1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC MỐI ĐE DỌA ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

110 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 5,98 MB

Nội dung

Khảo sát hiện trạng quản lí và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Tràm Chim.Xác định các mối đe dọa và ảnh hưởng đối với một số quần xã tiêu biểu tại VQG Tràm Chim.Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của các mối đe dọa và nâng cao hiệu quả công tác quản lí và bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim.Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa, phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), xử lí số liệu và trình bày số liệu.Qua kết quả nghiên cứu cho thấy VQG Tràm Chim có giá trị đa dạng sinh học cao, mang những nét đặc trưng truyền thống của vùng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, hiện nay VQG Tràm Chim đang bị đe dọa bởi các mối đe dọa từ tự nhiên và từ con người. Ngoài ra, tình hình các hoạt động quản lí và bảo tồn vẫn còn nhiều thiếu xót cần được khắc phục, cơ sở vật chất – kĩ thuật, nguồn nhân lực, kinh phí còn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy được vai trò của cộng đồng vào công tác quản lí và bảo tồn. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động của các mối đe dọa và nâng cao hiệu quả quản lí và bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim

Trang 1

NGHIÊN CỨU CÁC MỐI ĐE DỌA ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC

TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Trang 2

TÓM TẮT

Đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC MỐI ĐE DỌA ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠIVƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP”được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2014 tại VQG Tràm Chim, huyện TamNông, tỉnh Đồng Tháp nhằm mục tiêu đề tài là xác định các mối đe dọa ĐDSH và đềxuất một số giải pháp hạn chế tác động của các mối đe doạ này đối với giá trị ĐDSHcủa VQG Tràm Chim Với mục tiêu đó, đề tài gồm các nội dung sau:

- Khảo sát hiện trạng quản lí và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Tràm Chim

- Xác định các mối đe dọa và ảnh hưởng đối với một số quần xã tiêu biểu tạiVQG Tràm Chim

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của các mối đe dọa và nângcao hiệu quả công tác quản lí và bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim

Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu tài liệu, khảosát thực địa, phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), xử lí số liệu vàtrình bày số liệu

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy VQG Tràm Chim có giá trị đa dạng sinh họccao, mang những nét đặc trưng truyền thống của vùng Đồng Tháp Mười Tuy nhiên,hiện nay VQG Tràm Chim đang bị đe dọa bởi các mối đe dọa từ tự nhiên và từ conngười Ngoài ra, tình hình các hoạt động quản lí và bảo tồn vẫn còn nhiều thiếu xót cầnđược khắc phục, cơ sở vật chất – kĩ thuật, nguồn nhân lực, kinh phí còn gặp nhiều khókhăn và chưa phát huy được vai trò của cộng đồng vào công tác quản lí và bảo tồn Từ

đó, đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động của các mối đe dọa và nâng cao hiệuquả quản lí và bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT VẮT vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

DANH MỤC BẢNG ix

CHƯƠNG 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 2

CHƯƠNG 2 4

TỔNG QUAN 4

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC 4

2.1.1 Khái niệm đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học 4

2.1.2 Tình hình hoạt động bảo tồn ở Việt Nam 5

2.1.3 Hệ sinh thái đất ngập nước và vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước 8

2.1.3.1 Hệ sinh thái đất ngập nước 8

Trang 4

2.1.3.2 Vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước 9

2.1.4 Mối quan hệ giữa cộng đồng và đa dạng sinh học 9

2.1.4.1 Khái niệm cộng đồng 9

2.1.4.2 Vai trò cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học 10

2.2 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 11

2.2.1 Vị trí địa lí 11

2.2.2 Lịch sử hình thành 11

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ 12

2.2.4 Bộ máy tổ chức 13

2.2.5 Các phân khu chức năng 14

2.2.6 Điều kiện tự nhiên 15

2.2.7 Tiềm năng đa dạng sinh học 18

2.2.7.1 Hệ thực vật 18

2.2.7.2 Hệ động vật 19

2.2.8 Điều kiện kinh tế – xã hội 19

2.3 KHÁI QUÁT VỀ CÁC MỐI ĐE DỌA ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 22

2.3.1 Mối đe dọa từ tự nhiên 22

2.3.2 Mối đe dọa từ con người 23

2.4 KHÁI QUÁT VỀ PHÂN KHU A1 27

CHƯƠNG 3 29

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 29

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 29

Trang 5

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 29

3.2.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa 29

3.2.1.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) 30 3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu 33

CHƯƠNG 4 34

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 34

4.1.1 Hiện trạng đa dạng sinh học 34

4.1.1.1 Hệ thực vật 34

4.1.1.2 Hệ động vật 36

4.1.2 Công tác quản lí và bảo tồn 40

4.1.2.1 Giá trị bảo tồn 40

4.1.2.2 Các chương hoạt động của Vườn quốc gia Tràm Chim 42

4.1.2.3 Những hoạt động của Vườn quốc gia đối với cộng đồng địa phương 43

4.2 CÁC MỐI ĐE DỌA ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 44

4.2.1 Hoạt động của cộng đồng và các mối đe dọa từ tự nhiên.45 4.2.1.1 Hoạt động của cộng đồng 45

4.2.1.2 Các mối đe dọa từ tự nhiên 50

4.2.2 Ảnh hưởng của các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim 52

4.2.2.1 Sự suy giảm số lượng đàn sếu đầu đỏ 52

4.2.2.2 Sự thay đổi diện tích của đồng cỏ trên phân khu A1 56

Trang 6

4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỐI

ĐE DỌA ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

QUẢN LÍ VÀ BẢO TỒN CỦA VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 59

4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 59

4.3.2 Phân tích SWOT trong quản lí và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim 60

4.3.3 Đề xuất một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả quản lí và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim 65

4.3.3.1 Giải pháp về công tác quản lí 65

4.3.3.2 Phát triển cộng đồng 66

4.3.3.3 Xây dựng, quảng bá hình ảnh Vườn quốc gia Tràm Chim 67 CHƯƠNG 5 69

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 69

5.1 KẾT LUẬN 69

5.2 KIẾN NGHỊ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 72

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT VẮT

CITES Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy

cấp (Convention on International Trade in Endangered Species ofWild Fauna and Flora)

DLST Du Lịch Sinh Thái

ĐDSH Đa Dạng Sinh Học

GDMT Giáo Dục Môi Trường

IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for

Conservation of Nature)KBTTN Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên

MWBP Chương trình đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực MeKong

(MeKong Wetlands Biodiversity Program)PCCC Phòng Cháy Chữa Cháy

PRA Kỹ thuật đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural

Appraisal)THCS Trung Học Cơ Sở

THPT Trung Học Phổ Thông

UBND Ủy Ban Nhân Dân

VQGTC Vườn Quốc Gia Tràm Chim

WWF Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (World Wildlife Fund)

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Vườn quốc gia Tràm Chim 14

Hình 2.2: Sơ đồ phân khu A1 của Vườn quốc gia Tràm Chim 27

Hình 4.1: Trình độ học vấn của người dân 45

Hình 4.2: Nghề nghiệp của các hộ gia đình 46

Hình 4.3: Các hoạt động khai thác tài nguyên trong Vườn quốc gia của người dân 46

Hình 4.4: Phương tiện khai thác của người dân 47

Hình 4.5: Nhận thức của người dân về vai trò của Vườn quốc gia đối với đời sống 48

Hình 4.6:Biểu đồ thể hiện nhận thức của người dân về địa điểm khai thác và ảnh hưởng của khai thác tài nguyên 49

Hình 4.7: Mức độ hài lòng với công tác quản lí và bảo tồn và tham gia vào các hoạt động bảo tồn của người dân 49

Hình 4.8: Các loài ngoại lai gây hại trong Vườn quốc gia 51

Hình 4.9: Những khu vực sếu tìm thức ăn 52

Hình 4.10: Sự suy giảm số lượng Sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim 54

Hình 4.11: Phác họa các thảm thực vật chính tại phân khu A1 giai đoạn 2009 – 2013 56

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam 6

Bảng 2.2: Các loại đất chính của Vườn quốc gia Tràm Chim 17

Bảng 2.3: Hiện trạng dân số các đơn vị hành chính giáp ranh Vườn quốc gia 19

Bảng 2.4: Số vụ cháy rừng tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2006 – 2011 25

Bảng 3.1: Đối tượng và thông tin cần thu thập từ phát phiếu điều tra phỏng vấn 31

Bảng 3.2: Phân tích SWOT trong quản lí và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim 33

Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần thực vật 34

Bảng 4.2: Cấu trúc thành phần loài chim 37

Bảng 4.3: Cấu trúc thành phần loài khu hệ Lưỡng cư – bò sát 39

Bảng 4.4: Số lượng cá thể sếu đầu đỏ về Tràm Chim giai đoạn 1998 – 2012 53

Bảng 4.5: Bảng phân tích SWOT tại Vườn quốc gia Tràm Chim 61

Bảng 4.6: Bảng đề xuất các chiến lược và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lí và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim 63

Trang 10

Chương 1

MỞ ĐẦU

Đa dạng sinh học là một vấn đề ngày càng được cả xã hội quan tâm trong thờigian gần đây, nó liên quan đến cơ sở để phát triển đất nước Tuy nhiên, do sự tác động

từ biến đổi khí hậu và áp lực từ phát triển kinh tế xã hội đã gây ra nhiều tác động tiêucực lên các giá trị ĐDSH tại các khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn quốc gia

VQG Tràm Chim là khu vực cảnh quan thiên nhiên còn sót lại của Đồng ThápMười nguyên thủy với một khu rừng đặc dụng có các cảnh quan tiêu biểu, các hệ sinhthái đất ngập nước đặc thù, các loài động – thực vật quý hiếm của vùng Đồng ThápMười như: sếu đầu đỏ, cò óc, già đẫy, Nơi đây không chỉ được coi là nơi bảo tồn cácnguồn gen quý mà còn là địa chỉ quen thuộc của các nhà nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, ĐDSH của VQG Tràm Chim đang đứng bên bờ vực bởi những mối

đe dọa không chỉ đến từ bên ngoài tự nhiên mà còn đến từ cộng đồng dân cư xungquanh Sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên do biến đổi khí hậu và áp lực từ khaithác tài nguyên đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống của người dân làm thay đổi các

hệ sinh thái Bên cạnh đó, xuất hiện các loài ngoại lai đe dọa đến sự tồn tại của các loàiđộng thực vật quý hiếm tại VQG Tràm Chim Các giải pháp hạn chếảnh hưởng đối vớiĐDSH vẫn chưa mang lại hiệu quả tương ứng Vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải xácđịnh các mối đe dọa đang hiện hữu và ảnh hưởng đối với ĐDSH, đề xuất các giải pháphạn chế ảnh hưởng của mối đe dọa, góp phần bảo tồn ĐDSH, giảm thiểu các xung độtgiữa cộng đồng và VQG Tràm Chim trong khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ vùngđất ngập nước cuối cùng của vùng Đồng Tháp Mười Do đó, chúng tôi quyết định thực

hiện đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC MỐI ĐE DỌA ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI

Trang 11

VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP” để

góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam nói chung và VQG Tràm Chim nóiriêng

Mục tiêu chính của đề tài là xác định các mối đe dọa ĐDSH và đề xuất một sốgiải pháp hạn chế tác động của các mối đe dọa đối với giá trị ĐDSH của VQG TràmChim

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các giá trị ĐDSH tại VQG Tràm Chim.

- Ban quản lí VQG, cộng đồng địa phương.

- Những mối đe dọa đối với ĐDSH của VQG Tràm Chim.

- Hoạt động khai thác tài nguyên của cộng đồng và các hoạt động quản lí và bảo

tồn của VQG

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện trong không gian VQG Tràm Chim,

huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 7/2014 đến

tháng 12/2014

- Giới hạn không gian: đề tài chỉ xét đến các khía cạnh, yếu tốđe dọa đến ĐDSH

trên địa bàn VQG Tràm Chim, xem xét, đánh giá mức độ tác động của các mối

đe dọa để có thể đưa ra các biện pháp hạn chế ảnh hưởng thích hợp

Trang 12

- Đưa ra giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tác động của các mối đe dọa, góp

phần nâng cao hiệu quả bảo tồn, cân bằng giữa bảo tồn và khai thác tài nguyêntại VQG Tràm Chim

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN

Theo Luật Đa Dạng Sinh Học năm 2008, đa dạng sinh học là sự phong phú vềnguồn gene, các loài sinh vật và HST trong tự nhiên ĐDSH là sự phong phú của tất cảcác sinh vật sống trong tự nhiên trên trái đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến nhữngsinh vật lớn nhất, từ vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật, các HST và môi trườngchúng sinh sống

ĐDSH là sự phong phú về nguồn gene, về giống, thành phần loài và HST trong

tự nhiên

Theo Công ước về đa dạng sinh học năm 1992 : "Ða dạng sinh học" có nghĩa làtính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệsinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinhthái mà chúng là một phần Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa cácloài và các hệ sinh học

Trang 14

Bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lí mối tác động qua lại giữa con người với cácgene, các loài, và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tạimàvẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệtương lai

Để có thể tiến hành các hoạt động quản lí và bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết làphải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đóxây dựng các phương pháp quản lí phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực củacác nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái

Hiện nay có nhiều phương pháp bảo tồn khác nhau, có thể phân chia cácphương pháp và công cụ thành 3 nhóm như sau: bảo tồn nguyên vị (in-situ), bảo tồnchuyển vị (ex-situ) và phục hồi:

- Bảo tồn nguyên vị: bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo

vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tựnhiên mà loài đang tồn tại Tuỳ theo đối tượng bảo tồn khác nhau mà các hànhđộng quản lí thay đổi khác nhau

- Bảo tồn chuyển vị: bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các visinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng Bảo tồn chuyển vị gồmcác vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập visinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, môcấy

- Phục hồi: bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyểnchỗ Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã, sinhcảnh, các quá trình sinh thái Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số công việcnhư phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng cách nuôitrồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại vòng tuầnhoàn vật chất, chế độ thủy văn

2.1.2 Tình hình hoạt động bảo tồn ở Việt Nam

Trang 15

Tình hình hoạt động bảo tồn

Theo điều 17, Luật Đa Dạng Sinh Học, 2008 quy định các khu bảo tồn gồm cácloại hình sau:

- Vườn Quốc Gia

- Khu dự trữ thiên nhiên

- Khu bảo tồn loài – sinh cảnh

- Khu bảo vệ cảnh quan

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Việt Nam, tính đến cuối 2012 trên phạm vi

cả nước đã có 164 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích là 2.265.754 ha Trong đó có

30 Vườn quốc gia (tổng diện tích là 1.077.236 ha); 58 khu dự trữ tự nhiên (tổng diệntích là 1.060.959 ha); 11 khu bảo tồn loài sinh cảnh (tổng diện tích là 38.777 ha); 45khu bảo vệ cảnh quan (tổng diện tích là 78.129 ha) và 20 khu rừng nghiên cứu thựcnghiệm khoa học (tổng diện tích là 10.653 ha)

Bảng 2.1: Phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam

IV

Khu rừng nghiên cứu thực

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2012)

Đặc điểm công tác quản lí và bảo tồn ở Việt Nam:

- Công tác bảo tồn thiên nhiên phát triển rất chậm so với khai thác rừng

Trang 16

- Hầu hết các KBTTN đều nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, có địa hình hiểm trở,thuộc lãnh thổ của nhiều tỉnh hoặc tiếp giáp với nhiều biên giới quốc gia.

- Phần lớn số cư dân sống trong KBTTN hoặc trên vùng đệm của KBTTN làđồng bào thuộc dân tộc ít người, có mức sống thấp, còn tồn tại một số tập quánlạc hậu Cuộc sống của người dân sống trên vùng đệm của khu bảo tồn còn phụthuộc nhiều vào các KBTTN

Hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam vẫn còn một số thiếu sót liên quan tớitính bao quát đầy đủ của các loài và các sinh cảnh Các sinh cảnh đất ngập nước, nhất

là các sông ngòi ở vùng thấp và các vùng đất ngập nước ven biển, cũng như các khurừng thường xanh vùng thấp chưa được đại diện đầy đủ trong hệ thống khu bảo tồnhiện tại

Hình thức quản lí bảo vệ bảo tồn ĐDSH, tài nguyên thiên nhiên có sự tham giacủa cộng động còn gặp nhiều khó khăn về chính sách giao đất, giao rừng, về chế độkhoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới Đa số người dân sống gần rừngbám vào rừng để kiếm sống bằng các hành vi vi phạm và bằng nhiều hình thức khácnhau, dẫn đến làm mất ĐDSH, tàn phá tài nguyên thiên nhiên

Định hướng phát triển hệ thống rừng đặc dụng đến 2020, tầm nhìn đến 2030

Mục tiêu tổng thể: bảo tồn và phát triển bền vững các HST tự nhiên quan trọng,giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, các loàiđộng vật hoang dã quý hiếm trong hệ thống rừng đặc dụng

Mục tiêu cụ thể: đến năm 2020, đưa diện tích hệ thống rừng đặc dụng từ 2,2 lên2,4 triệu ha, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, hoànthành phân giới, cắm mốc xác định ranh giới của các khu rừng đặc dụng, vùng đệm

Nội dung quy hoạch:

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với 164 khu rừng đặc dụng, hoàn thiện hệthống rừng đặc dụng đến 2020 đạt 2,4 triệu ha bao gồm 176 khu: 34 VQG, 58KBTTN, 14 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 61 khu bảo vệ cảnh quan và các khurừng phục vụ nghiên cứu

Trang 17

- Quy hoạch cụ thể theo 8 vùng sinh thái (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sôngHồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây NamBộ) và quy hoạch bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm theo từng vùng.

- Chuyển hạng, thành lập mới, quy hoạch chi tiết một số khu rừng đặc dụng

- Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường thực thi pháp luật: nghiên cứu, xâydựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện chính sáchchia sẽ lợi ích từ rừng đặc dụng Đến 2020, tiếp cận cách thức quản lí mới cho

hệ thống các khu rừng đặc dụng

- Đảm bảo nguồn lực tài chính cho quy hoạch: nhà nước đảm bảo nguồn vốn cho

rà soát, quy hoạch chi tiết, chuyển hạng, thành lập mới các khu rừng đặc dụng,khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các doanh nghiệp vào các hoạtđộng nghiên cứu khoa học và DLST cho các khu rừng đặc dụng

- Tăng cường nguồn nhân lực quản lí: ưu tiên tăng cường nguồn lực, trang thiết

bị, cơ sở hạ tầng để đảm bảo các hoạt động có hiệu quả, đào tạo nâng cao nânglực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, phối hợp quản lí giữa BQL các khurừng đặc dụng, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư vùng đệm

2.1.3 Hệ sinh thái đất ngập nước và vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước

2.1.3.1 Hệ sinh thái đất ngập nước

Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật quản lí màquần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạonên chu trình vật chất (chu trình sinh địa hóa) và sự chuyển hóa của năng lượng

Thuật ngữ đất ngập nước được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quanđiểm, người ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau Hiện nay có khoảng 50định nghĩa về đất ngập nước đang được sử dụng

Hệ sinh thái đất ngập nước theo công ước Ramsar (năm 1971): “Đất ngập nướcđược coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo,ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước

lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước thủy triều ở mứcthấp nhất không vượt quá 6m”.(Điều 1.1)

Trang 18

Ngoài ra, Công ước Ramsar (Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước:

“Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũngnhư các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đấtngập nước”

Chế độ thủy văn là yếu tố tự nhiên quyết định và đóng một vai trò quan trọngtrong việc xác định, duy trì và quản lí các vùng đất ngập nước nội địa

2.1.3.2 Vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước

Ngân hàng gene phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn: các vùng đất ngập nướcgóp phần duy trì những điều kiện môi trường sống tự nhiên và bảo tồn các nguồn genecác loài động thực vật bản địa và các loài di trú và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Ngoài

ra, nguồn gen từ các loài tại đây cũng tạo điều kiện cho việc nghiên cứu phát triển cácloài mới có nhiều ưu điểm phục vụ cho nhu cầu của con người

Cải tạo môi trường, phòng hộ: Hệ sinh thái đất ngập nước giữ cân bằng sinhthái, lọc sạch nước, hạn chế dòng chảy của nước lũ Thảm thực vật bề mặt làm giảmlượng bốc hơi bề mặt và tăng lượng nước ngầm trong khu vực

Cung cấp thực phẩm, dược liệu: Các khu vực đất ngập nước có thể cung cấpsản vật cho người dân sinh sống xung quanh như củi, cỏ, thủy sản, rau…Ngoài ra, tùytheo điều kiện địa phương có thể xuất hiện những loại sản vật đặc trưng cho vùng đónhư mật ong, tinh dầu của một số loại cây…

Du lịch, giải trí kết hợp nghiên cứu khoa học:HST đa dạng với nhiều loài đặctrưng của vùng đất ngập theo mùa hoặc quanh năm, hệ động thực vật thay đổi theomùa có tiềm năng rất lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái tìm hiểu về thiênnhiên, môi trường, đời sống con người góp phần bảo vệ những giá trị mà vùng đất đóđang lưu giữ

2.1.4 Mối quan hệ giữa cộng đồng và đa dạng sinh học

2.1.4.1 Khái niệm cộng đồng

Cộng đồng được đề cập ở đây là một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xãhội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc

Trang 19

sống hàng ngày của một xã hội, một nhóm người trong một khu vực địa lí xác định, cóthể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử.

Cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ

có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục,tập quán, có quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và có ranh giới khônggian trong một thôn bản

2.1.4.2 Vai trò cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học

Giải pháp kỹ thuật tốt trong quản lí tài nguyên chỉ mới là điều kiện cần, nhưngchưa đủ để trở thành một giải pháp có ích Giá trị của nó chỉ thể hiện khi người sửdụng thấu hiểu, chấp nhận nó trở thành của cải vật chất, tức là điều kiện để sẵn sàng ápdụng cũng quan trọng như chính sự đúng đắn của giải pháp mà các nghiên cứu đềxuất Do vậy, sự cùng tham gia của cộng đồng ngày càng được chấp nhận rộng rãi nhưmột nguyên tắc bền vững để quản lí tài nguyên Mục đích chính của sự tham gia cộngđồng là lôi kéo mọi người đóng góp tài năng, trí tuệ và công sức vào quá trình quanquản lí tài nguyên và phát triển kinh tế

Sự tham gia của người dân địa phương và bản địa trong quản lí ĐDSH là cầnthiết bởi hai lí do có tính nguyên tắc Thứ nhất là nếu thiếu điều này, sự bền vững lâudài của nhiều hệ sinh thái sẽ bị đe doạ Thứ hai là người dân địa phương có quyềnđược hưởng lợi nhờ sử dụng bền vững ĐDSH cho sinh kế, nghỉ dưỡng, các nhu cầuvăn hoá xã hội và các quản lí do tâm linh của họ.Những quyết định về quy hoạch, kếhoạch bảo tồn đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cộngđồng Những người trong cộng đồng chịu ảnh hưởng do:

₋ Sống trong khu vực đó;

₋ Làm việc trong khu vực đó;

₋ Học tập trong khu vực đó;

₋ Thường qua lại trong khu vực đó

Do đó, sự cần thiết phải có được những ý kiến của họ về những gì họ đang làm,những gì họ đang muốn có và trong nhiều trường hợp chính cộng đồng là những người

ra quyết định

Trang 20

Các hệ thống quản lí gắn kết được nhiều bên liên quan, đặc biệt là cộng đồngđịa phương, thường sẽ bền vững hơn so với các hệ thống được xây dựng mà thiếu sựtham gia của địa phương Thông qua việc gắn kết cộng đồng địa phương trong xácđịnh vấn đề, quyết định giải pháp, thực hiện kế hoạch quản lí, giám sát tính hiệu quảcủa biện pháp đã thoả thuận sẽ giúp giải quyết các vấn đề, tạo các cơ hội giúp nângcao tính bền vững của hoạt động quản lí.

Tổng diện tích của VQG Tràm Chim là 7.313 ha nằm trong địa giới của 5 xã(Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính) và thị trấn Tràm Chimthuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

2.2.2 Lịch sử hình thành

Năm 1985, Tràm Chim được UBND tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi làCông ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là trồng tràm và khai thácthủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa Năm

1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi) được phát hiện ở Tràm Chim

Năm 1991, Tràm Chim trở thành KBTTN Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn

loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).

Năm 1994, nơi đây trở thành KBTTN Tràm Chim, cấp quốc gia, theo Quyếtđịnh số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ kèm theo thông tư

số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha Vào tháng 9 năm 1998, diện tích của VQGTràm Chim được điều chỉnh lại là 7.588 ha

Trang 21

Năm 1998, nơi đây trở thành VQG Tràm Chim theo Quyết định số253/1998/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và đượcgiao cho UBND tỉnh Đồng Tháp quản lí.

VQG Tràm Chim được chia thành 6 phân khu: A1, A2, A3, A4 và A5 và phânkhu C (phân khu hành chính, dịch vụ)

Vào ngày “Đất ngập nước thế giới” 02/02/2012, Ban thư kí Công ước Ramsar

đã gửi thông báo đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính thức công nhận VQG TràmChim là khu Ramsar Đây là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam sau Xuân Thủy, BầuSấu và Ba Bể và là khu Ramsar thứ 2000 được công nhận trên toàn thế giới để khẳngđịnh vai trò quan trọng của Vườn về bảo tồn ĐDSH

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ

VQG Tràm Chim có chức năng chính là bảo tồn HST đất ngấp nước đặc trưngcủa vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu di trú của các loài chim di cư, đặc biệt là sếuđầu đỏ, bảo tồn các loài động – thực vật bản địa, các nguồn gen quý hiếm và duy trìnhững điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo tồn tàinguyên thiên nhiên

Tràm Chim đã đạt được các tiêu chí đánh giá quan trọng của Công ước Ramsar:tính đại diện của các quần xã sinh vật, tầm quan trọng của các loài có nguy cơ tuyệtchủng toàn cầu, nơi tập trung các loài chim nước, và vai trò cung cấp thức ăn cho hệđộng vật dưới nước

Nhiệm vụ

- Xây dựng và thực thi phương án bảo vệ, tái tạo cảnh quan thiên nhiên của vùngĐồng Tháp Mười; bảo vệ đa dạng sinh học; cung cấp các khu cư trú thích hợpcho các loài chim quý hiếm và tạo điều kiện thích hợp cho các loài động vậthoang dã khác phát triển

- Quản lí sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản trong VQG

- Xây dựng và thực thi phương án quy hoạch quản lí điều tiết nước nhằm duy trì,tái tạo những đặc điểm địa mạo thuỷ văn và cảnh quan thiên nhiên làm cơ sở để

Trang 22

bảo tồn, tái tạo nguồn gene thực vật, động vật, tạo điều kiện thích hợp cho cáchoạt động du lịch ở vùng ngập nước Nâng cấp hệ thống đê bao và các cốngphục vụ cho việc quản lí điều tiết nuớc, nhu cầu giao thông, tuần tra canh gácbảo vệ và tham quan du lịch.

- Quy hoạch cảnh quan kiến trúc của VQG nhằm định hướng các hoạt động xâydựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ trong một không gian kiến trúc có hoạchđịnh trước Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan củaĐồng Tháp Mười, đồng thời phải có sự thống nhất giữa các công trìnhgiao thông, thuỷ lợi và các công trình phục vụ khách du lịch

- Xây dựng cơ chế thích hợp để nhân dân địa phương tự nguyện tham gia bảo vệ

- Xây dựng các chương trình nghiên cứu và thiết lập hệ thống quản lí giám sátmôi truờng và ĐDSH

- Bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên cây bản địa, tài nguyên thuỷ sản, tài nguyênđồng cỏ, tài nguyên đất, nước, các loài rong, tảo và phiêu sinh thực vật…

- Tổ chức tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Thực hiện công tác hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiênmôi trường

- Thực hiện tuyên truyền giáo dục đối với du khách, nhân dân địa phương, họcsinh, sinh viên về công tác bảo vệ môi trường sinh thái

2.2.4 Bộ máy tổ chức

Theo Thông tư số 78/2011/TT-BNN BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ NôngNghiệp và Phát Triển Nông Thôn về Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lí hệ thống rừng đặc dụng, bộ máy tổ chứccủa VQG Tràm Chim bao gồm:

- Ban giám đốc: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc

- Hệ thống các phòng ban: 4 phòng ban trực thuộc (phòng tổ chức – hành chính,phòng kế hoạch – tài chính, phòng khoa học và hợp tác quốc tế, phòng bảo tồnđất ngập nước)

- Hai trung tâm trực thuộc: trung tâm GDMT và dịch vụ môi trường rừng, trungtâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển động vật

Trang 23

- Hệ thống hạt kiểm lâm: 18 trạm kiểm lâm, mỗi trạm cách nhau 3km và có 1 – 2nhân viên kiểm lâm trực Ngoài ra, còn có đội tuần tra cơ động.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Vườn quốc gia Tràm Chim 2.2.5 Các phân khu chức năng

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm 4 khu vực A1, A2, A3 và A4 với tổngdiện tích là 6.841,9 ha (trong đó, diện tích khu A1:4.942,8 ha, khu A2: 1.122,7 ha, khuA3: 44,5 ha, khu A4: 731,9 ha) Chức năng chính của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

- Bảo vệ và tái tạo những cảnh quan tiêu biểu của vùng Đồng Tháp Mười

- Bảo tồn các quần xã thực vật, bảo vệ khu làm tổ, cư trú và nơi kiếm ăn của cácloài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước

- Cung cấp địa bàn cho DLST, các nghiên cứu khoa học và giáo dục bảo vệ môitrường

Phân khu phục hồi sinh thái

Trang 24

Đây là vùng phụ cận của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt gồm toàn bộ phân khuA5 Diện tích của khu vực này là 440,5 ha Chức năng chính của phân khu này là táitạo HST tự nhiên đã bị tàn phá Ngoài ra, phân khu này còn được thiết kế để bảo vệkhu cư trú, bãi ăn phụ cho Sếu và các loài chim khác.

Phân khu hành chính – dịch vụ du lịch

Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch bao gồm khu C Diện tích của phân khu

là 30,6 ha Phân khu này có chức năng chủ yếu là xây dựng các công trình phục vụhoạt động hành chính của Ban quản lí VQG, Trung tâm giáo dục môi trường, các côngtrình phục vụ du lịch khác

2.2.6 Điều kiện tự nhiên

Khí hậu

Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độtrung bình hàng năm khoảng 27°C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1 – 2°C vào cuối mùakhô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1 – 2°C vào các tháng cuối mùa khô,đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6) Nhiệt độ cao nhất là 37°C vào tháng tư và thấpnhất là khoảng 16°C

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 – 83% Độ ẩm caonhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 – 40%

Trang 25

Chế độ gió: Tốc độ gió trung bình khoảng 1,4 m/s, tốc độ lớn nhất xấp xỉ 20 m/

s Từ khoảng tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng TâyNam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa Từ tháng

12 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s Bão hầu nhưkhông ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưatừng xảy ra

Lượng mưa: lượng mưa trung bình khoảng 1.650 mm/năm, phân bố theo mùa

rõ rệt Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vàokhoảng thời gian này Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thờitiết hầu như không có mưa Số ngày mưa trung bình đo được tại Tràm Chim khoảng từ

110 – 160 ngày/năm

Chế độ thủy văn

Chế độ nước: VQG Tràm Chim có độ cao 1m so với mực thủy chuẩn chịu ảnhhưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mê Kông, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông

Mê Kông thông qua hệ thống kênh thủy lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến,

An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng

12 VQG Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lí khác nhau (A1 – A5), mỗi khuvực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến59km Mực nước bên trong Vườn được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xảnằm ở các bờ bao xung quanh Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mựcnước bên trong Vườn luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quákhứ.Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi nhữngtác động này

Kênh Đồng Tiến và kênh Hồng Ngự là hai hệ thống kênh lớn có ảnh hưởng đếnchế độ thủy văn của khu vực Các kênh nhỏ cắt ngang khu vực Tràm Chim như rạchPhú Thành, Phú Hiệp, Tân Công Sính cũng trực tiếp đưa nước qua khu vực này

Trước đây, có nhiều sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông dẫn nguồn nước

từ sông Mê Kông vào vùng Đồng Tháp Mười Ngày nay, các hệ thống kênh rạch nhântạo đã thay thế cho chúng và một số chảy thường xuyên qua VQG:

Trang 26

₋ Trước khi kênh mương hóa: ngập lũ theo mùa với mức nước ổn định trong cảthời gian dài từ tháng 7 đến tháng 12 hằng năm.

₋ Từ khi được kênh mương hóa: nước lũ thoát nhanh hơn, thời gian ngập hằngnăm chỉ kéo dài đến dưới 4 tháng Vào giữa tháng 9 và tháng 12, mực nướctrong VQG từ 2 – 4 mét, đỉnh lũ cao nhất vào tháng 10

Địa chất

Đất ở Tràm Chim là đất rất chua của vùng trũng nhất Đồng Tháp Mười Ởnhững vùng đất phèn hoạt động pH ở lớp mặt từ 3 đến 4, còn pH ở lớp dưới đó biếnthiên từ 2,2 đến 4

Tuy rằng trong vùng đồng bồi thấp nhưng do gần với sông Tiền và nằm trênlòng sông cổ nên địa hình khu Tràm Chim không bằng phẳng và đồng nhất, bị bao bọcbởi các dãi đất cao ở phía tây bắc của bậc thềm phù sa cổ, phía tây bởi các giồng cátven sông Tiền, phía đông và phía đông nam với dấu tích của các giồng cát

Các loại đất phổ biến được thể hiện trong bảng 2.2:

Bảng 2.2: Các loại đất chính của Vườn quốc gia Tràm Chim

Tỷ lệ (%)

Trang 27

động

(>50%), các tầng đều chua (pH<3,5), hàm lượng hữu cơ vàđạm tổng số cao, những hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêuthấp, hàm lượng sắt và nhôm di động cao

(Nguồn:VQG Tràm Chim)

2.2.7 Tiềm năng đa dạng sinh học

VQG Tràm Chim có môi trường sống đa dạng với những vùng đất ngập nướcxen kẽ với các vùng đất gò giồng tạo điều kiện lí tưởng cho sự phát triển của hệ độngthực vật góp phần tạo nên một sinh cảnh đặc trưng của vùng trũng Đồng Tháp Mười

Hệ sinh thái đặc trưng tại VQG Tràm Chim là hệ sinh thái đất ngập nước nộiđịa với đặc trưng bởi kiểu rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đấtchua phèn Tràm Chim được coi là một mẫu chuẩn sinh thái của vùng đất ngập nước

2.2.7.1 Hệ thực vật

Với các yếu tố tự nhiên: trầm tích, địa mạo, và đặc tính đất khá đa dạng, từ đấtxám đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn đã góp phần làm đa dạng các quần

xã thực vật tự nhiên

Khu hệ thực vật ở đây có nhiều đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái sinh

và đầm lầy trống Tràm Chim là một trong rất ít vùng ở Đồng Tháp Mười hiện vẫn còn

có kiểu quần xã cỏ năng và lúa trời

VQG Tràm Chim có trên 130 loài thực vật bậc cao, 185 loài thực vậtnổi Trong đó, có 6 quần xã thực vật chính xuất hiện ở VQG Tràm Chim, đó là: quần

xã rừng tràm (Memaleuca cajuputy), quần xã sen (Nulumbo nucifera), quần xã mồm mốc (Ischaemum spp.), quần xã cỏ ống (Panicum repens), quần xã lúa trời (Oryza

rufipogon), quần xã cỏ năng (Eleocharis sp.).

2.2.7.2 Hệ động vật

VQG Tràm Chim sở hữu một hệ thực vật đa dạng và phát triển tốt đã tạo nênmột nền tảng thuận lợi về thức ăn, chỗ ở cho sự phát triển của các loài động vật khác.Thành phần loài thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào chế độ nước

Trang 28

Các nhóm động vật chính đã được ghi nhận ở VQG Tràm Chim bao gồm: 15loài thú, 130 loài cá, 231 loài chim, 64 loài lưỡng cư – bò sát, 107 loài động vật thủy

sinh Trong đó, có nhiều loài đang có trong sách đỏ Việt Nam như sếu đầu đỏ (Grus

antigone sharpii), trăn đất (Python molurus), rùa răng (Hieremys annandalii), rắn ráo

(Ptyas Mucosus), ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea)

2.2.8 Điều kiện kinh tế xã hội

Huyện Tam Nông có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã: Tân Công Sính, PhúThọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Ninh, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường, HòaBình, An Long, An Hòa và 1 thị trấn Tràm Chim Tổng số có 53 ấp Hiện trạng dân sốcác đơn vị hành chính giáp ranh Vườn được thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Hiện trạng dân số các đơn vị hành chính giáp ranh Vườn quốc gia

Diện tích tự nhiên

(Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Tam Nông, 2011)

Hiện nay, trong phạm vi VQG có khoảng 50.000 người sinh sống thuộc 5 xã và

1 thị trấn đều nằm trong huyện Tam Nông là Phú Thành A, Phú Hiệp, Phú Đức, PhúThọ, Tân Công Sính và thị trấn Tràm Chim Đa số họ đều là những nông dân, mưu

Trang 29

sinh chủ yếu bằng việc khai thác nguồn lợi từ VQG Mật độ dân số cao nhất là thị trấnTràm Chim (835 người/km2) và thấp nhất là xã Tân Công Sính (76 người/km2) Không

có người dân sống trong vùng lõi VQG

Kinh tế

Các xã xung quanh VQG chủ yếu là làm nông nhưng do điều kiện tự nhiênkhông thuận lợi, đất đai nhiễm phèn nên năng suất không được cao, điều kiện sống củamột số không nhỏ cư dân địa phương quanh VQG Tràm Chim còn rất khó khăn Phầnlớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá vàđộng vật hoang dã trong mùa lũ Sinh kế chính của người dân địa phương dựa vào 3nguồn tài nguyên chính là: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa); tàinguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã, khai thác và chế biến gỗ, thuhái lâm sản ngoài gỗ); và lao động giản đơn (làm thuê, buôn bán nhỏ) Vào mùa lũ cáchoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản diễn ra khá sôi động thay cho việc sản xuấtnông nghiệp Thị trấn Tràm Chim là trung tâm kinh tế của khu vực, tập trung các hoạtđộng mua bán trao đổi hàng hóa với các xã và các khu vực lân cận

Tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển chủ yếu là sản xuất thủ công phục vụ khaithác thủy sản như lưới, câu, lợp…, quy mô nhỏ lẻ Công nghiệp và dịch vụ chỉ ở mứctrung bình

Theo số liệu của phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Tam Nôngthống kê vào năm 2011, trên 5 xã và 1 thị trấn tiếp giáp với VQG có 12.271 hộ với1.993 hộ nghèo (16,24%), 1.452 hộ cận nghèo (11,83%), còn lại là các hộ trung bình,khá giàu (71,93%) Đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư còn gặp nhiều khókhăn

Văn hóa, giáo dục

Các xã đều có trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học, hàng năm tỉ lệ ra lớp củatrẻ em trong độ tuổi đi học cao, duy trì sĩ số ổn định và chất lượng giáo dục ngày càngđược nâng cao Hệ thống giáo dục phổ thông được mở rộng, công tác giáo dục phổ cậpđược chú trọng và mang lại hiệu quả Trên địa bàn có 16 trường mầm non, 7 trườngtiểu học, 6 trường trung học cơ sở và 4 trường trung học phổ thông

Trang 30

Hàng năm, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 70 – 71%, tỉ lệ hoàn thànhchương trình học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 90% Các mục tiêu về duytrì chất lượng giáo dục chính quy và phổ cập trung học cơ sở theo chuẩn quốc gia đềuđược hoàn thành.

Y tế

Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn được cai thiện rõ rệt

về chất lượng Mỗi xã đều có trạm y tế cấp xã, mỗi ấp có tổ y tế với cán bộ y tế chuyêntrách đảm nhiệm Bệnh viện đa khoa ở thị trấn Tràm Chim với trang thiết bị hiện đạiđáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

Hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh diễn ra thường xuyên, nhất làvào mùa lũ Các loại bệnh được tuyên truyền phòng tránh chủ yếu là sốt xuất huyết,các bệnh về da, tiêu hóa, phòng chống dịch cúm

Giao thông

Đường bộ: chưa phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cáctuyến đường chính chưa được hoàn thiện, có nhiều điểm xuống cấp, các tuyến đườngliên xã, liên ấp chưa được đầu tư thích hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.Tuyến đường từ Quốc lộ 30 vào VQG Tràm Chim đã được mở rộng tráng nhựa dễdàng trong việc lưu thông cho cộng đồng địa phương Đặc biệt là du khách đến vớiTràm Chim Tuy nhiên, đó mới chỉ ở mức độ vừa phải vì hiện tại nếu liên kết giữa cácđiểm du lịch trong địa bàn tỉnh thì giao thông chưa được mở rộng, đầu tư nâng cấp

Đường thủy: chạy dọc theo các tuyến kênh, hệ thống đường thủy đã được đầu

tư từ khá sớm với mục đích phục vụ công tác phòng chống cháy rừng, dẫn nước chữacháy mỗi khi xảy ra cháy nhưng chưa được khai thác hiệu quả và còn tiềm ẩn nhiềumối đe dọa như sạt lở, triều cường đối với khu vực xung quanh Ngày nay, hệ thốngđường thủy trong VQG Tràm Chim đang đóng vai trò rất quan trọng trong công tácdịch vụ tham quan du lịch

Trang 31

2.3 KHÁI QUÁT VỀ CÁC MỐI ĐE DỌA ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN

QUỐC GIA TRÀM CHIM

Tràm Chim là một trong những hệ sinh thái ngập nước độc đáo còn giữ đượcnhững đặc trưng cơ bản của vùng trũng Đồng Tháp Mười Tuy nhiên, hiện nay, VQGnày đang phải đối mặt với những thách thức lớn đến từ nhiều phía

Áp lực từ phát triển kinh tế xã hội, chính sách quản lí và biến đổi khí hậu lànhững yếu tố chính tác động làm thay đổi những đặc điểm tự nhiên vốn đã có sẵn từhàng ngàn năm trước trên vùng đất trũng phèn này

2.3.1 Mối đe dọa từ tự nhiên

Sự xâm nhập của các loài ngoại lai

Hiện nay, VQG Tràm Chim đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của

cây mai dương (Mimosa pigra) Loài cây này có thời điểm đã lan ra gần 2.000 ha, gần

bằng 1/3 tổng diện tích VQG, ảnh hưởng hưởng đến việc sinh sống của các loài độngthực vật nơi đây

Cây mai dương: lần đầu được ghi nhận ở VQG Tràm Chim trong những năm

1984 – 1985 Mối đe dọa lớn nhất mà cây mai dương gây ra cho các vùng đất ngậpnước ở VQG Tràm Chim là khả năng xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh thay thế dần cácthảm thực vật tự nhiên, gây ra tác động tiêu cực đến các quần thể động vật tại chỗ,đáng chú ý nhất đối với khu hệ chim Nơi mà cây mai dương mọc dày đặc với độ chephủ 100% thì không loài cây nào khác mọc dưới gốc của nó ngoại trừ loại dây leo là

hắc sửu (Merremica), rau kim (Aniseia martinicensis) Diện tích vùng cây mai dương

xâm chiếm tăng rất nhanh Cây mai dương làm giảm giá trị bảo tồn của vùng đồng cỏđất ngập nước đặc trưng còn lại duy nhất của vùng Đồng Tháp Mười, làm giảm giá trịDLST của VQG Tràm Chim

Bèo tây (Eichhoriaceae crassipes): còn được gọi là lục bình, sinh sản rất nhanh

nên làm nghẽn ao hồ, kênh rạch Một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng gấp đôi mỗi 2tuần Khi mật độ số cây bèo tây quá nhiều sẽ có hiện tượng bèo tây bị chết với sốlượng lớn gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ động vật trên sông

Trang 32

Sự gia tăng vượt trội của ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) đang gây ra

nhiều tác động dây chuyền đến hệ sinh thái đất ngập nước của VQG Tràm Chim Cácvùng đồng cỏ đặc sắc bên trong Tràm Chim như lúa trời, mồm mốc, năng, cỏ bắc bịtàn phá bởi sự sinh sản nhanh của chúng Ốc bươu vàng cũng sẽ cạnh tranh quyết liệtvới các loài ốc nước ngọt bản địa, dẫn đến việc giảm số lượng và thành phần loài củacác loài ốc này

Sự thay đổi của chế độ thủy văn

Do các tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động xây dựng ở đầu nguồnsông Mê Kông đã làm thay đổi mạnh mẽ chế độ nước của vùng VQG Bên cạnh đó,việc quy hoạch lại hệ thống kênh mương cũng làm cho dòng chảy và lưu lượng nướcthay đổi Điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các quần xãthực vật điển hình ở đây và các loài động vật sống ở các hệ sinh thái này

Ngoài ra, việc quản lí mực nước trong Vườn hiện nay rất khó khăn Nếu giữmực nước thấp quá dễ dẫn đến cháy rừng; còn nếu giữ mực nước cao liên tục, rừngtràm khó cháy nhưng các trảng cỏ bị ngập nước kéo dài sẽ không thể phát triển đểcung cấp thức ăn cho nhiều loài chim

2.3.2 Mối đe dọa từ con người

Hiện nay, trong phạm vi VQG có khoảng 50.000 người sinh sống Đa số họ đều

là những nông dân nghèo, mưu sinh chủ yếu bằng việc khai thác nguồn lợi từ VQG.Chế độ bảo vệ nghiêm ngặt trong nhiều năm qua đã dẫn tới xung đột gay gắt giữaVQG và cộng đồng cư dân Mặc dù vậy, VQG cũng đã không tránh được sự khai thácquá mức của con người, dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên

Các tác động của con người lên môi trường tự nhiên rất phức tạp, bao gồm cảtác động trực tiếp và gián tiếp Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xét đến một sốtác động trực tiếp có ảnh hưởng lớn ĐDSH tại đây

Khai thác thủy sản

VQG Tràm Chim mức độ đa dạng cao về thành phần thủy sản, năng suất tươngđối ổn định và có thể khai thác quanh năm nhất là vào mùa lũ Đất đai ở đây chủ yếu làđất phèn và ngập úng thường xuyên nên canh tác không có hiệu quả, đời sống người

Trang 33

dân chủ yếu phụ thuộc khai thác thủy sản Nghề chài lưới khá phổ biến trong ngườidân nhưng trong những năm gần đây, do sự thay đổi của khí hậu và chế độ thủy văn đãảnh hưởng đến sản lượng và chủng loại thủy sản khai thác được Do đó, phương tiệnkhai thác của người dân cũng đã có những thay đổi Các loại lưới có mắc lưới nhỏ hơncho phép và thiết bị khai thác sử dụng điện được sử dụng nhiều hơn làm nguồn lợithủy sản ngày càng suy giảm Công tác quản lí khai thác lại không đạt được hiệu quả

do không có cơ sở thích hợp để quản lí các loại ngư cụ thông thường trong khi hìnhthức xử phạtcác loại ngư cụ bị cấm lại không có tính răng đe đối với người vi phạm.Điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến thành phần loài thủy sản ở đây

Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ

Ngoài khai thác thủy sản, khai thác gỗ cũng là một hoạt động phổ biến ở trong

và xung quanh VQG Loại gỗ được khai thác là gỗ tràm để làm vật liệu xây dựng vàsản xuất một số loại sản phẩm khác như cũi, than…Ngoài những khu vực được chophép khai thác, người dân còn lén lúc khai thác diện tích rừng tràm nằm trong khu vựccấm Phương thức khai thác chủ yếu là triệt hạ hoàn toàn nên sau khi khai thác xongthì chỉ có còn lại đất trống phải mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại đồng thời lạitạo điều kiện cho các loại thực vật khác phát triển nhất là cây mai dương và các loạidây leo khác làm cho việc khôi phục ngày càng khó khăn hơn Mặt khác, việc khaithác ở đây không được kiểm soát hiệu quả, không đồng bộ, tự phát nên đã tạo ra sựsuy thoái rừng cục bộ tại nhiều địa điểm Vấn đề này không chỉ làm mất rừng mà cònlàm mất nơi cư trú của các loài chim nhưng lại làm tăng diện tích các loài gâyhại.Ngoài ra, người dân còn khai thác các loại rau (sen, súng,…), cỏ để phục vụ sảnxuất và đời sống

Cháy rừng

Việc khai thác bừa bãi của nhân dân trong Vườn dễ gây ra cháy vào mùa khô.Vào mùa khô, lớp thực bì bị khô héo và rất dày nên rất dễ bắt cháy, đây lại là thờiđiểm các hoạt động khai thác tài nguyên diễn ra rất mạnh Người dân ở lại ngay trongVQG để khai thác, các hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như nấu ăn,đốt cỏ là một trong những nguy cơ dẫn đến cháy rừng nếu như nguồn lửa được kiểmsoát không tốt Ngoài ra, khai thác mật ong dẫn đến cháy rừng nhiều nhất, người dân

sử dụng lửa, khói để xua ong ra khỏi tổ, vật liệu gây khói (đuốc) bị vứt bỏ tại chỗ Mặt

Trang 34

khác, mật ong được khai thác từ sâu trong rừng nên nếu xảy ra cháy rừng do nó gây rathì cũng rất khó phát hiện và ứng cứu kịp thời.Từ 2006 đến 2011, tại VQG Tràm Chim

đã xảy ra 71 vụ cháy, bình quân 12 vụ/năm; tổng diện tích bị cháy là 857,2 ha, trong

đó có 541,6 ha đồng cỏ và 315,6 ha rừng tràm, bình quân bị cháy 143 ha/năm; tổng sốkinh phí đã sử dụng cho công tác phòng cháy và chữa cháy là 2,965 tỉ đồng, trong đóriêng kinh phí đã sử dụng cho công tác chữa cháy là 849,680 triệu đồng, bình quânmột năm là 169,936 triệu đồng

Bảng 2.4: Số vụ cháy rừng tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2006 – 2011

PCCC (triệu đồng)

Trang 35

Chăn thả gia súc, gia cầm

Loại hình nuôi vịt chạy đồng mang lại lợi ích kinh tế cao nhưng có tác độngmạnh mẽ đến môi trường tự nhiên, nơi nào đàn vịt với số lượng hàng ngàn con đi qua

hệ thủy sinh vật gần như bị tiêu diệt hoàn toàn Nơi chăn thả đàn vịt chạy đồng chủyếu là các cánh đồng cỏ ngập nước như cỏ ống, cỏ năng, điều này làm xuất hiện đốithủ cạnh tranh với các loài chim tìm thức ăn và chỗ ở trên đồng cỏ, giảm sự phát triểncủa các hệ thực vật này Ngoài ra, người dân địa phương còn chăn thả trâu, bò, đào aonuôi cá dọc theo các ranh giới của VQG

