1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Chính sách tiền tệ thực trạng và giải pháp hoàn thiện CSTT ở việt nam

37 522 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 252,5 KB

Nội dung

Thực tế cũng cho thấy, đảm bảo ổn định hệ thống tài chính là một vấn đềquan trọng đối với NHNN do mối liên hệ mật thiết giữa các lĩnh vực trong hệthống tài chính, bao gồm ngân hàng, chứn

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2015

Giảng viên hương dẫn

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG 2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tếthế giới Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, trong bối cảnh kinh tếtoàn cầu đầy biến động, các giao dịch kinh tế, tiền tệ ngày càng trở nên phức tạphơn Trong khi đó, chính sách tiền tệ ở Việt Nam còn nhiều tồn tại, hạn chế Cơchế điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua tỏ ra không hiệu quả trongviệc kiểm soát lạm phát Từ năm 2004 đến năm 2011, lạm phát cao và diễn biếnphức tạp Kinh tế vĩ mô bất ổn Từ năm 2012 đến nay, chính sách tiền tệ đã cónhững thành công nhất định trong việc kiềm chế lạm phát ở mức một con số,góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Để việc điều hành chính sách tiền tệ đạt đượchiệu quả cao thì nền kinh tế phải có những nền tảng vững chắc trên bình diệnkinh tế vĩ mô cũng như sự ủng hộ của công chúng và thể chế Tuy nhiên, ở ViệtNam, các thể chế tài chính, tài khóa, tiền tệ chưa thật vững mạnh, thể hiện ởthực trạng hệ thống ngân hàng, tình hình thu chi ngân sách cũng như tính độclập của Ngân hàng Trung ương Vì vậy, việc Việt Nam tiếp tục cải tổ các thể chếnày là rất cần thiết Bài viết này sẽ đi sâu phân tích về hiệu quả điều hành chínhsách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua, tập trung vào giai đoạn từ năm 2011đến nay, chỉ rõ những kết quả đạt được, cũng như những vấn đề đặt ra yêu cầuphải đổi mới, đồng thời đưa ra các gợi ý chính sách và giải pháp nhằm nâng caohiệu quả của chính sách tiền tệ cũng như tiếp tục chính sách lạm phát mục tiêutrong thời gian tới

Trên cơ sở đó em đã quyết định chọn đề tài: “Chính sách tiền tệ - thực trạng và giải pháp hoàn thiện CSTT ở Việt Nam”.

Trang 4

NỘI DUNGPHẦN I: VAI TRÒ CỦA NHNN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC

HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.

I.1 NHNN đóng vai trò chủ đạo

Ổn định tài chính gồm nhiều thành tố, nhưng quan trọng nhất là ổn địnhhoạt động của các trung gian tài chính, hạ tầng tài chính (hệ thống thanh toán và

hệ thống thông tin tín dụng) và thị trường tài chính

NHNN đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện chức năng ổn định tiền tệ –tài chính Một phần cũng bởi đặc thù của Việt Nam là hệ thống ngân hàng vàcác công ty tài chính do NHNN quản lý chiếm hơn 90% tổng tài sản của các tổchức tài chính Do đó, chức năng và nhiệm vụ quản lý của NHNN cũng là vaitrò quan trọng để kiểm soát ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng

Không chỉ vậy, với vai trò là NHTW, các chính sách và công cụ để thựchiện ổn định hệ thống tài chính (hay nói cách khác là khuôn khổ an toàn vĩ mô)phần lớn thuộc thẩm quyền điều hành của NHNN

Thực tế cũng cho thấy, đảm bảo ổn định hệ thống tài chính là một vấn đềquan trọng đối với NHNN do mối liên hệ mật thiết giữa các lĩnh vực trong hệthống tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và hoạt động củangân sách với việc điều hành CSTT một cách có hiệu quả

Sự bất ổn của hệ thống ngân hàng – tài chính sẽ ảnh hưởng đáng kể đốivới quá trình truyền tải tác động của CSTT đến nền kinh tế Bong bóng giá bấtđộng sản, mức độ vay nợ cao cũng như tính kém hiệu quả của khu vực DN sẽảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát

và ổn định vĩ mô, đặc biệt khi cần xác định thời điểm, mức độ và qui mô của cáccông cụ CSTT

