1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Giải pháp đề xuất để quản lý nợ công của Việt Nam trong thời gian tới pptx

50 705 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 858 KB

Nội dung

Luận văn Giải pháp đề xuất để quản lý nợ công của Việt Nam trong thời gian tới Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 LỜI MỞ ĐẦU Chưa bao giờ nền kinh tế thế giới lại phải đối mặt cùng lúc với nhiều vấn đề nóng hổi như những năm vừa qua. Mở đầu cho 1 chuỗi những biến động đáng chú ý đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2010) mà bắt nguồn của nó từ Mĩ - đầu tầu của nền kinh tế , tài chính thế giới. Những hệ quả kéo theo sau đó cho đến hôm nay vẫn đang là những chủ đề kinh tế rất thời sự, còn rất nhiều vấn đề gây ra nhiều lo ngại, mất rất nhiều thời gian nghiên cứu của các nhà kinh tế. Và vấn đề nợ công đã trở thành một vấn đề nóng trên toàn cầu, ở tất cả quốc gia, kể cả nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát triển. Từ câu chuyện nợ công Hy Lạp cùng một số nước trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu và những bài học kinh nghiệm được rút ra, rồi đến những cuộc tranh cãi trong thượng- hạ viện Mỹ về nâng trần nợ công đã là một hồi chuông cảnh báo cho nhiều nước trên thế giới phải có một cái nhìn cẩn trọng về vấn đề nợ công. Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các vấn đề kinh tế- tài chính chắc chăn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Với vị thế là một nền kinh tế trẻ, đang phát triển, có rất nhiều triển vọng trong tương lai, câu chuyện nợ công đang được xem là một vấn đề nóng bỏng, được đưa vào nhiều hội nghị, hội thảo kinh tế lớn nhằm giải quyết những khó khăn còn vướng mắc trong quá trình quản nợ tồn tại Việt Nam. Vì vậy vấn đề nợ công luôn là đề tài cấp thiết cần được làm sáng tỏ thêm qua các nghiên cứu khoa học. Thông qua cái nhìn trực quan về tình hình thế giới trong thời gian qua kết hợp với những đánh giá, phân tích có cơ sở khoa học chúng ta sẽ đưa ra một số dự báo cho chuyển biến tình hình nợ công của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho công cuộc điều hành, quản nợ công tại Việt Nam. Ở đây chúng ta sẽ: -Làm rõ các khái niệm thế nào là nợ công? Khủng hoảng nợ công là gì? Mối quan hệ giữa nợ công và các biến số kinh tế. - Nêu diễn biến thực tế của một số cuộc khủng hoảng nợ công khu vưc Châu Âu, cụ thể là: Hy Lạp, Tây Ban Nha, CH Ai Len từ đó phân tích, đánh giá hậu quả của các cuộc khủng hoảng này cho bản thân các quốc gia đó cũng như cho thế giới. Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng nợ công của các nước Châu Âu tới kinh tế Việt Nam trên các phương diện: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, đầu tư, xuất khẩu 2 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 - Đưa ra một số dự báo cho bối cảnh tình hình kinh tế thế giới trong thời gian tới. Cuối cùng dựa trên các bài học từ khủng hoảng nợ công ở một số nước Châu Âu đã phân tích rút ra các giải pháp, khuyến nghị cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc quản nợ công. Những nội dung trên sẽ trình bày qua 3 chương bao gồm: Chương 1: Mối quan hệ giữa nợ công và các biến số kinh tế Chương 2: Tác động của khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu tới nền kinh tế Việt Nam Chương 3: Những khuyến nghị 3 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG VÀ CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ 1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Nợ công là gì 1.1.1.1. Khái niệm Về khái niệm nợ công, cho đến nay vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi, bởi khái niệm nợ công không chỉ mang tính học thuật, mà còn chứa đựng cả ý đồ chính trị- kinh tế của những người sử dụng nó. Sự khác biệt giữa các định nghĩa và nợ công chủ yếu xoay quanh hai khía cạnh có mối liên hệ mật thiết với nhau: chủ thể vay nợ và trách nhiệm trả nợ. Một số quan điểm cho rằng nợ công chỉ liên quan tới những khoản mà chính phủ vay nợ (chính quyền trung ương và chính quyền địa phương). Như vậy, nợ công chính là các khoản thâm hụt ngân sách của các cấp chính phủ trong quá khứ trừ đi tổng các khoản thặng dư ngân sách trong quá khứ.Tuy nhiên, định nghĩa này không phản ánh đầy đủ trách nhiệm trả nợ chính phủ. Chính vì vậy, xuất hiện quan điểm cho rằng trong khái niệm nợ công cần đưa thêm các khoản vay nợ của các chủ thể khác trong nền kinh tế nhưng được chính phủ bảo lãnh thanh toán. Theo cách tiếp cận này, nợ côngnợ của khu vực công. Khu vực công theo quan niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và được dùng trong thống kê tài chính chính phủ, được hợp thành bởi chính phủ nói chung và doanh nghiệp công. Nếu đồng nhất quan điểm nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, thì quy mô của nợ công sẽ rất lớn. Điểm mấu chốt ở đây là các doanh nghiệp công được hiểu như thế nào? Và có nên chấp nhận cách tính tất cả các nghĩa vụ nợ của các doanh nghiệp công vào nợ công hay không? Nếu xét trên giác độ mục đích hoạt động của các doanh nghiệp, có thể thấy rằng chỉ nên đưa vào phạm vi tính nợ công các doanh nghiệp công hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, và được nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các hàng hóa công cộng cho nhu cầu xã hội, nhưng có thu được lợi nhuận, thì nợ của các doanh nghiệp này không nên tổng hợp vào nợ công. Ví dụ các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe bus đã được nhà nước hỗ trợ cước phí. Tuy nhiên còn một góc nhìn khác về doanh nghiệp công- theo mức độ sở hữu về vốn. Theo luật, người nắm giữ phần lớn lượng vốn của một doanh nghiệp thì có quyền quyết định phương án hoạt động của doanh nghiệp đó và đương nhiên phải chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề gặp phải. Do đó các doanh 4 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối không may gặp các rủi ro thì người chủ sở hữu- nhà nước phải đứng ra xử lý, chịu trách nhiệm về các rủi ro đó. IMF và WB đều xác định: “nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm nghĩa vụ nợ của các tổ chức sau: • Chính phủ trung ương • Các cấp chính quyền địa phương • Ngân hàng trung ương Các tổ chức độc lập nhưng nguồn vốn hoạt động của do ngân sách nhà nước quyết định (trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước), và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay cho các tổ chức đó ” Quan niệm về nợ công của Việt Nam được xác định rõ trong Luật quản lý nợ công, số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009 như sau: “ nợ công bao gồm: • Nợ chính phủ; • Nợ đươc chính phủ bảo lãnh; • Nợ chính quyền địa phương”. Việc xác định phạm vi nợ công ở nước ta hẹp hơn so với thông lệ quốc tế là do các nguyên nhân sau: (i) Sau một thời gian dài xây dựng và phát triển nền kinh tế theo mô hình cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước, theo tổng cục thống kê tính tới ngày 1/1/2012 thì có 4715 doanh nghiệp nhà nước trên tổng số 541.103 doanh nghiệp trong cả nước. (ii) Năng lực quản điều hành của nhiều chủ doanh nghiệp nhà nước chưa bắt kịp với cơ chế thị trường. Do vậy, chính phủ chỉ chấp nhận trả nợ thay cho các doanh nghiệp nhà nước đối với các khoản nợ mà chính phủ đã cam kết bảo lãnh. Cách tiếp cận này sẽ ngăn chặn tình trạng các doanh nghiệp nhà nước lạm dụng danh nghĩa để vay nợ tràn lan. Đứng trên góc độ nhìn từ trong nước của nền kinh tế Việt Nam thì quan niệm về nợ công của Việt Nam là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Tuy nhiên, trong thời kì mới, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, tích cực hội nhập quốc tế thì khái niệm nợ công của nước ta khó có thẻ phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Và trên thực tế các số liệu thống kê về nợ công của chính phủ Việt Nam công bố luôn có sự khác biệt so với các số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế. 5 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 Từ các phân tích trên, quan điểm về nợ công của Việt Nam nên có sự thay đổi để có thể thống nhất, phù hợp theo quan niệm của quốc tế mà các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và WB đang sử dụng trong thống kê tài chính chính phủ (GFS) bởi một số do sau: Thứ nhất, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên cần áp dụng các chuẩn chung trong thống kê tài chính và so sánh quốc tế. Thứ hai, việc phản ánh đầy đủ các nghĩa vụ nợ của khu vực công sẽ giúp chúng ta chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử đối với khoản nợ này. Đồng thời việc công khai minh bạch cả quy mô, nguy cơ tiềm ẩn của nợ công sẽ giúp thức tỉnh dân chúng chung ta thắt lưng buộc bụng cúng chính phủ. Chỉ có như vậy thì tiết kiệm mới trở thành quốc sách hàng đầu. 1.1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công (i) Cân bằng ngân sách cơ bản: khi các khoản thâm hụt ngân sách nhỏ thì việc đi vay để tài trợ cũng giảm đi. (ii) Lãi suất thực tế: khi lãi suất thực tế trên thị trường tăng có thể làm cho các khoản vay trở nên đắt hơn và ngược lại lãi suất giảm khiến các khoản vay rẻ hơn. Mặt khác lãi suất tăng lên - chi phí đi vay tăng, Chính phủ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn. (iii) Tốc độ tăng trưởng thực tế: ảnh hưởng không nhỏ đến nợ công. Nền kinh tế tăng trưởng tốt điều đó có nghĩa việc sử dụng nguồn vốn vay đã đem lại hiệu quả do đó triển vọng trả được nợ trở nên sáng sủa hơn so với khi nền kinh tế kém tăng trưởng. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng cao thì mức độ tiết kiệm trong nền kinh tế lớn, khả năng huy động được nguồn vốn vay từ trong nước cũng tăng lên. (iv) Lãi suất ngoại tệ: ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản vay nước ngoài. Khi lãi suất ngoại tệ tăng các khoản vay ngoại tệ trở nên đắt đỏ hơn và ngược lại. (v) Tỷ giá: có thể xảy ra rủi ro tỉ giá, với các yếu tố khác không đổi, tỷ giá tăng khi trả nợ sẽ làm khoản nợ công đắt hơn khi tính bằng nội tệ ngược lại ta sẽ có lợi nếu đến lúc trả nợ tỷ giá giảm so với lúc đi vay. 1.1.1.3. Phân loại nợ công Việc phân loại nợ công sẽ tạo thêm nhiều thuận tiện cho việc nghiên cứu, đánh giá, quản nợ công,…có thể phân loại nợ công theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dựa vào thời hạn vay và trả nợ, có thể chia nợ công thành nợ ngắn hạn (nợ có thời hạn thanh toán còn lại dưới một năm) và nợ trung-dài hạn (có thời 6 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 hạn thanh toán còn lại từ 1 năm trở lên)- theo Ngân hàng thanh toán quốc tế. Cách phân chia này tạo thuận lợi cho việc cân đối, tính toán nguồn trả nợ. Căn cứ vào chủ thể cho vay có thể phân nợ công thành nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng caohơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái. Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao. Căn cứ vào lãi suất vay nợ có thể phân thành nợ có lãi suất cố định và nợ có lãi suất thả nổi. Cách phân chia theo chủ thể cho vay hay theo lãi suất giúp đánh giá chính xác hơn các tác động của việc thay đổi bối cảnh kinh tế thế giới trong và ngoài nước đến quy mô, khả năng thanh toán nợ Căn cứ vào nghĩa vụ trả nợ có thể phân chia thành nghĩa vụ trả nợ trực tiếp (của chính quyền các cấp) và nghĩa vụ nợ dự phòng (các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh). Cách phân chia này cho thấy rõ hơn các rủi ro tiềm ẩn đối với nợ công khi môi trường kinh tế thay đổi. Khả năng kiểm soát và xử đối với các khoản nợ được bảo lãnh rõ ràng là thấp hơn đối với các khoản nợ mà chính phủ vay trực tiếp. Ngoài ra còn có thể phân chia nợ công theo điều kiện vay nợ (vay ưu đãi, vay thương mại), thường khác nhau ở các mức lãi suất và điều kiện vay theo đồng tiền vay nợ để phản ánh các rủi ro về tỷ giá hối đoái. 1.1.2. Khủng hoảng nợ công 1.1.2.1. Định nghĩa Trong lịch sử tài chính tiền tệ thế giới, thuật ngữ “Khủng hoảng nợ công” (Tiếng anh: public/national/sovereign debt crisis) đã không còn xa lạ. Có rất nhiều các nghiên cứu, các học thuyết đưa ra nhằm tìm hiểu quá trình hình thành của một cuộc khủng hoảng nợ công, cũng như cách thức dự báo và ngăn chặn nó. 7 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn giữa các nghiên cứu, các học thuyết đó về khái niệm của một cuộc khủng hoảng công nợ. Trước hết về khái niệm "Khủng hoảng", theo Đại từ điển Tiếng Việt của NXB Văn hoá - Thông tin năm 1998 thì khủng hoảng là tình trạng rối loạn, mất sự cân bằng,bình ổn, do nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết hoặc khủng hoảng là tình trạng thiếu hụt gây mất cân bằng nghiêm trọng. Theo Qũy Tiền Tệ Quốc Tế(IMF) ban đầu khái niệm khủng hoảng nợ thường được định nghĩa là việc một quốc gia không có khả năng chi trả các khoản nợ của mình hay bị vỡ nợ (sovereign default). Định nghĩa này đúng trong những năm 1980, thời kỳ mà nhiều quốc gia không thể thanh toán được các khoản vay ngân hàng của họ. Tuy nhiên, định nghĩa khủng hoảng nợ là việc các quốc gia bị vỡ nợ không còn hoàn toàn chính xác khi thị trường trái phiếu chính phủ nổi lên vào những năm 1990. Dựa trên rất nhiều nghiên cứu trước đây của IMF, Andrea Pescatory và Amadou N.R.Sy, hai nhà kinh tế kỳ cựu của IMF, đã tổng hợp ra 4 hình thức chủ yếu của khủng hoảng nợ. Theo đó, khủng hoảng nợ là các cuộc khủng hoảng xảy ra khi: một quốc gia bị vỡ nợ; có khoản nợ xấu lớn; có các khoản vay quy mô lớn từ IMF hoặc có điềm báo taihọa. Thứnhất, về khủng hoảng nợ xảy ra khi một quốc gia bị vỡ nợ định nghĩa này được các tổ chức định mức tín dụng tập trung xây dựng dựa vào các khả năng không chi trả được nợ. Tổ chức định mức tín dụng Moody’s năm 2003 đã định nghĩa một quốc gia bị vỡ thường có các biểu hiện sau đây: Có sự chậm trễ trong thanh toán lãi và/hoặc gốc, ngay cả khi việc thanh toán chậm được thực hiện trong thời gian ân hạn. Việc hoán đổi nợ xảy ra trong đó Quốc gia phát hành trái phiếu đề nghị người nắm giữ trái phiếu một khoản nợ mới, hoặc một gói chứng khoán mới tương đương nghĩa vụ tài chính giảm bớt, như là những công cụ nợ mới. Việc hoán đổi nợ có mục đích rõ ràng là giúp quốc gia đi vay tránh khả năng vỡ nợ. Đối với trái phiếu, tín phiếu, hối phiếu được phát hành bằng nội tệ hoặc ngoại tệ, mỗi khoản nợ của bên phát hành được coi là không có khả năng chi trả (vỡ nợ) khi việc thanh toán nợ hàng năm theo lịch trình không được thực hiện vào ngày đáo hạn, hoặc khi đề nghị hoán đổi khoản nợ mới bao hàm những điều kiện kém thuận lợi hơn so với việc phát hành ban đầu. Ngoài ra, có nhiều khoản vay ngân hàng được gia hạn cuối cùng bị chiết khấu một khoản so với giá trị ban đầu. Hay những thỏa thuận khác bao gồm đề nghị hoán đổi nợ, hoán đổi nợ/vốn chủ sở hữu liên quan tới các chương trình tư 8 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 nhân hóa của chính phủ, và/hoặc mua lại bằng tiền mặt. S&P coi các giao dịch này là vỡnợ vì chúng bao gồm những điều kiện kém thuận lợi hơn so với ban đầu. Thứ hai,khủng hoảng nợxảy ra khi có khoản nợ xấu hơn, theo một số nghiên cứu đưa ra, một cuộc khủng hoảng nợ được xếp vào loại này nếu một hoặc cả hai điều kiện sau đây xảy ra. - Có khoản nợxấu vềgốc hoặc lãi về nghĩa vụ bên ngoài đối với các chủ nợ thương mại (ngân hàng hoặc người nắm giữ trái phiếu) lớn hơn 5% tổng dư nợ thương mại. - Có thoả thuận gia hạn hoặc cơ cấu lại nợ với các chủ nợ thương mại được liệt kê trong Báo cáo Tài chính Phát triển của ngân hàng Thế giới. Nếu xác định theo tiêu chí này thì đã có khoảng 54 cuộc khủng hoảng nợ xảy ra. Các cuộc khủng hoảng này có xu hướng tập trung vào những năm 1980, khi hầu hết các nước Mỹ La tinh và một số nước Châu phi và không thể thanh toán các khoản vay ngân hàng quá mức của họ trong những năm 1970. Thứ ba,khủng hoảng nợ xảy ra khi có khoản vay quy mô lớn từ IMF, một quốc gia đang trải qua một cuộc khủng hoảng nợ nếu: - được xếp vào trường hợp vỡ nợ như trong định nghĩa ở bên trên của S&P, hoặc. - nhận được một khoản cho vay lớn (có điều kiện) vượt quá 100% hạn mức ấn định trước từ IMF. Như đã đề cấp ở bên trên, S&P đánh giá một quốc gia phát hành bịvỡnợ nếu chính phủ không đáp ứng một khoản thanh toán gốc hoặc lãi vào ngày đáo hạn (bao gồm cả đềnghị hoán đổi nợ, hoán đổi nợ/vốn chủsởhữu liên quan tới các chương trình tư nhân hoá của chính phủ, và/hoặc mua lại bằng tiền mặt). Đối với Manasse, Roubini và Schimmelpfennig, cuộc khủng hoảng nợ không chỉ bao gồm các trường hợp nợ vỡ hoàn toàn hoặc bắt buộc tái cơ cấu, mà còn cả trường hợp gần như vỡnợ nhưng tránh được nhờ gói hỗ trợ chính thức có quy mô lớn của IMF. Trong các quan niệm trên thì quan niệm thứ 3 được IMF và các tổ chức quốc tế khác trên thếgiới sử dụng phổbiến nhất. Tựu chung lại, khủng hoảng nợ là tình trạng một quốc gia không thể chi trả được các khoản nợ của mình, phải đề nghị thương thảo lại về các thỏa thuận vay nợ, hoàn trả gốc và/hoặc lãi, và phải nhận một khoản tài trợ chính thức có quy mô lớn từ IMF. 9 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 1.1.2.2. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận diện khủng hoảng nợ công a) Dấu hiệu nhận diện Hyman minsky(1919-1996) nhà kinh tế học người Mỹ- người được cho làtheo chủ nghĩa kinh tế Keynes điển hình đã nỗ lực nghiên cứu nhằm đưa ra giải thích đặc thù của khủng hoảng tài chính. Hyman cho rằng khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ sự yếu kém trong nội tại tài chính của bất kỳ một quốc gia nào. Sựyếu kém này tăng dần cấp độtheo chu kỳkinh doanh. Sau một cuộc suy thoái kinh tế, hầu như các doanh nghiệp mất mát lượng lớn tài chính. Khi nền kinh tế trở lại tăng trưởng, lợi nhuận kỳ vọng tăng theo, các doanh nghiệp có xu hướng đặt niềm tin cho phép mình tiến hành đầu tư tài chính. Ngay thời điểm này, họ đều nhận thấy lợi nhuận kỳ vọng này sẽ khó trang trải cho phần lãi vay.Tuy nhiên, tất cả đều lạc quan rằng, mức lợi nhuận kỳ vọng sẽ tăng và việc trang trải nợ nần không phải là một vấn đề quá nan giải. Luồng tiền đưa vào đầu tư càng nhiều, nền kinh tế càng tăng trưởng. Bản than những tổ chức tín dụng cũng tin tưởng rằng khoản tiền của họ sẽ thu hồi được đến mức thực hiện được việc giải ngân tín dụng mà không đòi hỏi nhiều thế chấp đảm bảo. Những tổ chức này hy vọng rằng ngoài các khoản tín dụng, mà họ cung ứng, các doanh nghiệp có thể tự tìm kiếm tương tự ở đâu đó. Như vậy, trong nội tại nền kinh tế đang chứa đựng lượng lớn tín dụng mang tính rủi ro, khóthu hồi. Một khi những tổ chức tín dụng nhận thấy vấn đề này, luồng tiền cho vay lập tức bị chặn đứng. Tất yếu một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ sẽ xảy ra. Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông tin bất cân xứng. Thông tin bất cân xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính. đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Thông tin bất cân xứng khiến cho người đi vay và người gửi tiền khó khăn trong việc phân biệt giữa vấn đề thanh khoản và tình trạng mất khả năng thanh toán, qua đó dẫn đến việc người sở hữu bán đi những tài sản bằng ngoại tệ của nước gặp khó khăn. Vì vậy, để hạn chế những thông tin bất cân xứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều về nhau càng tốt thông qua những câu hỏi và người cho vay hỏi người đi vay để tránh sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư. Tóm lại, dấu hiệu của khủng hoảng tài chính bao gồm: Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền của người gửi tiền. 10 [...]... gánh nặng nợViệt Nam được đánh giá là thấp.Như vậy, áp dụng phương pháp đánh giá hiệu qu quản n công của Ngân hàng Thế giới, có thể khẳng định rằng nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo mức ngưỡng của HIPCs, song nếu xét tính công bằng liên thếhệvề gánh nặng nợ công thì quản nợ công của ViệtNam còn kém hiệu quả, cần phải được cải thiện tốt hơn nữa trong thời gian tới 2.3.2... chậm trễ trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án đầu tư Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai 26 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 Đồ thị 2.6 Tình hình trả nợ và viện trợ của Việt nam năm 2006 – 2010 Nguồn: Bộ tài chính • Tình hình quản nợ công Để đánh giá được hiệu quả quản nợ công của Việt Nam, ta sẽ... thô và côngnghiệp nhẹ như Việt Nam Đồ thị 2.4 Tình hình nợ côngnợ nước ngoài của Việt Nam năm 2001 2010 Nguồn: The Economist Intelligence Unit 24 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 • Cơ cấu nợ công Bảng 2.1 Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010 Nguồn: Bộ tài chính, bản tin nợ nước ngoài số 6 Chú thích: *, ** là số liệu 6 tháng đầu năm 2010 Cơ cấu nợ công củaViệt Nam năm... 2006 - 2010 gồm nợ chính phủ chiếm 78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương Trong nợ chính phủ, nợnước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1% Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn Cụthể, năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm nợ chính phủchiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài... trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàngnăm Việt Nam dành ra trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ Tỷ lệ trả nợ/ tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn6,53% năm 2010 Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm; mặt khác, tình hình sử dụng nợ côngViệt Nam. .. dùngphương pháp và cơ sở mà Ngân hàng Thế giới (2005) ápdụng đánh giá hiệu quả quản nợ công cũng như tình trạng nợ công của các nước nghèo có tỷ lệ nợ cao (viết tắt là HIPCs) Đánh giá tính ổn định của nợ nước ngoài dựa trên: - Tỷ lệ nợ nước ngoài /xuất khẩu (NPV/X): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu xuất khẩu Ngưỡng an toàn của tỷ... 2.3.2 Tác động tới xuất khẩu Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đến nền kinh tế Việt Nam nóichung là không lớn, có phần do đồng tiền Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi; hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu thanh toán bằng USD Dù vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến hoạt động xuất, nhập khẩu là khá rõ Đồng euro yếu đương nhiên sẽ dẫn đến việc xuất khẩu của Việt Nam vào khu... NPV/DBR 250% (NPV/DBR luôn dưới 150%) Như 27 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 vậy, nợ công của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về nợ bền vững và được đánh giá là vẫn ở ngưỡng an toàn mà Ngân hàng Thế giới đưa ra Đánh giá nợ trong nước Nợ trong nước được đánh giá qua hai chỉ số là Nợ trong nước/GDP và Nợ trong nước/DBR Với tỷ lệ Nợ trong nước/GDP nhìn chung luôn ở mức thấp hơn... trường châu Âu chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt 28 Đề án thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ Như Sơn – CQ523072 Nam Theo tính toán của một số chuyên gia, nếu tính xuất khẩu vào khu vực châu Âu giảm 20% thì mức sụt giảm về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước tính chỉ vào khoảng 3% Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước EU trong các tháng đầu năm tăng trưởng... Tình hình nợ công tại Việt Nam Việt Nam mởcửa kinh tế được 25 năm và đã đạt được những bướcphát triển vượt bậc Chỉ trong vòng 10 năm, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32,7 tỷ USD năm 2001 lên 102 tỷ USD năm 2010 Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu . Luận văn Giải pháp đề xuất để quản lý nợ công của Việt Nam trong thời gian tới Đề án Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ Đỗ. về nợ công của Việt Nam được xác định rõ trong Luật quản lý nợ công, số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009 như sau: “ nợ công bao gồm: • Nợ chính phủ; • Nợ đươc

Ngày đăng: 09/03/2014, 04:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w