1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh khánh hòa (ths phan đình nhân)

13 886 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 643,32 KB

Nội dung

Thực trạng về nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường của các trường THPT tỉnh Khánh Hòa Do tính chất phức tạp và hậu quả khó lường của BLHĐ nên công tác giáo dục phòng chố

Trang 1

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC

SINH THPT TỈNH KHÁNH HÒA

ThS Phan Đình Nhân *

1 Thực trạng bạo lực học đường tại các trường THPT tỉnh Khánh Hòa từ năm 2012 đến nay

1.1 Bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh

Bạo lực học đường (BLHĐ) giữa học sinh với học sinh ở nhiều hình thức, mức

độ khác nhau đã diễn ra khá thường xuyên trong các trường THPT hiện nay Điều này

đã được 50,5% cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện Đoàn thanh niên và ban đại diện cha

mẹ học sinh thuộc 9 trường THPT được chủ nhiệm đề tài mời tham gia khảo sát (gồm

có 77 người thuộc các trường THPT Phan Bội Châu - Cam Ranh, Nguyễn Huệ - Cam Lâm, Nguyễn Văn Trỗi - Nha Trang, Chu Văn An - Nha Trang, Nguyễn Thiện Thuật - Nha Trang, Lạc Long Quân - Khánh Vĩnh, Huỳnh Thúc Kháng - Vạn Ninh, Tô Văn

Ơn - Vạn Ninh và Dân tộc Nội trú Tỉnh Khánh Hòa) được hỏi ý kiến khẳng định như vậy; trong đó, có 11,5% ý kiến cho rằng ở mức độ rất phổ biến và 39% cho rằng ở mức độ phổ biến Ngoài ra, còn có 43,5% người tham gia khảo sát nhận định rằng đây

là một hiện tượng có thật nhưng ít phổ biến và không có ý kiến nào cho rằng BLHĐ không hề xảy ra trong các trường THPT hiện nay Cũng theo kết quả khảo sát này, chỉ tính các vụ BLHĐ bị nhà trường phát hiện thì trong 3 năm học qua ở 9 trường THPT nói trên đã là 48 vụ (có 1 vụ nghiêm trọng) và trong đó, có 39 vụ phải đưa ra hội đồng

kỷ luật của nhà trường xử lý

1.2 Bạo lực học đường giữa giáo viên và học sinh

1.2.1 Giáo viên có hành vi bạo lực đối với học sinh

Theo tổng hợp kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện Đoàn thanh niên và ban đại diện cha mẹ học sinh thuộc 9 trường THPT như đã nói ở trên; việc giáo viên có lời nói, hành vi gây bức xúc cho học sinh ít xảy ra (ở mức độ phổ biến là 8,6%, ít phổ biến là 71,15%) Thái độ giảng dạy của giáo viên thiếu mẫu mực, chưa phù hợp, gây căng thẳng cho học sinh trong giờ học cũng có xảy ra nhưng không phải là thường xuyên (ở mức độ phổ biến là 10%, ít phổ biến là 72,4%) Như vậy, theo kết quả khảo sát nói trên, 2 hình thức BLHĐ này có diễn ra trong quá trình dạy - học

và giáo dục tại các trường THPT nhưng không phải là nghiêm trọng

*

Trang 2

1.2.2 Học sinh có hành vi bạo lực đối với giáo viên

Hiện tượng học sinh cãi lại giáo viên không phải là hiếm vì dạy - học ngày nay khuyến khích việc trao đổi, thậm chí là tranh luận thẳng thắn trong giờ học, kể cả giữa giáo viên và học sinh Nhưng việc cãi lại giáo viên với thái độ thiếu tôn trọng, thậm chí là hỗn láo, vô lễ thì không phải là xảy ra thường xuyên trong các trường THPT Đã

có 71% người được hỏi ý kiến cho rằng hiện tượng này ít phổ biến và 10% tin rằng không hề xẩy ra (trong khi đó chỉ có 13% người được hỏi ý kiến cho là phổ biến và 2,8% cho là rất phổ biến mà thôi)

