Bên cạnh việc toàn hàng được các tổ chức có uy tín đánh giá cao như được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, được Ngân hàng Wachovi
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: B070055 Lớp: Tài chính Ngân hàng K33 (Bằng 2 ban đêm)
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh chị đang công tác tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em tiếp xúc với những kiến thức thực tế cũng như giúp đỡ em trong việc cung cấp các số liệu để nghiên cứu và phân tích đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá, làm nền tảng vững chắc cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn để em có thể hoàn thành tốt công việc và phát triển nghiệp vụ chuyên môn sau này Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Đinh Thị Lệ Trinh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, luôn đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo Kính chúc Ban Giám đốc cùng toàn thể anh chị đang công tác tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Cần Thơ lời chúc tốt đẹp nhất
Trang 3Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày 19 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ý Như
Trang 4………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Tp Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Thủ trưởng đơn vị
Trang 5Họ và tên người hướng dẫn: Đinh Thị Lệ Trinh
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Tên đề tài: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 6………
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
Trang 7………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Tp Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Người nhận xét
Trang 8Trang
Chương 1 Giới thiệu 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
2.1 Phương pháp luận 3
2.1.1 Khái quát về thanh toán quốc tế (TTQT) 3
2.1.2 Các phương thức TTQT chủ yếu 6
2.1.3 Một số văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT 9
2.1.4 So sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương thức TTQT trong hoạt động xuất nhập khẩu 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17
Chương 3 Khái quát về Ngân hàng TMCP An Bình – CN Cần Thơ 19
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ABB-CT 19
3.1.1 Tổng quan về ABB 19
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ABB-CT 19
3.2 Các sản phẩm và dịch vụ của ABB-CT 19
3.2.1 Khách hàng cá nhân 19
3.2.2 Khách hàng doanh nghiệp 21
3.3 Cơ cấu tổ chức 22
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ABB-CT 22
Trang 9Chương 4 Thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP An Bình –
CN Cần Thơ 31
4.1 Kết quả hoạt động TTQT của ABB-CT 2 năm 2008, 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 31
4.2 Thực trạng hoạt động TTQT tại ABB-CT năm 2008, 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 35
4.2.1 Thực trạng hoạt động TTQT theo nghiệp vụ hàng xuất và hàng nhập 35
4.2.2 Thực trạng hoạt động TTQT theo các phương thức thanh toán 48
4.3 Một số rủi ro mà ABB-CT đã gặp và có thể gặp phải trong hoạt động TTQT 53 4.3.1 Với tư cách là Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu 53
4.3.2 Với tư cách là Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu 56
4.4 Một số thuận lợi và hạn chế của ABB-CT so với các đối thủ cạnh tranh 57
4.4.1 Về biểu phí dịch vụ TTQT 58
4.4.2 Về lãi suất chiết khấu 60
4.4.3 Về sản phẩm dịch vụ 61
Chương 5 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP An Bình – CN Cần Thơ 62
5.1 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động TTQT tại ABB-CT 62
5.1.1 Thuận lợi 62
5.1.2 Khó khăn 63
5.2 Giải pháp khắc phục 66
5.2.1 Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu kỹ nhu cầu khách hàng 66
5.1.2 Tăng cường chất lượng dịch vụ, mở rộng các loại hình TTQT và các sản phẩm kèm theo hoạt động TTQT 67
5.1.3 Điều chỉnh cơ cấu giữa thanh toán xuất khẩu-nhập khẩu và cơ cấu các nhóm hàng 68
5.1.4 Hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán 68
5.1.5 Nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên TTQT 69
5.1.6 Tư vấn cho khách hàng về kiến thức TTQT 69
Trang 106.2 Kiến nghị 71
6.2.1 Đối với Chính phủ 71
6.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 72
6.2.3 Đối với Hội sở 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 11Trang Bảng 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ABB-CT
2 NĂM 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2010 27 Bảng 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA ABB-CT 2 NĂM 2008, 2009
VÀ 9T-2010 31 Bảng 3 CHÊNH LỆCH KẾT QUẢ THANH TOÁN HÀNG XUẤT VÀ
HÀNG NHẬP CỦA ABB-CT 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 36 Bảng 4 KẾT QUẢ THANH TOÁN HÀNG XUẤT THEO NGÀNH TẠI
ABB-CT 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 40 Bảng 5 KẾT QUẢ THANH TOÁN HÀNG NHẬP THEO NGÀNH TẠI
ABB-CT 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 45 Bảng 6 KẾT QUẢ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TẠI ABB-CT
2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 48 Bảng 7 BIỂU PHÍ DỊCH VỤ TTQT SO SÁNH GIỮA ABB-CT, ACB-CT
VÀ EIT-CT 59
Trang 12Trang Hình 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC ABB-CT 23 Hình 2 SỐ MÓN TTQT ABB-CT ĐẠT ĐƯỢC QUA 2 NĂM 2008, 2009
VÀ 9T-2010 32 Hình 3 GIÁ TRỊ VÀ PHÍ TTQT ABB-CT ĐẠT ĐƯỢC QUA 2 NĂM
2008, 2009 VÀ 9T-2010 32 Hình 4 CHÊNH LỆCH SỐ MÓN HÀNG XUẤT VÀ HÀNG NHẬP
TẠI ABB-CT QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 37 Hình 5 CHÊNH LỆCH GIÁ TRỊ HÀNG XUẤT VÀ HÀNG NHẬP
TẠI ABB-CT QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 37 Hình 6 CHÊNH LỆCH SỐ MÓN HÀNG XUẤT THEO NGÀNH
TẠI ABB-CT QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 41 Hình 7 CHÊNH LỆCH GIÁ TRỊ HÀNG XUẤT THEO NGÀNH
TẠI ABB-CT QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 41 Hình 8 CHÊNH LỆCH SỐ MÓN HÀNG NHẬP THEO NGÀNH
TẠI ABB-CT QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 45 Hình 9 CHÊNH LỆCH GIÁ TRỊ HÀNG NHẬP THEO NGÀNH
TẠI ABB-CT QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 46 Hình 10 CHÊNH LỆCH SỐ MÓN TTQT THEO PHƯƠNG THỨC
TẠI ABB-CT QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 49 Hình 11 CHÊNH LỆCH GIÁ TRỊ TTQT THEO PHƯƠNG THỨC
TẠI ABB-CT QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 9T-2010 50
Trang 13Tiếng Anh
ABB An Binh Commercial Joint Stock Bank
(Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình)
ABB-CT An Binh Commercial Joint Stock Bank - Can Tho Branch
(Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Cần Thơ)
ICC International Chamber of Commerce (Phòng Thương Mại Quốc Tế) ISBP International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents under Documentary Credit
(Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế) URR Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursements under
Documentary Credits
(Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các Ngân hàng theo Thư tín dụng)
URC Uniform Rules for Collection (Quy tắc thống nhất về nhờ thu)
ISP International Standby Practices
(Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế)
L/C Letter of Credit (Thư tín dụng)
D/P Documents againts payment
D/A Document againts acceptain
CAD Cash againts document
SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
(Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu)
UCP Uniform Customs and Practice for Documentary Credit
(Quy tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ)
WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
Trang 15CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn 3 năm kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO (07/11/2006), nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi lớn trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội phát triển kinh tế thì
cũng có không ít thách thức và khó khăn cần phải vượt qua Là một lĩnh vực kinh
doanh hết sức nhạy cảm với mọi thay đổi của nền kinh tế cả trong và ngoài nước,
ngành kinh doanh tài chính - ngân hàng cũng không là ngoại lệ Thêm vào đó,
việc hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần đã liên tục ra đời mà đặc biệt là
có nhiều ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, nơi tập trung vốn đầu tư lớn,
công nghệ cao, chính sách thu hút lao động hấp dẫn, đang phát triển ở Việt Nam
đã làm cho sức cạnh tranh trong ngành tài chính - ngân hàng càng trở nên khốc
liệt
Để tồn tại và phát triển bền vững, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
nói chung và Chi nhánh tại thành phố Cần Thơ nói riêng phải có các giải pháp
vượt bậc, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao uy tín, năng lực
cạnh tranh, từ đó mới từng bước đưa hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần
An Bình phát triển vững mạnh
Bên cạnh việc toàn hàng được các tổ chức có uy tín đánh giá cao như được
Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn
nhất Việt Nam, được Ngân hàng Wachovia (nay là Ngân hàng Wells Fargo) -
Ngân hàng lớn của Mỹ - trao giải thưởng Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc
2 năm liền 2007-2008, Chi nhánh Cần Thơ là một trong các đơn vị trực thuộc
được Ban lãnh đạo Ngân hàng tin tưởng giao các chỉ tiêu hoạt động cao nhất,
trong đó chỉ tiêu doanh số giao dịch và phí dịch vụ thanh toán quốc tế đứng hàng
thứ 3 chỉ sau Sở giao dịch và Chi nhánh Hà nội Do đó, đẩy mạnh hoạt động
thanh toán quốc tế là một trong các chiến lược mà Ban lãnh đạo Ngân hàng
Thương mại Cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ ưu tiên thực hiện Xuất phát
Trang 16từ nhu cầu thực tiễn đó nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán
quốc tế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên
cứu của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình và kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ để có cái nhìn toàn diện và
khách quan về thực trạng hoạt động thời gian qua, từ đó đề ra một số giải pháp
nhằm khắc phục các hạn chế, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo mục tiêu
tăng lợi nhuận và mở rộng thị phần trong tương lai
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trong hai năm 2008-2009 và 09
tháng đầu năm 2010 để đánh giá về hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ, tìm ra những ưu điểm và hạn chế
Đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tăng cường hiệu quả hoạt
động cũng như chất lượng dịch vụ để phát triển bền vững
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Chi
nhánh Cần Thơ, số liệu từ tháng 01/2008 đến hết tháng 09/2010
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực tập từ ngày 09/09/2010 đến hết ngày 15/11/2010
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
- Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế
- Thực trạng hoạt động, thuận lợi và khó khăn
- Giải pháp khắc phục
Trang 17Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch
trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như
xã hội của bản thân quốc gia mình Sự khác biệt về khí hậu địa lý, môi trường,
trình độ phát triển khoa học kỹ thuật xã hội cũng như các yếu tố về nguồn nhân
lực giữa các quốc gia dẫn đến các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau trên
nguyên tắc mang những gì quốc gia mình có lợi thế đi trao đổi lấy những gì quốc
gia mình chưa có lợi thế với các quốc gia khác để cùng tồn tại và phát triển
Việc trao đổi các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học