Bên cạnh đó, NHNN cần nắm sát diễn biến của tổng thể hệ thống tàichính do nhu cầu vốn của các thành viên trên thị trường có thể biến động bấtthường khi gặp các cú sốc và mất cân bằng tài chính Sự thiếu hụt thanh khoản

có thể nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài

Trang 5

chính, trong đó có hệ thống các TCTD và các định chế tài chính Vì vậy, CSTT

và ổn định tiền tệ là vô cùng quan trọng góp phần ổn định khu vực tài chính

I.2 Vai trò của NHNN:

- Thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền quốc gia Theo quy định tạiĐiều 1 của Luật NHNN 12/1997

“ Hoạt động NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, gốp phần bảo đảm antoàn hoạt động ngân hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xãhội chủ nghĩa” Như vậy mục tiêu đầu tưiên đặt ra đối với hoạt động của NHNNchính là ổn định giá trị đồng tiền quốc gia

Trong những năm qua, với những nỗ lực mới, NHNN tiếp tục góp phầnxứng đáng trong thành công ổn định giá trị đồng tiền quốc gia Đặc biệt, trongđiều kiện nền kinh tế bị tác động của nhiều khó khăn như ảnh hưởng của thiêntai, khủng hoảng tiền tệ Châu Á

- Xây dựng dự án CSTT quốc gia để chính phủ xem xét trình Quốc hộiquyết định và tổ chức thực hiện chính sách này

- NHNN là cơ quan của chính phủ và là NHTW của nước cộng hoàXHCN Việt Nam Trên thực tế, NHNN được coi như một bộ đặc thù trong chínhphủ Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt nam, mô hình này có ưu điểm:

+ Trong cơ chế Đảng lãnh đạo và chính phủ quản lý thống nhất toàn diệncác mặt đời sống, kinh tế xã hội thì việc Thống đốc NHNN là thành viên củachính phủ và có sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ đối với các hoạt động củangân hàng

+ Trong khi nền kinh tế Việt nam vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi,chưa thể vận hành hoàn toàn và đầy đủ theo cơ chế kinh tế thị trường thì với vịtrí là một Bộ trong chính phủ, NHNN có thể giúp việc đắc lực hơn cho chínhphủ Điều này có nghĩa là góp phần được nhiều hơn vào công cuộc đổi mới,phát triển kinh tế đất nước

+ Trong bất cứ sự phát triển nào đều phải trải qua các giai đoạn, nếuchuyển ngay sang một mô hình tổ chức hoàn toàn khác thì chẳng những các cơquan, đơn vị có liên quan chưa chấp nhận, gây ách tắc trong việc phối hợp lẫn

Trang 6

nhau, mà bản thân NHNN cũng chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết đểtheo cơ chế hoạt động hoàn toàn mới

Trang 7

PHẦN II: VẬN DỤNG HỆ THỐNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ HIỆN NAY

Mục đích của chính sách tiền tệ là nhằm điều tiết lượng tiền trong lưuthông, sự điều tiết này thể hiện qua 2 hướng: mở rộng tiền tệ và thắt chặt tiền tệ.Việc điều tiết lượng cung tiền như thế nào để cho nền kinh tế phát triển mộtcách nhịp nhàng luôn là vấn đề nan giải của các quốc gia,thiếu hay thừa tiềnluôn tác động tiêu cực đến nó Tuy nhiên, trong thực tế điều hành chính sáchtiền tệ, tuỳ vào từng thời kỳ phát triển kinh tế và hoàn cảnh cụ thể của kinh tế

xã hội mà sử dụng chính sách thắt chặt hay mở rộng tiền tệ Đây cũng là vấn đềmang tính nhạy cảm của các nhà điều hành CSTT

Để làm được điều này NHTW phải sử dụng hàng loạt các công cụ Công

cụ của CSTT là hệ thống các biện pháp mà NHTW có thể sử dụng để tác độngvào mục tiêu của CSTT

Mỗi loại công cụ đều có cơ chế tác động riêng và đem lại những kết quảtrên những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên các công cụ này đều nhằm ảnhhưởng trực tiếp hay gián tiếp đến lượng tiền cung ứng và lãi suất để từ đó đạtđược các mục tiêu của CSTT

II.1 Công cụ trực tiếp:

Công cụ trực tiếp là công cụ có tác động về lượng và NHTW kiểm soátcông cụ bằng biện pháp hành chính Khi NHTW sử dụng công cụ trực tiếp nótác động trực tiếp vào mục tiêu trung gian, từ mục tiêu trung gian đã tác độngđến tổng cầu

II.1.1 Hạn mức tín dụng:

Hạn mức tín dụng là công cụ trực tiếp của CSTT, đó chính là mức dư nợtối đa mà NHTW buộc các TCTD phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh

tế Khi sử dụng hạn mức tín dụng là khống chế dư nợ tín dụng của các NHTM,

từ đó nó quyết định đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, vì mỗi khoản chovay cấu thành dư nợ tín dụng của các NHTM thì tương đương với nó là mộtnguồn vốn tiền gửi huy động, từ đó ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn tín dụng so với

Trang 8

lượng tiền cung ứng Để cho hạn mức tín dụng có hiêu quả thì khi đưa ra hạnmức tín dụng bao giờ cũng phải nhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế dẫn đếnkhan hiếm tiền Khi đó viêc thay đổi HMTD mới có ý nghĩa tác động vào hạnmức đồng thời tác động đến vốn trong nền kinh tế Tuy nhiên, hạn mức tín dụngnhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế là bao nhiêu còn là vấn đề cần xem xét.NHTƯ căn cứ vào mục tiêu của CSTT, vào lượng tiền cung ứng để xác địnhHMTD Nếu HMTD quá nhỏ thì dẫn đến các NHTM sẽ độc quyền tín dụng vàảnh hưởng đến lãi suất cho vay Nếu HMTD lớn hơn so với nhu cầu vay thì cácNHTM sử dụng không hết hạn mức nên việc thay đổi hạn mức cũng không cóhiệu quả.

*Ưu điểm: Hạn mức tín dụng là công cụ hành nên NHTW chủ động thay

đổi quy định hạn mức theo mong muốn để đạt được các mục tiêu của CSTT Khicác công cụ khác không có điều kiện áp dụng thì công cụ này có thể phát huyhiệu quả trong trường hợp lạm phát cao

*Nhược điểm: Do đây là công cụ mang tính hành chính và do con người

xác định nên không thể chính xác và sẽ không có hiệu quả khi HMTD quy địnhkhông phù hợp với nhu cầu tín dụng của nền kinh tế Đây là công cụ kém linhhoạt, không thể thay đổi thường xuyên Một khi HMTD xác định không chínhxác thì NHTƯ không thể chủ động sử dụng hạn mức để điều tiết tiền cung ứng

Ở Việt nam, NHNN bắt đầu sử dụng HMTD như một công cụ của CSTT từtháng 6/1994 Thời kỳ đầu chỉ áp dụng cho 4NHTM quốc doanh là: NH ngoạithương, NH công thương, NH đầu tư và phát triển Nhưng sau vài năm đổi mới,quy mô mở rộng tín dụng của các NHTM quá nhanh, nên NHNN quyết định ápdụng HMTD cho hầu hết các NHTM

Tính đến cuối năm 1997 có 26 NHTM trong nước phải áp dụng HMTD.Tuy nhiên ngay từ năm 1995, 1996 công cụ HMTD đã bộc lộ những hạn chế làmức tăng dư nợ tín dụng thực tế đã vượt quá HMTD cho phép và đến năm 1998công cụ HMTD đã mất dần vai trò của nó trong việc hạn chế sự gia tăng củatổng phương tiện thanh toán Hơn nữa việc mở rộng tín dụng trong giai đoạn này

là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu tiếp tục thực hiện HMTD sẽ tạo

Trang 9

thêm những nhân tố khó khăn cho các NHTM trong việc mở rộng tín dụng Vìvậy từ quý II năm 1998, NHNN đã không áp dụng công cụ này như một công cụthường xuyên để điều hành CSTT

Theo chiều hướng phát triển của nền kinh tế, những năm tiếp theo khi thịtrường tiền tệ đã ổn định và thị trường vốn đã đi vào hoạt động thì công cụHMTD sẽ được xoá bỏ

II.1.2 Công cụ lãi suất:

Bên cạnh HMTD, NHTW còn sử dụng công cụ lãi suất ấn định dưới cáchình thức như: ấn định khung lãi suất, ấn định trần lãi suất cho vay, sàn lãi suấttiền gửi NHTƯ ấn định trực tiếp trần lãi suất cho vay để khống chế mức lãi suất

mà các NHTM áp dụng cho vay với nền kinh tế Khi NHTW tăng, giảm trần lãisuất cho vay, NHTM cũng phải tăng, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế

từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế Công cụ này khôngphù hợp với cơ chế thị trường, hạn chế sự cạnh tranh của các NHTM Đặc biệttrong trường hợp NHTW ấn định mức lãi suất không phù hợp như mức lãi suấtquá thấp sẽ làm cho cầu tiền tăng nhanh hơn dự đoán, các ngân hàng gặp khókhăn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu này, mặt khác nếu mức lãi suất quá cao

sẽ làm cầu tiền giảm dẫn đến đầu tưư giảm, hệ thống NHTM sẽ không kịp điềuchỉnh theo, bỏ lỡ cơ hội đầu tư Khi NHTW ấn định lãi suất buộc các NHTMphải chấp hành làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường tiền tệ

