Chương trình giáo dục KNS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp được bắt đầu bằng những kỹ năng đơn giản, đời thường gần gũi với các em, như: chào hỏi, bắt tay, cám ơn, xin lỗi, quan sát
Trang 1MỤC LỤC
b Thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 5
a Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng công tác giáo dục kỹ năng
sống
7
b Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp qua các môn học 8
c Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua giờ sinh hoạt của giáo
viên chủ nhiệm
9
d Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài
giờ do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức
11
I Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một trong những nội dung của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện
Trang 2trong mỗi nhà trường Trong xu thế phát triển xã hội, thế giới đã và đang có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt tác động đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội Một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, phẩm chất đạo đức, lối sống của con người cũng bị ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường Thế hệ trẻ hôm nay dẽ dàng học đòi, bắt chước, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ xã hội, từ mạng Internet…Trong các nhà trường, học sinh có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn
xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình…đồng thời kĩ năng thực hành giao tiếp,
kĩ năng phục vụ bản thân còn yếu, kém Thực tế này đã khiến các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ trong đó có học sinh THPT Nhiều nước phát triển trên thế giới, thanh thiếu niên được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống và họ biết cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, biết cách vượt qua những khó khăn, cũng như biết cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người
và người, biết cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, nổ, động đất, thiên tai Như vậy, việc giáo dục“kỹ năng sống” cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT là vô cùng cấn thiết
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và triển khai các chuyên đề giáo dục KNS ở các cấp học, ở mọi lứa tuổi Chương trình giáo dục KNS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp được bắt đầu bằng những kỹ năng đơn giản, đời thường gần gũi với các em, như: chào hỏi, bắt tay, cám ơn, xin lỗi, quan sát, lắng nghe, giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành luật an toàn giao thông Một loạt các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, được ứng dụng phù hợp với quá trình phát triển tâm lý tuổi vị thành niên, giúp các em tự rèn luyện nhân cách và khả năng
tự lập và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành, và Sở GD&ĐT Ninh Bình, trường THPT Gia Viễn A trong những năm vừa qua đã và đang triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường có đã khơi dậy "sức mạnh nội tâm" tiềm ẩn
Trang 3trong mỗi HS, giúp các em nhận ra giá trị của mình, để biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ, biết "sống có trách nhiệm", "sống có văn hoá", biết cách ”tự bảo vệ mình” và ”giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống” Tuy nhiên khi triển khai và thực hiện chương trình giáo dục KNS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân do nhân thức, hiểu biết về kỹ năng sống cũng như việc thể chế hóa chương trình giáo dục kỹ năng sống của nhà trường chưa cụ thể, chưa sát thực và còn nhiều lúng túng Đặc biệt việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh còn nhiều bất cập và chưa thật hiệu quả
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trường THPT Gia Viễn A tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”
II Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Hà Thị Lan Hương
- Chức vụ: P Hiệu trưởng
- Đơn vị: Trường THPT Gia Viễn A
III Nội dung sáng kiến:
1 Giải pháp cũ thường làm:
a Đặc điểm tình hình của nhà trường:
Trường THPT Gia Viễn A được thành lập năm 1960 đóng trên địa bàn xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Học sinh nhà trường là con em các xã thuần nông thuộc xã Gia Hưng, Gia Hoà, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Vượng, Gia Phương, Liên Sơn và thị trấn Me Kinh tế hộ gia đình còn nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định, một bộ phận phụ huynh đi làm ăn xa thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình Năm học 2014 – 2015, nhà trường
