1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hàng hải vinalines cần thơ

74 623 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINALINES CẦN THƠ Giảng viên hướng dẫ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG

HẢI VINALINES CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

MSSV: B070123 Lớp: Quản trị kinh doanh K33

Cần Thơ 2010

A-PDF Merger DEMO : Purchase from www.A-PDF.com to remove the watermark

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nào

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quỳnh Châu

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ, được sự truyền đạt tận tình của các thầy cô, cùng với thời gian thực tập tại Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các anh, chị trong công ty đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, đặc biệt em gởi lời biết ơn đến cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa là người

đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp

Em xin chúc quý thầy cô, cùng các anh chị trong Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ ngày càng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống Chúc công ty ngày càng phát triển vững mạnh, đi lên góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp

Chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Ngày … tháng … năm 2010 Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày… tháng….năm 2010

Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010

Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.2 Đối tượng và nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 5

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 8

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 8

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀNG HẢI VINALINES CẦN THƠ 10

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 10

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 11

3.2.1 Sơ đồ tổ chức 11

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 11

3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 13

3.4 SẢN LƯỢNG CONTAINER GIAO NHẬN TẠI VINALINES CẦN THƠ 14

3.4.1 Sản lượng container xuất và nhập tại Vinalines Cần Thơ 14

3.4.2 Hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng của Vinalines Cần Thơ 17

3.5 PHƯƠNG THỨC TÍNH CƯỚC VÀ PHÍ DỊCH VỤ 20

3.5.1 Phương thức tính cước 20

Trang 8

3.5.2 Phí dịch vụ của hoạt động giao nhận 21

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINALINES CẦN THƠ 23

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 23

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ 30

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 36

4.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 40

4.4.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán 40

4.4.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 42

4.4.3 Nhóm chỉ tiêu về quản trị nợ 44

4.4.4 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận 46

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY HÀNG HẢI VINALINES CẦN THƠ .49

5.1 PHÂN TÍCH SWOT 49

5.1.1 Điểm mạnh 49

5.1.2 Điểm yếu 50

5.1.3 Cơ hội 50

5.1.4 Thách thức 51

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 54

5.2.1 Phát huy nguồn lực con người 54

5.2.2 Mở rộng sang khai thác mặt hàng container lạnh 54

5.2.3 Tăng cường hoạt động marketing 55

5.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động giao nhận 55

5.2.5 Áp dụng công nghệ thông tin 56

5.2.6 Cải thiện chất lượng dịch vụ 56

5.2.7 Điều chỉnh giá cước hợp lý 57

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

6.1 KẾT LUẬN 58

6.2 KIẾN NGHỊ 58

Trang 9

6.2.1 Đối với nhà nước 58 6.2.2 Đối với công ty 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 10

TY HÀNG HẢI VINALINES CẦN THƠ TRONG 3 NĂM (2007-2009) 24 Bảng 4.2: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI

VINALINES CẦN THƠ TRONG 3 NĂM (2007-2009) 26 Bảng 4.3: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI

VINALINES CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2009-2010) 28 Bảng 4.4: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXKD CỦA CÔNG TY HÀNG

HẢIVINALINES CẦN THƠ TRONG 3 NĂM (2007-2009) 30 Bảng 4.5: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXKD CỦA CÔNG TY HÀNG

HẢIVINALINES CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2009-2010) 34 Bảng 4.6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI

VINALINES CẦN THƠ TRONG 3 NĂM (2007-2009) 37 Bảng 4.7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI

VINALINES CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2009-2010) 39 Bảng 4.8: HỆ SỐ THANH TOÁN NGẮN HẠN (2007-2009) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2009-2010) 41

Bảng 4.9: NHÓM CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN (2007-2009) VÀ 6

