1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản.DOC

55 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 438 KB

Nội dung

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời.Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểuhiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo,tinh xảo, hoàn mỹ Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng vàđộc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt - một dân tộc có bề dày phát triểnhơn 4000 năm Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật hẳnlên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam Ở đó không chỉ tập chungmột hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khálớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo, tạo ra những sảnphẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, cũng như bất cứ của một dântộc nào khác, chất văn hoá lại rất đậm đà Trên các sản phẩm thủ công mỹnghệ thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh quan thiênnhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên, biểu tượng thần, Phật Những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh sơn mài, tranh lụa, những bứcchạm khắc gỗ, khảm xà cừ với cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình,cây đa, con đò bến nước, đã thể hiện đất nước - con người và tâm hồn tìnhcảm Việt Nam, làm cho người nước ngoài yêu mến nhân dân và đất nướcViệt Nam

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển ngoài công tác kinhdoanh, công ty ArtExport, đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xã hội.Một trong những thành tựu quan trọng đó là: Công ty đã góp phần giữ gìn,bảo vệ và quảng bá rộng rãi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Namvới thế giới Hay nói cách khác, công ty đã góp phần bảo vệ và phát huy nềnvăn hoá của dân tộc

Trang 2

Hiện nay, không chỉ công ty ArtExport, mà rất nhiều các công ty xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang đứng trước những cơ hội và thách thứckhi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO

Để góp phần giúp công ty ArtExport nắm bắt được các cơ hội trong

môi trường cạnh tranh gay gắt, Em xin nghiên cứu đề tài: “ Phương hướng

và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản ”.

Đề tài bao gồm ba chương:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

I Khái quát chung về xuất khẩu.

1 Khái niệm về xuất khẩu.

Xuất khẩu là sự dịch chuyển sản phẩm ra khỏi phạm vi biên giới mộtquốc gia và nước có sản phẩm thu ngoại tệ về phục vụ cho việc tái sản xuất

mở rộng của doanh nghiệp và mục đích phát triển kinh tế của đất nước cósản phẩm xuất khẩu

Có rất nhiều lí do dẫn đến các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh hoạtđông xuất khẩu của mình, các doanh nhiệp không chỉ xuất khẩu các sảnphẩm sang thị trường truyền thống mà còn luôn luôn tìm cách để mở rộng vàphát triển thị trường mới của mình Các lí do đó là:

Doanh nghiệp có thể thu đươc ngoại tệ để từ đó có thể tái sản xuất và

2 Các hình thức xuất khẩu.

2.1 Xuất khẩu trực tiếp.

Là hình thức xuất khẩu trong đó sản phẩm dệt may được chuyển trựctiếp đến thị trường nhập khẩu bằng các phương tiện vận chuyển mà khôngcần qua bất cứ khâu trung gian nào

Trang 4

Ưu điểm: Hàng hóa được xuất khẩu nhanh, chất lượng hàng hóa được

bảo đảm theo yêu cầu của 2 bên, thông tin từ hai phía có thể phản hồi chonhau một cách nhanh nhất và chính xá nhất từ đó hai bên có thể kịp thời điềuchỉnh khi có những thay đổi, quan hệ giao dịch mua bán đơn giản và thuậntiện, quan hệ hai bên sẽ ngày càng được củng cố

Nhược điểm: Khó có thể mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường

mới nhất là đối với các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu và uytín trên thị trường, khó có thể tiếp xuc được hết với tất cả các bạn hàng

2.2 Xuất khẩu qua trung gian.

Là hình thức xuất khẩu sản phẩm đến nơi người nhập khẩu phải quamột hoặc một số các trung gian như trung gian giới thiệu, trung gian bán,

Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này có thể giúp doanh nghiệp mở

rộng thị trường, tìm kiếm thêm các thị trường và bạn hàng mới, doanhnghiệp có thể tiếp xúc với nhiều bạn hàng trong cùng một thời gian

Nhược điểm: Hình thức xuất khẩu này làm chậm tốc độ chu chuyển

của hàng hóa, làm chậm thông tin phản hồi từ hai phía do vậy sẽ khó có thểđiều chỉnh thông tin khi có những thay đổi

3 Vai trò của xuất khẩu đối với công ty Artexport.

Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũngphải thực hiện hai nghiệp vụ cơ bản Đó là, thực hiện đảm bảo vật tư cho sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm

Thị trường

đầu

vào

Doanh ngiệp

Trang 5

phẩm Đây là hai quá trình có mối liên hệ biện chứng với nhau Tiêu thụ sảnphẩm giúp tái sản xuất.

Đối với ArtExport, là một công ty xuất nhập khẩu, một mặt nhập cácmặt hàng thủ công mỹ nghệ từ các cơ sở sản xuất hay các đơn vị khác Mặtkhác, thực hiện hoạt động xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm Do đó, vai tròxuất khẩu đối với công ty:

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường,tranh thủ tìm kiếm các thị trường mới, củng cố và phát triển thương hiệu củadoanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp có được một nguồn tài chính để trả lương cho cán

bộ, công nhân viên làm việc cho doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu thì sẽ giúpcho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường để từ đó có thể tồntại và phát triển

Doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm điều đó chứng tỏ là sản phẩmcủa doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận Đây là vấn đề quyết địnhđến sự tồn tại hay diệt doanh của doanh nghiệp

II Những nội dung chính của xuất khẩu.

1 Điều tra nghiên cứa nhu cầu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cũng là công việc vôcùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào Côngviệc này đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp Đối vớicác doanh nghiệp lớn thì khâu nghiên cứu thị trường được giao cho phòngkinh doanh còn đối với các doanh nghiệp nhỏ thì khâu nghiên cứu thị trường

do cán bộ kinh doanh đảm nhận Quá trình nghiên cứu thị trường sẽ giúp chodoanh nghiệp trả lời các câu hỏi “ cần sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu,bán với giá như thế nào ” để doanh nghiệp có thể trả lời được câu hỏi này thì

Trang 6

công việc nghiên cứu thị trường không phải làm cho qua loa và lấy lệ, nó đòihỏi trình độ và kinh nghiệm của phòng kinh doanh bởi nếu doanh nghiệpkhông thể trả lời được câu hỏi này thì doanh nghiệp không thể tồn tại trongnền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và ác liệt này Trong nềnkinh tế thị trường này thì doanh nghiệp cần sản xuất và bán cái mà thịtrường cần chứ không phải sản xuất và bán mà cái mình có, chỉ khi nàodoanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và sở thích của thị trường thì doanhnghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường Khi nghiên cứu nhu cầu thịtrường thì doanh nghiệp cần phải giải đáp rất nhiếu câu hỏi như : “đâu là thịtrường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, với mức giá nào thì phù hợp…:”Khi đã trả lời được các câu hỏi đó thì doanh nghiệp cần tập trung cao độvốn, nhân lực để có thể sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất phục vụcho mục đích thu hồi vốn, tạo lợi nhuận và mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh.

2 Lập kế hoạch xuất khẩu sản phẩm.

Lập kế hoạch xuất khẩu là một trong các khâu quan trọng của quátrình xuất khẩu sản phẩm Doanh nghiệp muốn chủ động, muốn xuất khẩuđược nhiều sản phẩm với lợi nhuận cao nhất thì doanh nghiệp cần có một kếhoạch xuất khẩu cụ thể cho từng thời kỳ và cho cả một giai đoạn dài tronghoạt động sản xuất và kinh doanh Doanh nghiệp muốn có được một kếhoạch xuất khẩu tốt thì doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch dựa vào côngtác điều tra nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, dựa vào các nguồnthông tin như báo chí, truyền thông, dựa vào kế hoạch của chính đối thủcạnh tranh trực tiếp… có như vậy thì doanh nghiệp mới có được một kếhoạch xuất khẩu tốt được Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm là cơ sở quan trọngđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhmột cách nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định Ngoài ra nó còn là căn

Trang 7

cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các kế hoạch kháccủa doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình xâydựng kế hoạch xuất khẩu như: Phương pháp cân đối, phương pháp quan hệđộng…Trong đó phương pháp cân đối được doanh nghiệp sử dụng là chủyếu và thường xuyên

3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu.

Trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa Doanh nghiệp muốn giữa

uy tín của mình với bạn hàng và khách hàng thì doanh nghiệp phải luôn luônchuẩn bị để có đủ hàng hóa về số lượng, chất lượng và kịp thời gian để đápứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của khách hàng có như vậy doanh nghiệpmới tạo được vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường đặc biệt tronglĩnh vực xuất khẩu hàng hóa thì công tác đảm bảo có đủ hàng hóa kịp thờiđúng về chất lượng,số lượng, kịp thời gian lại càng trở lên quan trọng đốivới doanh nghiệp do vậy làm tốt công tác chuẩn bị có ảnh hưởng rất lớn đếnvấn đề sống còn của doanh nghiệp Để cho công tác này được tiến hành mộtcách liên tục không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến cácnghiệp vụ ở kho như: Tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói,sắp xếp hàng hóa ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ để xuất khẩu cho bạnhàng Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồnnhập kho ( Từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo đúngmặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa Thông thường, kho hàng hóa củadoanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm Nếu kho hàng đặt xa nơi sảnxuất ( Có thể gần nơi tiêu thụ ) thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công việctiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóngnhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưuthông

Trang 8

4 Lựa chọn các hình thức xuất khẩu sản phẩm.

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa của doanhnghiệp mình ra thị trường và đến tay người tiêu dùng Để hoạt động xuấtkhẩu sản phẩm có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm mộtcách hợp trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điềukiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng…

Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và bạn hàng mà doanhnghiệp có thể lựa chọn kênh xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp

Kênh xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu trựctiếp sản phẩm của mình đến bạn hàng mà không qua một khâu trung gian.Kênh xuất khẩu này có ưu nhược điểm là

Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay

bạn hàng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp vớingười tiêu dùng…

Nhược điểm: Doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải

dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình xuất khẩu, nhiều khi làm tốc đọchu chuyển của vốn lưu động chậm hơn

Kênh xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sảnphẩm của mình cho bạn hàng có qua khâu trung gian Sự tham gia nhiều hay

ít của các trung gian trong quá trình xuất khẩu sẽ làm cho kênh xuất khẩugián tiếp dài, ngắn khác nhau Kênh xuất khẩu này có ưu, nhược điểm là

Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể xuất khẩu với một khối lượng sản

phẩm của mình, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, hao hụttrong quá trình xuất khẩu, …

Nhược điểm: Kênh xuất khẩu này làm cho thời gian lưu thông hàng

dài hơn, tăng chi phí xuất khẩu và đặc biệt là doanh nghiệp khó có thể kểmsoát các khâu trung gian

Trang 9

Như vậy mỗi kênh tiêu thụ sản phẩm đều có ưu, nhược điểm nhấtđịnh, nhiệm vụ của phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thứcxuất khẩu sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu có thể tiến hành được một cách nhanh chóng đạthiệu quả thì hoạt động xúc tiến yểm trợ có một vai trò đặc biệt quan trọng.Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng củadoanh nghiệp Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sảnphẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu đượckhi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như các tin tức cần thiết từ phíakhách hàng, qua đó để doanh nghiệp tìm ra cách thoả mãn tốt nhất nhu cầucủa khách hàng Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến muahàng và bán hàng

Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm

và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Xúc tiến bánhàng chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp nhằmthúc đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp.Xúc tiến bán hàng có ýnghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnhtranh của hàng hóa trên thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian Yểm trợ làhoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốthoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện

mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, củng cố phát triển thị trường.Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kểđến là: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội trợ, triển lãm…

Trang 10

6 Lựa chọn đối tác để xuất khẩu.

Việc lựa có ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp

do vậy doanh nghiệp chọn đối tác nào để xuất khẩu thì doanh nghiệp cầnphải bỏ thời gian và chi phí để nghiên cứu về đối tác có như vậy chúng tamới có được các thông tin về đối tác điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễdàng hơn khi đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác Theo binh pháp Tôn Tửthì “ Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng Biết ta mà không biết người thìcầm chắc phần thua” Nghiên cứu đối tác ta cần thu thập thông tin từ phíađối tác, thông tin có thể lấy từ các bạn hàng đã làm việc với đối tác, cần phảinghiên cứa về sở thích, nhu cầu cũng như các quy định, điều lệ của đối tác.Việc lựa chọn đối tác nào, bỏ đối tác nào tùy thuộc vào hợp đồng cũng nhưquy định của doanh nghiệp

7 Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.

Đàm phán là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùngnhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quanđến các bên

Sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn được đối tác phù hợp với hợp đồngthì doanh nghiệp cần phải tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác

Để đàm phán và ký kết hợp đồng thành công thì doanh nghiệp cần phảichuẩn bị thông tin về phía đối tác, phải có các chuyên gia đàm phán và tổchức đoàn đàm phán cho phù hợp với đoàn đàm phán của bạn Đặc biệt vớicác bạn hàng là người ngoài nươc thì doanh nghiệp càng phải chuẩn bị mộtcách cẩn thân và kỹ lưỡng có như vậy đàm phá mới diễn ra một cách thuậnlợi và đạt kết quả cao nhất

8 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Tổ chức hoạt động xuất khẩu là khâu cuối cùng của quá trình xuấtkhẩu, sau khi các doanh nghiệp đã ký kết được các hợp đồng với đối tác về

Trang 11

mẫu mã, chất lượng, giá cả … thì doanh nghiệp cần tổ chức xuất hàng chođối tác theo đúng như quy định đã ký kết với đối tác trong hợp đồng Trongquá trình tổ chức hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp cần chú ý đến tâm lý,nhu cầu, sở thích của đối tác cũng như các yêu cầu từ phía đối tác đề ra cónhư vậy thì doanh nghiệp mới giữa uy tín của mình với bạn hàng tạo điềukiện thuận lợi cho những hợp đồng làn sau với đối tác và có được những hợpđồng mới với những đối tác mới thông qua sự giới thiệu của đối tác cũ củachúng ta Doanh nghiệp muốn xuất khẩu được nhiều hàng thì doanh nghiệpcần tìm hiểu các thông tin về đối tác như phong cách làm việc, thái độ từphía đối tác… doanh nghiệp cần phải làm tốt khâu công tác này tạo điềukiện cho những hợp đồng sau sẽ thuận lơi hơn.

III Khái quát chung về thị trường Nhật Bản và quan hệ thương mại giữa Việt Nam –Nhật Bản.

1 Vài nét về Nhật Bản.

Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông, kinh tế bị tànphá kiệt quệ trong chiến tranh Nhờ có các chính sách phù hợp, kinh tế NhậtBản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973)

Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế tuy chậm lại, song Nhật Bảntiếp tục là một nước có tiềm năng lớn thứ 2 trên thế giới về kinh tế, KHKT,tài chính

Chính sách đối ngoại: Từ sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản điều chỉnhchính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động nhằmvươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, pháthuy vài trò và ảnh hưởng trên thế giới và Châu Á-Thái Bình Dương Đườnglối đối ngoại của chính quyền mới thể hiện qua các khái niệm “ngoại giaogiá trị: thúc đẩy chủ nghĩa dân chủ, tự do và pháp trị” của Thủ tướng Abe và

“xây dựng vành đai tự do và thịnh vượng” của Ngoại trưởng Aso

Trang 12

Hiện nay, các mặt hàng XK chính của VN sang thị trường này gồm:may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản, dầu thô, dây điện, đồ gỗ nội thất,than đá, và giày dép Đặc biệt, phải kể đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ.Đây là mặt hàng mới nổi lên và được khách hàng Nhật Bản rất ưa thích bởitính chất văn hoá đậm đà, truyền thống của Việt Nam.

1.1 Đặc điểm chung của thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản không chỉ là một thị trường với khả năng tiêu dùng lớn màcòn là một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng vềvăn hoá đối với các doanh nghiệp Việt Nam Trao đổi về việc xuất khẩu

hàng hoá Việt Nam sang thị trường này, ông Nguyễn Trung Dũng: Quan hệ

giữa Việt Nam và Nhật Bản từ trước tới nay vốn là quan hệ đối tác tintưởng, ổn định lâu dài nhưng từ năm 2006, sau chuyến thăm của Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng, quan hệ này đã được nâng lên một tầm cao mới: Đối tácchiến lược Điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp của hainước

Thị trường Nhật Bản từ trước tới nay vẫn là một thị trường có nhiềuhứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam Trong nhiều năm liền, Việt Namluôn là quốc gia xuất siêu sang Nhật Bản Theo thống kê, năm 2004 kimngạch xuất khẩu của hai nước đạt 4,5 tỷ USD thì trong năm 2006 đã tăng lênđến 9,9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu luôn nghiêng về phía Việt Nam.Đây là một thị trường mang nhiều tính đặc thù, truyền thống và ổn định Cácdoanh nghiệp Việt Nam đang có ý định xuất hàng sang Nhật Bản cần quantâm đến điểm này

Hiện nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ haithế giới Tổng mức tiêu dùng trong nước tăng nhanh, trong tổng mức tăngtrưởng GDP, thì mức tăng nội nhu (Tiêu dùng trong nước) đạt khoảng 55%

Trang 13

Chính chỉ số này không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản màcòn có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này

Một điều cần lưu ý nữa là, mức độ lão hoá dân số của Nhật Bản cao(số người dân trên 65 tuổi chiếm khoảng 20%) Cùng với việc dân số lão hoáđạt mức cao (cao nhất thế giới hiện nay) kéo theo lao động thiếu, nhất là laođộng trong lĩnh vực nông nghiệp trong khi nhu cầu về thực phẩm vẫn liêntục tăng, chỉ trong năm 2006 đã tiêu thụ hết 55 tỷ USD Chính đặc điểm nàykhông chỉ chi phối nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản mà còncho thấy tiềm năng xuất khẩu lao động và các mặt hàng thực phẩm vào thịtrường này

1.2 Chính sách thương mại Nhật Bản.

1.2.1 Chính sách ngoại thương.

Về chính sách kinh tế đối ngoại: Nhật Bản đang có nhiều thay đổitrong năm 2006, nhất là mấy tháng gần đây Nhật Bản từ nhiều năm liền làđồng minh thân cận của Mỹ nhưng xuất khẩu hàng hoá của nước này vào

Mỹ chiếm 22% trong khi nhập khẩu thì Trung Quốc mới là nước dẫn đầuvới tỷ lệ 25% (tổng mức xuất khẩu của tất cả các nước ASEAN chỉ chiếmkhoảng 14%, riêng Việt Nam khoảng 1% Dự kiến, trong năm 2007, xuấtkhẩu của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ đạt khoảng 12 tỷ USD)

1.2.2 Những quy định của Nhật Bản về xuất xứ hàng hóa.

Hiện nay, với cuộc sống văn minh, hiện đại trong tiêu dùng của NhậtBản thì đi kèm với nó là các yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào thịtrường Nhật Bản Do đó, có rất nhiều các hàng rào thuế quan và phi thuếquan được dựng lên Các hàng rào về thuế quan chủ yếu được dựng lênnhằm bảo hộ các nhà sản xuất trong nước Còn các hàng rào phi thuế nhằmbảo vệ người tiêu dùng trong nước Những hàng hoá nhập khẩu vào NhậtBản phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ hàng hoá, … Đối

Trang 14

với mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì vấn đề về xuất xứ hàng hoá có vai trò rấtquan trọng Bởi xuất xứ hàng hoá quy định nơi sản xuất ra hàng hoá đó màchỉ nơi đó mới sản xuất được hàng hoá đó hoặc nó mang đậm bản sắc riêngcủa nơi đó, vùng đó yếu tố văn hoá kết tinh trong hàng hoá là ưu thế của cácmặt hàng thủ công mỹ nghệ Chính vì vậy, đối với khách hàng nước ngoàinói chung và khách hàng Nhật Bản nói chung rật quan tâm đến vấn đề này.

Một số kiến nghị với doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản:

Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đốitác làm ăn Thường họ chú trọng công tác thẩm định trực tiếp Khi chọn đốitác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hoá họ thường có nhu cầu thẩm địnhhàng hoá trực tiếp Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệpmua hàng để xem cơ sở đối tác, vì thế chúng ta phải phát triển sản xuất.Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sảnxuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ phải có các kho hàng,showroom,… để họ tin tưởng hơn

Đặc biệt, người Nhật Bản cũng rất chú trọng đến môi trường NgườiNhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm Như vấn đề tômxuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía ViệtNam, họ cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm ViệtNam được nuôi thả không đảm bảo vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cẩmnhập khẩu

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hộichợ để thu được hiệu quả cao nhất

2 Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Trong năm 2006, những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thịtrường Nhật Bản như: may mặc xuất được 850 triệu USD, thuỷ sản 650 triệu

Trang 15

USD Riêng các mặt hàng thuỷ sảng tăng hơn 40% Điều đó cho thấy cửadành cho xuất khẩu thực phẩm vẫn rất lớn, nhất là thuỷ sản: tôm, mực…Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đang bị kiểm tra100% lô hàng nhập khẩu Tiến trình này đã được tham tán thương mại củaViêt Nam tại Nhật Bản cảnh báo từ khi những lô hàng thuỷ sản đầu tiên xuấtkhẩu vào Nhật phát hiện có vấn đề Phía Nhật từ việc chỉ kiểm tra 50% dẫnđến kiểm tra 100% như hiện nay, và nếu chúng ta không có biện pháp sẽ bịcấm nhập khẩu Nếu mặt hàng này bị cấm thì chúng ta từ một nước xuất siêusang thị trường này có nguy cơ chuyển sang nước nhập siêu.

Bên cạnh thuỷ sản, đồ gỗ của Việt Nam cũng là một trong những sảnphẩm được ưa chuộng tại thị trường Nhật Năm 2003, xuất khẩu mặt hàngnày sang Nhật của Việt Nam đứng ở vị trí thứ nhưng sang năm 2006 đãvươn lên thứ 2, vượt qua Thái Lan và Đài Loan Tuy nhiên có một số lưu ý

là, gần đây nhu cầu về mặt hàng này đã thay đổi, thị hiếu của người Nhậtđang quan tâm vào các vật liệu gỗ lát ngoài, và phần trong của sản phẩm cóthể làm bằng các loại vật liệu khác

Một mặt hàng cũng rất có tiềm năng trên thị trường Nhật Bản là túinhựa Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 800 triệu USD nhưng giá trịxuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 50 triệu USD

Cuối cùng là mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Nhu cầu về mặt hàng nàycủa Nhật Bản vẫn lớn nhưng thị phần của Việt Nam rất nhỏ Trong mấy nămgần đây đang có xu hướng chậm lại do thị hiếu của người tiêu dùng đangthay đổi

Quan hệ thương mại VN - Nhật Bản mang tính chất bổ sung, chứkhông cạnh tranh nhau, phù hợp với khả năng của mỗi nước Do vậy, đây sẽ

là thị trường tiềm năng lớn cho hàng XK của VN

Trang 16

Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu củaViệt Nam.

Mậu dịch: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầuthô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện

tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da…

Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản

(Nguồn: Cục thống kê Việt Nam)

Hai bên đặt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai nước lên

15 tỷ USD vào năm 2010 Hai nước đã tiến hành đàm phán chính thức vềHiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) từ tháng 1/2007

Đầu tư trực tiếp: Tính đến tháng 3/2007, Nhật Bản đã có 767 dự ánđầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký7,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tạiViệt Nam (sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan) Riêng năm 2006, tổng

Trang 17

vốn đầu tư của Nhật Bản là 1,34 tỷ USD với 137 dự án cấp mới và 85 lượttăng vốn

Hai bên đang tích cực triển khai giai đoạn 2 sáng kiến chung Nhật về cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam

Việt-Viện trợ phát triển chính thức ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODAlớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2005 đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng30% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho ViệtNam, trong đó có viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD

Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

cộng 96,5 100,8 112 86,4 91,6 92,4 91,7 92,6 100,9 103,9

(Nguồn: Cục thống kê Việt Nam)

Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ của Nhật Bản cho Việt Namnhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thểchế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triểnnông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đàotạo và y tế; bảo vệ môi trường Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố Chínhsách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăngtrưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện thể chế

CHƯƠNG II

Trang 18

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.

I Đặc điểm xuất khẩu của công ty ArtExport sang các thị trường trên thế giới.

1 Những thị trường xuất khẩu của công ty.

Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ArtExportkhông ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới Ngoàinhững thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định

vị trí của mình ở những thị trường mới

Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2005

Trang 20

lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ các kênh phân phối với đặc thù thị trường,tìm hiểu tập quán tiêu dùng của khu vực này để có biện pháp thích ứng.

Tỷ trọng(%)

1.2 Thị trường Tây Âu.

Đây là thị trường đã phát triển khá cao Các quốc gia trong khu vựcnày hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bìnhquân đầu người cao Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường trong năm

2005 đạt mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả cácthị trường) Tuy nhiên, trong năm 2006, 2007 xuất khẩu sang thị trường nàycũng đã giảm xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạchcác thị trường) Đó là do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá của liên minh

EU đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Những bạn hàng lớnnhất của Công ty trong khu vực này là Bỉ, Ý , Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức,Pháp, Anh Đây là những bạn hàng cực kỳ khó tính về chất lượng sản phẩm,

độ đồng đều của sản phẩm và tiến độ thực hiện hợp đồng

Đơn vị tính: USD

Trang 21

Bỉ 3089983 48,35 1860518 38,15 1908499 40,78 Italia 891694 13,95 644576 13,22 1017523 21,74 Tây Ban Nha 602586 9,43 421733 8,65 380654 8,13

cơ hội cho Artexport

1.4 Các thị trường khác.

Những thị trường này bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ vàChâu Phi Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kimngạch các thị trường Các nước SNG trước đây chừng 15 năm là thiên đườngcho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ Tuynhiên, sau sự kiện Liên bang Xô Viết sụp đổ, thị trường này gần như đóng

Trang 22

lại với Việt Nam Trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự phục hồi của thịtrường này do Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong ngoại giao

và kinh tế Bên cạnh đó, việc gia nhập EU của nhiều nước Đông Âu khiếncác cơ sở gia công của các nước Tây Âu trước kia đặt tại khu vực Châu Á,

Mỹ La tinh, Châu Phi chuyển sang khu vực này do nhân công rẻ, dễ quản lýhơn và nhất là để phù hợp với chính sách nhất thể hoá của Liên minh ChâuÂu

2 Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong chiến lược phát triển của công ty ArtExport.

Bảng kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm:

Tỷ trọng(%)

Trang 23

dệt may 3472160 3108.656 -10,47 3108656 3.582942 15,26Hàng túi thêu

Trang 24

Trên đây là kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của công ty.Trong đó mặt hàng thêu ren, dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất - chiếm32,52% (2005), 31% (2006), 32,33% (2007) tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mặt hàng thêu được hình thành ngay từ khi Công ty mới thành lậpnăm 1964 và mang lại hợp đồng đầu tiên trị giá 10,000 Rúp sang thị trườngLiên Xô cũ Ngày nay, kim ngạch xuất khẩu thường giao động ở mức 30%.Giá trị đích thực của mặt hàng này đã được khẳng định tại nhiều thị trườnglớn như Nhật, Mỹ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha…thu hút ngày càng nhiều laođộng có tay nghề, có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng nghìn laođộng Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với tiềm năng

vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho Artexport.Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt1.569.400 USD, tăng 20,94% so với cùng kỳ năm ngoái chứ chưa tăng độtbiến sau khi chế độ hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ Đó là do các doanh nghiệpViệt Nam, trong đó có Artexport lo ngại về khả năng áp thuế chống bán phágiá của Mỹ

2.2 Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá.

Đây là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai củaArtexport trong giai đoạn 2005-2007 Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng của mặthàng này đạt 27,74%; 2006 đạt 24,75%; 2007 đạt 27,72% tổng kim ngạch

Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sửhình thành của Công ty Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chínhbao gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác.Ngay từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trường cácnước nhập khẩu, cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài mỹ nghệ phù hợpvới thị hiếu của từng quốc gia như: sơn mài, gốm sơn mài, tre ghép, tre sơnmài…được chế tác hết sức cẩn thận Tuy nhiên, khi mới được xuất sang các

Trang 25

nước ôn đới, sản phẩm sơn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết.Công ty đã tiến hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốtgốm hay composite qua xử lý Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng

mỹ nghệ cốt gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏtrứng, … phù hợp với thời tiết và chủ yếu sang Châu Âu, Nhật Bản

Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá cóchất lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn củaTrung Quốc, giá cạnh tranh

Tuy phát triển nhanh, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang gặp một

số khó khăn: Lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong mỗi năm chỉ đạt50,000 m3 Số còn lại hơn 75% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu và giá đangtăng thêm từ 10-30% trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến vẫnkhông thay đổi Điều này có thể lý giải tại sao tỷ trọng xuất khẩu của nhómmặt hàng này lại giảm tới 14,96% trong năm 2005 Bên cạnh đó, phải kể đếntình trạng các nhà máy chế biến gỗ phát triển nhanh làm mất cân đối giữanhu cầu sản xuất với khả năng cung cấp lao động, hầu hết các lao động chếbiến gỗ lại chưa qua đào tạo chính quy

Năm 1997 là năm đầu tiên Artexport tham gia thị trường xuất khẩucác sản phẩm đá xẻ tự nhiên của Việt Nam sang các nước Châu Âu Trong

đó, thị trường khởi điểm là Ireland, sau đó là Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức…Năm

1997 kim ngạch chỉ đạt 15,000 USD/năm và đến năm 2004 đã tăng lên gần3,000,000 USD/năm Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu gồm: Tumbled,Honed, Kerb, Windowsill, Cubes, Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tựnhiên theo dòng đá bluestone, đá basalt, granite, hoa cương, sa thạch…Cácsản phẩm này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, giaothông và đặc biệt là phục chế và tu sửa các công trình đường phố cổ ở Châu

Trang 26

Âu Đến nay xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên của Artexport luôn chiếm từ20% kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

2.3 Hàng cói, mây tre.

Mặt hàng này đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới với nhiềuchủng loại và mẫu mã Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạchcao vẫn là những mặt hàng truyền thống như: khay, bàn ghế, bình, mành,giỏ, bát đĩa, rổ rá…

Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có rấtdồi dào trong nước Được tạo nên từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc,chúng đã tìm thấy sự hoà quyện với những nét hiện đại của kiến trúc phươngTây Đặc biệt, sản phẩm mành tre đã mang những khung cảnh thiên nhiêngần gũi vào cuộc sống gia đình và công sở Mặt hàng này có kim ngạch xuấtkhẩu cao thứ ba của công ty trong giai đoạn 2005-2007 Sau khi tăng nhẹvào năm 2006, năm 2007 kim ngạch của mặt hàng này lại giảm tới 22,48%.Nguyên nhân là do sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng với cácdoanh nghiệp của Trung Quốc Tuy nhiên, trong đến thời điểm này của năm

2007, bằng nhiều biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng Công ty đã bướcđầu thành công trong tìm lại chỗ đứng trong các thị trường Nhật Bản, Mỹ,Đức, Đài Loan…đóng góp đáng kể vào con số 24,3 triệu đô la doanh thumặt hàng này của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 (tăng 14,6% so vớicùng kỳ năm 2006)

2.4 Mặt hàng gốm sứ, đất nung.

Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng gốm sứ vàthủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rấtnhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sangcác thị trường trên thế giới

Trang 27

Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệthống XNCN Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại,Công ty đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN Bước đầu

có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày ngàycàng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia,Thụy Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi,

… với kim ngạch tăng trưởng hàng năm Năm 2000 kim ngạch xuất khẩumặt hàng này đạt 3,772,001 USD, chiếm tỷ trọng 33,51% trong tổng kimngạch xuất khẩu của Công ty Năm 2002, đạt 3,434,665 USD chiếm tỷ trọng32,87%

Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuất khẩu có phần giảm sút

do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọngđiểm Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩmmới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao Đó là các sản phẩm kết hợp với cácchất liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩmnày đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty

2.5 Mặt hàng túi thêu thủ công.

Mặt hàng túi thêu thủ công là một trong những mặt hàng mới pháttriển trong mấy năm gần đây Tuy kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này củacông ty vẫn còn thấp ( 13% ) Nhưng do tính chất độc đáo và thủ công của

nó nên mặt hàng này rất được ưa chuộng và có tiềm năng phát triển mạnh

Vì đây là mặt hàng mới được thị trường Nhật Bản chấp nhận nên kimnghạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2005 là 2,333,567 USD, năm 2006 tăng

12 %, Năm 2007 là năm có tốc độ tăng đột biến lên tới 25% so với năm2006

2.6 Các mặt hàng khác.

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Giáo trình Thương Mại Quốc Tế, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2002 Khác
3. Giáo trình Marketing căn bản, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2002 Khác
4. Michael Porter, Competitive Strategy, The Free Press, 1998 Khác
5. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại các số từ 2005 đến nay Khác
6. Các trang web về kinh tế và thương mại:- www.vneconomy.vn - www.vietnamnet.vn - www.vnexpress.net - www.vietrade.org Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm: - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản.DOC
Bảng kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm: (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w