Trang 4có 29 lớp, có 74 cán bộ, giáo viên và nhân viên và 1020 học sinh Nhận thức của một số cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa đúng mức Bởi vây, trong những năm qua, ở trường THPT Gia Viễn A tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo,
bỏ học, không hứng thú học tập, yêu sớm, sa vào các tai tệ nạn xã hội… xuất hiện ngày càng nhiều Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như tác động của cơ chế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa, sự thiếu trách nhiệm của gia đình, ảnh hưởng của mạng xã hội và trò chơi trực tuyến…nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do nhận thức, ý thức còn hạn hẹp, thiếu kỹ năng sống cần thiết Đối tượng học sinh ở thị trấn dễ sa vào những tệ nạn xã hội, trò chơi điện
tử bạo lực hay tệ nạn ma túy, cờ bạc… học sinh ở các xã nông thôn tỏ rõ sự ngại ngùng, ngại nói lên ý kiến của mình, rụt rè không dám phát biểu ý kiến Khi quan sát và tiếp xúc với các em học sinh, tôi nhân thấy ở các em còn thiếu rất nhiều những kỹ năng sống căn bản nhất như: Kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó với các tình huống bất thường, kỹ năng hợp tác và chia sẻ Những vấn đề đã và đang diễn ra xung quanh các em, liên quan trực tiếp đến các em nhưng các em không để ý Khi gặp những tình huống cần xử lý các em tỏ ra rất lung túng, thụ động, văn hóa xem, nghe, nhìn của các em cũng còn nhiều việc đáng bàn Đặc biệt là ý thức khi tham gia các hoạt động tập thể còn thiếu tích cực, thiếu tự giác
b Thực trạng việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
*) Công tác giảng dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bộ môn:
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học như môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD với các nội dung: giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục giới tính…Tuy nhiên qua việc kiểm tra giáo án của các giáo viên thuộc các bộ môn trên chưa đáp ứng được yêu cầu tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong phần mục tiêu bài học Giáo
Trang 5viên còn nặng về truyền thụ kiến thức và chưa thực sự chú trọng rèn kỹ năng cho học sinh Một bộ phận nhỏ giáo viên đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào bài giảng nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao
*) Công tác giáo dục kỹ năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
Qua nghiên cứu, phân tích và kiểm tra đánh giá các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo viên mới chỉ dừng lại ở các công việc mang tính sự vụ hành chính thông thường, nhắc việc, xử lý vi phạm của học sinh
mà rất ít các thầy cô quan tâm đến việc định hướng, trang bị cho các em những
kỹ năng cơ bản và cần thiết Nhà trường phân công cho GVCN lớp đảm nhiệm công tác Hướng nghiệp cho học sinh và phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng hiệu quả và chất lượng của các hoạt động chưa cao Mức độ vi phạm nội quy quy định của học sinh có chiều hướng gia tăng, các kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng quản lý thời gian còn hạn chế
*) Công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Huyện đoàn Gia Viễn tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động còn mang tình hình thức, việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống chưa được chú trọng đúng mức và đầy đủ
Đánh giá chung về việc triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như sau: mặc dù công tác giáo dục kỹ năng sống đã được nhà trường quan tâm nhưng chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả Nguyên nhân của thực trạng trên là do điều kiện của nhà trường xây dựng lâu năm, cơ sở vật chât còn nghèo nàn, lạc hâu, trang thiết bị, phòng học còn thiếu, chưa có phòng học
đa năng nên việc triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp gặp rất nhiều khó
Trang 6khăn Nhà trường chưa thành lập các câu lạc bộ học tập, các hoạt động ngoại khóa diễn ra chưa thường xuyên Đội ngũ giáo viên giảng dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp không phải là giáo viên chuyên trách Các GV của môn GDCD được phân công giảng dạy chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết phục vụ cho các hoạt động mang tính chuyên biệt Thời lượng chương trình của các môn học chính khóa quá nặng nên thời gian dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp không nhiều Đôi khi GV lên lớp mang tính đối phó, kéo rào lấy vết nên hiệu quả giảng dạy chưa cao Ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của một bộ phận học sinh chưa cao Khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa tinh thần hưởng ứng và hợp tác chưa đạt, các em còn mất trật tư, bỏ ra khỏi hàng ngũ, khi được phỏng vấn thì rụt rè, nhút nhát, e ngại