THÁNG ĐẦU NĂM (2009-2010) 42

Bảng 4.10: CÁC TỶ SỐ QUẢN TRỊ NỢ (2007-2009) VÀ 6 THÁNG ĐẦU

NĂM (2009-2010) 45 Bảng 4.11: NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN (2007-2009) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2009-2010) 46 Bảng 5.1: MA TRẬN SWOT THÔNG QUA KẾT HỢP ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VINALINES CẦN THƠ 53

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 01: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VINALINES CẦN THƠ 11 Hình 02: BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG CONTAINER XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VINALINES CẦN THƠ (2007 - 2009) 15 Hình 03: SẢN LƯỢNG CONTAINER XUẤT THÔNG QUA CẢNG CỦA VINALINES CẦN THƠ (2007 - 2009) 15 Hình 04: SẢN LƯỢNG CONTAINER NHẬP THÔNG QUA CẢNG CỦA VINALINES CẦN THƠ (2007 - 2009) 16 Hình 05: SẢN LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT NGOẠI THÔNG QUA CẢNG CỦA VINALINES CẦN THƠ NĂM 2009 19 Hình 06: SẢN LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP NGOẠI THÔNG QUA CẢNG CỦA VINALINES CẦN THƠ NĂM 2009 20 Hình 07: GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TUYẾN HCM – CẦN THƠ (2007 - 2009) 22

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng việt

Tiếng anh

TEUS Tweenty feet Equivalent Units

(Đơn vị tính của container tính theo dung tích) 1Teus = 20foot 39m3

CFS Container Freight Station (Trạm thu gom hàng lẽ) CY-CY Container yard (Hình thức giao nhận hàng tại bãi

container) DOOR-DOOR Hình thức vận chuyển hàng hóa từ kho của người

bán đến kho của người mua EDI Electronic Data Interchange

(Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử)

IT Information Technology (Công nghệ thông tin)

(Cước phí container tính chung cho mọi loại hàng)

(Cước vận chuyển container tính theo mặt hàng)

(Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 13

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ giai đoạn 2007-2009 bao gồm những nội dung sau:

Chương 1 là phần giới thiệu sơ lược về lý do hình thành đề tài nghiên cứu của tác giả cùng với mục tiêu nghiên cứu và phạm vi không gian cũng như thời gian tác giả hình thành đề tài của mình

Chương 2 là phần giới thiệu về cách thức mà tác giả đã tiến hành để nghiên cứu các vấn đề trong bài khóa luận gồm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 là phần giới thiệu tổng quan về Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ

Chương 4 phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ, qua đó phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Mục tiêu của đề tài là tìm

ra điểm mạnh, điểm yếu, nhận diện cơ hội và thách thức nhằm đề ra những giải pháp thích hợp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Chương 5 là phần phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty

Chương 6 là phần kết luận và kiến nghị

Qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ cho thấy công ty có năng lực trong việc thực hiện quy trình giao nhận, chất lượng phục vụ cao Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay ảnh hưởng không kém đến hoạt động sản xuất kinh doanh của của công ty Nhưng công ty cũng đã vượt qua khó khăn và vẫn giữ vững thị phần của mình

Trang 14

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vận tải đường thủy ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Ngay

từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng miền, các quốc gia trên thế giới Cho đến nay, vận tải bằng đường thủy đã phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế Do thuận lợi phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất, vận tải đường thủy đã thúc đẩy thương mại các quốc gia ngày càng trở lên có hiệu quả Phát triển vận tải đường thủy góp phần thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp Với hơn 3.200 km bờ biển, Việt Nam có một tiềm năng về cảng biển hết sức to lớn Hiện nay, với hệ thống cảng biển bao gồm trên 80 cảng biển lớn nhỏ, 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước được vận chuyển bằng đường biển, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với khoảng 50 quốc gia và hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển đến 140 cảng trên thế giới Trong đó có một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm (Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam)

Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài 700 km, có hệ thống kênh dày đặc với tổng chiều dài 28.000 km, trong đó 13.000 km có khả năng khai thác vận tải, chiếm 70% chiều dài đường sông của cả nước Trong đó, Thành phố Cần Thơ

là thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long mà Chính phủ rất quan tâm và tiềm năng của vùng rất lớn Chính phủ sẽ tiếp tục góp phần đầu tư hạ tầng cảng sông, cảng biển, dịch vụ cảng tại Thành phố Cần Thơ để tạo điều kiện hạ giá thành, chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và góp phần nâng cao

hạ tầng của Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng năng lực cạnh tranh với quốc tế (Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam) Với mục tiêu phân

Trang 15

tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp các nhà lãnh đạo có được các thông tin cần thiết để ra quyết định nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình

điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy em chọn đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ” để

làm đề tài nghiên cứu

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ qua 3 năm (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010 Từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong tương lai

(3) Phân tích SWOT tìm ra những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

(4) Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty

Hàng hải Vinalines Cần Thơ

Trang 16

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Để thực hiên được đề tài này, ngoài những tài liệu, số liệu từ cơ quan, một vài giáo trình, các website liên quan, cụ thể sẽ được liệt kê ở phần tài liệu tham khảo ở cuối đề tài còn tham khảo một số luận văn của các khóa trước:

1 Luận văn “Phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa qua chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Cần Thơ” của Nguyễn Ngọc Phương Toàn, lớp Ngoại thương K30 Nội dung luận văn chủ yếu phân tích sản lượng hàng hóa xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thông qua Cảng Cần Thơ Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cảng

2 Luận văn “Phân tích kết quả kinh doanh các dịch vụ tại Cảng Cần Thơ” của Hồ Duy Thơ, năm 2007 Nội dung luận văn chủ yếu phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ tất cả các dịch vụ tại cảng, từ cơ sở đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Cảng và nghiên cứu phát triển một số dịch vụ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 17

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, đến việc đề

ra các định hướng hoạt động tiếp theo

2.1.2 Đối tượng và nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.2.1 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh

Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của đơn vị kinh tế, những nhân tố phát sinh bên trong hoặc bên ngoài đơn vị kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.2.2 Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh

- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, như: Sản lượng sản phẩm, doanh thu, giá thành, lợi nhuận…

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh: lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai…

Để thực hiện nội dung trên, phân tích hoạt động kinh doanh cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến

sự biến động của các quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh

2.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả

mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay Như chúng ta đã biết, mọi hoạt

Trang 18

động kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau Do đó, chỉ có thể tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, mới có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng Chính vì vậy phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh vì qua phân tích:

- Đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh

- Xác định các nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh

- Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bao gồm: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

- Thấy được những điểm yếu và những vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp từ đó đề ra các biện pháp khắc phục

- Phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp

- Đề ra các quyết định kinh doanh

2.1.3.2 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

- Đánh giá một cách toàn diện tình hình thực hiện các kế hoạch về vật tư, lao động, tiền vốn Tình hình chấp hành các thể lệ và chế độ về quản lý kinh tế của nhà nước

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

- Khai thác và động viên mọi khả năng tiềm tàng để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 20

2.1.4.5 Hệ số lãi ròng (ROS)

Lãi ròng

Hệ số lãi ròng = x 100%

Doanh thu thuần

Hệ số lãi ròng phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ Nói cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng

2.1.4.6 Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA)

Tỷ số lãi ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ

sở hữu Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ

2.1.4.8 Hệ số nợ trên tổng tài sản

Tổng nợ phải trả

Hệ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng tài sản

Hệ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là hệ số nợ, đo lường mức độ

sử dụng nợ của công ty

Trang 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp và thông tin từ các phòng, ban tại Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ giai đoạn (2007 – 2010) Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các sách báo chuyên ngành, mạng internet

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1, 2, 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả số liệu qua 3 năm

và 6 tháng đầu năm 2010, kết hợp với phương pháp phân tích so sánh số chênh lệch nhằm xác định sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu 4: Từ các phân tích trên sử dụng phương pháp tự luận nhằm đề

ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Ngoài ra, số liệu còn dựa trên phương pháp phân tích ma trận Swot Phân tích Swot là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến

vị thế hiện tại và tương lai của của một công ty trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của công ty

Các bước lập ma trận SWOT:

- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của công ty

- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty

- Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của công ty

- Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

Trang 22

- SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công

ty để tận dụng các cơ hội thị trường

- WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường

- ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty

để tránh các nguy cơ của thị trường

- WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

2.2.2.1 Các phương pháp so sánh

a) Phương pháp số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước

Số tuyệt đối là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Nó có tác dụng phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng

b) Phương pháp số tương đối

Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc

để nói lên tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu gốc để so sánh có thể là chỉ tiêu kế hoạch hoặc chỉ tiêu năm gốc

Trang 23

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀNG HẢI

VINALINES CẦN THƠ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Tên đơn vị: CÔNG TY HÀNG HẢI VINALINES CẦN THƠ

Tên giao dịch quốc tế: CAN THO VINALINES MARINE COMPANY

Tên viết tắt: VINALINES CẦN THƠ

Địa chỉ: Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ Điện thoại: (0710)3.842801

và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty và Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt

Sau một năm mở tuyến, do lượng hàng nội địa ít và đội tàu của Tổng công

ty không thể vào trực tiếp cảng Cần Thơ được nữa nên chi nhánh đã chủ động khai thác chuyển tải hàng nội địa tuyến thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) – Cần Thơ, tiếp tục duy trì tuyến thông qua phương án sử dụng sà lan tự hành (16 – 24 teus) và khai thác hàng xuất nhập khẩu (XNK)

Chi nhánh là đơn vị đại diện của Tổng công ty tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận, với lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính là quản lý và khai thác tuyến vận tải container Làm thủ tục mở tờ khai hải quan hàng XNK, vận chuyển hàng hóa, container theo phương thức CY – CY và DOOR – DOOR với nhiều phương thức vận tải khác nhau

Trang 24

Căn cứ quyết định số 1046/QĐ – HĐQT ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Hội đồng quản trị Tổng công ty HHVN, chi nhánh Tổng công ty HHVN tại Cần Thơ chính thức chuyển thành Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ – đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty HHVN

Tóm lại, với sự quan tâm của Tổng công ty HHVN và sự tin cậy của khách hàng, từ một chi nhánh nhỏ bé, Vinalines Cần Thơ cũng đã có đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL Và chắc chắn rằng, Vinalines Cần Thơ sẽ tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu mà Tổng công ty HHVN

đã đặt ra

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.2.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 01: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VINALINES CẦN THƠ

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính của Vinalines Cần Thơ)

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

3.2.2.1 Giám đốc

Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của Công ty trình Tổng giám đốc Tổng công ty HHVN phê duyệt và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Lựa chọn cán bộ lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ trình Tổng giám đốc Tổng công ty xem xét, quyết định bổ nhiệm Tổ chức xây dựng và ban hành quy định chức năng, nhiệm

GIÁM ĐỐC

P.KẾ TOÁN

P GIÁM ĐỐC

P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

THƯƠNG VỤ

Trang 25

vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc công ty phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty

3.2.2.2 Phó Giám đốc

Phụ trách trực tiếp công tác sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc Được phép quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi mình phụ trách, chủ động trong công tác marketing, đàm phán với khách hàng, chủ động đề xuất các phương án kinh doanh, thay mặt điều hành công ty khi giám đốc ủy quyền Lãnh đạo trực tiếp khối sản xuất kinh doanh gồm phòng khai thác và phòng thương vụ Makerting, kết hợp chặt chẽ với các phòng ban khác đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả đúng pháp luật

