Điều này chứng tỏ nguồn lợi thuỷ sản trong khu vực tỉnh Sóc Trăng đang suy giảm, một số bãi nghêu, sò huyết, bãi đẻ của các loài cá không còn được an toàn, dẫn đến số lượng của một số lo
Trang 1Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
Trang 2Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
Trang 3Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LỜI CẢM TẠ
Em chân thành biết ơn thầy Lê Xuân Sinh và anh Đỗ Minh Chung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt quá trình làm luận văn này Em xin cám ơn quý thấy cô của Khoa Thủy Sản đã giúp đỡ chỉ dạy và truyền đạt cho
em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong những tháng ngày học tại trường Đại Học Cần Thơ
Cám ơn tập thể lớp Khai Thác Thủy Sản khóa 29 đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ
Cuối cùng xin chân thành cám ơn Sở Thủy Sản hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, Chi cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản - tỉnh Sóc Trăng, Phòng Kinh tế -
Ủy Ban Nhân Dân huyện Đông Hải - tỉnh Bạc Liêu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Lê Văn Út
Trang 4Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Số nhân khẩu trung bình trong gia đình các hộ khai thác làm nghề lưới kéo khá cao 7,1 người/hộ, với khoảng 2,8 người tham gia KTTS Người tham gia khai thác thường có độ tuổi từ 20 – 39 tuổi, nam giới là lao động chủ yếu (93,3% tàu < 45CV và 100% tàu > 45CV) Trình độ văn hóa của các thuyền trưởng đa
số là ở trình độ văn hóa cấp 1 và cấp 2, vẫn có trường hợp còn mù chữ Những
hộ tham gia khai thác nhìn chung dựa nhiều vào kinh nghiệm Phương tiện đánh bắt chủ yếu để phục vụ cho khai thác thủy sản là thuyền gỗ đã qua sử dụng, máy khai thác có công suất nhỏ, đã qua sử dụng, ít sử dụng máy phụ Mùa vụ khai thác thường từ tháng 1 đến tháng 10 Âm Lịch, tổng thời gian đánh bắt không vượt quá 300 ngày/năm Có sự thay đổi lớn về sản lượng qua các năm (sản lượng khai thác nghề lưới kéo còn 70% so với 5 năm trước và 50% so với 10 năm trước) Tuy nhiên, kích cỡ bình quân của sản phẩm khai thác không có sự thay đổi đáng kể
Ngư dân ngày càng sử dụng ngư cụ tinh vi hơn (kích thước mắt lưới 2a ở phần đụt rất nhỏ: từ 15mm – 25mm ở tàu < 45CV và từ 22mm – 40mm ở tàu > 45CV), thời gian họ bỏ ra để đánh bắt nhiều hơn nhưng sản lượng đánh bắt được thì ngày càng ít hơn Ngư dân chưa quan tâm đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương, ý thức chấp hành luật, chính sách còn kém
Tóm lại nghề lưới kéo ở Sóc Trăng và Bạc Liêu đang đứng trước những khó khăn về sản lượng và nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ Cho nên để phát triển nghề lưới kéo ổn định trong tương lai cần hỗ trợ cho ngư dân vay vốn để đầu tư khai thác xa bờ hoặc kết hợp với tập huấn và tạo điều kiện chuyển đổi nghề cho những hộ khai thác gần bờ, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định BVNLTS
Trang 5Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……… xiii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Thời gian thực hiện 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tình hình KTTS trên thế giới 4
2.2 Tình hình KTTS của Việt Nam 5
2.2.1 Giới thiệu chung 5
2.2.2 Sự phát triển của ngành kinh tế biển 5
2.2.3 Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản 6
2.2.4 Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản 6
2.2.4.1 Số lượng tàu thuyền 6
2.2.4.2 Cơ cấu tàu thuyền 7
a/ Cỡ tàu khai thác 7
b/ Cơ cấu nghề đánh bắt 7
2.2.5 Tình hình KTTS ở ĐBSCL 8
2.3 Giới thiệu về hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu 9
2.3.1 Tỉnh Sóc Trăng 9
2.3.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Sóc Trăng 9
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng 9
2.3.1.3 Nguồn lợi thuỷ hải sản 10
2.3.1.4 Tình hình phát triển ngành KTTS ở Sóc Trăng 11
2.3.2 Tỉnh Bạc Liêu 14
2.3.2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bạc Liêu 14
2.3.2.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu 14
2.3.2.3 Nguồn lợi thuỷ hải sản 16
2.3.2.4 Tình hình phát triển ngành KTTS ở Bạc Liêu 16
2.4 Ngư trường KTTS của hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu 19
2.4.1 Địa hình và chất đáy của biển Đông và Tây Nam Bộ 19
2.4.2 Sinh vật phù du và sinh vật đáy ở biển Đông và Tây Nam Bộ 20
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
3.2 Vật liệu nghiên cứu 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 21
Trang 6Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội của các ngư dân KTTS 24
4.1.1 Thông tin chung về các hộ khai thác 24
4.1.1.1 Độ tuổi và giới tính 24
4.1.1.2 Trình độ văn hoá của thuyền trưởng 25
4.1.1.3 Các loại nghề khai thác chủ yếu trước đây 26
4.1.1.4 Kinh nghiệm KTTS của thuyền trưởng 27
4.1.1.5 Kiến thức về khai thác và BVNLTS của thuyền trưởng 28
4.1.2 Nhân khẩu và lao động 30
4.2 Kết cấu ngư cụ và kỹ thuật khai thác 31
4.2.1 Trang bị tàu thuyền và máy 31
4.2.2 Máy điện hàng hải 33
4.2.3 Kết cấu ngư cụ 34
4.2.4 Các thông số cơ bản của ngư cụ ở tỉnh Sóc Trăng 39
4.2.5 Các thông số cơ bản của ngư cụ ở tỉnh Bạc Liêu 42
4.2.5.1 Kết cấu lưới kéo cá của tàu < 90CV 42
4.2.5.2 Kết cấu lưới kéo tôm của tàu < 90CV 45
4.2.6 Phân tích số liệu từ tàu lưới kéo 48
4.2.7 Thời gian và mùa vụ KTTS 49
4.2.8 Ngư trường khai thác 50
4.2.9 Kỹ thuật khai thác 50
4.2.10 Sản lượng khai thác 54
4.3 Thành phần loài khai thác được trong nghề lưới kéo ở hai tỉnh 55
4.3.1 Phân tích số liệu bảng phỏng vấn 55
4.3.2 Phương thức tiêu thụ sản phẩm khai thác 59
4.3.3 Mức độ KTTS của ngư dân 60
4.3.4 Sự thay đổi về sản lượng & kích cở khai thác bình quân 62
4.4 Chi phí và thu nhập của các hoạt động KTTS 63
4.4.1 Các loại chi phí 63
4.4.2 Thu nhập và lợi nhuận từ KTTS 65
4.4.3 Thu nhập của chủ tàu và ngư phủ 66
4.5 Phương trình tương quan đối với năng suất và lợi nhuận 66
4.6 Nhận thức của người KTTS 76
4.6.1 Nhận thức của ngư dân về các yếu tố ảnh hưởng tới KTTS 76
4.6.2 Những đề xuất của ngư dân KTTS 78
4.7 Phân tích những thuận lợi, khó khăn, thách thức (sơ đồ SWOT) 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 80
5.1 Kết luận 80
5.2 Đề xuất 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 83
Trang 7Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển
Việt Nam 8
Bảng 2.2: Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng 13
Bảng 2.3: Thống kê số lượng tàu thuyền của tỉnh Sóc Trăng năm 2006 14
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác của tỉnh Bạc Liêu qua các năm 18
Bảng 2.5: Cơ cấu tàu thuyền theo nghề (lưới kéo, lưới rê) của tỉnh Bạc Liêu
năm 1997– 2005 18
Bảng 4.1: Các thông số cơ bản của tàu khai thác < 90 CV 32
Bảng 4.2: Phân loại chi tiết các bộ phận của lưới 39
Bảng 4.3: Phân loại chi tiết các loại dây giềng của lưới 39
Bảng 4.4: Phân loại chi tiết các loại phao, chì của lưới 40
Bảng 4.5: Phân loại chi tiết ván cào của lưới 40
Bảng 4.6: Thông số kỹ thuật trung bình cơ bản lưới kéo cá tàu nhỏ hơn
90CV 42
Bảng 4.7: Thông số trung bình lưới kéo tôm tàu nhỏ hơn 90CV 45
Bảng 4.8: Các thông số của ngư cụ tàu < 45CV 48
Bảng 4.9: Các thông số của ngư cụ tàu > 45CV 48
Bảng 4.10: Độ sâu ở các ngư trường tàu < 45CV 50
Bảng 4.11: Độ sâu các ngư trường tàu > 45CV 50
Bảng 4.12: Sản lượng bình quân các loại/mẻ tàu < 45CV 54
Bảng 4.13: Sản lượng bình quân các loại/mẻ tàu > 45CV 55
Bảng 4.14: Kiểm định trung bình sản lượng các loại/mẻ theo công suất máy 55
Bảng 4.15: Kiểm định trung bình sản lượng các loại/mẻ phân theo tỉnh 55
Bảng 4.16: Kiểm định trung bình tỉ lệ cá tạp theo công suất máy 58
Bảng 4.17: Kiểm định trung bình tỉ lệ cá tạp phân theo từng tỉnh 58
Bảng 4.18: Các khoản chi phí cố định (triệu/CV/năm) của tàu < 90CV 64
Bảng 4.19: Các khoản chi phí biến đổi (triệu/CV/năm) của tàu < 90CV 64
Bảng 4.20: Thu nhập và lợi nhuận (triệu/CV/năm) thu được sau 1 năm khai thác của tàu < 90CV 65
Bảng 4.21: Kiểm định trung bình lợi nhuận thu được phân theo nhóm công suất và theo nhóm tỉnh 65
Bảng 4.22: Số lao động và thu nhập/người của tàu khai thác có công suất < 90CV 66
Bảng 4.23: Nhận thức của ngư dân về khai thác và BVNLTS 77
Bảng 4.24: Ma trận SWOT của hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu 79
Trang 8Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng và địa điểm thu mẫu 11
Hình 2.2: Sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh Sóc Trăng từ 1992 – 2005 12
Hình 2.3: Giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1992- 2005 12
Hình 2.4: Bản đồ tự nhiên tỉnh Bạc Liêu 15
Hình 4.1: Tuổi của thuyền trưởng theo nhóm công suất máy 25
Hình 4.2: Giới tính của chủ tàu 25
Hình 4.3: Trình độ văn hoá của thuyền trưởng 26
Hình 4.4: Tỷ lệ số hộ KT theo các hoạt động kinh tế chủ yếu trước đây 27
Hình 4.5: Kinh nghiệm khai thác của thuyền trưởng 28
Hình 4.6:Trình độ chuyên môn KTTS của thuyền trưởng 29
Hình 4.7: Nhận định của ngư dân về KTTS ảnh hưởng đến NLTS 30
Hình 4.8: Tỉ lệ nữ tham gia KTTS 31
Hình 4.9: Tỉ lệ ngư dân có sử dụng máy phụ 32
Hình 4.10: Tỉ lệ ngư dân có sử dụng các loại máy điện hàng hải 34
Hình 4.11: Cấu tạo các bộ phận lưới kéo đơn tầng đáy của ngư dân tỉnh Sóc Trăng 36
Hình 4.12: Cách lắp ráp phao vào giềng phao 37
Hình 4.13: Cách lắp ráp chì vào giềng chì 37
Hình 4.14: Cách lắp ráp dây giềng trống vào đầu cánh lưới 37
Hình 4.15: Cách liên kết dây đỏi vào dây giềng trống 38
Hình 4.16: Cách liên kết ván lưới 38
Hình 4.17: Bản vẽ lưới khai triển tàu KT xa bờ 55CV của ngư dân Sóc Trăng 41
Hình 4.18: Cánh lưới cào cá tàu nhỏ hơn 90CV 43
Hình 4.19: Ván cào cá tàu nhỏ hơn 90CV 43
Hình 4.20: Bảng vẽ khai triển lưới kéo cá tàu nhỏ hơn 90CV 44
Hình 4.21: Cánh lưới kéo tôm tàu nhỏ hơn 90CV 46
Hình 4.22: Ván lưới tàu lưới kéo tôm nhỏ hơn 90CV 46
Hình 4.23: Bảng vẽ khai triển lưới kéo tôm tàu nhỏ hơn 90CV 47
Trang 9Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.24: Đánh giá hiệu qua KT theo tháng của tàu KT < 90CV 51
Hình 4.25: Bản đồ vùng biển Đông Nam Bộ (Sở Thuỷ sản Sóc Trăng, 2002) 52
Hình 4.26: Sản lượng bình quân theo công suất trong năm của tàu KT < 90CV 56
Hình 4.27: Sản lượng/chuyến theo loài của tàu <90CV 57
Hình 4.28: Tỷ lệ cá tạp trong tổng sản lượng loại hình KT tàu < 90CV 57
Hình 4.29: Các hình thức tiêu thụ sản phẩm KT 59
Hình 4.30: Cơ cấu % giá trị sản phẩm bán ra 60
Hình 4.31: Số chuyến biển/tháng có sản lượng nhiều 61
Hình 4.32: Số chuyến biển/tháng có sản lượng trung bình 62
Hình 4.33: Số chuyến biển/tháng có sản lượng ít 62
Hình 4.34: Sự thay đổi về sản lượng và kích cỡ của các loài thủy sản KT được
theo thời gian 63
Hình 4.35: Mối quan hệ giữa trình độ văn hoá của thuyền trưởng đối với năng suất và lợi nhuận KT 69
Hình 4.36: Mối quan hệ giữa SLD trên tàu đối với năng suất và lợi nhuận KT 70
Hình 4.37: Mối quan hệ giữa CSMC đối với năng suất và lợi nhuận KT 71
Hình 4.38: Mối quan hệ giữa trọng tải tàu đối với năng suất và lợi nhuận 71
Hình 4.39: Mối quan hệ giữa kích thước mắt lưới ở phần đụt 2a của lưới kéo với năng suất và lợi nhuận KT 72
Hình 4.40: Mối quan hệ giữa tổng số chuyến biển/tháng với năng suất và lợi nhuận 73
Hình 4.41: Mối quan hệ giữa số tháng khai thác/năm với năng suất và lợi nhuận 74
Hình 4.42: Mối quan hệ giữa tổng CPCD với năng suất và lợi nhuận 74
Hình 4.43: Mối quan hệ giữa tổng CPBD với năng suất và lợi nhuận 75
Hình 4.44: Mối quan hệ giữa tỉ lệ cá xô nhỏ/sản lượng 1 chuyến với năng suất và lợi nhuận 76
Trang 10Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVNLTS : Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
BV & PTNLTS : Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trang 11Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam có 3.260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ
8o23' bắc đến 21o39' bắc Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2 và Vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3
lần diện tích đất liền (Bộ Thủy Sản, 2005)
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển
là 4,2 triệu tấn, với sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm
850.000 cá đáy, 700.000 tấn cá nổi nhỏ, 120.000 tấn cá nổi đại dương (Bộ Thủy Sản, 2005)
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản của nước ta cả về khai thác và nuôi trồng Với bờ biển dài 700 km giáp biển Đông và vịnh Thái Lan rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 600.000 tấn, trong đó đánh bắt hải sản chiếm 40% sản lượng cả nước, giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm 50-
60% so với cả nước (http://www.mpi.gov.vn, truy cập ngày 23/2/2006)
Thuỷ sản là thế mạnh của nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng bao gồm cả nuôi trồng lẫn đánh bắt Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh và
có kim ngạch xuất khẩu cao, được nhiều vùng trong cả nước ưu tiên phát triển Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của ngành khai thác mặc dù
có những khó khăn như bão, lốc, nguyên liệu tăng giá, ngư trường cạn kiệt, cạnh tranh đánh bắt của các nước trong khu vực,… Từ năm 1975 đến nay, khai thác vẫn chiếm sản lượng lớn hơn nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước
Viện Nghiên cứu Hải sản (2005) cho biết năng suất khai thác bình quân giảm liên tục, năng suất đánh bắt năm 1985 là 1,11 tấn/CV/năm thì năm 2003 giá trị này còn 0,35 tấn/CV/năm với tốc độ giảm bình quân 0,04 tấn/CV/năm Trong thời kỳ này và cũng theo Báo cáo tổng kết của Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng (2004) thì toàn vùng xác định được 661 loài thuộc 319 giống và 138 họ, trong đó loài có giá trị kinh tế khoảng 100 loài và diễn biến sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh Sóc Trăng thời kỳ năm 2001 – 2004 với
số lượng tàu thuyền KTTS tại tỉnh Sóc Trăng năm 2001 (503 chiếc) đến năm
Trang 12Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2004 (1.087 chiếc) Tổng công suất năm 2004 là 60.187 CV, ngoài ra hàng năm có trên hàng ngàn lượt tàu thuyền từ các tỉnh khác vào khai thác tại vùng biển Sóc Trăng Bên cạnh đó tổng sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2001 là 31.755 tấn đến năm 2004 là 31.804 tấn Từ đó cho thấy số lượng tàu thuyền khai thác ngày càng tăng với tốc độ nhanh còn sản lượng KTTS tăng không cao Điều này chứng tỏ nguồn lợi thuỷ sản trong khu vực tỉnh Sóc Trăng đang suy giảm, một số bãi nghêu, sò huyết, bãi đẻ của các loài cá không còn được
an toàn, dẫn đến số lượng của một số loài cá có giá trị kinh tế giảm đáng kể, thậm chí không còn đủ để duy trì nghề khai thác như họ cá Nhám, cá Đường,
cá Gộc,… Hiện nay số lượng phương tiện này quay trở lại nghề ven bờ làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ nói riêng và môi trường nguồn lợi nói chung (Sở Thuỷ sản Sóc Trăng, 2004)
Ngành khai thác có nhiều loại nghề như sau: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, vó, câu,… Nhưng lưới kéo, lưới vây và lưới rê chiếm phần lớn trong tổng sản lượng và số lượng của toàn ngành khai thác trên toàn thế giới và của cả ĐBSCL của nước ta Đặc biệt là nghề lưới kéo ven bờ đánh bắt triệt để nguồn
cá con lẫn cá bố mẹ Với sự phát triển mạnh của số lượng tàu thuyền đánh bắt, cường độ khai thác như hiện nay, cộng thêm việc sử dụng những ngư cụ huỷ diệt nguồn lợi,… Thì NLTS sẽ nhanh chống cạn kiệt, ảnh hưởng đến thực phẩm quốc dân và thế giới
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc ĐBSCL có 56 Km đường bờ biển, vùng biển rộng
4000 Km2 với trữ lượng cá khoảng 800.000 tấn và khả năng cho phép khai thác là 300.000 tấn/năm (Website Thương mại Tỉnh Bạc Liêu, 2006) Do điều kiện tự nhiên ưu đãi nên ngành khai thác hải sản ở Bạc Liêu phát triển mạnh
