Do đó, để thu hút người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn thì việc nhận biết được các yếu tố tác động đến ý định mua trực tuyến của khách hàng là rất cần thiết đối với các doanh ngh
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mua
sắm trực tuyến hay mua sắm qua mạng đã trở thành một phương thức mua sắm phổ
biến và ngày càng phát triển trên thế giới Tỉ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến
và doanh thu từ hoạt động này không ngừng gia tăng theo thời gian Doanh thu từ
hoạt động bán lẻ B2C năm 2014 trên toàn cầu đã đạt mức 1,5 nghìn tỉ USD, tăng
gần 30% so với năm 2012 và dự báo doanh thu từ bán lẻ trực tuyến (chỉ tính riêng
hình thức B2C) sẽ tăng trung bình trên 15% mỗi năm, đạt ngưỡng hai nghìn tỉ USD
vào năm 2016
Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỉ lệ người sử dụng internet của Việt Nam tham gia
mua sắm trực tuyến vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới Do
đó, để thu hút người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn thì việc nhận biết
được các yếu tố tác động đến ý định mua trực tuyến của khách hàng là rất cần thiết
đối với các doanh nghiệp và cá nhân bán lẻ trực tuyến Bởi vì, ý định mua sắm là
một trong hai yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hành vi mua sắm của
người tiêu dùng
Trên góc độ lý luận, nghiên cứu về ý định mua của người tiêu dùng trong
mua sắm trực tuyến đã được các tác giả tiếp cận theo rất nhiều quan điểm khác nhau
nhưng có hai quan điểm được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất là: tiếp cận từ góc
độ khách hàng và tiếp cận từ góc độ công nghệ Quan điểm tiếp cận từ góc độ khách
hàng tập trung vào việc nghiên cứu niềm tin của người tiêu dùng trong mua sắm
trực tuyến, trong khi đó quan điểm tiếp cận từ góc độ công nghệ lại đi nghiên cứu
các ảnh hưởng của thiết kế trang web và khả năng sử dụng đến ý định, hành vi của
người tiêu dùng Hầu hết các nghiên cứu về mua sắm trực tuyến trước đây đều tập
trung vào nghiên cứu đối với một sản phẩm cụ thể như sách, quần áo, hàng tạp hóa,
dịch vụ tài chính, thực phẩm,… Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu vẫn chưa
có sự thống nhất Một trong những nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa kết quả
của các nghiên cứu trước đây là do sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia Do
đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng, mua sắm trực tuyến vẫn cần phải nghiên cứu
kỹ hơn trong bối cảnh cụ thể ở các quốc gia khác nhau Chính vì vậy, nghiên cứu ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam không những có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn đóng góp về mặt
lý luận nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn nữa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho luận án tiến sĩ của mình
2 Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận giải về cơ sở lý luận của mua sắm trực tuyến và ý định mua
Xây dựng, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu về mối quan
hệ giữa các yếu tố đến ý định mua trực tuyến của khách hàng
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp các nhà bán lẻ trực tuyến và các nhà hoạch định chính sách về TMĐT có các biện pháp nhằm tăng cường ý định mua trực tuyến của khách hàng qua đó thúc đẩy khách hàng tham gia mua sắm trực tuyến nhiều hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
trực tuyến của khách hàng
Khách thể nghiên cứu: là những khách hàng sử dụng Internet
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Không gian nghiên cứu: là những khách hàng sử dụng Internet ở Việt Nam
- Về mặt nội dung: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến và phân tích mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng cá nhân dựa trên mô hình DTPB
4 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành sáu phần chính sau:
Trang 2Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về mua sắm trực tuyến
Chương 2: Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MUA SẮM TRỰC TUYẾN 1.1 Cơ sở lý luận về mua sắm trực tuyến và ý định mua sắm trực tuyến
1.1.1 Ý định mua sắm trực tuyến
Ý định mua sắm trực tuyến là khả năng chắc chắn của người tiêu dùng sẽ thực hiện việc mua sắm qua Internet
1.1.2 Mua sắm trực tuyến
1.1.2.1 Khái niệm mua sắm trực tuyến Mua sắm trực tuyến là quá trình người tiêu dùng mua sắm hàng hóa hoặc dịch
vụ thông qua mạng Internet
Quá trình mua sắm này được khách hàng thực hiện với các cửa hàng ảo/gian hàng trực tuyến trên các website Trong suốt quá trình mua sắm này, người mua và người bán/nhân viên bán hàng không tiếp xúc trực tiếp với nhau, mọi giao dịch được thực hiện thông qua trang web
1.1.2.2 So sánh mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống
Điểm giống nhau: Quá trình mua sắm này cũng bao gồm năm bước như trong
mua sắm truyền thống, bao gồm: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin về sản phẩm, đánh giá các phương án thay thế, quyết định mua và đánh giá sau khi mua
Điểm khác nhau:
- Điều kiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện mua sắm Trong mua sắm truyền thống, khách hàng chỉ cần có khả năng di chuyển đến điểm bán hàng là có thể thực hiện được hoạt động mua sắm Ngược lại, trong mua sắm trực tuyến, khách hàng vẫn có thể thực hiện được các hoạt động trao đổi dù không có khả năng di chuyển đến các điểm bán hàng Tuy nhiên, để thực hiện được các hoạt động trao đổi, khách hàng nhất thiết phải có máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối Internet Ngoài
ra, đối với các nhà bán lẻ trực tuyến không chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền mặt (thanh toán khi nhận hàng - COD), để thực hiện được giao dịch, khách hàng bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng
- Cách thức người mua tiếp cận với người bán Trong mua sắm truyền thống, khi muốn xem xét hay mua một sản phẩm nào đó, khách hàng phải đến nơi bán để xem và thực hiện hành vi mua Ngược lại, với mua sắm trực tuyến, khách hàng có
Trang 3thể thực hiện giao dịch mà không cần thiết phải đến nơi bán Khách hàng có thể
thực hiện giao dịch ở bất cứ nơi đâu thông qua máy tính hoặc các thiết bị cầm tay có
kết nối Internet
- Sự tiếp xúc giữa người mua và người bán/nhân viên bán hàng Trong mua
sắm truyền thống, người mua và người bán/nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp
với nhau, mặt đối mặt Ngược lại, trong mua sắm trực tuyến, người mua và người
bán/nhân viên bán hàng không tiếp xúc trực tiếp với nhau, mọi giao dịch của họ
được thực hiện gián tiếp thông qua một trang web
- Cách thức đánh giá sản phẩm trước khi mua Trong mua sắm truyền thống,
khách hàng tiếp xúc trực tiếp với những sản phẩm mà họ định mua Nhờ vậy, khách
hàng có thể đánh giá, cảm nhận những sản phẩm này bằng tất cả các giác quan
Ngược lại, trong mua sắm trực tuyến, sản phẩm được trưng bày trên các website và
được mô tả bằng văn bản, hình ảnh hoặc video Vì vậy, khách hàng không thể đánh
giá được sản phẩm bằng các giác quan theo cách thông thường
- Khả năng truy cập số điểm bán hàng tại một thời điểm Trong mua sắm
truyền thống, tại một thời điểm cụ thể, khách hàng chỉ có thể xuất hiện ở duy nhất
một điểm bán hàng Ngược lại, khách hàng có thể truy cập nhiều gian hàng khác
nhau với mua sắm trực tuyến
1.2 Tổng quan nghiên cứu
1.2.1 Hành vi người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến
Hầu hết các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trong mua sắm trực
tuyến đều dựa trên lý thuyết chính là TRA, TAM và TPB, bên cạnh đó các tác
giả đã kết hợp lồng ghép một số lý thuyết khác vào các lý thuyết này trong
nghiên cứu của mình
1.2.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Lý thuyết hành động hợp lý được đề xuất bởi Fishbein và Ajzen (1975), đây
được xem là một trong những lý thuyết tiên phong, nền tảng quan trọng nhất trong
nghiên cứu tâm lý xã hội học nói chung và hành vi người tiêu dùng nói riêng Theo
lý thuyết này, ý định hành vi là yếu tố quyết định hành vi của khách hàng Do đó,
thay vì tập trung nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, TRA lại tập trung nghiên cứu
ý định hành vi Theo TRA, ý định hành vi chịu sự tác động của hai yếu tố là thái độ của cá nhân và chuẩn mực chủ quan - nhận thức của cá nhân về áp lực của các chuẩn mực của xã hội đến hành vi của họ
1.2.1.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được coi là một sự thích nghi của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) Được đề xuất lần đầu bởi Davis (1985), TAM tìm cách giải thích sự chấp nhận sử dụng công nghệ thông tin của người sử dụng Mục đích chính của mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) là cung cấp một cơ sở cho việc khảo sát tác động của các yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong Theo TAM, giữa ý định và hành vi của người sử dụng có mối quan hệ nhân quả với nhau 1.2.1.3 Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB)
Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) được Ajzen (1985) phát triển dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA) TPB được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình TRA Tương tự TRA, TPB tập trung nghiên cứu ý định của khách hàng thay vì nghiên cứu hành vi thực sự của họ
1.2.1.4 Lý thuyết phân rã hành vi có hoạch định (DTPB) DTPB được Taylor và Todd (1995) phát triển dựa trên TPB của Ajzen (1985) bằng cách phân tách ba nhân tố: thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi trong TPB thành các biến số cụ thể hơn
1.2.1.5 So sánh TAM, TPB và DTPB Các nghiên cứu thực nghiệm so sánh TAM, TPB và DTPB đã chứng minh rằng ba mô hình này đều phù hợp để giải thích hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Tuy nhiên, DTPB tốt hơn TAM và TPB trong việc dự báo ý định của khách hàng Do đó, tác giả lựa chọn sử dụng DTPB làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án
1.2.2 Phát triển mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây về ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cho thấy rằng TAM và TPB là những mô hình tốt và đáng tin cậy trong việc nghiên cứu ý định mua trực tuyến của họ Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng bên cạnh các nhân tố có trong các mô hình này còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến đến ý
Trang 4định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Dựa trên kết quả nghiên cứu định
tính, tác giả đã mở rộng DTPB bằng cách bổ sung 3 biến: niềm tin; cảm nhận rủi ro;
và đặc điểm người tiêu dùng vào mô hình
Lý do tác giả bổ sung các biến này vào mô tình TPB là:
- Ảnh hưởng của đặc điểm người tiêu dùng đến ý định mua sắm trực tuyến
của họ vẫn chưa rõ ràng trong các nghiên cứu trước đây Một số nghiên cứu chứng
minh rằng, ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng không phụ thuộc vào độ tuổi,
giới tính và thu nhập Trong khi đó, một số nghiên cứu lại cho thấy đặc điểm khách
hàng có ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến của họ Tuy nhiên, kết quả của các
nghiên cứu này vẫn tồn tại những sự khác biệt nhất định
- Niềm tin đã được ghi nhận là một trong những lý do chính ngăn cản người
tiêu dùng mua sắm trực tuyến Nếu niềm tin không được xây dựng thì giao dịch trực
tuyến sẽ không thể xảy ra Do đó, niềm tin của khách hàng đối với những người bán
hàng trực tuyến là cơ sở để hoạt động mua sắm trực tuyến diễn ra Niềm tin là yếu
tố trung tâm trong các mối quan hệ trao đổi và là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến
hành vi người tiêu dùng trong cả mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống
- Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, niềm tin đóng vai trò đặc biệt quan
trọng do trong môi trường trực tuyến cảm nhận của người tiêu dùng về các rủi ro
trong các giao dịch cao hơn vì người mua không tiếp xúc trực tiếp với người bán
cũng như sản phẩm mà họ định mua Ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro đến niềm tin
của người tiêu dùng đã được nhiều nghiên cứu thực hiện Tuy nhiên, ảnh hưởng
giữa các nhân tố này vẫn chưa rõ ràng trong các nghiên cứu trước đây Một số
nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa rủi ro cảm nhận và sự tin tưởng Trong
khi đó, một số nghiên cứu lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro cảm
nhận và sự tin tưởng
CHƯƠNG 2: GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Mô hình lý thuyết
Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến Trong nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến dựa trên mô hình DTPB
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: tác giả đề xuất
Thái độ
Chuẩn mực chủ quan
Cảm nhận về tính
dễ sử dụng
Ý định
Nhận thức kiểm soát hành vi
Cảm nhận về tính hữu ích
Sự phù hợp
Ảnh hưởng của
cá nhân
Ảnh hưởng của phương tiện thông tin đại chúng Khả năng tự sử dụng
Điều kiện áp dụng
Rủi ro Niềm tin
Biến kiểm soát
Danh tiếng
Quy mô
H15a,b,c,d
H4a
H1
H2a H2b
H3a H3b
H4b
H5a H5b
H5c
H6
H7
H8
H9
H10
H11
H12
H13 H14
H2c
Trang 52.2 Định nghĩa các biến trong mô hình
Ý định mua trực tuyến: Là khả năng chắc chắn của người tiêu dùng sẽ thực
hiện việc mua sắm qua Internet
Thái độ: Là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện
một hành vi
Chuẩn mực chủ quan: Là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đến
việc thực hiện một hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi: Tự đánh giá của một cá nhân về khả năng của
mình để thực hiện một hành vi
Niềm tin: Là sự kỳ vọng rằng các cá nhân hay các công ty mà ta tương tác sẽ
hành xử một cách có đạo đức, đáng tin cậy, phù hợp với các chuẩn mực xã hội và sẽ
thực hiện các cam kết của họ
Cảm nhận về danh tiếng: Là mức độ mà người mua tin rằng người bán sẽ
trung thực và quan tâm đến khách hàng của mình
Cảm nhận về quy mô: Là số lượng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp có thể
đáp ứng
Cảm nhận về tính hữu ích: Là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng
một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất đối với công việc của mình
Cảm nhận về tính dễ sử dụng: Là mức độ một người tin rằng việc sử dụng
một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực
Sự phù hợp/tương thích: Là mức độ phù hợp của đổi mới với các giá trị hiện
tại, kinh nghiệm trước đây và nhu cầu hiện tại của người sử dụng tiềm năng
Cảm nhận rủi ro: Là cảm nhận của khách hàng về khả năng được và mất
trong các giao dịch với cửa hàng/nhà phân phối
Ảnh hưởng giữa các cá nhân: Là ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và những người có kinh nghiệm đến người sử dụng tiềm năng
Ảnh hưởng từ bên ngoài: Là ảnh hưởng từ các phương tiện thông tin đại
chúng, ý kiến của các chuyên gia và những ý kiến khác (không phải của cá nhân)
đến hành vi của cá nhân
Khả năng tự sử dụng: Là nhận thức của một cá nhân về khả năng của mình
trong việc thực hiện một hành vi
Điều kiện áp dụng: Phản ánh sự sẵn có của các nguồn lực cần thiết để thực
hiện hành vi như: thời gian, tiền bạc hay một số nguồn lực đặc biệt khác
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu
Trọng tâm của luận án này là nghiên cứu định lượng với mục đích kiểm định
mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Tuy nhiên, trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính để lựa chọn và phát triển mô hình nghiên cứu cũng như việc xây dựng các thang đo Quy trình nghiên cứu cụ thể của luận án được thể hiện qua hình 3.1
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ
- Nghiên cứu định tính: để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến, trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận án Bên cạnh đó, mục đích của nghiên cứu định tính này nhằm hiệu chỉnh và phát triển các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước đây Tác giả đã thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu với
Câu hỏi quản lý Câu hỏi nghiên cứu
1 Vấn đề nghiên cứu
2 Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu
tổng quan
3 Nghiên cứu sơ bộ
- Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu định lượng thử nghiệm
4 Nghiên cứu định lượng chính thức
5 Kết quả và kiến nghị
Khuôn khổ khái niệm
Mô hình nghiên cứu Kiểm tra và hiệu chỉnh thang đo
Đánh giá độ tin cậy của thang đo Kiểm định các giả thuyết
Trang 6những khách hàng có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến tại các thành phố lớn của
Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014
- Nghiên cứu định lượng sơ bộ: được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp
thông qua phiếu điều tra chi tiết với mẫu nghiên cứu nhỏ được lấy theo cách thuận
tiện (30 khách hàng) Mục đích của việc này là để chuẩn hóa các thuật ngữ và chỉnh
sửa các câu hỏi trong phiếu điều tra đảm bảo người được hỏi không hiểu sai ý nghĩa
của các câu hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức
Bước 2: Nghiên cứu chính thức
Nội dung của nghiên cứu định lượng chính thức này được trình bày chi tiết
trong mục 3.2
3.2 Nghiên cứu định lượng
Sau khi có kết quả nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu định lượng chính thức được
thực hiện Mục tiêu nghiên cứu định lượng của luận án là kiểm định các giả thuyết
trong mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố tới ý định mua trực tuyến
của khách hàng Ngoài ra nghiên cứu định lượng cũng xác định mức độ tác động
của các yếu tố đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng Do đó, việc điều tra
với kích thước mẫu lớn sẽ giúp các kết quả nghiên cứu của luận án có độ tin cậy cao
hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của luận án
Bảng hỏi trong nghiên cứu này được hình thành dựa trên cơ sở kế thừa thang
đo từ các nghiên cứu trước đây
Đối tượng điều tra là những khách hàng sử dụng Internet và có kinh nghiệm
truy cập vào các trang web bán hàng trực tuyến
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện theo 2 cách:
Cách 1: bảng hỏi được thiết kế trên công cụ của google (google docs) và
được gửi tới đối tượng điều tra thông qua các công cụ trực tuyến như thư điện tử,
mạng xã hội (diễn đàn, facebook,…) Với phương pháp này, tác giả đã thu được 137
phiếu trả lời Tất cả các phiếu trả lời này đều được đưa vào xử lý dữ liệu do công cụ
này cho phép tác giả cài đặt các chế độ mà người được hỏi không thể gửi được
phiếu trả lời khi thiếu thông tin
Cách 2: bảng hỏi được phát trực tiếp cho các đối tượng điều tra Tác giả đã
phát ra 600 bảng hỏi và thu về 445 bảng, đạt tỉ lệ khoảng 74% Tuy nhiên, trong số
445 bảng hỏi này có 159 bảng bị loại do không đúng đối tượng điều tra hoặc thiếu những thông tin cần thiết hoặc các phiếu mà đối tượng trả lời không hợp tác (có cùng câu trả lời cho các câu hỏi ngược nhau – những câu hỏi này tác giả lồng vào để kiểm tra độ tin cậy của các thông tin) Sau khi loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu, có 286 bảng hỏi thu thập theo phương pháp trực tiếp được đưa vào xử lý Cuối cùng, tổng số 423 bảng hỏi (137 bảng hỏi thu qua Internet và 286 bảng hỏi thu trực tiếp) được đưa vào xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập và loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu, tác giả tiến hành
mã hóa và nhập số liệu, sau đó số liệu được tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS (phiên bản 16) Số liệu của nghiên cứu được phân tích thông qua các bước sau: phân tích nhân tố khám phá, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và cuối cùng là phân tích ANOVA
Trang 7CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả mẫu
Kết quả thu thập được 582 bảng hỏi, trong đó 445 bảng hỏi thu thập bằng
cách trực tiếp và 137 bảng hỏi thu thập qua mạng Internet Sau khi loại bỏ các bảng
hỏi không đạt yêu cầu 423 bảng hỏi trả lời hợp lệ đưa vào xử lý dữ liệu Mẫu nghiên
cứu có đặc điểm sau:
Về nghề nghiệp: sinh viên chiếm khoảng 53%, nhân viên văn phòng 19%, nội
trợ 1%, nhà quản lý 4%, nhân viên bán hàng 2%, kỹ sư 7%, giáo viên 7%, còn lại là
các đối tượng khác
Về độ tuổi: từ 18 đến 25 (67%), từ 26 đến 30 (13%), từ 31 đến 35 (11%), từ
36 trở (9%)
Về giới tính: 40% đối tượng trả lời là nam và 60% đối tượng trả lời là nữ
Về thu nhập: dưới 5 triệu (62,6%), từ 5 đến 10 triệu (25,3%), từ 10 đến 15
triệu (7,3%) và trên 15 triệu (4,7%)
Về trình độ học vấn: tốt nghiệp cấp 3 (42,3%), tốt nghiệp cao đẳng và trung
học chuyên nghiệp (13,5%), tốt nghiệp đại học (32,4%) và nhóm có trình độ sau đại
học (11,1%)
4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần đầu cho thấy 50 biến quan sát được
hội tụ vào 10 nhân tố Tuy nhiên, có 2 biến quan sát (TR5, TR6) hội tụ vào 2 nhân
tố với hệ số tải nhân tố không chênh lệch nhiều Do đó, tác giả không xác định được
2 biến quan sát đó giải thích cho nhân tố nào Vì vậy, 2 biến quan sát đó bị loại khỏi
mô hình Sau khi loại bỏ TR5 và TR6, tác giả tiến hành phân tích nhân tố lần 2, 48
biến quan sát hội tụ vào 10 nhân tố
Tuy nhiên, có một số quan sát lại không hội tụ theo cơ sở lý thuyết đã được
các tác giả đề xuất:
- Các thang đo của biến “danh tiếng” hội tụ cùng với 2 thang đo của biến
“quy mô” vào cùng một nhân tố
- Các thang đo của biến “ảnh hưởng của cá nhân”, “ảnh hưởng của phương
tiện thông tin đại chúng” và “chuẩn mực chủ quan” hội tụ vào một nhân tố
- Các thang đo của 3 biến “khả năng tự sử dụng”, “điều kiện mua sắm trực
tuyến” và “nhận thức kiểm soát hành vi” hội tụ vào một nhân tố
Dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá, tác giả đã phân nhóm và đặt tên
lại nhân tố
4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo
Sau khi phân tích nhân tố và nhóm các nhân tố tác giả tiến hành kiểm định thang đo cho 10 nhân tố bằng kiểm định Cronbach’s Alpha Kết quả phân tích Cronbach's Alpha cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Như vậy, tất cả các thang đo sử dụng của luận án có đủ độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo
4.4 Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các bước phân tích nhân tố và phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh gồm 10 nhân tố được khái quát như sau:
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Nguồn: tác giả đề xuất
Thái độ
Nhóm tham khảo
Cảm nhận về tính
Nhận thức kiểm soát hành vi
Cảm nhận về tính hữu ích
Sự phù hợp
Rủi ro Niềm tin
Biến kiểm soát
Danh tiếng
H10a,b,c,d
H4a
H1
H2a H2b
H3a H3b
H2c
H5a H5b
H5c
H6 H7 H8 H9
H4b
Trang 8Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Thái độ của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến có ảnh hưởng
tích cực đến ý định mua trực tuyến của họ
H2a: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua trực tuyến của
người tiêu dùng
H2b: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu
dùng đối với mua sắm trực tuyến
H2c: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của người tiêu
dùng
H3a: Nhận thức kiểm soát hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực
đến ý định mua trực tuyến của họ
H3b: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực thái độ của họ đối
với mua sắm trực tuyến
H4a: Niềm tin của người tiêu dùng vào một trang web bán hàng trực tuyến
ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến của họ
H4b: Niềm tin của người tiêu dùng vào một trang web bán hàng trực tuyến
ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với mua sắm trực tuyến
H5a: Nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định mua trực tuyến
H5b: Nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến thái độ của người tiêu dùng
đối với mua sắm trực tuyến
H5c: Nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng
trong mua sắm trực tuyến
H6: Cảm nhận về tính hữu ích ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với mua
sắm trực tuyến
H7: Cảm nhận về tính dễ sử dụng ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với mua
sắm trực tuyến
H8: Sự phù hợp giữa mua sắm trực tuyến và phong cách sống của người tiêu
dùng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của họ đối với mua sắm trực tuyến
H9: Cảm nhận về danh tiếng của người bán/doanh nghiệp có tác động tích
cực đến niềm tin của khách hàng
H10a: Khách hàng nam giới có ý định mua sắm trực tuyến cao hơn khách hàng nữ giới
H10b: Độ tuổi và ý định mua sắm trực tuyến có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau H10c: Trình độ học vấn và ý định mua sắm trực tuyến có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau
H10d: Thu nhập và ý định mua sắm trực tuyến có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau
4.5 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố Hệ số Pearson được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa các biến định lượng Kết quả phân tích tương quan cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và trung gian đều có ý nghĩa thống kê
4.5.1 Kết quả kiểm định nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến
Bảng 4.1 trình bày kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
Bảng 4.1 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
Trình độ học vấn -.195 -.168 005 -.121 -.105 017
Trang 9Nguồn: tác giả điều tra và phân tích
Khi toàn bộ các biến được đưa vào, mức độ giải thích của mô hình tăng từ
8,7% lên 50,7% (R2 điều chỉnh = 0.507, F = 49.202, p = 000 < 0.05) Nhóm tham
khảo không có ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng (p =
0.578 > 0.05), vì vậy, giả thuyết H2a bị bác bỏ Các nhân tố niềm tin, thái độ và
nhận thức kiểm soát hành vi có mối quan hệ tỉ lệ thuận với ý định mua (Beta > 0, p
< 0.05) do đó, các giả thuyết H1, H3a và H4a được chấp nhận Trong khi đó, nhận
thức rủi ro có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với ý định mua sắm trực tuyến (Beta =
-0.257, p = 0.000 < 0.05) Do đó, giả thuyết H5a được chấp nhận
4.5.2 Kết quả kiểm định nhân tố tác động đến niềm tin trong mua sắm trực tuyến
Bảng 4.2 trình bày kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của
người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến
Bảng 4.2 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
Trình độ học vấn -.061 -.057 355 -.065 -.061 226
Nguồn: tác giả điều tra và phân tích
Khi các biến độc lập được đưa vào, mô hình có ý nghĩa thống kê (R2 điều
chỉnh = 0.339; F = 31.975, p = 000 < 0.05) Khi các biến độc lập được đưa vào mô
hình, mức độ giải thích của mô hình tăng từ 1.9% lên 33.9% và độ tuổi vẫn ảnh
hưởng đến niềm tin của khách hàng (Beta = 0.119, p = 0.029 < 0.05) Các biến độc
lập danh tiếng, nhận thức rủi ro và nhóm tham khảo đều có ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng Trong đó, danh tiếng và nhóm tham khảo có ảnh hưởng thuận chiều với niềm tin Ngược lại, cảm nhận rủi ro có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với niềm tin của khách hàng Như vậy các giả thuyết H9, H5c và H2c được chấp nhận
4.5.3 Kết quả kiểm định nhân tố tác động đến thái độ của khách hàng đối với mua sắm trực tuyến
Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến
Bảng 4.3 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
Giới tính -.227 -.103 037 -.103 -.046 199
Trình độ học vấn -.055 -.058 342 -.039 -.041 362 Thu nhập -.029 -.028 654 -.066 -.062 166
Nguồn: tác giả điều tra và phân tích
Khi các biến độc lập được đưa vào, mô hình có ý nghĩa thống kê (R2 điều chỉnh = 0.487; F = 37.488, p = 000 < 0.05) Khi các biến độc lập được đưa vào mô hình, mức độ giải thích của mô hình tăng từ 2.4% lên 48.7% Cảm nhận về tính dễ
sử dụng không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với thái độ của khách hàng đối với mua sắm trực tuyến (p = 0.200 > 0.05) vì vậy, giả thuyết H7 bị bác bỏ Tất cả
Trang 10các biến còn lại đều có ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với mua sắm
trực tuyến với mức ý nghĩa 5% Trong đó, các biến niềm tin, hữu ích, sự phù hợp,
nhóm tham khảo và nhận thức kiểm soát hành vi có mối quan hệ thuận chiều với
thái độ (Beta > 0, p < 0.05) Ngược lại, cảm nhận rủi ro có mối quan hệ ngược chiều
với thái độ (Beta = - 0.083, p = 0.022 < 0.05) Do đó, các giả thuyết H2b, H3b, H4b,
H5b, H6 và H8 được chấp nhận
4.5.4 Kết quả phân tích ANOVA
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy:
Không có sự khác biệt về ý định mua trực tuyến giữa khách hàng nam và nữ
Vì vậy, giả thuyết H10a bị bác bỏ
Khách hàng từ 30 tuổi trở xuống thấp hơn ý định mua trực tuyến của nhóm
khách hàng trên 30 tuổi Giả thuyết H10b bị bác bỏ
Không có sự khác biệt về ý định mua giữa các nhóm khách hàng có trình độ
khác nhau Vì vậy, giả thuyết H10c bị bác bỏ
Ý định mua trực tuyến có mối quan hệ tỉ lệ thuận với thu nhập của khách
hàng Vì vậy, giả thuyết H10d được chấp nhận
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu
5.1.1 Đối với các nhà bán lẻ trực tuyến
Thứ nhất, các nhà bán lẻ phải tìm cách giảm thiểu nhận thức rủi ro cho khách hàng
Thứ hai, xây dựng niềm tin đối với khách hàng
Thứ ba, thiết kế trang web với giao diện thân thiện với người sử dụng sao cho việc tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, …dễ thực hiện nhất
5.1.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, để giảm thiểu nhận thức rủi ro về tài chính của khách hàng trong mua sắm trực tuyến Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật, đặc biệt là
cơ sở hạ tầng mạng Internet và công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu phát triển TMĐT trong thời gian sắp tới
Thứ ba, Nhà nước cần đưa việc đào tạo các kỹ năng cần thiết khi mua sắm trực tuyến vào trong các chương trình đào tạo ở bậc phổ thông – bậc học mà hầu hết mọi người đều trải qua
Thứ tư, Nhà nước cần đẩy mạnh giáo dục nhận thức đối với người tiêu dùng
về các lợi ích của mua sắm trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng,
5.2 Đóng góp của luận án
Luận án xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Các yếu tố đó bao gồm: thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, niềm tin và nhận thức rủi ro Đồng thời, luận án còn xác định được cường độ và chiều hướng tác động của các yếu tố này đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng
Mặt khác, luận án đã mở rộng mô hình DTPB bằng cách bổ sung biến niềm tin và nhận thức rủi ro vào mô hình DTPB để nghiên cứu ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng
Hơn nữa, luận án tìm được mối quan hệ mới trong bối cảnh mua sắm trực tuyến giữa nhóm tham khảo với niềm tin của người tiêu dùng
Bên cạnh đó, luận án còn phát triển thang đo cho các biến niềm tin và nhận thức về tính hữu ích của khách hàng đối với mua sắm trực tuyến cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam