Nhờ có quản lý doanh nghiệp, các yếu tố: người lao động, tư liệu lao động đối tượng lao động được gắn kết với nhau, tạo ra một hiệu quả lao động khác hơn hẳn so với lao động từng cá nhân riêng rẽ
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Quản lý là sản phẩm của hiệp tác lao động và phân công lao động, nó đồng thời mang tính giai cấp và là yếu tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sức lao động trở thành hàng hoá, tư liệu sản xuất ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ quản lý về lao động, công nghệ thiết bị cũng ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Vấn đề quan trọng để sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất là quản lý và sử dụng tốt nguồn lao động xã hội nói chung và khả năng hiện có ở nhà máy, xí nghiệp. Để thực hiện tốt vấn đề này cần phải tiến hành sắp xếp lại tổ chức sản xuất, phân bổ lại lao động, caỉ tiến công tác quản lý kinh tế, xoá bỏ lề lối quản lý hành chính bao cấp, quan liêu, thực hiện phương hướng sản xuất kinh doanh theo nền kinh tế thị trường. Từ những nhiệm vụ trên, đòi hỏi cơ cấu bộ máy quản lý phải không ngừng được hoàn thiện, tinh thông để đáp ứng yêu cầu sản xuất và công tác quản lý. Công ty Cơ khí Ô tô 3 -2 là một doanh nghiệp Nhà nước, qua quá trình phát triển, đội ngũ lao động quản lý của nhà máy đã được tiếp thu những kinh nghiệm khoa học về tổ chức nói chung, nhưng hiện nay, do nền kinh tế của đất nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, công ty cũng như nhiều đơn vị khác vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý, bộ máy quản lý chưa thật gọn nhẹ, tinh thông. Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn bộ máy quản lý của Công ty em nhận thấy: Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với mục đích mong muốn bộ máy Tổ chức của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Do đó em đã chọn đề tài: "Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cơ khí Ô tô 3 - 2" Đề tài được chia làm ba phần: Phần I: Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần II: Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cơ khí Ô tô 3 - 2 Phần III: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy sản xuất Công ty Cơ khí Ô tô 3 - 2 PHẦN I TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I- BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH DOANH NGHIỆP 1- Quản lý và các chức năng quản lý a) Khái niệm: Vấn đề đặt ra trước hết đối với mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ là phải quản lý doanh nghiệp như thế nào để nó có hiệu quả nhất. Quản lý có tốt thì doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vậy quản lý doanh nghiệp là gì ? Quản lý doanh nghiệp là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ để đạt được mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp với hiệu quả cao nhất. Quản lý là quá trình vận dụng những quy luật kinh tế, quy luật tự nhiên, quy luật xã hội trong việc lựa chọn và xác định các biện pháp về kinh tế, tổ chức kỹ thuật để tác động lên tập thể người lao động. Từ đó họ tác động đến các yếu tố, vật chất của sản xuất kinh doanh. • Nội dung Con người luôn giữ vị trí trung tâm và có ý nghĩa quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên quản lý doanh nghiệp chính là quản lý con người trong hoạt động kinh tế, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệp. Quản lý con người bao gồm nhiều chức năng phức tạp. Bởi vì con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: yếu tố sinh lý, yếu tố tâm lý, yếu tố xã hội, . những yếu tố này luôn tác động qua lại lẫn nhau hình thành nên nhân cách của từng con người. Vì vậy, muốn quản lý con người vừa phải là nhà tổ chức, vừa là nhà tâm lý, vừa là nhà xã hội. Nhờ có quản lý doanh nghiệp, các yếu tố: người lao động, tư liệu lao động đối tượng lao động được gắn kết với nhau, tạo ra một hiệu quả lao động khác hơn hẳn so với lao động từng cá nhân riêng rẽ giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình. Trong hệ thống sản xuất, quy mô doanh nghiệp càng lớn, trình độ kỹ thuật và sản xuất càng phức tạp thì vai trò quản lý càng cần nâng cao và thức sự trở thành nhân tố hết sức quan trọng để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Các chức năng của quản lý: Những chức năng quản lý là hoạt động riêng biệt của cơ quan quản lý, thể hiện những phương thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý. Muốn tổ chức bộ máy thật gọn nhẹ không thể không phân tích sự phù hợp giữa cơ cấu bộ máy quản lý với các chức năng quản lý. Sự phân loại các chức năng quản lý còn tạo cơ sở cho việc xác định khối lượng công việc, số lượng nhân viên quản lý cần thiết, từ đó xây dựng các phòng chức năng phù hợp. Nếu căn và nội dung quản lý được chia thành 5 chức năng sau: - Chức năng kế hoạch hoá: Đây là chức năng đầu tiên nhằm đề ra mục tiêu chung cho hoạt động toàn doanh nghiệp. Theo kế hoạch đó từng thành viên trong doanh nghiệp sẽ biết được nhiệm vụ của mình. Đây là một khâu quan trọng của hoạt động quản lý, nó quyết định đến sự thắng lợi trong quản lý. Do đó các cán bộ lãnh đạo phải xây dựng được các kế hoạch sao cho không có mâu thuẫn với nhau cũng như phải có sự điều chỉnh các kế hoạch sao cho phù hợp. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong bất cứ tình huống nào. - Chức năng tổ chức: Việc thiết lập một bộ máy quản lý của doanh nghiệp phụ thuộc vào yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp, mục tiêu đã đặt ra của doanh nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp, các yếu tố khách quan tác động đến doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xác lập một cơ cấu sản xuất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó mỗi bộ phận, từng cá nhân đều có quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định, có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu chung mà doanh nghiệp đề ra. - Chức năng điều hành: Khi tổ chức xong phải điều hành công việc để tiến hành đều đặn theo đúng kế hoạch. Để điều hành có hiệu quả thì cần phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ trong quản lý, có như vậy các bộ phận trong bộ máy quản lý, cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Thực hiện chức năng này các nhà quản lý sẽ sửa chữa những sai phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh, thay đổi công việc cho phù hợp, phát huy các điểm mạnh của doanh nghiệp. - Chức năng hạch toán kinh tế: Bao gồm hạch toán kế toán và thống kê, đặc biệt là việc tổ chức ghi chép ban đầu, công tác thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các cơ quan cấp trên. 2- Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh doanh nghiệp a- Khái niệm: Bộ máy quản lý là một cơ quan chức năng trong doanh nghiệp (bao gồm hệ thống các phòng ban chức năng) có nhiệm vụ cơ bản giúp giám đốc quản lý, chỉ huy và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. b- Những yêu cầu của bộ máy quản lý doanh nghiệp Trong phạm vi từng doanh nghiệp việc tổ chức bộ máy quản lý phải đáp ứng được yêu cầu chủ yếu sau đây: Một là, phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, toàn diện những chức năng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung đã đề ra: hoàn thành toàn diện kế hoạch với chi phí ít nhất và hiệu quả kinh tế nhiều nhất. Hai là, phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động trong doanh nghiệp Ba là, phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp quy mô lớn, công tác của các phòng chức năng được chuyên môn hoá sâu hơn do đó cần thiết và có thể tổ chức nhiều phòng chức năng hơn doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật như loại hình sản xuất, tính chất sản phẩm, tính chất công nghệ, vị trí doanh nghiệp trong phân công lao động xã hội đều được xem là những căn cứ để xây dựng bộ maý quản lý doanh nghiệp Bốn là, phải đảm bảo yêu cầu tinh giảm vừa vững mạnh trong bộ máy quản lý. Một bộ máy quản lý được coi là tinh giảm khi có số khâu, số cấp ít nhất, tỷ lệ giữa số cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ so với tổng số cán bộ công nhân viên nhỏ nhất mà chi phí cho bộ máy quản lý trong giá thành sản phẩm ít nhất. Nó được coi là vững mạnh khi những quyết định quản lý được chuẩn bị một cách chu đáo, có cơ sở khoa học, sát hợp với thực tiễn sản xuất, khi những quyết định ấy được mọi bộ phận, mọi người chấp nhận với tinh thần kỷ luật nghiêm khắc và ý thức tự giác đầy đủ. Việc tiến hành chế độ một thủ trưởng là tất yếu bởi vì xuất phát từ tính biện chứng giữa tập chung và dân chủ trên cơ sở phát huy dân chủ đối với mọi người. Cần tập trung thống nhất quản lý vào một đầu mối, vào một người. Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của nền sản xuất công nghiệp chính xác từ những quyết định, phân công lao động chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc, tất yếu dẫn tới hợp tác hoá sản xuất cũng dẫn đến đình trệ sản xuất, giảm hiệu quả. Vì vậy bất kỳ một sự hợp tác nào cũng phải có sự chỉ huy thống nhất, trong cơ cấu tổ chức bộ máy có các chức danh thủ trưởng, vị trí mối quan hệ trong các chức danh này. TT Chức danh thủ trưởng Vị trí từng chức danh Phạm vi phát huy tác dụng Người giáp việc thủ trưởng Người dưới quyền 1 Giám đốc TT cao nhất trong toàn doanh nghiệp Toàn bộ doanh nghiệp Các phó giám đốc Mọi người trong doanh nghiệp 2 Quản đốc TT cao nhất trong phân xưởng Toàn bộ phân xưởng Các phó quản đốc Mọi người trong phân xưởng 3 Đốc công TT cao nhất trong ca làm việc Toàn ca làm việc Không Mọi người trong ca làm việc 4 Tổ trưởng công tác TT cao nhất trong tổ Toàn tổ Tổ phó Mọi người trong tổ 5 Thủ trưởng các phòng (ban)chức năng TT cao nhất trong phòng ban Toàn phòng ( ban) Toàn phòng ban Mọi người trong phòng Thủ trưởng cấp dưới phải phục tùng nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thủ trưởng cấp trên, trước hết là thủ trưởng cấp trên trực tiếp, thủ trưởng từng bộ phận có quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi đơn vị của mình quản lý, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt hoạt động của đơn vị mình phụ trách. Thủ trưởng mỗi cấp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy hoạt động ở từng cấp đã được quyết định về chức năng, quyền hạn nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, tất cả các cấp phó đều là những người giúp việc cho cấp trưởng ở từng cấp tương đương và phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình, mọi người trong từng bộ phận là những người thừa hành cảu thủ trưởng cấp trên trước hết là thủ trưởng của cấp tương đương và phải phục tùng nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thủ trưởng. Giám đốc là thủ trưởng cấp trên và là thủ trưởng cao nhất trong doanh nghiệp, chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt hoạt động trong sản xuất kinh doanh, chính trị, xã hội trong doanh nghiệp trước tập thể người lao động và trước chủ sở hữu doanh nghiệp, mọi người trong doanh nghiệp phải phục tùng nghiêm chỉnh mệnh lệnh của giám đốc. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu nói trên sẽ tạo nên hiệu lực và quyền uy của bộ máy quản lý doanh nghiệp công nghiệp mang đầy đủ tính chất của sản xuất lớn và hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nếu như bộ máy quản lý mà thích nghi với môi trường thì nó sẽ tạo và thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngược lại bộ máy quản lý mà sơ cứng thì nó sẽ không tồn tại được, không ứng phó được với thị trường. Bộ máy quản lý không mất tiền nhưng nếu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý thì nó sẽ đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý cũng như sản phẩm nhất định, nó cũng có vòng đời của nó, sự ổn định của bộ máy quản lý là tương đối. II- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định hiệu quả của sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Với một bộ máy quản lý gọn nhẹ, có trình độ có phương pháp quản lý phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng, có sự tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý, cũng như có sự chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh nhanh chóng và chính xác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà doanh nghiệp phát huy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình thích ứng nhanh chóng với nền kinh tế thị trường đầy biến động và ngày càng phát triển hơn. 1- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh a. Khái niệm: Tổ chức là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống nhằm thực hiện mục đích đề ra của hệ thống dựa trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc của quản trị quy định. Cơ cấu là một phạm trù phản ánh sự cấu tạo và hình thức bên trong của hệ thống. Cơ cấu tạo điều kiện duy trì trạng thái ổn định của hệ thống. Cơ cấu là chỉ tiêu về tính tổ chức của hệ thống. Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp đặt theo trật tự nào đó của các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng Trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định chung của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức quản lý chính là sự phân công lao động trong lĩnh vực quản trị, nó có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lý. Một mặt cơ cấu tổ chức quản lý phản ánh cơ cấu sản xuất, mặt khác nó tác động trở lại quá trình sản xuất. * Nguyên tắc đối với cơ cấu tổ chức : Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo những nguyên tắc sau: [...]... khởi thoải mái, hứng thú trong công việc PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3 - 2 I ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH a - Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty Cơ khí Ô tô 3 -2 là một đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân Nhiệm vụ chính của công ty là: - Sản xuất kinh doanh lắp ráp... % % Tr.đ/ 35 2 127 0000 6 731 ,86 2, 26 11,68 3, 97 2, 23 338 1050000 7000 1, 52 7 ,37 2 ,38 1, 53 339 125 0000 727 8,80 2, 07 9,98 3, 0 83 2, 14 96, 02 82, 67 1 03, 98 67 ,25 63, 09 59,94 68,60 96 ,30 98, 42 108, 12 91,59 85,44 77,65 95,96 100 ,29 119,04 1 03, 98 136 ,18 135 ,41 129 , 53 139 ,86 LĐ Năm 1997 nhà nước ta quyết định dán tem hàng nhập khẩu trong đó có cả xe đạp nên đã chống được hàng nhập lậu Mặt khác Công ty đã biết... 9 2 3 3 2 2 3 2 2 3 14 19 10 1 1 4 1 4 3 11 22 14 39 12 47 26 55 64 171 7 23 - Trình độ đại học: 33 9 =6,78% 42 - Trình độ trung cấp: 33 9 = 12 ,39 % Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý, Công ty không những chú trọng đến trình độ năng lực cán bộ, mà còn đề cao phẩm chất chính trị của người cán bộ Chất lượng cán bộ lãnh đạo của Công ty và các bộ phận chức năng đều có trình độ chuyên môn... sản đến nay Công ty đã làm ăn có hiệu quả và làm ăn có lãi Biểu số 2- Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TT 1 2 3 4 Chỉ tiêu Tổng DT Tổng chi phí Lợi Nhuận Nộp ngân Đơn vị Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ 1998 34 944,7 198 12, 4 786,54 1074 ,28 1999 34 0 32 ,9 21 6 03, 9 516 1657 20 00 35 020 ,5 23 5 57,4 736 ,35 135 4,85 99/98 97 ,39 109,04 65,6 154 ,24 20 00/98 100 ,21 118,90 93, 61 126 , 12 2000/99 1 02, 90 109,04 1 42, 70 81,76 5... động của công ty là: 33 9 người Sự biến động về lao động, tuổi đời và bậc thợ của Công ty qua từng năm có khác nhau: Biểu 3 :Sự biến động về lao động tuổi đời và bậc thợ của Công ty TT Chỉ tiêu Đơn 98 99 20 00 99/98 20 00/98 20 00/99 1 Tổng số lao vị Ngườ 35 2 33 8 33 9 96, 02 96 ,30 100 ,2 a động Lao động gián i Ngườ 56 55 55 98 ,21 98 ,21 100 b tiếp Lao động trực i Ngườ 29 6 2 73 27 4 92, 22 92, 56 100 ,36 2 tiếp Tuổi... 16 ,22 % Biểu 4: Số lao động của Công ty xe đạp - xe máy Thống Nhất STT Phòng, phân xưởng Lao động thường 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tổng KD tổng hợp Tổ chức hành chính Tài vụ Công nghệ Kiến thiết cơ bản Trung tâm Cơ dụng Linh kiện Chế thử Khung sơn Lắp ráp Sơn Mạ Dịch vụ xuyên 21 26 9 16 2 3 24 25 17 46 15 54 32 49 33 9 b- Đặc điểm về chất lượng lao động Lao động Lao động quản lý phục vụ Công. . .- Đảm bảo tính tối ưu của cơ cấu: Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, số bộ phận quản lý phản ánh sự phân chia chức năng quản lý theo chiều ngang còn số cấp quản lý thể hiện sự phân chia chức năng theo chiều dọc Mỗi doanh nghiệp cần xác định số lượng cấp quản lý, bộ phận quản lý và mối quan hệ hợp lý giữa chúng đảm bảo cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp có tính năng động cao, luôn đi sát... hiện chức năng A21 Thực hiện chức năng A 22 Lãnh đạo chức năng B1 Thực hiện chức năng B11 Thực hiện chức năng B 12 Lãnh đạo chức năng B2 Thực hiện chức năng B21 Thực hiện chức năng B 22 Mô hình quản lý theo chức năng + Kiểu cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng: Hiện nay cơ cấu được áp dụng rộng rãi, phổ biến Nó đã khắc phục được những nhược điểm của hai kiểu cơ cấu trên Đặc điểm cơ bản của kiểu cơ cấu này... Bình 2 900 1610 900 400 Vĩnh Phúc 2 1000 1550 530 150 Vinh 1 35 0 120 0 100 550 Hưng Yên 1 33 0 1000 450 800 Hải Dương 2 750 1450 700 525 Tuyên Quang Yên Bái Thái Nguyên 2 1 4 608 510 700 950 1500 1700 650 400 850 150 400 600 32 Thanh Hoá Nam Định 5 4 26 00 36 00 1650 25 00 20 00 1550 125 0 1709 60 40 20 21 30 Hà Nội 6 130 0 1950 22 00 1100 160 50 43 Ninh Bình 2 250 700 180 120 Lạng Sơn 1 20 0 550 20 0 70 Phủ Lý. .. Phòng chức năng 3 Phòng chức năng 2 Lãnh đạo tuyến B1 Lãnh đạo tuyến A1 Lãnh đạo tuyến A 22 Lãnh đạo tuyến A21 Ngườ i thực hiện 1 Ngườ i thực hiện 2 Ngườ i thực hiện 3 Phòng chức năng 4 Ngườ i thực hiện 4 Lãnh đạo tuyến B21 Ngườ i thực hiện 5 Ngườ i thực hiện 6 Lãnh đạo tuyến B 22 Ngườ i thực hiện 7 Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng Ngườ i thực hiện 8 2a- Phân công và hiệp tác quản lý Phân công . đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cơ khí Ô tô 3 - 2 Phần III: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy sản xuất Công ty Cơ khí Ô tô 3 - 2 . hỏi cơ cấu bộ máy quản lý phải không ngừng được hoàn thiện, tinh thông để đáp ứng yêu cầu sản xuất và công tác quản lý. Công ty Cơ khí Ô tô 3 -2 là một