Hoạt động du lịch

Với hệ sinh thái điển hình và thiên nhiên đa dạng, Tràm Chim có một tiềm năng

to lớn để phát triển du lịch sinh thái Trong những năm gần đây, VQG đã thu hút ngàycàng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế và vươn lên trở thành một trong nhữngđịa điểm thu hút nhiều du khách hàng đầu tại khu vực Tây Nam Bộ Tuy nhiên, do sựphát triển quá nhanh và chưa có quy hoạch tổng thể hiệu quả nên đã gây ra những tácđộng tiêu cực đến đời sống tự nhiên Hoạt động của du khách tác động đến môi trườngđất, nước, hệ động thực vật tại những khu vực du khách đến tham quan Sự di chuyển

du khách tạo nên sự giẫm đạp, bẻ cây chặt cành, hoa và các loài cây nhỏ Tiếng ồn từcác phương tiện vận chuyển và trao đổi giữa du khách và hướng dẫn viên làm các loàiđộng vật trốn sâu vào rừng hoặc đi đến nơi khác Ngoài ra, việc người dân khai tháccác loài động thực vật quý để làm các sản phẩm lưu niệm bán cho du khách làm chotình trạng săn bắt, khai thác trở nên đáng báo động hơn Bên cạnh đó, rác thải từ hoạtđộng của du khách chưa được xử lí tốt, rác bị vứt bừa bãi, đặc biệt là các loại túi nilonkhó phân hủy tác động lâu dài đến môi trường đất và nước

Sự gia tăng dân số, di dân

Sự gia tăng dân số tự nhiên hoặc di dân tạo nên một áp lực to lớn lên ĐDSH.Nhu cầu về sinh hoạt, lương thực, nơi ở và các nhu cầu thiết yếu khác Trong khi đó,diện tích đất Hệ quả tất yếu là việc mở rộng đất nông nghiệp và đất ở vào trong đấtrừng Đi kèm với việc di dân là sự xuất hiện và xâm nhập của các loài ngoại lai từ bênngoài vào các HST đã có sẵn từ trước

Trang 36

2.4 KHÁI QUÁT VỀ PHÂN KHU A1

Hình 2.2: Sơ đồ phân khu A1 của Vườn quốc gia Tràm Chim (vùng trong khung màu

đỏ)

Phân khu A1 có diện tích 4.942,8 ha nằm trên địa bàn 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp,Phú Thành B, Phú Thọ và thị trấn Tràm Chim, là phân khu lớn nhất trong 6 phân khucủa VQG Tràm Chim

Ranh giới của phân khu A1:

₋ Phía Bắc: kênh An Bình

₋ Phía Đông: đê bao số 4

₋ Phía Nam: đê bao số 1

₋ Phía Tây: kênh Phú Thành

Hệ thống kênh bên trong phân khu A1 bao gồm kênh Mười Nhẹ, kênh Phú Đức

và kênh Ba Hồng

Trang 37

Hệ thực vật của phân khu A1 khá phong phú, có sự xuất hiện của cả 6 quần xẫthực vật đặc trưng là tràm, cỏ năng, lúa trời, mồm mốc, cỏ ống và sen Hệ động vậtkhá đa dạng nhờ vào hệ thực vật phát triển, phân khu A1 được xác định là nơi sinh sảncủa nhiều loài cá, lưỡng cư – bò sát và tìm kiếm thức ăn chính của nhiều loài chimtrong đó có sếu đầu đỏ Phân khu A1 là nơi thực hiện các hoạt động các hoạt động bảotồn như tái tạo sinh cảnh, thả bổ sung nguồn cá giống về thiên nhiên.

Hiện nay, phân khu A1 đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, sựxâm lấn của các loài ngoại lai và các hoạt động của cộng đồng địa phương Thông quatrao đổi ý kiến và được sự đồng ý của BQL VQG, chúng tôi quyết định chọn phân khuA1 làm địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng của các mối đe dọa đối với ĐDSH

Trang 38

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Khảo sát hiện trạng quản lí và bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim

- Xác định các mối đe dọa và ảnh hưởng đối với một số quần xã tiêu biểu tạiVQG Tràm Chim

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của các mối đe dọa và nângcao hiệu quả quản lí và bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này nhằm tìm kiếm, thu thập các thông tin cần thiết giúp hoànthiện cơ sở lí luận cho đề tài

- Tổng hợp thông tin cần thiết để hoàn thiện phần tổng quan của đề tài

- Thông tin từ sách, báo, internet và các tài liệu do VQG cung cấp (điều kiện tựnhiên, kinh tế – xã hội, các hình ảnh, bản đồ khu vực, báo cáo công tác quản lí

và các hoạt động khác của VQG…), tài liệu thống kê tình hình dân sinh tại thịtrấn Tràm Chim

- Tài liệu xác định mục tiêu, quan điểm của công tác bảo tồn và các chính sáchcủa VQG đối với cộng đồng địa phương

3.2.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Mục đích của phương pháp này nhằm kiểm tra, bổ sung, chỉnh lí những thôngtin đã có về đối tượng nghiên cứu trước khi sử dụng chúng trong đề tài

Thời gian thực hiện từ tháng 8/2014 – 9/2014

Trang 39

Trong thời gian này, tiến hành đi thực tế tại VQG Tràm Chim và các xã vùngđệm nhằm:

- Khảo sát hiện trạng ĐDSH của VQG Tràm Chim

- Khảo sát sự tồn tại của các mối đe dọa ĐDSH

- Khảo sát cộng đồng địa phương

Chú ý thu thập hình ảnh thực tế

3.2.1.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Phỏng vấn trực tiếp

Đối tượng phỏng vấn: Ban quản lí và nhân viên của VQG

Thực hiện: tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi mở và ghi nhận câu trảlời, chú trọng một số nội dung sau:

(1) hiện trạng ĐDSH tại Vườn;

(2) các hoạt động khai thác tài nguyên của cộng đồng;

(3) tác động của các hoạt động khai thác tài nguyên;

(4) công tác quản lí khai thác;

(5) chính sách của VQG đối với cộng đồng địa phương;

(6) tình hình nghiên cứu bảo tồn

Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi

Đây là phương pháp chính để thu thập thông tin, số liệu cần thiết để giúp chokết quả thu được có tính khách quan cao hơn bằng một bảng câu hỏi cụ thể được xâydựng sẵn để người được phỏng vấn trả lời

Trang 40

cho toàn bộ bảng câu hỏi và từng câu hỏi có tính đặc thù riêng biệt Chú ýkhông được tự ý bổ sung hoặc loại bỏ câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.

- Bước 3: Tiến hành điều tra: thời gian thực hiện từ tháng 8/2014 – 9/2014 Sốphiếu được phát là 130 phiếu do tồn tại những khó khăn về tài chính và thờigian

Cách thu thập và nội dung phỏng vấn chủ yếu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1: Đối tượng và thông tin cần thu thập từ phát phiếu điều tra phỏng vấn

- Nhận thức của người dân vềbảo tồn ĐDSH

- Ý kiến của người dân về mốiquan hệ khai thác và bảo tồn tàinguyên của VQG

Chọn ngẫu nhiên người dânsinh sống ở vùng đệm xungquanh phân khu A1 củaVQG để phỏng vấn Sốphiếu điều tra là 130

Ngày đăng: 11/12/2015, 20:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w