1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BẢO VIỆT

29 271 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN

    • 1. Bối cảnh ra đời

    • 2. Tầm nhìn và sứ mệnh

    • 3. Cơ cấu tổ chức

  • PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

  • CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

    • 1. Về tốc độ tăng và cơ cấu tài sản

    • 2. Vế tốc độ tăng và cơ cấu nguồn vốn

  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

    • 1. Phân tích chung về tình hình thu nhập và chi phí

    • 2. Phân tích từng khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh

  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

    • 1. Hoạt động kinh doanh

    • 2. Hoạt động đầu tư

    • 3. Hoạt động tài chính

  • PHẦN 3: KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG Đề tài: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BẢO VIỆT GVHD: PGS. TS.Trương Quang Thông LỚP: TCDN Đêm 3 – Khóa 20 –Nhóm 7 Danh sách nhóm: Dương Anh Tuấn Hoàng Thị Hải Vân Nguyễn Thị Hải Yến Đỗ Thị Kim Tuyến Đỗ Thị Thúy Vân TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012 MỤC LỤC TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 2 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt PHẦN 1: TỔNG QUAN 1. Bối cảnh ra đời Được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày 11/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (Bảo Việt Bank, sau đây là NH Bảo Việt) đã chính thức trở thành thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. NH Bảo Việt ra đời trong bối cảnh hệ thống các ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu và hiện đại hóa để đủ khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Sự ra đời của NH Bảo Việt góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt. Việc ra đời NH Bảo Việt là bước đi tiếp theo trong tiến trình thực hiện đề án cổ phần hóa Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg ngày 28/11/2005. NH Bảo Việt được phép thành lập với mức vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt (52%), Tổng Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) (8%) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC (9,9%) cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước. NH Bảo Việt có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần mới đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2009, là giấy phép thứ 3 được Ngân hàng Nhà nước cấp trong năm 2008 (trước đó là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong, hiện đã đi vào hoạt động). NH Bảo Việt có thời gian hoạt động là 99 năm, được hoạt động tại thành phố Hà Nội và những nơi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; trụ sở chính đặt tại Tòa nhà Bảo Việt (số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội). TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 3 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt 2. Tầm nhìn và sứ mệnh NH Bảo Việt xác định nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp cho mọi khách hàng có nhu cầu và tầm nhìn 2015 là "trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chủng loại sản phẩm và chất lượng dịch vụ". Xây dựng một ngân hàng hiện đại, đề cao tính chuẩn mực trong quản trị điều hành và hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng; thông qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông, lợi ích dài hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Việc đưa NH Bảo Việt vào hoạt động sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển Bảo Việt thành một Tập đoàn tài chính, bảo hiểm có khả năng cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng. - Thứ nhất: Ngoài cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp cho các khách hàng mới, hoạt động của NH Bảo Việt sẽ phục vụ trực tiếp khách hàng bảo hiểm và chứng khoán của Bảo Việt, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính, đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm và bán chéo sản phẩm giữa các công ty trong Tập đoàn Tài chính bảo hiểm, tạo điều kiện cho khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính trọn gói, chất lượng cao. - Thứ hai: NH Bảo Việt sẽ cung cấp cho các khách hàng, bao gồm cả các đơn vị thành viên của cả Tập đoàn các dịch vụ về quản lý ngân quỹ, kinh doanh vốn đầu tư trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả, phân tán rủi ro và ổn định thị trường. - Thứ ba: Hiệu quả kinh tế đạt được do các dịch vụ hỗ trợ, kết hợp trong toàn tập đoàn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các cổ đông liên quan tới hiệu quả và sự phát triển bền vững của Tập đoàn. 3. Cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của một ngân hàng thương mại, bảo đảm các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và quản lý rủi ro. Vì vậy, ngay từ đầu NH Bảo Việt đã được tổ chức với một cấu trúc tiên tiến theo những nguyên tắc cơ bản sau: TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 4 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt - Tách bạch chức năng "tạo doanh thu", "quản lý rủi ro" và tác nghiệp trong cơ cấu tổ chức; - Quản lý tập trung cao về Hội sở chính, theo đó chi nhánh thực sự được coi là điểm bán hàng; - Hội sở chính phải thực sự mạnh với bộ máy nhân sự đủ năng lực và cơ chế vận hành hiệu quả để phát huy được vai trò quản lý tập trung toàn hệ thống; 3.1. Ban điều hành Ban điều hành của NH Bảo Việt hội tụ các thành viên được đào tạo căn bản trong và ngoài nước, từng đảm nhận những vị trí quan trọng tại các định chế tài chính có uy tín tại Việt Nam. 1. Ông Nguyễn Hồng Tuấn Cử nhân Luật, Thạc sỹ QTKD Q. Tổng Giám đốc (từ ngày 07/12/2011 thay ông Phan Đào Vũ) 2. Ông Tôn Quốc Bình Tiến sỹ Tin học Phó Tổng Giám đốc 3. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Thu Cử nhân Kinh tế, Thạc sỹ NHTC Phó Tổng Giám đốc 3.2. Hội đồng quản trị TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 5 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt Hội đồng quản trị NH Bảo Việt quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm của ngân hàng. Hội đồng quản trị thông qua các vấn đề tổ chức, bộ máy điều hành của toàn ngân hàng; đưa ra các quyết định về thành lập các đơn vị thuộc NH Bảo Việt; ban hành các quy chế về tổ chức, quản trị và hoạt động trong ngân hàng theo đúng điều lệ của NH Bảo Việt đã được Thống đốc NHNN chuẩn y theo quyết định số 3130/QĐ-NHNN ngày 16/12/2008. 1. Bà Nguyễn Thị Phúc Lâm Thạc sỹ Kinh tế Chủ tịch Hội đồng quản trị 2. Ông Lê Trung Hưng Thạc sỹ Quản lý Hành chính Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị 3. Ông Tôn Quốc Bình Tiến sỹ Tin học Ủy viên Hội đồng quản trị 4. Bà Ngô Thị Thu Trang Thạc sỹ Kinh tế Ủy viên Hội đồng quản trị 5. Ông Dương Đức Chuyển Thạc sỹ Tài chính Ủy viên Hội đồng quản trị 3.3. Mạng lưới hoạt động Năm 2009 NH Bảo Việt đã thành lập và đưa vào hoạt động 11 điểm giao dịch, bao gồm Trụ sở chính, 2 chi nhánh và 8 Phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, NH Bảo Việt đã có mạng lưới chi nhánh ở 7 tỉnh thành trên cả nước (bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Đăk Lăk, Cần Thơ) với gần 30 chi nhánh và phòng giao dịch. TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 6 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng 01: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản - nguồn vốn của NH Bảo Việt. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Chênh lệch năm 2010 - 2009 Chênh lệch năm 2011-2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % TÀI SẢN Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 32.184 0,44% 122.624 0,89% 107.495 0,81% 90.440 281,01% (15.128) -12,34% Tiền gửi tại NHNN VN 195.829 2,69% 238.513 1,74% 223.673 1,69% 42.684 21,80% (14.840) -6,22% Tiền, vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 3.643.677 50,12% 4.355.566 31,75% 3.258.843 24,64% 711.888 19,54% (1.096.723) -25,18% Chứng khoán kinh doanh - 0,00% 674.417 4,92% 543.086 4,11% 674.417 100,00% (131.331) -19,47% Cho vay khách hàng 2.250.150 30,95% 5.581.745 40,69% 6.633.212 50,16% 3.331.595 148,06% 1.051.467 18,84% Chứng khoán đầu tư 949.066 13,05% 2.288.628 