1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về vấn đề nguồn nhân lực cho kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay

34 556 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

Nghề kiểm toán theo cơ chế thị trường ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và đang mở ra nhiều cơ hội việc làm.

Trang 1

Lời mở đầu

Nghề kiểm toán theo cơ chế thị trường ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực khámới mẻ và đang mở ra nhiều cơ hội việc làm.Trong tiến trình phát triển củanền kinh tế Việt Nam hiện nay lĩnh vực kế toán-kiểm toán đang rất cần mộtđội ngũ nhân lực đông đảo với trình độ chuyên môn cao.Việc nước ta gianhập WTO đã mở đường cho sự phát triển kinh tế hướng ra bên ngoài.Với

sự xuất hiện của nhiều công ty lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dướidạng công ty liên doanh,liên kết.Thêm vào đó là sự xuất hiện của các công

ty tư nhân trong nước làm cho nền kinh tế trở nên đa dạng hơn.Nhu cầukiểm tra báo cáo tài chính,tư vấn tài chính trở thành nhu cầu tất yếu của nềnkinh tế.Nhu cầu này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt công ty kiểm toán độclập.Tuy nhiên so với tình hình thực tế thì hiện nay số lượng công ty kiểmtoán vẫn còn quá ít so với yêu cầu đặt ra.Các công ty kiểm toán hoạt động có

uy tín hiện nay vẫn là những công ty 100% vốn nước ngoài của big four thếgiới.Các công ty trong nước tuy mới được thành lập nhưng cũng dần tạo chỗdứng cho mình.Nhưng thực trạng hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nhân lực cókinh nghiệm trong ngành kiểm toán nói chung,kiểm toán độc lập nói riêng

Là sinh viên năm cuối chuyên ngành kiểm toán đang chuẩn bị đi thực tậpthì việc tìm hiểu về các công ty kiểm toán là rất quan trọng.Việc này giúpcho sinh viên có thể tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường.Nhậnthấy nguồn nhân lực của kiểm toán đang là một câu hỏi chưa có lời đáp em

chọn đề tài cho đề án môn học “Bàn về vấn đề nguồn nhân lực cho kiểm

toán độc lập ở Việt Nam hiện nay”Thông qua việc nghiên cứu về cơ hội

việc làm tại các công ty kiểm toán độc lập là những thông tin cần thiết cho

em khi năm học cuối sắp kết thúc.Là hành trang cho em khi tìm hiêủ về công

Trang 2

việc cũng như cơ hội việc làm của bản thân em nói riêng và toàn bộ sinhviên năm cuối kiểm toán nói chung

Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Phan Trung Kiên đã giúp emhoàn thành đề án môn học với nội dung chính gồm ba phần:

Phần 1: Khái quát về kiểm toán viên trong kiểm toán độc lập

Phần 2: Kiểm toán viên trong các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt NamPhần 3: Một số giải pháp cải thiện nguồn nhân lực kiểm toán viên hiện nay

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Mục lục 3

Phần 1: Khái quát về kiểm toán viên trong kiểm toán độc lập 5

I.Tiêu chuẩn kiểm toán viên 5

1 Khái niệm về kiểm toán viên độc lập 5

2 Một số tiêu chuẩn về kiểm toán viên 6

3.Một số yêu cầu đối với kiểm toán viên 8

II Đạo đức hành nghề và những hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên độc lập 11

1.Đạo đức hành nghề của kiểm toán viên 11

2.Những điều cấm với các kiêm toán viên 13

III Điều kiên thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập 14 1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập 15

2 Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập 15

Phần 2: Kiểm toán viên trong các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam 17 I Thực trạng nguồn nhân lực của kiểm toán độc lập ở Việt Nam 17

1 Nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập 17

2 Sự phát triển về số lượng các công ty kiểm toán độc lập kéo theo sự gia tăng số lượng kiểm toán viên 18

3 Sự khan hiếm trầm trọng kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam 21

4 Nguồn nhân lực yếu và mỏng 23

III Đánh giá về triển vọng nghề nghiệp của một kiểm toán viên 23

Phần 3: Một số giải pháp cải thiện nguồn nhân lực kiểm toán viên độc lập hiện nay 27

Trang 4

I Giải pháp mang tính lầu dài 27

1 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập 27

2 Phát huy vai trò của hội nghề nghiệp 27

II Giải pháp mang tính kịp thời 28

1 Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán-kiểm toán tại các cơ sơ đào tạo phù hợp yêu cầu mới 27

2 Tạo cơ hội việc làm cho sinh viên vừa tốt nghiệp 28

3 Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm toán viên 29

Kết luận 31

Danh mục tài liệu tham khảo 32

Trang 5

Phần 1: Khái quát về kiểm toán viên trong kiểm toán độc lập

I Tiêu chuẩn kiểm toán viên

1 Khái niệm về kiểm toán viên (KTV) độc lập

Nghề kiểm toán ở Việt Nam được xem là một nghề khá mới mẻ và rất nhiềutriển vọng Cùng với sự xuất hiện của các công ty kiểm toán là sự xuất hiệncủa các KTV.Vậy kiểm toán viên là ai?

Kiểm toán viên là chủ thể của các cuộc kiểm toán.KTV theo tiếng La tinh

có nghĩa là người nghe ,thu thập và xác nhận thông tin – người chịu tráchnhiệm kiểm tra tình trạng tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của đơnvị,doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định Công việc của KTV chủ yếu

là kiểm tra và phân tích các tài liệu kế toán để từ đó xác nhận tính trung thựccủa báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.Một số nhiệm vụ cụ thể :

+Kiểm tra chế độ thanh toán lương bổng cũng như các tài liệu kể toán khác

có liên quan để có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể về cơ cấu tỷ lệ lao độngtrong tổ chức,tổng quỹ lương các khoản nợ,tính tuân thủ pháp luật của chínhsách nguồn nhân lực

+ Kiểm tra dữ liệu về tài sản,các khoản nợ phải trả,vốn góp,tiền dư doanhthu,chi phí,lợi nhuận

+ Kiểm tra tình hình sử dụng tái sản của đơn vị

+ Phân tích dữ liệu hàng tốn kho

+ Kiểm tra hệ thống báo cáo sổ sách,làm việc với cá nhân để xác minh tínhtrung thực của các số liệu cũng như tính tuân thủ của nó

+ Phân tích,thẩm định các báo cáo tài chính và các loại hố sơ,sổ sách khácbằng nghiệp vụ kế toán của mình

Trang 6

+ Báo cáo cấp trên biết về kết quả kiểm toán đồng thời đưa ra ý kiến củamình.

Một KTV lý tưởng được phác họa bằng những yêu cầu cụ thể sau:

Về kiến thức:

+ Tốt nghiệp đại học các ngành kế toán,kiểm toán,ngân hàng

+ Có kiến thức về lý thuyết kinh tế,các nguyên tắc kế toán,thị trường tàichính,ngân hàng cũng như khả năng phân tích các báo cáo dữ liệu kế toán+ Có kiến thức về toán và thống kê

+ Có kiến thức về các nguyên tắc kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh.+ Có kiến thức về luật kinh doanh

+ Biết lắng nghe,biết truyền đạt ý tưởng thông tin đến đồng nghiệp của mình

Có thể nói nghề kiểm toán là nghề đòi hỏi khá cao đối với người lao độngvới rất nhiều tiêu chuẩn cũng như đạo đức nghề nghiệp

2.Một số tiêu chuẩn về KTV

Để thực hiện được những nhiệm vụ của công việc thì nghề kiểm toán cónhững quy định rất cụ thể về KTV được quy định rất cụ thể trong các Nghịđịnh của chính phủ về kiểm toán độc lập gồm ba nghị định : đầu tiên là Nghịđịnh 07/CP,sau đó khi ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP còn có thêm

Trang 7

Nghị định số 133/2005/NĐ-CP để bổ sung một số nội dung.Theo đó KTVphải có một số tiêu chuẩn sau:

+ Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép cư trú tạiViệt Nam ,có đăng kí hành nghề tại một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt độnghợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam

+ Có lý lịch rõ ràng,phẩm chất trung thực,liêm khiết,nắm vững luật pháp vàchính sách,chế độ kinh tế, tài chính ,kế toán, thống kê của nhà nước,không

có tiền án tiền sự

+ Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính,kế toán đã làm côngtác tài chính kế toán từ 5 năm trở lên hoặc có 4 năm làm trợ lý KTV trongcác doanh nghiệp kiểm toán

+ Đã qua kỳ thi tuyển kiểm toán viên do Hội đồng thi cấp nhà nước tổ chức

và được Bộ trưởng Bộ tài chính cấp chứng chỉ

Điều kiện của KTV hành nghề :

+ Đối với người Việt Nam phải có lý lịch rõ ràng,phẩm chất trung thực,liêmkhiết,nắm vững luật pháp và chính sách,chế độ kinh tế, tài chính ,kế toán,thống kê của nhà nước,không có tiền án tiền sự Có hợp đồng lao động làmviệc trong một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và

hoạt động theo pháp luật Việt Nam

+ Đối với người nước ngoài phải Có đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên,được phép

cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên,có hợp đồng lao động làm việc trongmột doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luậtViệt Nam

Trang 8

+ Tại một thời điểm nhất định, kiểm toán viên chỉ được đăng ký hành nghề ởmột doanh nghiệp kiểm toán Trường hợp kiểm toán viên đã đăng ký hànhnghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề hoặc đồng thời hànhnghề ở doanh nghiệp kiểm toán khác thì sẽ bị xóa tên trong danh sách đăng

ký hành nghề kiểm toán

+ Người đăng ký hành nghề kiểm toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêmđiều kiện tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theoquy định của Bộ Tài chính

3.Một số yêu cầu về kiểm toán viên

Công việc kiểm toán độc lập do kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện,công việc này không tạo ra thêm các thông tin về báo cáo tài chính mà nóchỉ làm tăng mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính Những người sử dụngkết quả kiểm toán tin tưởng và bổ nhiệm kiểm toán viên bởi tích chất hànhnghề độc lập của kiểm toán viên và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ cũngnhư tư chất đạo đức chính trực khách quan trong công việc của họ Để hànhnghề kiểm toán, các kiểm toán viên cần đảm bảo các yêu cầu:

Yêu cầu về tính độc lập

Các yêu cầu về tư chất đạo đức

Các yêu cầu về năng lực nghiệp vụ

+ Yêu cầu về tính độc lập

Yêu cầu này được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạtđộng kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiêm toán viên.Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểmtoán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán đượcthực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi

Trang 9

sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sửdụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộctrong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của doanh nghiệp Trong quátrình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác độngbởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trungthực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình Mọi câu hỏi về tình hìnhkinh doanh hoặc các sử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cầnđược trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trongviệc thu thập các bằng chứng kiểm toán.

Để đảm bảo yêu cầu này, ngoài mặt chủ quan về tư chất đạo đức của kiểmtoán viên cần duy trì và đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm toán,pháp luật yêu cầu các kiểm toán viên không được thực hiện kiểm toán chocác khách hàng mà kiểm toán viên có quan hệ gia đình, họ hàng hoặc quyềnlợi về mặt kinh tế

+ Yêu cầu về tư chất đạo đức

Con người luôn là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong cáchoạt động kinh tế, xã hội Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, khi màsản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và phụ thuộc vàotính chủ quan của kiểm toán viên Điều quan trọng là kiểm toán viên phảiluôn duy trì được tính độc lập, khách quan khi tiến hành công việc cũng nhưkhi xem xét, đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra ý kiến

về báo cáo tài chính Kiểm toán viên phải là có lương tâm nghề nghiệp, luônlàm việc với sự thận trọng cao nhất với tinh thần làm việc chuyên cần Trongquá trình kiểm toán phải đảm bảo thằng thắn trung thực và có chính kiến rõràng Đồng thời kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và khôngđược thành kiến thiên vị

Trang 10

Kiểm toán viên phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận một cách thoảđáng tất cả các kỹ năng và sự siêng năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụcủa mình Mọi sự bất cẩn đều có thể dẫn đến những rủi ro kiểm toán, theo đógây ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và trách nhiệmpháp lý của kiểm toán viên.

Kiểm toán viên phải tôn trọng bí mật của những thông tin thu thập đượctrong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất kỳ một thông tin kinh tếnào liên quan đến khách hàng cho người thứ ba khi chưa được phép củangười có thẩm quyền trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu củapháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình

Kiểm toán viên phải tôn trong pháp luật Tính tôn trọng pháp luật thể hiệntrách nhiệm của kiểm toán viên đối với các đối tượng sử dụng báo cáo kiểmtoán Kiểm toán viên phải chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc vàluật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán đượcthừa nhận Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên có giá trị pháp lý và các kiểmtoán viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhận xét đánh giá của mình.+ Yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ

Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thựchiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết Để đảm bảo thu thậpđược các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên phải:

- Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanhcủa khách hàng

- Có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán

- Hiểu biết về pháp luật

Để đạt được các yêu cầu trên, các kiểm toán viên trước hết phải đạt đượctrình độ chuyên môn vững vàng về kế toán, hiểu biết về chế độ chính sáchtài chính, kế toán và luật pháp đồng thời đồng thời để trở thành kiểm toán

Trang 11

viên và có thể thực hiện công việc độc lập cần phải được các kiểm toán viên

có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn trong các cuộc kiểm toán thực tế Mặtkhác các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ duy trì kỹ năng, trình độ nghiệp vụtrong suốt quá trình hành nghề, luôn cập nhật các thông tin về chính sánh kếtoán, tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán Về mặt pháp lý các kiểmtoán viên chỉ được hành nghề khi đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và

ở Việt nam là Bộ Tài chính sau khi đã trúng tuyển kỳ thi cấp quốc gia về cấpchứng chỉ kiểm toán viên

II Đạo đức hành nghề và những hành vi nghiêm cấm đối với KTV

1 Đạo đức hành nghề của kiểm toán viên

Trong các công ty kiểm toán,đạo đức hành nghề của KTV được quy định rấtchặt chẽ.Trong các chương trình huấn luyện đầu mỗi đợt tuyển dụngKTV,các công ty đều nói kỹ đến nguyên tắc đạo đức hành nghề mà theođó,KTV phải tuân thủ các nghuyên tăc sau đây:

+ Độc lập: Đây là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV trong quá trìnhkiểm toán KTV thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi lợi ích vật chấthoặc tinh thần mà làm ảnh hưởng đến sự trung thực,khách quan và độc lậpnghề nghiệp của mình

KTV không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệkinh tế hoặc quyền lợi knh tế như góp vốn cổ phần,cho vay hoặc vay vốn từkhách hang hoặc cổ đông chi phối của khách hàng hoặc có ký kết hợp đồnggia công,dịch vụ đại lý tiêu thụ hàng hóa…

KTV không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan

hệ họ hàng thân thuộc như (bố,mẹ,anh,em) với những người trong bộ máy

Trang 12

quản lý(Hội đồng quản trị,ban giám đốc,các trưởng phó phòng và nhữngngười tương đương)trong đơn vị được kiểm toán.

KTV không được vừa làm dịch vụ kế toán (như trực tiếp ghi chép,giữ sổ kếtoán và lập báo cáo tài chính)vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng mộtkhách hàng

Trong quá trình kiểm toán,nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toánviên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này.Nếu không loại bỏ được thì KTVphải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán

+ Chính trực: KTV phải thẳng thắn,trung thực và có chính kiến rõ ràng.+ Khách quan: KTV phải công bằng,tôn trọng sự thật và không được thànhkiến,thiên vị.Kết quả kiểm toán phải mang tính khách quan.Trong côngviệc,KTV không thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân (giađình,tình cảm,kinh tế)với khách hàng mà mình đang phục vụ

+ Năng lực chuyên môn và tính thận trọng :KTV phải thực hiện công việckiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết,với sự thận trọng caonhất và tinh thần làm việc chuyên cần.KTV có nhiệm vụ duy trì,cập nhật vànâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn,trong môi trường pháp lý vàcác tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.KTV phải giữ được phongcách chuyên nghiệp trước khách hàng,không được phép khuyếch trươngthanh thế của đơn vj mình cũng như của bản thân.Có trình độ chuyên mônnghiệp vụ,có ý thức bảo vệ danh dự và uy tín của đơn vị mà bản thân đanglàm việc

Trang 13

+ Tính bảo mật của thông tin: KTV không phải bảo mật các thông tin cóđược trong quá trình kiểm toán,không được tiết lộ bất cứ một thông tin nàokhi chưa được phép của người có thẩm quyền,trừ khi có nghĩa vụ phải côngkhai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệpcủa mình đồng thời không được sử dụng các thông tin đó vào mục đích cánhân.

+ Tư cách nghề nghiệp: KTV phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghềnghiệp,không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp

+ Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn : KTV phải thực hiện công việc kiểmtoán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trongchuẩn mực kiểm toán Việt Nam(hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế đượcViệt nam chấp nhận)và cũng như các quy định phấp luật hiện hành.Cácchuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc,thủ tục cơ bản của liênquan đến kiểm toán báo cáo tài chính.KTV phải có thái độ hoài nghi mangtính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán,phảiluôn ý thức được rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến sai sót trọngyếu trong báo cáo tài chính.Ví dụ: Khi nhận được bản giải trình của giámđốc đơn vị,kiểm toán viên không được thừa nhận ngay các giải trình đó đãđúng,mà phải tìm được những bằng chứng cần thiết chứng minh cho giảitrình đó

Đạo đức nghề nghiệp của KTV là vấn đề đáng quan tâm đặc biệt là ngườilàm công việc kiểm toán thì phải xem những chuẩn mực đạo đức đó nhưphương châm sống và làm việc

Trang 14

2.Những điều cấm với các KTV

Ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp KTV cần phảithuộc lòng những điều cấm sau:

+ Nghiêm cấm KTV mua bất kỳ loại cổ phiếu nào,không phân biệt số lượng

là bao nhiêu của đơn vị được kiểm toán

+ Nghiêm cấm KTV mua trái phiéu hoặc các tài sản khác của đơn vị đượckiểm toán

+ Nghiêm cấm KTV nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào từđơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuậntrong hợp đồng,hoặc lợi dụng vị trí KTV của mình để thu các lợi ích khác từđơn vị được kiểm toán

+ Nghiêm cấm KTV cho thuê,cho mượn hoặc cho các bên khác sử dụng tên

và chứng chỉ kiểm toán viên của mình để thực hiện các hoạt động nghềnghiệp

+ Nghiêm cấm KTV làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên trongcùng một thời gian

+ Nghiêm cấm KTV tiết lộ thông tin về đơn vị được kiểm toán mà mình biếtđược trong khi hành nghề,trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán đồng ý hoặcpháp luật có quy định khác

+ Nghiêm cấm KTV và công ty kiểm toán trả hoa hồng cho đơn vị đượckiểm toán

+ Nghiêm cấm KTV thực hiện các hành vi khác mà pháp luật về kiểm toánnghiêm cấm

Trang 15

Trong điều Cấm Kỵ nói trên,việc nhận quà dự tiệc tùng,nhận tiền hối lộ củađơn vị được kiểm toán đâu đó vẫn xảy ra,mặc dù không phải là hiện tượngphổ biến,và thường ít khi xảy ra đối với các đơn vị kiểm toán viên độc lập Tuy nhiên,ở Việt Nam,tại nhiều công ty nhà nước hoặc tư nhân vẫn xảy ratình trạng hối lộ KTV,đặc biệt là các KTV nội bộ

Ở Trung Quốc chính phủ đã ban hành 7 điều không áp dụng cho các KTV: + Không cho phép các đơn vị được kiểm toán thu xếp chỗ ở cho KTV củađơn vị thực hiện kiểm toán

+ Không cho phép đơn vị được kiểm toán thu xếp,bố trí bữa ăn hoặc mở tiệcchiêu đãi các KTV của các đơn vị thực hiện công việc kểm toán

+ Không cho phép KTV sử dụng phương tiện giao thông của đơn vị đượckiểm toán mà không thanh toán phí sử dụng

+ Không cho phép KTV tham gia những hoạt động du lịch,giải trí hoặc vuichơi,liên hoan do đơn vị được kiểm toán tổ chức,bố trí

+ Không cho phép KTV nhận quà lưu niệm,quà biếu,tiền biếu hay các lạo tàisản có giá trị khác của đơn vị được kiểm toán

+ Không cho phép đơn vị được kiểm toán nêu ra những yêu cầu không liênquan tới công tác kiểm toán

III Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập

1.Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập

Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán được quy định cụ thể tại Nghịđịnh 105/204/NĐ-CP

Trang 16

+ Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất 3 kiểm toánviên có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trong nhữngngười quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên có Chứng chỉhành nghề

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính việcthành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên đăng ký hànhnghề tại doanh nghiệp

+ Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyênđảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề Sau 6 tháng liên tục doanhnghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch

vụ kiểm toán

2 Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập

+ Thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh; từ chối thực hiện dịch vụ khi xét thấykhông đủ điều kiện và năng lực hoặc vi phạm nguyên tắc đạo đức nghềnghiệp

+ Thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện hợp đồng dịch vụhoặc hợp tác kiểm toán với các doanh nghiệp kiểm toán khác theo quy địnhcủa pháp luật

+ Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; tham gia là thành viêncủa tổ chức kiểm toán quốc tế

Trang 17

+ Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kế toán

và các tài liệu, thông tin cần thiết khác có liên quan đến hợp đồng dịch vụ + Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vịđược kiểm

toán ở trong và ngoài đơn vị Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyềngiám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết

+ Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật đối với doanhnghiệp

Ngày đăng: 25/04/2013, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1: Tình hình nhân viên - Bàn về vấn đề nguồn nhân lực cho kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay
BẢNG 1 Tình hình nhân viên (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w