Nguyên tắc xây dựng chương trình 4.1 Nguyên tắc kế thừa và phát triển Chương trình Ngữ văn 11 tập 2 bộ cơ bản và nâng cao được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các nguyên tắc xây dựn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
-o0o -
SVTH: LÊ THỊ KIM ANH
TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN 11 TẬP 2 (BỘ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ văn
Giáo viên hướng dẫn:
Ths TRẦN ĐÌNH THÍCH
Cần Thơ, 05/2011
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ và sự phát triển vượt bậc, nhảy vọt của xã hội hiện đại đã đặt ra vấn đề mới về nguồn nhân lực Do đó đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải đào tạo những con người có những phẩm chất năng động, sáng tạo, linh hoạt có đầy đủ năng lực giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, để tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập Và giáo dục là một trong những con đường để đưa đất nước đến sự giàu mạnh Giáo dục có vai trò quan trọng như vậy nên cần được quan tâm đầu
tư và đổi mới Xuất phát từ những yêu cầu này bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới lớp 10 bộ cơ bản và nâng cao vào giảng dạy
ở tất cả các trường trung học phổ thông trong cả nước vào năm 2006 và tiếp tục đưa chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 11 bộ cơ bản và nâng cao vào giảng dạy năm
2007
Sách giáo khoa Ngữ văn THPT biên soạn theo hai chương trình: chuẩn (cơ bản) và nâng cao Yêu cầu về nội dung khối lượng kiến thức và kĩ năng của hai chương trình sách giáo khoa có khác nhau nhưng không quá 20 %
Vì chương trình lấy mặt bằng kiến thức và kĩ năng của bộ sách cơ bản làm chuẩn chung sau đó tăng thêm một số nội dung, tri thức và yêu cầu kĩ năng cho bộ nâng cao Đây là một công trình khoa học rất quan trọng của sự nghiệp trồng người Thấy được
vị trí, vai trò của sách giáo khoa đối với giáo viên và học sinh trong việc truyền đạt và lĩnh hội tri thức nên tôi đã đi vào tìm hiểu để nắm vững kiến thức sách giáo khoa, phục
vụ cho việc giảng dạy sau này Và trong quá trình đó tôi đã phát hiện ra những điểm giống và khác rất thú vị giữa hai bộ sách Ngữ văn cơ bản và nâng cao của bậc THPT Xuất phát từ sự giống và khác nhau giữa hai chương trình của hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn cơ bản và nâng cao đã kích thích tôi đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu về hai bộ sách này
Đó là lí do mà người viết chọn đề tài “Tương đồng và dị biệt giữa sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (Bộ cơ bản và nâng cao)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Cuốn “Văn học nhà trường” bàn về nhận diện, tiếp cận, đổi mới giáo sư Phan
Trọng Luận có phần nói về sách giáo khoa Ngữ Văn ở mục Tiếp cận chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn hiện hành Tác giả giới thiệu đôi nét về chương trình chuẩn,
nâng cao và tự chọn, những quan điểm, nguyên tắc xây dựng chương trình chuẩn Nêu lên những vấn đề của sách giáo khoa Ngữ Văn 10 trong đó có đề cập đến cách tiếp cận mới, nguyên tắc được thể hiện trong sách giáo khoa Một số thay đổi về nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, quan điểm tiếp cận chung về chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tác giả đã đưa ra một số kiến thức quan trọng giúp
cho việc tiếp cận các tác phẩm khó trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 như bài: một thời đại trong thi ca, Về luân lí xã hội ở nước ta Bên cạnh đó chỉ ra được vấn đề thống
nhất về văn bản sách giáo khoa Ngữ Văn của hai bộ cơ bản và nâng cao Cách viết tiểu dẫn và tiểu sử của tác giả
Trang 3- Tài liệu “bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn” của Phan Trọng Luận và Trần Đình Sử (chủ biên) Nội dung gồm 3 phần: phần thứ nhất là những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, phần thứ hai nói về chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 11, chủ yếu tìm hiểu về sách bộ cơ bản đã nêu lên những thay đổi về nội dung chương trình và tìm hiểu từng phần cụ thể, phần thứ ba tìm hiểu về chương trình và sách giáo khoa nâng cao Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về sách giáo khoa bộ cơ bản và nâng cao
- “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 tập 2” do Nguyễn Văn Đường (chủ biên) Quyển sách này chủ yếu là thiết kế bài giảng, đưa ra kết quả cần đạt, hoạt động của thầy và trò, hướng dẫn tìm hiểu bài cho những bài giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2
- “Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình sánh giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn” năm 2007 là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện về sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 Các tác giả đã giới thiệu một cách khái quát những nội dung của chương trình bao gồm: những nét mới, tiến bộ của chương trình sách giáo khoa mới so với chương cũ, cách sắp xếp chương trình, cấu trúc bài học và hướng dẫn thực hiện chương trình mới
- Trên tạp chí Giáo dục số 45 phát hành vào 12/ 2002, giáo sư Phan Trọng Luận có bài viết “Một công trình khoa học đặc biệt” đã cho rằng những sai xót cũng như hạn chế của sách giáo khoa mới là đìều không thể tránh khỏi và đó là một lẽ bình thường
và tất yếu Điều quan trọng là chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề để kịp thời rút kinh nghiệm về phương thức chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa
- Tác giả Lê Thị Hương trong bài viết “Tích hợp kiến thức lí luận văn học với việc phân tích tác phẩm văn học trong dạy học văn ở Trung học phổ thông”, tạp chí Giáo dục số 159, quý 1/2007 đã bàn đến vai trò, những ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực là một nguyền tắc thể hiện xuyên suốt trong quá trình biên soạn sách giáo khoa Theo tác giả “Việc dạy học theo phương pháp tích hợp sẽ giảm được lượng sách giáo khoa rất lớn mà học sinh phải học Ví dụ trước đây ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn gồm 3 quyển sách thì bằng phương pháp tích hợp học sinh chỉ phải học trong một cuốn sách giáo khoa Ngữ văn” Tuy vậy, bài viết này tác giả chỉ khảo sát phân tích, tích hợp kiến thức giữa mảng lí luận văn học và việc phân tích tác phẩm mà chưa
đi sâu vào các phương diện khác
- Tác giả Trần Quang Đại thì lại cho rằng “Sách giáo khoa còn thiếu tính khoa học và chuẩn mực”
“Bộ sách giáo này có sự chênh lệch khá lớn về sự sắp xếp nội dung và phân phối chương trình (PPCT), khiến cho học sinh lung túng, giáo viên thì luôn phải nhắc nhở học sinh hôm sau học bài gì
Đối với các bài đọc thêm học bắt buộc, song thầy và trò chỉ có khoảng 15 phút cho mỗi bài, lại là những bài dài và khó! Và các bài ấy bắt buộc thuộc phạm vi kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập
Sách giáo khoa mới có thêm mục “Kết quả cần đạt” ở trước mỗi bài học và phần ghi nhớ sau mỗi bài học Đối với nhiều bài đọc văn và TiếngViệt nội dung ấy chính là câu trả lời cho những câu tìm hiểu bài trong sách giáo khoa
Trang 4Cách xử lí nhan đề có nguồn gốc Hán Việt cũng có vấn đề Đưa nhan đề chuyển nghĩa thuần Việt, có tính chủ quan lên trước, in đậm coi đó là nhan đề chính thức và phụ chú trong ngoặc đơn bằng nhan đề gốc Hán Việt do chính tác giả đặt’ Theo trang
3 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
Yêu cầu đầu tiên là phải tìm hiểu nắm vững nội dung của sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao), tìm ra sự giống và khác nhau giữa 2 bộ sách cơ bản và nâng cao
Nghiên cứu sách giáo khoa để thấy được cấu trúc tổng quát, sự sắp xếp các phần, các chương, các bài Tìm được mối quan hệ giữa các phần: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn Nắm vững được mục tiêu, nhiệm vụ môn học, quan điểm, nguyên tắc và những phương pháp giảng dạy quan trọng
Để từ đó thấy được những ưu điểm của sách giáo khoa có thể khai thác phục vụ cho việc giảng dạy và những nhược điểm mà ta cần khắc phục
4 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
Vấn đề nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là điểm tương đồng và dị biệt giữa 2 bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) qua đó rút ra ý nghĩa, nhận xét đánh giá về hình thức trình bày, cách biên soạn và phân bố chương trình, nội dung và chất lượng của hai
bộ sách
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê số lượng tác phẩm, số lượng bài học, số tiết học và phân loại chúng theo các dạng bài của 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn
Phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát, tìm hiểu các số liệu có được nhằm làm tăng thêm tính thuyết phục cho đề tài nghiên cứu
Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh đối chiếu sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) với Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) để thấy được những điểm tương đồng và dị biệt giữa 2 bộ sách và rút ra những nhận xét về về hình thức và nội dung cua 2 bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
Phương pháp phân tích, tổng hợp khái quát
Đây là phương pháp dùng để phân tích cấu trúc chương trình, nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) để thấy được giá trị, ý nghĩa, những ưu điểm
và khuyết điểm của 2 bộ sách Trên cơ sở đó người viết sẽ rút ra được những nhận xét, kết luận mang khoa học trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu
Trang 5
B PHẦN NỘI DUNG
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH
SÁCH GIÁO KHOA
1 Vị trí, vai trò của sách giáo khoa trong nhà trường
Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức được biên soạn với mục đích dạy và học Sách giáo khoa phổ thông là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông Kiến thức trong sách giáo khoa là hệ thống kiến thức khoa học chính xác theo một trình tự logic chặt chẽ được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình
độ học sinh và thời gian học tập
Bất cứ một chương trình giảng dạy nào cũng cần đến sách giáo khoa nên vai trò của sách giáo khoa vô cùng quan trọng, cung cấp những kiến thức chung và cơ bản nhất cho học sinh Mọi hoạt động giảng dạy được quy định bởi chương trình sách giáo khoa
Sách giáo khoa là dương bản của chương trình, là nơi cụ thể hóa nội dung, nơi thể hiện đầy đủ nhất ý đồ của chương trình Sách giáo khoa phải thể hiện mục tiêu, nguyên
lí giáo dục, cụ thể hóa nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục của bậc học, cấp học, lớp học
Sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu để dạy và học đối với giáo viên và học sinh
Sách giáo khoa khi đưa vào giảng dạy phải đảm bảo các yếu tố sau:
Có nội dung phù hợp với chương trình dạy học tương ứng, có tư tưởng khoa học thực tiễn, có sự chỉ dẫn học tập bài học, câu hỏi kiểm tra, ngôn ngữ trong sáng đễ hiểu, đúng chính tả, ngữ pháp, chất lượng in thỏa mãn những yêu cầu thẫm mĩ giúp giáo viên và học sinh dễ tiếp nhận
2 Mục tiêu môn Ngữ văn
2.1 Mục tiêu chung
Môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Làm Văn
Đây là môn học nền tảng có tác dụng tạo nên trình độ văn hóa của con người nên dạy và học tốt môn Ngữ Văn chẳng những tạo cơ sỡ cho học sinh học tốt các môn khác mà còn phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, giáo dục tư tưởng tình cảm cao đẹp cho con người
Dựa trên cơ sỡ đã đạt được của chương trình Ngữ Văn THCS, bồi dưỡng thêm một bước năng lực Ngữ Văn cho học sinh THPT bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thông dụng, năng lực viết một số văn bản thông dụng, khả năng giao tiếp bằng lời nói trước công chúng Đồng thời cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông về văn học dân tộc và văn học thế giới, về ngôn ngữ và tiếng Việt, về lí luận văn học, lịch sử văn học
và văn hóa, tạo phần tích lũy ban đầu để hình thành các năng lực đọc, viết năng lực
Trang 6cảm thụ thẩm mĩ, phát triển tư duy, nắm được phương pháp học tập bộ môn, tạo thành tập quán học tập Ngữ Văn Bên cạnh đó biết tìm tòi, phát hiện, suy nghĩ, giải quyết vấn đề làm cơ sỡ cho phát tiển trí tuệ và nhân cách suốt đời
Trong quá trình dạy học với đặc trưng riêng của mình, môn Ngữ Văn hướng đến bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu tiếng Việt, yêu văn hóa, văn học nước nhà, tinh thần nhân văn, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cao thượng, thị hiếu thẫm mĩ tốt đa dạng
để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh
2.2 Mục tiêu môn Ngữ văn ban khoa học tự nhiên và ban cơ bản
Cung cấp một khối lượng tri thức văn học phổ thông tương đối có hệ thống Bao gồm tác phẩm văn học, tác giả, thể lọai, thể loại của văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, ngôn ngữ văn học, văn học sử, lí luận văn học và một số tác phẩm thuộc thể loại khác như: sử kí, các thể lọai văn nghị luận, văn nhật dụng, nhằm thông qua chúng mà mở rộng khả năng đọc hiểu và tiếp xúc xã hội rất nhiều mặt Rèn luyện cho học sinh năng lực đọc độc lập, bắt đầu từ việc đọc đúng, hiểu đúng văn bản tiếng Việt, tiến tới hiểu đúng nội dung, tư tưởng của tác phẩm, biết cảm thụ giá trị thẩm mĩ của văn học, biết phân tích đánh giá tác phẩm một cách có phương pháp và tinh thần sáng tạo Học sinh biết quan sát đời sống xã hội, tư nhiên có nhận xét, đưa ra ý kiến của mình Học sinh viết được các văn bản thông dụng, đặc biệt là văn bản nghị luận xã hội
và nghị luận văn học với năng lực tư duy sáng rõ Giúp học sinh biết khai thác vận dụng những tri thức tiếng Việt để đọc văn, hành văn, trau dồi tiếng Việt
2.3 Mục tiêu môn Ngữ văn ban khoa học xã hội và nhân văn
- Về tri thức so với ban khoa học tự nhiên thì ban khoa học xã hội và nhân văn đưa thêm một số thể loại tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài Giúp học sinh có hệ thống hơn về tác giả, tác phẩm lớn của văn học dân tộc và nước ngoài trang bị kiến thức về lí luận văn học và văn hóa tương đối hoàn chỉnh hơn
- Về kĩ năng môn Ngữ văn ban khoa học xã hội và nhân văn chú trọng về định hướng trong đọc văn, bao quát các tác giả, tác phẩm, thể loại, khơi gợi năng lực phát hiện, sáng tạo, biết sử dụng công cụ biết sưu tập tài liệu để giải quyết một vấn đề, chú trọng phát huy năng khiếu, khuyến khích suy nghĩ riêng, tìm tòi phát hiện của học sinh về mặt văn học và ngôn ngữ
3 Quan điểm xây dựng chương trình
Để có một chương trình sách giáo khoa đạt chất lượng cao cần phải xây dựng chương trình theo quan điểm tổng hợp (quan điểm toàn diện)
Chương trình phải thể hiện một cách có ý thức một cách toàn diện nhất quán, có kế hoạch mục tiêu đào tạo của từng lớp, từng ban, từng cấp về phương hướng đào tạo, quan điểm phương pháp đặc trưng của cả quá trình đào tạo người học sinh bằng công
cụ văn học và tiếng Việt
Chương trình phải thể hiện được sự vận dụng tổng hợp những hiểu bíết có liên quan,
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình đào tạo trong nhà trường
Chuơng trình sách giáo khoa không phải là những tri thức mang tính hàn lâm kinh viện nặng nề về thi cử mà phải hết sức chú trọng đến tính sáng tạo, thực hành và hướng nghiệp, xuất phát từ những hiểu biết có căn cứ về bản thân học sinh, về thực tiễn phát triển kinh tế xã hội
Trang 7Trong chuơng trình giáo dục phổ thông hiện nay đã coi trọng tính thực hành, vận dụng kiến thức được học gắn với mục đích học tập và thực tế đời sống Vì vậy khi triển khai chương trình người giáo viên chỉ giữ vai trò gợi mở, tự bản thân học sinh sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự học và chiếm lĩnh kiến thức mới
Nội dung chương trình tập trung các kiến thức, kĩ năng cơ bản và thiết thực tích hợp được nhiều mặt của giáo dục Khi triển khai chương trình giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học thích hợp với từng học sinh, để tổ chức hướng dẫn học sinh, hình thức tổ chức dạy học thường linh hoạt, phối hợp giữa dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm, theo lớp
4 Nguyên tắc xây dựng chương trình
4.1 Nguyên tắc kế thừa và phát triển
Chương trình Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các nguyên tắc xây dựng chương trình Ngữ văn THCS, chương trình Ngữ văn 10, kế thừa những thành quả và kinh nghiệm đã đạt dược cũng như khắc phục những hạn chế của các bộ sách giáo khoa trước đây như Văn học 11, Tiếng Việt 11, Làm văn 11(chỉnh lí hợp nhất năm 2000), SGK thí điểm phân ban Đồng thời phải biết học tập kinh nghiệm phân ban của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Tất
cả sự kế thừa đó đã làm cho chương trình SGK Ngữ văn 11 mới gần gũi dễ tiếp nhận với giáo viên và học sinh
Chương trình SGK Ngữ văn 11 không chỉ có kế thừa mà còn phát triển theo hướng mới về nội dung, phương pháp dạy học, nhu cầu tiếp nhận mới phù hợp với xu thế của thời đại nhằm củng cố và nâng cao chất lượng giảng dạy
