Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản.DOC (Trang 29 - 31)

II. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

1.Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị

ArtExport sang thị trường Nhật Bản hiện nay.

1. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản. thị trường Nhật Bản.

Đơn vị: USD

Mặt hàng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)

Hàng cói, mây tre 354235 10,4 521635 12,6 989678 17,7 Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 565124 16,5 513266 12,39 641782 11,48 Hàng gốm sứ, đất nung 524123 15,32 645805 15,6 835169 15 Hàng thêu ren, dệt may 936128 27,37 1224788 29,58 1462365 26,17 Hàng túi thêu thủ công 384860 11,25 466126 11,26 821425 14,7 Các mặt hàng khác 653189 19,16 769248 18,57 836156 14,95 Tổng kim nghạch XK 3419659 100 4140868 100 5586575 100

(Nguồn: Cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản - Phòng Tài chính tổng hợp)

Nhìn vào bảng cơ cấu xuất khẩu của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản ở bên trên ta thấy:

Trước tiên, mặt hàng thêu ren, may mặc luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật. Năm 2005 là 27.37%, năm 2006 là 29.58%, năm 2007 là 26.17%. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này giảm so với năm 2006. Đây là do tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng khác đã tăng lên.

Tiếp theo là mặt hàng túi thêu thủ công - mặt hàng trong thời gian gần đây có tốc độ tăng xuất khẩu rất nhanh và chiếm tỷ trọng cũng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Năm 2005 là 11.25%, năm 2006 là 11.26%, năm 2007 là 14.7%. Những con số thống kê ngoạn mục này cho thấy tiềm năng thực sự của một sản phẩm mới. Sản phẩm túi thêu thủ công chỉ mới bắt đầu phát triển từ những năm đầu thế kỷ 21. Xong đến nay nó đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn của công ty, không chỉ riêng thị trường Nhật.

Mặt hàng quan trọng tiếp theo trong cơ cấu xuất khẩu của công ty là mặt hàng gốm sứ, đất nung. Đây là mặt hàng có ý nghĩa xã hội rất cao. Nó giải quyết nhiều việc làm cho các vùng quê trong thời gian nông nhàn. Ngoài ra, còn là một phần thu nhập rất quan trọng của họ.

Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, đá, sản phẩm gỗ đá chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim nghạch xuất khẩu khi mới thành lập công ty. Có lúc tỷ trọng của nhóm mặt hàng này chiếm gần 70% tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty. Thời gian gần đây tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm xuống. Do một nguyên nhân đó là gặp phải sự cạnh tranh của Trung

Quốc, khiến nhóm sản phẩm này đang chững lại. Sự đa dạng về mẫu mã của hàng Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản.DOC (Trang 29 - 31)