1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN mía ĐƯỜNG NÔNG CỐNG

126 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Quan hệ điều hành Quan hệ giám sát Quan hệ phối hợp

  • 2.1.171 Biểu 8

  • 2.1.172 Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

  • 2.1.173 Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

  • 2.1.188 Người ghi sổ (ký ghi rõ họ tên)

  • 2.1.189 Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Kế Toán Trưởng

  • 2.1.190 (ký ghi rõ họ tên)

  • 2.1.191 Người ghi sổ (ký ghi rõ họ tên)

  • 2.1.192 Hoàng Thanh Thương

  • 2.1.193 Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Kế Toán Trưởng

  • 2.1.194 (ký ghi rõ họ tên)

  • 2.1.195 Lê thanh Sơn

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • Hoạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt, vì nó là một phần cơ bản quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp, không chỉ riêng mình công ty cổ phần. Việc hoạch toán tốt công tác kế toán này giúp doanh nghiệp và các nhà quản trị giảm tối đa chi phí sản xuất và từ đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường.

    • Trong nền kinh tế thị trường, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc đã tạo ra cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội phát triển, bên cạnh đó cũng có không ít thách thức. Để tồn tại và phát triền các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Kế toán có vai trò hết sức to lớn trong việc tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị cũng như những đối tượng sử dụng thông tin khác. Nhà quản lý, nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần dựa vào thông tin kế toán để xem xét tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó thông tin về thị trường, về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định được giá bán hợp lý, tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu, vừa tận dụng năng lực sản xuất hiện có vừa mang lại lợi nhuận cao. Công cụ thực hiện tất cả là kế toán và trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nhưng, mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ và trình độ quản lý khác nhau. Việc tổ chức kế toán hợp lý và chính xác chi phí sản xuất, tính đúng tính đủ giá thành, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất góp phần quản lý tài sản, tiền, vốn… trở nên tiết kiệm, hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp, ứng xử linh hoạt, và đòi hỏi nhà quản trị phải tối đa hóa lợi nhuận, sử dụng chi phí sao cho hiệu quả cao nhất. Việc theo dõi chi phí và xác định giá thành sản phẩm là rất cần thiết cho việc phân tích ra quyết định sản xuất hợp lý. Hơn nữa, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn chi phối đến chất lượng công tác kế toán và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính. Do đó, việc quản lý chi phí trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.

    • Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần mía đường Nông Cống, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ths. Võ Thị Minh, Ban lãnh đạo và anh chị bên phòng kế toán, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

  • DANH MỤC VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    • Trong hệ thống chỉ tiêu kế toán, chi phí sản xuất và giá thành là hai chỉ tiêu cơ bản và có quan hệ khăng khít với nhau và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần hoạch toán chi phí đầu vào hợp lý và tìm ra các biện pháp giảm chi phí không cần thiết nhằm tránh lãng phí. Việc hoạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng tình hình thực tế từ đó đề ra các phương thức quản lý chi phí sản xuất nhằm làm tốt công tác tính giá thành sản phẩm.

    • Chính vì lẽ đó hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một phần cơ bản, không thể thiếu của công tác hoạch toán kế toán không chỉ đối với các Doanh nghiệp mà rộng hơn cả là đối với xã hội.

    • Xét trong phạm vi một doanh nghiệp giá thành sản phẩm thấp là điều kiện để xác định giá bán hợp lý, từ đó không chỉ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ sản phẩm, mà còn tạo điều kiện tái sản xuất và mở rộng cho quá trình sản xuất.

    • Xét trong phạm vi toàn nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăng nguồn thu cho quốc gia. Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí vô cùng quan trọng trong công tác hoạch toán kinh tế ở mọi doanh nghiệp sản xuất, nó cung cấp thông tin về chi phí sản xuất cho các nhà quản trị để từ đó tìm ra các đối sách hợp lý về chi phí và giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Mang lại lợi ích kinh tế cao cho doanh nghiệp.

    • Hệ thống hóa Cơ sở dữ liệu về kế toán chi phí sẩn xuất và tính giá thành trong các Doanh nghiệp sản xuất.

    • Đánh giá tình trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Mía đường Nông Cống.

    • Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống trong các giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2014.

    • - Đối tượng : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống.

    • - Phạm vi :

    • Phạm vi thời gian: Số liệu tập hợp tại Công ty cổ phần mía đường Nông Cống trong tháng 02 năm 2014.

    • Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại nhà máy mía đường Nông Cống-Xã Thăng Long- Huyện Nông Cống- Tỉnh Thanh Hóa.

    • - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

    • Phỏng vấn, tìm hiểu tình hình thực tế tại các khâu của dây chuyền sản xuất để có cái nhìn tổng thể về quy trình sản xuất.

    • - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

    • Thu thập số liệu từ phân xưởng, phòng kế toán của công ty.

    • Thu thập thông tin về công ty trên sách báo, những website có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

    • Nội dung chuyên đề gồm có 4 chương sau:

    • Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

    • Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

    • Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

    • Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

  • CHƯƠNG 2

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ

  • VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG

    • 2.1.1.1. Chi phí sản xuất

      • Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động con người là những yếu tố chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra những lượng sản phẩm vật chất tương ứng. Đó là bao gồm lao động sống là việc hao phí trong sử dụng lao động như tiền lương, tiền công. Lao động vật hóa đó chính là những lao động trong quá khứ đã được tích lũy trong yếu tố vật chất được sử dụng để sản xuất, như chi phí tài sản cố định, chi phí nhiên, nguyên vật liệu.

      • Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong một kỳ nhất định.

      • Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

      • Tất cả chi phí của doanh nghiệp đều được vốn hóa thành những tài sản ở giai đoạn đầu; trong giai đoạn sản xuất, tài sản chuyển vào giá trị sản xuất, trong đó một phần là giá vốn hàng bán, một phần ở hàng tồn kho; trong giai đoạn tiêu thụ, tài sản chuyển thành chi phí bán hàng; trong hoạt động quản lý, tài sản chuyển thành chi phí quản lý tài chính và được bù đắp bằng thu nhập. Sự phát sinh và chuyển hóa của chi phí ngày càng nhanh chóng, phức tạp và luôn gắn liền với những chi phí thực tế, hạn chế bớt những chi phí cơ hội để tạo tiền đề cho các quyết định hợp lý và có hiệu quả trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động.

      • Hoạch toán chi phí nhất thiết tuân theo từng khoản mục chi phí, từng loại sản phẩm cụ thể. Qua đó thường xuyên so sánh, kiểm tra thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá kết quả kinh doanh.

      • Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng và trình độ hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

      • Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Toàn bộ các CPSX mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm sẽ được bù đắp bởi số tiền thu về tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời căn cứ về giá thành sản phẩm doanh nghiệp mới có thể xác định được giá bán hợp lý đảm bảo doanh nghiệp có thể trang trải chi phí đầu vào và sinh lãi.

      • Kế toán theo dõi, kiểm tra và hoạch toán toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm và cung cấp số liệu cho các bộ phận khác có liên quan trong doanh nghiệp. Việc quản lý tốt chi phí sản xuất giúp công tác tính giá thành được chính xác, từ đó đưa ra giá bán của sản phẩm phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

      • Phản ánh chính xác, trung thực, hợp lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí sản xuất, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chi phí phát sinh, phản ánh được kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật.

      • Việc đánh giá chính xác giá thành dựa trên kết quả chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý biết được chi phí sản xuất của từng loại hoạt động, sản phẩm cũng như kết quả của toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp để đánh giá tình hình thực hiện các chi phí định mức, tình hình sử dụng vật tư, tài sản… để có các quyết định quản lý phù hợp.

      • Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.

      • Tổ chức và vận dụng các tài khoản kế toán để hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán bán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

      • Tổ chức kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất đã được xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.

      • Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ( trên thuyết minh báo cáo tài chính). Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành và hoạch toán giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.

      • Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học hợp lý, xác định giá thành và hoạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ chính xác giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở đề ra quyết định sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

      • - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế:

      • Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

      • Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động trực tiếp sản xuất.

      • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản sử dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

      • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp( tiền điện, tiền nước, điện thoại…)

      • Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác ngoài những yếu tố trên.

      • - Phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục chi phí trong giá thành:

      • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nhiên liệu sử dụng cho mục đích trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm.

      • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ cùng với khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ (BHXH, BHTN, KPCĐ) phần tính vào chi phí.

      • Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên.

      • - Phân loại chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành:

      • Chi phí khả biến( Biến phí): Là các chi phí thay đồi về tổng số, tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tuy nhiên, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm lại có tính cố định.

      • Chi phí bất biến( Định phí): Là các chi phí không biến đổi theo khối lượng công viêc sản phẩm hoàn thành. Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì thì lại có sự biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đồi.

      • Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí.

      • - Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chi phí:

      • Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một sản phẩm nhất định. Những chi phí khi phát sinh, kế toán căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

      • Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm. Những chi phí này, khi phát sinh, kế toán phải tiến hành tập hợp, phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.

      • - Phân bổ chi phí sản xuất theo đối tượng cấu thành chi phí:

      • Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại có cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung.

      • Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố duy nhất tạo thành như nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất.

      • Giá thành kế hoạch: Loại giá này được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

      • Giá thành định mức: Giống với giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch( thường là đầu tháng). Do đó, giá thành định mức luôn thay đồi phù hợp với sự thay đồi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.

      • Giá thành thực tế: Gía thành thực tế được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

      • Giá thành sản xuất( giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.

      • Giá thành tiêu thụ( giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu giá thành được xác định trên cơ sở tập hợp các chi phí phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp.

      • Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung( biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành.

      • Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn).

      • Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ.

      • * Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

      • Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp, thực tế phát sinh sử dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong Zsp, thông thường là >70%.

      • Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp, các chi phí khác được tính hết cho sảm phẩm hoàn thành. NVL chính được xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về NVL chính tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau.

      • Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

      • = x

      • - Trong đó:

      • Dđk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.

      • Cv: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.

      • Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

      • Qdcck: Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ.

      • * Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

      • Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản mục chi phí. Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.

      • Trường hợp 1: Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí, từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi, sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế.

      • Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)

      • Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdcck x mc)

      • (mc: Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)

      • Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: Dck = x (Qdcckx mc)

      • Trường hợp 2: Trong chi phí sản xuất dở dang chỉ có nguyên vật liệu trực tiếp/chính là đầy đủ, do nguyên vât liệu trực tiếp/chính được đưa vào sử dụng ngay trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất và được xác định có mức tiêu hao cho đơn vị sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là như nhau, thì được tính theo phương pháp tính dở dang theo NVL trực tiếp/chính. Các khoản mục chi phí khác ( chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,..) được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương.

      • Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đối với:

      • Dcknvl= x Qdcck

      • Dcknctt= x (Qdcckx mc)

      • Dcksxc= x (Qdcckx mc)

      • Dck = Dcknvl+ Dcknctt+ Dcksxc

      • - Trong đó:

      • Dcknvl : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đối với chi phí NVL trực tiếp/chính.