4.2 Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp là sự kết hợp, liên kết các môn học có liên quan thành một chỉnh thể thống nhất, nhất thể hóa tránh sự phân tán rời rạc nhằm tạo thành một hợp lực để hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tích hợp theo 2 hướng: tích hợp ngang và tích hợp dọc
- Tích hợp ngang: Sách giáo khoa chỉnh lí năm 2000 theo chương trình cũ môn Văn gồm 3 phân môn tách riêng với nhau Văn học, Tiếng Việt, Làm văn do đó có 3 bộ sách riêng Theo chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện nay cả 3 phân môn được tổng hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất Vì thế môn Văn chỉ còn là một quyển sách duy nhất với nội dung bao gộp cả 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn được sắp xếp xen kẽ với nhau
Việc biên sách theo nguyên tắc này học sinh có thể giảm được lượng chi phí mua sách đồng thời tránh được sự nặng nề khi mang sách nhất là đối với những ngày học 2 phân môn khác nhau Tích hợp 3 phân môn có tác dụng liên kết lại những bài học Văn, Tiếng Việt, Làm văn tạo điều kiện thuận lợi khi liên hệ giữa nội dung các bài học trong quá trình dạy và học
- Tích hợp dọc: là tích hợp theo vấn đề
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 quan điểm tích hợp dọc được vận dụng linh hoạt nhiều nhất là phần đọc văn Tích hợp dọc trong phần đọc văn thể hiện ở việc bài học theo thể loại Tích hợp dọc không chỉ dành riêng cho phần đọc văn mà còn liên kết giữa Văn- Tiếng Việt- Làm văn
Trang 8Ví dụ: Tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 còn là sự tiếp nối những kiến thức đã
học trong chương trình lớp 10 và THCS
Ví dụ: Bài “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” có liên quan đến bài “Khái quát lịch sử
của tiếng Việt” ở lớp 10
Tích hợp của chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 là sự gắn kết những vấn đề nội dung gần nhau để việc dạy và học được thuận lợi chứ không là sự sắp xếp lắp ghép các phần một cách máy móc và guợng ép
4.3 Nguyên tắc giảm tải và khắc phục tính hàn lâm
Tính hàn lâm là sự dồn nén vào chương trình nhiều vấn đề, đưa vào đó nhiều thuật ngữ khái niệm mới lạ, cao siêu, không gần gũi thiết thực với người học, xa rời thực tiễn, là trở ngại lớn đối với học sinh khi tiếp cận môn Văn
Chương trình sách giáo khoa trước đây học sinh phải học rất nhiều môn, số lượng bài học mỗi môn lại nhiều đã tạo nên áp lực nặng cho người học Chương trình sách giáo khoa mới phải làm sao có thể giảm nhẹ áp lực đối với học sinh Sách giáo khoa Ngữ văn 11 đã chú trọng nguyên tắc giảm tải và khắc phục tính hàn lâm, loại bỏ những điểm không cần thiết để tập trung vào những bài có tính trọng tâm của một thể loại, một tác giả, một giai đoạn
Tuy quan niệm và nhận thức về giảm tải chưa hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng các tác giả biên soạn sách đã thực hiện theo nguyên tắc này đặc biệt là khắc phục tính hàn lâm của chương trình Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 được xây dựng theo nguyên tắc này nên việc lựa chọn bài học đưa vào sách giáo khoa được cân nhắc
và chọn lọc kĩ, những bài được chọn là các tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam
và văn học nước ngoài
4.4 Nguyên tắc thẩm mĩ
Đây là nguyên tắc cần thiết và cũng là mục tiêu quan trọng của môn Văn Thông qua từng bài học đã giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của văn chương, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, nhận ra cái hay cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc Ngoài ra môn Ngữ văn còn bồi dưỡng thêm cho học sinh những tình cảm tốt đẹp của người Việt Nam đó là tinh thần dân chủ, nhân văn Giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm công dân tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng phát huy những giá trị văn hóa nhân văn trong nước và của nhân loại
4.5 Nguyên tắc hiện đại và hành dụng
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 xây dựng theo hướng tiến bộ, hiện đại, và học hỏi kinh nghiệm mới nhất ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Hiện đại để phù hợp với yêu cầu thực tế và để không lạc hậu so với nền giáo dục của các nước Tính hiện đại thể hiện qua việc đưa vào chương trình nhiều bài học mới không xa lạ với học sinh, đó là những tác phẩm không chỉ có giá trị văn học mà còn có ý nghĩa giáo dục với học sinh
Cùng với việc xây dựng một chương trình học mang tính hiện đại còn chú trọng đến tính hành dụng Nguyên tắc hành dụng được thể hiện là việc đưa nhiều bài học, văn bản có tính nhật dụng (Viết bản tin, phỏng vấn, tiểu sử tóm tắt, thao lập luận bình luận) đã làm cho môn Văn trở nên thiết thực hơn Bài học có tính hành dụng là bài học gắn liền với thực tế cuộc sống có thể đưa vào ứng dụng trong thực tiễn
Trang 9Những bài học được biên soạn theo nguyên tắc hiện đại và hành dụng là những bài đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, trình độ phất triển của học sinh và đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kì mới
4.6 Nguyên tắc tích cực hóa học sinh
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 được biên soạn theo nguyên tắc tích cực hóa việc học của học sinh Trước đây, môn Văn chủ yếu được xây dựng theo phương pháp truyền thống nên giờ học Văn rất nhàm chán, học sinh thụ động Theo chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới đổi mới mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập Học sinh trở thành đối tượng chủ động trong giờ học, giáo viên trở thành người chỉ đạo, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trên lớp Để tiếp thu và khám phá kiến thức học sinh buộc phải tham gia vào quá trình xây dựng bài, hoạt động tích cực trong mỗi tiết học và những giờ tự học
Trang 10GVHD: Ths Trần Đình Thích SVTH: Lê Thị Kim Anh
CHƯƠNG II: TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 TẬP 2
(BỘ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)
- Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) - Phan Bội Châu
- Nghĩa của câu
- Viết bài làm văn số 5: Nghị luận
Đọc văn
Tiếng Việt Làm văn
- Đọc thơ
- Nghĩa của câu
- Bài viết số 5: Nghị luận văn học
- Tác gia Xuân Diệu
- Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
Trang 11GVHD: Ths Trần Đình Thích SVTH: Lê Thị Kim Anh
23
85-86
87
Đọc văn Đọc văn
Làm văn Làm văn
- Tương tư – Nguyễn Bính
- Đọc thêm:
Tống biệt hành – Thâm Tâm Chiều xuân - Anh Thơ
- Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học
Làm văn
- Từ ấy - Tố Hữu
- Đọc thêm: Lai tân - Hồ Chí Minh Nhớ đồng – Tố Hữu Tương tư – Nguyễn Bính Chiều xuân – Anh Thơ
- Tiểu sử tóm tắt
24
93-94
95
96
Đọc văn Đọc văn
Tiếng Việt
Đọc văn
- Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh
- Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh
- Lai tân – Hồ Chí Minh
- Kiểm tra văn học
25
91-92
93
Tiếng Việt Làm văn
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Tiếng Việt Làm Văn
- Từ ấy – Tố Hữu
- Đọc thêm: Nhớ đồng – Tố Hữu
- Luyện tập câu nghi vấn tu từ
- Thao tác lập luận bình luận
Làm văn
- Tôi yêu em – Puskin
- Đọc thêm: Bài thơ 28 - Ta-go
- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
26 101-102
103
Đọc văn Đọc văn
- Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh
- Một thời đại trong thi ca (trích) –
Trang 12GVHD: Ths Trần Đình Thích SVTH: Lê Thị Kim Anh
- Người trong bao – Sê-khôp
- Thao tác lập luận bình luận
27 105-106
107
108
Đọc văn Đọc văn
Tiếng Việt Làm văn
- Đọc văn nghị luận
- Đọc thêm: Tiềng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Trả bài kiểm văn học
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác –
- Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh
- Đọc thêm: Tiềng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh
- Đám tang lão Gô-ri-ô (Trích lão Gô-ri-ô) – Ban- dắc
- Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận
- Luyện tập về thao tác lập luận bình luận
- Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Huy-go
- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Người trong bao – Sê-khôp
- Luyện nói : Thảo luận, tranh luận
Trang 13GVHD: Ths Trần Đình Thích SVTH: Lê Thị Kim Anh
111 Tiếng Việt - Phong cách ngôn ngữ chính luận
Đọc văn
Tiếng Việt Làm văn
- Ôn tập về Văn học ( học kì II)
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Bài viết số 8 ( Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
Làm văn
- Ôn tập phần Tiếng Việt
- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
35
121-122
123
- Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối
- Tổng kết phần văn học Việt Nam
- Tổng kết về làm văn
- Trả bài viết số 8
Trang 152 Những điểm tương đồng giữa SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
2.1 Về hình thức của sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
- Tên sách là “Ngữ văn 11” sử dụng cơ chữ lớn, dòng chữ đánh số thứ tự in hoa nhỏ hơn
“TẬP HAI” ở ngay bên dưới và màu sắc chữ khác với màu của bìa sách
- Khuôn khổ của 2 bộ sách đều giống nhau (17x 24 cm)
- Trang bìa: bìa trước của cả 2 bộ sách đều sử dụng tranh ảnh minh họa và bìa sau có phần phụ lục giới thiệu một số sách các môn khác của lớp 11 Cả 2 bộ sách cơ bản và nâng cao đều có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế ở bên phải của bìa sách phía sau Trên đầu trang bìa có dòng chữ “Bộ giáo dục và đào tạo”, phía cuối trang có biểu tượng và tên của Nhà xuất bản giáo dục
- Trang đầu tiên có tên của các tác giả Tổng chủ biên và đồng chủ biên SGK Và trang cuối cùng có tên của người chịu trách nhiệm sản xuất cùng các biên tập viên, có tên và xuất xứ của bức tranh được chọn làm tranh bìa cho sách giáo khoa
- Tranh ảnh: Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) mỗi bài học đều có hình minh họa cho bài học, chất lượng hình ảnh rõ, đẹp, trong sáng Hầu hết các tranh ảnh minh họa là hình của các nhà văn, nhà thơ và một số hình ảnh khác có liên quan đến bài học Phía dưới mỗi hình minh họa đều có chú thích
2.2 Về nội dung của sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) 2.2.1 Phân phối chương trình
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) được dùng giảng dạy vào học kì II, bắt đầu là tuần 19 và kết thúc vào tuần 35 với 17 tuần học
Ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm Văn được sắp xếp xen kẽ với nhau, các bài học được sắp xếp theo từng tuần Phần Văn là phần có bài học nhiều nhất và phần Tiếng Việt là phần có bài học ít nhất Trong 1 tuần học sinh không được học đầy đủ các phân
môn, có nhiều tuần chỉ học có 2 phân môn
Phần đọc văn được sắp xếp làm bài đầu tiên của mỗi tuần Nếu trong tuần học đủ cả 3 phân môn thì thứ tự sẽ là: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn Nếu không có phần Đọc văn thì Tiếng Việt được học trước Đây là một trật tự được đảm bảo ổn định suốt cả quyển sách Bên cạnh những bài học chính thức còn có hệ thống các bài đọc thêm để học sinh nghiên cứu bổ sung kiến thức
2.2.2 Cấu trúc và nội dung chương trình
Trang 16nhân văn, thị hiếu thẩm mĩ, phẩm chất văn hóa cá nhân, hình thành nhân cách con người lao động mới
Môn Văn giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng đọc tác phẩm Kĩ năng đọc là hoạt động thường xuyên nhất trong 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh Từ đó rèn luyện thêm các kĩ năng khác như kĩ năng đọc hiểu văn bản được đặt ra với yêu cầu trình
độ ngày càng nâng cao
- Đọc nhanh, độ chính xác văn bản, hiểu nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn mà văn bản
đề cập đến
- Đọc thẩm mĩ: thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương
- Đọc sáng tạo: Là khi đọc phải biết lí giải văn bản theo suy nghĩ riêng một cách logic
và hợp lí đồng thời có khả năng vận dụng sáng tạo văn bản
Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn
b Cấu trúc và nội dung
Văn học Việt Nam
Cấu trúc chương trình
Cấu trúc chương trình phần văn học Việt Nam sắp xếp theo thể loại kết hợp với các thời kì văn học lớn (trong các thời kì văn học các tác phẩm được xếp theo cụm thể loại) Theo tiến trình lịch sử văn học: trong chương trình Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) là các tác phẩm thuộc thời kì văn học đầu thế kỷ XX đến 1945 Sách Ngữ văn
11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đã chia thời kì văn học này thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ XX đến 1920 Đây là giai đọan chuẩn bị các điều kiện cần
thiết cho công cuộc hiện đại hóa văn học Thành tựu của giai đoạn này là thơ văn của các nhà chí sĩ cách mạng Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đã
giới thiệu đến học sinh các tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu cho giai đoạn này như Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và
luân lí Đông Tây) của Phan Châu Trinh
- Giai đoạn 2: Từ 1920 – 1930 giai đoạn này là quá trình hiện đại hóa của nền văn học
Việt Nam Thành tựu tiêu biểu là những sáng tác thơ văn của những nhà nho chịu ảnh hưởng của lối sống đô thị và văn hóa phương Tây hiện đại như Tản Đà ( Hầu Trời) Và những trí thức Tây học đầu tiên như Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh,
- Giai đoạn 3: Từ 1930 -1945 nền văn học đã Việt Nam đã hoàn tất quá trình hiện đại
hóa với nhiều cách tân ở mọi thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, và đặc biệt là thơ của các tác giả thơ mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,…và những tác phẩm thơ ca Cách mạng của Hồ Chí Minh, Tố Hữu
Trang 17Phần văn học Việt Nam cả hai bộ sách đều có các tác phẩm học chính thức và một số bài đọc thêm
Các bài học chủ yếu là sắp xếp theo hệ thống thể loại, trong từng thể loại các bài được sắp xếp theo trật tự thời gian
Việc sắp xếp theo hệ thống thể loại nhằm các mục đích sau:
Do nhu cầu tất yếu của việc cảm thụ và lĩnh hội tác phẩm văn học và từ đó dễ dàng cho việc phê bình, nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn học
Là kết quả của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa thực tế tác phẩm sinh động đồng thời giứp cho việc nhận thức phân tích cảm thụ từng tác phẩm riêng lẻ
Để tạo thuận lợi cho học sinh dễ dàng liên hệ, so sánh, đối chiếu các tác phẩm trong
cùng một cụm thể loại nhưng khi giảng dạy dễ bị nhàm chán
Chương trình gồm nhiều thể loại khác nhau, các tác phẩm đã thể hiện được các thể văn, thể thơ của văn học Việt Nam hiện đại thời kì đầu thế kỉ XX đến 1945 Tuy nhiên nhiều tác phẩm cùng thể loại nhưng viết rất khác nhau, vì đây là thời kì ý thức cá nhân thức tỉnh trong giới cầm bút dẫn đến sự phát triển phong phú của cá tính và phong cách nghệ thuật của nhà văn
Sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) có 2 tác phẩm văn nghị luận trong đó
1 tác phẩm nghị luận xã hội và một tác phẩm nghị luận văn học Hai tác phẩm này đã thể hiện tính toàn diện của chương trình và tạo thế cân bằng Hai tác phẩm này được sắp xếp theo thể loại riêng và theo tiến trình lịch sử
Nội Dung
Thời kì
văn học Thể loại
SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản )
SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) Tác giả
Thơ Đường luật
- Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)
- Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
- Về luân lí xã hội ở nước ta
Phan Châu Trinh
Từ năm 1920
→ năm 1930
Thơ Trường thiên
Thơ năm chữ kết hợp tám chữ
- Vội Vàng - Vội Vàng
Thơ thất ngôn
Trang 18Thơ thất ngôn - Đây thôn Vĩ Dạ - Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc
Tử Thơ lục bát - Đọc thêm:
Tương tư - Tương tư
Nguyễn
Bính
Thơ thất ngôn
- Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
+ Văn nghị luận: 2 bài văn nghị luận chính trị xã hội của Phan Châu Trinh và Nguyễn
An Ninh, 1 bài nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) chủ yếu tập trung và thể loại trữ tình cùng với các tác phẩm nghị luận Các tác phẩm thơ được sắp xếp học trước các tác phẩm nghị luận
Văn học nước ngoài
Cấu trúc chương trình
Trang 19Phần văn học nước ngoài bắt đầu khi học sinh học xong các tác phẩm thơ của phần văn học Việt Nam Văn học nước ngoài được sắp xếp vào giữa phần văn học Việt Nam vì sự sắp xếp thể cụm thể loại
Văn học nước ngoài trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) gồm các tác phẩm học chính thức và một tác phẩm đọc thêm, đa số chiếm thời lượng là 2 tiết
Nội dung
Giới thiệu các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của các nền văn học:
- Đức: Ba cống híến vĩ đại của Các-Mác – Ăng-ghen
- Pháp: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích những người khốn khổ) của
V Huy-go
- Nga: Tôi yêu em - Pu-skin
Người trong bao - Sê-khốp
- Ấn Độ: Bài thơ số 28 - R Ta-go (đọc thêm)
Tên của các tác phẩm là do các tác giả biên soạn sách giáo khoa đặt