2 Giải pháp mới cải tiến:
Mục tiêu cuả giáo dục kỹ năng sống là giáo dục thế hệ trẻ không chỉ chú trọng “dạy chữ” mà còn phải quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ “dạy người” Con người không chỉ có tri thức mà còn phải biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích Ban chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã xác định giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ giáo dục toàn diện của Nhà trường, từ đó có kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Sau đây là một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Gia Viễn A:
a Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng công tác giáo dục kỹ năng sống:
BGH nhà trường phân công cho 01 đồng chí P Hiệu trưởng phụ trách công tác ngoại khóa thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với nội dung hoạt động thực hiện chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp theo công văn chỉ đạo
Trang 7của Bộ, Sở GD và ĐT Các chủ đề giáo dục KNS được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và phù hợp với đối tượng học sinh
Tổ chức tập huấn cho cán bộ và giáo viên trong trường về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống, cung cấp tài liệu về các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh THPT cho GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn Định hướng phương pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh
Phân công các chủ thể tham gia vào hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các môn học, cán bộ đoàn chuyên trách trong nhà trường Mỗi lực lượng tham gia chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cụ thể, chi tiết, khoa học, thiết thực và phù hợp
Chỉ đạo các bộ phận có liên quan sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng, sinh động, hấp dẫn để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS đã được tích hợp
Đặc biệt nhà trường đã chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Bởi khi tham gia vào một câu lạc bộ nào đó thì bản thân các em học sinh sẽ được rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, trao đổi, tìm ra hướng đi đúng, những cách ứng xử, hình thành ở các em các kĩ năng giao tiếp, biết hợp tác, chia sẻ, biết tự bộc lộ và khẳng định bản thân mình
Ngay từ đầu năm hoc, nhà trường đã xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa, xây dựng nội quy, quy định phù hợp với quy định của pháp luật và đặc thù riêng của học sinh nhà trường Những nội quy và quy ước ứng xử được niêm yết trong các phòng học để học sinh thực hiện
Bên cạnh đó, BGH nhà trường tích cực chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những hoạt động
cụ thể thiết thực như: Chăm sóc bồn hoa cây cảnh, làm vệ sinh môi trường, triển
Trang 8khai chương trình phát thanh học đường…cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh
b Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tích hợp qua các môn học:
Theo chương trình đổi giáo dục, thì dạy học tích hợp là một trong những phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả Năm học 2014 – 2015, nhà trường
đã chỉ dạo giáo viên bộ môn giảng dạy theo hướng tích hợp, tăng cường đầu tư nhiều hơn cho công tác chuẩn bị như: xác định nội dung, địa chỉ tích hợp và các
kỹ năng cần tích hợp Tùy đặc thù của từng bộ môn để tích hợp nhiều nội dung như giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng chống tham nhũng, giáo dục pháp luật…
Để hoạt động tích hợp đạt hiệu quả, giáo viên dạy các môn học đã linh hoạt và mềm dẻo trong việc lựa chọn nội dung bài học và kỹ năng sống cần thiết
để tích hợp Trong giáo án, giáo viên đã thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết định hướng giảng dạy của mình từ mục tiêu giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đến hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh Nhờ
đó, giáo viên có thể làm chủ được quá trình truyền thụ tri thức và hạn chế thiếu sót trong quá trình giảng dạy Trong khi thiết kế nội dung dạy học tích hợp kỹ năng sống, giáo viên đã thiết kế cụ thể các hoạt động mà bản thân dự kiến sẽ tổ chức và ước lượng thời gian tổ chức để tránh ảnh hưởng đến việc truyền thụ và lĩnh hội nội dung kiến thức của học sinh