3.2.2.3 Phòng Kế toán:

Quản lý, kinh doanh tài chính Quyền hạn theo trách nhiệm và theo quy định Quan hệ với tất cả các phòng ban và cơ quan có liên quan, định kỳ báo các kết quả sản xuất kinh doanh cho giám đốc và ban Tài chính của công ty

3.2.2.4 Phòng Thương vụ - Marketing

Trực tiếp thực hiện công tác tiếp thị khách hàng Soạn thảo các hợp đồng kinh doanh, theo dõi việc thực hiện hợp đồng, xây dựng giá cước dịch vụ, các chính sách phát triển khách hàng Chủ động tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng theo sự ủy nhiệm của giám đốc, có quyền quyết định một số vấn đề về kinh doanh Xây dựng chiến lược phát triển công ty Chịu trách nhiệm trước phó giám đốc công ty về công việc sản xuất kinh doanh, kết hợp thường xuyên với bộ phận

kế toán nhằm kinh doanh đạt hiệu quả, chặt chẽ và đúng pháp luật

Trang 26

3.2.2.7 Đội cơ giới

Quản lý, khai thác toàn bộ trang bị kỹ thuật của công ty, đảm bảo phương tiện luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt để phục vụ sản xuất Chủ động đề xuất các công tác thuộc phạm vi chuyên môn, cải tiến kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả phương tiện và các trang thiết bị Trực tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng khai thác, thường xuyên báo cáo tình trạng kỹ thuật của phương tiện cho bộ phận khai thác và giám đốc công ty

3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

- Đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải;

- Kinh doanh vận tải đường thủy, đường bộ;

- Đại lý giao nhận, cung ứng tàu biển; các hoạt động phụ trợ cho vận tải;

thông tin chuyên ngành; vận tải đa phương thức

Từ tháng 01/2010, công ty bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh:

- Gia công chế biến hàng xuất khẩu;

- Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh (cho thuê kiot, văn phòng);

- Đại lý giao nhận, buôn bán lẽ hàng hóa chất đốt;

- Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu, vận tải nhiên liệu, tổ chức đại lý bán lẻ,

cung ứng xăng dầu;

- Dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy;

- Dịch vụ đại lý vé máy bay

Trang 27

3.4 SẢN LƯỢNG CONTAINER GIAO NHẬN TẠI VINALINES CẦN THƠ 3.4.1 Sản lượng container xuất và nhập tại Vinalines Cần Thơ

Bảng 3.1: SẢN LƯỢNG CONTAINER XUẤT NHẬP KHẨU (2007 - 2009)

(Nguồn : Phòng Thương vụ của Vinalines Cần Thơ)

Nhìn chung, sản lượng hàng hóa XNK bằng container thông qua cảng của công ty qua ba năm có xu hướng giảm, đặc biệt vào năm 2009 Trong đó, container nhập chiếm tỷ trọng cao hơn về số teus Đây là điều tất yếu đối với một khu vực đang phát triển như miền Tây Nam Bộ nói riêng và nước ta nói chung và

có xu hướng giảm liên tục qua ba năm Khối lượng hàng xuất ngoại chủ yếu là do chúng ta nhập hầu hết một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp của vùng và khu vực trong khi đó chỉ xuất đi một số ít hàng lương thực, thủy sản điều

đó cũng phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế của vùng Năm 2008, do chính phủ áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và do giá nhiên liệu tăng nên sản lượng container nhập khẩu giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2007 với 164 teus Năm 2009, nền kinh tế có nhiều biến động làm sản lượng giảm mạnh chỉ còn 1.395 teus với mức giảm 40,2%, giảm hơn 937 teus Nguyên nhân là do công ty mất hợp đồng xuất khẩu bột giặt, đá granite và sản lượng khô dầu đậu nành, lon rỗng nhập khẩu giảm mạnh với mức giảm lần lượt là 78,9% và 98,7%

Trang 28

3.4.1.1 Sản lượng container xuất

Hình 03: SẢN LƯỢNG CONTAINER XUẤT THÔNG QUA CẢNG CỦA

VINALINES CẦN THƠ (2007 - 2009)

Do container 20 feet có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển nên trong

cơ cấu container xuất khẩu thì loại container này chiếm tỷ trọng cao hơn và có sự

64

352 416

416

2.496 2.912

1.222 2.332 3.554

613 1.395 2.008

0 500

Trang 29

biến động mạnh qua ba năm Năm 2008, sản lượng loại container này đạt 906 teus, tăng 842 tues về số tuyệt đối và 1.316% về số tương đối so với năm 2007 Nguyên nhân là do sản lượng các mặt hàng xuất khẩu như gạo, bột cá, dầu cá, máy móc thiết bị đều tăng cao Năm 2009, sản lượng container 20 feet giảm 40,8% so với cùng kỳ năm 2008 chỉ còn 543 teus, giảm 363 teus do công ty mất hợp đồng xuất khẩu bột giặt và sản lượng các mặt hàng xuất khẩu đều giảm

Sản lượng container nhập loại 40 feet cũng có xu hướng giảm liên tục qua

ba năm Năm 2009, sản lượng nhập khẩu loại này chỉ còn 70 teus, giảm 77,8% so với cùng kỳ năm 2008 Nguyên nhân là do nhu cầu xuất khẩu hàng hóa giảm và

có sự cạnh tranh gay gắt với các công ty vận tải, giao nhận khác

3.4.1.2 Sản lượng container nhập

Hình 04: SẢN LƯỢNG CONTAINER NHẬP THÔNG QUA CẢNG CỦA

VINALINES CẦN THƠ (2007 - 2009)

Sản lượng container nhập qua ba năm giảm liên tục và container loại 40 feet chiếm tỷ trọng cao hơn Do hàng hóa nhập chủ yếu là máy móc thiết bị, hàng hóa phục vụ cho sản xuất công nghiệp như lông vịt, hạt nhựa nên thích hợp vận chuyển bằng container loại 40 feet Tuy nhiên, do chính sách hạn chế hàng nhập khẩu của Chính phủ nên cả 2 loại container 20 feet và 40 feet đều có xu hướng giảm qua ba năm Năm 2008, sản lượng container loại 20 feet nhập đạt 724 teus, giảm 32 tues so với cùng kỳ năm 2007, giảm 4,2% Sang năm 2009, sản lượng container loại 20 feet nhập khẩu tiếp tục giảm 8,2% còn 665 teus, giảm 59 teus

về số tuyệt đối Hàng hóa nhập khẩu bằng loại container này chủ yếu là nguyên liệu sản xuất phân bón, hóa chất, chất độn

756 1.740 2.496

724 1.608 2.332

665 730 1.395

0 500

Trang 30

Năm 2008, container loại 40 feet đạt 1.608 teus, giảm 7.6% so với cùng

kỳ năm 2007 với mức giảm 132 teus Năm 2009, sản lượng tiếp tục giảm còn 730 teus, giảm 31,6% với mức giảm 878 teus

3.4.2 Hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng của Vinalines Cần Thơ

Trang 32

Xuất khẩu

Sản lượng hàng hóa xuất khẩu của công ty có sự biến động lớn qua ba năm Năm 2008, do chính phủ áp dụng chính sách khuyến khích hàng xuất khẩu nên sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, đạt hơn 16 ngàn tấn, tăng 8 ngàn tấn về số tuyệt đối và 102,8% về số tương đối so với cùng kỳ năm 2007 Đến năm 2009,

do ảnh hưởng của khủng hoảng nên sản lượng hàng xuất khẩu giảm 29,1%, chỉ còn hơn 11,4 ngàn tấn, giảm 4,6 ngàn tấn so với năm 2008 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, máy móc thiết bị, ngói và gạch và các mặt hàng từ thủy sản

