1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY

30 6,8K 34
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Trang 1

Chương 1

Sự cần thiết của thị trường tài chính đối với

nền kinh tế ở Việt Nam.

1.1 Khái niệm chung về thị trường tài chính

1.1.1 Tài chính

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắnliền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ

1.1.2 Hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính là tổng thể các bộ phận khác nhau trong một

cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnhvực khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau theo những quy luậtnhất định Hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phậndẫn vốn:

- Các tụ điểm vốn : là bộ phận mà ở đó các nguồn tài chính

được tạo ra, đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại các nguồn vốn ở cácmức độ và phạm vi khác nhau, gồm có:

oTài chính doanh nghiệp

oNgân sách Nhà Nước

oTài chính dân cư,tổ chức xã hội

oTài chính đối ngoại

- Các bộ phận dẫn vốn: thực hiện chức năng truyền dẫn vốn giữa các

tụ điểm vốn trong hệ thống tài chính, gồm có :

Trang 2

o Thị trường tài chính: bộ phận dẫn vốn trực tiếp thực hiện

chức năng truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống tàichính

o Các trung gian tài chính: là các tổ chức tài chính thực hiện

chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn Tuy nhiênkhông như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốntrao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tàichính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là ngườingười cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đóchính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trunggian

Như vậy, các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên cáclĩnh vực: tạo ra các nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn lực tài chính

và chu chuyển các nguồn tài chính(dẫn vốn) Với các hoạt động này,toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trongnền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế

xã hội

1.1.3 Thị trường tài chính

1.1.3.1 Khái niệm

Thị trường tài chính là bộ phận dẫn vốn trực tiếp, thực hiện

chức năng truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống tài

chính Trong đó, hoạt động dẫn vốn của thị trường tài chính được thể

hiện bằng cách người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp vớinhau : những người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổphiếu hoặc thông qua các công cụ tài chính khác còn những người cầnvốn sẽ mua các công cụ nợ, các cổ phiếu hay các công cụ tài chính đó

Trang 3

1.1.3.2 Chủ thể của thị trường tài chính

1.1.3.2.1 Chủ thể đi vay

Đây là các chủ thể cần vốn để thực hiện các hoạt động của mình.Chủ thể đi vay trên thị trường tài chính bao gồm có Chính phủ, cácdoanh nghiệp và các hộ gia đình, các cá nhân

- Chính phủ: vay trên thị trường tài chính bằng cách phát hành trái

phiếu, tín phiếu kho bạc… để bù đắp sự thiếu hụt Ngân sách Nhà Nướchoặc huy động vốn cho các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…của đất nước

- Các doanh nghiệp: thường là đối tượng vay vốn với khối lượng lớn

và thường xuyên nhất vì yêu cầu của sản xuất kinh doanh là luôn phảiđầu tư thêm vốn để mở rộng, phát triển sản xuất: mua máy móc, cơ sởvật chất, thuê nhân công, đổi mới công nghệ…

- Các hộ gia đình: Hộ gia đình vay vốn trên thị trường tài chính để đáp

ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và yêu cầu chi tiêu khác trong giađình

- Cá nhân : vay vốn trên thị trường tài chính để đáp ứng các nhu cầu cá

nhân: mua sắm, học hành…

1.1.3.2 2 Chủ thể cho vay hay đầu tư

Đây là các chủ thể sẽ cung cấp vốn hay nói cách khác là tạo vốncho thị trường tài chính:

- Các hộ gia đình, cá nhân: Các chủ thể này cung cấp vốn bằng cách

mua trái phiếu, tín phiếu,cổ phiếu,gửi tiền vào ngân hàng hoặc các công

cụ tài chính khác

- Các trung gian tài chính :Các tổ chức tài chính trung gian bao

gồm: các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội cho vay,

Trang 4

chính cung cấp vốn thông qua các hoạt động: cho vay tiền, chứngkhoán, phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành thương phiếu, hốiphiếu…

- Các doanh nghiệp và Chính phủ: Các doanh nghiệp và Chính phủ

khi có tiền nhàn rỗi họ đều tìm cách sinh lợi dưới dạng: mua trái phiếu,mua cổ phiếu hay mua các công cụ tài chính khác…

1.3 Cấu trúc của thị trường tài chính

Có nhiều cách xem xét cấu trúc thị trường tài chính dựa theotừng khía cạnh khác nhau:

1.3.1 Theo tính chất của các công cụ tài chính

Thị trường tài chính bao gồm có: Thị trường nợ và thị trường vốn

cổ phần:

- Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để

vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụnhư trái khoán hay một món vay thế chấp Công cụ vay nợ là sự thoảthuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vàocuối kì hạn Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung và dàihạn Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kểtrên

-Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các

công ty phát hành cổ phiếu Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phầntài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty saukhi trừ chi phí, thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữucông cụ nợ)

Trang 5

1.3.2 Theo cách thức tổ chức của thị trường

Thị trường chứng khoán bao gồm: Thị trường cấp một và thịtrường cấp hai :

- Thị trường cấp một: Là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc

mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới Việc muabán chứng khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thôngqua trung gian là các ngân hàng

- Thị trường cấp hai : Là thị trường mua bán lại những công cụ tài

chính đã phát hành

1.3.3 Theo cơ sở kỳ hạn thanh toán của các công cụ tài chính

Thị trường tài chính bao gồm có: Thị trường tiền tệ và thị trường

vốn Đây là cách phân loại phổ biến nhất:

- Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt

động của cung và cầu về vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn bao gồm cả tráiphiếu ngắn hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi

ro thấp, tính thanh khoản cao Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thôngqua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thểquan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn Hànghóa mua bán trên thị trường tiền tệ có tính thanh khoản rất cao, thườngđược giao dịch thường xuyên và có giao động nhỏ hơn trên thị trườngtiền tệ nên thường an toàn hơn

- Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ

dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu Thị trường vốn được phân thành ba bộphận là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu

Trang 6

1.1.4 Các công cụ chủ yếu của thị trường tài chính

1.1.4.1 Các công cụ của thị trường tiền tệ

- Tín phiếu kho bạc: là những công cụ vay nợ của ngắn hạn của Chính

phủ thường được phát hành với kì hạn thanh toán 3, 6 hoặc 12 tháng.Chúng được trả với mức lãi suất cố định và được hoàn trả vốn khi đếnhạn thanh toán lãi do việc bán lần đầu có giảm giá Đây là loại lỏngnhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ nên an toàn nhất vàđược mua bán nhiều nhất

- Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng: là một công cụ vay nợ do ngân

hàng thương mại bán cho người gửi tiền Người gửi tiền được thanhtoán lãi hàng năm theo một tỷ lệ nhất định và khi đến kì hạn thanh toánthì hoàn thành trả gốc theo giá mua ban đầu Hiện nay, đây là công cụđược hầu hết các ngân hàng sử dụng

- Thương phiếu: là công cụ vay nợ ngắn hạn do các ngân hàng lớn và

các doanh nghiệp nổi tiếng phát hành Thương phiếu là chứng chỉ cógiá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán khôngđiều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định Thươngphiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu:

o Hối phiếu: là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu

người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi

có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho ngườithụ hưởng

o Lệnh phiếu: là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết

thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặcvào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

- Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận: là một hối phiếu ngân hàng

(sự hứa hẹn thanh toán như một tấm séc), do một công ty phát hành,

Trang 7

được thanh toán trong thời hạn xác định trước và được ngân hàng đóngdấu “ đã chấp nhận” lên hối phiếu Công ty phát hành hối phiếu phảigửi món tiền bắt buộc vào tìa khoản của mình tại ngân hàng đủ để trảcho hối phiếu Nếu công ty không có khả năng thanh toán thì ngân hàngbuộc phải thanh toán theo số tiền đã ghi trên hối phiếu Các hối phiếu

đã chấp nhận này thường được giao dịch trên thị trường cấp hai nên nó

có tác dụng tương tự như tín phiếu kho bạc

1.4.2 Các công cụ trên thị trường vốn

- Cổ phiếu: là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công

ty phát hành Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặcbút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần củacông ty đó Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời làchủ sở hữu của công ty phát hành

- Các khoản cho vay thế chấp: Đây là thuật ngữ để chỉ các khoản cho

vay được bảo đảm bởi các tài sản thế chấp Thông thường các khoảncho vay có thế chấp chịu mức lãi thấp hơn so với các hình thức cho vaykhác bởi vì giá trị của chính tài sản thế chấp đã phần nào giảm bớt rủi

ro đối với người cho vay

- Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay

vốn dài hạn Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, songkhông được tham dự vào các quyết định của công ty Nhưng cũng cóloại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dướimệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá Khi công ty giải thểhoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu Cónhững điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo chokhoản vay

Trang 8

- Trái phiếu chính phủ hay công trái: là trái phiếu được phát hành bởi

chính phủ một quốc gia Trái phiếu chính phủ có thể được phát hànhbằng đồng tiền nước đó hoặc ngoại tệ (trường hợp sau gọi là sovereignbond) Trái phiếu chính phủ thường được coi là không có rủi ro bởichính phủ có thể tăng thuế hoặc in thêm tiền mặt để chi trả trái phiếuđáo hạn

1.4.3 Các công cụ tài chính phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hànhtrên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khácnhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận Giá trịcủa công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉgiá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất….Công cụtài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏhoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng

kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts),công

cụ hoán đổi Những công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, vớinhững khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên cáccông cụ lai tạo

1.2 Sự cần thiết của thị trường tài chính đối với nền kinh tế ở Việt Nam

1.2.1 Sự cần thiết của thị trường tài chính đối với nền kinh tế nói chung.

Thị trường tài chính là một hệ thống phức tạp trong đó có hàngnghìn các tổ chức thành viên, hàng triệu đơn vị tham gia và hàng tỉ giaodịch được thực hiện mỗi ngày Hoạt động giao dịch trên những thịtrường tài chính vượt qua các giới hạn về địa lý và thời gian, những

Trang 9

đơn vị giao dịch (cá nhân và tổ chức) từ những điểm hoàn toàn khác xanhau có thể trao đổi và giao dịch với nhau vào bất kỳ thời điểm nào Sựtoàn cầu hóa trong các giao dịch này thậm chí còn làm người ta đặt racâu hỏi về vai trò của chính phủ các nước và khả năng giám sát nhữnggiao dịch đang diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới này Liên tục mởrộng hơn trên phạm vi quốc tế, các giao dịch tài chính đang diễn ra liêntục kín mỗi vòng quay đồng hồ, tương ứng là những thị trường tàichính liên tục vận động và liên tục thay đổi

Tuy nhiên nếu xét về bản chất, chức năng cơ bản mà thị trường tàichính thực hiện cho nền kinh tế trên thực tế là không nhiều nhưng lại

có vai trò rất quan trọng Những chức năng này nằm ở vị trí trung tâmcủa nền kinh tế, nhờ đó mà các hoạt động đầu tư, tích kiệm, giao dịchđược đảm bảo thực hiện thông suốt, đầy đủ và không gặp phải khókhăn, rủi ro

Ba chức năng cơ bản của thị trường tài chính xoay quanh vấn đềluân chuyển vốn từ những chủ thế kinh tế thừa vốn đến những chủ thếkinh tế thiếu và có nhu cầu vốn Điều này đảm bảo sự luân chuyển cácnguồn lực giữa các đơn vị kinh tế khác nhau trong một nền kinh tế nóichung Và thị trường tài chính hỗ trợ quá trình này bằng cách cung cấpcác dịch vụ tài chính cần thiết

• Thứ nhất, thị trường tài chính hỗ trợ cho sự hình thành và phân phốicủa các công cụ vốn (sở hữu) và các công cụ nợ

• Thứ hai, thị trường tài chính thúc đẩy sự hình thành của những cơchế nhờ đó những công cụ nói trên có thể được chuyển đổi ngược lạithành tiền và tăng tính thanh khoản chung cho thị trường

Trang 10

• Thứ ba, thị trường tài chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển củanhững tổ chức có khả năng hỗ trợ các giao dịch được tiến hành mộtcách đầy đủ và an toàn.

1.2.2 Sự cần thiết của thị trường tài chính đối với nền kinh tế ở Việt

Nam

Qua trên, ta đã thấy được sự cần thiết của thị trường đối với nềnkinh tế Đối với Việt nam hiện nay, thị trường tài chính không chỉ cầnthiết mà còn có thể nói là một bộ phận không thể thiếu đối với nềnkinh tế Việt Nam hiện nay Bởi lẽ, Việt Nam đang là một trong nước cótốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới, lại đang tham gia vàocác sân chơi lớn của các nước trong khu vực và trên thế giới nhưWTO, AFTA… nên nhu cầu vốn cho các lĩnh vực trong nền kinh tế làrất lớn, đồng thời muốn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài thì thịtrường tài chính càng cần phải hoạt động hiệu quả và liên tục phát triển

Thứ nhất, thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng nhất trong

nền kinh tế Việt Nam hiện nay do đây là kênh dẫn vốn từ người tiếtkiệm đến người kinh doanh, giúp cho việc chuyển vốn từ người không

có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi nên

có thể huy động được mọi nguồn lực của đất nước vào phát triển kinhtế

Thứ hai, thị trường tài chính Việt Nam đã và đang thúc đẩy việc

tích lũy và tập trung tiền vốn để tạo nên nguồn vốn lớn, cần thiết để đápứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh tạonên nền tảng cở sở hạ tầng vững chắc tạo tiền đề thuận lợi cho sự pháttriển kinh tế đất nước

Thứ ba, chỉ khi thị trường tài chính Việt Nam hoạt động hiệu quả

mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa,

Trang 11

cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành

trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoàivào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước

Như vậy, thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệuquả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với ngườivay tiền để đầu tư Vì vậy, thị trường tài chính Việt Nam thông suốt sẽtạo nên ngày càng nhiều các công ăn việc làm cho người dân, huy động

và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho nền kinh tế cho nền kinh tếphục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước; cải thiệnchất lượng cuộc sống, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho ngườidân

Chương 2 Thực trạng thị trường tài chính

Việt Nam hiện nay

Trang 12

2.1 Đánh giá chung về thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống tài chính Việt Nam đã có bướcchuyển từ hành chính, bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường.Nước ta đã có nhiều cải cách về hệ thống thuế, đổi mới hệ thống ngânhàng và tiền tệ, phát triển thị trường bảo hiểm, xây dựng thị trườngchứng khoán có thể nói, đến nay, nước ta đã có một cấu trúc thịtrường tài chính khá đầy đủ Tuy nhiên, hệ thống thị trường tài chínhViệt Nam vẫn còn thiếu đồng bộ và bất cập cả trên 3 phương diện: cơ

sở pháp lý, cơ chế vận hành và năng lực tổ chức giám sát thực hiện Cóthể nói, thị trường tài chính còn tụt hậu khá xa so với nhu cầu pháttriển

Có thể thấy điều đó qua những biểu hiện như: duy trì những ràocản đối với việc gia nhập của các ngân hàng nước ngoài nên 4 ngânhàng thương mại vẫn giữ thế khống chế thị trường Ngân hàng Nhànước vẫn hay sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết thị trườngtiền tệ Thị trường chứng khoán tuy đã được hình thành, nhưng vẫn cònrất nhỏ bé và chưa trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu nhưmong muốn Trong khi đó, hoạt động giao dịch cổ phiếu phi chínhthức, thị trường trái phiếu vẫn còn rất sơ khai, mang tính tự phát vàtiềm ẩn nhiều rủi ro do chưa có luật điều chỉnh

Hiện nay, các ngân hàng thương mại chưa được kinh doanh theonguyên tắc thương mại và thị trường một cách triệt để, đôi khi vẫn phảichấp nhận cho vay các khoản tín dụng chính sách Bên cạnh đó, hệthống pháp luật về thị trường chứng khoán chưa hoàn chỉnh và cònnhiều chồng chéo đôi khi còn mâu thuẫn nhau Chúng ta đã có mộtNghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng hoạt độngkinh doanh chứng khoán còn phải chịu sự điều chỉnh của nhiều luật

Trang 13

khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai điều này làm cho hoạtđộng chứng khoán gặp khó khăn trong công tác quản lý, gây tâm lýthiếu tin tưởng cho các nhà đầu tư

Gia nhập WTO, thị trường tài chính Việt Nam sẽ còn phải đối mặtvới nhiều thách thức lớn Một mặt vì tính phức tạp của thị trường tàichính ngày càng gia tăng, mặt khác việc hội nhập tài chính ngày càngsâu rộng đòi hỏi Nhà nước phải có nhiều sự điều chỉnh hơn nữa

2.2 Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

2.2.1 Thị trường tiền tệ.

Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng bướchoàn thiện gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đấtnước Cho đến nay, mặc dù thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sựphát triển, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiếtcung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế Đặc biệt, thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòanguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảmbảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả Thông qua cáchoạt động trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN) đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệquốc gia Có thể khẳng định rằng, thị trường tiền tệ Việt Nam đã gópphần nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là quátrình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 14

2 2.1.1 Các bộ phận cấu thành của thị trường

Có thể thấy rằng, mặc dù đến nay quy mô của thị trường tiền tệViệt Nam còn rất khiêm tốn, nhưng các bộ phận cấu thành của thịtrường đã hình thành ở một mức độ nhất định Đó chính là thị trườngnội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Khobạc, các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN như nghiệp vụ cho vaycủa NHNN dưới các hình thức cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ cógiá, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ …Thành viên tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trườngcũng như doanh số hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đềuđược từng bước mở rộng; hoạt động của thị trường đã từng bước đượchiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu hội nhập

Trước hết, cần phải kể đến thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngânhàng, nơi thực hiện việc điều tiết vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam vàngoại tệ giữa các ngân hàng

2.2.1.1.1 Thị trường nội tệ liên ngân hàng

Thị trường này được hình thành từ năm 1993 dưới hình thức banđầu là một thị trường tập trung, có tổ chức qua NHNN Tuy nhiên, từnăm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngânhàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN.Nhìn chung, các ngân hàng thường có quan hệ với nhau đã dựa trênmức độ tín nhiệm để thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãisuất cũng như các điều kiện đảm bảo tiền vay

Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiệndưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tạingân hàng cho vay… Thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ

Trang 15

vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau Cho đến nay, doanh số hoạtđộng trên thị trường đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của thịtrường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện quamạng

2.2.1.1.2 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Từ khi chính thức hình thành năm 1994 đến nay, thị trường đã

có những chuyển động đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc kếtnối cung cầu ngoại tệ cho các ngân hàng Thông qua thị trường, NHNN

đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng,nắm bắt diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò ngườimua bán cuối cùng NHNN thực hiện can thiệp thị trường khi cần thiếtnhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ

Từ năm 1999 đến nay, bên cạnh việc điều hành linh hoạt tỷ giá,việc NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời trên thị trường

đã hỗ trợ cho các ngân hàng cân đối ngoại tệ và đặc biệt là góp phần ổnđịnh tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước

2.2.1.1.3 Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc

Có thể khẳng định rằng, từ năm 1995, việc đấu thầu tín phiếuKho bạc qua NHNN đã mở ra một kênh huy động vốn với chi phí thấpcho Ngân sách Nhà nước Doanh số và tỷ trọng tín phiếu Kho bạc pháthành dưới hình thức đấu thầu qua NHNN trong tổng doanh số huyđộng vốn của Kho bạc Nhà nước ngày càng tăng qua các năm Điềunày phù hợp với xu thế phát triển thị trường và thông lệ quốc tế Bêncạnh đó, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc đã trở thành nguồn cungcấp hàng hóa chủ yếu cho các giao dịch nghiệp vụ tiền tệ giữa NHNNvới các ngân hàng thương mại (NHTM) nhất là nghiệp vụ thị trường

Ngày đăng: 25/04/2013, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w