Quan niệm của feuerbach về con người – những giá trị và hạn chế
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những di sản tinh thần mà nhân loại có quyền tự hào là nền triết học cổ điển Đức thế kỉ XVIII-XIX Triết học cổ điển Đức chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn trong nền lịch sử triết học của nhân loại, nhưng nó lại giữ vai trò cực kỳ to lớn đối với tư duy nhân loại
Nói đến triết học cổ điển Đức chúng ta thường nhắc tới những bộ óc bách khoa như Kant, Hegel, Feuerbach xét từ góc độ lịch sử lẫn khoa học và triết học Khi nghiên cứu về triết học cổ điển Đức tôi thật sự ấn tượng với tư tưởng của Feuerbach Một đại diện kiệt xuất của chủ nghĩa duy vật nhân bản giữa lòng chảo của thần quyền và thế quyền ở nước Đức thế kỷ XVIII Ông đã khôi phục, phổ biến và phát triển truyền thống duy vật nhất là chủ nghĩa duy vật nhân bản “triết học con người” Feuerbach là nhà duy vật chiến đấu, trong muôn vàn tư tưởng mà Feuerbach để lại tôi có ấn tượng nhất là tư tưởng về tình yêu và con người của ông bởi ông xem con người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mình, điều mà các bậc tiền bối trước chưa làm được
Ông đã đề cao giá trị của con người, mong muốn mang lại cho con người một cuộc sống hạnh phúc thật sự trên trần gian “Triết học mới” –“Triết học của tương lai” (thuật ngữ của Feuerbach) xuất phát từ chỗ con người và chỉ con người mới là chủ thể hiện thực của lý tính
Xác định phương pháp của mình, Feuerbach viết: “Phương pháp của tôi ở chỗ nào? Ở chỗ, thông qua con người đưa tất cả những cái siêu nhiên về tự nhiên và thông qua tự nhiên đưa tất cả những cái siêu nhiên về con người …”1 Theo ông, chỉ khi nào xuất phát từ con người thì vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại mới được giải quyết một cách đúng đắn và có ý nghĩa thật sự
Triết học của ông hội tụ đầy đủ những khám phá có giá trị nhưng cũng còn tồn đọng những hạn chế nghiêm trọng Ông đã sai lầm khi phủ nhận phép biện chứng của Hegel nên triết học của ông chưa thoát ra khỏi quan điểm siêu hình
1 L.Feuerbach.Tuyển tập Matxcova 1951 TI Tr.267
Trang 2Để làm rõ hơn về quan điểm của Feuerbach về con người, tôi đã mạnh dạng chọn
đề tài “Quan niệm của Feuerbach về con người – những giá trị và hạn chế” để nghiên
cứu làm tiểu luận kết thúc môn triết học Do thời gian chuẩn bị có hạn, bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót cả về nội dung lẫn cách trình bày Rất mong được sự góp ý chân thành của thầy – TS Bùi Văn Mưa cũng như các bạn đọc
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
1. Tiểu sử Feuerbach
2. Quan niệm của L.Feuerbach về con người
2.1 Mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người
2.2 Con người và tình yêu là một
2.3 Mối quan hệ giữa con người và tôn giáo
3. Những giá trị và hạn chế trong quan niệm của Feuerbach về con người
3.1 Giá trị
3.2 Hạn chế
KẾT LUẬN
Quan niệm của Feuerbach về con người – những giá trị và hạn chế
1. Tiểu sử của Feuerbach
Ludwig Feuerbach(1804-1872) – đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, sự kết thúc đầy vinh quang của nó, nhà cải cách kiên cường – nhà duy vật và vô thần
L.Feuerbach sinh trưởng trong một gia đình luật sư nổi tiếng Năm 1823 với mục đích nghiên cứu tôn giáo, Feuerbach vào học tại khoa thần học của trường đại học Heidelberg, nhưng sau một năm lại rời khoa thần học và chuyển đến Berlin, nơi Hegel
