1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà.doc

26 3,8K 35
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 278,5 KB

Nội dung

Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà

Trang 1

Mục Lục

Lời mở đầu 2

Phần 1: Khái quát chung về nguồn tài trợ dài hạn 3

1.1 Phát hành cổ phiếu thường 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc trưng chủ yếu 3

1.1.3 Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường mới 4

1.1.4 Những bất lợi khi phát hành cổ phiếu thường 4

1.2 Cổ phiếu ưu đãi 5

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi (CFUĐ) 5

1.2.1.1 Khái niệm: 5

1.2.1.2 Đặc trưng chủ yếu 5

1.2.2 Những lợi thế khi phát hành cổ phiếu ưu đãi 5

1.2.3 Những mặt bất lợi 6

1.3 Trái phiếu doanh nghiệp 6

1.3.1 Khái niệm và đặc trưng chủ yếu của trái phiếu doanh nghiệp 6

1.3.1.1 Khái niệm 6

1.3.1.2 Đặc trưng chủ yếu 6

1.3.3 Những mặt bất lợi 7

1.4 Vay dài hạn các tổ chức tín dụng 8

1.4.1 Khái niệm 8

1.4.2 Những mặt lợi 9

1.4.3 Những điểm bất lợi 9

1.5 Thuê tài chính 9

1.5.1 Khái niệm 10

1.5.2 Đặc trưng 10

1.5.3 Những điểm lợi của việc sử dụng thuê tài chính 10

1.5.4 Mặt bất lợi khi thuê tài chính 10

Phần 2: Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà 11

2.1 Thông tin khái quát 11

2.2 Phân tích tình hình 17

2.2.1 Các khoản trả trước dài hạn 17

2.2.2 Chi phí đi vay 18

2.2.2 Vay và nợ dài hạn 18

2.2.3 Cổ phiếu và lãi cơ bản trên cổ phiếu: 21

2.2.3.1 Cổ phiếu 21

2.2.3.2 Lãi cơ bản trên cổ phiếu: 21

2.2.3.4 Các khoản thanh toán thuê hoạt động 22

Phần ba: Giải pháp để được tài trợ dài hạn ở các công ty Việt Nam 23

3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty 24

3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty 24

3.3 Tài sản bảo đảm 25

3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn 25

Kết luận 26

Trang 2

Lời mở đầu

Trong thời gian qua, nền kinh tếViệt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệtrong nhiều lĩnh vực Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam đang đứng trước mộtvận hội lớn, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức Trong sự pháttriển của nền kinh tế, nhu cầu vốn là một vấn đề hết sức quan trọng Để đáp ứng nhu cầuvốn cho việc thực hiện việc sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tùy theo hình thứcpháp lý, điều kiện của doanh nghiệp và cơ chế quản lý tài chính của từng quốc gia mà cóthểt tìm kiếm những nguồn tài trợ nhất định Mỗi nguồn tài trợ sẽ có những đắc điểmriêng, có chi phí khác nhau, vì vậy để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, ổn định tình hình tài chính, đảm bảo năng lực thanh toán…mỗidoanh nghiệp cần tình toán và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau trong đó “nguồn tài trợ dài hạn” là một trongnhững nguồn lớn, giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề về việc huy động vốn,công tác sản xuất kinh doanh…trong dài hạn và trong từng chiến lược cụ thể của doanhnghiệp Tuy nhiên làm cách nào để có thể huy động nguồn tài trợ này một cách tối ưu, sửdụng có hiểu quả trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang làvấn đề cần được quan tâm Với các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta, thì việc tìm kiếmnguồn tài trợ dài hạn cũng gặp nhiều khó khăn, một mặt chúng ta thường là những doanhnghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó chúng ta phải đứng trước diễn biến cạnh tranh của nhữngcông ty lớn của nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào Vậy làm thế nào để chúng ta

có thể tìm kiếm được “nguồn tài trợ dài hạn” thích hợp và sử dụng có hiệu quả? Thực tếviệc quản lý nguồn tài trợ này của doanh nghiệp Việt Nam hiện có gì bất cập không?