Nhập khẩu

ĐBSCL là nơi sản xuất lương thực thực phẩm, thủy sản lớn nhất cả nước Đây cũng là nơi nhập khẩu phân bón, nguyên phụ liệu cho sản xuất công nghiệp như lon rỗng, lông vịt để sản xuất áo craket, khô dầu đậu nành để chế biến thức

ăn gia súc Năm 2008, sản lượng hàng hóa nhập khẩu không có sự biến động lớn so với năm 2007 với gần 30 nghìn tấn, chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm

2007 với mức tăng 867,2 tấn Năm 2009, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao nên sản lượng hàng hóa nhập khẩu giảm 46,2% so với cùng kỳ năm

2008, chỉ còn hơn 16 nghìn tấn, giảm gần 14 nghìn tấn

s

Hình 05: SẢN LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT NGOẠI THÔNG QUA CẢNG

CỦA VINALINES CẦN THƠ NĂM 2009

Nhìn vào biểu đồ cho thấy gạo xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất 39,9%

so với tổng lượng xuất khẩu năm 2009 Nguyên nhân là do giá gạo trên thị trường thế giới tăng vọt do nhu cầu tăng cao và giá bán thấp hơn so với các nước

39.9

7.1 10.9

23.6

12.8

5.7

Gạo Máy móc Ngói & gạch Bột cá

Mỡ cá Khác

23,6

39,9

Trang 33

xuất khẩu gạo khác Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu còn rất hạn chế, chủ yếu là gạo, máy móc thiết bị, ngói và gạch, bột cá

Hình 06: SẢN LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP NGOẠI THÔNG QUA CẢNG

CỦA VINALINES CẦN THƠ NĂM 2009

Các mặt hàng nhập khẩu tương đối đa dạng hơn các mặt hàng xuất khẩu tại công ty, hơn 10 mặt hàng Trong đó, hạt nhựa chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,5% vào năm 2009 Mặt hàng khô dầu đậu nành giảm mạnh so với hai năm

2007 và 2008 là do công ty mất hợp đồng với công ty chế biến thức ăn gia súc Con Cò Và do biến động thị trường nên năm 2009, công ty nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất phân bón, chiếm 15,1% tổng sản lượng

3.5 PHƯƠNG THỨC TÍNH CƯỚC VÀ PHÍ DỊCH VỤ

3.5.1 Phương thức tính cước

Trong chuyên chở hàng hóa bằng container, cước phí được ấn định thành biểu cước như biểu cước của tàu chợ Cước phí vận chuyển container thường bao gồm: chi phí vận tải nội địa; chi phí chuyên chở container ở chặng đường chính.; chi phí bến, bãi container ở cảng xếp, dỡ; chi phí khác

Mức cước phí container phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Loại, cỡ container (lớn hay nhỏ, chuyên dụng hay không chuyên dụng)

- Loại hàng hóa xếp trong container

- Mức độ sử dụng trọng tải container

- Chiều dài và đặc điểm của tuyến đường chuyên chở

13.1

0.002 15.1

19.6 21.5

13.9

3.2 3.7

Lông vịt Lon rỗng NLSX Phân bón Khô dầu đậu nành Hạt nhựa Hóa chất Máy móc

VP phẩm Chất độn Khác

13,1 6,2

3,6 3,7 3,2

13,9

15,1 0,002

Trang 34

Từ điều kiện giao nhận, trang thiết bị bốc dỡ, đến phương thức vận chuyển đều thay đổi Ðể phù hợp với phương pháp vận chuyển tiên tiến này, các công ty vận tải container đã đưa ra biểu cước của mình để phục vụ khách hàng, cước container gồm 3 loại: Cước vận chuyển container tính theo mặt hàng (CBR), cước phí container tính chung cho mọi loại hàng (FAK) và cước phí hàng chở lẻ Tuy nhiên, Vinalines Cần Thơ chỉ áp dụng một loại cước đó là FAK