Văn học nước ngoài dù hay nhưng khó dạy và khó cảm thụ hơn văn học Việt Nam Ta thấy một khó khăn đầu tiên là tên nhân vật được phiên âm nên rất khó nhớ, nếu học sinh học bài không kĩ sẽ dễ nhầm lẫn giữa tên tác phẩm - nhân vật - tác giả với nhau Sự cách biệt về văn hóa cũng là một trở ngại lớn khi tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài vì có nhiều chi tiết, từ ngữ khó hiểu Và vì đây là những tác phẩm nước ngoài nên khi học sinh tiếp cận với tác phẩm chủ yếu là qua văn bản dịch ra tiếng Việt Đối với những tác phẩm là truyện ngắn và văn nghị luận thì đảm bảo nội dung còn đối với tác phẩm thơ thì yêu cầu của việc dịch thơ từ tác phẩm văn học nước ngoài là phải đạt được yêu cầu chân, thiện, mĩ nhưng vẫn đảm bảo được 3 yêu cầu này thì không phải lúc nào cũng đạt được Vì đối với tác phẩm nước ngoài thì sẽ có nhiều bản dịch, mỗi bản dịch sẽ khác nhau nên rất khó khi học sinh đọc thuộc lòng một bài thơ
Với số lượng bài học không nhiều chỉ có 5 đơn vị bài học nhưng có một yêu cầu là dạy văn học phải gắn liền với việc làm nổi bật một số nét văn hóa của các dân tộc thể hiện qua các hình tượng văn học Qua đó hiểu sâu hơn bản sắc văn hóa của dân tộc, giúp học sinh có thêm nhiều hứng thú trong học tập
Lí luận văn học
Cấu trúc và nội dung
Phần lí luận văn học trong SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đều đưa vào
chương trình giảng dạy về thể loại văn nghị luận
Nội dung gồm có:
- Khái quát sơ lược về văn nghị luận
Văn nghị luận là văn lí thuyết, trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điển, tình cảm vê những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phụ
- Cách đọc văn nghị luận:
+ Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận
+ Cần phải nắm bắt được vấn đề và các tư tưởng sâu sắc dưới hình thức luận điểm
+ Cần cảm nhận được tình cảm chính nghĩa thấm đượm trong tư tưởng của bài văn
Trang 20+ Phân tích nghệ thuật lập luận và tác dụng của các biện pháp thuật đó với từng vấn đề được trình bày trong nội dung tác phẩm
+ Khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về phương diện nghệ thuật và tư tưởng, rút
ra những bài học sâu sắc từ những tác phẩm nghị luận được học
Bài đọc thêm
Cấu trúc và nội dung chương trình
- Phần đọc thêm cả hai bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đều giới thiệu các tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài của 5 tác giả trong đó có 4 tác giả văn học Việt Nam và 1 tác giả văn học nước ngoài
+ Tác giả của văn học Việt Nam: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Anh Thơ, Nguyễn An Ninh + Tác giả của văn học nước ngoài: R Ta-go (Ấn Độ)
- Các tác phẩm đọc thêm đều có SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) gồm: + Nhớ đồng
Bài đọc thêm ở cả hai bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) đều không phải
là bài học ngoài giờ mà là bài học bắt buộc trên lớp Tuy các bài đọc thêm không được giảng dạy như những bài học chính thức nhưng thời lượng giảng dạy của chương trình
đã dành một ít thời gian để giáo viên hướng dẫn cho học sinh học bài Bài đọc thêm tuy chiếm thời lượng ít nhưng cho thấy các tác giả sách giáo khoa đã có quan tâm nhiều đến phần này
Cấu trúc bài học của bài đọc thêm
Bài đọc thêm của cả hai bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) đều có cấu
+ Tên văn bản và tên tác giả:
Tên văn bản được viết hoa và in đậm, tên tác giả cũng được viết hoa nhưng không in đậm và nhỏ hơn tên văn bản Nếu là văn bản dịch thì ghi tên văn bản dịch sau đó ghi tên nguyên văn của văn bản và được đặt trong dấu ngoặc đơn, chữ thường ở phía dưới tên dịch của văn bản Nếu là đoạn trích thì ghi tên của đoạn trích và tên của văn bản được trích ở phía dưới trong dấu ngoặc đơn
Trang 21+ Kết quả cần dạt:
Là phần định hướng nội dung bài học cho giáo viên và học sinh Nêu lên những yêu cầu học sinh cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm thông qua bài học Tùy vào từng bài mà kết quả cần đạt nêu những yêu cầu khác nhau về nội dung và nghệ thuật
+ Tiểu dẫn:
Nội dung của phần tiểu dẫn là giới thiệu về tác giả và tác phẩm
Về tác giả nêu ngắn gọn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả (các tác phẩm chính và năm ra đời của những tác phẩm đó)
Về tác phẩm thì giới thiệu xuất xứ của tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nếu bài học là đoạn trích thì có thêm phần tóm tắt nội dung của toàn tác phẩm và nêu rõ xuất xứ của đoạn trích Ngoài ra tiểu dẫn có thể đưa vào những nhận định chung về nhà văn, nội dung phong cách sáng tác của nhà văn đó
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, thái độ tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
b Cấu trúc và nội dung chương trình
Trang 22Phần Tiếng Việt có 4 bài được phân bố với thời lượng là 8 tiết Bốn bài Tiếng Việt được xếp xem kẽ với 2 phân môn còn lại Số lượng bài Tiếng Việt ít nên khoảng cách thời gian học 2 bài bài với nhau khá lâu
Cả 2 bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) đều có loại bài hình thành kiến thức và kĩ năng mới
Loại bài hình thành kiến thức và kĩ năng mới:
Kiến thức mới được hình thành thông qua sự phân tích ngữ liệu và tiến hành tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Sau đó kiến thức được mở rộng, nâng cao
và củng cố qua hoạt động luyện tập, kiến thức cốt lõi được diễn đạt ngắn gọn qua phần ghi nhớ
Gồm các bài sau đây:
- Nghĩa của câu
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
c Cấu trúc bài học
Phần Tiếng Việt của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) đều có loại bài
hình thành kiến thức và kĩ năng mới nên trong phần cấu trúc bài học (phần khảo sát những điểm tương đồng giữa 2 bộ sách Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) chỉ xét cấu trúc bài học của loại bài này
Cấu trúc bài học phần Tiếng Việt của SGK Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
- Nội dung bài học:
Thường là những câu hỏi hoặc yêu cầu phân tích văn bản để học sinh tìm hiểu văn bản Câu hỏi hoặc yêu cầu đều hướng đến nội dung kiến thức cần hình thành hay khái niệm cần đạt được
- Luyện tập:
Có những dạng bài tập như: phân tích, nhận xét, tìm thêm ví dụ, so sánh, phân biệt, vận dụng để tạo lập văn bản mới Tất cả đều nhằm nâng cao kiến thức vừa học để học sinh nắm chắc, hiểu thấu và có năng lực vận dụng trong giao tiếp ngôn ngữ
C Phần Làm văn
a Mục tiêu
Có sự thống nhất với nhau về mục tiêu chung hình thành kĩ năng đọc , viết cho học sinh, những năng lực học sinh có được khi học phần Văn, Tiếng Việt, là điều kiện để giúp cho học sinh đạt đựoc mục tiêu quan trọng nhất của phần Làm văn và tạo lập văn bản, phần Làm văn trong sách Ngữ văn 11 đã hình thành cho học sinh một số kĩ năng như: Lập luận bình luận, lập luận bác bỏ, tóm tắt văn bản nghị luận, tóm tắt tiểu sử
Trang 23Phần Làm Văn không chỉ là một bộ phần của môn Ngữ văn mà còn là phần trọng tậm của chương trình vì đây là môn học giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh, phản ánh kết quả học tập của môn Văn và Tiếng Việt Vì phần Văn và Tiếng Việt thực chất nhằm hỗ trợ cho phần Làm văn Những kiến thức mà học sinh học được ở các phần Văn và Tiếng Việt sẽ được thể hiện qua các bài viết
b Cấu trúc và nội dung chương trình
Gồm các loại bài sau:
+ Bài viết nghị luận văn học
+ Bài viết nghị luận xã hội
- Các giờ trả bài làm văn
Các giờ trả bài làm văn nhìn chung đều có mục đích và nhiệm vụ giống nhau:
+ Giúp học sinh nhận thức đúng các yêu cầu về nội dung và hình thức của đề văn đã làm, bằng việc tổ chức cho học sinh phân tích, tìm hiểu đề tìm ý và lập dàn ý
+ Nhận ra được các lỗi của bài viết và xác định được phướng hướng sữa chữa
+ Luyện tập: phần luyện tập chỉ có trong cấu trúc bài học lí thuyết Giúp học sinh vận dụng kiến thức để thực hành Từ đó giúp học sinh củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức vừa học
CHÚ THÍCH
Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học, nội dung chú thích đầy đủ thuận tiện cho giáo viên và học sinh trong việc tra cứu giải nghĩa các từ khó của bài học Các từ khó được đánh dấu theo số thứ tự và sẽ được giải thích ngay cuối trang sách mà từ đó xuất hiện Cùng một bài nhưng sang trang khác số thứ tự của các chú thích sẽ được đánh số lại từ đầu theo 1, 2,3,… Nhìn chung phần chú thích đã giải thích được các từ khó trong văn bản giúp học sinh dễ tiếp cận văn bản
Ví dụ: Một số chú thích tong bài Tràng giang của Huy cận (SGK Ngữ Văn 11 tập 2
bộ nâng cao)
“Sóng gợn tràng giang (1) buồn điệp điệ,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Trang 24
Lơ thơ cồn (2) nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu(3) .”