      • Dcknctt : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đối với chi phí nhân công trực tiếp

      • Dcksxc : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đối với chi phí sản xuất chung

      • * Phương pháp đánh giá chi phí sản xuất dở dang theo phương pháp 50% chi phí chế biến

      • Phương pháp này tương tự phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, nhưng để đơn giản người ta không tính ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương với chi phí nguyên liệu trực tiếp/chính, mà chỉ ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương đối với chi phí chế biến ( chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) theo tỷ lệ 50%.

      • Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đối với:

      • Dcknvl = x Qdcck

      • Dckcb= x (Qdcckx 50%)

      • * Phương pháp đánh giá sản xuất dở dang theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch

      • Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ của cả quy trình công nghệ.

      • Dckn = Qdccix mc x Đmi

      • Trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp, bộ phận kế toán giá thành tiến hành tính giá thành thực tế của sản phẩm. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp cho xác định và đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị các doanh nghiệp có những quyết định phù hợp, kịp thời về việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng đầu tư vào một mặt hàng nào đó. Do đó kế toán phải vận dụng phương pháp tính giá hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm tính chất của sản phẩm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và những quy định thống nhất chung của nhà nước.

      • Các phương pháp tính giá thành:Phương pháp tính giá thành giản đơn, phương pháp tính giá thành phân bước,tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ (%) định mức, tính giá thành theo phương pháp hệ số tương đương.

      • - Phương pháp tính giá thành giản đơn

      • Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, sản xuất liên tục, khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào chế biến cho đến khi hoàn thành sản phẩm, không có gián đoạn về kỹ thuật. Thường các doanh nghiệp này sản xuất với khối lượng lớn, ổn định, liên tục và ít chủng loại sản phẩm.

      • Công thức tính:

      • Giá thành tổng sản phẩm

      • =

      • Chi phí dở dang đầu kỳ

      • +

      • Tổng chi phí phát sinh tăng trong kỳ

      • -

      • Chi phí dở dang cuối kỳ

      • Giá thành 1 đơn vị sản phẩm =

      • - Phương pháp tính giá thành phân bước

      • Áp dụng thích hợp với các DN có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau. Bán thành phẩm (BTP) giai đoạn trước lại là đối tượng chế biến tiếp tục ở giai đoạn sau.

      • Đối với các DN này thì đối tượng tính giá thành thành phẩm ở bước cuối cùng hoặc là BTP của từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Chính vì sự khác nhau như vậy nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành hai loại: Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành BTP và phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành BTP.

      • Nội dung phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành BTP:

      • Theo phương pháp hoạch toán phải căn cứ vào CPSX đã tập hợp được theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị BTP ở giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng:

      • Giai đoạn I Giai đoạn II ....... Giai đoạn n

      • Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành BTP

      • Theo sơ đồ trên thì trình tự tính giá thành của BTP tự chế ở các giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng được thực hiện như sau:

      • Trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở giai đoạn 1 để tính ra giá thành của BTP tự chế ở giai đoạn 1 theo công thức sau:

      • Z1 = Dđk + C1 – Dck => z1 = Z1/S1

      • Trong đó: Z1 :Tổng giá thành BTP ở giai đoạn chế biến số 1

      • C1 : Tổng chi phí đã tập hợp được ở giai đoạn chế biến 1

      • Dđk v à Dck : là SPDD đầu kỳ và cuối kỳ giai đoạn chế biến 1

      • S1 : Sản lượng BTP ở giai đoạn 1

      • Nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 sau khi chế biến xong có thể nhập kho BTP, xuất bán ngay hoặc chuyển sang chế biến tiếp theo ở giai đoạn 2

      • TK 154(Gđ1) TK 154(Gđ2) TK 632

      • Nếu chuyển sang chế Xuất bán thẳng

      • biến ở giai đoạn 2

      • TK 155

      • Nếu nhập kho Bán thành phẩm

      • Căn cứ vào giá thành thực tế BTP tự chế ở giai đoạn 1 chuyển sang và các chi phí khác tập hợp ở giai đoạn 2 để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của BTP tự chế ở giai đoạn 2 theo công thức sau:

      • Z2 = Z1 + D đk2 + C2 - Dck2

      • z2 =Z2/ S2

      • Tương tự như thế ta tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ chế biến cuối cùng (giai đoạn thứ n) theo công thức:

      • Ztp = Zn-1 + Dđkn + Cn - Dckn

      • ztp = Z tp / Stp

      • Phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng ở những DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, quá trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng kế toán tập hợp CPSX là từng giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là BTP và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng, kỳ tính giá thành là hàng tháng, hàng quý phù hợp với các kỳ báo cáo.

      • - Ưu điểm: giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp biết được hiệu quả dinh doanh qua từng giai đoạn chế biến sản phẩm.

      • - Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều, nên chỉ thích hợp với các DN có đội ngũ kế toán đồng đều, điều kiện trang bị các phương tiện tính toán tốt.

      • Nội dung phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành BTP:

      • Theo phương pháp này, việc tính giá thành được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

      • - Trước hết kế toán căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất, tính toán phẩn chi phí của từng giai đoạn công nghệ đó nằm trong giá thành của thành phẩm, theo từng khoản mục chi phí.

      • - Chi phí sản xuất của từng giai đoạn công nghệ nằm trong giá thành của thành phẩm đã tính.

      • - Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ

      • Điều kiện áp dụng: thích hợp với những DN mà trong một quy trình công nghệ SX, kế quả SX thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, kích cỡ và phẩm cấp khác nhau.

      • Đối tượng tập hợp CPSX là từng nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.

      • Để tính được giá thành trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức của sản phẩm tính theo sản lượng thực tế, sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của từng nhóm sản phẩm.

      • Tỷ lệ giá thành (theo khoản mục)

      • =

      • Dđk + C - Dck

      • Tiêu thức phân bổ

      • Trong đó: + C: là chi phí sản xuất chi ra trong kỳ

      • + Dđk và Dck : lần lượt là trị giá SPDD đầu kỳ và cuối kỳ

      • Sau đó lấy giá thành kế hoạch (hay giá thành định mức) tính theo sản lượng thực tế nhân với tỷ lệ giá thành ta được giá thành từng loại quy cách, kích cỡ.

      • Tổng giá thành từng quy cách

      • =

      • Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách

      • x

      • Tỷ lệ tính

      • giá thành

      • - Tính giá thành theo phương pháp hệ số tương đương

      • Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên liệu đầu vào nhưng cho ra nhiều sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như công nghiệp hóa dầu, hóa chất, trong nông nghiệp như chăn nuôi bò sữa, nuôi ong…cho nhiều sản phẩm cùng một thời gian.

      • Theo phương pháp này, ta lấy một loại sản phẩm nào đó làm sản phẩm tiêu chuẩn và cho hệ số bằng 1, các sản phẩm khác được quy đổi ứng với hệ số tương đương theo sản phẩm tiêu chuẩn.

      • - Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:

      • - Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:

      • - Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:

      • Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.

      • Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chính tạo ra phế liệu có giá trị thu hồi làm giảm trực tiếp giá thành sản phẩm.

      • - Thiệt hại về sản phẩm hỏng

      • Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại.

      • + Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.

      • + Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.

      • Trong quan hệ với công tác kế hoạch sản xuất thì loại sản phẩm hỏng trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức (doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong sản xuất) và sản phẩm hỏng ngoài định mức (sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất).

      • Sản phẩm hỏng trong định mức được hoạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác. Còn thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức được xem là khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào thu nhập. Toàn bộ giá trị thiệt hại được theo dõi riêng trên tài khoản 1381 "tài sản thiếu cho xử lý" (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức)

      • Hoạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức

      • Nợ TK632,811

      • Có TK liên quan(152,153,155,334,331....)

      • Sơ đồ hoạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức:

      • - Thiệt hại ngừng sản xuất

      • Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai dịch hoạ, thiếu nguyên vật liệu.) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ chi phí bảo dưỡng... đó được coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất. Những thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thường.

      • Đối với những khoản chi phí ngừng sản xuất. Theo dự kiến, kế toán sử dụng tài khoản 335 (Chi phí phải trả) để theo dõi. Còn những khoản chi phí ngừng sản xuất bất thường được kế toán theo dõi riêng trên tài khoản 1381(Chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất). Cuối kỳ sau khi đi phần thu thu hồi (nếu có do bồi thường) giá trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, hay chi phí khác...

      • Sơ đồ hoạch toán thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch:

      • Sơ đồ hoạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:

      • - Kế toán chi tiết tập hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

      • Nội dung: kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo dõi chi tiết quá trình tập hợp chi phí cho từng sản phẩm sản xuất

      • Phương pháp kế toán: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, căn cứ vào định mức chi phí nguyên vật liệu sản xuất do Phòng công nghệ xác nhận khi cần nguyên liệu sản xuất các phân xưởng lập phiếu yêu cầu xuất kho (Trên phiếu yêu cầu xuất kho ghi rõ các vật tư cần dừng số lượng chủng loại..) có xác nhận của các bộ phận có liên quan (lãnh đạo công ty, kế toán trưởng, phòng kỹ thuật, đơn vị sử dụng) sau đó gửi lên phòng vật tư. Phòng vật tư xuất kho nguyên vật liệu và lập phiếu xuất kho, trên mỗi phiếu xuất kho kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho từng sản phẩm từng lô, từng mẻ riêng biệt làm căn cứ để ghi vào sổ tính giá thành sản phẩm. Khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp vào TK 6211- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và TK 6212 - Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp. Cuối tháng phòng điều hành sản xuất gửi hồ sơ gồ phiếu nhập kho, phiếu định mức vật tư sản xuất,phiếu luân chuyển sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm lên phòng kế toán, kế toán xác định số nguyên liệu xuất dùng cho sản phẩm nhập kho.