1.2.3 Hậu quả của bạo lực học đường

Hậu quả trực tiếp của BLHĐ là đã ảnh hưởng đến thể chất và gây tổn hại về sức khỏe học sinh; nhẹ thì trầy xước, chấn thương phần mềm; nặng hơn thì bị các thương tích khác như gãy chân, gãy tay; thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học Điều này đã được 52,1% ý kiến khảo sát cho rằng BLHĐ gây hậu quả ở mức nghiêm trọng và có 10,1% ý kiến cho rằng rất nghiêm trọng; trong khi ý kiến cho rằng ít nghiêm trọng là 26% và mức độ ở không nghiêm trọng chỉ có 10,1% ý kiến đồng ý

1.3 Thực trạng công tác quản lý phòng, chống bạo lực học đường của các trường THPT tỉnh Khánh Hòa

1.3.1 Thực trạng về nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường của các trường THPT tỉnh Khánh Hòa

Do tính chất phức tạp và hậu quả khó lường của BLHĐ nên công tác giáo dục phòng chống BLHĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý của ngành giáo dục và đào tạo nói chung cũng như các trường THPT nói riêng Trong thời gian qua, các trường THPT ở tỉnh Khánh Hòa đã có nỗ lực nhất định trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình; từng bước hoạch định và tìm ra các giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết học sinh; có biện pháp răn đe những học sinh vi phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế đến mức tối đa tình trạng BLHĐ và những hậu quả đáng tiếc do BLHĐ mang lại

Hạn chế là trong thực tế, công tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh vẫn chưa được các trường THPT chú trọng thực hiện chu đáo và duy trì đều đặn trong suốt năm học Việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra công tác quản lý phòng chống BLHĐ tuy đã có triển khai nhưng chưa thực sự đầy đủ, kịp thời và đúng mức

Việc xử phạt các hành vi BLHĐ của học sinh một số trường THPT hiện nay chưa

đúng mực nên ít có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tốt Với câu hỏi “Học sinh đánh nhau, trường thực hiện việc xét kỷ luật ở mức độ nào?” thì chỉ có 15,9% người trả lời

là nhà trường đã thực hiện rất thường xuyên, 26% là thường xuyên, 34,7% là thỉnh thoảng và 1,4% là không hề thực hiện

Trang 3

Mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục đạo đức học sinh nói chung và phòng chống BLHĐ nói riêng có lúc, có nơi chưa gắn kết chặt chẽ nên chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp Có tới 90,8% ý kiến cho rằng BLHĐ

có liên quan đến việc gia đình thiếu quan tâm, giáo dục con em mình và 72,5% ý kiến cho rằng phụ huynh đã khoán trắng việc giáo dục học sinh cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm

1.3.2 Thực trạng về phương pháp, hình thức giáo dục phòng, chống bạo lực học đường của các trường THPT tỉnh Khánh Hòa

Trước thực trạng BLHĐ có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp như hiện nay, để ngăn ngừa có hiệu quả BLHĐ ở đơn vị mình, nhiều trường THPT đã có các hình thức, giải pháp khác nhau để phòng chống và hạn chế BLHĐ xảy ra Có nhiều hoạt động tuy không mới về nội dung nhưng đã được cải tiến không ngừng về mặt hình thức để thu hút học sinh tham gia nhằm góp phần hạn chế tình trạng bạo lực trong trường THPT

Trong công tác quản lý, các trường cũng đã thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để hạn chế BLHĐ như tổ chức Ban nền nếp nhà trường nhằm duy trì trật tự đối với học sinh (31,8% ý kiến cho rằng rất thường xuyên và 50,7% ý kiến cho rằng thường xuyên); quan tâm vấn đề giáo dục kỹ năng sống về phòng chống BLHĐ cho học sinh (13% rất thường xuyên và 52,1% thường xuyên); phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh (8,6% rất thường xuyên và 42% thường xuyên) và đặc biệt là kịp thời phối hợp với từng gia đình học sinh, khi xảy ra trường hợp các em đánh nhau thì mời phụ huynh đến trường để bàn biện pháp giải quyết phù hợp (17,3% rất thường xuyên

và 65,2% thường xuyên)