Để tìm câu trả lời cho vấn đề trên, nhóm 6 xin trình bày đề tài tiểu luận “thực tế việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” , với tình hình quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại công ty bánh kẹo Hải Hà

Trang 3

Phần 1: Khái quát chung về nguồn tài trợ dài hạn

Với tư cách là giám đốc doanh nghiệp, bạn biết rất rõ rằng nếu không có đầu tư thìdoanh nghiệp của bạn sẽ không có khả năng phát triển Nhưng câu hỏi đặt ra cho các bạn

là làm thế nào để tài trợ cho những đầu tư mà bạn muốn thực hiện Để đầu tư, tóm lại cầnphải có nguồn tài chính thích đáng về giá trị và về thời hạn; đầu tư thật sự là một côngviệc "lâu dài" và để làm được điều đó thì cần phải có nguồn vốn "lâu dài" Để đáp ứngnhu cầu vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạch sản xuất kinh doanh, mỗidoanh nghiệp - tuỳ theo hình thức pháp lý, điều kiện của doanh nghiệp và cơ chế quản lýtài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tài trợ nhất định Tuy nhiên, mỗinguồn tài trợ đều có những đặc điểm riêng, có chi phí khác nhau Vì vậy để giảm thiểuchi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn định tình hình tài chính, đảm bảonăng lực thanh toán… mỗi doanh nghiệp cần tính toán và lựa chọn nguồn tài trợ thíchhợp Để tìm hiểu về nguồn tài trợ dài hạn chúng ta cần đi sâu để tìm hiểu những ý chínhsau:

- Đây là loại chứng khoán vốn, tức là công ty huy động vốn chủ sở hữu

- Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn hoàn trả vốn gốc

- Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổ tức củacông ty

- Cổ đông thường (chủ sở hữu) có các quyền đối với công ty như:

+ Quyền trong quản lý: Cổ đông thường được tham gia bỏ phiếu và ứng cử vàoHội đồng quản trị, cũng như quyền được tham gia quyết định các vấn đề quantrọng đối với hoạt động của Công ty

+ Quyền đối với tài sản của Công ty: Quyền được nhận cổ tức và phần giá trị cònlại của Công ty khi thanh lý sau chủ nợ và cổ đông ưu đãi

+ Quyền chuyển nhượng (quyền) sở hữu cổ phần Cổ đông thường có thể chuyểnnhượng quyền sở hữu cổ phần của mình cho người khác để thu hồi hoặc chuyểndịch vốn đầu tư

Trang 4

+ Ngoài ra cổ đông thường có thể được hưởng các quyền khác: quyền được ưutiên mua trước các cổ phần mới do công ty phát hành tuỳ theo quy định cụ thểtrong điều lệ của công ty.

- Trách nhiệm của cổ đông thường: Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi, cổ đôngthường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà Công ty gặp phải tương ứng với phần vốngóp và chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn góp của mình

1.1.3 Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường mới

- Làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức

cố định như sử dụng vốn vay, dẫn đến giảm bớt nguy cơ phải tổ chức lại hoặc phá sảncông ty

- Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức cố định, mà nó phụ thuộc vào kết quả kinhdoanh, dẫn đến công ty không có nghĩa vụ pháp lý phải trả lợi tức cố định, đúng hạn

- Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn vốn, nên công ty không phải hoàn trả vốngốc theo kỳ hạn cố định, điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trongkinh doanh không phải lo “gánh nặng” nợ nần

- Làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ của công ty, tăng thêm khả năngvay nợ và tăng mức độ tín nhiệm, giảm rủi ro tài chính

- Trong một số trường hợp, chẳng hạn khi công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao, cổphiếu thường dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu nên nhanh chóng hoànthành đợt phát hành huy động vốn

1.1.4 Những bất lợi khi phát hành cổ phiếu thường

- Chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, gây khó khăn choviệc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty

- Chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các cổ đông mới, gây bất lợi cho các cổ đông

cũ khi công ty có triển vọng kinh doanh tốt trong tương lai

- Chi phí phát hành cổ phiếu thường, nhìn chung cao hơn chi phí phát hành của cổ phiếu

ưu đãi và trái phiếu, do đầu tư vào có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với đầu tư vào cácloại chứng khoán khác

- Lợi tức cổ phần thưòng không được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế, dẫn đến chiphí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nợ vay

- Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng cũng sẽ dẫn đến hiên tượng

“Loãng giá”cổ phiếu của công ty

Ngoài ra, cần phải cân nhắc các yếu tố mang tính chất điều kiện như sau:

Trang 5

- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.

- Tình hình tài chính hiện tại của công ty, đặc biệt là kết cấu nguồn vốn

- Yêu cầu giữ nguyên quyền quản lý và kiểm soát công ty của cổ đông thường

- Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới

1.2 Cổ phiếu ưu đãi

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi (CFUĐ)

1.2.1.1 Khái niệm:

CFUĐ là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đốivới một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành và đồng thời nó cho phép người nắmgiữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường 1.2.1.2 Đặc trưng chủ yếu

Cổ phiếu ưu đãi có nhíều loại, tuy nhiên loại cổ phiếu ưu đãi thường được cáccông ty ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức Loại cổ phiếu ưu đãi này cónhũng đặc trưng chủ yếu sau:

+ Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty Chủ sở hữu CFUĐđược hưởng một khoản lợi tức cố định, được xác định trước không phụ thuộc vào kết quảhoạt động của công ty Mặt khác, cổ đông ưu đãi được nhận cổ tức trước cổ đông thường.Ngoài ra, khi công ty bị giải thể hay thanh lý thì cổ đông ưu đãi được ưu tiên thanh toángiá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường

+ Sự tích luỹ cổ tức: Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể hoãn trả cổtức cho cổ đông ưu đãi Số cổ tức đó được tích luỹ lại và chuyển sang kỳ tiếp theo

+ Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi thường không có quyền bỏ phiếubầu hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty

+ Cổ phiếu ưu đãi là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một phần công ty cổ phầncủa nhà đầu tư

1.2.2 Những lợi thế khi phát hành cổ phiếu ưu đãi

- Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn Mặc dù phải trả lợi tức cố định,nhưng công ty không có nghĩa vụ phải trả lợi tức đúng kì hạn, mà có thể hoãn trả sang kìsau Điều này cho phép công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động kinh doanhđang gặp khó khăn, không có khả năng trả cổ tức đúng hạn

Trang 6

- Không bị chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho cổ đông ưu đãi Vì công ty chỉ phảitrả cho CĐUĐ một khoản cổ tức cố định.

- Tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh cho các cổđông ưu đãi

- Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc (như với tráiphiếu) , dẫn đến việc sử dụng CFUĐ có tính chất linh hoạt, mềm dẻo hơn so với sử dụngtrái phiếu dài hạn

1.3 Trái phiếu doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm và đặc trưng chủ yếu của trái phiếu doanh nghiệp

- Trái phiếu có kỳ hạn nhất định: Trái phiếu có thời gian đáo hạn, khi đến hạn, doanhnghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ toàn bộ số vốn gốc banđầu

- Trái phiếu có lợi tức cố định: Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác định trước, khôngphụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp hàng năm

Trang 7

- Lợi tức trái phiếu được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế của DN Nghĩa là theoluật thuế thu nhập, tiền lãi là một yếu tố chi phí tài chính.

* Các loại trái phiếu doanh nghiệp

+ Dựa vào hình thức trái phiếu, chia ra: trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh

+ Dựa vào lợi tức trái phiếu, chia ra trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suấtbiến đổi

+ Dựa vào yêu cầu bảo đảm giá trị tiền vay khi phát hành, trái phiếu có thể chia ra tráiphiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm

+ Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể chia ra trái phiếu thông thường, trái phiếu có thểchuyển đổi, và trái phiếu có phiếu mua cổ phiếu

+ Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu DN người ta có thể chia trái phiếu DNthành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín nhiệm

1.3.2 Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn

- Lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN, đem lại khoảnlợi thuế và giảm chi phí sử dụng vốn vay

- Lợi tức trái phiếu được giới hạn (cố định) ở mức độ nhất định: Lợi tức trái phiếu đượcxác định trước và cố định Trong điều kiện DN làm ăn có lãi, thì việc sử dụng trái phiếu

để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mà không phảichia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho trái chủ

- Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Do tráiphiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

- Chủ sở hữu DN không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát DN cho các trái chủ

- Giúp DN chủ động điều chỉnh cơ cấu VKD một cách linh hoạt, đảm bảo việc sử dụngvốn tiết kiệm và có hiệu quả

1.3.3 Những mặt bất lợi

- Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn: Điều này có thể gây căng thẳng về mặt tài chính

và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tài chính trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận của DNkhông ổn định

Trang 8

- Làm tăng hệ số nợ của DN: Điều này có thể nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu khidoanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, lại làm tăng nguy cơ rủi ro do gánh nặng nợ nầnlớn.

- Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kì hạn Điều này buộc doanh nghiệp phải loviệc hoàn trả tiền vay nợ gốc đúng hạn Nếu doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận daođộng thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưa doanh nghiệptới nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản

- Sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài, tác động của nó tới

DN mang tính 2 mặt Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanhnghiệp; mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp

Ngoài ra, để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốn cần cânnhắc thêm các nhân tố chủ yếu sau:

- Mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai: Nếu ổn định thì phát hànhtrái phiếu để huy động vốn là có cơ sở và hợp lý

- Hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp: Nếu hệ số nợ của DN còn ở mức thấp, thì việc sửdụng trái phiếu là phù hợp và ngược lại

- Sự biến động của lãi suất thị trường trong tương lai: Nếu lãi suất thị trường có xu hướnggia tăng trong tương lai thì việc sử dụng nợ trái phiếu để tăng vốn sẽ có lợi cho doanhnghiệp

- Yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu hiện tại: Nếucác cổ đông yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát DN thì việc sử dụng trái phiếu là cầnthiết

Trang 9

- Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vaythành: Cho vay đầu tư TSCĐ, cho vay đầu tư TSLĐ, cho vay để thực hiện dự án

1.4.2 Những mặt lợi

- Nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng có nhiều điểm lợi giống như trái phiếu kể trên

- Linh hoạt người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập củamình

- Chi phí sử dụng thấp và được tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN

Công thức tính giá trị tương lai của tiền

F: giá trị tương lai của khoản tiền vay

A: Khoản tiền trả nợ hàng năm

+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nhìn chung các ngânhàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản đảm bảo tiền vay để thế chấp.+ Sự kiểm soất của ngân hàng: Khi một doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì phải chịu sựkiểm soát của ngân hàng về mục đích vay vốn và tình hình sử dụng vốn

1.5 Thuê tài chính

Trang 10

1.5.1 Khái niệm

Trên góc độ tài chính, thuê tài chính là một phương thức tín dụng trung và dài hạn,theo đó người cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữquyền sở hữu đối với tài sản thuê Người thuê sử dụng tài sản và thành toán tiền thuêtrong suốt thời hạn đã được thoả thuận và không thể huỷ ngang hợp đồng trước thời hạn.1.5.2 Đặc trưng

Đặc trưng của phương thức này là đơn vị cho thuê (tức là chủ sở hữu tài sản) sẽchuyển giao tài sản cho người thuê (tức là người sử dụng tài sản) được quyền sử dụng vàhưởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhấtđịnh Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sửdụng và quyền hưởng dụng Điều này cũng cho thấy việc cấp tín dụng dưới hình thức chothuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các công tytiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản đảm bảo nếu phảivay ở ngân hàng Loại hình cho thuê tài chính rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏnhờ ưu điểm không phải thế chấp tài sản như khi vay vốn ở các ngân hàng

1.5.3 Những điểm lợi của việc sử dụng thuê tài chính

Đối với doanh nghiệp phi tài chính việc sử dụng thuê tài chính có những điểm lợisau:

- Là công cụ tài chính giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạtđộng kinh doanh

- Phương thức thuê tài chính giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn vay một cách

dễ dàng hơn.Do đặc thù của thuê tài chính là người cho thuê không đòi hỏi người đi thuêphải thế chấp tài sản

- Sử dụng thuê tài chính giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư, nắm bắtđược thời cơ trong kinh doanh Vì người thuê có quyền chọn tài sản, thiết bị và thoảthuận trước hợp đồng thiết bị với nhà cung cấp, rút ngắn thời gian tiến hành đầu tư vàotài sản, thiết bị

- Công ty cho thuê tài chính thường có mạng lưới tiếp thị, đại lí rộng rãi, và có đội ngũchuyên gia có trình độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ, nên có thể tư vấn hữ*-u ích chobên đi thuê về kĩ thuật, công nghệ mà người thuê cần sử dụng

1.5.4 Mặt bất lợi khi thuê tài chính

- Doanh nghiệp đi thuê phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức tương đối cao so với tíndụng thông thường

Trang 11

- Làm gia tăng hệ số nợ của công ty Gia tăng mức độ rủi ro tài chính vì công ty có tráchnhiệm phải hoàn trả nợ và trả lãi.

Trang 12

Phần 2: Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại

Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà.

2.1 Thông tin khái quát.

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là công ty Cổ phần (“Công ty”) - được chuyểnđổi từ Công ty Bánh Kẹo Hải Hà theo Quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày14/11/2003 của Bộ Công nghiệp; hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103003614 ngày 20/01/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp

Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 54,75 tỷ đồng, trong đó:

- Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước là 51% tương ứng: 27,92 tỷ đồng

-Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông khác là 49% tương ứng: 26,83 tỷ đồng

Theo Quyết định số 3295/QĐ-TCCB ngày 9/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp về việc chuyển giao quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Bánh kẹoHải Hà cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, ngày 20/12/2004 Bộ Công nghiệp chínhthức bàn giao phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà cho Tổng Công

ty Thuốc lá Việt Nam Ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất và kinh doanh cácloại bánh kẹo; kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sảnphẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm hàng hóa khác; đầu tư xâydựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại Hoạt động chính của công ty làsản xuất và kinh doanh bánh kẹo các loại

Trang 13

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁNTại ngày 31 tháng 12 năm 2007 ĐVT: VNĐ

TÀI SẢN

Mãsố

Thuyếtminh 31/12/2007 01/01/2007A.Tài sản ngằn hạn( 100 =

2.Trả trước cho người bán

3.Phải thu nội bộ ngắn hạn

4.Các khoản phải thu khác

140141150152158200

220221222223227228229

112.787.674.471

25.992.087.833

25.992.087.83324.665.844.523

23.474.582.944897.716.880177.825.332115.719.367-

60.298.486.99160.298.486.9911.831.255.124525.818.6521.305.436.47284.402.391.779

80.623.934.16380.623.934.163179.273.015.736(98.649.081.573)-

95.000.000(95.000.000)

120.226.709.858

19.614.041.893

19.614.041.89336.027.212.962

35.034.082.423356.221.361228.645.348408.263.830-

63.455.956.43163.455.956.4311.129.498.572481.414.689648.083.88346.626.534.902

42.599.277.07642.599.277.076128.095.383.828(85.496.106.752)-

95.000.000(95.000.000)

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà.doc
1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá (Trang 12)
2.2 Phân tích tình hình - Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà.doc
2.2 Phân tích tình hình (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w