1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của Khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

35 2K 33
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 372 KB

Nội dung

Đề tai; Vai trò của Khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

Đề tài: Vai trò của Khoa học và công nghệ đối với phát

triển kinh tế ở Việt Nam

Lớp : KTPT 44B

Khoa : KH & PT

GV hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Kim Dung

HÀ NỘI, 10/2005

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập hiện nay thì khoa học và công nghệ là một yếu tố

có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta Nó là chìa khoá cho việc hội nhập thành công, cho việc thực hiện rút ngắn quá trình CNH – HĐH đất nước bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới KH& CN là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của nước ta sang nền kinh tế tri thức, cho tiến trình toàn cầu hoá KH&CN là một yếu tố có thể nói là nó đi vào mọi mặt của đời sống.Nhưng đặc điểm của yếu tố công nghệ

là khó xác định sự đóng góp trực tiếp, chỉ được thể hiện thông qua việc sử dụng

có hiệu quả các yếu tố khác như tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị Do vậy đề án này chỉ xin đưa ra một số vai trò cơ bản của có thể nhìn thấy một cách rõ ràng của khoa học, công nghệ Và lĩnh vực của khoa học và công nghệ là rất rộng lớn cho nên em chỉ xin phân tích kỹ về vai trò của công nghệ thông tin với quá trình phát triển kinh tế của nước ta do công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà hiện nay đang phát triển rất nhanh và ứng dụng to lớn vào sản xuất và cả đời sống

Phần III: chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của nước ta đến năm

2010 và các giải pháp để thực hiện chiếm lược

Với kiến thức còn hạn chế cho nên đề án này còn nhiều sai sót mong cô và các bạn đóng góp ý kiến Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG

TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN:

1 Bản chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế:

1.1 Tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.Trong đó sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và

tốc độ Thu nhập bằng giá trị phản ánh các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn bộnền kinh tế hoặc tính bình quân trên một đầu người

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là sự phản ánh thay đổi về lượng của nền kinh

tế Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảmbảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao do vậy quá trình ấy phải được tạo nên bởinhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiệnmột cơ cấu kinh tế hợp lý

[giáo trình KTPT – tr 21,22]

1.2 Phát triển kinh tế:

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triểnkinh tế được xem là một quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp mộtcách chặt chẽ quá trình hoàn thiện hai vấn đề về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia

Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự giatăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người.Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế Đây là tiêu thức phản ánh sựbiến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơntrong các vấn đề xã hội

[giáo trình KTPT – tr 22,23]

1.3 Phát triển kinh tế bền vững:

Vào năm 1987, khái niệm đầu tiên về phát triển bền vững đã được Ngân hàngThế giới (WB) đưa ra : Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại

mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn.Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng

Trang 4

hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sựkết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế,cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường [giáo trình KTPT – tr 23,24].

2 Lý luận chung về khoa học và công nghệ:

2.1 Khoa học:

Khoa học là tập hợp của những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những thuộctính tồn tại khách quan của những hiện tượng tự nhiên và xã hội

Khoa học thường được phân thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Trong

đó khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên, Khoa học

xã hội thì nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xãhội.[GTPT – tr 270]

2.2 Công nghệ:

Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ vàphương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ đờisống xã hội

Ngày nay, công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phầnmềm Phần cứng thể hiện kỹ thuật của phương pháp sản xuất nó gồm các phương tiệnsản xuất và máy móc thiết bị Phần mềm bao gồm ba thành phần: thứ nhất, là thànhphần con người với những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề, thói quen tronglao động; thứ hai là thành phần thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, dữliệu, bản thiết kế ; và thành phần cuối cùng là thành phần tổ chức thể hiện trong việc

bố trí sắp xếp, điều phối và quản lý

Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều đòi hỏi phải có sự tác động qualại lẫn nhau giữa phần cứng và phần mềm Sự kết hợp chặt chẽ giữa chúng sẽ là điềukiện cơ bản đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả cao Trong mối quan hệ đó, phần mềmđược coi như là xương sống, cốt lõi của quá trình sản xuất thì thành phần con người làchìa khoá, hoạt động theo những hướng dẫn của thành phần thông tin Thành phầnthông tin là sơ sở để con người ra quyết định Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kếtcác thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.[GTPT – tr 272, 273]

2.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ:

Tuy khoa học và công nghệ (KH & CN) có nội dung khác nhau nhưng chúng cómối liên hệ chặt chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau Khoa học không chỉ mô tả khái quát

Trang 5

công nghệ mà còn tác động trở lại, mở đường cho sự phát triển công nghệ Khoa họctạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công nghệ mới vào sảnxuất, đời sống Ngược lại công nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những nguyên lýkhoa học, công nghệ còn tạo ra những phương tiện làm cho khoa học có bước tiến dài.Khoa học càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì việc ứng dụng, triển khaicông nghệ càng mang tính trực tiếp nhiều hơn

3 Đổi mới công nghệ:

3.1 Các hình thức đổi mới công nghệ:

3.1.1 Đổi mới sản phẩm:

Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến cácsản phẩm truyền thống của công ty mình hoặc công ty khác Việc tạo ra một sản phẩmmới đòi hỏi phải đảm bảo về những điều kiện tiền đề Tuy nhiên ở các nước phát triển

do hạn chế về các điều kiện tiền đề nên thường lựa chọn cải tiến sản phẩm

Cải tiến sản phẩm thường theo xu hướng hoàn thiện sản phẩm hiện có qua việccải tiến các thông số kỹ thuật, hoặc thay đổi kiểu dáng, màu sắc nguyên liệu

sản xuất Ảnh hưởng của cải tiến sản phẩm thể hiện P S

chủ yếu ở việc tăng phúc lợi xã hội, điều này khó P1

lượng hoá được nhưng người ta có thể thấy hiệu quả P0

của nó qua việc dịch chuyển đường cầu lên trên làm D1

cho giá cả sản phẩm có xu hướng tăng lên D2

Điều này thể hiện ở hình bên O Q0 Q1 Q3.1.2 Đổi mới quy trình sản xuất

Đổi mới quy trình sản xuất có tác dụng P0 S0 S1

làm tăng năng suất của máy móc thiết bị dẫn P1

đến năng suất sản xuất tăng làm cho cung tăng

Tức đường cung dịch chuyển sang phải từ đường

S0 sang đường S1 Điều đó có nghĩa sản lượng D

sản xuất tăng từ Q0 lên Q1 và cho phép tiết kiệm O Q0 Q1 Q chi phí sản xuất, giá sản phẩm giảm từ P0  P1 Kết quả của đổi mới quy trìnhSX

Một trong những xu hướng đổi mới quy trình sản xuất được các nước đang pháttriển quan tâm là thay đổi trình độ kỹ thuật sản xuất

II VAI TRÒ CỦA KH&CN VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ:

Trang 6

1 Hàm sản xuất và yếu tố công nghệ

1.1 Hàm sản xuất Cobb_Douglas và tiến bộ công nghệ:

- Hàm sản xuất Cobb_Douglas: Y = A.K.L

tố năng suất tổng hợp

1.2 Mô hình Solow và tiến bộ công nghệ:

1.2.1 Mô hình Solow: Mô hình Solow được xây dựng trên tư tưởng tự do của

trường phái Tân cổ điển và kết hợp với mô hình Harrod_Dommar

Trước tiên Solow đã đưa ra một số giả Y/L

thiết đó là : năng suất cận biên của vốn giảm y=f(k)

dần hay là lợi nhuận của vốn giảm dần và

hàm sản xuất được xét là hàm sản xuất giản K/Lđơn tức là Y = f ( K, L ).Từ đó ông tiến hành chia cả hai vế của hàm sản xuất cho Lđược: (thu nhập bình quân một lao động ) y = f (k) Biểu hiện ở hình trên

Từ trên mô hình có thể rút ra một số nhận xét : khi vốn bình quân cho một laođộng tăng thì sản lượng bình quân cho một lao động cũng tăng nhưng chậm dần do vốntăng nhanh hơn lao động nên dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động

Từ vai trò của vốn đầu từ là tăng tích luỹ vốn sản xuấtvà thay thế vốn sản xuấtđang bị hao mòn dần : I= I + DP

Áp dụng phương trình : K( t+1) = IT + (1-).Kt

Ta lại có It = St = s.Yt

 K(t+1) = s.Yt + (1-).Kt (1)

Trang 7

Để xem xét ảnh hưởng của qui mô lao động/dân số hay tốc độ tăng lao động đốivới tăng thu nhập bình quân ta chia hai vế của phương trình (1) cho L:

k(t+1) = s.yt + (1-).kt = s f(k) + (1-).kt s.f(k)+(1-)k t

Trong đó kt+1: tích luỹ vốn sản xuất mới năm t+1

s : là tỷ lệ tiết kiệm  : là tỷ lệ khấu hao

k* : mức tích luỹ vốn ở trạng thái dừng

(1-).kt : vốn sản xuất sau khi trừ đi hao mòn k0 k1 k2 k3 k* k

Một số kết luận được Solow rút ra từ mô hình:

+ Tăng trưởng sẽ giảm dần nếu vốn sản xuất tăng nhanh hơn so với lao động (quyluật năng suất biên giảm dần)

+ Năng suất cận biên của vốn giảm dần sẽ dẫn tới việc giảm mức tích luỹ vốn đểphù hợp với mức tăng lao động do vậy trong dài hạn vốn sản xuất bình quân sẽ cố định

ở trạng thái dừng k*

+ Nếu tích luỹ vốn sản xuất ổn định tới trạng thái dừng nào đấy thì thu nhập bìnhquân đầu người cũng ở trạng thái dừng vì “y” là một hàm của k do vậy sẽ dẫn đếnkhông có tăng trưởng trong dài hạn

1.2.2 Mô hình Solow trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật:

Solow cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng phụ thuộc vào hai yếu tố đó là : thứnhất những tiến bộ kỹ thuật của sản xuất; và khả năng tăng tích luỹ các yếu tố đầu vào.Tiến bộ kỹ thuật tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua nâng cao việc sử dụng cácyếu tố đầu vào (làm tăng năng suất và tăng hiệu quả sản xuất)

Theo phần trên ta có phương trình Solow là: K(t+1) = s.Yt + (1-).Kt

Ký hiệu: E : n/s hay hiệu quả của lao động L.E : lượng lao động có hiệu quả

 : tốc độ tăng trưởng của năng suất (tiến bộ kỹ thuật) (1+n).(1+).kt+1

n : tốc độ phát triển của lao động s.y t +

Trang 8

2 Vai trò của khoa học và công nghệ:

2.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế:

K.Marx đã dự đoán rằng : đến giai đoạn công nghiệp, việc sản sinh ra sự giàu có

thực sự không phụ thuộc nhiều vào thời gian lao động, mà lại phần lớn phụ thuộc vào tình trạng chung của khoa học và sự tiến bộ kỹ thuật hay sự vận dụng khoa học vào sản xuất Như vậy, KH & CN không chỉ tạo ra công cụ lao động mới, mà cả phương pháp

sản xuất mới, do đó mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và tăng năng suất lao động

Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất được mở rộng

Mở rộng khả năng phát hiện, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; làm biến đổichất lượng nguồn lao động Cơ cấu lao động xã hội chuyển từ lao động giản đơn là chủyếu sang lao động bằng máy móc, có kỹ thuật nhờ đó nâng cao năng suất lao động Mởrộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệuquả biểu hiện thông qua quá trình hiện đại hoá các tổ chức trung gian tài chính, hệthống thông tin liên lạc, giao thông vận tải

Khoa học công nghệ với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tếchuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu tức là tăng trưởngkinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất Với vaitrò này, KH & CN là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tếtri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trítuệ là đặc điểm nổi bật

2.2 Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Sự phát triển mạnh mẽ của KH & CN không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển củacác ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưađến phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnhvực kinh tế mới Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực thể hiện:

- Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần,còn của ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm

- Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mởrộng quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng công nghệ cao Lao động tri thứcngày càng chiếm tỷ trọng lớn, mức độ đô thị hoá cũng ngày càng tăng nhanh Tất cả trởthành đặc trưng của sự phát triển khoa học và công nghệ

2.3 Tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường:

Trang 9

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận Muốn vậy cácdoanh nghiệp phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hoá các chi phíyếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức sản phẩm cho phù hợp Những yêu cầu này chỉ được thực hiện khi áp dụng tiến bộ KH & CN vàotrong sản xuất và kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng tiến bộ KH & CN đã có những tácđộng sau:

- Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồngbộ

- Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều loại hìnhdoanh nghiệp mới

- Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Chiến lược kinh doanh từ chỗ hướng nội, thay thế hàng nhập khẩu sang hướngngoại, hướng vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước hướng ra thị trường thế giới, tăngsức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Ngày nay các nước đi đầu về khoa học công nghệ không chỉ có ưu thế trong cạnhtranh trên thị trường thế giới, mà còn có ưu thế về xuất khẩu tư bản, chuyển giao KH &

CN sang các nước khác

2.4 Khoa học và công nghệ là một công cụ mạnh đối với phát triển con người:

Khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gen ngày càngphát triển và được ứng dụng rộng rãi vào công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân

Đã có những bước nhảy vọt trong lĩnh vực y tế nhất là trong việc phát minh ra nhữngloại thuốc, vắc – xin, các thiết bị y tế Đồng thời việc phát triển những công nghệ sạch

đã cải thiện môi trường sống của con người, giảm việc ô nhiễm môi trường Tất cảnhững điều này đã góp phần cải thiện sức khoẻ của con người, tăng tuổi thọ trung bình

Khoa học và công nghệ đến với con người thông qua quá trình giáo dục, đào tạo

và hoạt động thực tiễn trang bị cho con người những tri thức và kinh nghiệm cần thiết

để cho họ có thể nhanh chóng thích nghi với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trongsản xuất, và đời sống Mặt khác, do sự thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại dầncủa các tranh thiết bị sản xuất và đời sống buộc con người phải thường xuyên học tập,trau dồi kiến thức, chuyên môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất xã hộithích ứng với cuộc sống hiện đại Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của đội ngũnhững người lao động trong lực lượng sản xuất không ngừng được nâng cao và hiện đạihoá [2.256]

Trang 10

KH & CN tác động thông qua việc đổi mới sản phẩm, và đổi mới quy trình sảnxuất đã làm tăng quy mô sản xuất; tăng năng suất của máy móc thiết bị Một mặt KH &

CN kích cầu; mặt khác nó giúp tăng năng suất qua đó tăng cung và từ đó nền kinh tếtăng trưởng và làm tăng thu nhập bình quân; cải thiện mức sống của người dân

2.5 Có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh:

Trong sản xuất nói riêng, trong mọi hoạt động của xã hội nói chung nếu không cómột cơ chế tổ chức quản lý điều hành hợp lý thì chắc chắn không thể mang lại kết quảtích cực Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của công tác tổ chức quản lý và liên kết các yếu

tố trang thiết bị, máy móc, con người và thông tin lại với nhau thành một tổ hợp vậnhành hợp lý, đồng điệu nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định Nhiệm vụ quan trọng củaquản lý là điều hành, phân phối, sắp xếp đúng người, đúng việc nhờ đó mà có thể khaithác, phát huy sở trường, sở đoản của từng con người, kích thích lợi ích người lao động

để họ có thể bộc lộ hết những khả năng, thế mạnh của mình

Những công việc thì ngày càng rộng lớn, phức tạp, vừa tỉ mỉ, chi tiết của công tác

tổ chức và quản lý ngày nay đang được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, hiệu quảhơn nhờ có sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.Khoa học công nghệ ngày nay cũng đã đúc rút và xây dựng nên nhiều những tri thức, cảtri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý Tổ chức vàquản lý đã trở thành một khoa học - khoa học quản lý [2.270,271]

2.6 Góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của xã hội

Phát triển bền vững hay phát triển lâu bền đang là quan tâm sâu sắc của toàn nhânloại KH & CN góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bềnvững Những đóng góp có tính chất quyết định của KH & CN vào thúc đẩy sản xuất,nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh là điều đã quá rõ ràng Ngoài ra sự phát triểncủa KH&CN đ ã giảm bớt sự lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môitrường; khắc phục những hậu quả tiêu cự do sản xuất xã hội mang lại giúp cho tăngtrưởng kinh tế không những nhanh mà còn an toàn

Đối với mục tiêu sinh thái, trước tiên KH & CN cung cấp cho con người nhữngtri thức về môi trường thiên nhiên, qua đó giúp con người có cơ sở để xây dựng ý thứcsinh thái KH & CN giúp con người cập nhập được thông tin về môi trường từ đó conngười có thể chủ động phòng tránh, khắc phục để giảm thiểu những hậu quả xấu, nhữngrủi ro không đáng có

Trang 11

Bản thân KH & CN đang có tác động rất mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc lên sựphát triển của xã hội loài người KH&CN đặc biệt là CNTT góp phần to lớn đối vớicông cuộc xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng trong xã hội, tự do dânchủ: giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận với các thông tin hơn, tạo ra một cơ chế phảnánh tiếng nói của người dân đặc biệt là của người nghèo đến chính phủ hiệu quả hơn,góp phần nâng cao chất lượng của các dịch vụ công.

3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ:

Về phía cầu : với một môi trường kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh, với việcđổi mới cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước từ đó tác động buộc cácdoanh nghiệp phải đẩy mạnh việc áp dụng khoa học và công nghệ Với những chínhsách tín dụng ưu đãi, thực hiện chế độ khấu hao nhanh nhằm đẩy nhanh tốc độ đổi mớicông nghệ làm cho nhu cầu khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp tăng lên kíchcầu của khoa học và công nghệ

3.2 Vốn:

Việc tiến hành nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất nhiều vốn: từ đầu tư cho cơ sởnghiên cứu: trang bị thiết bị, phòng thí nghiệm đến quá trình tiến hành nghiên cứu, cáccuộc thử nghiệm điều tra đều cần rất nhiều kinh phí Không những thế việc triển khai đểđưa những một số công nghệ mới, ứng dụng các đề tài khoa học - công nghệ vào trongđời sống cũng đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn Vì vậy vốn có tác động rất lớn đến việcthúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ

Vốn có tác động vào việc tiến hành đổi mới, cải tiến sản phẩm trong các doanhnghiệp qua việc tiến hành đầu tư cho nghiên cứu Vốn đầu tư nhiều hay ít quyết địnhphần lớn về tranh thiết bị, máy móc trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp

3.3 Quan hệ quốc tế:

Trang 12

Quan hệ quốc tế có tác động trự tiếp đến việc hợp tác đầu tư, phát triển khoa họccông nghệ giữa các quốc gia Nó tác động đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, làmtăng số dự án FDI vào trong nước, qua đó không những tăng được nguồn vốn đầu tư màquan trọng hơn là gia tăng được số công nghệ chuyển giao, đẩy nhanh tiến bộ khoa họccông nghệ.

Quan hệ quốc tế còn tác động đến việc giao lưu, trao đổi giữa các tổ chức khoahọc công nghệ trong nước và các tổ chức khoa học công nghệ nước ngoài, tăng cườngviệc thu hút các nguồn lực tri thức từ bên ngoài để nâng cao năng lực và trình độ trongnước

3.4 Nhân lực:

Có thể nói đối với việc phát triển khoa học và công nghệ thì nguồn nhân lực đóngvai trò tác động trực tiếp Nguồn nhân lực trong công tác nghiên cứu có tác động đếnchất lượng của các đề tài khoa học và công nghệ được sự chính xác về nghiên cứu trongkhoa học tự nhiên hay khả năng ứng dụng cao trong các công trình nghiên cứuKHXHNV và KH&CN Trình độ, khả năng và cả đạo đức của đội ngũ thẩm định cáccông nghệ tác động to lớn đến chất lượng của các công nghệ được đưa vào ứng dụngqua đó làm tăng hiệu quả của các công nghệ tăng trưởng kinh tế

Trình độ kỹ thuật, kỹ năng của đội ngũ lao động có tác động đến việc sử dụng cáccông nghệ mới có hiệu quả hay không Một công nghệ tiên tiến nhưng đội ngũ lao động

ở trình độ thấp thì sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp có khi không những không pháthuy được hiệu quả của công nghệ mà còn gây ra nhiều thiệt hại to lớn

Trang 13

CHƯƠNG II : VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

TẾ CỦA VIỆT NAM:

1 Khoa học xã hội và nhân văn:

Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực KHXHNV đã có tác động tích cực vàđóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của đất nước

Về những vấn đề KT – XH: KHXHNV cung cấp các luận cứ khoa học cho quá

trình hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển và việc triển khai thực hiệnchúng Như làm rõ bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; các vấn đề

xã hội và xu hướng biến đổi xã hội trong trong tiến trình đổi mới từ đó xây dựng cơ sởkhoa học cho việc lựa chọn chiến lược phát triển KT – XH cho các vùng trong giai đoạn

2020

Về lĩnh vực chính trị, một số đề tài nghiên cứu đưa ra quan niệm mới về Nhà

nước pháp quyền hướng tới một nền chính trị XHCN và Nhà nước XHCN với mục tiêu

là duy trì bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân của Nhà nước, phát huy cao

độ dân chủ XHCN và nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành [2003 tr 104,105]

Về vấn đề văn hoá, dân tộc, tôn giáo, các đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu về văn

hoá, con người và nguồn nhân lực Việt Nam Một số công trình được đánh giá có giá trịvăn hoá cao như các dự án điều tra, sưu tầm, bảo tồn, khai thác và phát huy các di sảnvăn hoá quý báu của dân tộc: dự án tổng thể về Hán nôm, Dự án sử thi Tây Nguyên, Dự

án tư liệu văn học Việt Nam 10 thế kỷ Ngoài ra còn có những đề tài nghiên cứu dântộc, tôn giáo ở các vùng các dân tộc miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây Nam Bộ đãđược triển khai Các đề tài về dân tộc tôn giáo đã góp phần giúp đỡ việc tiến hành thựchiện dự án 133 và 135 phù hợp với văn hóa của các dân tộc; đảm bảo việc thực hiệnmục tiêu công bằng xã hội

Về những vấn đề quốc tế: một số đề tài nhiệm vụ khoa học đã tiến hành nghiên

cứu dự báo xu hướng phát triển và biến đổi tình hình kinh tế và chính trị quốc tế, nhữngvấn đề có tính toàn cầu, chiến lược phát triển của các nước lớn, làm rõ các thách thức,thời cơ phát triển, cơ chế tác động của cá xu hướng quốc tế đến sự phát triển của ViệtNam Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được nhiều kiến nghị có giá trị, góp phần xây dựngchính sách đối ngoại, nhất là chính sách kinh tế, lộ trình gia nhập các tổ chức kinh tế,thương mại quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam

Trang 14

2 Khoa học tự nhiên:

Hàng năm có hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc hoạt động nghiên cứu cơbản Năm 2001 có 536 nhiệm vụ, năm 2002 con số này đã tăng lên 709 nhiệm vụ vàđến năm 2003 thì đã có đến 778 đề tài được tiến hành Các đề tài này tập trung chủ yếu

đi sâu nghiên cứu những kiến thức cơ bản, tạo cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụngcông nghệ tiên tiến, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ vật liệu mới, công nghệ

thông tin, công nghệ sinh học Như các đề tài về toán học đã đưa ra một số phương

pháp luận về ứng dụng các mô hình điều kiện, quản lý, dự báo trong công nghệ v.v

Trong tin học đã cung cấp một số phương pháp phát hiện tri thức từ dữ liệu: phương

pháp hỗ trợ phần mềm, nhận dạng văn bản Về vật lý đã phát triển một số phương

pháp thực nghiệm mới về nghiên cứu bán dẫn nanô, phương pháp mô hình hoá vật liệu

tổ hợp Về hoá học đã xác định được tính chất và hoạt tính của một số xúc tác trong

công nghệ lọc dầu, quy luật chiết và hiệu ứng tăng cường chiết của các nguyên tố đất

hiếm Về khoa học sự sống kết quả nghiên cứu về sinh học phân tử, di truyền học đã

bước đầu được ứng dụng trong y học, trồng trọt và chăn nuôi Đặc biệt các năm gần

đây các đề tài về khoa học trái đất đã tiến hành nghiên cứu xác định các nguyên nhân

và cơ chế hình thành các tai biến địa chất ở vùng miền núi phía Bắc và đề xuất các giảipháp phòng tránh; đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học cho các giảipháp phòng tránh, hạn chế lũ lụt, đánh giá các tác nhân gây lũ lụt và xây dựng các bản

đồ chuyên cảnh báo lũ lụt

3 Tác động của khoa học công nghệ trong các ngành KTQD

Kết quả trong các chương trình khoa học công nghệ đã góp phần tích cực làmtăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, nông – lâm - thuỷ sản, bưu chính

- viễn thông và y tế

Trong nông nghiệp, các nhà khoa học đã tạo được hàng trăm giống cây trồng, vật

nuôi, đưa máy móc vào trong sản xuất cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp làm tăngnăng suất nông nghiệp Mặt khác việc nâng đầu tư công nghệ trong việc bảo quản nôngsản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị của hàng hoá nông sản, làm tăng thu nhập chongười nông dân

Trong lâm nghiệp, nhờ áp dụng KH & CN, nhiều địa phương, lâm trường, nông

dân đã trồng rừng kinh tế có lãi Đặc biệt công nghệ gen đã góp phần giữ lại nhữnggiống cây lâm nghiệp quý hiếm

Trong thuỷ sản, KH&CN đã góp phần đáng kể giúp ngành thuỷ sản đạt sản lượng

xuất khẩu hơn 2 tỷ $/ năm Mới đây, chúng ta đã thành công trong việc sản xuất các

Trang 15

giống cua biển, ốc hương, cá song mở ra triển vọng mới cho phát triển sản xuất các mặthàng có giá trị kinh tế cao

Trong y tế, KH&CN đã tập trung vào hai hướng quan trọng là chăm sóc sức khoẻ

cộng đồng và ứng dụng công nghệ hiện đại trong chuẩn đoán và điều trị Kết quả nổibật nhất là đã làm chủ việc sản xuất 9/10 loại vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng

mở rộng, thay thế 80% vắc xin nhập ngoại, góp phần giảm tỷ lệ mắc một số bệnh

Trong công nghiệp, đã làm chủ được các công nghệ trong ngành cơ khí và tự sản

xuất được các thiết bị công nghệ gia công, công nghệ hàn, mạ, sơn và ứng dụng cácphần mềm chuyên dụng trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm cơ khí Làm tăng năngsuất sản xuất, các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chi phí sản xuất giảm.Nhiều ngành công nghiệp mới ra đời, các ngành công nghiệp tăng trưởng với tốc độcao

Trong giao thông vận tải, nhờ đổi mới công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ

và thiết bị đo trong nước nghiên cứu tạo ra, ngành đã có nhiều thành quả Ví dụ: ngànhđóng tàu đã có bước tiến vượt bậc, tổng sản lượng của Tổng công ty tàu thuỷ năm 2004đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 17 lần so với năm 1996

Trong xây dựng, từ chỗ tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ, đến nay đã

có khă năng tự thiết kế và thi công bằng các công nghệ tiên tiến nhất Nhờ vậy các sảnphẩm của ngành xây dựng có thể cạnh tranh được với hàng ngoại đồng thời duy trì đượctốc độ tăng trưởng cao

II VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA:

1 Tổng quan chung về công nghệ thông tin

1.1 Khái niệm và các thành phần của công nghệ thông tin:

Nhìn một cách toàn diện công nghệ thông tin gồm ba phần : tin học, viễn thông

và quản trị Về cơ bản, tin học lo việc xử lý dữ liệu, viễn thông lo việc nhận và phát dữ liệu, còn quản lý quyết định dữ liệu nào cần nhận, phát hay xử lý Nói một cách rõ hơn thì quản lý chọn loại dữ liệu nào để nhận, xử lý thành thông tin, rồi phát thông tin đó đi

Về mặt thực tế, công nghệ thông tin bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới ba lĩnh vực đó, về phần cứng cũng như phần mềm; phần mềm ở đây được hiểu theo nghĩa tổng quát bao gồm cả các dịch vụ kèm theo Chính vì tính bao trùm này mà công nghệ thông tin đã xâm nhập vào nền kinh tế của mọi nước

Công nghệ thông tin là ngành công nghệ cao cơ bản có vai trò đặc biệt trong lực lượng sản xuất mới đặc trưng cho thời đại mới, thời đại thông tin

Trang 16

1.2 Tác động của công nghệ thông tin:

1.2.1 Phân tích đánh giá các nguồn lực:

Công nghệ thông tin góp phần tác động đến việc tiến hành phân tích đánh giá cácnguồn lực của đất nước – các nguồn lực tự nhiên và cả các nguồn nhân lực; các nguồntài nguyên tái tạo lẫn không tái tạo được: nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyênrừng, thuỷ hải sản, tài nguyên khoáng sản

Công nghệ thông tin với các thiết bị tiên tiến của mình, đặc biệt là internet vàviễn thông đã góp phần làm cho quá trình phân tích và đánh giá các nguồn lực được dễdàng hơn, ít tốn kém hơn, đạt hiệu quả cao hơn, chính xác hơn

1.2.2 Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực

Không những, công nghệ thông tin góp phần to lớn vào việc phân tích và đánhgiá các nguồn lực mà nó còn có tác dụng giúp sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồnlực Thông qua hệ thống máy tính việc kiểm soát dụng nguồn lực chính xác đúng địnhhướng tránh lãng phí

Đặc biệt với nguồn nhân lực, việc kiểm soát bằng máy tính, đánh giá năng lực từ

đó có thể phân công đúng người đúng việc Qua hệ thống thông tin người lao động cóthể tìm kiếm thông tin về công việc phù hợp với mình một cách nhanh chóng cũng nhưcác doanh nghiệp có thể tuyển dụng những lao động như mong muốn dễ dàng hơn

1.2.3 Phát triển viễn thông và thông tin liên lạc nói chung:

Trong xã hội ngày nay viễn thông và thông tin liên lạc là một phần tất yếu khôngthể thiếu được của đời sống con người, ngoài ra thông tin có một vị trí cực kỳ quantrọng, mang tính quyết định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.Công nghệ thông tin phát triển góp phần làm cho việc liên lạc ngày càng dễ dàng hơnrút ngắn khoảng cách tương đối của thế giới, nó cũng góp phần làm tăng đường truyềnviễn thông nhanh hơn

Công nghệ thông tin cũng tác động làm phát triển mạng thông tin quốc gia, mạngtruyền thông, mạng máy tính, mạng quốc tế; kết nối mọi người gần nhau hơn, thông tincập nhật kịp thời, chính xác hơn

1.2.4 Đối với hoạt động quản lý:

Nhờ có sự trợ giúp của CNTT thông qua mạng Internet, các máy tính điện tử màngười ta đã tiến hành công tác tổ chức và quản lý một cách sâu sắc, toàn diện cả ở tầm

vĩ mô lẫn ở tầm vi mô Các thông tin mệnh lệnh từ người quản lý có thể trực tiếp đi đếnngười bị quản lý bằng mạng máy tính mà không phải qua các khâu trung gian nhờ vậy

Trang 17

các mệnh lệnh, thông tin vừa được chuyển tải nhanh chóng, lại vừa không bị thất lạctrên đường đi Do vậy các hoạt động quản lý như quản lý kinh tế, quản lý hành chính,quản lý môi trường được dễ dàng và có hiệu quả hơn

2 Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới:

II.1Chỉ số xã hội thông tin:

Chỉ số này đánh giá mức độ phát triển Xã hội thông tin do IDC và World Timexếp hạng, dựa trên 15 yếu tố liên quan đến 4 lĩnh vực: hạ tầng Máy tính, hạ tầngInternet, hạ tầng thông tin và hạ tầng xã hội

Trong danh sách 2003 là năm đầu tiên Việt Nam được xếp hạng ISI cùng với 53nước khác và đứng ở cuối danh sách (53/53) Xếp hạng năm 2004 được công bố tháng11/2004 (Information Society Index 2004: Rankings and Data, IDC), Việt Nam đượcxếp thứ 52/53, lên 1 bậc (trên Indonesia)

II.2Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm

Tháng 5/2005, BSA và IDC công bố báo cáo về tình hình vi phạm bản quyềnphần mềm toàn cầu năm 2004 Báo cáo của BSA (Liên minh Doanh nghiệp Phần mềm)cho biết tỷ lệ vi phạm của Việt Nam năm 2004 là 92% - giữ nguyên so với trước đómột năm, và là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với giá trị

vi phạm 55 triệu USD Giá trị phần mềm bất hợp pháp dùng ở Việt Nam năm 2004 là

55 triệu USD - tăng 14 triệu USD so với con số 41 triệu USD cách đó một năm

II.3 Chỉ số sẵn sàng kết nối:(NRI)

NRI là ''mức độ chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi

từ các phát triển của CNTT” Chỉ số này do WEF công bố và được tính từ ba yếu tố:môi trường điều phối và kinh tế vĩ mô cho ICT; sự sẵn sàng của cá nhân, doanh nghiệp

và chính phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng ICT và mức sử dụng ICT Xếp hạng NRIcủa Việt Nam qua các n m ăm

2001 – 2002 2002 – 2003 2003- 2004 2004- 2005

Nguồn: WEF, 2002-2005

II.4 Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử:

Đây là xếp hạng của Economist Intelligence Unit (thuộc tạp chí The Economist –Anh) dựa trên các tiêu chí về cơ sở hạ tầng công nghệ, môi trường kinh doanh, sự chấpnhận thương mại điện tử của doanh nghiệp và cá nhân, các điều kiện văn hóa - xã hội,

Ngày đăng: 25/04/2013, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w