếng Anh, Giáo dục Công dân, Sư phạm Toán học, Giáo dục Mầm non
Các ngành có tỉ lệ hài lòng từ 80% đến nhỏ hơn 90%: Sư phạm Hóa học, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Mỹ thuật, Thư viện Thông tin
Các ngành có tỉ lệ hài lòng từ 70% đến nhỏ hơn 80%: Lưu trữ học, Việt Nam học (VH-DL), Quản trị Kinh doanh, Sư phạm Sinh học
Các ngành có tỉ lệ hài lòng từ 60% đến nhỏ hơn 70%: Thư ký Văn phòng, Khoa học Máy tính, Kế toán
Các ngành có tỉ lệ nhỏ hơn 60%: Khoa học Môi trường, Sư phạm Tin học, Tiếng Anh (TM- DL), Quản trị Văn phòng
Hầu hết sinh viên các ngành đều hài lòng về chương trình đào tạo của trường Điểm mới trong khảo sát lần này là tỉ lệ sinh viên rất hài lòng khi nhận xét về chương trình đào tạo của nhà trường đã tăng lên khá cao so với hệ cao đẳng khóa 06 Cụ thể ngành: Sư phạm Địa lý 41,2% (8,7% - khóa 06); Giáo dục Mầm non 27,4% (17,7% - khóa 06); Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 25,0% (18,2% - khóa 06)
2.2.2 Về phương pháp giảng dạy
Bảng 18: Mức độ hài lòng về phương pháp giảng dạy
Đơn vị tính: %
STT Mức độ hài lòng Cao đẳng
khóa 07
Cao đẳng khóa 06