và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của tỉnh Song hiện tỉnh Bạc Liêu chỉ còn 60% số phương tiện tàu ra khơi khai thác hải sản, số tàu nằm bờ trên 300 chiếc Nguyên nhân do giá nguyên liệu tăng , giá thủy sản liên tục giảm Hiện huyện Đông Hải chiếm 2/3 số phương tiện khai thác hải sản của tỉnh và có hơn 50% số tàu không ra khơi (Bộ Thủy Sản, 2006) Mặc khác tình trạng khai thác các loài hải sản nhỏ hơn kích cỡ quy định và một lượng lớn cá tạp vẫn là vấn
đề nóng của tỉnh Trong đó, nghề lưới kéo là nghề khai thác chính của tỉnh và
có mức hủy diệt cao đang là vấn đề lớn cho ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong việc BVNLTS và khai thác bền vững NLTS
Nhằm tìm hiểu hiện trạng hoạt động khai thác của nghề lưới kéo ven biển; đồng thời xác định những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nghề này để góp phần hỗ trợ trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL mà đặc biệt là hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu… Vì vậy
Trang 13Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nghiên cứu: “Khảo sát nghề lưới kéo ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu” là cần
thiết
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Khảo sát hiện trạng hoạt động nghề lưới kéo ở vùng ven
biển của hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm góp phần cải thiện hiệu quả các hoạt động khai thác của
nghề này ở những địa bàn nghiên cứu trên
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Khảo sát tình hình khai thác của nghề lưới kéo ở ven biển của hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
(2) Đánh giá hiệu quả của nghề lưới kéo ven biển tại địa bàn nghiên cứu (3) Phân tích những thuận lợi, khó khăn liên quan tới khai thác và quản lý NLTS ven biển của địa bàn nghiên cứu
(4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để khai thác và quản lý hợp lý NLTS
ở địa bàn nghiên cứu
1.4 Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện đề tài trong 5 tháng: từ tháng 02/2007 đến tháng 07/2007
Trang 14Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình KTTS trên thế giới
Nghề cá trên thế giới có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua là do sự ứng dụng nhiều thành tựu tiến bộ của kỹ thuật của nhiều ngành như ngành cơ khí, điện tử, âm học, quang học, hải dương học, hoá học, sinh học, điều khiển học, … và cùng với sự phát triển của các tàu cá có tốc độ nhanh, trọng tải lớn với sự trang bị đầy đủ các loại máy điện hàng hải như máy dò cá, máy định vị,
ra đa, đàm thoại đã góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật khai thác của ngư dân Ngư cụ cũng ngày càng được hoàn thiện như việc thay đổi sợi lưới tự nhiên bằng sợi hoá học, chế tạo những loại lưới có khả năng khai thác ở các tầng nước khác nhau với những độ sâu khác nhau và các thao tác thủ công được hoàn thiện dần dần với sự cơ giới hoá ngày càng mạnh mẻ Hiện nay trên thế giới có trên 37.000 tàu đánh cá có công suất lớn với có hơn 1 triệu người lao động làm việc có khả năng khai thác và chế biến tại chổ (Vũ Trung Tạng, 2000)
Tình hình chung của thủy sản Thế Giới được FAO thống kê (Lê Xuân Sinh tóm lược năm 2005) có một vài nét chính: Tổng sản lượng hàng năm tăng nhanh 13% trong giai đoạn 1985 – 1995 đạt 128 – 130 triệu tấn Trong mấy năm gần đây, những biến động tương đối lớn giữa các năm Khai thác còn chiếm tỷ trọng cao nhưng gần như không tăng do đã gần đạt mức năng suất tối
đa Có khoảng 2/3 tổng sản lượng thủy sản được con người sử dụng trực tiếp, phần còn lại được chế biến dưới nhiều hình thức Trong đó khoảng 25% dùng làm bột cá trong chăn nuôi và các mục đích phi thực phẩm khác Mức gia tăng tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, sản lượng bình quân/người/năm tăng dần: 14,3kg/1994; 15,7kg/1996; 15,8kg/1997 và 16,2kg vào năm 2001 Theo thống
kê của FAO năm 1998, dự đoán tổng sản lượng thủy sản thế giới ở thời điểm năm 2010 có thể đạt khoảng 107 – 144 triệu tấn, trong đó khoảng 30 triệu tấn được dùng làm bột cá và các mục đích phi thực phẩm khác
“Mặc dù mỗi quốc gia có tiềm năng lớn về thủy sản đã và đang có chiến lược
và các chính sách được đề ra cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản Nhưng các chiến lược và chính sách này cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy sản và biến động của các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong từng quốc gia, từng khu vực và trên toàn thế giới (Lê Xuân Sinh, 2005)”
Trang 15Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Khu vực Đông Nam Á và Nam Á là một trong những khu vực có nghề thủy sản lớn nhất thế giới Ở khu vực này có khoảng 10 triệu người tham gia làm nghề cá và mức tiêu thụ cá trên đầu người khá cao Bốn nước có sản lượng thủy sản lớn nhất khu vực là Inđônêxia, Thái Lan, Philipin và Việt Nam Khác với các khu vực khác trên thế giới, ở khu vực này các loại cá nổi nhỏ được khai thác và tiêu thụ khá mạnh để làm thực phẩm Tôm là sản phẩm khai thác biển có giá trị cao nhất và được coi là quan trọng nhất trong khai thác biển, chỉ chiếm 10% sản lượng trong khai thác nhưng đem lại giá trị kinh tế cao nhất so với các nhóm các loài khác Sản lượng hải sản khai thác của thế giới đã tăng từ
17 triệu tấn/năm (1950) lên 81 triệu tấn/năm (1996) Tuy nhiên vào thập niên
90 (của thế kỷ XX) sản lượng khai thác có xu hướng giảm rõ rệt nguyên nhân
là do nguồn lợi hải sản trên đại dương bị khai thác quá mức, trong tổng số 17 khu vực khai thác trọng điểm thì đã có 13 khu vực rơi vào tình trạng sản lượng giảm mạnh hoặc nguồn lợi bị cạn kiệt (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005)
2.2 Tình hình KTTS của Việt Nam
2.2.1 Giới thiệu chung
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam Theo Tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ Việt Nam và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 thì nước Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2,
gấp 3 lần diện tích đất liền
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế biển cũng được tăng cường và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ So với thời kỳ trước, kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã có bước chuyển biến đáng kể Việc khai thác nguồn lợi biển
đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước (Bùi Tất Thắng và Nguyễn Xuân Thu, 2005)
2.2.2 Sự phát triển của ngành kinh tế biển
- Đánh bắt hải sản: Đây là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta,
với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 3,5 - 4,1 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác 1,5 - 1,67 triệu tấn, đồng thời có diện tích nuôi lớn, khoảng 76 vạn
Trang 16Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ha Trong 10 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, sản lượng thuỷ sản tăng 7,7%/năm, sản lượng khai thác tăng bình quân 5%/năm Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá (Bùi Tất Thắng và Nguyễn Xuân Thu, 2005) Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển Đã triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển; kiểm tra giám sát
an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển
- Kinh tế hàng hải: Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển quốc gia với
tổng trọng tải là 2.322.703 DWT (gấp 2 lần số lượng tàu và 2,3 lần về trọng tải
so với 1997, bình quân tăng 6,4% về số lượng và 11% về trọng tải/năm) Nòng cốt của đội tàu biển quốc gia là đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES), với số lượng đội tàu trọng tải khoảng 1.125.159 DWT, chiếm khoảng 50% tổng trọng tải của đội tàu quốc gia Không chỉ tăng năng lực vận tải mà còn có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm thị trường và trực tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử dụng trên 50% năng lực đội tàu của Việt Nam Qui mô cảng ngày càng tăng, cuối năm 1995 nước ta chỉ có hơn 70 cảng biển, thì đến nay Việt Nam đã xây dựng được hệ thống cảng biển gồm hơn 90 cảng lớn nhỏ với 25.617 m cầu
