MỤC LỤC MỤC LỤC 1 NỘI DUNG 2 1. Lý do chọn đề tài: 2 2. Cơ sở lý luận 2 2.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước. 2 2.1.1 Khái niệm 2 2.1.2 Phân loại 2 2.1.3 Đặc điểm 3 2.2. Nội dung chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước 3 3. Thực trạng, kết quả, nguyên nhân, giải pháp 4 3.1 Thực trạng chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước 4 3.1.1 Thực trạng 4 3.1.2 Thực trạng chi thường xuyên trong lĩnh vực y tế 7 3.2. Kết quả 8 3.3 Nguyên nhân 8 3.4. Giải pháp 9 4. Kết luận. 10
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá MỤC LỤC Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 1 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá NỘI DUNG 1. Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn nước ta đang tập trung các nguồn lực tài chính để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc kiểm soát chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước là yêu cầu hết sức cần thiết và là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành. Tuy nhiên tình hình sử dụng công quỹ còn rất nhiều lãng phí, tình trạng tùy tiện sử dụng Ngân sách chưa được ngăn chặn, công tác quản lý Ngân sách còn nhiều khiếm khuyết. Thực hiện tốt công tác chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ lý do trên, em chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp kiểm soát chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước”. 2. Cơ sở lý luận 2.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước. 2.1.1 Khái niệm Chi thường xuyên là các khoản chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động thư ờng xuyên của các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước và đảm bảo một số dịch vụ công khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng. 2.1.2 Phân loại - Theo từng lĩnh vực chi: + Chi các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội, sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa- nghệ thuật, thể dục- thể thao, phát thanh truyền hình… + Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: sự nghiệp giao thông, nông nghiệp, thủy lợi… Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 2 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá + Chi các hoạt động quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương. + Chi quốc phòng- an ninh, trật tự, an toàn xã hội. + Chi khác. - Theo nội dung kinh tế: + Các khoản chi cho con người: tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp theo lương, học bổng + Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn( chi đặc thù của cơ quan, đơn vị) + Các khoản chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên: duy tu, bảo dưỡng tài sản, nhà cửa. + Chi tổ chức thu phí và lệ phí theo quy định Nhà nước. + Các khoản chi khác. 2.1.3 Đặc điểm - Có tính chất không hoàn trả trực tiếp. - Ổn định, liên tục thường xuyên để duy trì hoạt dộng bộ máy. - Có hiệu lực chi tiêu theo niên độ ngân sách, tác động trong khoảng thời gian một năm theo Luật Ngân sách. - Phạm vi mức độ gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và quyết định của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa công cộng. - Mức chi, chế độ chi phải tuân theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 2.2. Nội dung chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước Xây dựng định mức chi - Các loại định mức: + Định mức sử dụng: chi tiết theo mục lục của NSNN để điều hành chi thường xuyên. + Định mức phân bổ ngân sách: tổng hợp theo từng đối tương, từng vùng như: đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, đối với sự nghiệp y tế, đối với cơ quan quản lý Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 3 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá Nhà nước. Quy trình quản lý ngân sách chi thường xuyên - Lập dự toán chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước. - Chấp hành dự toán chi thường xuyên. - Kế toán chi thường xuyên. - Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thường xuyên của ngân sách. 3. Thực trạng, kết quả, nguyên nhân, giải pháp 3.1 Thực trạng chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước 3.1.1 Thực trạng * Năm 2010 Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2010 nhiều Bộ, ngành, địa phương, công tác quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên vẫn còn bộc lộ những tồn tại, phân bổ và giao dự toán vượt định mức, chi tiêu vượt dự toán, sử dụng sai nguồn kinh phí, vượt tiêu chuẩn, chế độ quy định. 9 tháng đầu năm 2010, thông qua kiểm soát chi 236. 661 tỉ đồng chi thường xuyên, kho bạc Nhà nước đã phát hiện 25. 883 khoản chi của hơn 10. 136 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng trình tự, thủ tục, từ chối thanh toán trên 160 tỉ đồng chưa đủ điều kiện chi theo quy định.Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện, kiến nghị xử lý tài chính trên 14, 7 nghìn tỉ đồng; ngành tài chính, thanh tra Chính phủ cũng phát hiện và xử lý vi phạm tài chính hàng nghìn tỉ đồng… Tình trạng sử dụng số vượt thu, nguồn dự phòng, chi tạm ứng, cho vay sai đối tượng, sai chế độ, chi vượt dự toán lớn, vượt chế độ định mức, nhất là số chi chuyển nguồn ngân sách lớn, tiếp tục tăng và diễn ra trong nhiều năm vẫn chậm được khắc phục, là sự lãng phí đối với ngân sách Nhà nước. * Năm 2011 Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 4 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá Ðịnh mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước Quy định cụ thể định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương bao gồm: chi quản lý hành chính; chi sự nghiệp y tế; đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong đó, định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính cho khối cơ quan hành chính từ 19 đến 30 triệu đồng/biên chế/năm (tùy thuộc vào số biên chế của cơ quan). Ðối với khối các cơ quan Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, định mức phân bổ năm 2011 là 30 triệu đồng/biên chế/năm. Ðịnh mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp y tế, đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Việc phân bổ dự toán chi nghiên cứu khoa học được thực hiện dựa trên các nhiệm vụ chuyên môn về khoa học và công nghệ. Quyết định cũng nêu rõ việc phân bổ thêm dự toán chi thường xuyên, chi sự nghiệp giáo dục, y tế cho các địa phương khó khăn. Tổng số thu cân đối NSNN năm 2011 là 962.982 tỷ đồng. Trong đó thu theo dự toán của Quốc hội năm 2011 là 721.804 tỷ đồng, vượt 126.804 tỷ đồng (21,3%) so với dự toán được Quốc hội giao. Đây là một kết quả rất tích cực trong bối cảnh kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn và cũng thể hiện sự cố gắng của các cấp, các ngành. * Năm 2012 Chi thường xuyên qua kho bạc Nhà nước: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, trong 9 tháng đầu năm 2012, hệ thống kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát chi ước đạt 367.146 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN qua kho bạc Nhà nước . Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị kho bạc Nhà nước đã phát hiện trên 39.800 khoản chi của 18.400 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 5 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết, từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng trên 446 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy định, trong đó số từ chối thực 27 tỷ đồng. Riêng trong tháng 9 năm 2012, hệ thống kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát ước đạt 41.000 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN qua kho bạc Nhà nước . Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị kho bạc Nhà nước đã phát hiện 4.000 khoản chi của 2.000 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng 35 tỷ đồng chưa đủ điều kiện chi theo quy định. * Năm 2013 Thu Ngân sách Nhà nước lũy kế đến 15/10 ước đạt 70,1% dự toán, thấp hơn so với cùng kỳ 2 năm trước cũng như so với yêu cầu tiến độ thực hiện dự toán 20. Thu Ngân sách Nhà nước tiếp tục đạt thấp do thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 68,5% và 62,5% dự toán do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chịu thuế giảm so cùng kỳ. Bên cạnh đó, nguồn thu từ dầu thô – nhân tố chính bù đắp hụt thu từ thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 86,4% dự toán, thấp hơn nhiều so với 103,6% và 116,9% dự toán của cùng kỳ năm 2012 và 2011. Vì vậy, thu Ngân sách Nhà nước trong năm 2013 khó khăn hơn năm 2012, hụt thu khoảng 63.630 tỷ đồng. Sang năm 2014, thu Ngân sách Nhà nước vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng nợ đọng thuế, chuyển giá, sự phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn chậm, giảm thu chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và giá dầu thô thế giới giảm. Do vậy, cần có những biện pháp triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cơ cấu lại hệ thống các cơ quan hành chính, đoàn thể, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư công. Việt Nam hiện có những cách hạch toán chưa theo thông lệ Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 6 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá quốc tế: Nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giáo dục, thủy lợi, y tế được để ngoại bảng, không tính vào chi tiêu NSNN. Có một vấn đề đáng lo ngại là trong cơ cấu nguồn chi, trong khi chi cho đầu tư phát triển có xu hướng giảm từ 9,3% GDP trung bình trong giai đoạn 2006-2010 xuống còn 6,7% GDP trong giai đoạn 2011-6/2013 thi chi thường xuyên lại có xu hướng gia tăng từ 19,7% GDP lên tới 21,4% trong cùng giai đoạn này. Qua đó cho thấy, các nỗ lực cắt giảm chi tiêu công chủ yếu lại nằm vào phần chi cho đầu tư phát triển trong khi nhẽ ra phần phải cắt giảm mạnh là chi thường xuyên lại tăng. 3.1.2 Thực trạng chi thường xuyên trong lĩnh vực y tế Bộ Y tế đang đề xuất cơ chế tài chính nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công lập hoạt động và phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo nguồn tài chính để tăng thu nhập hợp pháp cho cán bộ y tế nhằm giữ người tài, người giỏi và phát triển nguồn nhân lực. Thực tế, bên cạnh những thành tựu, chính sách tiền lương và chế độ đãi ngội đối với cán bộ y tế còn chưa phù hợp, tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động và môi trường, điều kiện làm việc, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn, nên dẫn đến tình trạng chuyển dịch cán bộ y tế từ miền núi, vùng khó khăn về đồng bằng, đô thị; từ khu vực công lập ra khu vực ngoài công lập. Nhiều bác sỹ, dược sỹ ra trường không công tác tại các cơ sở y tế mà ở lại làm công việc khác tại các thành phố lớn, gây lãng phí xã hội Theo đề xuất của Bộ Y tế, đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên, thực hiện theo nguyên tắc khuyến khích các đơn vị có điều kiện thu viện phí, ở vùng kinh tế xã hội phát triển phải tăng thu để tự bảo đảm toàn bộ hoặc từng phần chi phí hoạt động thường xuyên, để dành ngân sách chi thường xuyên ưu tiên cho các đơn vị không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số, kế hoạch hóa gia đình. Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 7 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá 3.2. Kết quả - Công tác chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần đưa kinh tế đất nước phát triển - Luật Ngân sách Nhà nước ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo điều kiện tiền đề và cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác tổ chức chi trả và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước. - Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước quy định. - Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên đã hạn chế tốt đa việc rút kinh phí về quỹ tiền mặt để chi trong những ngày cuối năm đồng thời tạo điệu kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước theo đúng dự toán được duyệt 3.3 Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn đến những bất cập, tồn đọng trong chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước là do: - Ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa cao; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được xác định là khâu trọng tâm. Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự tự giác trong việc xây dựng các giải pháp để triển khai việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được đề cao. - Hệ thống pháp luật hiện hành về Ngân sách Nhà nước chưa được chặt chẽ và đồng bộ, điển hình là cơ chế kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước còn lỏng lẻo, hạn chế. Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 8 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá - Cán bộ trực tiếp làm công tác chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước còn thiếu và nhiều yếu kém. 3.4. Giải pháp Một là, xây dựng một dự toán chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước toàn diện, chi tiết, đảm bảo tài chính cho các bộ ngành, địa phương, thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội. Hai là, thiết lập cơ sở truyền tin thống nhất trong lĩnh vực quản lý ngân sách trên cơ sở nghiên cứu xây dựng một trung tâm tính toán và lưu dữ liệu thống nhất trong ngành tài chính. Ba là, Hoàn thiện các hình thức cấp phát Ngân sách Nhà nước. Hình thức ghi thu- ghi chi cần phải được hạn chế và đi đến xóa bỏ. Hình thức lệnh chi tiền cần xác định rõ phạm vi và đối tượng sử dụng. Hình thức này chỉ nên áp dụng đối với các khoản chi như cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế- xã hội không có quan hệ thường xuyên với Ngân sách Nhà nước, chi trả nợ, viện trợ. Bốn là, Nâng cao chất lượng dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước. Xác định rõ yêu cầu, quy trình,lịch trình lập, xét duyệt và phân bổ Ngân sách Nhà nước để yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan có trách nhiệm chấp hành Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 9 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hoá 4. Kết luận. Việc kiểm soát chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước đúng mục đích và có hiệu quả không chỉ là trách nhiệm riêng của cơ quan tài chính mà là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước và các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy các cơ quan, đơn vị phải có các biện pháp hiệu quả, hợp lý để chi thường xuyên kích thích tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội. Trong quá trình làm bài còn nhiều hạn chế, thiếu sót mong cô thông cảm và góp ý kiến để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Thị Dung – MSSV: 10011043 - Lớp: DHTN6TH Trang 10 . Hoá Nhà nước. Quy trình quản lý ngân sách chi thường xuyên - Lập dự toán chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước. - Chấp hành dự toán chi thường xuyên. - Kế toán chi thường xuyên. - Quyết toán và. Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thường xuyên của ngân sách. 3. Thực trạng, kết quả, nguyên nhân, giải pháp 3.1 Thực trạng chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước 3.1.1 Thực trạng * Năm 2010 Theo. kiện tiền đề và cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác tổ chức chi trả và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước. - Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước tạo điều