1.3.3 Kết quả công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường của các trường THPT tỉnh Khánh Hòa

Công tác giáo dục phòng chống BLHĐ trong các trường THPT đã được quan tâm, chú trọng hơn trước và cũng đã được mở rộng với nhiều hình thức, giải pháp khác nhau nên đã đạt được kết quả bước đầu Nhận thức của phần lớn học sinh về tác hại của BLHĐ có chuyển biến tích cực, kỹ năng sống được bổ sung và nâng cao dần Tuy vậy, nhìn trên diện rộng thì thực trạng công tác quản lý phòng chống BLHĐ trong các trường THPT ở tỉnh hiện nay vẫn còn không ít mặt hạn chế, bất cập Chính

vì vậy, BLHĐ vẫn xảy ra và có thể diễn biến phức tạp trong các nhà trường bất cứ lúc nào nếu như từng đơn vị, trường học lơ là, mất cảnh giác đối với vấn đề BLHĐ

2 Nguyên nhân thực trạng

2.1 Do học sinh thiếu tu dưỡng, rèn luyện và dễ bị kích động bởi bạo lực

Có thể thấy rằng, những học sinh tham gia vào BLHĐ hầu hết không chăm chỉ học tập, lêu lổng, ham chơi; trong đó, có những học sinh đi học một cách miễn cưỡng

Trang 4

theo ý muốn của cha mẹ, luôn sẵn sàng bỏ học bất kỳ lúc nào nên không hề e ngại các hình thức kỷ luật của nhà trường Nguyên nhân này đã được nhiều người đồng thuận với 16,8% ý kiến rất đồng ý và 62,3% đồng ý; trong khi đó số không đồng ý chỉ là 3,6% Điều này đã được chứng minh trong thực tế, khi số lượng các vụ bạo lực học đường ở các trường THPT ngoài công lập hoặc các trường có “đầu vào” thấp luôn cao hơn các trường có chất lượng giáo dục tốt

2.2 Giáo viên chưa mẫu mực và thiếu kinh nghiệm

Trong các hành vi BLHĐ giữa học sinh với học sinh hoặc giữa giáo viên với học sinh thì cũng có nhiều nguyên nhân liên quan đến vai trò, vị trí, trách nhiệm của các thầy cô giáo Tuy giáo viên luôn được coi là nhân tố quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhưng trong thực tế vẫn có một số thầy cô giáo chưa thực sự mẫu mực về lối sống, hạn chế về nhân cách đạo đức … cũng đã góp phần tạo nên BLHĐ (2,4% rất đồng ý và 38,9% đồng ý) Các biểu hiện thường thấy là giáo viên ứng xử không tốt với học sinh (1,2% rất đồng ý và 48% đồng ý); quá khắt khe với học sinh (7,2% rất đồng ý và 55,8% đồng ý)

2.3 Hoạt động của Đoàn, Hội chưa chú trọng việc giáo dục hành vi, lối sống cho thanh niên

Qua khảo sát cho thấy, BLHĐ xảy ra cũng có phần do các đoàn thể trong nhà trường chưa phát huy tốt chức năng, tác dụng cần có của mình Đó là hoạt động của Đoàn, Hội chưa trở thành sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút học sinh tham gia vì nội dung thiếu phong phú, ít thiết thực (4,8% ý kiến rất đồng ý và 44,1% ý kiến đồng ý); chưa đưa vấn đề phòng chống BLHĐ vào nội dung giáo dục thanh niên (4,8% ý kiến rất đồng ý và 33,7% ý kiến đồng ý)

2.4 Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Qua khảo sát ở 9 trường THPT nói trên cho thấy là các Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa quan tâm nhiều đến công tác phòng chống BLHĐ (6,4% ý kiến rất đồng ý và 61% ý kiến đồng ý) và đến nay cũng chưa có sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh về công tác quan trọng này (2,4% ý kiến rất đồng ý và 40,2% ý kiến đồng ý)

2.5 Gia đình chưa quan tâm giáo dục và làm gương tốt cho con em

Kết quả khảo sát cho thấy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức học sinh và nhất là giáo dục phòng chống BLHĐ trong các trường THPT hiện nay rất hạn chế Nhiều phụ huynh chưa quan tâm hoặc chưa giáo dục đúng mức con em mình về tác hại của BLHĐ (24,6% ý kiến rất đồng ý và 66,2% ý kiến đồng ý); nhiều người không theo dõi, liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để biết được tình hình học tập, rèn luyện của con

em mình tại lớp, tại trường (18% ý kiến rất đồng ý và 54,5% ý kiến rất đồng ý)

Trang 5

2.6 Môi trường xã hội chưa an toàn, các đoàn thể xã hội chưa tích cực phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng nghiêm trọng đến BLHĐ chính là môi trường văn hóa xã hội hiện nay chưa an toàn; ở một số nơi đang ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục Sự phát triển chóng mặt của internet, dịch vụ giải trí game online, phim ảnh, sách báo … mang tính bạo lực đã góp phần làm cho BLHĐ phức tạp

và nghiêm trọng hơn (có đến 38,9% ý kiến rất đồng ý và 50,6% ý kiến đồng ý; chỉ có 3,6% ý kiến lưỡng lự và 1,2% ý kiến không đồng ý)

2.7 Các trường trung học phổ thông chưa chủ động, sáng tạo và quyết tâm trong công tác quản lý phòng chống bạo lực học đường

Nhìn chung, phần lớn các trường THPT ở tỉnh ta vẫn chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý phòng chống BLHĐ bằng các kế hoạch, hoạt động cụ thể mà thông thường chỉ lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, của Đoàn thanh niên … Mỗi khi có vụ BLHĐ xảy ra thì mới chạy theo giải quyết hậu quả một cách thụ động

2.8 Còn thiếu sự chỉ đạo xuyên suốt và đầy đủ, kịp thời của các cấp quản lý nhà nước

Cho đến nay, chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án … về phòng chống BLHĐ để chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung này

Ở tỉnh Khánh Hòa, cũng chưa thấy UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo có tính chất chuyên sâu về công tác quản lý phòng chống BLHĐ để làm căn cứ pháp lý và định hướng chỉ đạo cho ngành giáo dục và đào tạo, các ban ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện

Trong nội bộ ngành giáo dục và đào tạo thì Sở Giáo dục và Đào tạo đến nay cũng chưa có kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo riêng về công tác quản lý phòng chống BLHĐ

mà chỉ đưa nội dung này lồng ghép với các nội dung chỉ đạo và các hoạt động giáo dục khác như xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực”; tăng cường trật tự - an ninh trường học; phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học Do thiếu sự chỉ đạo tập trung và xuyên suốt nên công tác quản lý phòng chống BLHĐ chưa trở thành trọng tâm trong công tác quản lý của ngành và các đơn vị, trường học

3 Các biện pháp:

3.1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh về công tác phòng chống bạo lực học đường

3.1.1 Biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng, chống BLHĐ

Trang 6

 Mục tiêu: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng,

chống BLHĐ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh

 Ý nghĩa: nhận thức là sự khởi đầu của thái độ, hành vi của con người, nếu có

nhận thức đúng sẽ có thái độ đúng và phù hợp với các chuẩn mực của xã hội Do vậy,

để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ cần phải nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về công tác phòng, chống BLHĐ Trên cơ sở đó, với nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân sẽ có ý thức

tự nâng cao trách nhiệm, phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh để làm tăng hiệu quả công tác phòng, chống BLHĐ

 Nội dung biện pháp:

- Làm cho mọi người hiểu đúng đắn và thực hiện đầy đủ những qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL, giáo viên và phụ huynh trong công tác học sinh (được qui định tại Điều lệ trường THPT); từ đó, nâng cao nhận thức cho mọi người và xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức lồng ghép trong các phiên họp hội đồng giáo viên hàng tháng, trong những phiên họp cha mẹ học sinh tại lớp vào đầu năm học, kết thúc học kỳ I và cuối năm học

- Trong các phiên họp hội đồng giáo viên của nhà trường, họp tổ giáo viên chủ nhiệm, họp cha mẹ học sinh tại lớp, Hiệu trưởng cần chuẩn bị nội dung tuyên truyền

về công tác phòng, chống BLHĐ để truyền đạt thật rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu Có thể những nội dung tuyên truyền này được in trên giấy và phát cho đối tượng được tuyên truyền Có như vậy, giáo viên, nhân viên, phụ huynh được quán triệt sâu sắc, đầy đủ và nhận thức sẽ được nâng cao hơn

 Lưu ý khi thực hiện biện pháp

- Thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ cần tránh làm hình thức, chiếu lệ và phải chuẩn bị nội dung thật chu đáo

- Hiệu trưởng nên đưa nội dung về hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị để thực hiện thường xuyên, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ và lưu hồ sơ

3.1.2 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý học sinh cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cho đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên của trường THPT

 Mục tiêu: trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về quản lý công tác phòng,

chống bạo lực học đường cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM) và cán bộ Đoàn, Hội (CBĐ) trong trường THPT

Trang 7

 Ý nghĩa: năng lực quản lý học sinh có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả

của hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ Do vậy, cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý học sinh cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm và cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội của trường THPT

 Nội dung biện pháp:

- Đối với lực lượng giáo viên chủ nhiệm

Đầu năm học, khoảng cuối tháng 8 Hiệu trưởng tổ chức hội nghị GVCN với nội dung bồi dưỡng năng lực và kỹ năng công tác quản lý học sinh, phòng chống BLHĐ; đồng thời bồi dưỡng GVCN về kỹ năng tư vấn tâm lý học sinh Hiệu trưởng phân công một số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác GVCN làm báo cáo viên và chủ trì buổi thảo luận tạo điều kiện để các GVCN học tập kinh nghiệm lẫn nhau Hội nghị

sẽ đề cập đến những đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên và một số kỹ năng cần thiết Qua hội nghị này, những mặt ưu điểm trong công tác GVCN sẽ được khẳng định, ghi nhận và phát huy; những khó khăn, vướng mắc về công tác quản lý học sinh sẽ được nhà trường giải quyết và tạo thuận lợi cho công tác phòng chống BLHĐ có hiệu quả hơn

Giáo viên chủ nhiệm cần được nghiên cứu một số kỹ năng như: kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng và hòa giải…trên cơ sở đó, GVCN sẽ chủ động vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý học sinh của mình Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, GVCN vừa đóng vai trò là thầy cô giáo, vừa là người cha, người mẹ, anh chị của các em học sinh Có như vậy, GVCN mới gần gũi, thân thiện với học sinh và làm tốt nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho các em

- Đối với giáo viên bộ môn

Thông qua phiên họp hội đồng giáo dục hàng tháng, các buổi họp tổ chuyên môn nhà trường hướng dẫn giáo viên về một số biện pháp giáo dục để giúp học sinh thực hiện tốt công tác phòng, chống BLHĐ như thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui, phát hiện và báo cáo kịp thời những hiện tượng bất thường (học sinh xích mích nhau, tập trung đám đông, …) cho Ban nền nếp, Đoàn trường để có biện pháp ngăn chặn kịp thời

- Đối với lực lượng cán bộ Đoàn, Hội thanh niên

Khoảng đầu tháng 9, Đoàn trường phối hợp với Thành Đoàn (Huyện Đoàn) mở lớp tập huấn công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn cấp trường và cấp chi đoàn Nội dung tập huấn là một số kiến thức trọng tâm về thanh niên (tâm lý, sinh lý, xã hội) và một số kỹ năng cơ bản của người CBĐ Có thể buổi tập huấn này mời thêm lãnh đạo nhà trường tham dự và có ý kiến chỉ đạo về công tác thanh niên sát với tình hình nhà trường trong đó, có công tác phòng, chống BLHĐ

Trang 8

Cán bộ Đoàn được tập huấn về kỹ năng tập hợp thanh niên, kỹ năng nắm bắt kịp thời về diễn biến tình hình trong chi đoàn (lớp), kỹ năng giải quyết một số mâu thuẫn nảy sinh giữa các bạn trong lớp, kỹ năng hòa giải…

 Lưu ý khi thực hiện biện pháp

- Trong hội nghị GVCN, tập huấn cho CBĐ và đầu năm học cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức Cần tiến hành sớm để triển khai kịp thời trong năm học và góp phần ổn định nhanh hoạt động của nhà trường

- Bên cạnh những nội dung báo cáo viên cung cấp trong hội nghị GVCN, lớp tập huấn CBĐ cần photo tài liệu để làm cẩm nang của công tác GVCN, công tác CBĐ

3.2 Nhóm biện pháp giáo dục học sinh về công tác phòng chống bạo lực học đường

3.2.1 Tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung phòng chống BLHĐ

 Mục đích: qua sinh hoạt tập thể tại lớp hay tập trung theo khối lớp để giáo

dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường

 Ý nghĩa: giáo dục học sinh có ý thức phòng, chống BLHĐ sẽ tạo thuận lợi

cho các em học tốt và rèn luyện tốt; đồng thời góp phần tạo môi trường giáo dục ổn định, trật tự bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường

 Nội dung biện pháp

- Trong các buổi chào cờ đầu tuần, học sinh tập trung theo khối lớp và đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện giáo dục các em về phòng, chống BLHĐ Thường hoạt động này được giao cho Đoàn trường thực hiện nhưng có sự phối hợp với Tổ chuyên môn như Tổ Sử-Địa-Giáo dục công dân Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể các bộ phận, cá nhân trong buổi ngoại khóa với nội dung phòng, chống BLHĐ

- Hình thức buổi ngoại khóa này có thể là tổ chức giao lưu với học sinh qua một

số câu hỏi được Ban tổ chức chuẩn bị trước; hoặc hướng dẫn học sinh thực hiện sân khấu hóa qua một tiểu phẩm tiêu biểu về tình huống tạo nên BLHĐ; hoặc kết hợp giữa hai hình thức này

- Qua buổi sinh hoạt ngoại khóa nên giáo dục học sinh về một số kỹ năng cần thiết để phòng, chống BLHĐ như: kỹ năng tự kiềm chế bản thân, kỹ năng hòa giải, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng…

 Lưu ý khi sử dụng biện pháp:

- Buổi ngoại khóa về phòng, chống BLHĐ được lồng ghép vào tiết chào cờ đầu tuần do vậy không có nhiều thời gian, thường chỉ diễn ra khoảng 40 phút Vì thế, cần chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, nội dung, hình thức để các phần của ngoại khóa được diễn ra ngắn gọn, súc tích, không kéo dài thời gian

Trang 9

- Nội dung các câu hỏi cho học sinh về BLHĐ, nội dung tiểu phẩm phải được chọn lọc, kiểm duyệt trước khi trình diễn trước toàn thể giáo viên và học sinh Có như vậy, để tránh những câu hỏi, hành vi, lời thoại có thể gây phản cảm và không bảo đảm tính giáo dục

- Nên tạo điều kiện, khuyến khích học sinh nêu thắc mắc, nêu một số tình huống thường gặp có thể gây nên BLHĐ; qua đó, nhà trường giúp các em giải quyết hợp lý

và hợp tình Vì thế nên có Ban cố vấn, gồm một số giáo viên nhiều kinh nghiệm và uy tín để hỗ trợ buổi ngoại khóa

3.2.2 Xây dựng Phòng tư vấn tâm lý học sinh

 Mục đích: Phòng tư vấn tâm lý học sinh là nơi giúp học sinh lựa chọn biện

pháp giải quyết những thắc mắc, những bức xúc riêng tư của các em, hướng dẫn học sinh về những hiểu biết trong lĩnh vực sức khỏe vị thành niên, phòng chống các tệ nạn

xã hội…

 Ý nghĩa: hoạt động của phòng tư vấn tâm lý học sinh sẽ góp phần quan trọng

trong việc hình thành nhân cách các em Những kiến thức văn hóa mà thầy cô trang bị trên lớp chỉ mới nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức khoa học của các bộ môn; các

em còn nhiều thắc mắc, nhiều bức xúc trong đời sống tâm lý, trong hoạt động thường ngày cần được trợ giúp để các em ổn định sức khỏe, tâm lý và trí tuệ…và góp phần nâng cao hiệu quả trong học tập và rèn luyện