Theo cách tính này, mọi mặt hàng đều phải đóng một giá cước cho cùng một chuyến container mà không cần tính đến giá trị của hàng hóa trong container Người chuyên chở về cơ bản căn cứ vào tổng chi phí dự tính của chuyến đi chia cho số container dự tính vận chuyển So với cước phí loại CBR, cước phí FAK hợp lý hơn vì đơn vị xếp, dỡ hàng và chiếm chỗ trên tàu là container Ðối với người chuyên chở áp dụng loại cước này sẽ đơn giảm trong việc tính toán Nhưng ở loại cước này lại cũng có những bất cập ở chỗ chủ hàng

có hàng hóa giá trị cao hơn thì lợi, còn chủ hàng có giá trị thấp lại bất lợi

3.5.2 Phí dịch vụ của hoạt động giao nhận

Bảng 3.3: BẢNG GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU

Nhìn chung, cước phí vận chuyển hàng XNK tuyến HCM – Cần Thơ có

xu hướng tăng qua ba năm Trong đó, cước phí vận chuyển container loại 40 feet cao hơn loại 20 feet Nguyên nhân là do container loại container loại 40 feet cồng kềnh và khó vận chuyển hơn Ngoài ra, đối với các loại hàng máy móc thiết bị, hàng quá tải, quá khổ thì công ty sẽ tính mức cước cao hơn nhưng không nhiều

Trang 35

0 1.000

Trang 36

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÔNG TY HÀNG HẢI VINALINES CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU

Vinalines Cần Thơ là một trong những công ty hàng đầu của thành phố Cần Thơ trong lĩnh vực vận chuyển – giao nhận hàng hóa bằng container Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu cuối năm 2008

đã có tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là vào năm 2009 Giá cả thị trường không ổn định, giá dầu thế giới và trong nước không ngừng leo thang làm cho công ty gặp nhiều khó khăn Cụ thể là sản lượng của công ty năm 2009 chỉ đạt 2.008 teus, chỉ đạt 43,5% so với năm trước

Hiện nay, công ty có bốn khách hàng lớn và ổn định, gồm: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Gentraco chuyên doanh xuất khẩu gạo, Công ty sản xuất hàng xuất khẩu MeKo 100% vốn đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ, Công ty cổ phần Tags Proconco Cần Thơ Sản lượng container của 4 doanh nghiệp này chiếm đến 3/4 sản lượng hàng năm của công

ty, 1/4 sản lượng hàng năm của công ty do nhiều khách hàng khác

Trang 37

24

Bảng 4.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI

VINALINES CẦN THƠ TRONG 3 NĂM (2007-2009)

3 Doanh thu thuần về bán hàng

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 429.817 533.756 481.733 103.939 24,2 (52.023) -9,7

10 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 58.868 128.096 (144.433) 69.228 117,6 (272.529) -212,8

Ngày đăng: 15/12/2015, 23:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Văn Châu (1999). Vận tải – Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, NXB Khoa học & kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải – Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Nhà XB: NXB Khoa học & kỹ thuật
Năm: 1999
2. Ngô Khắc Lễ (2009). Thuật ngữ hàng hải, NXB Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ hàng hải
Tác giả: Ngô Khắc Lễ
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2009
3. Trương Đông Lộc, Trần Bá Trí, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2009). Giáo trình quản trị tài chính, Tủ sách Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị tài chính
Tác giả: Trương Đông Lộc, Trần Bá Trí, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên
Năm: 2009
4. Huỳnh Tấn Phát (2006). Sổ tay nghiệp vụ vận chuyển container, NXB Giao thông vận tải, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay nghiệp vụ vận chuyển container
Tác giả: Huỳnh Tấn Phát
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2006
5. Bùi Văn Trịnh (2009). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Tủ sách Đại học Cần Thơ.Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Bùi Văn Trịnh
Năm: 2009
7. www.vinalines.com.vn 8. www.tuoitre.com.vn 9. Tạp chí hàng hải Việt nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w