(1) Tràng: một âm khác của chữ” trường”, nghĩa là dài Tràng giang: sông dài (hàm
chứa cả rộng) chỉ sông lớn
(2) Cồn: gò đất (hoặc cát), đám đất (cát) nỏi cao
(3) Cô liêu: Trơ trọi, vắng vẻ
Phần chú thích tập trung chủ yếu ở phần đọc văn còn phần Tiếng Việt và Làm văn chỉ một số bài có chú thích như:
- Bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11 tập 2 bộ cơ bản và nâng cao)
- Bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” (SGK Ngữ văn 11 tập 2 bộ cơ bản, trang 98)
Ví dụ: Một số chú thích của bài “Thao tác lập luận bác bỏ” (SGK Ngữ văn 11 tập 2 bộ
cơ bản, trang 25)
“….Tác giả cho rằng Nguyễn Du đã trông thấy ma quỷ thực ( ở bài Lam giang”) chứ không phải thấy chúng trong tưởng tượng Căn cứ vào mấy bài thơ mà quyết đoán rằng người làm ra nó mắc chứng bệnh loạn thần kinh đến nỗi luôn luôn trông thấy ảo hình,
đã là một sự quá bạo Gia dĩ(1)
tác giả lại không đem bằng chứng nào khác nữa để bênh vực thuyết của ông ngoài cái lòng tin quả quyết của ông… Để chứng rằng một người trông thấy ma quỷ thực mà lại dẫn mấy câu tựa như: “Dĩ ngạn băng bạo lôi - Hồng đào kiến kì quỷ”(2), thì lối lập luận ấy có kho học không? Nếu không có bằng chứng gì khác mấy bài thơ tả sợ hãi và sầu muộn của Nguyễn Du, thì cái mà tác giả bảo là ảo giác (hallucinations), ta cho là tưởng tượng của nghệ sĩ….”
(1) Gia dĩ: hơn nữa, thêm nữa
(2) Câu này có nghĩa: Bờ sông lở sụt ầm ầm như sóng dữ - Sóng dữ như thấy có quỷ lạ
3 Những điểm dị biệt giữa sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập bộ cơ bản và nâng cao
3.1 Về hình thức của sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao)
- Tên sách:
+ Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) hai chữ “Ngữ văn” viết bằng chữ thường, chỉ có chữ “N” bắt đầu chữ Ngữ là in hoa, chữ có màu vàng, không có dòng chữ “cơ bản”
+ Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) hai chữ ‘NGỮ VĂN” viết bằng chữ
in hoa, chữ có màu trắng, có dòng chữ “NÂNG CAO” cũng được in hoa nhỏ hơn, màu vàng ở ngay bên dưới tên sách
Trang 25+ Tranh bìa của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) là bức tranh “Hai thiếu nữ đi trên đồng lúa” của Nguyễn Tiến Chung
+ Tranh bìa của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) là bức tranh “Tre và chuối” của Nguyễn Văn Bình
Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao)
3.3 Cấu trúc và nội dung chương trình
Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ bản)
Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) Phân môn
và nâng cao (cơ bản: 6 bài, nâng cao: 8 bài) còn về thời lương tiết học thì bằng nhau, đều là 8 tiết
Cấu trúc và nội dung chương trình của SGK ngữ văn 11 tập 2 ( bộ nâng cao) có 1 bài tổng kết văn học Việt Nam và 1 bài tổng kết về Làm văn còn SGK Ngữ văn 11 tạp 2 (bộ cơ bản0 thì không có Nhưng SGK Ngữ văn 11 tập 2 ( bộ cơ bản) có đủ 3 bài ôn tập của 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong khi SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng
Trang 26cao) chỉ có 2 bài ôn tập của Văn học và Làm văn, không có bài ôn tập của phân môn Tiếng Việt
A Phần đọc văn
a Cấu trúc và nội dung
Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ bản)
Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ nâng cao)
Phần Đọc văn
Nhận xét:
Cấu trúc chương trình phần Đọc văn của hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ
cơ bản và nâng cao) đều có các phần giống nhau như: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học, Ôn tập văn học Nhưng số bài học và số tiết của mỗi phần nhỏ trong phần Đọc văn giữa hai bộ SGK Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) có sự chênh lệnh khá rõ Phần đọc văn của bộ cơ bản là 21 bài chiếm thời lượng là 26 tiết trong khi phần đọc văn của bộ nâng cao là 30 bài chiếm thời lượng đến 35 tiết Qua đó
ta thấy số bài học của bộ nâng cao nhiều hơn bộ cơ bản là 9 bài và hơn về số tiết học là
9 tiết
Ví dụ: Phần lí luận văn học của bộ cơ bản chỉ có 1 bài và chiếm thời lượng là 2 tiết còn
bên bộ nâng cao có tới 3 bài và chiếm thời lượng là 5 tiết học
Văn học Việt Nam
Cấu trúc chương trình
Phần văn học Việt Nam của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) là 14 bài trong đó có
9 bài học chính thức và 5 bài đọc thêm chiếm thời lượng là 14 tiết học, còn phần văn học Việt Nam của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) nhiều hơn bộ cơ bản về số bài học chính thức và số bài đọc thêm Với số lượng thống kê được của bộ nâng cao là 20 bài trong đó có 13 bài học chính thức và 7 bài đọc thêm chiếm thời lượng là 19 tiết học
Nội dung
Ngữ Văn 11 tập 2
(bộ cơ bản)
Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ nâng cao)
Lưu biệt khi xuất dương (Xuất 1 tiết Lưu biệt khi xuất dương (Xuất 1 tiết
Trang 27dương lưu biệt) - Phan Bội Châu dương lưu biệt) - Phan Bội Châu
Hầu trời - Tản Đà 2 tiết Hầu trời - Tản Đà 2 tiết
Vội vàng - Xuân Diệu 1 tiết Vội vàng - Xuân Diệu 1 tiết
- Đọc thêm:
Đây mùa thu tới – Xuân Diệu Thơ duyên – Xuân Diệu
1 tiết
Tác gia Xuân Diệu 1 tiết
Tràng giang – Huy Cận 1 tiết Tràng giang – Huy Cận
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử 3 tiết
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử 2 tiết
Tương tư – Nguyễn Bính
- Đọc thêm:
Tống biệt hành – Thâm Tâm Chiều xuân - Anh Thơ
2 tiết
Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh 1 tiết
Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh 1 tiết
Lai tân – Hồ Chí Minh Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh
Tương tư – Nguyễn Bính
Chiều xuân – Anh Thơ
1 tiết
Về luân lí xã hội ở nước ta –
Về luân lí xã hội ở nước ta –
Một thời đại trong thi ca (trích)
Một thời đại trong thi ca (trích)
Đọc thêm: Tiềng mẹ đẻ-nguồn
1 tiết
Nội dung chương trình của phần văn học Việt Nam SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) có một số bài mà SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) không có như:
- Về tác giả Xuân Diệu:
+ Bài khái quát về tác gia “Xuân Diệu”
+ Hai bài đọc thêm: Thơ Duyên, Đây mùa thu tới
- Về tác gia Hồ Chí Minh:
Trang 28+ Bài khái quát về tập thơ “Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh”
+ Bài thơ “Lai tân”
+ Đọc thêm: Bài thơ “Giải đi sớm”
- Đọc thêm: bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm
Văn học nước ngoài
Cấu trúc chương trình
Phần văn học nước ngoài trong SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) tiếp nối nền văn học nước ngoài của lớp 10, nhằm tạo diện mạo chung giúp học sinh hiểu và nắm được một phần tinh hoa văn học thế giới thông qua đại diện tiêu biểu của các nền văn học, đồng thời nâng cao khả năng tự tin khi bước vào thời đại hội nhập mang tính toàn cầu mà vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, vẫn giữ được lòng tự hào dân tộc
Việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài của SGK Ngữ văn 11 tập (bộ cơ bản
và nâng cao) là kết hợp giới thiệu tiến trình với sự hình thành thể loại Cần lưu ý là lịch
sử phát triển của các thể loại văn học cũng phản ánh lịch sử phát triển của văn học từng dân tộc
Việc giới thiệu văn học nước ngoài của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao) tập trung vào văn học Nga, văn học Đức và văn học Pháp thế kỉ XIX, văn học Ấn
Độ thế kỉ XX, giúp học sinh hiểu rõ hơn về văn học nước ngoài và có điều kiện mở rộng tầm hiểu biết, khả năng hội nhập văn hóa thế giới
Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ nâng cao)
2 tiết Pháp
Đám tang lão Gô-ri-ô (Trích lão gô-ri-ô) - Ban-dắc 2 tiết Tôi yêu em - Pu-skin 1 tiết Tôi yêu em - Pu-skin 1tiết Nga
Người trong bao - Sê-khôp 2 tiết Người trong bao - Sê-khôp 2 tiết
Trang 29Văn học nước ngoài với số lượng tác giả, tác phẩm được chọn không nhiều Số tiết dành cho văn học nước ngoài không nhiều, chiếm số lượng là 8 tiết đối với bộ cơ bản, còn bộ nâng cao là 10 tiết
So với nội dung chương trình văn học nước ngoài của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) thì nội dung chương trình văn học nước ngoài của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng
cao) có thêm bài Đám tang lão Gô-ri-ô của tác giả Ban-dắc trong nền văn học Pháp
Đặc biệt, nền văn học Ấn Độ với đại diện là tác giả Ta-go với Bài thơ số 28 thuộc phần đọc thêm chứ không phải phần học chính thức Song không phải vì đọc thêm mà xem nhẹ tác giả và tác phẩm này vì chương trình vẫn dành cho tác giả và tác phẩm này một thời lượng nhất định (1 tiết)
- Thơ Duyên Thơ thất ngôn
luật
Nguyễn An Ninh
- Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc
bị áp bức
- Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc
bị áp bức
Nghị luận xã hội
R Ta-go - Bài thơ số 28 - Bài thơ số 28 Thơ
Nhận xét:
Chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) gồm có 6 bài đọc thêm bao gồm các tác phẩm của phần văn học Việt Nam là 5 bài và văn học nước ngoài là 1 bài So với sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) gồm có 8 bài đọc thêm bao gồm các tác phẩm của phần văn học Việt Nam là 7 bài và văn học nước ngoài là 1 bài Nội dung chương trình đọc thêm của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) có 5 bài thuộc nền văn học Việt Nam của 5 tác giả khác nhau: Nguyễn Bính, Anh Thơ, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn An Ninh Còn chương trình đọc thêm của SGK Ngữ văn 11 tập
2 (bộ nâng cao) có 7 bài thuộc nền văn học Việt Nam nhưng của 6 tác giả khác nhau: Xuân Diệu, Anh Thơ, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Thâm Tâm, Nguyễn An Ninh
Trang 30Phần đọc thêm của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao) có giới thiệu 2 bài thơ: Đây mùa thu tới, Thơ duyên của Xuân Diệu, Tống biệt hành của Thâm Tâm, còn phần đọc thêm của SGK Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) thì không có đưa vào nội dung chương trình Và bộ cơ bản giới thiệu bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính còn bộ nâng cao thì bài này được đưa vào vào học chính thức, ngoài ra không có giới thiệu tác phẩm nào của Nguyễn Bính ở phần đọc thêm
b Cấu trúc bài học
Cấu trúc bài học
Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ cơ bản) Ngữ Văn 11 tập 2 (bộ nâng cao)
1.Tên văn bản và tên tác giả
Xét về mặt tên gọi và hình thức của 5 phần: Tên văn bản và tên tác giả , Kết quả cần đạt, Tiểu dẫn, Văn bản, Hướng dẫn học bài thì giống nhau nhưng nội dung và yêu cầu của mỗi phần thì giữa 2 bộ SGK Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) co nhiều điểm khác nhau
Để có thấy sự khác nhau đó cụ thể như thế nào chúng ta hãy nhìn vào bảng so sánh dưới đây:
Cấu trúc bài học Ngữ văn 11 tập 2
(bộ cơ bản)
Ngữ văn 11 tập 2 (bộ nâng cao)
Tên văn bản và
tên tác giả
Tên văn bản và tên tác giả được ghi cùng một hàng.Tên văn bản được ghi ở góc bên trái, tên tác giả được ghi ở góc bên phải trên một đường kẻ thẳng
Tên văn bản và tên tác giả cùng nằm ở góc bên trái đầu trang sách nhưng được ghi ở 2 hàng khác nhau
Kết quả cần đạt
Tiểu dẫn
Trang 31Hướng dẫn
học bài
Hệ thống câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, câu hỏi đảm bảo tính vừa sức đáp ứng mọi trình độ của học sinh
Câu hỏi dễ hiểu khồng dung nhiều thuật ngữ lạ, từ khó hiểu hoặc từ địa phương
Câu hỏi đa dạng về hình thức, bám sát mục đích yêu cầu và nội dung đặc điểm bài học, từng đối tượng học sinh qua đó nâng cao được kiến thức kĩ năng tư tưởng tình cảm thẩm mĩ cho học sinh Câu hỏi có định hướng rõ ràng, luôn có vấn đề để đánh thức, khơi gợi tiềm năng, phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh
Ghi nhớ
Nội dung phần ghi nhớ thường
là những nội dung chính, những điểm cần lưu ý trong bài học Chốt lại một số điểm
cơ bản, nổi bật của bài học mà học sinh cần nhớ và nắm vững
- Ví dụ: Ghi nhớ của bài “Từ
ấy”
Bài thơ Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu
Bài tập nâng cao
Thường là một câu hỏi hoặc một bài tập dạng khái quát, sáng tạo nhằm ôn luyện hoặc mở rộng, năng lực tư duy độc lập nâng cao kiến thức cho học sinh Vì vậy để làm tốt những bài tập này học sinh cần có năng lực khái quát tốt cộng với năng lực tư duy sáng tạo, độc lập trên cơ sỡ nắm vững kiến thức trong bài học
- Ví dụ: Bài “Nhật kí trong tù của
Hồ Chi Minh”
Hãy chỉ ra một số bài thơ có tính
trào lộng trong nhật kí trong tù và
nêu nhận xét về sắc thái, giọng
Trang 32điệu, cung bậc khác nhau của tiếng cười Hồ Chí Minh qua những bài thơ đó
Luyện tập
Bao gồm một số câu hỏi bài tập nhằm ôn luyện hoặc mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh
Tri thức đọc hiểu
Cung cấp các tri thức có tính chất nền tảng về thể loại phương thức biểu đạt biện pháp nghệ thuật tu
từ thiết yếu, một số tri thức về lí luận, trào lưu văn học hoặc một vài tư liệu cần thíết cho việc đọc hiểu cung cấp kiến thức nguyên liệu để học sinh đọc hiểu văn bản một cách dễ dàng
- Ví dụ: Tri thức đọc hiểu sau bài
“Tương tư” của Nguyễn Bính (trang 57 SGK Ngữ văn 11 tập 2
bộ nâng cao)
“Về lời thơ trong thơ mới”
Phong trào thơ mới không chỉ là cuộc cách mạng về cảm xúc thơ, thể thơ, mà còn là cuộc cách mạng về lời thơ Trong thơ cũ, màu sắc cảm xúc cá thể trong lời thơ chưa được chú trọng nhìều Đồng thời, do tính quy phạm chi phối, nên lời thơ thường nặng tính ước lệ, cách điệu Sang thời thơ mới, do nhu cầu đề cao mạnh
mẽ cái tôi của thi sĩ, cũng do tả chân là trong những yêu cầu lớn bao trùm lên thơ ca thời bấy giờ, nên lời thơ trong thơ mới đã khác xưa rất nhiều Màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu Lời thơ được tổ chức theo hình thức gần với chuỗi lời
Trang 33nói tự nhiên của cá nhân hơn, không câu nệ vào những quy định
gò bó về số luợng từ, về âm thanh, về vần, về luật, về niêm,
…Loại lời nói trong giao tiếp đời thường ùa vào thơ nhiều hơn Thậm chí cả khẩu ngữ cũng được
sử dụng khá rộng rãi Vì những lẽ
đó mà lời thơ trong thơ mới thường thoải mái linh họat, uyển chuyển hơn hẳn so với thơ cũ Nhưng phân biệt thơ cũ thơ mới điều quan trọng nhất không phải
là ở phần “xác”, mà ở phần “hồn” của nó, hay nói như Hoài Thanh,
ở “tinh thần” của thơ mới ( Một thời đại trong thi ca) Ấy là cái tôi
cá nhân nhìn đời, nhìn thiên nhiên bằng cặp “mắt tươi trẻ, xanh non” (Xuân Diệu) đồng thời cảm thấy
cô đơn trước vũ trụ và cuộc sống
Sự đổi mới lời thơ trong thơ mới chính là thể hiện sự đổi mới trong cách nhìn đó của cái tôi cá nhân
Phần tiểu dẫn của những bài cùng được đưa vào giảng dạy ở cả 2 bộ SGK Ngữ văn