 Nội dung biện pháp:

- Hiệu trưởng thành lập Ban tư vấn tâm lý học sinh gồm những giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, yêu mến học sinh và có uy tín; chỉ đạo Ban tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động, xác định những nhiệm vụ chủ yếu và phân công ca trực tại phòng tư vấn

- Nhà trường cần tiến hành tuyên truyền về công tác giáo dục học sinh liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên, những vướng mắc trong đời sống thường ngày, những bức xúc trong quan hệ bạn bè, tình bạn, tình yêu…khuyên các em nên đến phòng tư vấn tâm lý của nhà trường Phòng tư vấn tâm lý là địa chỉ đáng tin cậy của học sinh và phụ huynh; nơi đây sẽ giúp các em giải tỏa những bức xúc, những thắc mắc riêng tư và bảo đảm tính bảo mật cá nhân

 Lưu ý khi sử dụng biện pháp:

- Hiệu trưởng cần bố trí Phòng tư vấn tâm lý học sinh ở vị trí hợp lý, tế nhị và

lịch sự để các em không ngại ngùng khi đến phòng này

- Cần quan tâm về chế độ ưu đãi đối với các giáo viên làm công tác tư vấn, có thể

giảm bớt tiết dạy trong tuần, vận dụng quỹ của Ban đại diện cha mẹ học sinh để hỗ trợ thêm cho giáo viên…Có như vậy mới thiết thực động viên thầy cô tham gia công tác

tư vấn tâm lý học sinh

Trang 10

- Giáo viên lúc tư vấn cho học sinh không nên đưa ra lời khuyên với các em, vì rằng có thể thầy cô chưa hiểu hết chiều sâu nội tâm, hoàn cảnh các em, nên lời khuyên

có thể chưa đúng Giáo viên chỉ hướng dẫn các em biết cách lựa chọn giải pháp tích cực nào là phù hợp nhất với bản thân các em để sớm ổn định tâm lý và tập trung tư tưởng vào việc học

3.2.3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

 Mục đích: thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm trang bị cho

các em những hiểu biết và cách xử lý một số tình huống khó khăn trong việc giải quyết các mâu thuẫn giữa bạn bè, từ đó, góp phần hạn chế bạo lực học đường

 Ý nghĩa: học sinh có khả năng vận dụng một số kỹ năng sống vào thực tế

trong mối quan hệ bạn bè, sẽ tạo được không khí thân mật, hạn chế những xích mích gây mâu thuẫn Quan hệ bạn bè trong lớp, trong trường tốt sẽ góp phần xây dựng

“trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập tốt hơn

 Nội dung biện pháp:

- Hiệu trưởng cử giáo viên tham gia lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống do Sở

và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

- Những giáo viên này sẽ truyền đạt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho hội đồng giáo viên, đặc biệt là lực lượng giáo viên chủ nhiệm; trên cơ sở đó trong tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm sẽ giáo dục học sinh về một số kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa giải, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn…

- Hiệu trưởng phân công giáo viên hướng dẫn cho học sinh về một số kỹ năng sống cho lớp trưởng, bí thư chi đoàn của các khối lớp nhằm nâng cao năng lực cho các

em cán bộ lớp, cán bộ Đoàn góp phần trong công tác quản lý học sinh và duy trì ổn định nền nếp dạy học

- Thông qua buổi họp Hội đồng giáo viên hàng tháng, buổi họp tổ chuyên môn, nhà trường có nội dung lồng ghép về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Một số môn học có thuận lợi trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là Văn, Sinh học, Giáo dục công dân…Những giáo viên bộ môn này sẽ tiến hành lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong tiết dạy với những chương, mục thích hợp

- Một số buổi ngoại khóa trong tiết chào cờ đầu tuần, những hoạt động tập thể (kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, ngày Phụ nữ Việt Nam…) có thể lồng ghép nội dung

về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

 Lưu ý khi sử dụng biện pháp:

Ngày đăng: 14/12/2015, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w