bến, trải dài từ Nam chí Bắc (Bùi Tất Thắng và Nguyễn Xuân Thu, 2005)
2.2.3 Tiềm năng nguồn lợi
Nguồn lợi: Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, mặc dù có nhiều loài nhưng
số lượng của mỗi loài ít và số loài cá có giá trị thương mại khoảng 130 loài Nhìn chung, cá sống phân tán, ít tập trung thành đàn lớn và phân bố theo mùa
vụ nên ảnh hưởng lớn tới năng suất khai thác Các đàn cá phân bố chủ yếu ở vùng biển có độ sâu từ 20 m trở ra, số đàn cá nhỏ chiếm tới 84,2%, đàn vừa là 15,0% và đàn lớn chỉ chiếm khoảng 0,8% trong tổng số các đàn cá Kết quả nghiên cứu nguồn lợi trong thời gian qua cho thấy, tổng trữ lượng cá ở biển Việt Nam vào khoảng 3,1 triệu tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng trên 1,4 triệu tấn, trong đó cá nổi chiếm 72% và cá đáy là 28% (Vũ Trung
Trang 17Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuyền gỗ từ 1 - 3 tấn/chiếc Ðến nay số tàu thuyền có 72.000 chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất 2,5 triệu CV và 29 nghìn thuyền thủ công
Đánh bắt xa bờ là hoạt động khai thác hải sản tiến hành ở vùng biển có độ sâu
từ 30 m trở lên (đối với vùng biển Bắc Bộ, Đông - Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan), từ 50m trở lên đối với vùng biển miền Trung (Bộ Thủy Sản, 2005)
2.2.4.2 Cơ cấu tàu thuyền
bộ hằng ngày (Bộ Thủy Sản, 2005 Ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam)
b) Cơ cấu nghề đánh bắt
Phần lớn tàu đánh bắt đều có kiêm nghề, ở các tỉnh phía Bắc nghề cá đáy chiếm 33 - 35%, cá tầng trên khoảng 65% Các tỉnh miền Trung nghề cá đáy chiếm 31 - 32%, cá tầng trên chiếm 68 - 69% ở các tỉnh phía nam tỷ trọng nghề cá tầng đáy và tầng trên tương đương nhau
Nghề khai thác thuỷ sản biển ở nước ta rất đa dạng phong phú về quy mô cũng như tên gọi Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 20 loại nghề khác nhau, được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu Theo thống kê tại 19 địa phương cuối năm 1997,
cơ cấu nghề nghiệp của đội tàu đánh cá xa bờ ước tính như sau :
+Nghề lưới kéo khoảng 34,2% số lượng tàu khai thác hải sản
+ Nghề lưới vây chiếm 21,1% số lượng tàu khai thác hải sản
+ Nghề lưới rê chiếm 20,4% số lượng tàu khai thác hải sản
+ Nghề mành vó chiếm 5% số lượng tàu khai thác hải sản
+ Nghề câu 17,3% số lượng tàu khai thác hải sản
+ Nghề khác chiếm 2% số lượng tàu khai thác hải sản
Trang 18Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngoài ra còn khoảng 10.000 tàu lắp máy 33 – 45 CV có thể ra vùng xa bờ khai thác ở mức độ hạn chế khi thời tiết thuận lợi
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển
Việt Nam Trữ lượng Khả năng khai
thác
Vùng biển Loại cá Ðộ sâu
Tấn Tỷ
lệ(%)
Tấn Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ trong toàn bộ biển Việt Nam (%)
Cá nổi đại dương (*)
Trang 19Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2004 số tàu đánh bắt hải sản xa bờ của ĐBSCL là 5.383 chiếc với tổng công suất đánh bắt 1.285.320 CV, sản lượng thủy sản khai thác được 838.080 tấn
Các tỉnh thuộc ĐBSCL có lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất là (38,1% trong tất cả các nghề khai thác hải sản ở đây) Riêng Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng thì lưới kéo chiếm tỷ lệ 47% ; Kiên Giang chiếm 41,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm 38,5% Điều này phù hợp với nguồn lợi ở vùng biển Đông Nam Bộ, cá đáy chiếm 60% khả năng khai thác (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005)
Hiện nay, tình trạng khai thác quá mức khiến NLTS ở ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị huỷ diệt Theo số liệu từ Chi cục Bảo vệ nguồn lợi tỉnh Kiên Giang, hiện nay có khoảng 1.000 tàu đánh bắt gần bờ từ các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, … cộng với hơn 1.000 phương tiện đánh bắt từ
20 CV trở xuống ở Kiên Giang (không đăng ký đăng kiểm) đang vi phạm nghiêm trọng các qui định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển gần bờ của tỉnh này (Huỳnh Lợi và Cao Phong, 2005)
2.3 Giới thiệu về hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
2.3.1 Tỉnh Sóc Trăng
2.3.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài bờ biển khoảng 72 km (chiếm 2,21 % chiều dài
bờ biển Việt Nam) Dọc bờ biển có 3 cửa chính chạy ra biển Đông: cửa Định
An, cửa Trần Đề, cửa Mỹ Thanh Nhờ các cửa sông này mà bờ biển có nhiều phù xa, chất bùn, tạo ra một dãy bờ biển có điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển, nguồn lợi thuỷ sản đa dạng và phong phú, tạo thuận lợi cho việc đầu tư khai thác Trong những năm gần đây ngành thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng phát triển không ngừng, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập
và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động (UBND Sóc Trăng, 2004)
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng
Theo Báo cáo tổng kết của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng (2004) thì điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng gồm:
- Địa hình: Sóc Trăng nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ Biển Đông Nam
Bộ có địa hình đáy biển khá bằng phẳng, độ sâu biến đổi chậm, ít đảo và chướng ngại vật và vì thế thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản, nhất là nghề lưới kéo Là vùng biển có khả năng khai thác quanh năm và là một trong những
ngư trường trọng điểm lớn nhất của Việt Nam
Trang 20Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Chất đáy: Chất đáy ở dãy ven bờ phần lớn là bùn pha cát, ngoài khơi xa là
toàn cát và xa hơn có xen lẫn vỏ sò
- Khí tượng thuỷ văn: Thuỷ triều thuộc khu vực biển Sóc Trăng chịu sự chi
phối của cơ chế triều biển Đông Biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều Trong một ngày đêm có hai lần thuỷ triều lên xuống
- Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng chính theo 2 mùa thời tiết trong
năm là Đông Bắc và Tây Nam Tốc độ gió tương đối yếu và dịu hơn so với các
vùng biển miền Trung và miền Bắc
- Chế độ mưa: Biển Đông thì mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào
tháng 11 Khu vực tỉnh Sóc Trăng thì tương đối ít mưa Lượng mưa trung bình khoảng 1400 – 1500 mm, số ngày mưa xấp xỉ 100 ngày
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước biển cao nhất vào tháng 5, trung bình từ 30oC –
31oC, thấp nhất là vào tháng 1, trung bình từ 25,7oC – 28,0oC
- Độ mặn: Độ mặn tương đối cao và ổn định trong thời gian từ tháng 12 (đối
với vùng biển gần bờ) còn ngoài khơi cho đến tháng 5, sau đó giảm dần cho
đến tháng 8 đối với vùng biển gần bờ
- Độ sâu: Nền đáy tương đối bằng phẳng, ít dốc theo hướng Đông Bắc –
Tây Nam, có 3 loại nền đáy chủ yếu: Nền đáy bùn chiếm 50% diện tích, chạy dọc ven biển trùng với vùng nước sâu 0 – 30m, nhưng phía Bắc vùng biển này nền đáy bùn lan ra tới vùng nước sâu 200m; Nền đáy cát chiếm khoảng 25%, chia thành hai dãy gồm một vùng trũng với vùng nước sâu 30 – 50m, ôm trọn vùng Đảo Côn Sơn và kéo dài ra cả hai phía Bắc và Nam quần đảo Dãy thứ hai trùng với một phần vùng nước sâu 100 – 200m; Nền đáy vỏ sò chiếm phần lớn diện tích còn lại và chia thành hai phần chính gồm một phần ở vùng nước sâu 30 – 100m gần quần Đảo Côn Sơn và phần thứ hai ở ngoài vùng nước sâu
200m (Chi cục BVNLTS tỉnh Sóc Trăng, 2004)
2.3.1.3 Nguồn lợi thuỷ sản
Vùng biển Sóc Trăng từ giáp với Trà Vinh kéo dài đến Bạc Liêu và từ cửa sông Trần Đề đến cửa Mỹ Thanh có nhiều bãi bồi và vùng trũng với lượng phù du sinh vật dồi dào phù hợp cho nhiều giống loài thuỷ sản có giá trị kinh
tế cư trú, sinh sản và phát triển như tôm, cua, nghêu, sò huyết, thẻ, sắt …và các loài cá, mực khác, đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 1 là thời điểm và mùa
vụ sinh sản của các đối tượng nêu trên Theo phân viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản, quy hoạch khai thác, cơ khí, hậu cần dịch vụ thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 thì toàn vùng xác định được 661 loài thuộc 319 giống và 138
họ Trong đó, số loài có giá trị kinh tế khoảng 100 loài, tập trung ở họ cá khế,
Trang 21Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cá sạo, cá hồng, cá thu, cá ngừ, cá bò; Các loài tôm, các loài mực, các loài nhuyễn thể (Sở thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng, 2004)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng và địa điểm thu mẫu
(http:// www.soctrang.gov.vn truy cập ngày 20/01/2007)
2.3.1.4 Tình hình phát triển ngành KTTS ở tỉnh Sóc Trăng
Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2005 thuỷ sản đã trở thành thế mạnh của tỉnh, trong đó khai thác thuỷ sản từ biển cũng đóng góp một phần không nhỏ Sản lượng khai thác thuỷ hải sản sơ bộ năm 2005 là 100.943 tấn trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 24.435 tấn chiếm 24,2%, trong sản lượng khai thác
Trang 22Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hải sản sản lượng tôm khai thác đạt 2.132 tấn chiếm 8,73% (Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2005)
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Sơ
bộ 2005
Hình 2.2: Sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh Sóc Trăng từ 1992 – 2005
(Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2005) Vùng có nghề khai thác thuỷ sản mạnh của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện giáp với biển như huyện Long Phú, Vĩnh Châu Các huyện này đóng góp chủ yếu sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh năm 2005: huyện Long Phú đạt 31.550 tấn chiếm 31,3% sản lượng toàn tỉnh, huyện Vĩnh Châu đạt 25.630 tấn chiếm 25,4% sản lượng toàn tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2005)
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 5.000.000
Hình 2.3: Giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1992- 2005
(Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2005) Tính đến năm 2005 tỉnh Sóc Trăng có 959 chiếc tàu thuyền cơ giới với tổng công suất đạt 54.317; trong đó có 766 chiếc hoạt động trong vùng nước mặn với tổng công suất đạt 52.909 CV Số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ dưới
90 CV là trên 50% Số lượng tàu thuyền nghề cào chiếm tỉ lệ trên 40% tổng số lượng tàu thuyền cơ giới của tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2006)
Trang 23Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngư dân thường sử dụng loại nghề cào có tốc độ lớn, kích thước mắt lưới nhỏ,
thường được gọi là nghề cào bay Khi hoạt động sẽ quét sạch các loài hải sản
lớn nhỏ ở khu vực đó, nghiêm trọng hơn sẽ làm hư hỏng và mất đi nơi cư trú
của các loài hải sản và phá vở hệ cân bằng sinh thái của khu vực đó
Bảng 2.2: Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng
(Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 02/2006 và Niên giám thống kê
tỉnh Sóc Trăng, 2006) Hơn nữa vào thời gian xuất hiện nhiều giống loài hải sản (nghêu, sò huyết,
cua, tôm) cũng là lúc tập trung nhiều tàu thuyền khai thác gần bờ Với cường
độ cao, cơ cấu ngành nghề không hợp lý tập trung ở khu vực từ cửa biển Trần
Đề đến Mỹ Thanh và bãi bồi của các xã Cù Lao Dung với nhiều nghề mang
tính huỷ diệt như: đáy mùng, đăng mé, nò đó, te, xiệp và các loại cào nhỏ, sử
dụng xung điện, chất độc khai thác thuỷ sản Hoạt động của các nghề trên đã
làm Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt, làm xáo trộn ngư trường sống, bãi
bồi vốn là nơi tập trung sinh sản và phát triển của nhiều loài thuỷ sản, đã ảnh
hưởng đến sản lượng khai thác hàng năm
Qua tình hình thực tế cho thấy số lượng tàu thuyền khai thác ngày càng tăng
dẫn đến nguồn lợi ngày càng suy giảm, một số bãi nghêu, sò huyết, bãi đẻ của
các loài cá không còn được an toàn dẫn đến số lượng của một số loài cá có giá
trị kinh tế giảm đáng kể, thậm chí không còn đủ để duy trì nghề khai thác như
họ cá Nhám, cá Đường, cá Gộc,… Hiện nay số lượng phương tiện này quay
trở lại làm nghề ven bờ nên càng làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ nói
riêng và môi trường nguồn lợi nói chung
Khơi Vùng hoạt động STT
Số tàu được cấp giâý (chiếc)
Trang 24Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 2.3: Thống kê số lượng tàu thuyền của tỉnh Sóc Trăng năm 2006
(chiếc)
Công suất (CV)
Lao dộng (người)
Cố định Nghề câu Nghề cào Lưới rê Lưới vây Ngư cụ khác
229
38 1.238
Chiến lược phát triển nghề cá của tỉnh theo quan điểm: không phát triển thêm tàu mới, không đóng mới, số lượng tàu thuyền không tăng mà nâng cấp lên về mặt công suất, trang bị; chỉ thay thế, sửa chữa nâng cấp tàu cũ mục nát; hạn chế phát triển nghề cào mà chuyển sang nghề khác nếu có điều kiện Những hạn chế của tỉnh trong quản lý nghề cá: lực lượng kiểm tra, quản lý còn mỏng, còn hạn chế về mặt chuyên môn Khó khăn: dịch vụ thu mua thuỷ sản chưa đáp ứng kịp, giá cả thị trường không ổn định, khí hậu thời tiết xấu
2.3.2 Tỉnh Bạc Liêu
2.3.2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 241.843 ha được giới hạn từ 9o00’ đến 9o38’09”
vĩ độ Bắc và từ 105o14’15” đến 105o51’54” kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ và Kiên Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, phía Đông Nam giáp với
biển Đông (UBND Bạc Liêu, 2002)
2.3.2.2 Điệu kiện tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu
Bờ biển tỉnh Bạc Liêu ít lồi lõm có 3 cửa đổ ra biển gồm: cửa kênh 30/4, cửa sông Cái Cùng và cửa sông Gành Hào
Trang 25Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bạc Liêu có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo Một năm có hai mùa chính: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình 1.800 mm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
Trong mùa hè do mưa nhiều, lượng nước của các sông Cửu Long rất lớn tạo thành 01 nhánh dòng chảy sát bờ biển Bạc Liêu theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Trong mùa đông cũng có dòng chảy sát bờ theo hướng trên với vận tốc lớn Do tác động của dòng chảy sát bờ này nên bờ biển Bạc Liêu không ổn định, đoạn từ Gò Cát đến Gành Hào bờ biển bị xoáy lở mạnh, riêng đoạn từ
Gò Cát đến thị xã Bạc Liêu bờ biển được bồi thêm
Hình 2.4: Bản đồ tự nhiên tỉnh Bạc Liêu
(webside thương mại tỉnh Bạc Liêu)
2.3.1.2 Hiện trạng phát triển ngành khai thác thuỷ sản ở tỉnh Bạc Liêu
(http:// www.baclieu.gov.vn truy cập ngày 25/02/2007)
Điểm khảo sát
Trang 26Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhiệt độ: Không khí trung bình từ 26,5oC, nhiệt độ cực đại vào tháng 4 và 5,
đạt cực tiểu vào tháng 1 Độ chênh nhiệt độ không khí của tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 2,8 – 3oC Nhờ đặc điểm này mà nghề nuôi tôm biển
có thể diễn ra quanh năm Đây là lợi thế của các tỉnh Nam Bộ so với các các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Nhiệt độ nước biển ở Côn Đảo cao nhất trong tháng 5 ( 30,1oC) và thấp nhất vào tháng 1 ( 25,7oC)
Độ mặn: Độ mặn vùng ven bờ giảm từ tháng 3 đến tháng 8 sau đó tăng dần
đến tháng 12 Độ mặn có hướng tăng dần từ bờ ra khơi Độ mặn trung bình vùng ven biển vào khoảng 150/00, ở vùng biển Côn Đảo độ mặn tới 320/00 Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên ở phía nam quốc lộ 1A
Thủy triều: Vùng biển tỉnh Bạc Liêu có chế độ bán nhật triều không đều, biên
độ triều trung bình 2,9 m, biên độ triều cực đại tại cửa sông Gành Hào đạt 4,1m
Gió bão: Biển Đông Nam Bộ ít bão, trung bình khoảng 10 năm mới có 1 cơn
bão với cường độ không lớn lắm Bão thường tập trung vào các tháng cuối năm từ tháng 10 – 12 Vào thời kỳ chuyển tiếp giữa gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam thường xuất hiện lốc mạnh Ngoài ra hằng năm còn có 70 – 140 ngày có giông (UBND tỉnh Bạc Liêu, 2002)
2.3.2.3 Nguồn lợi thuỷ hải sản
Bạc Liêu có 2 ngư trường chính: Ngư trường Nam Côn Sơn từ Hòn Nhàn đến cửa Gành Hào (bãi trên); ngư trường hòn khoai từ cửa Gành Hào đến Nam Hòn Khoai (bãi dưới) Các ngư trường này có khả năng khai thác được quanh năm Mùa vụ có 2 mùa rõ rệt: Vụ Nam từ tháng 4 đến tháng 9; vụ Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Trong thực tế đánh bắt bà con ngư dân không chỉ đánh bắt ở ngư trường trong tỉnh mà còn đánh sang vùng biển Cà Mau, Côn Đảo, Tịnh Nghĩa, thậm chí sang đánh ở ngư trường Vịnh Thái Lan Nguồn lợi thuỷ hải sản rất dồi dào và phong phú với nhiều loài cá tôm, mực, nhuyễn thể, giáp xác,… có giá trị kinh tế cao, tiềm năng về trữ lượng KT lớn
2.3.2.4 Tình hình phát triển ngành KTTS ở tỉnh Bạc Liêu
Theo báo cáo của Sở thủy sản Bạc Liêu qua các năm 2002, 2003, 2004, 2005 thì từ năm 1997 ở Bạc Liêu có 2 loại nghề chủ yếu là nghề lưới kéo và nghề lưới rê Trong số 957 phương tiện có 377 phương tiện làm nghề lưới kéo chiếm 39,39% và 563 phương tiện làm nghề lưới rê chiếm 58,83%; các nghề khác như nghề câu (14 phương tiện, chiếm 1,46%), nghề te (02 phương tiện, chiếm 0,21%),… là không đáng kể Từ năm 1997 đến năm 2001 cơ cấu nghề của tỉnh Bạc Liêu về cơ bản không có gì thay đổi.2), nghề lưới rê và nghề lưới kéo vẫn chiếm vị trí chủ yếu trong cơ cấu ngành nghề chung của tỉnh
Trang 27Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Năm 1998, số lượng tàu lưới kéo là 431 chiếc, chiếm 39% trong cơ cấu ngành nghề của tỉnh Bạc Liêu Đến năm 2001, số tàu lưới kéo là 478 chiếc, bằng 41,21% tổng số tàu thuyền Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2001 số tàu lưới kéo tăng lên liên tục và tương đối đều đặn Nhưng năm 2003, cơ cấu nghề lưới kéo có sự thay đổi lớn, số lượng tàu theo nghề giảm mạnh còn 287 chiếc chiếm 33,68% trong cơ cấu ngành nghề (Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2002.) và
từ đó đến năm 2005 vẫn không có gì thay đổi Nguyên nhân là do sản lượng KTTS nguồn lợi ven bờ ngày càng giảm kéo theo năng suất đánh bắt của nghề cũng giảm theo, điều này cho thấy sự cần thiết của đánh bắt thủy sản xa bờ với nguồn lợi phong phú hơn Nghề lưới kéo đem lại sản lượng đánh bắt cao chiếm 70% sản lượng khai thác trên thế giới và được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây từ Trung Quốc Ở Việt Nam, số lượng tàu thuyền lưới kéo chiếm khoảng 27,18% tổng số tàu thuyền lắp máy, sản lượng khai thác hằng năm chiếm khoảng 40% tổng sản lượng KT cá biển của cả nước Mức độ phát triển của nghề lưới rê cũng gần tương tự như nghề lưới kéo Năm
1997 số tàu lưới rê là 563 chiếc, bằng 58,83% tổng số tàu thuyền Năm 1998
số tàu lưới rê là 610 chiếc, bằng 57,60% tổng số tàu thuyền trong năm Năm
1999 số tàu lưới rê là 670 chiếc, bằng 58,57% tổng số tàu thuyền và bằng 119,01% số tàu lưới rê năm 1997 Năm 2000 và năm 2001 số tàu lưới rê vẫn giữ là 670 chiếc, bằng 57,91% và bằng 57,76% số tàu thuyền trong năm (Bảng 2.2) Tuy nhiên đến năm 2003 số lượng tàu theo nghề lưới rê lại giảm chỉ còn
539 chiếc nhưng lại chiếm tỷ lệ cao (63,26%) trong cơ cấu ngành, đều này chứng tỏ số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản ở tỉnh giảm mạnh nên số tàu theo nghề lưới rê vẫn chiếm tỷ lệ cao Sau năm 2003 thì tỷ lệ tàu thuyền theo nghề lưới lại giảm dần đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn 52,4%
Vì tổng số tàu lưới kéo và tàu lưới rê chiếm tỷ lệ chủ yếu (năm 1997 chiếm 93,92%, năm 1998 chiếm 98,3%, năm 1999 chiếm 98,16%, năm 2000 chiếm 98,62%, năm 2001 chiếm 98,97% đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn 84,49%) trong tổng số tàu thuyền nên 2 loại nghề này quyết định sản lượng hải sản và
sự phát triển chung của ngành khai thác thủy sản trong tỉnh Những năm gần đây sản lượng khai thác lại giảm một phần do nguồn lợi ven bờ giảm và một phần do năng suất đánh bắt đạt hiệu quả không cao Điều này cũng rất dễ hiểu
vì do giá cả sản phẩm trên thị trường tiêu thụ không có lợi cho người khai thác, dẫn đến làm ăn thua lổ nên số tàu nằm lại bờ ngày càng nhiều, số lượng tàu đánh bắt ngày càng ít Chỉ có một bộ phận dân khai thác truyền thống vẫn theo nghề nhưng chỉ hoạt động cầm chừng, thu nhập không cao
Tính riêng năm 2005 tỉnh Bạc Liêu có 832 chiếc, trong đó 675 chiếc được đăng ký quản lý với tổng trọng tải 14.250 tấn, tổng công suất là 103.778 CV,
Trang 28Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bình quân 130,9 CV/chiếc, trong đó có 356 chiếc khai thác xa bờ Trong đó nghề lưới kéo có 287 chiếc chiếm 42.5% tổng số tàu tập trung chủ yếu ở huyện Đông Hải 260 chiếc Nghề lưới rê có 339 chiếc chiếm 50,2% tập trung
ở các huyện Vĩnh Lợi, Đông Hải, Thị Xã Bạc Liêu Nghề chụp mực 02 chiếc, nghề khác 24 chiếc Số tàu hoạt động có hiệu quả chiếm 55%, số tàu hoạt động đủ trang trải chi phí có lãi ít chiếm 25%, số tàu hoạt động kém hiệu quả chiếm 20% Số tàu khai thác có hiệu quả tập trung vào những tàu có công suất lớn làm nghề lưới kéo, khai thác kiêm nghề trên một phương tiện và nghề lưới
rê đánh bắt cá chim Tổng số lao động hoạt động trong nghề khai thác thủy sản tính đến năm 2004 là 4.293 người (UBND tỉnh Bạc Liêu, 2005) bảng 2.5
Sản lượng năm 2005 khai thác thủy sản của tỉnh ước đạt 62.034 tấn Trong đó khai thác tôm đạt 10.776 tấn, cá và thủy sản khác là 510.258 tấn Sản lượng khai thác thủy sản qua các năm được thể thể hiện trong bảng 2.4 bên dưới
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác của tỉnh Bạc Liêu qua các năm
Sản lượng
(Sở Thuỷ Sản tỉnh Bạc Liêu, 2005) Bảng 2.5: Cơ cấu tàu thuyền theo nghề (lưới kéo, lưới rê) của tỉnh Bạc Liêu
Trang 29Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4 Ngư trường KTTS của hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
2.4.1 Địa hình và chất đáy của biển Đông và biển Tây Nam Bộ
Địa hình và chất đáy: Biển Đông có độ sâu và độ dốc đáy biển không lớn lắm
Độ dốc đáy biển chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Đường đẳng sâu 100m chạy rất xa bờ Phía Tây, địa hình ít lồi lõm, có nhiều đảo
Vùng biển Tây Nam Bộ có độ sâu thấp, đáy hình lòng chảo, nơi sâu nhất ở giữa vịnh Thái Lan không quá 80 m Tóm lại, địa hình đáy biển Nam Bộ khá bằng phẳng, độ sâu biến đổi chậm, ít đảo và chướng ngại vật Một số nơi nhất
là vùng biển Tây Nam bộ có tàu đắm và nhiều hải miên hình ly gây cản trở cho nghề lưới kéo đáy
Chất đáy ở dải ven bờ phần lớn chất đáy là bùn pha cát, trừ phía Bắc từ vĩ độ
10030’ N trở lên và vùng biển Kiên Giang có chất đáy là bùn cát hoặc cát xen lẫn vỏ sò Ngoài khơi cửa sông Cửu Long tồn tại vùng lớn có chất đáy toàn cát
và xa hơn có xen lẫn vỏ sò Phía Nam mũi Cà Mau chất đáy là cát bùn Ngoài khơi Tây Nam Cà Mau chất đáy đơn thuần là bùn Tóm lại, vùng biển Đông và Tây Nam Bộ chất đáy chủ yếu là bùn, cát hoặc bùn pha cát, thỉnh thoảng có xen lẫn vỏ sò
- Nền đáy tương đối bằng phẳng, ít chướng ngại vật và thuận tiện cho đánh bắt sản, nhất là nghề lưới Kéo (cào), Vây, Câu mồi, Câu mực,… Là vùng biển có khả năng khai thác hải sản quanh năm Là một trong những ngư trường trọng điểm nhất của Việt Nam
- Diện tích biển Đông Nam Bộ xấp xỉ 297.000 km2, giới hạn từ 11020’ – 8030’ vĩ độ Bắc, cách bờ 200 hải lý Thuận lợi cho cả khai thác cá đáy và cá nổi
- Nền đáy tưong đối bằng phẳng, ít dốc, độ dốc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Có 3 lại nền đáy chủ yếu:
– Nền đáy bùn chiếm 50% diện tích, chạy dọc ven biển trùng với vùng nước sâu 0 – 30 m; nhưng phía Bắc vùng biển nền đáy bùn lan ra vùng nước sâu tới 200 m
– Nền đáy cát chiếm khoảng 25%, chia thành 2 dải: một trùng với vùng nước sâu 30 – 50 m, ôm trọn quần đảo Côn Sơn và kéo dài ra cả hai phía Bắc và Nam quần đảo Dải thứ hai trùng với một phần vùng nước sâu 100 –
200 m
– Nền đáy vỏ sò chiếm phần lớn diện tích còn lại và chia thành hai phần chính: một ở vùng nước sâu 30 – 100 m gần quần đảo Côn sơn; phần thứ hai ở ngoài vùng nước sâu 200 m
Trang 30Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4.2 Sinh vật phù du và động vật đáy biển Đông và Tây Nam bộ
Về thực vật phù du trong hai vùng biển Đông và Tây Nam bộ đã xác định được 260 loài trong đó có 170 loài có ở vùng biển Tây, bao gồm ngành tảo silic, ngành tảo lam, ngành tảo giáp Vùng biển gần bờ ở cả hai phía có số lượng thực vật phù du khá phong phú
Về động vật phù du đã xác định được 229 loài, không kể nguyên sinh động vật Khối lượng của sinh vật phù du ở vùng biển không thua kém các biển cùng vĩ độ khác Các vùng tập trung các động vật phù du thường phân bố bên cạnh các thực vật phù du
Động vật đáy ở vùng biển Đông và Tây Nam bộ khá phong phú Tuy số lượng loài nhiều, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài đều ít so vói các vùng biển cùng vĩ độ Trong vùng biển Tây Nam bộ , số loài giun nhiều tơ và giáp xác nhiều hơn nhuyễn thể và đa gai, nhưng về số lượng thì hầu như ngược lại Ở vùng biển Đông Nam Bộ xu thế phân bố động vật đáy giảm dần từ bờ ra khơi
và khối lượng ở vùng biển xa bờ thấp và thường ổn định hơn
Trang 31Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2007 đến tháng 07/2007
Công tác dã ngoại để thu số liệu được tiến hành ở các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu Việc nhập, xử lý, phân tích số liệu và viết báo cáo được thực hiện tại khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Các dụng cụ để đo các thông số cơ bản của lưới kéo như: thước, cân, …
- Máy ảnh
- Máy tính
- Biểu bảng phỏng vấn, sổ ghi chép
- Một số dụng cụ liên quan khác (thước kẽ, compa,cân, )
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin cần thu thập gồm 2 loại
Thông tin thứ cấp
Nội dung thu thập
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu;
- Tổng hợp cơ cấu ngành nghề trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu;
- Sản lượng khai thác thuỷ sản của các nghề tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu;
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu
Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu thứ cấp đã được thu thập từ các nghiên cứu; báo cáo của các cơ quan địa phương; các sách báo; tạp chí và các website có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
Thông tin sơ cấp
Nội dung thu thập
Trang 32Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Những thông tin chung về chủ tàu và tài công;
- Khía cạnh kỹ thuật: thông số tàu, thông số ngư cụ;
- Ngư trường và đối tượng khai thác;
- Sản lượng khai thác;
- Thành phần loài trong sản lượng khai thác của nghề lưới kéo;
- Bản vẽ ngư cụ (khai triển, tổng thể);
- Hiệu quả kinh tế;
- Ý kiến đề xuất
Phương pháp thu số liệu
Số liệu sơ cấp đã được phỏng vấn trực tiếp người khai thác theo bảng câu hỏi phỏng vấn đã soạn sẵn (phụ lục C1)
Số mẫu điều tra:
Chọn tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV phỏng vấn ngẫu nhiên 60 mẫu
Do điều kiện về nhân lực, thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ thực hiện khảo sát với 01 loại hình ngư cụ chủ yếu là nghề cào, với tổng số hộ được phỏng vấn là 60 Tiến hành thu ở Khóm Nhà Mát và Gành Hào - Bạc Liêu 30 mẫu Thu ở Trần Đề và Xã Trung Bình, Mỏ Ó - Sóc Trăng 30 mẫu Số mẫu được phân theo cụm công suất tàu (cụm 01: công suất < 45 CV và cụm 02: 45 CV
<công suất< 90 CV) và chia đều cho mỗi tỉnh
3.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu thu được kiểm tra, bổ sung hoặc điều chỉnh và mã hóa trước khi nhập vào máy tính Phần mềm dùng để xử lý số liệu và viết báo cáo là Microsoft Excel 2003, SPSS for Windows version 10 và Microsoft Words 2003
- Sau khi nhập vào máy tính số liệu được kiểm tra lần cuối trước khi tiến hành
xử lý và phân tích thống kê
- Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí
+ Tổng thu = Sản lượng * Giá bán
+ Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
Chi phí cố định: Khấu hao, sửa chữa máy móc,tàu, thuốc, trang thiết bị, Chi phí biến đổi: Thức ăn, dầu, nhớt, nước đá,
- Hiệu quả chi phí = Tổng thu/Tổng chi phí
- Các phương pháp sau đây đã được sử dụng trong phân tích
+ Thống kê mô tả: Các chỉ số thống kê mô tả đơn giản như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tầng suất, tỷ lệ % được dùng để mô tả diện tích khai thác,
Trang 33Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hiện trạng kỹ thuật khai thác, các đặc trưng kinh tế xã hội của nông hộ Dựa trên các chỉ số này tiến hành so sánh, phân tích và rút ra nhận xét
+ Thống kê so sánh để so sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu theo nghề lưới kéo và địa bàn
+ Phân tích tương quan (đơn, đa biến) được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác của nghề lưới kéo (với các biến phụ thuộc là: sản lượng và lợi nhuận; các biến độc lập là: kinh nghiệm, trình độ, tuổi tác,…)
+ Phân tích ma trận SWOT để phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp
Trang 34Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội của các ngư dân khai thác thuỷ sản
4.1.1 Thông tin chung về các hộ khai thác 4.1.1.1 Độ tuổi và giới tính
Kết quả điều tra cho thấy tuổi tác thường thể hiện kinh nghiệm trong hoạt động khai thác Khảo sát 60 hộ làm nghề cào ở hai tỉnh thì thuyền trưởng các tàu có độ tuổi từ 20–29 chiếm tỉ lệ cao nhất, ít nhất là ở độ tuổi từ 40 – 50 bao gồm cả 02 nhóm công suất máy < 45CV và > 45CV Bên cạnh đó, nhóm công suất máy > 45CV thuyền trưởng có độ tuổi từ 20 -29 chiếm tỷ lệ cao nhất là 60%, nhóm công suất máy < 45CV chỉ chiếm 50% Ngược lại ở độ tuổi 30 –
39 với nhóm công suất máy < 45CV (46,7%) lại có tỷ lệ lớn hơn nhóm công suất máy > 45CV (33,3%) Nhóm tuổi thứ ba (40 – 50 tuổi) thuộc nhóm công suất máy > 45CV lớn hơn so với nhóm công suất máy < 45CV (tỷ lệ 6,7% so với 3,3%, phụ lục A1)
Những thuyền trưởng có tuổi cao thì có nhiều kinh nghiệm khai thác hơn, nắm bắt được nhiều kỹ thuật trong hoạt động khai thác hơn Nhưng ngược lại, sức khoẻ có phần hạn chế hơn so với những người trẻ Nhìn chung, thuyền trưởng tàu < 90CV ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, đa số còn trẻ có tuổi nằm trong khoảng từ 20 đến 39 tuổi Điều này, cho thấy nghề lưới kéo ở hai tỉnh nghiên cứu đang thu hút mạnh số lao động trẻ, đây là vấn đề quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho hai tỉnh nói riêng và cho cả ĐBSCL nói chung (nhận xét này chỉ cho thuyền trưởng) Nhưng nhìn chung thì làm nghề biển thường là lao động trẻ
Sự phân bố giới tính của chủ tàu ở biểu đồ 4.2, cho thấy nam giới giữ vai trò quan trọng trong việc sở hữu tàu khai thác hải sản, chiếm tỉ lệ 86,7% đối với nhóm công suất máy < 45CV và 86,6% đối với nhóm công suất máy > 45CV Chỉ là với chủ tàu, sự phân bố giới tính giữa hai nhóm tàu tương đối đồng đều, nam giới nhiều hơn nữ Nhìn chung, sự phân công lao động phổ biến trong khai thác hải sản hầu hết là nam vì các hoạt động khai thác này mang tính nặng nhọc, điều kiện sinh hoạt khó khăn (Phụ lục A2)
Trang 35Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.1: Tuổi của thuyền trưởng theo nhóm công suất máy
Hình 4.2: Giới tính của chủ tàu
4.1.1.2 Trình độ văn hoá của thuyền trưởng
Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) không chỉ phụ thuộc vào sự quản lý và hướng dẫn của chính quyền địa phương mà nó còn lệ thuộc rất nhiều vào ý
thức cũng như sự am hiểu của người dân về nguồn lợi này
10203040506070
>45CV
Trang 36Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.3 bên dưới cho thấy trình độ văn hoá của thuyền trưởng đa số là ở trình độ cấp 1 và cấp 2 cho cả hai nhóm công suất máy < 45CV và > 45CV Chỉ có 6,7% thuyền trưởng của cả hai nhóm công suất trên đây có trình độ cấp
3, không có thuyền trưởng nào có trình độ văn hoá cao hơn Tuy nhiên, cũng vẫn có thuyền trưởng khai thác mù chữ mà chúng tôi chưa điều tra được
Hình 4.3 Trình độ văn hoá của thuyền trưởng Trình độ văn hóa thấp, cơ hội tìm việc làm khác khó khăn nên họ tham gia đánh bắt thủy sản Mặt khác do trình độ văn hóa thấp dẫn đến sự hiểu biết về chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân không cao Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ nguồn lợi cũng như công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục do đó cần chú ý đến nhóm đối tượng này trong việc tuyên truyền để đạt hiệu quả cao hơn (Phụ lục A3)
4.1.1.3 Các loại nghề khai thác chủ yếu trước đây
Theo kết quả khảo sát cho thấy những ngư dân hoạt động khai thác nghề lưới kéo là chính Bên cạnh nghề lưới kéo, vẫn có một số hộ đã từng tham gia vào các hoạt động khác nhằm tăng thêm thu nhập như: lưới rê, lưới vây, hoặc trước kia các hộ đã từng làm các nghề như: lưới vây, lưới rê,
Dựa theo biểu đồ 4.4 bên dưới thì số hộ khai thác tham gia lưới rê chiếm tỉ lệ 13,3% và làm nghề khác là 10% bao gồm cả hai nhóm công suất máy < 45CV
và > 45CV, nhưng chỉ có 3,3% và 6,7% tham gia lưới vây lần lượt cho nhóm tàu có công suất máy < 45CV và > 45CV, chiếm tỉ lệ thấp nhất Những lý do như nghề lưới vây nặng vốn đấu tư, ngư trường không thích hợp, năng suất thấp hơn lưới kéo,… nên họ chuyển qua làm lưới kéo Ngoài ra, có những hộ
010203040506070
>45CV
Trang 37Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
không có đất canh tác hoặc trong những ngày không hoạt động khai thác, họ hoặc những thành viên trong gia đình hoạt động ngành nghề khác như làm thuê, dịch vụ cho khai thác thuỷ sản, tiêủ thương,… Với mục đích là để tăng thêm thu nhập cho gia đình
Các loại nghề KT trước đây của tàu >45CV
Lưới rê, 13.3
Lưới kéo, 70
Lưới vây, 6.7
Nghề khác, 10
Hình 4.4 Tỷ lệ số hộ khai thác theo các hoạt động kinh tế chủ yếu trước đây
4.1.1.4 Kinh nghiệm khai thác thuỷ sản của thuyền trưởng
Đối với nhóm công suất máy < 45CV, khảo sát trên 30 tàu thì có 53,3% thuyền trưởng có số năm kinh nghiệm từ 6-10 năm chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là từ 2-5 năm thì có 33,3% và từ 11-15 năm cũng chiếm tỉ lệ khá cao 13,3%, thấp nhất là 0% ở 20 năm
Đối với nhóm công suất máy > 45CV, thì tương tự số tỉ lệ % tương ứng là: 46,7%, 23,3%, 20% và 10% kinh nghiệm ở 20 năm
Hình 4.5 cho thấy thuyền trưởng tàu nhóm công suất máy < 45CV có số năm kinh nghiệm thấp hơn nhóm công suất > 45CV Kết hợp với bảng trên chứng
tỏ những người có tuổi tác cao họ có nhiều kinh nghiệm khai thác, nắm bắt được kĩ thuật khai thác cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt như: con nước, thời điểm nào bắt đầu đánh bắt, Ngư dân cho rằng, những người hoạt động khai thác với loại hình khai thác nhỏ nên không cần có trình
độ học vấn cao như các hoạt động khác và những yếu tố rủi ro trong khai thác
là không lớn vì thông tin đã được cập nhật, vì thế kinh nghiệm là điều quan trọng đối với hộ khai thác (Phụ lục A4)
Các loại nghề KT trước đây của tàu <45CV
Lưới rê, 13.3
Lưới kéo, 73.3
Lưới vây, 3.3
Nghề khác, 10
Trang 38Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.5: Kinh nghiệm khai thác của thuyền trưởng
4.1.1.5 Kiến thức về khai thác và kiến thức về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của các thuyền trưởng
Như đã nói, những nguyên nhân gây giảm sút nguồn lợi thủy sản chính là con người tác động đến nguồn lợi thủy sản một cách không hợp lý Điều đáng nói
là người dân chỉ thấy lợi ích trước mắt, chỉ quan tâm tới lợi ích của mình mà không nghĩ đến thế hệ tương lai
Qua hình 4.6 cho thấy những người hoạt động khai thác đa số là có trình độ chuyên môn về khai thác chủ yếu đối với nhóm công suất máy < 45CV thì có bằng thuyền trưởng và máy trưởng là 20%, chỉ có bằng thuyền trưởng là 23,3%, máy trưởng là 6,7%; tuy nhiên số thuyền trưởng không có trình độ chuyên môn khá cao chiếm đến 50% trong tổng số mẫu điều tra được ở nhóm công suất < 45CV Đối với nhóm công suất máy > 45CV thì 100% thuyền trưởng đều có trình độ chuyên môn khai thác thuỷ sản và tỉ lệ tương ứng là: 80% có trình độ thuyền trưởng và máy trưởng, 20% có trình độ chuyên môn thuyền trưởng Nhìn chung, trình độ chuyên môn KTTS của thuyền trưởng tàu công suất > 45CV cao hơn nhiều so với trình độ chuyên môn của thuyền trưởng tàu công suất < 45CV Vì những lý do như tàu < 45CV không có qui định về các loại bằng thuền trưởng hay máy trưởng như tàu > 45CV, mặt khác
do tàu < 45CV chỉ đánh ven bờ, trọng tải nhỏ, thời gian khai thác ngắn,… nên vấn đề ít được quan tâm
33.3
53.3
13.3
023.3
46.7
20
10
0102030405060
2 – 5 6 – 10 11 – 15 > 15Các khoảng kinh nghiệm (năm)
>45CV
Trang 39Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.6: Trình độ chuyên môn KTTS của thuyền trưởng Bên cạnh đó kiến thức về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng rất quan trọng Theo kết quả điều tra cho thấy kiến thức về khai thác và BVNLTS còn hạn chế Kiến thức khai thác và BVNLTS chủ yếu có được từ bạn bè, tự tìm hiểu hay xem ti vi, nghe đài, một số ít được tập huấn Thế nhưng, vẫn còn có tỷ lệ 1/3 trong tổng số hộ KTTS không quan tâm đến công tác BVNLTS (33,3% với nhóm công suất máy < 45CV và 30% với nhóm > 45CV) Những hộ này đời sống còn khó khăn, khai thác là hoạt động chủ yếu đem lại thu nhập hàng ngày
để nuôi sống gia đình, nên họ không quan tâm đến công tác bảo vệ nguồn lợi nên chú ý hơn về công tác tuyên truyền và xử lý đối với nhóm này Tuy nhiên, cũng có những gia đình chấp hành tốt chính sách BVNLTS chiếm 66,7% và 70% đối với nhóm công suất máy < 45CV và > 45CV Những gia đình này có
đủ điều kiện kinh tế, hoặc gia đình làm nghề buôn bán hay dịch vụ thuỷ sản và các nghề khác, nên họ không đánh bắt thủy sản nhiều (Phụ lục A5)
Nhìn chung, có thể nhận xét rằng kiến thức về khai thác và BVNLTS chưa thật sự được các ngư dân KTTS ở địa bàn nghiên cứu quan tâm đúng mức
50
6.70
80
20
00
102030405060708090
Không có Thuyền
trưởng &
Máytrưởng
Thuyềntrưởng
Máytrưởng
>45CV
Trang 40Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.7: Nhận định của ngư dân về KTTS ảnh hưởng đến NLTS
4.1.2 Nhân khẩu và lao động
Một trong những nguyên nhân làm cho nguồn lợi thủy sản bị suy giảm là do dân số tăng nhanh, để đáp ứng nhu cầu hàng ngày và thu nhập kinh tế cho gia đình trong khi thiếu cơ hội từ các nghề khác nên việc gia tăng khai thác thủy sản làm NLTS ngày một cạn kiệt
Số nhân khẩu trung bình trong gia đình chủ tàu là 7,1 người/hộ, cho cả hai nhóm công suất máy Trong một gia đình thường có 2 đến 3 thế hệ cùng chung sống, số lao động gia đình tham gia khai thác hải sản trung bình là 2,8 người Điều này cho thấy dù số người trong gia đình tham gia khai thác không nhiều nhưng số nhân khẩu trong gia đình lại khá cao, ảnh hưởng đến thu nhập và mức sống của các hộ khai thác hải sản
Số nhân khẩu không đồng đều trong các hộ gia đình, hộ có số nhân khẩu trên 5 người chiếm tỉ lệ cao đối với nhóm công suất máy < 45CV là 86,7% và > 45CV là 96,7% Điều này sẽ làm tăng thêm khó khăn cho mỗi gia đình và tạo
áp lực cho xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, nhu cầu lương thực thực phẩm và nhiều vấn đề có liên quan Đáng quan tâm là khi dân số trong gia đình đông, thu nhập chính lại từ đánh bắt thủy sản thì nguy cơ khai thác thủy sản quá mức của gia đình là rất cao Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện và phát triển các công cụ đánh bắt hiện đại hoặc sử dụng các ngư cụ bị cấm nhằm đạt được năng suất và thu nhập cao hơn Điều
đó làm cho nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng rất nhiều tới đa
Không ảnhhưởng
>45CV