kỹ thuật, du lịch, giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu chi bằng tiền
của quốc gia này đối với một quốc gia khác Trong mối quan hệ chi trả này, các
quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa
các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các
công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trả tiền tệ Tổng hợp các yếu tố cấu
thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia
Như vậy, TTQT là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các quan hệ kinh tế cũng như phi kinh tế giữa các tổ
chức, cá nhân của quốc gia này với các tổ chức, cá nhân của quốc gia khác hay
giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế để kết thúc một chu trình hoạt động
đối ngoại
2.1.1.2 Sự cần thiết TTQT qua Ngân hàng
Khi đề cập đến hoạt động ngoại thương là đề cập đến quan hệ buôn bán trao
đổi hàng hóa giữa các nước Về cơ bản, TTQT phát sinh dựa trên cơ sở hoạt
động ngoại thương, là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông
Trang 18hàng hoá Vì vậy, nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá
xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển
Tuy nhiên trong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bên
tham gia, mỗi bên ngoài việc chấp hành luật pháp trong nước còn phải tuân thủ
các hiệp định, hiệp ước cũng như các tập quán thương mại khác Bên cạnh đó,
quyền lợi của các bên tham gia thường mâu thuẫn với nhau, bên nào cũng muốn
dành về mình phần thuận lợi hơn Để giải quyết mâu thuẫn này cần có sự tham
gia của ngân hàng, lúc này ngân hàng đóng vai trò trung gian, tạo sự tin tưởng,
thuận lợi cho cả hai bên
Sự ra đời và phát triển của các ngân hàng thương mại hiện đại đã góp phần
thúc đẩy hoạt động TTQT giữa các nước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, chính
xác và đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia Ngân hàng là một tổ chức
trung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính
tiền tệ, đồng thời có mạng lưới và quan hệ đại lý với các Ngân hàng trong và
ngoài nước rất rộng, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất nên có thể
sử dụng vào các hoạt động thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác Chính
những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động TTQT đều cần có sự tham gia của các
Ngân hàng
2.1.1.3 Đặc điểm của hoạt động TTQT
Thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch
thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng trên thế giới
Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước ở chỗ nó liên quan đến
việc trao đổi tiền của quốc gia này với tiền của quốc gia khác Vì vậy khi ký kết
các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng
tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời
phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá
hối đoái biến động
Thanh toán giữa các nước phần lớn không dùng tiền mặt, được tiến hành
thông qua ngân hàng dưới các hình thức như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền,
Trang 19hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ Do vậy TTQT về bản chất chính là
các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán
thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc
gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối
của các quốc gia tham gia trong thanh toán
2.1.1.4 Vai trò của TTQT
a Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
Thanh toán quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung và trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, nhất là trong bối
cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên vị trí hàng đầu, coi
hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh
tế của mình Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của các đối tác
cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán
của người mua, của người bán, đồng thời trong điều kiện tiền tệ thường xuyên
biến động, khả năng thanh toán của người mua là rất bấp bênh, hơn nữa trong cơ
chế thị trường tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều vì vậy rủi ro trong việc thực
hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại ngày càng lớn Do đó nếu tổ chức tốt hoạt động
TTQT sẽ giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong
quá trình thực hiện hợp đồng, yên tâm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của
mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt
động ngoại thương
b Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Việc hoàn thiện để phát triển hoạt động TTQT có một ý nghĩa hết sức thiết
thực vì hoạt động TTQT là một dịch vụ thuần túy làm tăng khả năng cạnh tranh
của Ngân hàng, nó bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác của Ngân hàng
Hoạt động TTQT phát triển giúp cho Ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng
và tăng doanh thu trên cơ sở phát triển các nghiệp vụ có liên quan như kinh
doanh ngoại tệ, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường nguồn vốn huy động
do tạm thời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ
Trang 20thanh toán quốc tế qua Ngân hàng Từ đó giúp tăng được quy mô hoạt động của
Ngân hàng, giúp Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó
tạo được niềm tin cho khách hàng và nâng cao uy tín của mình, tăng cường khả
năng cạnh tranh của Ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp cho
hoạt động Ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với hệ thống
Ngân hàng thế giới
2.1.2 Các phương thức TTQT chủ yếu
2.1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó người có yêu cầu chuyển
tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình
thức chủ yếu sau
+ Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer - M/T): là hình thức chuyển tiền
trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung
một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện
+ Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer - T/T): là hình thức trong đó
lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức
điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông
qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT
Trong hai phương thức chuyển tiền trên thì phương thức chuyển tiền bằng
điện được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn khi mà công nghệ kỹ thuật ngày
càng tiên tiến như hiện nay
Ngoài việc phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các cá nhân, tổ chức
trong hoạt động ngoại thương, phương thức chuyển tiền còn đáp ứng các mục
đích cá nhân như chuyển tiền trợ cấp cho người thân, chuyển tiền cho mục đích
du học, chữa bệnh nước ngoài,
Trang 21
2.1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collections)
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, ủy thác
cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ
cho nhà nhập khẩu để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các
điều kiện và điều khoản khác…
Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng cả hai bên nước nhà nhập
khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ chứ
không có trách nhiệm thanh toán đối với người bán cũng như người mua
Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu, phân loại
thành 2 hình thức nhờ thu:
- Nhờ thu trơn (Clean collections)
Là phương thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ
tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác),
còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm ) được nhà
xuất khẩu gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng
- Nhờ thu kèm chứng từ:
Là phương thức thanh toán trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm hoặc
chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính, hoặc chỉ chứng từ thương mại
mà không có chứng từ tài chính gửi cùng Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ
cho người nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu
Tùy theo thời gian thanh toán mà chia làm 2 trường hợp:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P - Documents Against Payment):
Là phương thức thanh toán nhờ thu mà nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập
khẩu phải trả tiền ngay thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ (áp dụng trong
trường hợp bán hàng trả ngay)
+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A – Documents Against
Acceptance):
Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu ký
chấp nhận trên hối phiếu sẽ thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai thì
Trang 22ngân hàng mới giao bộ chứng từ nhận hàng (áp dụng trong trường hợp bán hàng
trả chậm)
Trong hai phương thức nhờ thu nêu trên thì phương thức nhờ thu kèm
chứng từ D/P được các nhà xuất khẩu sử dụng phổ biến hơn do hạn chế được một
phần rủi ro hơn cho nhà xuất khẩu vì Ngân hàng thu hộ còn giúp họ khống chế
được việc nhà nhập khẩu phải thanh toán rồi mới được nhận bộ chứng từ để đi
nhận hàng
2.1.2.3 Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (Cash Against
Document - CAD)
Phương thức CAD là phương thức thanh toán mà trong đó nhà nhập khẩu
trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một tài khoản
tín thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu
trình đầy đủ bộ chứng từ theo đúng thỏa thuận
Phương thức này thường được sử dụng khi mặt hàng mua bán là những mặt
hàng khan hiếm, bán chạy ở thị trường xuất khẩu và nhà nhập khẩu có đại diện ở
nước xuất khẩu để giám sát quá trình giao hàng đề phòng trường hợp nhà xuất
khẩu xuất trình bộ chứng từ giả hoặc bộ chứng từ không phù hợp
2.1.2.4 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó theo yêu cầu
của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng), một ngân hàng (ngân hàng phát
hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư gọi là L/C (Letter of credit) Theo
đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên
thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành
một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định
của L/C
Theo điều 2 UCP600 thì Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ,
cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và
không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù
hợp
Trang 23Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau
khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán Trong nghiệp vụ L/C, các
ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào bề mặt chứng từ, không xem xét đến hàng
hoá thực tế Ngân hàng ngoài vai trò là người trung gian còn là người cung cấp
tín dụng cho người nhập khẩu, là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu
Có nhiều cách phân loại L/C và theo mỗi cách phân loại khác nhau ta có
nhiều hình thức L/C khác nhau
* Phân loại theo tính chất có thể hủy ngang, gồm có L/C hủy ngang
(Revocable L/C) và L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C)
* Phân loại theo thời hạn thanh toán, gồm có L/C trả ngay (L/C at sight) và
L/C trả chậm (Usance L/C)
* Phân loại theo tính chất của L/C, gồm có L/C xác nhận (Confirm L/C),
L/C tuần hoàn (Revolving L/C), L/C chuyển nhượng (Transferable L/C), L/C
giáp lưng (Back to back L/C), L/C đối ứng (Reciprocal L/C), L/C dự phòng
(Standby letter of Credit SBLC), LC có điều khoản đỏ - Red clause L/C
(anticipatory)
2.1.3 Một số văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT
2.1.3.1 Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)
UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary
Credits” là những quy định được soạn thảo bởi Phòng thương mại quốc tế Paris
(ICC) có hiệu lực từ 01/01/1994 với tên gọi UCP 500 gồm 7 phần, 49 điều
khoản, được coi là “luật” quốc tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng từ
và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới Nhằm giảm thiểu về các tranh chấp
cũng như chi phí cho doanh nghiệp trong việc tranh cãi chứng từ phù hợp hay
chưa phù hợp trong giao dịch tín dụng chứng từ giữa các quốc gia do các điều
khoản của UCP 500 không rõ ràng, UCP đã được ICC nhiều lần sửa đổi bổ sung
và gần đây nhất là UCP ấn bản số 600 có hiệu lực vào ngày 01/07/2007
Trang 24
2.1.3.2 Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ
theo Thƣ tín dụng (ISBP)
ISBP là viết tắt của “International Standard Banking Practice for the
examination of documents under Documentary Letter of Credit” được ICC cho ra
đời vào tháng 10/2002 với số xuất bản 645 Đây là văn bản giải thích chi tiết
những điều khoản của UCP 500 Khi UCP 600 ra đời thì ICC cũng ban hành
ISBP mới với số xuất bản 681 nhằm cập nhật cho phù hợp với sự thay đổi của
UCP
2.1.3.3 Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các Ngân hàng theo
Thƣ tín dụng (URR)
URR là viết tắt của “Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursements
under Documentary Credits” quy định các vấn đề liên quan đến việc hoàn trả tiền
giữa các ngân hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, được ICC cho ra đời
vào năm 1995 với tên gọi URR525 URR525 không mang tính chất bắt buộc, nó
chỉ được áp dụng khi thư tín dụng quy định việc áp dụng nó
2.1.3.4 Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC)
URC là viết tắt của “Uniform Rules for Collection” do ICC ban hành vào
năm 1956, mục đích ra đời là để thống nhất cách hiểu về phương thức nhờ thu và
làm cơ sở giải pháp tranh chấp (nếu có)
Do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, URC đã sửa đổi 3 lần và
gần đây nhất là phiên bản URC522 gồm 7 phần và 26 điều khoản có hiệu lực từ
Trang 252.1.3.6 Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN và Quyết định số
1233/2001/QĐ-NHNN
Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước
nhằm sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN, ban hành về quy
chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
2.1.3.7 Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN
Quyết định này của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhằm ban hành
, bao gồm hoạt động thanh toán quốc tế
2.1.3.8 Thông tƣ 08/2003/TT-NHNN
Thông tư này do Ngân hàng Nhà nước ban hành hướng dẫn thi hành về
nghĩa vụ bán ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức
2.1.3.9 Thông tƣ 09/2004/TT-NHNN
Thông tư này do Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định các khoản vay và
trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
2.1.3.10 Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN
Quyết định này của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhằm ban hành kèm
theo Quy chế quy định việc chiết khấu các giấy tờ có giá của các tổ chức tín
dụng đối với khách hàng và việc tái chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín
dụng với nhau
2.1.3.11 Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 và Nghị định
160/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Ngoại hối
Pháp lệnh ngoại hối gồm 10 chương, 46 điều đã được Uỷ ban thường vụ
Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2006
Pháp lệnh ngoại hối ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích
hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, hạn chế tình trạng
đô la hóa tại Việt Nam Theo đó Pháp lệnh quy định tất cả các giao dịch, thanh
Trang 26toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ tại Việt Nam giữa các tổ chức, cá nhân
phải là đồng Việt Nam
2.1.3.12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
Nghị định này do Chính phủ ban hành quy định về hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hoa với nước
ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của
Bộ thương mại và bộ quản lý chuyên ngành
2.1.4 So sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương thức TTQT trong
hoạt động xuất nhập khẩu
2.1.4.1 Đối với nhà xuất khẩu (XK)
Phương thức
chuyển tiền (T/T) Phương thức nhờ thu (N/T) Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
+ Thời gian giao hàng
+ Thủ tục Ngân hàng cũng đơn giản, tuy nhiên trách nhiệm kiểm tra chứng từ của nhà XK là rất cao do Ngân hàng nhờ thu không có trách nhiệm kiểm tra, dễ dẫn đến bị sai sót, ảnh hưởng đến việc
+ Thời gian giao hàng - nhận tiền có thể lâu hơn T/T và N/T do phải mất thời gian cho 2 bên Ngân hàng kiểm tra chứng
từ, ngoài ra thông thường phương thức L/C được áp dụng khi hạn thanh toán kéo dài
+ Thủ tục Ngân hàng phức tạp hơn do nhà
XK sau khi giao hàng, phải hoàn tất
bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện điều khoản của L/C
Trang 27+ Phí Ngân hàng thấp
nhất
+ Hạn chế rủi ro thay
đổi tỷ giá
+ Rủi ro không được
thanh toán cao nhất do
việc thanh toán hoàn
toàn phụ thuộc vào
thanh toán là hoàn
toàn có thể xảy ra
nhận hàng hóa của nhà NK,
từ đó ảnh hưởng đến việc thanh toán
+ Phí Ngân hàng cao hơn T/T nhưng thấp hơn L/C
+ Rủi ro tỷ giá đối với phương thức này cũng không đáng kể
+ Rủi ro không được thanh toán ít hơn T/T nhưng cũng rất cao, phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí nhà NK, nhất là hình thức nhờ thu D/A, nhà
NK đã ký chấp nhận thanh toán và nhận hàng, tuy nhiên đến kỳ hạn thanh toán lại không có khả năng thanh toán, khi đó Ngân hàng thu
hộ cũng không có trách nhiệm thanh toán
để xuất trình cho gửi
đi đòi tiền Ngân hàng nước ngoài
+ Phí Ngân hàng cao nhất
+ Rủi ro tỷ giá cao đối với các L/C trả chậm
+ Rủi ro không thanh toán thấp nhất do có trách nhiệm của Ngân hàng phát hành L/C và Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có) trả thay trong trường hợp nhà NK không thanh toán đối với bộ chứng từ hợp
lệ
Trang 28
2.1.4.2 Đối với nhà nhập khẩu (NK)
+ Thời gian thanh
+ Rủi ro trong trường
hợp chuyển tiền trước
+ Thời gian thanh toán – nhận hàng tùy thuộc vào việc nhà NK nộp tiền cho Ngân hàng thu hộ để đổi lấy bộ chứng từ đi nhận hàng
+ Thủ tục Ngân hàng đơn giản, nhà NK chỉ cần nộp
đủ số tiền là được nhận
bộ chứng từ để đi nhận hàng
+ Phí Ngân hàng tương đối
+ Rủi ro tỷ giá không đáng kể
+ Rủi ro nhận hàng không đúng yêu cầu cũng
+ Thời gian thanh toán – nhận hàng là lâu nhất, do mặc dù thanh toán sau khi nhận bộ chứng từ, tức sau khi giao hàng, nhưng thực
tế một số nhà NK đã phải
ký quỹ một phần hoặc toàn bộ trị giá L/C phát hành, tức đã thanh toán cho Ngân hàng phát hành trước rồi Hạn chế rủi ro
tỷ giá nếu ký quỹ 100%
+ Thủ tục Ngân hàng phức tạp hơn do chuyển thể từ Hợp đồng ngoại thương sang L/C nên nhà
NK cần phải kiểm tra kỹ tất cả các điều kiện điều khoản quy định trên L/C nhằm mục đích nhận được hàng hóa đúng yêu cầu
+ Phí Ngân hàng cao hơn
CT và NT
+ Rủi ro tỷ giá không đáng kể đối với các L/C
ký quỹ từ đầu + Rủi ro nhận hàng kém chất lượng, bộ chứng từ
Trang 29NK đã nộp tiền cho Ngân hàng thu hộ và Ngân hàng cũng đã thanh toán cho nhà XK thông qua Ngân hàng nhờ thu
giả do chưa có kinh nghiệm trong việc ràng buộc cung cấp các chứng
từ nhằm xác định hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của nhà XK
thiện chí thanh toán nằm
hoàn toàn vào tay nhà
nhập khẩu sau khi họ
nhận được bộ chứng từ
nhà xuất khẩu gửi và đi
nhận hàng
+ Ngân hàng chỉ có trách nhiệm gửi chứng
từ cho Ngân hàng nhà
NK mà không có trách nhiệm kiểm tra bề mặt chứng từ
+ Phí thu được thấp hơn L/C nhưng nhiều hơn T/T
+ Rủi ro tín dụng thấp hơn khi chiết khấu bộ chứng từ CT, tuy nhiên rủi ro còn phục thuộc vào viêc thẩm định uy tín cũng như khả năng thanh toán của Ngân hàng thu hộ và nhà nhập khẩu
+ Ngân hàng có trách nhiệm giúp nhà xuất khẩu xuất trình một bộ chứng
từ phù hợp để đòi tiền Ngân hàng nhà NK
+ Phí thu được cao nhất
+ Rủi ro tín dụng thấp nhất khi chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ Tuy nhiên Ngân hàng chiết khấu cần kiểm tra kỹ bộ chứng từ đề phòng trường hợp nhà xuất khẩu thông đồng với chủ tàu để làm chứng từ vận tải giả
Trang 30nếu Ngân hàng cho vay
nợ để thanh toán trước
khi nhận hàng
+ Ngân hàng chỉ có trách nhiệm giúp giao chứng từ và nhận tiền
từ nhà NK để chuyển cho nhà XK
+ Phí thu được thấp hơn L/C nhưng nhiều hơn CT
+ Rủi ro tín dụng không có, tuy nhiên nếu nhà NK từ chối thanh toán sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng thu hộ
+ Ngân hàng bị ràng buộc trách nhiệm trả tiền cho Ngân hàng nhà XK khi nhận được bộ chứng từ phù hợp ngay khi nhà NK mất khả năng thanh toán + Phí thu được cao nhất
+ Rủi ro tín dụng thấp hơn, chỉ xảy ra nếu nhà
NK ký quỹ dưới 100% và đến hạn thanh toán thì bị mất khả năng thanh toán hoặc ký quỹ 100% đồng nội tệ, khi tỷ giá thay đổi nhà NK không đồng ý nộp thêm tiền để mua ngoại tệ thanh toán
Kết luận:
Với các đặc điểm riêng của từng phương thức thanh toán trên, các nhà nhập
khẩu cũng như nhà xuất khẩu thường sử dụng phương thức chuyển tiền để thanh
toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến XNK hàng
hóa trị giá hợp đồng nhỏ, chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư, chuyển tiền kiều
hối, (khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị
giá hợp đồng không lớn) vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng
vốn của người bán, nếu bên mua cố tình dây dưa, kéo dài việc thanh toán
Đối với các hợp đồng có giá trị tương đối, mức độ tín nhiệm giữa 2 bên ít
hơn thì họ sử dụng phương phức nhờ thu D/P hoặc phương thức CAD để đảm
Trang 31bảo việc Ngân hàng thu hộ đã lấy được tiền trước khi nhà nhập khẩu nhận được
hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro mất hàng, tuy nhiên đỡ tốn chi phí cũng như thời
gian mua bán cho cả 2 bên hơn so với phương thức L/C
Đối với các khách hàng mới giao dịch hoặc độ tín nhiệm nhau chưa cao thì
nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường dùng phương thức L/C, vì bản chất
phương thức này là có ràng buộc trách nhiệm thanh toán của Ngân hàng phát
hành, Ngân hàng xác nhận, ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả
năng thanh toán, do đó sẽ hạn chế tối đa rủi ro trong thanh toán
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của ABB và các thông tin liên quan từ
văn bản, sách, báo, tạp chí, internet,…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu
kinh tế
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này được áp dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu cần phân tích, đánh giá xem có biến động hay không, từ đó
tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu này, đồng thời đề ra biện pháp
khắc phục
* Phương pháp so sánh số tương đối:
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ
tiêu kinh tế
∆y = y1 - yo
Trang 32Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này được áp dụng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu
được xem xét So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu qua các năm, từ đó tìm
ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
* Phương pháp tỷ trọng
Phương pháp tỷ trọng được áp dụng để xác định phần trăm (%) của từng yếu
tố chiếm được trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét, phân tích
∆y = y1 - yo
yo * 100%
Trang 33CHƯƠNG 3
KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CN CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ABB-CT
3.1.1 Tổng quan về ABB
Ngân hàng TMCP An Bình (ABB) tiền thân là một Ngân hàng Cổ phần Nông
thôn, đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động Ngân
hàng số 00311/NH-GP ngày 15 tháng 04 năm 1993, hiệu lực từ ngày 18 tháng 09
năm 1997 trong thời hạn 20 năm Theo Quyết định chấp thuận số 1333 ngày 07
tháng 09 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ABB đã được phép
chuyển thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đô thị
Sau hơn 15 năm phát triển và trưởng thành ABB đã có sự bứt phá mạnh mẽ
với sự liên kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoài nước như Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank -
Ngân hàng lớn nhất Malaysia, và các đối tác khác như Prudential, Tổng Công ty
Viễn thông Quân đội VIETTEL…và đạt được một số thành tựu và danh hiệu như
danh hiệu “Cúp Vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam 2008” do Hiệp hội các Nhà
bán lẻ Việt Nam trao tặng (2008), thương hiệu Doanh nghiệp Thương mại dịch
vụ tiêu biểu 2009 - Top Trade Services 2009 do Bộ Công Thương trao tặng,…
cho thấy ABB đang tiến gần hơn với mô hình một “siêu thị tài chính” hiện đại
Trụ sở chính đặt tại 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành Phố
Hồ Chí Minh và trên 100 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm tại 29 tỉnh
thành trên cả nước, ABB đã trở thành cái tên thân thuộc với trên 10.000 khách
hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ABB-CT
Thành phố Cần Thơ là một thành phố trọng điểm về kinh tế của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long Do nằm trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nên thành
phố Cần Thơ đã được Nhà nước đầu tư rất nhiều như sân bay Cần Thơ, cảng
biển, khu công nghiệp, khu chế xuất cùng với đội ngũ cán bộ quản lý có trình
Trang 34độ khoa học kỹ thuật từ các trường đại học trong vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng
tương đối hoàn chỉnh
Với những thuận lợi trên của Cần Thơ, ngày 07 tháng 03 năm 2006 Ban lãnh
đạo ABB đã quyết định thành lập một chi nhánh mới là Ngân hàng TMCP An
Bình – Chi nhánh Cần Thơ và đây là chi nhánh cấp một của ABB tại thành phố
Cần Thơ
ABB-CT có trụ sở đầu tiên đặt tại số 02 Hùng Vương, phường Thới Bình,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Đến ngày 07 tháng 04 năm 2007, ABB Cần
Thơ chính thức dời về địa điểm mới số 74-76 Hùng Vương, phường Thới Bình,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hoạt động cho đến nay
3.2 CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA ABB-CT
ABB-CT thực hiện tất cả các dịch vụ, sản phẩm mà hệ thống ABB ban hành
theo yêu cầu của khách hàng
3.2.1 Khách hàng cá nhân
Đối với nhóm khách hàng cá nhân, ABB-CT cung cấp nhiều sản phẩm và
dịch vụ đa dạng, phù hợp với từng mục đích sử dụng, mỗi loại sản phẩm dịch vụ
sẽ có tiện ích riêng để khách hàng chọn lựa, cụ thể:
3.2.1.1 Sản phẩm tiền gửi
ABB-CT cung cấp các sản phẩm như Tiết kiệm thông minh;
t; m th c g i VND; Tiết kiệm "Tích luỹ cho tương lai"; Tiền
Tiết kiệm đúng nghĩa – Bảo hiểm trọn đời
3.2.1.2 Sản phẩm tiền vay
ABB-CT cung cấp các sản phẩm như Cho vay thấu chi; Dịch vụ trung gian
thanh toán chuyển nhượng bất động sản qua ngân hàng; Cho vay cầm cố STK/Số
dư tài khoản; Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh
doanh dịch vụ; Cho vay mua nhà/đất/xây sửa chữa nhà; Cho vay du học; Cho vay
sản xuất kinh doanh; Cho vay mua xe ô tô; Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết;
Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN; Cho vay tiêu dùng tín chấp;
Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết
Trang 353.2.1.3 Sản phẩm thẻ
ABB-CT cung cấp các sản phẩm như Thẻ ghi nợ quốc tế YOUcard visa
debit; Thẻ ghi nợ nội địa YOUcard
3.2.1.4 Sản phẩm dịch vụ
ABB-CT cung cấp các dịch vụ như: Dịch vụ nhận và chuyển tiền kiều hối
ra nước ngoài qua WESTERN UNION; Dịch vụ nhận và chuyển tiền kiều hối
thông qua hệ thống Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT);
Dịch vụ chuyển tiền trong nước; Dịch vụ giao nhận tiền gửi tận nơi; Dịch vụ
Ngân hàng điện tử online banking; Dịch vụ SMS Banking; Dịch vụ thanh toán
tiền điện qua bưu cục VNPOST; Dịch vụ thu hộ tiền điện; Dịch vụ nạp tiền
3.2.2 Khách hàng doanh nghiệp
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, ABB-CT cũng cung cấp nhiều sản
phẩm đa dạng, phục vụ nhu cầu đa dạng của các doanh nghiêp từ doanh nghiệp
vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp lớn, cụ thể
3.2.2.1 Sản phẩm cho vay
ABB-CT cung cấp các sản phẩm như: Cấp hạn mức thanh toán tiền điện;
Cho vay mua xe ô tô; Cho vay cầm cố hàng hoá; Hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân,
tổ chức vay vốn khu vực nông thôn; Tài trợ vốn lưu động; Tài trợ nhập khẩu; Tài
trợ xuất khẩu bằng VND theo lãi suất USD; Cho vay đồng tài trợ; Cho vay bổ
sung vốn kinh doanh trả góp; Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng; Tài trợ dự án
đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất; Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs;
Tài trợ thương mại (hỗ trợ bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh)
3.2.2.2 Sản phẩm tiền gửi
ABB-CT cung cấp các sản phẩm như: Tài khoản doanh nghiệp; Tiền gửi
dài hạn lãi suất thả nổi; Siêu tài khoản thanh toán; Tiền gửi ký quỹ; Tiền gửi
thanh toán gia tăng giá trị; Tiền gửi doanh nghiệp rút vốn linh hoạt; Tài khoản
tiền gửi doanh nghiệp có kỳ hạn lĩnh lãi trước; Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn; Tài
khoản tiền gửi thanh toán
Trang 363.2.2.3 Bảo lãnh doanh nghiệp
ABB-CT cung cấp các sản phẩm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp
đồng; Bảo lãnh hoàn tiền ứng trước; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh chất lượng
sản phẩm; Bảo lãnh tín dụng và các dịch vụ bảo lãnh khác theo yêu cầu
3.2.2.4 Sản phẩm dịch vụ
ABB-CT cung cấp các dịch vụ như: Dịch vụ vay trực tuyến; Dịch vụ thu
tiền mặt tại chỗ; Giao dịch qua fax; Ngân hàng trực tuyến E-banking; Dịch vụ
SMS Banking; Thanh toán tiền điện tự động; Kết chuyển số dư tập trung; Thu hộ
tiền điện bằng chuyển khoản; Dịch vụ chi hộ lương, hoa hồng
3.2.2.5 Dịch vụ thanh toán quốc tế
ABB-CT cung cấp các dịch vụ như Dịch vụ tín dụng chứng từ thanh toán
nhập khẩu và xuất khẩu; Dịch vụ chuyển tiền bằng điện; Dịch vụ thanh toán séc
nước ngoài; Dịch vụ thanh toán nhờ thu chứng từ; Bảo lãnh thanh toán tín dụng
dự phòng và Dịch vụ chiết khấu chứng từ xuất khẩu
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ABB-CT
ABB-CT có cơ cấu tổ chức khá hoàn chỉnh và hiệu quả gồm có Ban Giám
Đốc và 4 phòng ban, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Ban Giám Đốc
Trang 37Hình 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC ABB-CT
Quản Lý Tín DụngTín dụng
Trang 38* Ban Giám đốc
- Giám đốc là người đứng đầu, đại diện pháp nhân của ABB-CT trước pháp
luật và trong quan hệ tố tụng; chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh; tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách chế độ
nghiệp vụ và kế hoạch kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc và chịu
trách nhiệm về việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước,
Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc
- Phó Giám đốc (phụ trách kế toán): được Giám đốc ủy quyền giải quyết trực
tiếp công việc thuộc lĩnh vực Kế toán-Ngân quỹ, thay mặt Giám đốc giám sát và
điều hành một số hoạt động của đơn vị khi Giám đốc vắng mặt và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc
- Phó Giám đốc (phụ trách tín dụng): được Giám đốc ủy quyền giải quyết trực
tiếp công việc thuộc lĩnh vực Tín dụng, thay mặt Giám đốc giám sát và điều hành
một số hoạt động của đơn vị khi Giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc
* Phòng hành chính nhân sự
Thực hiện các chức năng hành chính văn phòng, quản trị bộ máy hoạt động,
các công tác quan hệ đối ngoại, công tác tuyển dụng nhân sự, tiền lương, chế độ
chính sách,…
* Phòng Tín dụng
- Bộ phận Quản lý Tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay theo
đúng quy định của Ngân hàng, thể lệ của Nhà nước; theo dõi các khoản nợ của
khách hàng trong suốt thời gian vay, kể từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ
vay
- Bộ phận Quản lý rủi ro: thẩm định, xem xét về góc độ rủi ro cho từng khoản
vay của từng khách hàng cụ thể khi phát sinh giao dịch
* Phòng Quan hệ khách hàng
- Bộ phận Quan hệ khách hàng: tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn, đề
xuất cho vay, theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và bảo lãnh khi có nhu cầu
Trang 39- Bộ phận Thanh toán Quốc tế: thực hiện các hoạt động có liên quan đến quá
trình thanh toán xuất nhập khẩu trực tiếp với khách hàng và chịu sự quản lý về
nghiệp vụ từ Trung tâm TTQT Hội sở
* Phòng Kế toán - Kho quỹ
- Bộ phận kế toán: Ghi chép toàn bộ các công việc phát sinh trong ngày, tổng
hợp chi tiết lên cân đối hoạt động của Ngân hàng; Hạch toán kế toán theo chế độ
Nhà nước quy định, báo cáo quyết toán, phân phối lãi lỗ từng kỳ hoạt động của
Ngân hàng; Thực hiện các bút toán liên quan đến quá trình thanh toán như ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, kế toán các khoản thu chi trong ngày, mở tài khoản mới
cho khách hàng; Phát hành thanh toán các loại thẻ Quốc tế, thẻ nội địa
- Bộ Phận Kho quỹ: tiếp nhận tiền nộp trả nợ vay, các khoản tiền gửi tiết
kiệm, mở tài khoản và chi tiền cho khách hàng theo chứng từ đã được phòng
nghiệp vụ kiểm tra và Giám đốc duyệt; Thực hiện lưu giữ các giấy tờ có giá do
khách hàng cầm cố thế chấp
* Các phòng giao dịch
Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ Ngân hàng theo chỉ tiêu mà Ban Giám
đốc giao cho và báo cáo trực tiếp cho Ban Giám đốc
3.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT tại ABB được tổ chức theo mô hình hiện đại là mô hình xử
lý tập trung Mọi giao dịch SWIFT với bên ngoài hệ thống Ngân hàng đều chỉ do
hai trung tâm vùng là Trung tâm miền Bắc (cổng chính) và Trung tâm miền Nam
xử lý, các chi nhánh chỉ thực hiện giao dịch tiếp xúc tư vấn và hướng dẫn khách
hàng hoàn thành các thủ tục, sau đó sẽ gửi lên Trung tâm vùng xử lý
Các giao dịch TTQT của ABB-CT chủ yếu được thực hiện tại Trung tâm vùng
Trang 40- Quyết định số 132/QĐ-NHAB.09 về ban hành quy định về Quy trình nghiệp
vụ Thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình
- Quyết định của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP An Bình ngày 30/06/2010
về ban hành quy định phát hành thư tín dụng
- Các Phê duyệt hạn mức tín dụng bao gồm các hạn mức chiết khấu TTQT
riêng cho từng doanh nghiệp
- Các văn bản liên quan khác
3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ABB-CT
Hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tại Việt Nam nói chung và
ABB-CT nói riêng từ năm 2008 đến nay luôn đứng trước tình hình khó khăn như sự
cạnh tranh gay gắt do ngày có nhiều ngân hàng trong nước và cả ngân hàng nước
ngoài với nguồn vốn lớn cũng như công nghệ kỹ thuật tiên tiến được ra đời,
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và hậu quả kéo dài đến năm 2009, lạm
phát tăng cao, tỷ giá ngoại tệ biến động, dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh
đã tác động đến hoạt động của ngân hàng,… Tuy nhiên bằng sự nổ lực của Ban
lãnh đạo cũng như của toàn thể nhân viên, ABB-CT cũng đã đạt được một số kết
quả khá tốt