Sau mỗi bài học, giáo viên bộ môn tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá người học theo mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng các kỹ năng đã được trang bị vào để giải quyết những tình huống cụ thể
c Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm:
Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh là vô cùng quan
Trang 9trọng: là tấm gương, là người mẹ, người bạn, nhà tâm lí, luật sư… GVCN lớp là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, với cha mẹ học sinh và các đoàn thể mà các em sinh hoạt Giáo viên chủ nhiệm người gần gũi với học sinh nhất cũng là , người đóng vai trò cầu nối và giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho học sinh, chính vì vậy mà gánh nặng giáo dục kỹ năng sống hiện nay đặt lên vai giáo viên chủ nhiệm ngày càng lớn Trong công tác giáo dục kỹ năng sống, giáo viên chủ nhiệm có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất là tư vấn, giáo dục kỹ năng cơ bản: Cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì giáo viên chủ nhiệm cũng phải linh hoạt, hiểu được nhu cầu và tạo cho các em cảm giác tin tưởng, có thể giúp đỡ được, tránh cho các em rơi vào trạng thái mặc cảm tự ti do mâu thuẫn với bố mẹ, thầy cô về kết quả học tập, hay gặp rắc rối với bạn bè, bị strees do học tập quá sức hay bị dọa nạt, xúc phạm… sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của lứa tuổi học sinh, nắm bắt được những vấn đề cơ bản, cùng các em vạch ra những phương án, tự đương đầu với những khó khăn trước mắt thay vì xấu hổ, rụt rè, tự ti để tâm lý luôn được thoải mái và học tập có hiệu quả
Thứ hai là, giáo viên chủ nhiệm có thể giúp học sinh tiếp cận với các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tâm trí thông qua sự kết hợp với các nhà tham vấn, chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, những học sinh đang có khó khăn tâm lý, đặc biệt là những học sinh “thường xuyên lo lắng và bất an” nên nỗ lực tìm cách vượt qua hoặc tìm kiếm dịch vụ trợ giúp phù hợp để tránh những tác động tiêu cực do khó khăn tâm lý gây ra Ý thức được sự cần thiết của việc trau dồi các kiến thức tâm lý học và các kiến thức xã hội khác để hiểu được tâm lý của bản thân và tự nhận ra vấn đề khó khăn của mình Học sinh có thể chuẩn bị tâm thế trước mọi hoàn cảnh, sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn trong cuộc sống, học tập và nỗ lực tìm cách khắc phục chúng Khi cần trợ giúp nên tìm đến những dịch vụ hay những loại hình trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp để tránh những rủi ro khác không mong muốn
Trang 10Từ những nhiệm vụ trên, trong kế hoạch chủ nhiệm các thầy cô giáo chủ nhiệm căn cứ tình hình thực tiễn của lớp mình để xây dựng những chủ đề chủ điểm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Qua mỗi chủ đề chủ điểm sinh hoạt lớp, GVCN trang bị cho các em các kỹ năng sống căn bản, cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng chia sẻ và hợp tác…
d Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức:
Trong năm học 2014- 2015, nhà trường đã chỉ đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức triển khai các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các khối lớp như:
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các buổi truyền thông các giá trị sống, kỹ năng sống theo từng chủ đề như: Giáo dục đạo đức qua các tác phẩm văn học dân gian, phòng chống nghiện Game, ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nan xã hội, cuộc sống và những mong muốn của chúng ta, Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá, các hình thức lợi dụng và xâm hại trẻ vị thành niên, tình bạn, tình yêu học trò và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm Đoàn TNCS HCM nhà trường thường xuyên phối hơp với huyện đoàn Gia Viễn, tỉnh đoàn Ninh Bình tổ chức các chương trình truyền thông, ngoại khóa hấp dẫn và bổ ích
như: Chương trình “ Làm người có ích”, ngoại khóa “ Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên”, cuộc thi “ Hành trình văn hóa”, “ Khéo tay hay làm” Đặc
biệt, nhà trường đã tổ chức diễn đàn “ Điều em muốn nói” đây thực sự là một hoạt động thiết thực và có ý nghĩa vô cùng quan trọng Thông qua diễn đàn, các
em được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và những mong muốn chính đáng và thiết thực về chương trình giáo dục của nhà trường, về phương pháp quản lý, giáo dục
và giảng dạy của các thầy cô giáo Đồng thời từ diễn đàn, các em cũng thẳng thắn góp ý cho kế hoạch và phương pháp quản lý của nhà trường