1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính samsung electronic

59 4,1K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 225,69 KB
File đính kèm excel Samsung Electronic.rar (238 KB)

Nội dung

Do vậy, ta cần phải phân tích báo cáo tài chính để thấy được những vấn đềtrong hoạt động kinh doanh như khoản phải thu có tăng lên hay không, chính sách chokhách hàng nợ của công ty có t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

-0O0 -Đề tàiPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2010

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

1 LÊ THỊ SƠN CA (nhóm trưởng)

Viết phần ‘phân tích bảng cân đối kế toán’ và ‘phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ’ của chương 2, tổng hợp toàn bộ bài

2 TRẦN THỊ THANH HIỀN

Viết chương 1, phần ‘Phân tích hiệu quả hoạt động’ và ‘phân tích hiệu quả sử dụng vốn’ của chương 3

3 NGUYỄN NGỌC LONG

Viết phần ‘phân tích khả năng thanh toán’ và ‘Phân tích tình hình đầu tư và các công

cụ tài chính’ của chương 3

4 ĐOÀN TIẾN LUẬN

Viết phần ‘phân tích bảng báo cáo thu nhập’ của chương 1, ‘phân tích khả năng sinh lời của Samsung’ của chương 2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi khi nói về một công ty nào đó, điều đầu tiên chúng ta thường liên tưởng đến

là những thương hiệu nổi tiếng, lợi nhuận cao, hay quy mô lớn của nó Nhưng đó chỉ

là những hình ảnh huy hoàng bên ngoài của nó, còn những cái chi tiết bên trong làmnên hình ảnh đó thì ít ai có thể biết được Để có được một bức tranh hoàn chỉnh về mộtcông ty, một nhà quản trị hay một nhà đầu tư không chỉ nhìn công ty đó dưới nhữngthương hiệu hay quy mô mà họ còn có một công cụ hữu ích giúp họ soi rọi những vấn

đề cụ thể làm nên bức tranh của công ty đó Đó chính là báo cáo tài chính của công ty.Báo cáo tài chính có một tầm quan trọng đặc biệt đối với một công ty Trong báocáo tài chính chứa đựng những thông tin mà bất cứ nhà quản trị nào, một chủ nợ nàohay một nhà đầu tư quan tâm nào của công ty đều muốn biết Tuy nhiên, không phải ainhìn vào các bảng báo cáo tài chính cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của những con sốtrong đó Do vậy, ta cần phải phân tích báo cáo tài chính để thấy được những vấn đềtrong hoạt động kinh doanh như khoản phải thu có tăng lên hay không, chính sách chokhách hàng nợ của công ty có tốt hay không nếu kỳ thu tiền bình quân tăng lên, hayhàng tồn kho như vậy có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty haykhông… Việc phân tích báo cáo tài chính ngoài việc cho ta thấy công ty có hoạt độngkinh doanh hiệu quả hay không còn cho thấy hoạt động đầu tư và hoạt động tài chínhcủa công ty có hiệu quả hay không, có mang lại giá trị tăng thêm cho nhà đầu tư haykhông và nếu là chưa hiệu quả thì cần điều chỉnh ở đâu để mang lại hiệu quả đó

Ý thức được tầm quan trọng của báo cáo tài chính chúng em đã cố gắng nghiêncứu và thực hiện đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Samsung Electronic” Chọn công

ty Samsung cho đề tài phân tích báo cáo tài chính, chúng em hi vọng luyện tập chomình không những khả năng đọc báo cáo tài chính của một công ty mà còn là báo cáotài chính của một công ty nước ngoài Do có sự thay đổi tỉ giá qua thời gian nên toàn

bộ đơn vị tiền sử dụng trong bài sẽ là Korea Won (KRW) thay vì USD để tiện cho việcphân tích

Vì đây là bài phân tích báo cáo tài chính đầu tiên của chúng em nên dù có cố gắngchắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót Mong thầy thông cảm và góp ý chochúng em

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ SAMSUNG 6

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA SAMSUNG 7

2.1 Phân tích báo cáo tài chính của Samsung 7

2.1.1 Phân tích báo cáo thu nhập của Samsung 7

2.1.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của Samsung 8

2.1.1.2 Phân tích tình hình chi phí của Samsung 14

2.1.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Samsung 15

2.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán của Samsung 20

2.1.2.1 Phân tích tài sản 23

a Tài sản ngắn hạn 25

b Tài sản dài hạn 28

2.1.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn 30

a Phân tích tổng nợ 34

b Phân tích vốn chủ sở hữu 37

2.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 39

2.1.3.1 Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 41

2.1.3.2 Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư 42

2.1.3.3 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính 43

2.1.3.4 Nhận xét 44

2.2 Phân tích các tỉ số tài chính 47

2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán 47

2.2.1.1 Phân tích các khoản phải thu 47

2.2.1.2 Phân tích các khoản phải trả 48

2.2.1.3 Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền 50

2.2.1.4 Phân tích khả năng thanh toán nhanh 50

2.2.1.5 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành 50

2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động 51

2.2.3 Phân tích tình hình đầu tư và các công cụ tài chính 53

2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 54

Trang 5

2.2.5 Phân tích khả năng sinh lời của Samsung 57

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 58 KẾT LUẬN 59

Trang 6

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ SAMSUNG

Samsung corp hiện nay tiền thân là Công ty Samsung T&C, được sáng lập vào

năm 1938 tại Daegu, Hàn Quốc Cha đẻ là chủ tịch Lee - Byung - chul chuyên buôn

bán trái cây, cá khô Năm 1960, Công ty điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanhmới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu Từ đó, tên tuổi của nó liên tục đượckhẳng định dưới sự kế thừa của nhưng nó thực sự nổi tiếng và đi lên dưới bàn tay củaLEE - kun –hee, con trai Lee - Byung – chul

Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải làmột thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc Sau nhiều cải cách đột phá, phương châm

hoạt động rõ ràng, là 1 trong 500 thương hiệu hàng đầu châu Á, Samsung đã có tên

trong top 20 thương hiệu hàng đầu thế giới năm thứ hai liên tiếp theo bảng xếp hạng

“100 Thương Hiệu Hàng Đầu Thế Giới” (100 Best Global Brands) do tạp chí

Business Week và Interbrand công bố ngày 15 tháng 9 năm 2010

Hiện tại, Samsung Corp hoạt động trên các lĩnh vực chính:

 Công nghiệp điện tử

 Công nghệ hóa chất

 Dịch vụ tài chính

 Và các dịch vụ khác với vai trò là thành viên liên kết

Hiện tại, có tổng cộng 25 công ty con đang hoạt động trong tập đoàn, cùng với 1khách sạn và 7 trung tâm làm các hoạt động thuộc về dịch vụ chung cho thương hiệuSamsung (Hotel ShillaCo., Ltd; Samsung Life Public WelfareFoundation, S1Corporation, Samsung Medical Center, Samsung Economic Research Institute,Samsung Foundation of Culture…)

Trong đó, các sản phẩm chính yếu (main businesses) mang về lợi nhuận ổn địnhhàng năm là TVs, Điện thoại di động ( Mobile handset), memory chips, và LCDs

Trang 7

Bên cạnh đó những sản phẩm công nghệ mới, nhiều triển vọng, có doanh thu vàlợi nhuận biên cao đó là: notebook computer, thiết bị điện tử gia dụng (digital homeappliances, hệ thống LSI.

Sản phẩm cốt lõi mang về cả tên tuổi và lợi nhuận cho Samsung Corp từ quá khứ

và liên tục tăng ở hiện tại là TVs ( LCD Tv; LED Tv; 3D Tv) và Điện thoại di động( touchscreen và smartphone)

Trong những năm qua, với tình hình kinh tế biến động mạnh, nhưng Samsung vẫngiữ được những nhịp độ ổn định Năm 2009,doanh thu tiếp tục tăng đạt 139 nghìn tỷKRW, cao nhất trong 4 năm qua, tăng 15% so với năm trước, lợi nhuận hoạt động đạt11.3 nghìn tỷ KRW, tăng đột biến 91% so với năm 2008

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA SAMSUNG

2.1 Phân tích báo cáo tài chính của Samsung

2.1.1 Phân tích báo cáo thu nhập

Báo cáo kết quả kinh doanh của Samsung qua các năm(đơn vị là triệu won sẽ được

sử dụng trong toàn bài):

Trang 8

thuế 8.125.313 9.827.646 9.632.873 6.577.775 12.565.050

Lợi nhuận thuần 6.907.067 8.193.659 7.922.981 5.890.214 10.229.921

Có thể quy về:

Lợi ích kiểm soát 6.174.042 7.926.087 7.420.579 5.525.904 9.649.487 Lợi ích của cổ

đông thiểu số 733.025 267.572 502.402 364.310 580.434

2.1.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của Samsung

Tốc độ tăng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm:

Trang 9

2006 doanh thu là 85.425.626 triệu won, tăng 4.796.116 triệu tức tăng 5.95% Năm

2007 doanh thu là 98.507.817 triệu, tăng 13.082.191 triệu tức tăng 15.31%, tăng nhanhhơn nhiều so với năm 2006 Doanh thu 2008 là 121.294.319 triệu, so với năm 2007doanh thu tăng 22.786.502 triệu tương đương 23.13% Đây là năm doanh thu có sự giatăng đột biến so với các năm Đến năm 2009, doanh thu là 138.993.671 triệu, tăng17.699.352 triệu tương ứng với 14.59%

Giai đoạn 2005-2009 là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, đây là thờiđiểm khủng hoảng kinh tế thế giới manh nha và xảy ra, thị trường nguyên liệu, nhiênliệu tăng cao gây nhiều khó khăn cho các công ty Tuy vậy, Samsung vẫn tiếp tục mởrộng và duy trì được một sự tăng trưởng khá cao vượt qua được những thách thứctrong giai đoạn này Có thể nói rằng Samsung là một thương hiệu lớn, đã xây dựng

Trang 10

được một nền tảng kinh doanh vững chắc trong nhiều năm Từ nguồn cung ứng, cácđối tác làm ăn, hệ thống phân phối đến nguồn nhân lực, bộ máy cơ cấu hoạt động củacông ty đều là một hệ thống chặt chẽ Công ty cũng đã chiếm được một thị phần lớntrên thị trường toàn cầu về các mặt hàng điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực điện thoại diđộng, Samsung là một trong ba thương hiệu lớn nhất thế giới cùng với Nokia vàMotorola Tuy vậy, Samsung không bao giờ chủ quan, luôn cố gắng để giữ vững vị tríhiện tại của mình, đồng thời mong muốn tìm một vị trí cao hơn trong tương lai Bằngchứng là qua các năm, công ty liên tục đưa ra các sản phẩm mới mang tính sáng tạocao và có nhiều giá trị; liên tục qua các năm công ty chi nhiều vốn cho công việcnghiên cứu và phát triển sản phẩm, công tác quảng cáo, tăng cường thương hiệu, xâydựng hình ảnh, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm thêm các thị trường mới…nhờ vậy từnăm 2005 đến nay doanh thu của Samsung liên tục tăng với một tốc độ khá cao Trongnăm 2005, doanh thu của Samsung là 80.629.510 triệu won Đây là kết quả của mộtnăm hoạt động tích cực của Samsung Trong năm này, công ty đã chi cho việc nghiêncứu và phát triển sản phẩm lên đến 4.6 tỉ USD Kết quả mang lại cho công ty chính làmột nguồn doanh thu khá lớn đồng thời về mặt thương hiệu Samsung đã lọt vào bảngxếp hạng của 100 thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới do tổ chức Interbrand bình chọn,trở thành thương hiệu châu Á đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng danh tiếng này Trong 5năm từ 2000 đến 2005, Samsung được công nhận là thương hiệu có tốc độ tăng trưởngcao nhất trên toàn cầu Theo đánh giá hàng năm của tạp chí Interbrand thuộc BusinessWeek, Samsung đang xếp thứ 20 trong số 100 thương hiệu lớn nhất toàn cầu Giá trịthương hiệu của Samsung 2005 đạt 14,95 tỷ USD, tăng 186% trong vòng 5 năm.

Ta đi vào phân tích các sản phẩm chính của Samsung để thấy cụ thể hơn:

 Năm 2005

Trang 11

sản phẩm LCD và thiết bị kĩ thuật số đóng góp phần còn lại với doanh thu và tỉ trọnglần lượt là 8.715.225 triệu, 11,9% và 5.617.708 triệu và 7,67%

Lĩnh vực kinh doanh phương tiện kĩ thuật số luôn là thế mạnh của Samsung, công

ty là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các sản phẩm như tivi kĩ thuật số, màn hìnhmàu, đầu DVD kĩ thuật số, máy in… mang lại cho Samsung một nguồn doanh thu lớn.Trong lĩnh vực kinh doanh mạng lưới truyền thông, với việc tung ra hàng loạt cácsản phẩm wireless, các thiết bị nghe nhìn, điện thoại di động… có giá trị chất lượngsản phẩm cao, Samsung đã vượt qua Sony để vươn lên ở vị trí nhà sản xuất điện thoại

di động lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Motorola và Nokia, chiếm giữ một phần thị trườngrộng lớn, đóng góp phần doanh thu lớn nhất cho Samsung

Dù không mạnh như các lĩnh vực còn lại, việc kinh doanh các sản phẩm như tủlạnh, máy giặt, máy điều hòa, máy hút bụi… trong lĩnh vực thiết bị kĩ thuật số cũngđem lại cho Samsung một nguồn doanh thu không nhỏ là 5.617.708 triệu won trongnăm 2005

Mặc dù có nhiều đại gia trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm bán dẫn, Samsung vẫn làmột trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về các loại bộ nhớ trong, ngoài củamáy vi tính, thẻ nhớ điện thoại, chip điện thoại, mp3… Doanh thu trong lĩnh vực kinhdoanh này chỉ đứng sau việc kinh doanh mạng lưới truyền thông

LCD là sản phẩm mới xuất hiện trong một thập kỷ trở lại đây nhưng tốc độ pháttriển của nó khá nhanh, người tiêu dùng ngày càng chấp nhận và tìm kiếm sản phẩmnày nhiều hơn Sự tăng trưởng của ngành này đã mang lại một khoảng doanh thu là8.715.225 triệu won để đóng góp 11,9% vào tổng doanh thu của Samsung Cũng trongnăm 2005 với một sự tăng trưởng là 20%, Samsung tiếp tục giữ vị trí là nhà sản xuấtmàn hình LCD lớn nhất thế giới

 Năm 2006

Mặc dù tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng doanh thu trong năm này của Samsung chỉ

là 5,95% Đây là một năm đầy khó khăn với Samsung vì thời điểm này giá dầu đặcbiệt tăng cao kéo theo giá các nguyên vật liệu cũng gia tăng Thêm vào đó, việc tốc độphát triển của Mỹ và Trung Quốc giảm đã gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu, giá đolagiảm đã gây ra nhiều khó khăn vì phần lớn hơn của doanh thu đến từ việc xuất khẩu,tức là từ thị trường toàn thế giới Tuy nhiên, Samsung đã nỗ lực để kiềm chế tăng chiphí và giá cả của các sản phẩm và cuối cùng đã giữ được một tốc độ tăng trưởng là5,95%

Xét cụ thể:

Trang 12

tỉ trọng lần lượt là 10,9 ngàn tỉ, 14% và 5,5 ngàn tỉ, 7%

Nổi bật lên trong các lĩnh vực kinh doanh điện tử của Samsung là ngành kinh doanhphương tiện kĩ thuật số Tuy doanh thu thuần nhìn chung tăng không cao, chỉ 6,5%nhưng về mảng này Samsung đã có tăng trưởng đến 17,24% làm tỉ trọng của khu vựctrong tổng doanh thu này tăng từ 24,11% năm 2005 lên 27% năm 2006 Trong nămnày, Samsung đã có sự bất phá, vượt qua cả những đại gia lớn trên thế giới khi doanhthu của những dòng sản phẩm tivi mới đã tăng đến 60% so với năm 2005 đạt đến 10 tỉUSD

Doanh thu lĩnh vực kinh doanh mạng lưới truyền thông đã xuất hiện những dấu hiệukhông tốt khi giảm 3,24% Tương tự, lĩnh vực thiết bị kĩ thuật số cũng đã giảm 2,4%làm tỉ trọng trong tổng doanh thu năm 2006 giảm xuống còn 7% trong khi năm 2005 là7,67% Riêng trong những lĩnh vực này thì Samsung không những phải chịu nhữngkhó khăn khách quan từ thị trường thế giới mà còn phải chịu áp lực từ sự cạnh tranh từphía các công ty truyền thông và di động khác

Lĩnh vực kinh doanh chất bán dẫn vẫn mang lại nguồn doanh thu chiếm tỉ trọng caotrong tổng doanh thu của Samsung Năm 2006, tỉ trọng doanh thu từ khu vực này là27% so với năm 2005 là 27,76% do tổng doanh thu thuần tăng đến 6,5% trong khikhuc vực này chỉ tăng trưởng có 1,81%

Doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm LCD vẫn tiếp tục tăng mạnh dùcho đây là một năm tài chính khó khăn Doanh thu khu vực này đã tăng trưởng đến25,07% là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỉ trọng doanh thu khu vực này tăngđến 14% năm 2006 trong khi năm 2005 là 10,9%

 Năm 2007

Trang 13

Sau nhiều khó khăn trong năm 2006, Samsung đã tìm lại được tốc độ tăng trưởngdoanh thu cao trong năm 2007 là 15,31%, tương ứng tăng 13.082.191 triệu won để đạtdoanh thu năm 2007 là 98.507.817 triệu won Mặc dù năm 2007 tiếp tục là một nămkhó khăn của nền kinh tế thế giới, Samsung đã có một năm kinh doanh thành công.Công ty đã liên tục tung ra các sản phẩm mới đáp ứng được thị trường nhờ nắm đượcnhu cầu,đón bắt được những xu hướng mới đưa công ty vượt qua được tình hình khókhăn chung của toàn thế giới.