II.2 Công cụ gián tiếp:

Công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ là công cụ tác động vào mục tiêutrung gian qua việc điều chỉnh các mục tiêu hoạt động

II.2.1 Dự trữ bắt buộc:

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD phải gửi tại NHTW để thực hiệnCSTT quốc gia Nó được xác định bằng một tỷ lệ % nhất định trên tổng số dưtiền gửi tuỳ theo tính chất và thời hạn mà các TCTD huy động được Tỷ lệ nàygọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Từ năm 1991, DTBB được áp dụng như là một công cụ chủ yếu để điềuhành CSTT ở Việt nam Theo pháp lệnh ngân hàng, tỉ lệ DTBB có thể ở mức từ

Trang 10

10% đến 30% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM Song xét hoàn cảnhthực tế lúc bấy giờ: Tiềm lực của các NHTM Việt nam còn nhỏ bé và lạm phát

đã được kiềm chế ở mức đáng kể nên NHNN đã quy định tỉ lệ DTBB đối vớicác NHTM ở nước ta là mức 10% Lúc đầu, kỷ luật chấp hành tỉ lệ DTBB củacác NHTM chưa nghiêm, rất ít NHTM dự trữ đủ 10%, nhất là cácNHTM cổphần

Để nâng cao tính hiệu lực của các công cụ này, tạo cơ sở cho việc quản lýcung tiền một cách gián tiếp, trong năm 1994, NHNN đã hai lần điều chỉnh tỉ lệDTBB quy định mức DTBB thống nhất đối với tất cả các NHTM, đồng thờiđẩy mạnh việc áp dụng qui chế phạt đối với những trường hợp không tuân thủđúng quy định về DTBB

Vào tháng 10/1995, NHNN đã ban hành quy chế DTBB mới nhằm tăngthêm hiệu lực của công cụ này Theo qui chế mới thì DTBB chỉ được tính đốivới các loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, tỉ lệ DTBB thống nhất ởmức 10% và được áp dụng cho tất cả các NHTM Đến 1/12/1997 Thống đốcNHNN tiếp tục ban hành quyết định về quy chế DTBB Qui chế DTBB lần này

đã được quy định cụ thể hơn, linh hoạt hơn thể hiện ở việc quy định tiền gửiDTBB tại NHNN được tính bình quân trong cả kỳ duy trì Tỉ lệ DTBB được ápdụng chung cho các NHTM và các loại tiền gửi huy động có kỳ hạn dưới 12tháng là 10%, NHNN không phải trả lãi cho tiền gửi DTBB Những quy địnhmới đã khuyến khích các NHTM chủ động hơn trong điều hành nguồn vốn kinhdoanh và thực hiện DTBB đúng như quy định phù hợp với mục tiêu điều hànhCSTT trong giai đoạn này

Vào cuối năm 1998 đầu năm 1999, NHNN tiếp tục hạ thấp tỉ lệ DTBB đốivới các NHTM nhằm mở rộng tín dụng và kích thích đầu tư Tuy nhiên, qua vàitháng sau nền kinh tế vẫn tiếp tục có những biểu hiện khác thường Trước tìnhhình đó, NHNN ra quyết định giảm tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn

và có kỳ hạn dưới 12 tháng của các NHTM do lãi suất giảm tạo điều kiện để cácNHTM giảm lãi suất cho vay, từ đó tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tếgóp phần đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại

Trang 11

Công cụ này có ưu, nhược điểm sau:

*Ưu điểm: DTBB là công cụ chủ động của NHTW, NHTW có quyền

quy định mà các NHTM không có quyền phản đối, sự thay đổi tỉ lệ DTBB là tuỳthuộc vào ý muốn của NHTW Thay đổi một tỉ lệ DTBB sẽ gây tác động mạnhtới thay đổi lượng tiền cung ứng vì NHTW chỉ cần thay đổi một tỉ lệ % nhỏ tỉ lệDTBB thì sẽ dẫn đến thay đổi bội số của lượng tiền cung ứng vì nó tác động đếntát cả các TCTD

*Nhược điểm: Tuy nhiên tăng, giảm DTBB không thể thay đổi thường

xuyên vì nếu thay đổi thường xuyên sẽ gây xáo trộn hoạt động của các TCTDdẫn đến việc quản lý vốn khả dụng của các NHTM trở nên khó khăn Tiền gửiDTBB không tính lãi nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí của các TCTD, nếu DTBBcao dẫn đến chi phí lớn coi như một khoản thuế đánh vào các TCTD

Vì vậy, sử dụng công cụ DTBB là giải pháp tình thế khi cần thiết phảithắt chặt tiền tệ Hiện nay một số nước không còn chú ý đến công cụ này nữa và

có thể quy định mức DTBB bằng 0 hoặc kết hợp với các công cụ khác để thựcthi CSTT

II.2.2 Công cụ cho vay chiết khấu:

Cho vay chiết khấu được coi là một công cụ gián tiếp để giúp NHTW cácnước thực hiện CSTT của mình Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ này ở Việtnam những năm vừa qua còn đang ở trạng thái giản đơn do các phương tiệnlàm căn cứ để NHNN thực hiện cho vay chiết khấu còn chơa phát triển đầy đủ.Tuy vậy ngay từ năm đầu của quá trình đổi mới để thực hiện CSTT, NHNN đã

áp dụng hìmh thức cho vay chiết khấu đối với cácNHTM Cơ sở để thực hiệnchiết khấu là các khế ước tín dụng tức là các văn bản pháp lý ghi nhận mộtkhoản vay với một mức lãi suất vàmột thời hạn nợ nhất định của một DN đốivới một NHTM Thông qua việc thế chấp các khế ước tín dụng này, NHNN đãcho vay ngắn hạn đối với các NHTM, nhờ vậy mà các NHTM đã khắc phụcđược những khó khăn tạm thời trong thanh toán, lại có thể đáp ứng được nhucầu tín dụng cho nền kinh tế

Trang 12

Bên cạnh đó, NHTW đã áp dụng lãi suất tái chiết khấu Đây là loại lãisuất được NHTW áp dụng để chiết khấu lại các chứng từ có giá của các NHTM.Lãi suất tái chiết khấu tác động vào giá tín dụng nên khi lãi suất tái chiết khấutăng sẽ tác đôngj vào mặt bằng giá vốn đầu vào của NHTM, gây áp lực và lãisuất nền kinh tế sẽ tăng theo dẫn đến thu hẹp khả năng cho vay của NHTM, làmcho hệ số tạo tiền giảm và ngược lại Đi kèm với lãi suất tái chiết khấu, NHTWcòn quy định hạn mức tái chiết khấu tức là quy định mức cho vay tối đa trên cơ

sở lãi suất đã quy định để gây ảnh hưởng về lượng vốn mà các TCTD vay củaNHTW

Ưu, nhược điểm của công cụ này:

*Ưu điểm: Chính sách tái chiết khấu là công cụ có khả năng tác động vào

các mục tiêu trung gian của CSTT NHTW chủ động sử dụng công cụ này thểhiện qua việc chủ động quy định lãi suất tái chiết khấu, hạn mức tái chiết khấu

và các điều kiện chiết khấu cho từng đối tượng cụ thể Chính sách tái chiết khấu

là công cụ linh hoạt, sự nhạy cảm của CSTT với lãi suất sẽ ảnh hưởng đến toàn

bộ cơ cấu cho vay của các TCTD với hiệu ứng thông báo mạnh có tác động đếnnền kinh tế NHTW có thể dùnh chính sách này để thực hiện vai trò người chovay cuối cùng cung cấp dự trữ cho hệ thống NHTM khi nó thiếu vốn khả dụng,nhất là trong điều kiện xảy ra khủng hoảng ngân hàng, lúc này cửa sổ chiết khấugiống như cái van an toàn cho hệ thống tiền tệ của quốc gia

*Nhược điểm: Công cụ này không phát huy hiệu quả khi các điều kiện tái

chiết khấu không đảm bảo Nhiều khi NHTW không thể chủ động chi phối được

số tiền tái chiết khấu vì nó còn phụ thuộc vào nhu cầu vốn của TCTD Mặt khác,công cụ này còn có ý nghĩa tác động một chiều, khi cần tăng lượng tiền cungứng thì NHTW sẽ điều chỉnh lãi suất thấp để các NHTM có nhu cầu vay và sẽgặp khó khăn khi cần thu tiền về vì bị ràng buộc bởi thời gian Hơn nữa, chínhsách tái chiết khếu có thể làm lẫn lộn những ý định của NHTW do việc thay đổilãi suất, vì thế để khắc phục phải biết kết hợp công cụ này với các công cụ khácnhư công cụ dự trữ bắt buộc

Trang 13

II.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở:

Thị trường mở là thị trường tiền tệ mà ở đó người ta thực hiện việc bán các công cụ tài chính ngắn hạn Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua-bán các chứng từ có giá ngắn hạn của NHTƯ trên thị trường mở

Ở Việt nam, sau nhiều năm tích cực chuẩn bị triển khai, tới ngày12/7/2000, nghiệp vụ thị trường mở do NHNN chủ trì đã mở phiên giao dịchđầu tiên đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong điều hành CSTT củaNHTW theo phương pháp gián tiếp Ở đây ta trình bày vài nét về mục tiêu vànhiệm vụ của CSTT-Xuất phát điểm để NHTW đưa ra các công cụ điều hành Ởgóc độ khái quát, CSTT là những mục tiêu và những giải pháp đồng bộ màNHTW sử dụng trong điều hành nhằm tác động vào khả năng sẵn có và giá củavốn khả dụng, qua đó ảnh hưởng lên toàn bộ các hoạt động tiền tệ, tín dụngtrong nền kinh tế Nói cách khác, CSTT phải nhằm vào mục tiêu bảo đảm

ổn định giá trị đồng tiền và an toàn hệ thống tín dụng bằng cách kiểm soát cáckênh bơm và rút tiền NHTW trong lưu thông Theo thuật ngữ tiền tệ, đây lànhiệm vụ kiểm soát lượng tiền cung ứng được điều tiêt qua hai kênh bao gồmkênh tín dụng và kênh mua bán

Các tăng hay giảm tiền cung ứng qua các kênh này đều có những ưunhược điểm khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khách quan của nền kinh tế vàkhả năng cho phép của NHTW

Theo đánh giá của các chuyên gia NHTW, điều tiết lượng tiền cungứng qua nghiệp vụ thị trường mở có nhiều ưu thế hơn các kênh khác Tại đâyNHTW đóng vai trò người chủ trì có điều kiện thực hiện ý đồ kiểm soát củamình một cách chủ động Thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá trên thịtrường thứ cấp giữa một bên là NHTW với một bên khác là các TCTD, làmlượng tiền biến thiên chỉ theo một chiều hoặc tăng giảm phù hợp với yêu cầucan thiệp của NHTW

Trang 14

PHẦN III: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI TỪ HOẠT ĐỘNG

CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM

III.1 Thực trạng thi hành chính sách tiền tệ

Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, trong thời gian qua,CSTT được điều hành linh hoạt, thận trọng và liên tục được điều chỉnh cho phùhợp với diễn biến kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn Năm 2012 và 2013, Chínhphủ đã đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trườngnhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện ổn định vĩ mô còn chưa vữngchắc là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đấtnước Trong đó, những gói giải pháp tài khóa và tiền tệ được triển khai đồng bộluôn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả cũng như mục tiêu đề ra

Cụ thể, tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 đã có những kết quả tích cực,

cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đề ra Các giải pháp kiềm chế lạm phát và

ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả Lạm phát được kiểm soát ởmức thấp, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp so với năm 2011 Cán cân thanh toánquốc tế cải thiện; lãi suất giảm mạnh; thanh khoản của hệ thống ngân hàng đượcđảm bảo; kim ngạch xuất khẩu ước tăng đáng kể so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra;

dự trữ ngoại hối được cải thiện; tỷ giá ổn định Khó khăn trong sản xuất, kinhdoanh từng bước được tháo gỡ và có chuyển biến tích cực

Nhìn lại diễn biến kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách tiền tệ cho thấy,năm 2012, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, thương mại vàtăng trưởng toàn cầu phục hồi chậm, ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tếđối ngoại của Việt Nam Trong nước, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều tháchthức như cầu nội địa giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, hoạt động sản xuấtkinh doanh gặp nhiều khó khăn Trong bối cảnh đó, NHNN đã triển khai nhiềubiện pháp chính sách quyết liệt và chủ động trong điều hành hoạt động ngânhàng

Đầu tiên phải kể đến là chính sách lãi suất Trong năm 2012, NHNN đãliên tiếp thực hiện giảm mặt bằng lãi suất, điều chỉnh giảm 4 lần đối với lãi suất

Trang 15

tái cấp vốn từ 15% xuống 10%, lãi suất chiết khấu từ 13% xuống 8% Lãi suấttrên thị trường mở giảm 6 lần Điều chỉnh giảm 4 lần trần lãi suất tiền gửi tối đabằng VNĐ, từ 14%/năm xuống 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến

12 tháng; từ 6%/năm xuống 2% năm đối với tiền gửi không kỳ hạn Đồng thời,

áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với bốn lĩnh vực ưu tiên(nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành côngnghiệp hỗ trợ), lãi suất điều chỉnh giảm từ 15% xuống còn 13% Riêng đối vớitiền gửi trên 12 tháng, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định trên cơ

sở quan hệ cung cầu Nhờ đó, đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ

mô Bởi, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, ngoài nguyên nhân sâu xa từnhững bất cập của nền kinh tế như năng suất lao động thấp, chất lượng đầu tưkém hiệu quả, giá cả thế giới và yếu tố kỳ vọng lạm phát thì yếu tố tăng trưởngtiền tệ cao, tín dụng tăng cao trong nhiều năm qua cũng là một trong những tácnhân gây ra lạm phát Thậm chí, tín dụng tăng cao cũng là một trong nhữngnhân tố gây ra sự thiếu thanh khoản của thị trường và là yếu tố tiềm ẩn phát sinhnhững bất ổn của hệ thống ngân hàng

Mặt khác, đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng cho thấy, mặc dùcác sản phẩm dịch vụ khác đã phát triển tương đối đa dạng, song, doanh thu hoạtđộng của các ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, do vậy, để cólợi nhuận, không ít các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mạinhỏ mới thành lập, đã đẩy mạnh việc cho vay vượt cả năng lực tài chính và khảnăng quản trị Như vậy càng khẳng định rằng, việc thực hiện biện pháp hạnmức tín dụng của NHNN là rất cần thiết và phù hợp

Trong năm 2012, hạn mức tín dụng được NHNN xác định phù hợp vớinăng lực, quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo đó, hạn mức tín dụngđược chia thành bốn nhóm, tương ứng với các mức: 17%, 15%, 8% và 0%; quyđịnh tỷ trọng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích 16%; đồng thời

áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các tổ chức tín dụng.Giải pháp này đã được NHNN thực hiện quyết liệt từ những tháng cuối năm

2011 và tiếp tục triển khai trong năm 2012, tạo ra những tác động tích cực đến

Trang 16

thị trường, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, thanh khoản thị trường cũng đãđược cải thiện, góp phần hạ thấp mặt bằng lãi suất.

Bên cạnh việc thực hiện hạn mức tín dụng, trong năm 2012, NHNN cũng

đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạođiều kiện cho người dân và doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, như: chỉ đạo các

tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên theo chỉđạo của Chính phủ

Để khuyến khích chuyển dịch nguồn vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn, NHNN đã áp dụng một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn đối với các tổ chứctín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn, và có chính sách tín dụngchỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc cho vay đối với các hộ gia đình, trangtrại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi, nuôi cá tra, chế biến cá traxuất khẩu (theo chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản 1149/TTg-KTN ngày20/8/2012), hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản Theo

đó, các tổ chức tín dụng được phép giãn nợ tối đa 24 tháng, hạ lãi suất đối vớicác khoản vốn đã cho vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất thấp hơn thị trường(11%/năm), cho vay vốn để đầu tư máy móc giảm tổn thất sau thu hoạch đối vớicác đối tượng trên; yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động rà soát, đánhgiá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợđối với khách hàng vay vốn; thực hiện phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấulại thời hạn nợ (Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 24/4/2012); xem xét cho vaymới đối với các nhu cầu vay có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; thực hiện tiếtkiệm, giảm chi phí để có thể hạ thấp lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, kể cảđối với những khoản vay đã ký hợp đồng trước đó, và xem xét miễn trả lãi đốivới những khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theoquy định của NHNN

Các biện pháp chính sách này thực tế đã đi vào cuộc sống, với chưa đầymột tháng, hầu hết các ngân hàng thương mại đã đồng loạt hạ lãi suất Đến cuốitháng 10/2012, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong lĩnh vực sản xuất đã

Trang 17

có sự giảm mạnh so với đầu năm (huy động tối đa là 9%, lãi suất cho vay lĩnhvực ưu tiên ở mức 9% - 13%, các lĩnh vực sản xuất khác 12% - 15%).