11 tập 2 (cơ bản và nâng cao) có nhiều điểm khác nhau như: về cách thức trình bày, cách diễn đạt, các thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, dẫn dắt nguồn gốc xuất
xữ của tác phẩm Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau vè phần tiểu dẫn của SGK
Ngữ văn 11 tập 2 (bộ cơ bản và nâng cao):
Tiểu dẫn Sách Ngữ Văn 11 tập 2
(bộ cơ bản)
Sách Ngữ Văn 11 tập 2 ( bộ nâng cao)
Lưu biệt khi xuất
dương (Xuất
dương lưu biệt)
-Phan Bội Châu
- Ông đỗ Giải nguyên (1900) - Ông nổi tiếng là thần đồng,
mười ba tuổi đỗ đầu huyện, mười sáu tuổi đỗ đầu xứ, ba mươi tuổi đỗ Giải Nguyên trường Nghệ An
- Đặc biệt ông luôn nung nấu ý chí giải phóng dân tộc, năm mười bảy tuổi đã viết hịch Bình Tây thu Bắc dán ở gốc đa đầu làng để kêu gọi mọi người
Trang 34- Lập ra hôi Duy Tân - tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta (1904)
- Với tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới tài năng sáng tạo phong phú, Phan Bội Châu từng một thời làm rung động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sôi sục nhiệt huyết của mình
- Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại, Phan Bội Châu là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới Năm
1905, trước lúc lên đường sang
Nhật Bản, ông làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để từ giã
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đã sáng tác rất nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau bằng chữ Hán, chữ Nôm
- Phan Bội Châu đã có nhiều cách tân đối với loại hình sáng tác mang tính chất tuyên truyền
cổ động và đạt được thành công lớn
- Sau khi Duy Tân hội được thành lập, theo tổ chức này, năm
1905, Phân Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương sang Nhật
để đặt cơ sỡ đào tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong
nước Lưu biệt khi xuất dương
được viết ra trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường
- Phan Châu Trinh chủ trương lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt (duy tân), làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sỡ đó tạo nền độc lập quốc gia Tuy con đường ấy
có phần ảo tưởng nhưng nhiệt huyết cứu nước của Phan Châu
- Ông có ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về, đi khắp trong nước rồi sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem xét thời cuộc
- Phan Châu Trinh chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí,
mở mang công thương nghiệp, lợi dụng chiêu bài “khai hóa” của thực dân Pháp để đấu tranh hợp pháp, không tán thành bạo động hay nhờ ngoại viện
Trang 35Trinh rất đáng khâm phục
- Năm 1908 ông bị bắt và đày
đi Côn Đảo
- Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm Cách mạng
- Năm 1908, khi phong trào chống sưu thuế dậy lên ở Trung
Kì, ông bị bắt đày đi Côn Đảo cùng nhiều chí sĩ khác
- Phan Châu Trinh viết rất nhiều bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quôc ngữ
hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX
Giữa lúc thơ phú nhà nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng vừa tìm về với ngọn nguồn thơ
ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa
- Quê quán: nay thuộc xã Sơn
Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
- Ông chuyển sang viết báo, viết văn, làm thơ trở thành một trong những người Việt nam đầu tiên sống bằng nghề viết văn, xuất bản Tản đà từng ôm mộng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện
- Ông sống phóng khoáng, đã đeo “túi thơ” đi khắp ba kì và nếm đủ nhục, vinh trong cuộc đời, đặc biệt phải chịu nhiều lận đận với nghề văn, nghề báo Tuy nhiên, trước sau Tản Đà vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch
- Là người “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh),
“người báo tin xuân” cho phong trào Thơ mới 1932-1945
- Ông mất tại Hà Nội trong cảnh bần hàn
- Thơ thơ (1938) là tập thơ đầu
tay của Xuân Diệu Đó là tiếng thơ dạt dào của một tâm hồn trẻ lúc nào cũng thèm khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian, thể hiện một
Trang 36- Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”
(Hoài Thanh) Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết Từ sau Cách mạng thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự
Ông cỗ vũ hăng hái thể nghiệm khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ
- Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, tiểu biểu là
quan niệm sống mới mẻ, tích cực Tập thơ cũng tràn đầy những cảm nhận tinh vi về sự lạnh lùng của thời gian và sự cô đơn giữa dòng đời Nó được viết bằng một hình thức hấp dẫn với nhiều cách tân táo bạo và nhuần
nhị Bởi thế, Thơ thơ được xem
là một đỉnh cao của phong trào Thơ mới
Trang 37
các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1969), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982); các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945); các
tập tiểu luận phê bình, nghiên
cứu văn học: Những bước dường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, hai tập (1981, 1982), Công việc làm thơ (1984),…
- Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài
tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
- Vội vàng là một trong những bài htơ đặc sắc nhất của tập Thơ thơ
Tràng giang -
Huy Cận
- Thuở nhỏ, Huy Cận học ở quê, rồi vào Huế học đến hết trung học
- Năm 1939, ông ra Hà Nội học
ở Trường Cao đẳng Canh nông
- Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí
- Tràng giang là một trong
những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận Theo tác giả, bài thơ này được viết vào mùa thu năm 1939 (in
trong tập Lửa thiêng) và cảm
xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo
- Năm 1939, đỗ tú tài toàn phần tại Huế, năm 1943 đỗ kĩ sư Canh nông tại Hà Nội
- Huy Cận luôn khao khát và lắng nghe sự hòa điệu giữa hồn người với tạo vật, giữa cá thể với nhân quần
- Tràng giang là một trong
những bài thơ tiêu biểu nhất của
Huy Cận in trong tập Lửa Thiêng
Trang 38- Cha mất sớm, ông sống với
mẹ ở Quy Nhơn
- Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới
- Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau Thương) Theo một số tài liệu,
bài thơ được gợi cảm hứng từ
- Ông sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo
- Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới
- Từ năm 1935 được bạn thơ là Quách Tấn góp ý, mới đổi thành Hàn Mặc Tử (Hàn: bút, Mặc: mục, - ngụ ý coi mình là người làm nghề bút mực, tức sáng tác văn chương)
- Diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ ông có sự đan xen, ràng rịt của cả những gì thân thuộc, thanh khiết, thiêng liêng nhất, cả những gì ghê rợn,
ma quái cuồng loạn nhất Trong
đó trăng, hoa, nhạc, hương
…chen lẫn hồn , máu, yêu ma,… Ngay cả các hình ảnh đó cũng không hề thuần nhất mà biến tướng mỗi khi một khác Thậm chí, từng hình ảnh cũng phân thân thành các dạng đối chọi, tương phản, tương tranh với nhau khá gay gắt Tuy nhiên, đằng sau thế giới hình ảnh phức tạp kia, vẫn hiện rõ một con người chan chứa lòng yêu sống
- Đó là căn cốt lành mạnh tích cực của thơ Hàn Mặc Tử
- Đây thôn Vĩ Dạ thuộc tập Đau Thương, là kiệt tác của Hàn Mặc
Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại