1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG THIẾT bị, PHƯƠNG TIỆN dạy học TRONG GIẢNG dạy GIÁO dục CÔNG dân góp PHẦN NÂNG CAO ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG SỐNG CHO học SINH

26 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 5,44 MB

Nội dung

SỞ GD&ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 1 SA PASÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN GÓP PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO

Trang 1

SỞ GD&ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 1 SA PA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN

GÓP PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO HỌC SINH

Tên tác giả: Nguyễn Trung Sơn

Chức vụ: Giáo viên

Tổ chuyên môn: Địa - Sử - GDCD

Đơn vị công tác: Trường THPT số 1 Sa Pa

Trang 2

Sa Pa, tháng 5 năm 2014

MỤC LỤC

Mục lục ……….1

Danh mục chữ cái viết tắt 2

Phần I: MỞ ĐẦU: 3

1 Lý do chọn đề tài: 3

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 6

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6

Phần II: NỘI DUNG 7

I Những vấn đề chung về phương tiện và TBDH: 7

1 Thế nào là phương tiện và thiết bị dạy học: 7

2 Chức năng của PTDH: 7

3 PTDH đặc thù bộ môn, các PTDH mới: 10

4 Hướng dẫn sử dụng PTDH theo yêu cầu đổi mới PPDH GDCD 14

II Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh 14

1 Vài nét về tiếp cận nội dung 14

2 Chuẩn bị các PTDH cho bài giảng 15

3 Sử dụng TBDH vào bài giảng 16

4 Kết quả thực hiện ……… ……….21

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23

1 Kết luận ……… 23

Trang 3

2 Kiến nghị ……….24Tài liệu tham khảo 25

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HS - Học sinh

THPT - Trung học phổ thông

GDCD - Giáo dục công dân

CNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GV, GVBM - Giáo viên, giáo viên bộ môn

Trang 4

bộ của thời đại.

Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhậnthức và hành động, giữa lới nói và hành vi Như vậy, môn GDCD cần phải đảmbảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật,văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhậnthức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàngngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy tronghọc sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó

Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo nhữngngười công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thựctiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước Từ đó các emthấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiếnpháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu íchcho quê hương, đất nước

Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lýluận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếuvới thực tiễn để làm rõ lý luận Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công

Trang 5

việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọnghơn là thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minhhọa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện vànắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt

và hiệu quả giáo dục sẽ không cao

Bên cạnh đó trước đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viênchủ nhiệm hoặc những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạynên họ không có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa cókiến thức sâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiếtdạy Do đó hiệu quả giờ dạy chưa cao

Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạochính qui, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâmđến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụngphương tiện, thiết bị dạy học hiện đại trong giảng dạy môn GDCD Chính vì lẽ

đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy được nâng cao hơn trước

Môn GDCD ở trường THPT trước đây thường bị coi làm môn học phụnên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủyếu là phương pháp thuyết trình Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụđộng, giờ học không gây hứng thú , đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sửdụng một cách hình thức Nên đó chưa phải là phương pháp tích cực vì học sinhchưa thực sự có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của cá nhân mình Những

Trang 6

giờ học như vậy, học sinh ít có khả năng sáng tạo, ít có khả năng vận dụng kiếnthức vào cuộc sống.

1.2.2 Từ mục tiêu đổi mới phương pháp:

Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên

cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinhtích cực, chủ động trong học tập Vì vậy việc dạy của giáo viên không chỉ sửdụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng phương pháptrực quan Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh hoạ chonội dung bài giảng (Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, bảng

số liệu, thống kê…).thông qua các phương tiện, thiết bị, đồ dùng trực quan họcsinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức vớithực tế cuộc sống Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vàotrong vấn đề cụ thể hàng ngày

1.2.3 Từ thực tế đơn vị:

Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Sởgiáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn, các môn được quan tâm, hoạt độngtương đối hiệu quả Bên cạnh đó tại đơn vị công tác chỉ đạo đổi mới phươngpháp được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, đặcbiệt là đổi mới phương pháp dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ gópphần nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn

Bên cạnh đó trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước trang bước

bị các phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet nên việcsưu tầm tư liệu phục vụ giảng dạy rất thuận tiện Vì vậy mỗi giáo viên đều suynghĩ, tìm tòi để làm sao nâng cao chất lượng trong giảng dạy và học tập bộ mônnày

Từ những cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có sự thay đổi về phươngpháp dạy học Muốn làm được điều đó, giáo viên phải là những người tổ chức,điều khiển các hoạt động học tập, hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách

sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học để tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học, học

Trang 7

sinh chủ động tiếp cận nội dung bài học Như vậy học sinh có cơ hội tối đa pháttriển tính độc lập , sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rènluyện kỹ năng, còn người giáo viên chỉ là người tổ chức để học sinh nắm bắtkiến thức mà thôi.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ.

- Nghiên cứu lý luận về vai trò của phương tiện, thiết bị trong giảng dạy GDCD, trong công tác giáo dục HS và đã đạt kết quả như thế nào?

- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc sử dụng phương tiện, thiết

bị dạy học nhằm nâng cao ý thức của học sinh và chất lượng môn học trongtrường THPT

- Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể.

- Thực trạng và giải pháp cho việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học

trong giảng dạy môn GDCD

3.2 Đối tượng

- Nghiên cứu việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong giảng dạymôn GDCD nhằm nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trườngsống

Trang 8

- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệuquả giảng dạy GDCD trong trường THPT.

3.5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

a + Thu thập những thông tin lý luận của việc sử dụng hiệu quả đồ dùng

dạy học trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát hoạt động học tập và tiếp thu bài của HS

- Phương pháp điều tra:

+ Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, Ban đại diện cha mẹ học sinh

về hiệu quả sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong giờ học GDCD

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường

+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn

+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên GDCD khác trong vàngoài trường

- Phương pháp thử nghiệm:

+ Thử áp dụng các giải pháp vào giảng dạy giáo dục công dân trong trường

THPT số 1 Sa Pa

PHẦN II NỘI DUNG

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1 Thế nào là phương tiện và thiết bị dạy học?

- Theo nghĩa rộng: Phương tiện và TBDH ( sau đây gọi chung là PTDH)gồm tất cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin

về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình; hoặc những vật dụng có tácdụng hỗ trợ quá trình dạy học

Trang 9

- Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứađựng hoặc chuyền tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy vàhọc.

2 Chức năng của phương tiện dạy học

Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức năngsau đây:

- Chức năng kiến tạo tri thức:

+ Nếu HS chưa biết nội dug thông tin chứa trong phương tiện dạy học thìphương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiêncứu cho HS

Ví dụ: Các hình ảnh, số liệu thống kê phản ánh tình hình môi trường bị tànphá ở Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây, sẽ cho HS hình dung rathực trạng môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam

+ Phương tiện dạy học có chức năng minh hoạ, nhằm mục đích giúp HShiểu rõ hơn đơn vị kiến thức

VD: Đưa ra một số tranh ảnh, số liệu về người bị nhiếm HIV/AIDS sẽminh hoạ cho HS hiểu rõ hơn tác hại của HIV/AIDS

Trang 10

Cả nước

Năm 2001

Năm 2003

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số người nhiễm HIV 41 622 79 660 104 111 128.367 135.171

Số bệnh nhân AIDS 6 251 11 254 17 289 25.219 29.134

Số người tử vong vì AIDS 3 426 6 325 10 071 14.042 41.418

+ Phương tiện dạy học có chức năng khái niệm đã biết cho HS dưới dạnghình ảnh hay mô hình

- Chức năng rèn luyện kĩ năng:

+ Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sử dụng một công

cụ, ví dụ như từ điển, máy vi tính

+ Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thực hành

Ví dụ: Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm lên máy chiếu, màn hìnhVideo sẽ giúp HS hứng thú và đưa ra các ứng xử nhanh hơn; hoặc việc sử dụng

sa hình ngã tư đường phố sẽ có tác dụng rèn luyện kỹ năng nhận biết và xử lýcác tình huống giao thông khi thực hiện giáo dục ngoại khoá về An toàn giaothông cho HS

+ Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ HS rèn luyện kĩ năng quan sát,phân tích, so sánh

- Chức năng rèn luyện thái độ cho HS

Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệmkhách quan, các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học đượcchuyển tải trên các phương tiện dạy học, HS dễ dàng bày tỏ thái độ của mìnhtrước những vấn đề của cuộc sống đặt ra

- Chức năng kích thích hứng thú học tập

Trang 11

Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập nhờ hình thứcthông tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông tin như môphỏng những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, ứng dụng của một

số lĩnh vực khoa học công nghệ về nguyên tử, hạt nhân

- Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập

Phương tiện dạy học có thể có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạyhọc, sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình có phát ra những lệnhthực hiện công việc này, chuyển sang hoạt động khác là những phương tiệndạy học có khả năng thực hiện chức năng này

- Chức năng hợp lý hoá công việc của thầy và trò

Phương tiện dạy học còn có thể hợp lý hoá việc tiến hành một số hoạt đôngcủa thầy hoặc trò:

Ví dụ: Trình chiếu các văn bản và hình ảnh nhờ Power point, chiếu bảntrong có bài làm của HS lên bảng qua máy chiếu vật thể

3 Phương tiện dạy học đặc thù bộ môn, các phương tiện dạy học mới

a Những phương tiện dạy học đặc thù bộ môn GDCD

- Các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình

- Phim, đèn chiếu, máy chiếu, giấy trong

- Phiếu học tập

- Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, băng dính

- Câu chuyện, tình huống, số liệu

- Đạo cụ đơn giản để đóng vai

- Các đồ vật như: hoa quả, máy móc

b Các phương tiện dạy học mới được sử dụng trong môn GDCD

- Tivi, băng hình, phim tư liệu, phim truyền hình, video ca nhạc

- Máy ảnh kỹ thuật số, máy quay

Trang 12

- Máy tính, phần mềm Violet, IQB Leo, Internet

4 Hướng dẫn sử dụng phương tiện dạy học theo yêu cầu đổi mới PPDH môn GDCD

- Tránh lạm dụng hoặc chỉ sử dụng một phương tiện dạy học Vì mỗiphương tiện dạy học đều có chỗ mạnh và chỗ yếu khác nhau Do đó, cần biết lấychỗ mạnh của phương tiện dạy học này để hạn chế chỗ yếu của phương tiện dạyhọc khác nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của hệ thống phương tiện dạyhọc, góp phần đạt được các mục đích đề ra trong từng bài học

- Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ choPPDH

- Phương tiện dạy học phải có tính khoa học, thẩm mĩ và có tính giáo dụcđối với HS Dù phương tiện dạy học bằng chất liệu đơn giản và tự tạo nhưngcũng phải đảm bảo yêu cầu này

Ví dụ:

+ Khi GV vẽ sơ đồ đánh giá về giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầutrên hàng hoá là xăng thì cũng phải bố trí sơ đồ khoa học; kẻ chữ viết ngay ngắn,

rõ ràng và sử dụng phấn màu phù hợp

Trang 13

+ Trước khi HS viết kết quả thảo luận nhóm lên khổ giấy rộng, GV cầnnhắc nhở và hướng dẫn các em viết chữ ngay ngắn, các nhóm cùng viết theo mộtchiều giấy dọc hoặc ngang.

- Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích HS suy nghĩ, làmviệc Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học nhằm tạo môitrường tương tác cho HS học tập trong hoạt động và phát triển năng lực chủđộng, tự giác, tích cực và sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các em thực hiệnhoạt động học tập độc lập hoặc trong giao lưu

Ví dụ: Việc sử dụng tranh ảnh, băng hình quảng cáo một số mặt hàng cótác dụng kích thích HS tìm hiểu và biết được mục đích của cạnh tranh, tính haimặt của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

b Hướng dẫn sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học

Các phương tiện dạy học, đặc biệt là các TBDH ở các trường THPT hiệnnay còn nhiều thiếu thốn Để phục vụ chương trình dạy học Bộ giáo dục và Đàotạo có kinh phí mua thiết bị dạy học cấp cho các trường và cấp phát thiết bị dạyhọc cho các bộ môn Nhưng chắc chắn rằng, nguồn cung cấp từ Bộ không thểđáp ứng đủ nhu cầu về phương tiện dạy học cho các bộ môn Mặt khác, khôngphải cứ dùng phương tiện dạy học đắt tiền là đạt hiệu quả dạy học cao, mà điềuquan trọng là sử dụng hợp lý, biết cách khai thác triệt để phương tiện dạy học

Do đó, mỗi GV phải luôn luôn chủ động sáng tạo trong việc sưu tầm, tự tạophương tiện dạy học dù là những phương tiện phục vụ dạy học rất đơn giản và íttốn tiền

Trang 14

- Những phương tiện dạy học và GV có thể tự sưu tầm gồm: Các thông tintrên các phương tiện thông tin đại chúng, các bài báo, tranh ảnh tự chụp, các tìnhhuống có thật, câu chuyện, các đoạn phim trên truyền hình hoặc của các cơ quanvăn hoá

- Các phương tiện dạy học GV có thể tự tạo gồm: sơ đồ, bảng biểu, tranhảnh, mô hình đơn giản, phiếu học tập,

- Chất liệu để tự tạo phương tiện dạy học cũng hết sức đa dạng, phong phú

- GV có thể động viên, hướng dẫn HS sưu tầm các thông tin và tự tạophương tiện dạy học như:

+ Các thông tin tư liệu về địa phương, tranh ảnh, câu chuyện, tìnhhuống theo từng chủ đề

+ Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ, bảng biểu

+ Các dụng cụ để đóng vai đơn giản

c Sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn GDCD

* Khái niệm đa phương tiện:

Đa phương tiện là một hệ thống kỹ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu vàthông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh độngqua hệ thống computer, trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và

hệ thống

Ngày đăng: 12/12/2015, 18:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w