16,68% 2.090.858 15,81% 1.339.561 141,15% (197.769) -8,64% Tài sản cố định 47.588 0,65% 80.699 0,59% 84.248 0,64% 33.111 69,58% 3.549 4,40% Tài sản cố định hữu hình 24.202 0,33% 39.078 0,28% 51.708 0,39% 14.876 61,47% 12.630 32,32% Tài sản cố định vô hình 23.386 0,32% 41.621 0,30% 32.540 0,25% 18.235 77,98% (9.081) -21,82% Tài sản có khác 151.261 2,08% 375.681 2,74% 283.505 2,14% 224.420 148,37% (92.175) -24,54% TỔNG TÀI SẢN 7.269.755 100,00% 13.717.871 100,00% 13.224.921 100,00% 6.448.116 88,70% (492.950) -3,59% NỢ PHẢI TRẢ Các khoản nợ chính phủ và NHNN 420.799 5,79% 1.593.235 11,61% 858.976 6,50% 1.172.437 278,62% (734.260) -46,09% Tiền gửi và vay các TCTD khác 1.709.021 23,51% 3.019.961 22,01% 3.572.929 27,02% 1.310.939 76,71% 552.968 18,31% Tiền gửi của Khách hàng 3.514.340 48,34% 7.291.212 53,15% 7.029.848 53,16% 3.776.871 107,47% (261.364) -3,58% Các khoản nợ khác 62.487 0,86% 165.593 1,21% 91.958 0,70% 103.106 165,00% (73.635) -44,47% TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 5.706.647 78,50% 12.070.000 87,99% 11.553.710 87,36% 6.363.353 111,51% (516.291) -4,28% VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn và các quỹ 1.509.151 20,76% 1.528.366 11,14% 1.545.704 11,69% 19.215 1,27% 17.338 1,13% Vốn của TCTD 1.500.000 20,63% 1.500.000 10,93% 1.500.000 11,34% - 0,00% - 0,00% Vốn điều lệ 1.500.000 20,63% 1.500.000 10,93% 1.500.000 11,34% - 0,00% - 0,00% Quỹ của TCTD 9.151 0,13% 28.366 0,21% 45.704 0,35% 19.215 209,99% 17.338 61,12% Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ lũy kế 53.957 0,74% 119.505 0,87% 125.507 0,95% 65.547 121,48% 6.003 5,02% TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.563.108 21,50% 1.647.871 12,01% 1.671.211 12,64% 84.763 5,42% 23.341 1,42% TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.269.755 100,00% 13.717.871 100,00% 13.224.921 100,00% 6.448.116 88,70% (492.950) -3,59% TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 7 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt 1. Về tốc độ tăng và cơ cấu tài sản Với đặc điểm là một ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động cho nên dữ liệu thu thập được của NH Bảo Việt tương đối hạn chế. Đồng thời, cơ cấu tài sản - nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng cũng có những nét đặt thù riêng, cụ thể như sau: 1.1 . Về tốc độ tăng trưởng Năm 2010 đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội về quy mô tổng tài sản của Ngân hàng với con số 11.553.710 triệu đồng tăng 6.448.116 triệu đồng tương đương tăng 88,7%. Các khoản mục tăng mạnh có thể kể đến là: tiền, vàng gửi tại và cho vay TCTD khác tăng 711.888 triệu đồng (tương đương tăng 19,54%); kế đến là khoản mục cho vay khách hàng tăng 3.331.595 triệu đồng (tương đương tăng 148,06%); đứng thứ 3 là khoản mục chứng khoán đầu tư tăng 1.339.561 triệu đồng (141,15%). Tuy nhiên, đà tăng trưởng này có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ 3,59% trong năm 2011. Trong đó, giảm mạnh nhất là khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, mảng cho vay khách hàng vẫn có sự tăng trưởng 18,84% so với năm 2010. Qua đó có thể thấy rằng, năm 2011 đánh dấu sự thay đổi trong quản trị tài sản nợ của NH Bảo Việt đang có xu hướng nghiêng về mảng cho vay khách hàng. 1.2 . Về cơ cấu tài sản Trong cơ cấu tổng tài sản của NH Bảo Việt thì khoản mục tín dụng và tiền gửi tại các TCTD khác luôn là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2010, dư nợ cho vay là 5.581.745 triệu đồng, chiếm 40,69% trong tổng tài sản của ngân hàng. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. 1.2.1. Phân tích cấu cơ cấu tín dụng Đơn vị tính: triệu đồng 2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ 2011 Tỷ lệ Dư nợ 2.250.15 0 5.581.745 6.633.212 Cho vay 2.255.56 9 5.615.168 6.712.707 Dư phòng (5.419) 0,24% (33.423) 0,60% (79.495) 1,18% TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 8 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt Phân tích chất lương Nợ vay Nợ đủ tiêu chuẩn 2.254.71 0 99,96% 5.561.617 99,05% 6.011.122 89,55% Nợ cần chú ý 858 0,04% 53.085 0,95% 394.986 5,88% Nợ dưới tiêu chuẩn - 0,00% 466 0,01% 115.717 1,72% Nợ nghi ngờ - 0,00% - 0,00% 167.356 2,49% Nợ có khả năng mất vốn - 0,00% - 0,00% 23.526 0,35% Phân tích theo thời hạn Ngắn hạn 1.409.71 6 62,50% 3.165.700 56,38% 2.837.745 42,27% Trung hạn 471.229 20,89% 1.115.916 19,87% 1.402.486 20,89% Dài hạn 374.624 16,61% 1.333.552 23,75% 2.472.476 36,83% Phân tích theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp DNNN TW 388.354 17,22% 479.332 8,54% 454.781 6,77% Công ty TNHH Nhà Nước 49.291 2,19% 172.808 3,08% 37.179 0,55% Công ty TNHH tư nhân 367.162 16,28% 1.148.339 20,45% 2.084.577 31,05% CTCP Nhà Nước 208.448 9,24% 368.684 6,57% 235.770 3,51% CTCP khác 670.836 29,74% 2.033.069 36,21% 2.649.245 39,47% DNTN - 0,00% 5.645 0,10% 9.536 0,14% Doanh nghiệp FDI 150.995 6,69% 265.258 4,72% 230.992 3,44% Kinh tế tập thể - 0,00% 4.165 0,07% 2.930 0,04% Cho vay cá nhân 420.484 18,64% 1.137.869 20,26% 749.633 11,17% Cho vay khác - 0,00% - 0,00% 258.065 3,84% Phân tích theo ngành Nông và Lâm nghiệp 12.588 0,56% 66.829 1,19% 152.855 2,28% Công nghiệp khai thác mỏ 124.642 5,53% 55.118 0,98% 184.925 2,75% Công nghiệp chế biến 394.093 17,47% 241.977 4,31% 923.277 13,75% SX và PP điện khí đốt và nước 122.427 5,43% 398.966 7,11% 454.810 6,78% Xây dựng 163.026 7,23% 1.179.219 21,00% 1.041.236 15,51% Thương mại, dịch vụ, khách sạn 899.410 39,88% 2.347.373 41,80% 1.125.719 16,77% Giao thông 414.999 18,40% - 0,00% 820.606 12,22% Ngành khác 124.384 5,51% 1.325.684 23,61% 2.009.278 29,93% Theo bảng phân tích cơ cấu tín dụng bên trên cho thấy trong cơ cấu tín dụng trong 3 năm của NH Bảo Việt có một số nét nổi bật:  Về chất lượng: trong 2 năm 2009, 2010 chất lượng tín dụng đánh giá khá tốt và luôn duy trì ở mức 99%. Tuy nhiên, sang năm 2011 chất lượng tín dụng bị suy TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 9 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt giảm; nợ đủ tiêu chuẩn chỉ còn chiếm 89,55% làm cho khoản dự phòng tín dụng tăng lên mức vượt qua 1% và dừng lại ở mức 1,18%. Qua đó, có thể nhận thấy việc tăng trưởng mảng tín dụng năm 2011 là 18,84% trong khi tổng tài sản lại suy giảm nhẹ (3,59%) hàm ý đây là biện pháp kỹ thuật nhằm giảm bớt tỷ lệ nợ xấu của NH Bảo Việt trong năm 2011 (có thể nhận thấy qua phân tích cơ cấu chất lượng theo nhóm nợ).  Về thời hạn: đang có xu hướng giảm dần đều tỷ trọng nợ ngắn hạn từ mức 62,5% năm 2009 xuống còn 42,27%, trái ngược với đà tăng của nợ dài hạn từ năm 2009 - 2011. Đồng thời nếu đem so sánh chênh lệch số dư về kỳ hạn nợ so với kỳ hạn vốn huy động theo bảng phân tích bên dưới ta thấy rõ ràng là NH Bảo Việt đang gặp phải những rủi ro càng gia tăng về vấn đề thanh khoản khi phần lớn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nhưng NH Bảo Việt tập trung cho vay trung và dài hạn.  Theo đối tượng khách hàng: khách hàng truyền thống vẫn là công ty cổ phần, Công ty TNHH tư nhân và khác hàng cá nhân liên tục trong 3 năm qua. Đơn vị tính: triệu đồng Quá hạn Trong hạn Tổng trên 3 tháng đến 3 tháng đến 1 tháng từ 1-3 tháng từ 3-12 tháng từ 1-5 năm trên 5 năm Tài sản Tiền mặt, vàng, bạc, đá - - 107.495 - - - - 107.495 TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 10 [...]... với những ngân hàng nhỏ như NH Bảo Việt, mục tiêu tăng trưởng nên là ưu tiên hàng đầu thay vì ổn định như đối với các ngân hàng lớn đã có thị phần cố định Tuy nhiên, với sứ mệnh của ngân hàng ra đời là phục vụ cho tập đoàn và TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 21 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt các công ty trong cùng tập đoàn thì đây cũng có thể coi là thành công của ngân hàng này... trọng lớn tương đương 99%, 80%, 84% trong cơ cấu TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 16 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt thu nhập của ngân hàng Như chúng ta biết, hoạt động truyền thống của ngành ngân hàng là tín dụng nên với cơ cấu thu nhập như thế này cũng bình thường, hơn nữa NH Bảo Việt là ngân hàng mới, còn rất non trẻ nên tỷ phần thu từ các khoản thu nhập khác chưa cao cũng là điều... cổ phiếu ngân hàng không hấp dẫn trong lúc nguồn cung lại tăng cùng thời điểm phát hành TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 14 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt  Thứ hai, việc hạn chế các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính và yêu cầu các doanh nghiệp này thoái vốn tại các TCTD để tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT... chi phí cho thấy sự hoạt động không hiệu quả của ngân hàng TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 24 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt Nguyên nhân là do cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại năm 2011 dẫn đến tình trạng các ngân hàng nhỏ đẩy lãi suất huy động lên rất cao lên tới 17-19%/năm Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho không... Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 26 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt 2 Hoạt động đầu tư Khá ổn định, dòng tiền đầu tư mua sắm tài sản cố định giảm dần qua các năm 56.125 triệu đồng (2009), 48.503 triệu đồng (2010), 28.091 triệu đồng (2011) 3 Hoạt động tài chính Từ 2009 – 2011 NH Bảo Việt vẫn duy trì vốn cổ phần là 1.500 tỷ đồng Tuy nhiên, Ban lãnh đạo của NH Bảo Việt cũng đã lên kế hoạch... tín hiệu tốt cho mảng kinh doanh này của ngân hàng, ngân hàng có thể chủ động, khuyến khích phát huy kinh doanh mảng này nhưng cũng cần thận trọng vì thị trường chứng khoản vẫn chứa đựng nhiều rủi ro về sự biến động khôn lường 2.2.2 Phân tích lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 19 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt - Năm 2009 thì NH Bảo Việt không... của ngân hàng này TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 22 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Khoản mục 2009 2010 2011 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 448.086 1.700.635 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (56.125) (48.503) (28.091) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.500.000 (45.000) (90.000) Lưu chuyển tiền thuần... ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh Kênh huy động từ TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 13 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt thị trường 2 trở thành yếu tố sinh lời cho các ngân hàng lớn và là kênh bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời cho các ngân hàng nhỏ trong đó có NH Bảo Việt Các khoản nợ Chính phủ và NHNN mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn nhưng lại có mức biến động... quả đó được tạo ra bởi chính sự quản lý tốt của ban điều hành cũng như sự chỉ đạo giám sát thường xuyên của Hội đồng quản trị đến việc kinh doanh của ngân hàng TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 18 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt 2.2 Phân tích lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh... hàng là các khoản đầu tư Nhìn vảo số liệu của bảng phân tích cho thấy tốc độ sự biến động của khoản mục này và khoản mục cho vay khách hàng đi song song với sự biến động của tổng tài sản Tuy nhiên, về tỷ trọng cũng không có sự thay đổi đáng kể và vẫn xoay quanh mốc 13-17% Đồng thời, số liệu bảng cân đối cho thấy khoản TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 12 Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo . Tiền gửi tại NHNN - - 223.673 - - - - 223.673 Tiền gửi và cho vay các TCTD khác - - 1.247.098 2.012.420 - - - 3.259.518 chứng khoán kinh doanh - - 543.086 - - - - 543.086 cho vay khách. 6.712.707 Chứng khoán đầu tư - - 49.881 140.991 550.000 1.349.986 - 2.090.858 tài sản cố định - - - - - - 84.248 84.248 tài sản có khác - - 283.505 - - - - 283.505 Tổng tài sản 500.810. khác - - 2.419.484 2.012.420 - - - 4.431.904 Tiền gửi khách hàng - - 3.142.506 2.544.115 1.333.091 10.048 87 7.029.848 các khoản nợ khác - - 90.538 - - - - 90.538 Tổng nợ phải trả - - 5.652.529

Ngày đăng: 07/11/2014, 01:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w