Trang 3Feuerbach nghe các bài giảng của nhà triết học lừng danh này, nghe một cách say sưa và thích thú “Nhờ Hegel – Feuerbach công nhận – tôi đã ý thức được chính mình, ý thức được thế giới Hegel đã trở thành người cha thứ hai của tôi…”2 Năm 1828, Feuerbach gởi cho Hegel bản luận án của mình mang tên “Về ý tính phổ biến, đơn nhất và vô hạn”, trong đó ông nói thẳng ý nguyện triển khai tiếp tục chủ nghĩa duy tâm khách quan Đôi khi Feuerbach bày tỏ hoài nghi về tinh thần tuyệt đối chế ngự sự vận động tự nhiên, nhưng ngay lập tức những lập luận sắc sảo của Hegel đã chinh phục học trò
Năm 1829, Feuerbach bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình tại trường đại học Erlangen
Năm 1831, Hegel mất, Feuerbach có dịp bày tỏ toàn bộ quan điểm của mình Năm
1836, Feuerbach cưới vợ, trong suốt 25 năm hầu như không rời khỏi ngôi nhà nhỏ của mình, mặc dù năm 1848 trúng cử đại biểu quốc hội của vùng Frankfurt
Một số tác phẩm của ông đã làm sống lại chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII và làm sinh động thế giới quan duy vật khoa học lúc bấy giờ: “Quan niệm về cái chết và sự bất tử”(1830), “Góp phần phê phán triết học Hegel”(1839), “Bản chất đạo Cơ đốc”(1841), “Luận cương khởi đầu về cải cách triết học” (1842), “Các luận điểm triết học
cơ bản của tương lai” (1843), …
2. Quan niệm của L.Feuerbach về con người
2.1 Mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người:
Toàn bộ mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người phản ánh mối quan hệ giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, phản ánh tiến trình tiến hoá của sự sống, theo nghĩa thế giới vô cơ là tiền đề, là cơ sở nền tảng của mọi sự sống nói chung, của đời sống con người nói riêng Con người chỉ có thể tồn tại trong giới tự nhiên, trong sự tiếp xúc với thế giới khách quan bên ngoài nó, và cũng chính thế giới này quy định sự tồn tại và phát triển của các giác quan con người chứ không phải ngược lại như chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định Ánh sáng tồn tại không phải để cho con mắt nhìn, mà con mắt tồn tại bởi vì
2 L Feuerbach Lịch sử triết học T3 Maxtxcova, 1974 Tr.373
Trang 4có ánh sáng, tương tự như vậy, không khí tồn tại không phải để cho con người hít thở mà con người hít thở bởi vì có không khí, bởi vì, nếu không có không khí thì sẽ không có sự sống Tồn tại một mối quan hệ tất yếu giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ Mối quan
hệ qua lại này chính là cơ sở, là bản chất của sự sống Bởi vậy, chúng ta không có căn cứ nào để giả định rằng, nếu như con người có nhiều cảm giác hay nhiều cơ quan thì nó sẽ hiểu biết được nhiều thuộc tính hay nhiều sự vật của tự nhiên hơn con người có vừa đủ những giác quan cần thiết để cảm nhận thế giới trong tính toàn vẹn và tính tổng thể của nó
Từ việc quan sát hình thể bên ngoài của con người, cho đến mọi hoạt động lao động sản xuất cũng như hoạt động tinh thần của nó, Feuerbach cho rằng, con người là một sinh vật có hình thể vật lý -sinh lý ở trong không gian và thời gian, nhờ vậy nó có năng lực quan sát và suy nghĩ vượt trội so với các loài sinh vật khác Bản chất con người
là một cái gì đó thống nhất toàn vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy) Sự thống nhất toàn vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển như một sinh vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có.Và sai lầm của chủ
óc, nghĩa duy tầm là sự toan tính thủ tiêu sự thống nhất toàn vẹn đó của con người, tách rời tư duy con người khỏi tồn tại của nó, biến tư duy thành một thực thể siêu tự nhiên có khả năng sáng tạo nên thế giới vật chất Còn sai lầm của chủ nghĩa nhị nguyên là đánh đồng tư duy và tồn tại, coi chúng như những thực thể tồn tại độc lập bên cạnh nhau đó là một sụ khẳng định vòng vo, là lối nói nửa vời, tách đôi trái ngược
Phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tầm và chủ nghĩa nhị nguyên trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy, Feuerbach đã thừa nhận một cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại đối với tư duy là tồn tại - chủ thể, tư duy - thuộc tính Tư duy xuất phát từ tồn tại, chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy…
cơ sở của tồn tại nằm ngay trong tồn tại chính là cảm tính, là nguyên lý trí tuệ là sự tất yếu và chân lý bản chất của tồn tại với tư cách một tồn tại chính là bản chất của giới tự nhiên Tại sao tồn tại là chủ thể, còn tư duy là thuộc tính (của chính chủ thể đó)? Để trả
Trang 5lời câu hỏi này, theo Feuerbach, chúng ta cần đến từ đâu đến, bộ óc từ đâu đến, cơ quan
cơ thể từ đâu đến, thì tinh thần cũng đến từ đấy ngay cả hoạt động tinh thần cũng là việc làm của cơ thể, của đầu óc con người, hoạt động đó khác với các hoạt động khác ở chỗ,
nó là hoạt động của đầu óc
Trong khi phê phán cách lý giải duy tâm về tư duy như bản chất bên ngoài thiên nhiên và siêu tự nhiên, Feuerbach đi đến kết luận rằng: vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề về bản chất con người, bởi vì chỉ có con người mới tư duy Như vậy, do chỗ triết học giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, nên nó cần phải là chủ nghĩa nhân bản - nhân loại học “Sự thống nhất tồn tại và tư duy trở nên đúng đắn và có ý nghĩa khi nào con người được xem như cơ sở, chủ thể của sự thống nhất ấy”3 – học thuyết về con người mà trong tồn tại trong sự hoạt động của họ vấn đề trên được phơi bày ra với ý nghĩa thực tiễn, hiện thực nhất
Các khoa học nghiên cứu con người cho phép vạch rõ hoàn toàn tính vô căn cứ của quan niệm duy tâm – tư biện về tư duy và tinh thần nói chung Các khoa học ấy, đặc biệt là triết học, lí giải mối quan hệ không ngừng giữa tư duy với các quá trình vật chất được thực hiện trong cơ thể con người, với sự tri giác thế giới bằng cảm tính
Dựa trên truyền thống duy vật, Feuerbach cho rằng: giới tự nhiên vật chất có trước ý thức, tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó Không gian, thời gian và vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất – giới tự nhiên Bản thân giới tự nhiên bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại Trong những điều kiện nhất định, quá trình phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học mà cao hơn là con người và đời sống xã hội của con người Con người muốn hiểu giới tự nhiên phải xuất phát từ chính bản thân mình, thông qua cảm giác và tư duy của chính mình – một đóa hoa rực rỡ của giới tự nhiên, để nhận thức giới tự nhiên, tức tất cả những gì không phải là siêu nhiên…
3 L.Feuerbach.Tuyển tập Matxcova 1951 TI Tr.199
Trang 6Feuerbach cho rằng không thể tách con người ra khỏi giới tự nhiên, vì con người
là sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ sở không thể thiếu của đời sống con người Con người dựa vào giới tự nhiên để được thỏa mọi nhu cầu cần thiết như: ăn, mặc, ở, sinh đẻ … Còn những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, đam mê, khát vọng, suy nghĩ, hiểu biết của mỗi con người, mà xét đến cùng, chúng làm cho người này không giống người kia Do đó theo Feuerbach, con người vừa mang bản tính cá nhân, và con người – cá nhân cũng mang bản tính cộng đồng, có bản chất nằm trong tình yêu
Sau khi công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc tính,
ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Feuerbach đi đến việc tìm hiểu sâu hơn bản chất
tự nhiên - sinh học của con người "Bản chất chung của con người là gì? Những nhân tính
cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính, ý chí và trái tim Con người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm Năng lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng của tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu
Do mang bản tính cá nhân, mà mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý trí, ý chí, con tim … của riêng mình để nhận thức, để khát vọng đam mê, để rung động cảm xúc Đó là con người đang tồn tại bằng xương, bằng thịt, đang sống, đang làm viêc, đang yêu, đang nhận thức như mỗi chúng ta, chứ không phải con người trong ý tưởng – con người trừu tượng Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một năng lực sáng tạo kỳ
vĩ, năng lực này bắt nguồn từ trong cá tính cá nhân của mỗi con người, chứ không phải xuất phát từ Thượng đế Feuerbach viết: “trong ý chí tư duy và tình cảm hàm chứa bản chất tối cao tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó Con người sống để nhận thức , để yêu và để muốn Nhưng mục đích của lý trí là gì? – là lý trí, của tình yêu là gì? –
là tình yêu, của ý chí là gì? – là tự do ý chí Chúng ta nhận thức để nhận thức, yêu để yêu, muốn để muốn, nghĩa là muốn tự do… cái tồn tại vì chính mình là cái đúng đắn hoàn toàn, cái thần thánh…”4
4 L.Feuerbach.Tuyển tập Matxcova 1951 TII Tr.655
Trang 7Tuy nhấn mạnh tính cá thể của con người, song Feuerbach cũng hé mở một ý tưởng cho rằng, trong quá trình sống, con người có thể giao tiếp với những người khác, với cộng đồng xã hội Do tiếp xúc với xã hội mà "từ một tồn tại thuần tuý vật lý, con người trở thành một tồn tại chính trị, nói chung trở thành một cái gì đó khác với tự nhiên, tồn tại đó chỉ quan tâm đến bản thân mình"
Theo Feuerbach, khi nói về con người, nhất thiết phải giả định rằng, có những người khác và chỉ có trong mối quan hệ đó thì con người mới là con người với ý nghĩa đầy đủ của từ này Từ việc công nhận con người như là sản phẩm của văn hoá, của lịch
sử, Feuerbach đi đến quan điểm cho rằng, tính ích kỷ không chỉ mang tính cá nhân như các nhà tư tưởng, các nhà đạo đức học trước ông (đặc biệt là những người theo eudaimonism - chủ nghĩa duy hạnh) tuyên bố, mà nó còn mang tính xã hội "Không chỉ
có một tính ích kỷ đơn độc hay là tính ích kỷ cá nhân - Feuerbach viết - mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng đồng, một tính ích
kỷ yêu nước Tất nhiên, tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác, nhưng cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện, bởi vì không cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có khoa học tính ích kỷ ngăn cấm sự trộm cướp, dối trá, làm hạn chế sự ngoại tình" Đây là một quan điểm hoàn toàn mới so với lịch sử đương thời, khi đọc những lời này của Feuerbach, Lênin cho rằng, đây là "phôi thai của chủ nghĩa duy vật lịch sử" Tiến xa hơn bước nữa, nhà triết học mang nặng tinh thần nhân đạo coi tính ích kỷ của con người như
là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội "Trong lịch sử, một thời đại mới bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chỗ, đông đảo quần chúng bị áp bức đưa ra tính ích kỷ chính đáng của mình chống lại tính ích kỷ cực đoan của thiểu số người khác tính ích kỷ của
đa số nhân loại đang bị áp bức phải và sẽ thực hiện quyền của mình và mở ra một thời đại lịch sử mới không thể để cho thiểu số người là cao thượng, có tài sản, còn số khác là thấp hèn, là chẳng có gì Tài sản phải có ở tất cả mọi người" Những lời lời lẽ có tính tuyên chiến với xã hội tư bản này được Feuerbach nói ra vào thời điểm lịch sử khi Tuyên
Trang 8ngôn Đảng cộng sản của Mác và Ăngghen mới ra đời đã phần nào phản ánh tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Feuerbach và được Lênin đánh giá cao trong Bút ký triết học”
Hạnh phúc của mỗi cá nhân không là hạnh phúc đơn độc của mỗi con người mà là hạnh phúc được kiếm tìm trong sự hòa hợp với mọi người trong cộng đồng Với bản tính
đó, mỗi con người tiềm tàng một tình yêu mênh mông dành cho con người, tình yêu cũng tuôn trào từ bản tính cộng đồng của con người chứ không phải bắt nguồn từ Thượng đế
2.2 Con người và tình yêu là một:
Bản tính vừa cá nhân, vừa cộng đồng của con người, theo Feuerbach, là cơ sở của tính ích kỷ hợp lý – thống nhất tính ích kỷ cá nhân với tính ích kỷ cộng đồng xã hội Tính ích kỷ hợp lý đòi hỏi các quyền lợi riêng tư của mỗi cá nhân con người phải phù hợp hài hòa với quyền lợi chung của cộng động xã hội Feuerbach cho rằng tình yêu giữa con người với nhau vừa là phương tiện vừa là mục đích của sự hòa hợp xã hội, và hơn thế nữa, nó còn là động lực tiến bộ xã hội, bời vì nó là sự thể hiện rõ nhất bản chất trong mỗi con người, con người biết sống tức là trước hết biết yêu “Chúng ta sẽ không thể là con người nếu không biết yêu; và một đứa trẻ chỉ trở thành người lớn khi bó biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người”5 Tuy nhiên trong “biển trời” mênh mông của tình yêu thì, tình yêu của người đàn ông dành cho người đàn bà là tình yêu đích thực Đối với Feuerbach, con người và tình yêu chỉ là một, chúng không thể tách rời – “Feuerbach coi bản chất con người là tổng thể các nhu cầu, khả năng, khát vọng, ham muốn… Bản chất đó chỉ thật sự sống động khi mỗi cá nhân con người được sống trong sự thỏa mãn nhu cầu tự nhiên và sự chan hòa với nhau trong cộng đồng xã hội Theo Feuerbach, con người luôn hành động một cách tự do theo tình cảm đam mê, theo nhu cầu lợi ích, theo tình yêu khát vọng…của mình Nhưng cái tự
do đó không tách ra khỏi sự bó buộc, không nằm ngoài mối quan hệ với các sự vật tự nhiên hay cộng đồng nhân loại Trong hạnh phúc có cả tự do và tất yếu Vươn đến hạnh phúc là biến hành động tất yếu thành hành động tự do Con người chỉ đạt được tự do khi nhu cầu được đảm bảo, khả năng được thực hiện, khát vọng ham muốn được tuôn trào…,
Trang 9nghĩa là bản chất người được thể hiện Đời sống hạnh phúc chỉ có được khi hành động tự
do của con người thống nhất với những điều kiện sống của họ Vì vậy, muốn sống hạnh phúc, con người cần phải tạo điều kiện sống sao cho phù hợp với bản tính của mình.”6
Năm 1830, Feuerbach xuất bản tác phẩm đầu tiên “Quan điểm về cái chết và bất
tử Một lần nữa chủ đề tình yêu lại được nêu ra Feuerbach nói về tình yêu thiên đường và tình yêu trần tục, tình yêu thần thánh và tình yêu con người Ông khẳng định: con người yêu, con người cần phải yêu, yêu là hiến dâng Đề cập đến sự bất tử, Feuerbach cho rằng chỉ có những hành vi vĩ đại của lý tính con người mới bất tử Vinh quang và niềm tin không thuộc về thói nhỏ nhen
2.3 Mối quan hệ giữa con người và tôn giáo:
Năm 1831, Hegel mất, Feuerbach có dịp bày tỏ toàn bộ quan điểm của mình Cũng như Strauss, Bauer, ông xem việc phê phán tôn giáo, giải phóng con người khỏi sự nô dịch của ý thức tôn giáo là mục đích tối cao Nhưng ông tuyên bố tôn giáo là hình thức sinh hoạt tinh thần cần có ở bất cứ xã hội nào Vấn đề là ở chỗ tôn giáo đó không kìm hãm nhân cách, trái lại khơi dậy khả năng tiềm tàng nơi con người
Tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý, hoang đường mà còn là những
mơ ước, khát vọng đời sống của con người Sự bất lực trong nhận thức, sự sợ hãi, đau khổ, khó khăn triền mien, niềm mơ ước khao khát vươn lên trong cuộc sống đầy đau khổ bất hạnh, đầy bế tắt buồn thương của con người đã sản sinh ra các tôn giáo Tôn giáo chỉ
là sự tha hóa bản chất của con người Còn Thượng đế chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con người muốn có Vì vậy, giá trị, mơ ước, khát vọng của con người như thế nào thì Thượng đế như thế nấy Thượng đế là nhân cách cá nhân được thần thánh hóa Như vậy, theo Feuerbach, tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý và nhận thức của con người Không phải Thượng đế sinh ra con người mà chính con người sinh ra Thượng đế
Tôn giáo và niềm tin vào Thượng đế đã chia cắt thế giới cùng con người thành thế giới trần tục và thế giới thiên đường, tôn giáo làm tha hóa con người để dễ dàng thống trị
6 Đại cương về lịch sử triết học – TS Bùi Văn Mưa – Tr 215
Trang 10nó Tôn giáo không chỉ kìm hãm mà còn tước đi ở con người tính năng động sáng tạo, sự
tự do và năng lực độc lập phán xét Ông đòi hỏi phải lựa chọn: hoặc là tôn giáo – tín ngưỡng – thượng đế, hoặc là khoa học nhân bản – tình yêu – con người
Dù Feuerbach phê phán mạnh mẽ tôn giáo, đặc biệt là Cơ đốc giáo, nhưng càng phê phán tôn giáo ông càng nhận thức được rằng nếu thiếu tôn giáo, con người sẽ khó sống, bởi vì con người cần có niềm tin để an ủi mình (dù là giả tạo) trước cuộc đời đầy bất hạnh, đau khổ Vì vậy, ông ra sức xây dựng một thứ tôn giáo mới thay cho Cơ đốc giáo, đó là tôn giáo của tình yêu vĩnh cửu phổ quát giữa con người (trước hết là tình yêu nam nữ) dựa trên tính nhân bản mà trong đó vai trò Thượng đế được giao cho chính con người đảm trách Trong tôn giáo mới đó, tình yêu vừa là cơ sở, vừa là cứu cánh của con người để con người thật sự sống đúng như bản tính của mình, nhằm biến trần gian thành thiên đàng trên mặt đất
3. Những giá trị và hạn chế trong quan niệm của Feuerbach về con người
3.1 Giá trị:
Triết học Feuerbach đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở Phương Tây, và phát triển chủ nghĩa duy vật thêm một bước Ông đã trình bày sáng rõ nhiều quan điểm duy vật, ông phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và Cơ đốc giáo, ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó là một cội nguồn tư tưởng của triết học Mác
Điều hợp lý trong quan niệm về con người của Feuerbach là: nếu chúng ta muốn bằng cách nào đó giúp cho một công việc của chính chúng ta, là công việc có tính chất vị
kỷ, do đó, xét theo nghĩa này, thậm chí không kể đến những khát vọng vật chất nào đó, -chúng ta đều là những người cộng sản, đơn giản xuất phát từ những thôi thúc vị kỷ mà chúng ta muốn trở thành những con người, chứ không phải chỉ là những cá nhân
3.2 Hạn chế:
Triết học của Feuerbach không sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiến diện trong lý giải đối tượng triết học, trong việc phân tích bản chất con người, trong việc tìm hiểu thực tiễn và xác định vai trò của nó trong nhận thức và cuộc sống…Đặc biệt, trong