Đối với ngoại tệ, lãi suất huy động và cho vay tương đối ổn định, lãi suấthuy động phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5 - 1%/nămđối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, lãi suất cho vay phổ biến ở mức từ 5,3% -7,5%/năm Trong khi đó, lãi suất cho vay bằng VNĐ giảm mạnh từ 4 - 5% sovới thời điểm cuối năm 2011 Cùng đó, mức tăng trưởng tín dụng trong ba quýcuối năm đã được cải thiện hơn so với quý I và tăng trưởng tín dụng hàng thángđều đạt giá trị dương

Điểm đáng lưu ý nữa trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 phải kểtới đó chính là sự chủ động cao của NHNN trong quá trình thực hiện các mụctiêu của chính sách tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá trong quá trìnhđiều hành có sự kết hợp với chính sách quản lý ngoại hối đã góp phần ổn định tỷgiá, tăng lòng tin vào đồng Việt Nam, từng bước thực hiện chủ trương giảm dầntình trạng đô la hóa Cán cân thanh toán thặng dư sau nhiều năm thâm hụt, thanhkhoản của VNĐ và USD trong toàn hệ thống được đảm bảo và cải thiện, trật tự

kỷ cương thị trường được tăng cường; phần lớn các tổ chức tín dụng đáp ứngđược tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn

Ngoài ra, NHNN đã thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ các ngân hàng thươngmại yếu kém, thực hiện các biện pháp ổn định thị trường vàng, thu hẹp đốitượng cho vay bằng ngoại tệ Đồng thời, NHNN cũng đã thiết lập được “cửa sổ”của thị trường tiền tệ, đây có thể nói là một thành công lớn để NHNN nắm bắtđược thông tin thị trường một cách kịp thời phục vụ cho việc điều hành chínhsách tiền tệ Qua cửa sổ này, NHNN đã theo dõi rất sát những biến động về lãisuất, các giao dịch hàng ngày trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, từ đó kịpthời đưa ra các biện pháp can thiệp, điều tiết những biến động bất thường của thịtrường

Tuy nhiên, sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô trong năm 2012 đôi lúccòn thiếu đồng bộ Do đó, diễn biến của thị trường cuối năm 2012 vẫn nổi nênmột số vấn đề cần tiếp tục xử lý: áp lực về thanh khoản vẫn còn, lãi suất trên thị

Trang 18

trường có xu hướng biến động do áp lực lạm phát vẫn còn cao, các giao dịchtrên thị trường chưa thực sự thông suốt, các ngân hàng thương mại là thành viênchính của thị trường có sự phát triển chưa đồng đều, nhiều ngân hàng thươngmại nhỏ đang phải đối mặt với tình hình thanh khoản khó khăn, nợ xấu giatăng…

III.2 Đánh giá về việc thi hành chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều tiết nềnkinh tế thị trường.Trong những năm qua, việc quản lý, điều hành CSTT có nhiềuchuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềmchế lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trởng và phát triển nhất là trong điều kiện tácđộng nhiều mặt của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực vào nền kinh tếnước ta Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được việc quản lý, điều hành CSTTtrong thời gian qua ở nước ta đang nổi lên một số vấn đề cần được quan tâm giảiquyết

Mặc dù không nằm trong “tâm điểm” của cơn bão tiền tệ Đông Nam Á,nhưng thời gian gần đây diễn biến kinh tế phức tạp và ảm đảm của hàng loạt cácnước trong và cận kề ngoài khu vực cho phép khẳng định Việt Nam cũng khó cóthể thoát khỏi vòng xoáy tụt dốc “đô mi nô” về tăng trưởng kinh tế đang diễn ra

ít nhất là trong vòng 2-3 năm kể từ cuối năm 1997

III.2.1 Các thành quả đạt được

III.2.1.1 Góp phần tăng trưởng kinh tế:

Để tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu thì một trong những điềukiện cơ bản là các ngành kinh tế phải có vốn đầu tưư để phát triển sản xuất, kinhdoanh Kể từ khi có hai pháp lệnh ngân hàng cho đến nay, hệ thống ngân hàng

đã không ngừng tăng cường và mở rộng nguồn vốn tín dụng để cung cấp vốnđầu tư cho các DN và các hộ gia đình Điều đó đã giúp nền kinh tế Việt nam nóichung cũng như từng ngành sản xuất nói riêng đạt được tốc độ tăng trưởng cao

và tương đối ổn định trong nhiều năm Xét trên giác độ vĩ mô thì thông qua việcthực thi chính sách tiền tệ, NHNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ởhai khía cạnh:

Ngày đăng: 16/12/2015, 08:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w