1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới

11 772 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 88,5 KB

Nội dung

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1. Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội. Hiện nay có thể tính năng suất lao động theo 3 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị và thời gian lao động nhưng ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng. Từ số liệu thống kê về GDP về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế và lao động làm việc có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, ta tính được mức năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2005 -2007. Nếu tính theo giá cố định (giá năm 1994) và nghiên cứu biến động của năng suất lao động ta thấy 5 năm qua năng suất lao động chung toàn nền kinh tế quốc dân của Việt Nam liên tục tăng lên với tốc độ tăng năng suất lao động năm sau gấp hơn 2 lần năm trước. Cụ thể như sau: Bảng 1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2005 - 2007 Năm ĐVT 2005 2006 2007 Năng suất lao động Triệu/người /năm 19,62 22,46 29 Tôc độ tăng NSLĐ (%) % 5,51 14,46 29 Nguồn: Tổng cục thống kê Năng suất lao động của Việt Nam đang từng bước được nâng cao, tuy nhiên hiện thời đạt xấp xỉ 1.700USD/lao động/năm nhưng còn rất thấp thua xa so với nhiều nước trong khu vực.rất thấp. Chỉ số nói trên của Việt Nam mới bằng khoảng 50% của những nước thuộc tốp trung bình trong khu vực như Indonesia, Philippin. So với Thái Lan, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 30%. Trong khi năng suất lao động của Việt Nam chưa vượt qua con số 2.000 USD/lao động/năm, chỉ số này của Brunei hơn 60.000USD, Singapo hơn 50.000USD, Malaysia hơn 14.000USD. Nếu so sánh với các nước ngoài khu vực ví dụ như Mỹ- là nước có năng suất cao nhất thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1,6% Với năng suất thấp như vậy thì khả năng tích lũy trong nước thấpvì giá trị thặng dư chẳng còn được bao nhiêu. Cụ thể là tỷ lệ tích lũy so với GDP năm 2007 của nước 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 ta lên đến 41,65%, sau khi trừ đi chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu (nhập siêu) tới 13,43%, thì tích lũy trong nước chỉ còn bằng 28,22%, thấp hơn Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, càng thấp xa so với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là tích lũy có một phần quan trọng còn phụ thuộc vào nước ngoài. Năng suất lao động thấp chẳng những làm cho giá trị thặng dư, tích lũy thấp mà còn làm cho tiêu dùng bình quân đầu người thấp. Xem xét năng suất lao động của nền kinh tế trên góc độ phần chia theo các nhóm ngành kinh tế: nông- lâm – ngư nghiệp; công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ thì theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của Việt Nam là 22,46 triệu đồng/người (trong đó nông, lâm nghiệp 7,09 triệu, thủy sản 24,59 triệu, công nghiệp 58,25 triệu, xây dựng 26,45 triệu, thương nghiệp 25,29 triệu, khách sạn, nhà hàng 45,78 triệu, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15 triệu, văn hóa, y tế, giáo dục 27,37 triệu, các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu). Như vậy, dễ dàng thấy rằng năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm, nghiệp là thấp nhất, chỉ bằng một phần ba mức năng suất lao động chung của cả nước, chỉ bằng một phần tám mức năng suất lao động của nhóm ngành cao nhất là ngành công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động trong nông, lâm nghiệp thấp là do số lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,1%), thời gian chưa sử dụng còn nhiều tới 20%, Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất, nhưng số lượng lao động chiếm tỷ trọng thấp (13,5%), tốc độ tăng chậm, tính gia công và khai thác nguyên nhiên vật liệu còn cao, giá trị tăng thêm thấp, tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ thấp còn lớn (57%), tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao chỉ đạt khoảng 20,5%, thấp xa so với các chỉ số tương ứng 40-50% của các nước trong khu vực. Năng suất lao động các ngành dịch vụ tuy cao hơn mức chung, nhưng vẫn thấp hơn nhóm ngành công nghiệp là do số lao động nhóm này chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành thương nghiệp, mà ngành thương nghiệp của ta hiện buôn bán nhỏ còn chiếm tỷ trọng lớn và tính đại lý của thương mại còn lớn; tập trung vào ngành giáo dục, y tế, văn hóa, . là những ngành có giá trị gia tăng thấp. Đồng thời nhiều hoạt động dịch vụ vẫn 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 còn mang tính kiêm nhiệm ngoài giờ của các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, lúc nông nhàn ở nông thôn nên tính chuyên nghiệp thấp. Tuy nhiên khi xét về tốc độ tăng năng suất lao động thì có thể thấy: năng suất lao động trong ngành nông - lâm nghiệp tăng đều hơn (từ 3,15% đến 4,21%) và bình quân 5 năm (2001-2005) đạt 3,81%. Năng suất lao động của công nghiệp trong 3 năm đầu (2001 - 2003) tăng không đáng kể, đến năm 2004 có tốc độ tăng tương đương tốc độ tăng năng suất lao động của ngành nông - lâm nghiệp (4,05%) và đến năm 2005 đạt khá cao (6,54%). Mức tăng bình quân 5 năm đạt 2,75%, thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 5 năm của ngành nông, lâm nghiệp là -1,06% (=2,75% - 3,81%). Năng suất lao động của các ngành kinh tế khác trong 2 năm 2001 và 2002 giảm chút ít, 3 năm tiếp theo có tăng, nhưng chậm và bình quân 5 năm (2001 - 2005) năng suất lao động của các ngành này gần như không tăng. Bảng 2: Tốc độ tăng năng suất lao động của các ngành kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 Đơn vị tính: % Năm Ngành KT 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân 5 năm Chung nền kinh tế 4,25 4,48 4,54 5,19 5,58 4,81 -Ngành nông-lâm nghiệp 4,21 3,15 3,34 4,21 4,14 3,81 -Ngành công nghiệp 0,19 2,03 1,05 4,05 6,54 2,75 Các ngành kinh tế khác -0,1 -0,03 1,07 1,19 0,20 0,48 Xem xét kinh tế nhà nước trên khía cạnh khu vực kinh tế thì trong 3 khu vực, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức năng suất lao động cao nhất. Năm 2007, năng suất lao động theo giá thực tế của khu vực kinh tế này đạt 131,25 triệu đồng. Khu vực kinh tế nhà nước có mức năng suất đứng vị trí thứ hai, đạt 104,86 triệu đồng. Thấp nhất là năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đạt 13,58 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 triệu đồng. Như vậy năng suất lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao gấp 9,6 lần khu vực ngoài nhà nước trong khi khu vực nhà nước gấp 7,72 lần. Năng suất lao động theo khu vực Đơn vị: triệu/người/năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Kinh tế nhà nước 79.7863227 92.2455492 104.864389 Kinh tế ngoài Nhà nước 10.2476489 11.6813638 13.5843829 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 118.4375 124.123031 131.254871 Nguồn: Tổng cục thống kê Quan sát số liệu về năng suất lao động của 3 khu vực giai đoạn 2001- 2005 theo thời gian, năng suất lao động giữa 3 khu vực kinh tế trên ở những năm trước còn có sự chênh lệch nhiều hơn, và đã ngày càng được thu hẹp, tức là theo xu hướng càng những năm về sau mức độ chênh lệch này càng nhỏ dần Có thể thấy, năng suất lao động chung của cả ba khu vực ở Việt Nam đạt thấp chủ yếu là do, năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt quá thấp, trong khi đó lao động của khu vực kinh tế này lại rất lớn, chiếm tới 88% tổng số lao động làm việc ở cả ba khu vực. Xét về tốc độ tăng, quan sát năng suất lao động thì năng suất lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh và đều nhất, sau đến năng suất lao động khu vực kinh tế nhà nước. Năng suất lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài biến động nhẹ khoảng 1%. Bảng 3: Tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế và các khu vực kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 Đơn vị tính: % Năm 2005 2006 2007 1. KV kinh tế nhà nước 6,87 15,61 13,67 2. KV kinh tế ngoài nhà nước 5,17 13,99 16,29 3. KV kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 5,63 4,80 5,75 Nguồn : Tổng cục thống kê Theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy trong 6 năm qua, năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp tăng 8,7%/ năm. Nếu loại trừ tác động của yếu tố giá 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thì tăng trưởng năng suất bình quân của các doanh nghiệp đạt 8,4%/ năm, cao hơn nhiều so với tăng trưởng năng suất lao động toàn bộ nền kinh tế (khoảng 6%/ năm). Bảng 2. Năng suất bình quân của các doanh nghiệp, 2000 - 2005 Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năngsuất lao động triệu đồng/ người 228,9 228,3 256,5 277,57 298,0 345,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp liên doanh có năng suất cao nhất - năm 2005 đạt 1.357,2 triệu đồng/ lao động với mức tăng năng suất 10%/ năm, tiếp đó là các doanh nghiệp nhà nước Trung ương - đạt 473,2 triệu đồng/ lao động với mức tăng 14,2%/ năm, công ty cổ phần có vốn nhà nước đạt 380 triệu đồng/ lao động với mức tăng 18%/ năm, doanh nghiệp tư nhân đạt 360,9 triệu đồng/ lao động với mức tăng 3,7%/ năm. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới tổ chức quản lí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về năng suất lao động. Tuy nhiên, cần phải nói rằng nhìn chung năng suất lao động của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất thấp. NSLĐ của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn 2-5 lần so với các nước ASEAN. Trong khi đó, chi phí về lao động trên giá trị mới của Việt Nam rất cao, bằng 47,38%, tương đương với Nhật Bản và Mỹ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dệt thoi, một công nhân Việt Nam đứng 10 máy, hiệu suất là 80%, trong khi một công nhân Đài Loan đứng 30 - 40 máy, hiệu suất 90%. Năng suất lao động trong ngành dệt của Việt Nam chỉ bằng 90% của Trung Quốc, 85% của Thái Lan. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Tóm lại, phân tích trên đây cho thấy, năng suất lao động bình quân chung toàn nền kinh tế quốc dân của nước ta đạt được còn ở mức thấp so với các nước trên thế giới. Trong đó, đặc biệt khu vực kinh tế ngoài nhà nước (xét theo hình thức sở hữu) và ngành nông - lâm nghiệp (xét theo ngành kinh tế) có mức năng suất lao động rất thấp, nhưng lại có lao động chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến mức năng suất lao động bình quân chung toàn nền kinh tế quốc dân, làm giảm sức cạnh tranh của các ngành kinh tế trong nước so với nước ngoài cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. 2. Các nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động việt nam chưa cao. Có thể tổng kết năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp là do một số nguyên nhân chính như sau: Hiện nay công nghệ sản xuất của nước ta còn yếu kém, lạc hậu. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Có đến 76% máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam là công nghệ thuộc thế hệ những năm 1950-1960; 75% số thiết bị đã hết khấu hao và 50% là được tân trang lại. Tính chung cho các doanh nghiệp tỷ trọng thiết bị hiện đại chỉ có khoảng 10%, lạc hậu chiếm trung bình 38% và rất lạc hậu tới 52%. Trong khi công nghệ sản xuất của nước ta còn yếu thì việc đổi mới công nghệ vẫn chưa được các doanh nghiệp coi trọng đúng mức. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ thì tốc độ đổi mới công nghệ còn rất thấp, bình quân khoảng 10%/năm. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoảng 0,2-0,3% doanh thu cho việc đầu tư đổi mới công nghệ, thấp hơn nhiều so với mức 10% ở Hàn Quốc hay 5% ở ấn Độ. Chất lượng nguồn nhân lực hiện còn rất thấp, thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đến năm 2007 tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo mới chỉ chiếm gần 30% .Hiện nay việt nam vẫn đang thiếu trầm trọng nhưng người lao động có trình độ cao, cơ cấu đào tạo giữa các cấp học mất cân đối tỷ lệ đào tạo ở nước ta hiện nay giữa đại học, cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp - học nghề . Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn ít chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực, mà chủ yếu tập trung vào khai 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thác, sử dụng. Nếu có đào tạo thì mỗi doanh nghiệp phải tự lo việc huấn luyện, đào tạo, bằng cách người cũ hướng dẫn cho người mới một cách thả nổi không kiểm soát. Việc không được đào tạo bài bản, khoa học và thiếu phương pháp sư phạm đã dẫn đến thao tác bị hỏng, dẫn đến không cải thiện năng suất lao động. Hệ thống trả lương và đãi ngộ hiện nay còn nhiều hạn chế chưa khuyến khích được người lao động cải tiến và nâng cao tay nghề năng lực thao tác, nhằm nâng cao năng suất lao động. Tỷ trọng lao động trong các ngành vẫn còn mất cân đối, phần lớn lao động tập trung trong các ngành có năng suất lao động thấp như nông lâm ngư nghiệp còn các ngành có năng suất lao động cao thì tỷ trọng nguồn nhân lực vẫn ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động chung của cả nước. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao độngViệt Nam Như vậy, trình độ kỹ thuật, công nghệ còn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo, công tác quản lý còn một số hạn chế, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao độngViệt Nam còn thấp. Dưới đây làm một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động: Nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách để nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế nhằm tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong các nghành nông lâm nghiệp. Cụ thể như đào tạo nghề cho người lao động trong các ngành nông nghiệp để dần chuyển họ sang các ngành công nghiệp. Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp luật để tạo điều kiện phát triển thị trường công nghệ hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng và ban hàn một số văn bản pháp quy về sở hữu trí tuệ như sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Thúc đẩy cung - cầu đối với sản phẩm công nghệ, thúc đẩy việc hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế, xây dựng trung tâm hay ngân hàng công nghệ quốc 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 gia, hình thành các tổ chức tư vấn công nghệ, định kỳ tổ chức các hội chợ, hội thảo về công nghệ nhằm phổ biến rộng rãi các thông tin và kiến thức về sở hữu trí tuệ, thông tin về công nghệ mới . Phát triển hơn nữa thị trường cho thuê tài chính vì đây là một hình thức tín dụng thuê mua trung và dài hạn quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu mua sắm máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu về chủng loại, mẫu mã . trong điều kiện thiếu vốn chủ sở hữu. Các biện pháp cụ thể là: + Các công ty cho thuê tài chính cần mở rộng mạng lưới phục vụ để đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp trên toàn quốc, đặc biệt là các công ty thuộc các ngân hàng thương mại cần tận dụng mạng lưới chi nhánh ngân hàng sẵn có để phát triển hoạt động này qua hình thức uỷ thác cho thuê tài chính, điều này cũng làm giảm thiểu chi phí quản lý tài sản thuê, tạo điều kiện giảm lãi suất cho thuê. + Mở rộng các hình thức thuê cho phù hợp với yêu cầu đổi mới tài sản của doanh nghiệp, đồng thời để giảm thiểu rủi ro của hoạt động này cần phát triển thị trường cho thuê lại, thị trường mua bán các máy móc đã qua sử dụng, nhanh chóng phát triển thị trường cho thuê vận hành + Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hợp lý nhất là ưu đãi về thuế đối với công ty cho thuê tài chính Nhà nước và doanh nghiệp cần phải phối hợp trong việc đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại lao động, nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu ngày càng tăng của công việc cũng như sự tiến bộ mạnh mẽ của máy móc và công nghệ: + Tiếp tục huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư mở rộng các hình thức đào tạo, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, kỹ năng với những tiêu chuẩn chất lượng được quy định chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 + Tăng cường ngân sách cho nghiên cứu khoa học thuộc các trường đại học, trường kỹ thuật để tạo đà cho việc đi ngay vào công nghệ tiên tiến của thế giới. + Tiến hành thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với các cơ sở dạy nghề theo những quy định về chỉ tiêu chất lượng, văn bằng chứng chỉ do các cơ sở này cấp phải được cơ quan quản lý Nhà nước công nhận, tiến tới được công nhận trong phạm vi khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, liên doanh, trao đổi với các cơ sở đào tạo của nước ngoài, nhất là các nước tiên tiến. + Đầu tư nâng cấp, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, khuyến khích phương thức giảng dạy hiện đại, mở rộng quyền tự chủ trong việc lựa chọn giáo trình, tuyển sinh và thu chi tài chính . Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hoá công nghệ để bắt kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần rà soát lại công tác tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu . đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (theo phương pháp SWOT) đối với từng khâu, từng bộ phận, từng vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp và toàn bộ doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng đến công tác quản lý nguồn nhân lực như sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồng thời, tăng cường đào tạo và đạo tạo lại đến nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lí và lao động; tạo môi trường làm việc thân mật, cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp, phát huy sáng kiến, tăng khả năng làm việc theo nhóm. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 MỤC LỤC 1. Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua 2. Một số nguyên nhân hạn chế năng suất lao động của Việt Nam 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới 10 [...]... Xuân Bá – Nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Viện nghiên cứu kinh tế TW 2 Chủ biên: PGS.TS Trần Xuân Cầu- PGS.TS Mai Quốc Chánh- Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực- 2007- NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân 3 Tạp chí lao động và xã hội tháng 10/2006, tháng 4/2007 4 Các trang web: http://www.gso.gov.vn : Tổng cục thống kê http://vneconomy.vn : thời báo

Ngày đăng: 25/04/2013, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w