Cụ thể:

2006

Tỉ trọng 2007 Tỉ trọng 2006

Số liệu của hãng nghiên cứu thị trường DisplaySearch cho thấy, thị phần của Samsung

đã đạt 13.6% trong tổng doanh số TV bán ra trên toàn cầu, so với 11.4% của LG, 7.4%của Philips và 6.6% của Sony Hai khu vực kinh doanh mạng viễn thông và kinhdoanh chất bán dẫn đổi vị trí cho nhau với doanh thu và tỉ trọng lần lượt là 23.767.268triệu, tương ứng 25% và 22.331.501 triệu, tương ứng 18% doanh thu

Nhìn chung đây là một năm có doanh thu tăng cao của Samsung trong đó khu vực

có tốc độ tăng trưởng cao nhất vẫn là lĩnh vực kinh doanh LCD với 56,54% Lĩnh vựckinh doanh có tỉ trọng trong tổng doanh thu cao nhưng tốc độ tăng trưởng lại khôngbằng các khu vực khác là lĩnh vực kinh doanh chất bán dẫn với tốc độ tăng trưởng là7,88% Điều này là do giá của các sản phẩm trong khu vực kinh doanh này như các bộnhớ RAM, bộ nhớ flash, các loại chip…bị sụt giảm mạnh trong năm 2007 do tìnhtrạng thừa cung, do vậy dù chiếm 27,6% thị phần chip điện tử toàn thế giới, tốc độ

Trang 14

tăng trưởng của Samsung ở khu vực này lại giảm các khu vực còn lại đều thể hiệnnhững thành công của Samsung trong năm 2007

 Năm 2008

Samsung tiếp tục có sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong năm 2008 với doanhthu đạt 121.294.319 triệu won, tăng 22.786.502 triệu tương đương 23,13% Đây quả làđiều đáng khen vì đây là năm đầu tiên thế giới phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộckhủng hoảng kinh tế

Trang 15

khoảng từ hơn 15% đến hơn 21% và thứ tự tỉ trọng doanh thu của các mảng kinhdoanh này cũng không có gì thay đổi đáng kể.

2.1.1.2 Phân tích tình hình chi phí của Samsung

Ta có bảng cơ cấu của doanh thu qua các năm :

Lợi nhuận trước thuế 10,08% 11,5% 9,78% 5,42% 9,04%

Lợi nhuận thuần 8,57% 9,59% 8,04% 4,86% 7,36%

Kết hợp với bảng tốc độ tăng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm ta thấyrằng, từ năm 2005 đến năm 2009 tốc độ tăng của chi phí sản xuất là khá cao, thấp nhất

là 7,96% khi doanh thu tăng 5,95% và cao nhất lên đến 26,64% khi doanh thu tăng23,13%, luôn cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu Đây là nguyên nhân giải thích

vì sao trong các năm này(trừ năm 2009), tỉ trọng của chi phí trong doanh thu luôn tăng,

từ 68,53% năm 2005 lên 74% năm 2008 Chi phí tăng trong những năm này có thể là

do sự tăng giá đột biến của xăng dầu và các nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong sảnxuất Đây thực sự là một áp lực chi phí đối với Samsung Đến năm 2009 có vẻ nhưSamsung đã thu được hiệu quả về chi phí, chi phí chỉ tăng 10,23% trong khi doanh thutăng đến 14,59% đã làm cho tỉ trọng của chi phí trong doanh thu giảm xuống còn71,19% Trái ngược với chiều hướng gia tăng của chi phí sản xuất là chi phí quản lý vàchi phí bán hàng Để giảm áp lực về chi phí, Samsung đã cố gắng cắt giảm chi phíquản lý bán hàng và chi phí quản lý khi không thể cắt giảm chi phí sản xuất Thế nêntrong năm 2006, chi phí quản lý và bán hàng đã giảm từ 17.802.357 triệu won xuốngcòn 16.765.553 triệu won, tức đã giảm 5,82% Tỉ trọng của chi phí quản lý và bánhàng trong tổng doanh thu vì thế mà cũng đã giảm từ 22,08% năm 2005 xuống còn19,63% năm 2006 Đến năm 2009, chi phí này là 28.470.988 triệu won, tức chiếm20,48% tổng doanh thu Theo cách làm này, Samsung có thể cho ra đời một bộ máyhiệu quả hơn, tức Samsung sẽ giảm chi phí quản lý bằng cách tinh giảm bộ máy quản

lý, nhưng cũng phải cẩn trọng vì nếu tinh giảm nhầm người Samsung có thể mất đinhững nguồn nhân lực quan trọng và sẽ phải trả một cái giá rất đắc Cũng như vậy,muốn giảm chi phí bán hàng có thể dùng nhiều cách như giảm lượng nhân viên, giảmchính sách đãi ngộ, thay đổi chính sách bán hàng, thay đổi phương thức bán hàng…nhưng nếu thực hiện không tốt, có thể dẫn đến những hệ quả không tốt cho công ty

Trang 16

như chi phí giảm nhưng doanh thu cũng giảm, giảm chính sách đãi ngộ có thể làm chonhân viên không mấy mặn mà với công việc… Do sự giảm chi phí này mà tổng chi phíhoạt động kinh doanh không tăng như tốc độ tăng của chi phí sản xuất, làm giảm mứcảnh hưởng của chi phí sản xuất đến lợi nhuận của công ty.

Chi phí ngoài hoạt động kinh doanh tính đến năm 2009 là 11.195.959 triệu won,bằng khoảng 8,06% so với doanh thu, con số này cũng gần tương đương với năm 2008

là 8,47% Tuy nhiên những năm trước đó chi phí này chỉ bằng khoảng hơn 3% so vớidoanh thu, cụ thể là năm 2005 chi phí này bằng 3,06% doanh thu tương ứng với2.470.041 triệu won, năm 2006 bằng khoảng 3,03% doanh thu tương ứng 2.590.381triệu won và năm 2007 là 3,54% tương ứng 3.485.352 triệu won Để ý đến bảng trên,

ta thấy rằng biến động của thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gầngiống như biến động của chi phí ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh Như vậy, sựbiến động của chi phí ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh là sự biến động tương ứngvới sự biến động của thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Samsung

 Phân tích lãi gộp

2005 2006 2007 2008 2009 0

Quan sát biểu đồ của lãi gộp qua các năm, ta thấy lãi gộp tăng từ năm 2005 đến năm

2009 nhưng chỉ đặc biệt tăng mạnh ở năm 2009, các năm trước tăng không mạnh.Năm 2005, lãi gộp là 25.377.855, đến năm 2006 lãi gộp là 25.773.364 triệu won tăng1,56% Tốc độ tăng trưởng của lãi gộp qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là7,19%, 14,13% và 27,01% Kết quả này có thể được giải thích là do chi phí sản xuấttăng mạnh trong những năm đầu và tăng chậm lại ở năm cuối của giai đoạn 2005 –

2009 Do vậy, khi tỉ trọng của chi phí trong doanh thu tăng qua các năm và giảm ở

Trang 17

năm 2009 thì tỉ trọng của lãi gộp trong tổng doanh thu lại giảm ở các năm 2005 đến

2008 và tăng ở năm 2009

 Phân tích lãi từ hoạt động kinh doanh

Biểu đồ lãi từ hoạt động kinh doanh:

2005 2006 2007 2008 2009 0

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Quan sát biểu đồ, ta thấy rằng, lợi nhuận tăng ở năm 2006, giảm nhẹ ở năm 2007,đặc biệt giảm ở năm 2008 và lại tăng mạnh ở năm 2009 Năm 2005 lợi nhuận là7.575.498 triệu won thì năm 2006 lợi nhuận tăng 1.432.313 triệu won tức tăng 18,91%thành 9.007.811 triệu won Năm 2007, lợi nhuận là 8.973.286 triệu, giảm 34.525 triệutương đương 0,38% so với năm 2006 Năm 2008, lợi nhuận giảm mạnh xuống còn6.031.863 triệu, giảm 2.941.423 triệu tương đương 32,78% so với năm 2007 Chỉ đếnnăm 2009, lợi nhuận tăng trở lại và tăng mạnh, lợi nhuận là 11.577.651 triệu, đã tăng5.545.788 triệu tương ứng với 91,94% so với năm 2008 Quan sát tốc độ tăng trưởngcủa chi phí, ta thấy năm các năm 2005, 2006, 2007 chi phí sản xuất tăng nhanh hơndoanh thu nhưng chi phí quản lý và bán hàng lại giảm hoặc tăng không bằng tốc độtăng của doanh thu nên dù lợi nhuận có giảm thì giảm cũng không đáng kể Nhưng đếnnăm 2008, khi tốc độ của chi phí sản xuất là 26,64% thì tốc độ tăng trưởng của chi phíquản lý và bán hàng là 36,7%, sự gia tăng cộng hưởng của hai loại chi phí này đã làmcho tổng chi phí hoạt động kinh doanh tăng khá cao Do vậy, mặc dù là tốc độ tăngtrưởng của doanh thu là khá cao 23,13% nhưng lợi nhuận năm 2008 vẫn giảm mạnh,chỉ còn 6.031.863 triệu

Trang 18

 Phân tích thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh

Bảng chênh lệch giá trị qua các năm của thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh:Chỉ tiêu Chênh lệch

Trang 19

Trong khi hoạt động kinh doanh là nguồn thu nhập chính thì những hoạt động ngoàikinh doanh cũng mang lại cho Samsung những nguồn thu nhập đáng kể Năm 2005,những hoạt động này mang lại cho Samsung nguồn thu nhập là 3.019.856 triệu KRW.Năm 2006, thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh là 3.410.216 triệu KRW, tăng12,93% Năm 2007, thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh tăng 734.723 triệu KRW,tương đương tăng 21,54% đạt giá trị là 4.144.939 triệu KRW Năm 2008, thu nhậpngoài hoạt động kinh doanh tăng mạnh 161,4% đạt giá trị 10.824.270 triệu KRW Năm

2009, các hoạt động này tiếp tục mang lại cho Samsung một nguồn doanh thu lớn12.183.358 triệu KRW, tăng 12,56% so với năm 2008 Sự gia tăng của thu nhập ngoàihoạt động sản xuất kinh doanh là do những thay đổi từ các nguồn thu nhập từ cổ tức vàlãi tức, lãi hối đoái, lãi từ giao dịch ngoại tệ, thu nhập từ việc định giá vốn góp vào cácđơn vị khác qua các năm Samsung nên đặc biệt chú ý đến những hoạt động này, vìđây là những hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn, tạo ra thêm giá trị gia tăng chomỗi đồng vốn chủ sở hữu, giúp Samsung lấy được lòng tin từ các cổ đông của mình

 Phân tích lợi nhuận trước thuế và sau thuế

Biểu đồ thể hiện lợi nhuận trước thuế:

2005 2006 2007 2008 2009 0

Lợi nhuận trước thuế

Tuy lợi nhuận trước thuế được tổng hợp từ hai nguồn là lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh và nguồn thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh, nhưng nguồn thu nhập ngoàihoạt động kinh doanh vừa được phân tích ở trên là có cả chi phí Do đó, phần đónggóp của lợi nhuận ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh là khá nhỏ so với lợi nhuận từhoạt động kinh doanh Do chịu sự ảnh hưởng quyết định của lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh, lợi nhuận trước thuế có sự tăng giảm cùng chiều với lợi nhuận từ hoạtđộng kinh doanh Như ta đã thấy trên biểu đồ, năm 2005 lợi nhuận trước thuế là

Trang 20

8.125.313 triệu KRW thì đến năm 2009 lợi nhuận trước thuế đã tăng lên là 12.565.050triệu KRW.

Biểu đồ lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận trước thuế

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy là lợi nhuận sau thuế có sự thay đổi do thuế thu nhập

có tỉ suất khác nhau trong các năm khác nhau Năm 2005, lợi nhuận sau thuế là6.907.067 triệu KRW Năm 2006, tỉ suất thuế thu nhập tăng lên nên phần lợi nhuậnsau thuế sẽ tăng thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế Năm 2007, cũng nhưvậy, tỉ suất thuế thu nhập tiếp tục tăng, trong năm này thu nhập sau thuế là 7.922.981triệu KRW Năm 2008 tỉ suất thuế thu nhập giảm, giúp cho tốc độ tăng của lợi nhuậnsau thuế cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế Tuy nhiên, năm 2009 tỉ suấtthuế thu nhập lại tăng cao trở lại gây không ít thiệt hại cho Samsung Lợi nhuận sauthuế của Samsung năm 2009 là 10.229.921 triệu KRW

2.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán của Samsung

Bảng cân đối kế toán của Samsung:

Trang 21

Đầu tư góp vốn vào

Tài sản thuế thu nhập

Trang 22

Lợi nhuận giữ lại 37,369,265 44,463,683 51,065,174 55,419,571 64,261,204

Tổng vốn đầu tư của 39,707,526 45,264,411 51,665,687 58,117,009 66,827,702

Trang 24

Qua biểu đồ ta thấy được rằng, từ năm 2005 đến năm 2009 tổng tài sản có sự giatăng đều Năm 2005, tổng tài sản là 74,461,798 triệu won thì đến năm 2006 tổng tàisản là 81,366,206 triệu won, tăng 6904408 triệu tức tăng 9,27% Năm 2007 tổng tàisản tiếp tục tăng 12008930 triệu won, tức tăng 14,76% thành 93375136 triệu Năm

2008 và năm 2009 tổng tài sản tăng với tốc độ lần lượt là 12,77% và 12,33%, doanhthu lúc này tương ứng là 105300650 triệu và 118281488 triệu Có thể thấy là quy môtổng tài sản của Samsung ngày càng được mở rộng

Để hiểu rõ hơn về tổng tài sản, ta có thể theo dõi cơ cấu của tổng tài sản qua biểu đồsau:

Năm 2005, tài sản ngắn hạn là 33,399,152 triệu won, chiếm 44.85% tổng tài sảntrong khi tài sản dài hạn là 41,062,646 triệu won chiếm 55, 15%

Năm 2006, trong khi tốc độ gia tăng của tổng tài sản là 9,27%, tốc độ gia tăng củatài sản ngắn hạn là 4,76% và tốc độ gia tăng của tài sản dài hạn là 12,94% Đều nàylàm cho phần biểu đồ thể hiện tài sản ngắn hạn càng bị thu hẹp hơn, trong phần giatăng 6904408 triệu won của tổng tài sản thì tài sản dài hạn chiếm 5,314,655 triệu và tàisản ngắn hạn chỉ tăng 1,589,753 triệu

Phần biểu đồ thể hiện tài sản ngắn hạn năm 2007 được mở rộng hơn nhưng khôngnhiều do trong năm này tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn là 19,76%, tài sản dàihạn là 10,99% và do vậy tốc độ của tổng doanh thu là 14,76% Tỉ trọng của tài sảnngắn hạn là 44,87% và tỉ trọng của tài sản dài hạn là 55,13%

Trong năm 2008 và 2009, ta thấy là phần tỉ trọng của tài sản ngắn hạn ngày càngtăng, tỉ trọng tài sản dài hạn giảm Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn đã có sự tăngtrưởng qua các năm cao hơn so với tài sản dài hạn và cả tổng tài sản Thật vậy, năm

Trang 25

2008 tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn là 16,87% trong khi tốc độ tăng trưởngcủa tài sản dài hạn là 9,44% và tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản là 12,77% Năm

2009 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 26,75% trong khi tài sản dài hạn đã giảm0,21%, do vậy tổng tài sản đã tăng 12,33% Trong năm 2009, tổng tài sản tăng

12980838 triệu won là do tài sản ngắn hạn tăng 13,100,638 triệu và tài sản dài hạngiảm 119.800 triệu

Như vậy là qua các năm, tài sản dài hạn có vẻ tăng chậm và có xu hướng ít thay đổinhưng tài sản lưu động lại tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản Đểthấy rõ nguyên do sự gia tăng này, ta đi vào phân tích cụ thể hơn

23,58

Trang 26

Các khoản phải thu 45,88 46,07 45,89 44,93 42,97

 Tiền và tương đương tiền

Trong năm 2005, lượng tiền và tương đương tiền là 4.082.817 triệu won chiếm tỉtrọng 12,22% Đến năm 2006 lượng tiền và tương đương tiền là 4.222.027 triệu wontăng 3,4% chiếm tỉ trọng 12,07% Năm 2006, tỉ trọng của tiền giảm là do tốc độ tăngcủa lượng tiền và tương đương tiền thấp hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là4,76% Đến năm 2007 lượng tiền đã tăng 38,13% lên đến 5.831.989 triệu, làm tăng tỉtrọng của tiền lên thành 13,92% Năm 2008 tỉ trọng của tiền tăng mạnh lên 18%, tứctiền đã tăng 51,14% để thành 8.814.638 triệu won Đến năm 2009 tốc độ tăng của tiền

đã chậm lại, chỉ còn 22,93%, do vậy tỉ trọng của tiền bây giờ là 17,46% Trong cácnăm từ 2007 đến năm 2009, tỉ trọng của tiền tăng là do Samsung đã giảm tỉ trọng củakhoản mục các khoản phải thu Các khoản phải thu chiếm một tỉ trọng khá lớn trongtài sản lưu động, do vậy khi giảm tỉ trọng khoản mục này, sẽ có một lượng tiền khá lớnđưa sang các khoản mục khác như tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho… Khoảnmục tiền và tương đương tiền tăng có nghĩa là sẽ tăng tính linh hoạt và thanh khoảncho công ty, tuy nhiên cần phải cẩn thận Nếu tiền tăng do dòng tiền tạo ra tăng thì đây

là tiền tốt, còn nếu tiền tăng là do công ty bị ứ đọng vốn, không triển khai thêm quy

mô sản xuất, tiêu thụ thì việc tăng tiền chỉ làm cho tình hình công ty ngày một xấu đi

 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Khoản mục này có sự thiếu ổn định qua các năm 2005 – 2009 Năm 2005, giá trịcủa khoản mục này là 5.992.190 triệu won chiếm tỉ trọng 17,94% thì đến năm 2006giá trị của nó chỉ còn 5.563.147 triệu, tức giảm 429.043 triệu và chiếm tỉ trọng 15,9%.Năm 2007, khoản mục này lại tăng lên đạt 5.984.731 triệu nhưng tỉ trọng tiếp tục giảm

vì các khoản mục khác tăng nhanh hơn, tỉ trọng là 14,28% Năm 2008, khoản mục này

có sự diễn biến thất thường, có tỉ trọng thấp nhất trong các năm, chỉ chiếm 9,34%.Trong năm 2008 này, khoản mục này đã giảm đến 23,58%, chỉ còn 4,573,404 triệu.Tuy nhiên, đến năm 2009 Samsung đã chú ý nhiều hơn đến việc đầu tư tài chính ngắnhạn này Bằng chứng là trong năm này, Samsung đã tăng lượng tiền nhiều hơn gấp đôi

năm 2008, giá trị của khoản mục này bây giờ đã là 10.734.162 triệu, tăng 134,71% và

chiếm tỉ trọng 17,29% Việc không ổn định của khoản mục này có thể là do thị trườngđầu tư có nhiều biến động do sức ép của khủng hoảng kinh tế, làm tăng hoặc giảm giácác tài sản tài chính ngắn hạn mà Samsung đang nắm giữ

 Các khoản phải thu

Các khoản phải thu chiếm một tỉ trọng lớn trong tài sản lưu động Nhìn chung, tỉtrọng của khoản mục này giảm dần từ 2005 đến 2009 Năm 2005, với giá trị là

Trang 27

15.322.565 triệu các khoản phải thu chiếm tỉ trọng 45,88% tài sản lưu động Năm

2006, khoản mục này tăng 5,2% thành 16.118.823 triệu, tỉ trọng tăng lên 46,07% vì tàisản lưu động chỉ tăng 4,76% Năm 2007, các khoản phải thu tăng 19,28%, nhưng tàisản lưu động tăng 19,76 nên tỉ trọng giảm còn 45.89% Năm 2008, 2009 các khoảnphải thu tiếp tục tăng với tốc độ tăng lần lượt là 14,44% và 21,21% nhưng tỉ trọng tiếptục giảm lần lượt là 44.93% và 42,97% Sự gia tăng của các khoản phải thu qua cácnăm chứng tỏ Samsung đang ngày càng mở rộng quy mô hợp tác kinh doanh củamình, Samsung đang ngày càng có nhiều khách hàng hơn Các khoản phải thu tăng,nhưng tỉ trọng giảm dần cho thấy Samsung đang có một chính sách bán chịu có hiệuquả, có nghĩa là số khách hàng tăng lên nhưng số vốn bị khách hàng chiếm dụng lạiđang có chiều hướng giảm

 Hàng tồn kho

Giá trị hàng tồn kho năm 2005 là 5.864.889 triệu, chiếm tỉ trọng 17.56% trên tài sảnlưu động Năm 2006, giá trị hàng tồn kho là 6.753.445 triệu, tăng 15,15% chiếm tỉtrọng 19,3% trên tổng tài sản lưu động Năm 2007 giá trị hàng tồn kho là 7.968.803triệu, tăng 18% chiếm tỉ trọng 19,02% trên tổng tài sản lưu động Năm 2008, hàng tồnkho tiếp tục gia tăng 19,12% để có giá trị là 9.492.607 triệu, chiếm tỉ trọng 19.39%trên tổng tài sản Tuy nhiên đến năm 2009 tỉ trọng của hàng tồn kho trên tài sản lưuđộng đã giảm xuống còn 16,08% do tốc độ tăng của hàng tồn kho năm này chỉ có5,15%, giá trị hàng tồn kho là 9.981.064 triệu Hàng tồn kho gia tăng cho thấy dấuhiệu kinh doanh không tốt Tuy nhiên tỉ trọng của hàng tồn kho trên tài sản lưu độngqua các năm lại tăng không nhiều Do vậy, đây là dấu hiệu cho thấy Samsung đang mởrộng kinh doanh, hiệu quả kinh doanh đang có chiều hướng tốt Cuối năm 2009, tỉtrọng hàng tồn kho giảm mạnh cho thấy có sự gia tăng trong doanh thu bán hàng.Samsung cần chú trọng vấn đề này hơn vì nếu hàng tồn kho giảm mạnh sẽ có thể gâyảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

 Tài sản lưu động khác

So với các khoản mục khác, tài sản lưu động khác có tỉ trọng khá ổn định qua cácnăm Năm 2005, giá trị của tài sản lưu động khác là 2.136.691 triệu, chiếm tỉ trọng6,4% Năm 2006, giá trị của khoản mục này là 2.331.463 triệu, tăng 9,12% và chiếm tỉtrọng 6,66% Năm 2007, giá trị của tài sản lưu động khác là 2.888.264 triệu, tăng23,88% và tỉ trọng tăng lên thành 6,89% Đến năm 2008, giá trị của tài sản lưu độngđặc biệt tăng mạnh đến 41,4% và có giá trị là 4.084.069 triệu, chiếm tỉ trọng 8,34%.Tuy nhiên, đến năm 2009 giá trị của tài sản lưu động khác lại giảm còn 3.847.062triệu, tương ứng giảm 5,8% và chiếm tỉ trọng 6,2% Sự gia tăng của tài sản lưu độngkhác liên tục qua nhiều năm cho thấy Samsung đang hoạt động hiệu quả và ngày càng

mở rộng quy mô hơn, tuy nhiên những sự biến động thất thường trong hai năm 2008,

Trang 28

2009 là không tốt, công ty cần chú trọng đến khoản mục này để không gây ảnh hưởngcho hoạt động kinh doanh của công ty.

Trang 29

Tài sản cố định luôn chiếm một tỉ trọng cao trong tổng tài sản dài hạn Năm 2005,giá trị của tài sản cố định là 29.276.161 triệu, chiếm tỉ trọng 71,3% trên tổng tài sảndài hạn Năm 2006, giá trị của tài sản cố định là 33.784.615 triệu, tăng 15,4% vàchiếm tỉ trọng 72,84% trên tổng tài sản dài hạn Năm 2007, giá trị của tài sản cố định

là 37.380.644, tăng 10,64% nhưng tỉ trọng giảm nhẹ còn 72,62% do tài sản dài hạntăng 10,99% Năm 2008, giá trị của tài sản cố định là 42.496.311 triệu, tăng 13,69% và

tỉ trọng tăng thành 75,44% do tài sản dài hạn chỉ tăng 9,44% Năm 2009, tỉ trọng củatài sản cố định giảm còn 70,84% do giá trị tài sản cố định giảm 6,31% còn 39.815.987triệu Việc tài sản cố định giảm trong năm 2009 đã làm tài sản dài hạn giảm 0,21% còn56.212.294 triệu Có thể thấy là do chiếm tỉ trọng cao nên mọi sự thay đổi trong giá trịcủa tài sản cố định đều ảnh hưởng đến tài sản dài hạn Quy mô kinh doanh ngày càng

mở rộng, Samsung đã tăng cường đầu tư vào tài sản cố định làm cho giá trị của khoảnmục này qua các năm đều tăng Tuy nhiên, sự giảm giá trị của tài sản cố định năm

2009 cho thấy có một sự chững lại về việc mở rộng quy mô phát triển của Samsung.Samsung cần chú ý đến khoản mục này, vì tài sản cố định rất quan trọng trong việc mởrộng quy mô kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

 Đầu tư tài chính dài hạn

Phần đầu tư tài chính dài hạn là phần chiếm tỉ trọng lớn thứ hai sau phần tài sản cốđịnh Phần này thể hiện phần tài sản công ty nắm giữ bên ngoài, mang lại nguồn thunhập cho công ty ngoài các hoạt động kinh doanh Ta thấy rằng, khoản mục này có tỉtrọng gia tăng dần qua các năm Năm 2005, giá trị của nó là 5.377.753 triệu, chiếm tỉtrọng 13,1% Năm 2006, giá trị của nó là 6.148.301 triệu, tăng 14,33% và tỉ trọng tănglên thành 13,26% Năm 2007, giá trị của nó tiếp tục tăng 24.29% thành 7.642.022 triệu

và chiếm tỉ trọng 14,85% Năm 2008, giá trị của phần đầu tư tài chính dài hạn giảmcòn 7.309.584 triệu, tương ứng giảm 4.35% và chiếm tỉ trọng 12,97% Đến năm 2009,giá trị của phần này tăng trở lại đạt 8.749.359 triệu, tương ứng tăng 19.7%, chiếm tỉtrọng 15,56% trên tài sản dài hạn Sự giảm tăng thất thường của giá trị phần đầu tư tàichính dài hạn trong năm 2008, 2009 có thể được giải thích là do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế đã làm cho giá chứng khoán liên tục thay đổi Năm 2008, thời kìhậu khủng hoảng làm cho thị trường đầu tư khá ảm đạm, đặc biệt là thị trường chứngkhoán Đến năm 2009, thị trường bắt đầu có những chuyển biến khởi sắc hơn, giá trịcủa những giấy tờ có giá tăng trở lại làm cho phần đầu tư tài chính dài hạn của công tytăng lên Hơn nữa, thời điểm đầu năm 2009 là một thời điểm tốt để công ty có thể đầu

tư vào những chứng khoán tốt đang có giá thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tếtoàn cầu Do vậy, giá trị đầu tư tài chính dài hạn có sự gia tăng mạnh trong năm 2009

 Các khoản phải thu dài hạn

Tỉ trọng của các khoản phải thu dài hạn trên tổng tài sản dài hạn có chiều hướnggiảm trong thời kỳ 2005 – 2009 Giá trị của khoản phải thu năm 2005 là 4.276.159

Ngày đăng: 07/12/2015, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w