      • Chứng từ kế toán: Sổ chi tiết TK 621

      • Mẫu sổ kế toán:

      • Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • Mẫu số S38-DN

      • Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

      • Tài khoản: 621

      • Đối tượng:

      • Loại tiền: VNĐ

      • Ngày tháng ghi sổ

      • Chứng từ

      • Diễn giải

      • TK đối ứng

      • Số phát sinh

      • Số hiệu

      • Ngày,tháng

      • Nợ

      • A

      • B

      • C

      • D

      • E

      • 1

      • 2

      • Số dư đầu kỳ

      • Số phát sinh trong kỳ

      • Cộng số phát sinh

      • Số dư cuối kỳ

    • Sổ này có……trang đánh số từ trang số 01

    • Ngày mở sổ

    • Người ghi sổ (ký ghi rõ họ tên)

    • Ngày….tháng…năm Kế Toán Trưởng

    • (ký ghi rõ họ tên)

      • - Kế toán chi tiết tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp

      • Nội dung: Kế toán theo dõi chi tiết theo đối tượng tập hợp tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, các khoản chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bào hiểm y tế, kinh phí công đoàn…

      • Phương pháp kế toán: Tại mỗi phân xưởng ngày công của nhân công lao động trực tiếp sản xuất được theo dõi bởi các tổ trưởng sản xuất của các phân xưởng trực tiếp sản xuất thông qua bảng chấm công. Cuối tháng đội ngũ thống kê phân xưởng gửi bảng chấm công lên phòng tổ chức lao động. Phòng nhân sự căn cứ bảng chấm công, báo cáo sản lượng tiêu thụ và đơn giá tiền lườn tiến hành lập bảng phân phối tiền lương cho các đơn vị, sau đó phòng nhân sự gửi lên cho phòng kế toán. Phòng kế toán căn cứ bảng phân phối tiền lương xác định chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng sản xuất, từng mã hàng sản phẩm

      • Chứng từ kế toán: Sổ kế toán chi tiết TK622

      • Mẫu sổ kế toán

      • Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

      • Tài khoản: 622

      • Đối tượng:

      • Loại tiền: VNĐ

      • Ngày tháng ghi sổ

      • Chứng từ

      • Diễn giải

      • TK đối ứng

      • Số hiệu

      • Ngày,tháng

      • A

      • B

      • C

      • D

      • E

      • 1

      • Số dư đầu kỳ

      • Số phát sinh trong kỳ

      • Cộng số phát sinh

      • Số dư cuối kỳ

    • Sổ này có……trang đánh số từ trang số 01

    • Ngày mở sổ

    • Người ghi sổ (ký ghi rõ họ tên)

    • Ngày….tháng…năm Kế Toán Trưởng

    • (ký ghi rõ họ tên)

      • - Kế toán chi tiết tập hợp chi phí sản xuất chung

      • Nội dung: theo dõi chi tiết chi phí sản xuất chung phát sinh và phương thức phân bổ chi phí cho từng phân xưởng, theo từng mã sản phẩm.

      • Phương pháp kế toán: Quy trình kế toán chi tiết chi phí nhân công và nguyên liệu phục vụ sản xuất chung tương tự như quy trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi chí nguyên vật liệu trực tiếp. Cuối kỳ kế toán phân bổ chi phí cho từng đối tượng, từng mã hàng theo các tiêu chí phân bổ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, số lượng sản phẩm…….

    • Chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm

    • =

    • Tổng chi phí sản xuất chung

    • X

    • Tiêu thức phân bổ từng sản phẩm

    • Tổng tiêu thức phân bổ

      • Chứng từ sử dụng: Sổ chi tiết TK627

      • Mẫu sổ kế toán:

      • Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • Mẫu số S38-DN

      • Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

      • Tài khoản: 627

      • Đối tượng:

      • Loại tiền: VNĐ

      • Ngày tháng ghi sổ

      • Chứng từ

      • Diễn giải

      • TK đối ứng

      • Số phát sinh

      • Số hiệu

      • Ngày,tháng

      • Nợ

      • A

      • B

      • C

      • D

      • E

      • 1

      • 2

      • Số dư đầu kỳ

      • Số phát sinh trong kỳ

      • Cộng số phát sinh

      • Số dư cuối kỳ

    • Sổ này có……trang đánh số từ trang số 01

    • Ngày mở sổ

    • Người ghi sổ (ký ghi rõ họ tên)

    • Ngày….tháng…năm Kế Toán Trưởng

    • (ký ghi rõ họ tên)

      • Nội dung: Dùng để phản ánh việc doanh nghiệp tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành của sản phẩm công nghiệp, sản xuất, dịch vụ…

      • Chứng từ sử dụng:- Thẻ tính giá thành từng sản phẩm Mẫu số S37-DN

      • Sổ chi tiết TK154 Mẫu số S38-DN

      • Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • Mẫu số S37-DN

      • Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

      • Tài khoản: 154

      • Đối tượng:

      • Chỉ tiêu

      • Tổng số tiền

      • Chia theo khoản mục

      • NVLTT

      • NCTT

      • SXC

      • A

      • 1

      • 2

      • 3

      • 4

      • Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

      • Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ

      • Gía thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ

      • Chi phí SXDD cuồi kỳ

      • Người ghi sổ

      • (ký ghi rõ họ tên)

      • Ngày….tháng…năm

      • Kế Toán Trưởng

      • (ký ghi rõ họ tên)

      • 2.1.1 Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • 2.1.3 Mẫu số S38-DN

      • 2.1.4 Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • 2.1.6 (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • 2.1.7 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

      • 2.1.10 Tài khoản: 154

      • 2.1.13 Đối tượng:

      • 2.1.16 Loại tiền: VNĐ

      • 2.1.17 Ngày tháng ghi sổ

      • 2.1.18 Chứng từ

      • 2.1.19 Diễn giải

      • 2.1.20 TK đối ứng

      • 2.1.21 Số phát sinh

      • 2.1.23 Số hiệu

      • 2.1.24 Ngày,tháng

      • 2.1.27 Nợ

      • 2.1.28 Có

      • 2.1.29 A

      • 2.1.30 B

      • 2.1.31 C

      • 2.1.32 D

      • 2.1.33 E

      • 2.1.34 1

      • 2.1.35 2

      • 2.1.39 Số dư đầu kỳ

      • 2.1.46 Số phát sinh trong kỳ

      • 2.1.67 Cộng số phát sinh

      • 2.1.74 Số dư cuối kỳ

    • Sổ này có……trang đánh số từ trang số 01

    • Ngày mở sổ

      • 2.1.80 Người ghi sổ

      • 2.1.81 (ký ghi rõ họ tên)

      • 2.1.82 Ngày….tháng…năm Kế Toán Trưởng

      • 2.1.83 (ký ghi rõ họ tên)

      • 2.1.86 * Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

      • 2.1.87 Chứng từ kế toán

      • 2.1.88 Hóa đơn GTGT 01GTKT3/001

      • 2.1.89 Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT

      • 2.1.90 Tài khoản kế toán

      • 2.1.91 Kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

      • 2.1.92 Kết cấu tài khoản này như sau:

      • 2.1.93 TK621

      • 2.1.94 Trị giá thực tế NVL xuất trực tiếp Trị giá NVLTT xuất dùng không

      • 2.1.95 cho hoạt động sản xuất trong kỳ hết nhập kho

      • 2.1.96 Kết chuyển trị giá NVL thực tế sử dụng cho hoạt

      • 2.1.97 động sản xuất trong kỳ vào bên Nợ TK 154

      • 2.1.98 Tài khoản 621 không có số dư

      • 2.1.100 Sổ kế toán sử dụng

      • 2.1.101 Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK621 Mẫu số S38-DN

      • 2.1.102 Sổ tổng hợp: Sổ cái TK621 Mẫu số S02c2-DN

      • 2.1.103 Phương pháp hoạch toán

      • 2.1.123 Ghi chú:

      • 2.1.124 (1) Trị giá NVL xuất kho dùng trực tiếp

      • 2.1.125 (2) Trị giá NVL dùng ngay

      • 2.1.126 (3) Thuế GTGT

      • 2.1.127 (4) Giá trị NVL cuối kỳ và phế liệu thu hồi nhập kho

      • 2.1.128 (5) Phần chi phí NVLTT vượt bình thường

      • 2.1.129 (6) Kết chuyển chi phí NVLTT cho đồi tượng chịu chi phí

      • 2.1.131 * Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

      • 2.1.132 Chứng từ kế toán

      • 2.1.133 Bảng chấm công Mẫu số: 01a - LĐTL

      • 2.1.134 Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 02 – LĐTL

      • 2.1.135 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Mẫu số 06 - LĐTL

      • 2.1.136 Tài khoản kế toán

      • 2.1.137 Kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

      • 2.1.138 Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

      • 2.1.139 Kết cấu tài khoản này như sau:

      • 2.1.146 Sổ kế toán sử dụng

      • 2.1.147 Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK622 Mẫu số S38-DN

      • 2.1.148 Sổ tổng hợp: Sổ cái TK622 Mẫu số S02C2-DN

      • 2.1.149 Phương pháp hoạch toán

      • 2.1.167 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

      • 2.1.168 Ghi chú:

      • 2.1.169 (1) Lương chính, lương phụ, lương phụ cấp phải trả CNSX

      • 2.1.170 (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân

      • 2.1.171 (3) Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

      • 2.1.172 (4) Kết chuyển phần chi phí vượt mức bình thường.

      • 2.1.173 (5) Kết chuyển chi phí NCTT vào đối tượng chịu chi phí

      • 2.1.174 * Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

      • 2.1.175 Chứng từ kế toán

      • 2.1.176 Hóa đơn GTGT Mẫu số 01GTKT3/001

      • 2.1.177 Phiếu chi Mẫu số 02 - TT

      • 2.1.178 Bảng tính và phân bổ khấu hao Mẫu số 06 - TSCĐ

      • 2.1.179 Bảng chấm công Mẫu số: 01a – LĐTL

      • 2.1.180 Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số:02 - LĐTL

      • 2.1.181 Phiếu xuất kho Mẫu số:02 - VT

      • 2.1.182 Tài khoản sử dụng

      • 2.1.183 Kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung

      • 2.1.190 TK 627 có các TK cấp 3 sau:

      • 2.1.191 TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng:

      • 2.1.192 TK 6272- Chi phí vật liệu:

      • 2.1.193 TK 6273- Chi phí dụng cụ xản suất:

      • 2.1.194 TK 6274- Chi phí Khấu hao TSCĐ

      • 2.1.195 TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

      • 2.1.196 TK 6278- Chi phí bằng tiền khác:

      • 2.1.197 Sổ kế toán sử dụng

      • 2.1.198 Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK627 Mẫu số S38-DN

      • 2.1.199 Sổ tổng hợp: Sổ cái TK627 Mẫu số S02C2-DN

      • 2.1.200 Phương pháp hoạch toán

      • 2.1.224 * Kế toán kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm

      • 2.1.225 Tài khoản sử dụng

      • 2.1.226 Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

      • 2.1.233 Sổ kế toán sử dụng

      • 2.1.234 Sổ chi tiết TK154

      • 2.1.235 Trình tự hoạch toán chi phí sản xuất

      • 2.1.236 Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng sản phẩm

      • 2.1.237 Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho sản phẩm trên cơ sở khối lượng và đơn giá lao vụ phục vụ.

      • 2.1.238 Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phù hợp

      • 2.1.239 Bước 4: Xác định thiệt hại trong sản xuất để tính vào chi phí sản xuất trong kỳ

      • 2.1.240 Bước 5: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ, từ đó tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

      • 2.1.241 Phương pháp hoạch toán

      • 2.1.256 Sơ đồ 2.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

      • 2.1.258 * Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung

      • 2.1.259 Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.

      • 2.1.260 Các loại sổ chủ yếu được sử dụng trong quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ:

      • 2.1.261 Sổ Nhật ký chung: Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, thực hiện phản ánh theo mối quan hệ đối ứng tài khoản. Bên cạnh đó có thể mở thêm sổ: Nhật ký thu tiền...

      • 2.1.262 Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong niên độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Có thể sử dụng sổ cái các TK 621, 622, 627, 154.......

      • 2.1.263 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết:

      • 2.1.264 - Sổ theo dõi thuế GTGT

      • 2.1.265 - Thẻ tính giá thành sản phẩm.

      • 2.1.266 - Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.....

      • 2.1.282 Sơ đồ 2.6 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.

      • 2.1.284 : Ghi hàng ngày

      • 2.1.285 : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

      • 2.1.286 : Quan hệ đối chiếu

      • 2.1.288 * Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ

      • 2.1.289 Sổ sách sử dụng: Bao gồm các sổ: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng tù ghi sổ, Sổ cái TK 131, Sổ thẻ kế toán chi tiết

      • 2.1.290 Đặc điểm của hình thức này là:

      • 2.1.291 - Tách rời trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống để ghi vào sổ kế toán tổng hợp là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái.

      • 2.1.292 - Căn cứ để lập chứng từ ghi sổ là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại hoặc có cùng nội dung kinh tế.

      • 2.1.293 - Việc ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết là tách rời nhau.

      • 2.1.294 Cuối tháng phải lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán.

      • 2.1.295 Sổ sách kế toán gồm:

      • 2.1.296 + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

      • 2.1.297 + Sổ cái các tài khoản TK621, 622, 627, 154.......

      • 2.1.298 + Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết thành phẩm.

      • 2.1.318 : Ghi hàng ngày

      • 2.1.319 : Ghi cuối tháng

      • 2.1.320 : Quan hệ đối chiếu

      • 2.1.322 * Hình thức Nhật ký chứng từ

      • 2.1.323 Nguyên tắc cơ bản của hình thức này:

      • 2.1.324 - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản đối ứng nó.

      • 2.1.325 - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản)

      • 2.1.326 - Kết hợp rộng rãi việc hoạch toán tổng hợp với hoạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán.

      • 2.1.327 - Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản , chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.

      • 2.1.328 Hình thức kế toán này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Xong đòi hỏi trình độ của cán bộ kế toán phải cao.

      • 2.1.329 Sổ sách kế toán gồm:

      • 2.1.330 - Nhật ký chứng từ số 8: ghi chép số phát sinh bên có các tài khoản liên quan đến quá trình tiêu thụ như TK621, 622, 627, 154.......

      • 2.1.331 - Các bảng kê số 1, 2, 8, 10, 11

      • 2.1.332 - Sổ cái các TK621, 622, 627, 154.......

      • 2.1.346 Sơ đồ 2.8: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ:

      • 2.1.347 : Ghi hàng ngày

      • 2.1.348 : Ghi cuối tháng

      • 2.1.349 : Quan hệ đối chiếu

      • 2.1.350 * Hình thức Nhật ký sổ cái

      • 2.1.351 Sổ sách sử dụng: Bao gồm Nhật ký – Sổ cái, Sổ thẻ kế toán chi tiết

      • 2.1.352 Các loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký- Sổ cái.

      • 2.1.353 Nhật ký- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế

      • 2.1.354 - Sổ, thẻ kế toán chi tiết:

      • 2.1.355 - Sổ chi tiết bán hàng.

      • 2.1.356 - Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ

      • 2.1.357 - Sổ theo dõi thuế

      • 3.1.13 : Ghi hàng ngày

      • 3.1.14 : Ghi cuối tháng

      • 3.1.15 : Quan hệ đối chiếu

      • 3.1.16 * Hình thức kế toán trên máy vi tính

      • 3.1.17 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đươc thiết kế theo một nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

      • 3.1.18 Các loại sổ của kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

      • 3.1.31 Nhập số liệu hàng ngày

      • 3.1.32 In sổ, báo cáo kế toán vào cuối tháng, cuối năm

      • 3.1.33 Đối chiếu, kiểm tra

  • 3.1.35 CHƯƠNG 3

  • 3.1.36 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ

  • 3.1.37 SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

  • 3.1.38 CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG

    • 3.1.41 Công ty CP Mía đường Nông Cống tiền thân là Công ty đường Nông Cống là doanh nghiệp nhà nước. Được thành lập theo Quyết định số 10/1999/QĐ-TCCB ngày 13/01/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

    • 3.1.42 Công ty được ra đời trong chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ. Nhà máy được xây dựng theo quyết định đầu tư số 1693/NN-ĐTXD/QD ngày 16/9/1997 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT với công suất 1500 tấn mía/ ngày (có dự phòng mở rộng lên 2000 tấn mía/ngày)

    • 3.1.43 Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 01/05/1998.

    • 3.1.44 Hoàn thành đưa vào vận hành ngày 27/11/1999

    • 3.1.45 Công ty thực hiện Cổ phần hóa theo Quyết định số 1712/QĐ/BNN-ĐMDN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 13/06/2006. Từ ngày 01/01/2007, Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần lần đầu số 2603000500 ngày 29/12/2006 theo Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 14/08/2013.

    • 3.1.46 - Tên công ty:

    • 3.1.47 - Tên tiếng Việt : Công ty cổ phần Mía đường Nông Cống

    • 3.1.48 - Tên giao dịch quốc tế : NONG CONG SUGAR AND SUGARCANE

    • 3.1.49 - Tên viết tắt: NOSUCO

    • 3.1.50 - Mã số thuế: 2800492925.

    • 3.1.51 - Số tài khoản: 50110000003684. Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hóa

    • 3.1.52 - Số tài khoản: 102010000378989. Tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn

    • 3.1.53 - Trụ sở chính : Xã Thăng Long, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa

    • 3.1.54 - Điện thoại: (037) 3.839 369

    • 3.1.55 - Fax: (037) 3. 839 435

    • 3.1.57 - Vốn điều lệ:

    • 3.1.58 - Vốn điều lệ : 20.844.000.000 đồng

    • 3.1.59 - Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng

    • 3.1.60 - Số lượng cổ phần : 2.084.400 đồng

    • 3.1.61 - Ngành nghề kinh doanh:

    • 3.1.62 Công ty CP mía đường Nông Cống đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh với ngành nghề sản xuất chính là chế biến mía đường. Cây mía là sản phẩm nông nghiệp nên hoạt động sản xuất của công ty có tính chất mùa vụ, vụ sản xuất của công ty thường bắt đầu từ tháng 11, 12 năm nay và kết thúc vào khoảng tháng 4, tháng 5 năm sau.

    • 3.1.63 - Ngoài ngành nghề chính là sản xuất chế biến mía đường, Công ty còn có hai dây chuyền sản xuất sản phẩm phụ là Phân bón và Nước tinh khiết đóng chai.

    • 3.1.64 - Xưởng sản xuất phân bón tổng hợp NPK với công suất 10.000 tấn/năm các loại phân nhằm tạo ra nguồn phân bón cung cấp cho bà con nông dân trồng mía trong vùng nguyên liệu của Công ty.

    • 3.1.65 - Xưởng sản xuất nước thiên nhiên tinh khiết (TNTK) với công suất 2 triệu lít/năm. Sản phẩm là nước tinh khiết đóng bình 20 lít và nước đóng chai các loại từ 0,25 lít/chai đến 1,5 lít/chai. Sản phẩm cung ứng ra thị trường nhằm phục vụ cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, các hộ gia đình trên toàn địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

    • 3.1.66 - Thành viên công ty, giám đốc

    • 3.1.67 Các thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành công ty cho năm tài chính 2013 và đến ngày lập Báo cáo tài chính gồm:

    • 3.1.68 Ông Trần Đình Trung: Chủ tịch ( Miễn nhiệm ngày 07/01/2013)

    • 3.1.69 Bà Vũ Thị Huyền Đức: Chủ tịch (Bổ nhiệm ngày 07/01/2013)

    • 3.1.70 Ông Lê Văn Tới: Phó Chủ tịch

    • 3.1.71 Ông Nguyễn Mạnh Hà: Ủy viên

    • 3.1.72 Ông Trần Trọng Hiếu: Ủy viên

    • 3.1.73 Ông Ngô Văn Long: Ủy viên( Bổ nhiệm ngày 21/11/2013)

    • 3.1.74 Ông Ngô Văn Long: Tổng Giám Đốc

    • 3.1.75 Ông Trần Văn Khánh: Phó Tổng Giám Đốc

    • 3.1.76 Ông Phạm Quốc Tuấn: Phó Tổng Giám Đốc

    • 3.1.77 Ông Nguyễn Văn Khanh: Phó Tổng Giám Đốc

    • 3.1.78 Bà Hoàng Thị Kỳ: Kế toán trưởng( Miễn nhiệm ngày 01/08/2013)

    • 3.1.79 Ông Lê Thanh Sơn: Quyền trưởng phòng kế toán( Bổ nhiệm ngày 01/08/2013)

    • 3.1.81 - Xuất phát từ đặc điểm tình hình của công ty, Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như sau:

    • 3.1.82 - Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của công ty.

    • 3.1.83 - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

    • 3.1.84 - Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty.

    • 3.1.85 - Chủ tịch Hội đồng quản trị (ông Trần Đình Trung): Là người đại diện theo pháp luật của Công ty là người đại diện chịu trách nhiệm về mặt Pháp luật nhà nước đối với mọi hoạt động của Công ty.

    • 3.1.86 - Ban lãnh đạo điều hành Công ty: Gồm Tổng Giám đốc và 03 Phó tổng giám đốc điều hành chung toàn Công ty.

    • 3.1.87 + Tổng giám đốc (ông Ngô Văn Long): Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty; Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

    • 3.1.88 + Phó tổng giám đốc phụ trách Nội chính (ông Trần Văn Khánh – Phó tổng thường trực): Giúp Tổng giám đốc điều hành về công tác Nội chính, Công tác quản lý đầu tư ; Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT và Pháp luật về lĩnh vực được giao.

    • 3.1.89 +Phó tổng giám đốc phụ trách Nguyên liệu (ông Nguyễn Văn Khanh): Giúp Tổng giám đốc điều hành về công tác quản lý đầu tư vùng nguyên liệu mía, xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT và Pháp luật về lĩnh vực được giao.

    • 3.1.90 + Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật (ông Phạm Văn Tuấn): Giúp Tổng giám đốc điều hành về công tác tổ chức sản xuất tại nhà máy chế biến sản phẩm chính và các xưởng SX sản phẩm phụ; Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT và Pháp luật về lĩnh vực được giao.

    • 3.1.91 + Phòng ban: (5 phòng): Các phòng ban chức năng và nhà máy sản xuất thực hiện công việc được phân công và chịu sự điều hành trực tiếp của Ban tổng giám đốc. Cụ thể:

    • 3.1.92 + Phòng Kế hoạch - Cung tiêu: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về việc quản lý vật tư - nguyên vật liệu, mua sắm, nhập xuất vật tư, Đầu tư xây dựng cơ bản Nhà máy và tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

    • 3.1.93 + Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về việc quản lý Tài chính - Kế toán và tổ chức hoạch toán kế toán của toàn bộ Công ty.

    • 3.1.94 + Phòng Tổ chức - Hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về quản lý tổ chức nhân sự, tổ chức và điều hành mọi hoạt động tổ chức, hành chính của Công ty.

    • 3.1.95 + Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý về kỹ thuật, máy móc thiết bị.

    • 3.1.96 + Phòng nguyên liệu: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về công tác nguyên liệu, tổ chức điều hành việc trồng chăm sóc, thu mua mía đến từng hộ nông dân trồng mía. Quản lý, điều hành các Trạm nguyên liệu và Nông trường Lê Đình Chinh.

    • 3.1.97 - Phân xưởng: (3 phân xưởng): Mỗi nhà máy, phân xưởng sản xuất một hoặc một nhóm sản phẩm:

    • 3.1.98 - Nhà máy chế biến Đường: Sản xuất chế biến sản phẩm Đường;

    • 3.1.99 - Phân xưởng nước TNTK : Sản xuất các sản phẩm nước TNTK;

    • 3.1.100 - Phân xưởng SX phân vi sinh: Sản xuất các sản phẩm phân bón;

    • 3.1.101 - Đơn vị phụ thuộc: Trung tâm NC-KN giống mía: Nghiên cứu trồng, phục tráng, tạo ra các giống có năng suất tốt.

    • 3.1.102 - Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

    • 3.1.136 - Phòng kế toán

    • 3.1.137 - Bộ máy kế toán của Công ty gồm có 7 người, từng người được phân công nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về từng phần hành công việc được phân công.

  • 3.1.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

  • 3.1. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

    • 3.2.1. Kế toán chi tiết

      • 3.2.1.1. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

      • 3.1.768 Biểu 5

      • 3.1.769 Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • 3.1.772 Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • 3.1.774 (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • 3.1.777 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

      • 3.1.783 Tài khoản: 6211

      • 3.1.790 Đối tượng: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho phân xưởng sản xuất đường

      • 3.1.798 Loại tiền: VNĐ

      • 3.1.801 Ngày tháng ghi sổ

      • 3.1.802 Chứng từ

      • 3.1.803 Diễn giải

      • 3.1.804 TK đối ứng

      • 3.1.807 Số hiệu

      • 3.1.808 Ngày,tháng

      • 3.1.813 A

      • 3.1.814 B

      • 3.1.815 C

      • 3.1.816 D

      • 3.1.817 E

      • 3.1.823 Số dư đầu kỳ

      • 3.1.830 Số phát sinh trong kỳ

      • 3.1.834 15/02/2014

      • 3.1.835 PXK 0015

      • 3.1.836 15/02

      • 3.1.837 Xuất mía cây để sản xuất mía đường

      • 3.1.838 152

      • 3.1.841 18/02/2014

      • 3.1.842 PXK 0018

      • 3.1.843 18/02

      • 3.1.844 Xuất mía cây để sản xuất mía đường

      • 3.1.845 111

      • 3.1.848 …

      • 3.1.849 …

      • 3.1.850 …

      • 3.1.851 …

      • 3.1.852 …

      • 3.1.858 Cộng số phát sinh

      • 3.1.865 Số dư cuối kỳ

      • 3.1.872 Người ghi sổ (ký ghi rõ họ tên)

      • 3.1.873 Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Kế Toán Trưởng

      • 3.2.1.2. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp

      • 3.1.917 Biểu 7

      • 3.1.918 Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • 3.1.920 Mẫu số S38-DN

      • 3.1.921 Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • 3.1.923 (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • 3.1.926 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

      • 3.1.932 Tài khoản: 6221

      • 3.1.939 Đối tượng: Tập hợp chi phí NCTT cho phân xưởng sản xuất đường

      • 3.1.947 Loại tiền: VNĐ

      • 3.1.950 Ngày tháng ghi sổ

      • 3.1.951 Chứng từ

      • 3.1.952 Diễn giải

      • 3.1.953 TK đối ứng

      • 3.1.954 Số phát sinh

      • 3.1.956 Số hiệu

      • 3.1.957 Ngày,tháng

      • 3.1.960 Nợ

      • 3.1.961 Có

      • 3.1.962 A

      • 3.1.963 B

      • 3.1.964 C

      • 3.1.965 D

      • 3.1.966 E

      • 3.1.967 1

      • 3.1.968 2

      • 3.1.972 Số dư đầu kỳ

      • 3.1.974 -

      • 3.1.975 -

      • 3.1.979 Số phát sinh trong kỳ

      • 3.1.983 28/02/2014

      • 3.1.984 BTL

      • 3.1.985 28/02

      • 3.1.986 Tính lương cho CN sản xuất mía đường

      • 3.1.987 334

      • 3.1.988 1.350.000.000

      • 3.1.990 28/02/2014

      • 3.1.991 BTL

      • 3.1.992 28/02

      • 3.1.993 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNTT sản xuất đường

      • 3.1.994 338

      • 3.1.995 280.000.000

      • 3.1.997 …

      • 3.1.998 …

      • 3.1.999 …

      • 3.1.1000 …

      • 3.1.1001 …

      • 3.1.1002 …

      • 3.1.1003 …

      • 3.1.1007 Cộng số phát sinh

      • 3.1.1009 3.536.928.300

      • 3.1.1010 3.536.928.300

      • 3.1.1014 Số dư cuối kỳ

      • 3.1.1016 -

      • 3.1.1017 -

      • 3.1.1021 Người ghi sổ (ký ghi rõ họ tên)

      • 3.1.1022 Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Kế Toán Trưởng

      • 3.1.1023 (ký ghi rõ họ tên)

      • 3.2.1.3. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung

      • 3.1.1070 Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • 3.1.1073 Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • 3.1.1075 (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • 3.1.1078 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

      • 3.1.1084 Tài khoản: 62711

      • 3.1.1091 Đối tượng: Tập hợp chi phí SXC cho phân xưởng sản xuất đường

      • 3.1.1099 Loại tiền: VNĐ

      • 3.1.1102 Ngày tháng ghi sổ

      • 3.1.1103 Chứng từ

      • 3.1.1104 Diễn giải

      • 3.1.1105 TK đối ứng

      • 3.1.1108 Số hiệu

      • 3.1.1109 Ngày,tháng

      • 3.1.1114 A

      • 3.1.1115 B

      • 3.1.1116 C

      • 3.1.1117 D

      • 3.1.1118 E

      • 3.1.1124 Số dư đầu kỳ

      • 3.1.1131 Số phát sinh trong kỳ

      • 3.1.1135 24/02/2014

      • 3.1.1136 PC81

      • 3.1.1137 24/02

      • 3.1.1138 Thanh toán tiền điện cho phân xưởng sản xuất đường

      • 3.1.1139 111

      • 3.1.1142 28/02/2014

      • 3.1.1143 BTL

      • 3.1.1144 28/02

      • 3.1.1145 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ công nhân sản xuất đường

      • 3.1.1146 338

      • 3.1.1149 …

      • 3.1.1150 …

      • 3.1.1151 …

      • 3.1.1152 …

      • 3.1.1153 …

      • 3.1.1159 Cộng số phát sinh

      • 3.1.1166 Số dư cuối kỳ

      • 3.2.1.4. Kế toán kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm

      • 3.1.1377 Biểu 13

      • 3.1.1378 Đơn vị: Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • 3.1.1382 Địa chỉ: Xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa

      • 3.1.1384 (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

      • 3.1.1387 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

      • 3.1.1393 Tài khoản: 1541

      • 3.1.1400 Đối tượng: Tập hợp chi phí và tính giá thành cho phân xưởng sản xuất đường

      • 3.1.1408 Loại tiền: VNĐ

      • 3.1.1411 Ngày tháng ghi sổ

      • 3.1.1412 Chứng từ

      • 3.1.1413 Diễn giải

      • 3.1.1414 TK đối ứng

      • 3.1.1417 Số hiệu

      • 3.1.1418 Ngày,tháng

      • 3.1.1423 A

      • 3.1.1424 B

      • 3.1.1425 C

      • 3.1.1426 D

      • 3.1.1427 E

      • 3.1.1433 Số dư đầu kỳ

      • 3.1.1440 Số phát sinh trong kỳ

      • 3.1.1444 28/02

      • 3.1.1445 PKT 0180

      • 3.1.1446 28/02

      • 3.1.1447 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

      • 3.1.1448 6211

      • 3.1.1451 28/02

      • 3.1.1452 PKT 0181

      • 3.1.1453 28/02

      • 3.1.1454 Kết chuyên chi phí NCTT

      • 3.1.1455 6221

      • 3.1.1458 28/02

      • 3.1.1459 PKT 0182

      • 3.1.1460 28/02

      • 3.1.1461 Kết chuyển chi phí SXC

      • 3.1.1462 62711

      • 3.1.1468 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

      • 3.1.1475 Kết chuyển sản phẩm hoàn thành

      • 3.1.1482 Cộng số phát sinh

      • 3.1.1489 Số dư cuối kỳ

    • 3.1.1498 3.2.2. Kế toán tổng hợp

      • 3.2.2.1 Kế toán tổng hợp chi phí NVLTT

      • 3.2.2.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

      • 3.2.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

      • 3.2.2.4 Kế toán kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm

  • 3.1.2382 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG

    • 4.1. Đánh giá về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống.

      • 4.1.1. Ưu điểm

      • 4.1.2. Nhược điểm

    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Nông Cống

      • 4.2.1. Giải pháp 1: Phân tích biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

      • 3.1.2415 Biến động

      • 3.1.2417 Đơn giá

      • 3.1.2419 ( Lượng

      • 3.1.2421 Lượng

      • 3.1.2422 Lượng

      • 3.1.2423 =

      • 3.1.2424 Định mức

      • 3.1.2425 X

      • 3.1.2426 NVLTT

      • 3.1.2427 -

      • 3.1.2428 NVLTT

      • 3.1.2429 NVLTT

      • 3.1.2433 Thực tế

      • 3.1.2435 Định mức )

      • 3.1.2439 Nguyên nhân

      • 3.1.2440 Giải pháp

      • 3.1.2441 Do chở mía từ bãi về nhưng chưa được sản xuất ngay, bị tồn đọng dẫn tới lên

      • 3.1.2442 men, hư hỏng…

      • 3.1.2443 Thực hiện đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

      • 3.1.2444 Cho lệnh ngừng thu hoạch mía khi chưa thể xuất NVL để sản xuất sản phẩm

      • 3.1.2446 Trên đường vận chuyển về kho công ty xe bị hỏng, lật xe, nghỉ bảo dưỡng bị chộm mía…

      • 3.1.2447 Hạn chế chở xe trong đêm tối

      • 3.1.2448 Kiểm tra xe trước khi chạy đường xa

      • 3.1.2449 Nhân viên bảo quản không có ý thức trách nhiệm

      • 3.1.2450 Xử lý nhằm tăng ý thức trách nhiệm

      • 3.1.2451 Do người dân không còn niềm tin chuyển từ trồng mía sang những loại cây nông nghiệp khác…

      • 3.1.2452 Đảm bảo ổn giá mía cho người dân…

      • 4.2.2. Giải pháp 2:.Sử dụng phần mềm mới phù hợp hơn và đảm bảo tính bảo mật cho Dữ liệu công ty

      • 4.2.3. Giải pháp 3: Tận dụng phế liệu thu hồi làm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm

      • 4.2.4. Giải pháp 4: Tách biệt kế toán trong tổ kế toán tài chính thành tổ kế toán tài chính và tổ kế toán quản trị nhằm hoàn thiện mô hình Kế toán của công ty.

      • 4.2.5. Giải pháp 5: Áp dụng linh hoạt phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng và theo sản lượng thực tế.

  • 3.1.2474 KẾT LUẬN

  • 3.1.2482 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA - - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG Giảng viên hướng dẫn: TH.S VÕ THỊ MINH Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ HƯƠNG MSSV: 11015923 Lớp: DHKT7BTH THANH HÓA – NĂM 2015 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp GVHD: Th.S.Võ Thị Minh LỜI MỞ ĐẦU Hoạch toán kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp quan tâm đặc biệt, phần quan trọng tất doanh nghiệp, không riêng công ty cổ phần Việc hoạch toán tốt công tác kế toán giúp doanh nghiệp nhà quản trị giảm tối đa chi phí sản xuất từ nâng cao hiệu cạnh tranh thị trường Trong kinh tế thị trường, với xu hội nhập toàn cầu hóa ngày sâu sắc tạo cho doanh nghiệp nhiều hội phát triển, bên cạnh có không thách thức Để tồn phát triền doanh nghiệp phải không ngừng đổi hoàn thiện Kế toán có vai trò to lớn việc tổng hợp cung cấp thông tin kinh tế tài cần thiết phục vụ cho việc định nhà quản trị đối tượng sử dụng thông tin khác Nhà quản lý, nhà đầu tư hay sở kinh doanh cần dựa vào thông tin kế toán để xem xét tình hình tài kết kinh doanh Bên cạnh thông tin thị trường, chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định giá bán hợp lý, tìm cấu sản phẩm tối ưu, vừa tận dụng lực sản xuất có vừa mang lại lợi nhuận cao Công cụ thực tất kế toán trọng tâm kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm Nhưng, doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ trình độ quản lý khác Việc tổ chức kế toán hợp lý xác chi phí sản xuất, tính tính đủ giá thành, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ chi phí phát sinh trình sản xuất góp phần quản lý tài sản, tiền, vốn… trở nên tiết kiệm, hiệu Mỗi doanh nghiệp muốn tồn phát triển phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, ứng xử linh hoạt, đòi hỏi nhà quản trị phải tối đa hóa lợi nhuận, sử dụng chi phí cho hiệu cao Việc theo dõi chi phí xác định giá thành sản phẩm cần thiết cho việc phân tích định sản xuất hợp lý Hơn nữa, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm chi phối đến chất lượng công tác kế toán hiệu công tác quản lý kinh tế tài Do đó, việc quản lý chi phí doanh nghiệp có ý nghĩa vô quan trọng phát triển tồn doanh nghiệp Nhận thức tầm quan trọng vấn đề trên, qua thời gian thực tập Công ty cổ phần mía đường Nông Cống, với giúp đỡ nhiệt tình Ths Võ Thị SVTH: Đỗ Thị Hương – MSSV: 11015923 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp GVHD: Th.S.Võ Thị Minh Minh, Ban lãnh đạo anh chị bên phòng kế toán, em định chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống” cho chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Đỗ Thị Hương – MSSV: 11015923 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp GVHD: Th.S.Võ Thị Minh NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày tháng năm 2015 Giảng viên hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên) SVTH: Đỗ Thị Hương – MSSV: 11015923 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp GVHD: Th.S.Võ Thị Minh NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN Ngày tháng năm 2015 Giảng viên phản biện (Ký, ghi rõ họ tên) SVTH: Đỗ Thị Hương – MSSV: 11015923 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp GVHD: Th.S.Võ Thị Minh DANH MỤC VIẾT TẮT BHYT BHXH KPCĐ DN NVL NVLTT CPNVLTT CPSXC CPNCTT SPDD GTGT BTP TSCĐ Bảo hiểm Y tế Bảo hiểm xã hội Kinh phí công đoàn Doanh nghiệp Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí nhân công trực tiếp Sản phẩm dở dang Gía trị gia tăng Bán thành phẩm Tài sản cố định SVTH: Đỗ Thị Hương – MSSV: 11015923 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp GVHD: Th.S.Võ Thị Minh DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu Biểu Biểu Biểu Biểu Biểu Biểu Biểu Biểu Biểu 10 Biểu 11 Biểu 12 Biểu 13 Biểu 14 Biểu 15 Biểu 16 Biểu 17 Biểu 18 Biểu 19 Biểu 20 Biểu 21 Biểu 22 Biểu 23 Biểu 24 Biểu 25 Biểu 26 Biểu 27 Biểu 28 Biểu 29 Biểu 30 Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT Bảng tổng hợp chi tiết TK 152 Sổ chi tiết TK 6211 Bảng toán lương, thưởng, trích BHXH, BHYT, KPCĐ Sổ chi tiết TK 6221 Phiếu chi Sổ chi tiết TK 62711 Phiếu kế toán Phiếu kế toán Phiếu kế toán Sổ chi tiết TK 1541 Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ TK 6211 Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ TK 6221 Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ TK 62711 Phiếu tính giá thành sản phẩm Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ TK 1541 SVTH: Đỗ Thị Hương – MSSV: 11015923 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh MỤC LỤC Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết đề tài Trong hệ thống tiêu kế toán, chi phí sản xuất giá thành hai tiêu có quan hệ khăng khít với có ý nghĩa quan trọng việc xác định kết kinh doanh doanh nghiệp Trong trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần hoạch toán chi phí đầu vào hợp lý tìm biện pháp giảm chi phí không cần thiết nhằm tránh lãng phí Việc hoạch toán chi phí sản xuất xác giúp doanh nghiệp nhận thức tình hình thực tế từ đề phương thức quản lý chi phí sản xuất nhằm làm tốt công tác tính giá thành sản phẩm Chính lẽ hoạch toán chi phí sản xuất tính giá thành phần bản, thiếu công tác hoạch toán kế toán không Doanh nghiệp mà rộng xã hội Xét phạm vi doanh nghiệp giá thành sản phẩm thấp điều kiện để xác định giá bán hợp lý, từ không giúp doanh nghiệp đẩy nhanh trình tiêu thụ sản phẩm, mà tạo điều kiện tái sản xuất mở rộng cho trình sản xuất Xét phạm vi toàn kinh tế, hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp mang lại tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho kinh tế, tăng nguồn thu cho quốc gia Do đó, kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm có vị trí vô quan trọng công tác hoạch toán kinh tế doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thông tin chi phí sản xuất cho nhà quản trị để từ tìm đối sách hợp lý chi phí giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu kinh tế thị trường Mang lại lợi ích kinh tế cao cho doanh nghiệp 1.2 Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa Cơ sở liệu kế toán chi phí sẩn xuất tính giá thành Doanh nghiệp sản xuất Đánh giá tình trạng công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành công ty Mía đường Nông Cống Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống giai đoạn từ SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh năm 2013 đến năm 2014 1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống - Phạm vi : Phạm vi thời gian: Số liệu tập hợp Công ty cổ phần mía đường Nông Cống tháng 02 năm 2014 Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu nhà máy mía đường Nông Cống-Xã Thăng Long- Huyện Nông Cống- Tỉnh Thanh Hóa 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn, tìm hiểu tình hình thực tế khâu dây chuyền sản xuất để có nhìn tổng thể quy trình sản xuất - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ phân xưởng, phòng kế toán công ty Thu thập thông tin công ty sách báo, website có liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.5 Kết cấu chuyên đề Nội dung chuyên đề gồm có chương sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 10 Chuyên đề tốt nghiệp - GVHD: Th.s Võ Thị Minh Sốhiệu: 1541 Sổ có .trang, đánh từ trang số 01 đến trang Ngày mở sổ: 01/02/2014 3.1.2372 Ngày 28 tháng 02 năm 2014 3.1.2373 Người 3.1.2379 Giám đốc ghi sổ 3.1.2376 Kế toán trưởng 3.1.2380 (Ký, họ tên, 3.1.2374 (Ký, họ 3.1.2377 (Ký, họ tên) đóng dấu) tên) 3.1.2378 Lê Sơn 3.1.2381 Ngô văn 3.1.2375 Hoàng Long Thương SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 112 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh 3.1.2382 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG 4.1 Đánh giá công tác tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống 4.1.1 Ưu điểm  Nhìn chung 3.1.2383 Để đạt thành tích nay, Công ty cổ phần mía đường Nông Cống vượt qua trình phấn đấu liên tục không ngừng vươn lên cán tập thể công nhân viên, đặc biệt phải kể đến đóng góp không nhỏ đội ngũ cán kế toán công ty Mặc khác để phù hợp với kinh tế thị trường, với yêu cầu quản lý công tác kế toán công ty quan tâm mức, đặc biệt công tác kế toán chi phí sản xuất 3.1.2384 Bộ máy kế toán công ty tổ chức hợp lý, hoạt động có nề nếp Cán kế toán người có lực, say mê công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm sách chế độ vận dụng cách linh hoạt, tác phong làm việc nhiệt tình, có tinh thần tương trợ giúp đỡ công việc 3.1.2385 Công ty trang bị máy tính để phục vụ cho công tác kế toán, chương trình kế toán áp dụng sửa đổi, mang tính thời có tính khoa học cao Vì vậy, việc cung cấp số liệu phận kế toán cung cấp số liệu tổng hợp hàng thánh nhanh chóng, xác, kịp thời đầy đủ 3.1.2386 Nhìn chung công tác hoạch toán kế toán công ty cổ phần mía đường Nông Cống thể chế độ sổ sách kế toán hành Công ty vận dụng theo hệ thống tài khoản quy định QĐ 15/2006 tài 3.1.2387 Công ty có quy mô sản xuất lớn, khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều việc vận dụng sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ hợp lý khoa học Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tiến hành cập nhật số liệu hàng ngày, việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế lên tờ kê theo nội dung kinh tế, địa điểm phát sinh đối tượng chịu chi phí 3.1.2388 Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành, tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 113 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh nhanh chóng, cụ thể việc quản lý khoản mục thuận lợi Từ thấy rõ ảnh hưởng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tính giá thành sản xuất 3.1.2389 Công ty áp dụng phương pháp hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm tính chất sản xuất, với quy mô hoạt động sản xuất công ty Nó có nhiều thuận lợi đặc biệt gần với phương pháp kê khai truyền thống doanh nghiệp sản xuất nước ta Mặt khác việc tập hợp chi phí sản xuất cách thường xuyên phục vụ cho việc theo dõi chi phí chặt chẽ  Đối tượng chi phí sản xuất: Việc công ty xác định toàn quy trình công nghệ sản xuất phân xưởng loại sản phẩm làm đối tượng chi phí hoàn thành phù hợp với điều kiện doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất liên tục khép kín chu kỳ sản xuất ngắn khối lượng sản phẩm nhiều, cách xác định vừa giảm bớt khối lượng tính toán phân bổ kế toán vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nắm chi phí sản xuất, tính giá thành xác định kết sản xuất loại sản phẩm cách nhanh chóng, xác vừa cung cấp thông tin số liệu hữu ích cho việc phân tích đánh giá tình hình thực kế hoạch hiệu giải pháp kỹ thuật mà công ty áp dụng kỳ  Công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 3.1.2390 Công tác tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực phương pháp trực tiếp phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực khoản mục NVLTT cách cụ thể 3.1.2391 Trong khuôn khổ chuyên đề em tập hợp riêng khoản chi phí nguyên vật liệu mía TK 6211 chi phí nguyên vật liệu phát sinh kỳ nhiều, khối lượng lớn Có thể thấy khoản chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc tính đúng, tính đủ giá thành thực tế nguyên vật liệu khâu quan trọng Có thể nói ảnh hưởng lớn để việc tính giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành cuối kỳ có đầy đủ, xác hay không 3.1.2392 Để có nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất công ty phải bỏ nhiều chi phí để đầu tư cho vùng nguyên liệu Kế toán theo dõi tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo khoản mục phân rõ ràng chi tiết Việc tính giá mía theo quy định chi phí vận chuyển thu mua mía thực nhanh chóng đơn giản SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 114 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh 3.1.2393 Ngoài chi phí khác tập hợp theo kế toán công ty phản ánh hợp lý phù hợp với đặc điểm riêng loại nguyên vật liệu Chúng ta thấy đặc điểm thu mua nguyên vật liệu công ty không giống việc thu mua nguyên vật liệu doanh nghiệp khác Ngoài việc nhập mía hộ nông dân hay nông trường trồng mía công ty trực tiếp tham gia vào việc tổ chức trồng trọt, chăm sóc có trách nhiệm suốt trình phát triển mía 3.1.2394 Trong khoản chi phí nông vụ, kế toán tập hợp khoản chi phí như: Chi phí hội nghị vùng mía, chi phí hướng dẫn, đạo trồng mía, khoản chi phí hợp lý, hàng năm để đáp ứng nhu cầu nâng cao suất sản xuất, công ty phải tiến hành mở rộng vùng mía, nghiên cứu kỹ thuật trồng mía khoản chi phí phát sinh tất yếu khách quan, mà năm tới để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất nhà máy khoản chi phí tăng cao 3.1.2395 Tóm lại, kế toán tập hợp đầy đủ khoản chi phí nằm trị giá nguyên vật liệu Cách xếp khoản chi phí công ty phản ánh nội dung, ý nghĩa kinh tế chi phí nguyên vật liệu 3.1.2396 Còn khoản chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán tập hợp đơn giản, cần vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kỳ Đối với vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay công ty tiến hành tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền  Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 3.1.2397 Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tập hợp theo phương pháp trực tiếp dễ dàng, vì, công ty quy định rõ, phân cấp quản lý đơn vị phận cách cụ thể Mỗi công nhân tham gia sản xuất đảm nhận nhiệm vụ sản xuất định kỳ sản xuất, mà trình độ chuyên môn sản xuất cao, 3.1.2398 Công ty tiến hành tổ chức tập hợp chi phí nhân công trực đối tượng chịu chi phí áp dụng hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành chất lượng mà nhân viên đóng góp vào công ty Đây biện pháp quản lý có hiệu công ty Bởi kết hoạt động sản xuất gắn với lợi ích công ty mà gắn liền với SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 115 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh lợi ích người lao động Do mà công nhân sản xuất có ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác cao sản xuất 3.1.2399 Kế toán phận lương tính lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất loại sản phẩm, sản phẩm đường Tính lương theo trả lương khoán việc cho công nhân tu bổ, sửa chữa thiết bị đường công việc không thường xuyên Và tính lương theo thời gian cho cán quản lý… 3.1.2400 Mặt khác công ty hoạt động sản xuất theo mùa vụ nên thời gian ngừng sản xuất công ty phải đảm bảo mức lương cho người lao động nói chung Vì vậy, đơn giá tiền lương quy định bao gồm khoản trợ cấp, lương phụ, khen thưởng thực tế phận tự phân chia tiền lương tổng quỹ lương theo đơn giá tùy theo cấp bậc công việc nhiệm vụ người  Kế toán chi phí sản xuất chung:Đây khoản mục chi phí hoạch toán đơn giản tương đối đầy đủ xác, kế toán tiến hành tập hợp loại chi phí phát sinh theo đối tượng cụ thể, cuối kỳ kế toán cần vào số liệu tập hợp để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm mà phân bổ tính toán thêm 3.1.2401 Ngay từ đầu, công ty thống xác định việc hoạch toán kế toán phản ánh theo dõi cho đối tượng chịu chi phí Vì mà phát sinh khoản chi phí kế toán phản ánh cho đối tượng tập hợp chi phí cách cụ thể Việc tập hợp trực tiếp cho đối tượng ta thấy công việc ghi chép tính toán nhiều thực tế giảm khối lượng công việc tính toán cuối kỳ Kế toán phân bổ khoản chi phí tập hợp kỳ cho đối tượng chịu chi phí Mặt khác việc tập hợp trực tiếp đảm bảo tính xác tối đa khoản chi phí phát sinh mà đối tượng tập hợp chi phí phải gánh chịu 3.1.2402 Khoản chi phí nhân viên quản lý tính toán chi phí nhân công trực tiếp Kế toán vào số liệu bảng phân bổ tiền lương kỳ để tập hợp chi phí nhân viên quản lý  Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang:Việc đánh giá sản phẩm dở dang Công ty cổ phần mía đường Nông Cống phản ánh cách đầy đủ khoản chi phí sản xuất phần lớn giá thành sản phẩm SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 116 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh kỳ 4.1.2 Nhược điểm 3.1.2403 Nhược điềm 1: Lượng chi phí nguyên vật liệu chiếm lớn tổng chi phí tập hợp tính giá thành 3.1.2404 Công ty chưa thể tình hình biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để xem xét ảnh hưởng nhân tố tới lượng tăng giảm chi phí NVLTT 3.1.2405 Nhược điềm 2:Phần mềm kế toán hỗ trợ máy kế toán công ty 3.1.2406 Công ty sử dụng phần mềm kế toán BRAVO 6.3 qua lần nâng cấp, bán với giá cao, khiến doanh nghiệp khoản chi phí lớn cho việc sử dụng phần mềm này, với việc bảo quản nâng cấp lần, mẫu biểu chứng từ sổ sách chưa cập nhật sát với chế độ kế toán thay đổi, tính bảo mật chưa cao thường xảy lỗi 3.1.2407 Nhược điềm 3: Sản phẩm phụ trình sản xuất: 3.1.2408 Công ty tiến hành tập hợp giá trị sản phẩm mía Còn loại phế liệu khác mật rỉ, bã mía, bùn mía công ty chưa tiến hành tập hợp giá trị thu để loại trừ khỏi chi phí sản xuất Vì khoản mục giúp hạ thấp giá thành sản phẩm công ty chưa tận dụng 3.1.2409 Nhược điềm 4: Về mô hình kế toán công ty: 3.1.2410 Hiện công ty tổ chức máy kế toán thiên kế toán tài chủ yếu, chưa có trọng đến việc thu thập, xử lý, phân tích cung cấp thông tin kinh tế, tài theo yêu cầu nhà quản trị định kinh tế, tài nội đơn vị kế toán, nên chưa đáp ứng nhu cầu thông tin nhà quản trị cá nhân làm việc tổ chức 3.1.2411 Nhược điềm 5: Phương pháp khấu hao TSCĐ: 3.1.2412 Chưa phù hợp với doanh nghiệp việc doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống 4.2.1 Giải pháp 1: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 117 Chuyên đề tốt nghiệp 3.1.2413 GVHD: Th.s Võ Thị Minh Để phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán phải xác định lượng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm 3.1.2414 Ta sử dụng công thức để xem xét biến động sau: 3.1.2415 B 3.1.2416 3.1.2417 Đ 3.1.2418 3.1.2419 ( 3.1.2420 iến ơn L độ giá ượ 3.1.2421 L ượng ng ng 3.1.2422 L 3.1.2423 = 3.1.2424 Đ 3.1.2425 X 3.1.2426 N 3.1.2427 - 3.1.2428 N ượ ịnh VL VLT ng mứ TT T 3.1.2429 N 3.1.2430 c 3.1.2431 3.1.2432 3.1.2433 T 3.1.2434 3.1.2435 Đị VL hự nh TT c tế mức ) 3.1.2437 3.1.2436 Tổng biến động CPNVLTT = Biến động giá NVLTT + Biến động lượng NVLTT 3.1.2438 Từ đây, kế toán xác định xem khoản biến động giá lượng tăng hay giảm, tìm nguyên nhân đề xuất giải pháp Ví dụ số nguyên nhân giải pháp lượng NVL giảm cho công ty Cổ phần mía đường Nông Cống sau: 3.1.2439 Nguyên nhân 3.1.2441 Do chở mía từ bãi chưa sản xuất ngay, bị tồn đọng dẫn tới lên 3.1.2442 men, hư hỏng… 3.1.2440 Giải pháp 3.1.2443 Thực đẩy nhanh tiến độ sản xuất 3.1.2444 Cho lệnh ngừng thu hoạch mía chưa thể xuất NVL để sản xuất sản phẩm 3.1.2446 Trên đường vận chuyển kho công ty xe bị hỏng, lật xe, nghỉ bảo dưỡng bị chộm mía… 3.1.2449 Nhân viên bảo quản ý thức trách nhiệm SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH 3.1.2445 3.1.2447 Hạn chế chở xe đêm tối 3.1.2448 Kiểm tra xe trước chạy đường xa 3.1.2450 Xử lý nhằm tăng ý thức trách nhiệm Trang: 118 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh 3.1.2451 Do người dân không niềm 3.1.2452 Đảm bảo ổn giá mía cho tin chuyển từ trồng mía sang người dân… loại nông nghiệp khác… 3.1.2453 3.1.2454 SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 119 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh 3.1.2455 4.2.2 Giải pháp 2:.Sử dụng phần mềm phù hợp đảm bảo tính bảo mật cho Dữ liệu công ty 3.1.2456 Được biết đến với tên MISA phần mềm sử dụng nhiều nước ta với việc cập nhật thường xuyên nâng cấp để thích ứng với thị trường, sản phẩm MISA đánh giá cao thị trường… • Với ưu điểm thân thiện dễ sử dụng, cho phép cập nhật liệu linh hoạt • Bám sát chế độ kế toán, mẫu biểu chứng từ, sổ sách kế toán tuân thủ chế độ kế toán • Hệ thống kế toán đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu quản lý đơn vị • Đặc biệt, phầm mềm cho phép tạo nhiều CLDL… • Tính xác: Dữ liệu, số liệu tính toán MISA xác, xảy sai sót, điều làm kế toán yên tâm • Tính bảo mật cao: Vì MISA chạy công nghệ SQL nên khả bảo mật cao Cho đến phần mềm chạy SQL, NET giữ nguyên quyền, phần mềm chạy CSDL visual fox dễ bị ăn cắp quyền 3.1.2457 4.2.3 Giải pháp 3: Tận dụng phế liệu thu hồi làm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm 3.1.2458 Trong quy trình mía đường cây, sản phẩm đường RS loại 1,2 quy trình sản xuất cho phế liệu như: mật rỉ, bã mía, bùn mía… chủ yếu mật rỉ mía sản phẩm cuối khâu sản xuất, với 100 mía sản xuất cho 3-4 mật rỉ mía bán bán với giá thấp mía đường nhiều, cách để tăng doanh thu bù vào chi phí hạ giá thành sản phẩm 3.1.2459 Trên giới 50% mật rỉ dùng làm chất bổ sung sản xuất thức ăn ủ xanh Ngoài ra, mật rỉ dùng lên men tạo sản phẩm cồn ethanol, nấm mem, axit amin axit xitric sử dụng ngành sản xuất gạch ngói… SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 120 Chuyên đề tốt nghiệp 3.1.2460 GVHD: Th.s Võ Thị Minh Các hộ nông dân khu trồng trọt mía phần lớn có nuôi thêm động vật nhai lại Bò, mật rỉ đường sản phẩm có tăng tính ngon miệng, tăng mật độ lượng, giảm bụi bặm, tăng chuyển hóa nên giảm chi phí thức ăn, cải thiện chất lượng sản phẩm … mật rỉ ủ với loại Ngô sau thu hoạch để lên men cải thiện phương pháp nuôi bò truyền thống chất lượng nuôi Bò hộ gia đình mà chi phí lại rẻ 3.1.2461 Cũng tương tự mật rỉ, bã mía:  Là nguồn chất đốt cung cấp nhiệt cho nhà máy điện, lò Là nguồn nguyên liệu sản xuất bột giấy  Là nguồn nguyên liệu làm ván ép, tầm trần  Làm vật liệu lọc nước tự nhiên, chất hấp thụ kim loại nặng(sau xử lý phương pháp thích hợp)  Ủ lên men làm phân bón, làm giá thể trồng nấm, nấm mèo, nấm linh chi…  Cũng ủ lên men làm thức ăn gia súc thay phần cỏ, rơm… 3.1.2462 Nhờ đầu tư phát triển vào mục đích với giá bán ổn định mà công ty giảm chi phí cấu thành sản phẩm 3.1.2463 4.2.4 Giải pháp 4: Tách biệt kế toán tổ kế toán tài thành tổ kế toán tài tổ kế toán quản trị nhằm hoàn thiện mô hình Kế toán công ty 3.1.2464 Phòng kế toán – tài công ty gồm có Kế toán trưởng, Phó phòng – kế toán tổng hợp, Kế toán đầu tư vùng nguyên liệu mía, Kế toán vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, công nợ phải trả, Kế toán tiền lương bảo hiểm xã hội, Kế toán bán hàng công nợ phải thu, Kế toán tiền mặt, tiền gửi công nợ, Thủ quỹ 3.1.2465 Dù theo mô hình Kế toán tài thực tốt nhiệm vụ giao, theo để hoàn thiện công tác tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm công ty nên tổ chức mô hình Kế toán tài tách biệt để tạo ta tổ Kế toán quản trị, với nội dung dự toán theo phần hành Theo đó, nhân viên thực công việc kế toán tài tách để kiêm riêng nhiệm vụ kế toán quản trị Và cần thiết cần thực khóa đào tạo lại để củng cố kiến thức nhiệm vụ phần hành kế toán quản trị SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 121 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh 3.1.2466 Kế toán quản trị công ty cần đáp ứng nhu cầu sau:  Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch định  Trợ giúp nhà quản lý việc điều hành kiểm soát hoạt động tổ chức  Thúc đẩy nhà quản lý đạt mục tiêu tổ chức  Đo lường hiệu hoạt động nhà quản lý phận, đơn vị trực thuộc tổ chức 3.1.2467 Nhiệm vụ cụ thể Kế toán viên theo mô hình kết hợp kế toán tài Kế toán quản trị phân công sau:  Tổ kế toán tổng hợp: - Nhóm kế toán tổng hợp: Phụ trách lập báo cáo tài chính, tính giá thành sản - phẩm, theo dõi tài sản cố định Nhóm tổng hợp, phân tích tư vấn: có nhiệm vụ lập dự toán sản xuất, dự toán giá thành sản xuất, giá thành toàn loại sản phẩm, dự toán doanh thu, chi phí, kết sản xuất kinh doanh công ty Lập báo cáo quản trị chi phí công ty Bên cạnh đó, phận có nhiệm vụ phân tích thông tin báo cáo quản trị chi phí, tìm nguyên nhân đề xuất giải pháp cho kỳ sau nhằm tiết kiệm kiểm soát tốt chi phí  Tổ kế toán vật tư: - Theo dõi việc nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu công ty - Lập dự toán mua nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, thiết bị lẻ, vật tư, phụ tùng chủ yếu  Tổ kế toán tiêu thụ: - Theo dõi hoạch toán khâu tiêu thụ sản phẩm chi - nhánh, đại lý công ty Lập dự toán sản lượng tiêu thụ sản phẩm-hàng hóa, dự toán tiền mặt 3.1.2468 4.2.5 Giải pháp 5: Áp dụng linh hoạt phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng theo sản lượng thực tế 3.1.2469 Hiện doanh nghiệp tổ chức phương pháp khấu hao cho tài sản cố định phương pháp khấu hao theo đường thẳng, theo phương pháp dựa giả thiết TSCĐ giảm dần giá trị sử dụng theo thời gian,và giá trị đưa dần vào chi phí theo thời kỳ với giá trị Với ưu điểm phương pháp đơn giản, SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 122 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh dễ tính toán, phân bổ giá trị sử dụng TSCĐ, nhược điểm phương pháp không đảm bảo nguyên tắc phù hợp doanh thu chi phí, chí phí phân bổ cho kỳ nên ngầm hiểu sản xuất biến động kỳ ( mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất không thay đổi…) 3.1.2470 Như phần thực trạng công ty Cổ phần mía đường Nông Cống rõ doanh nghiệp sản xuất thu hoạch đường theo mùa vụ vòng tháng nên chủ yếu nghiệp vụ, chi phí, mức độ sử dụng tài sản diễn nhiều tháng Công ty nên xem xét phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế: Phương pháp giả định khấu hao xác định dựa số máy chạy thực tế khấu hao theo thời gian Thời gian sử dụng tài sản vào số máy chạy thực tế Tuy nhược điểm phương pháp khó xác định xác, đòi hỏi trình độ quản lý chặt chẽ máy móc, ưu điểm chi phí phụ thuộc số máy hoạt động, thể phù hợp doanh thu chi phí doanh nghiệp 3.1.2471 3.1.2472 Trên số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống Tuy nhiên với khả hạn chế lý luận kinh nghiệm thực tiễn, nên ý kiến đề xuất mang tính định hướng giải vấn đề chung, nhằm đảm bảo thông tin kịp thời xác cho nhà quản lý máy kế toán, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp hiệu 3.1.2473 SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 123 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh 3.1.2474 KẾT LUẬN 3.1.2475 Nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến giá cả, phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất đường bản, tiền giúp cho doanh nghiệp đứng vững kinh tế thị trường 3.1.2476 Để hạ giá thành mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đứng góc độ quản lý kinh tế, điều quan trọng phải hoạch toán đầy đủ, xác chi phí sản xuất phát sinh kỳ, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm, từ tìm biện pháp thiết thực để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất 3.1.2477 Trong năm qua, Công ty cổ phần mía đường Nông Cống thực quan tâm mức tới việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất linh hoạt với đổi chế độ kế toán, vận dụng tương đối phù hợp với quy định chung nhà nước Song kế toán nói chung phận kế toán chi phí sản xuất nói riêng thực trở thành công cụ quản lý kinh tế góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh công ty phải không ngừng phấn đấu hoàn thiện công tác kế toán theo hướng xác khoa học 3.1.2478 Trong thời gian thực tập công ty điều kiện quy mô sản xuất công ty tương đối lớn nên em sâu nghiên cứu tình hình tổ chức công tác kế toán nói chung công tác kế toán chi phí sản xuất nhà máy đường thuộc công ty Những phân tích viết với góc nhìn sinh viên ngành kế toán, kiến thức học đường thực tiễn có nhiều hạn chế, điều nói, viết chuyên đề chưa đầy đủ trọ vẹn, hy vọng nhận quan tâm công ty vấn đề nêu chuyên đề 3.1.2479 Để hoàn thành chuyên đề em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn cô giáo hướng dẫn thực tập tốt nghiệp Võ thị Minh trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ban giám đốc, phòng kế toán phòng ban khác Công ty cổ phần mía đường Nông Cống hướng dẫn tận tình chu em hoàn thành báo cáo này.Với trình độ lý luận thực tế chuyên môn hạn chế, kính mong thầy, cô giáo tiếp tục hướng dẫn giúp đỡ để em hoàn SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 124 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh thành tốt nhiệm vụ học tập đưa kiến thức học tập áp dụng vào thực tế 3.1.2480 Em xin chân thành cảm ơn! 3.1.2481 SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 125 Chuyên đề tốt nghiệp 3.1.2482 GVHD: Th.s Võ Thị Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu phòng kế tóa công ty Cố phần mía đường Nông Cống Bộ Tài (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Bộ trưởng Bộ tài PGS.TS Võ Văn Nhị, Kế toán tài doanh nghiệp – ĐH Kinh tế TP.HCM Tập thể tác giả Khoa Kế toán- kiểm toán – Trườn ĐH kinh tế thành phố Hồ Chí Minh(2003), Lý thuyết kế toán, NXB Thống kê TP.HCM TS Nguyễn Việt, TS Võ văn Nhị(2000), Kế toán đại cương, NXB Tài chính, Hà Nội Bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn Từ điển bách khoa trực tuyến: Wikimedia: http://www.wikimedia.org 3.1.2483 SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 126 [...]... CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG 2.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Chi phí sản xuất Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động con người là những yếu tố chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra những lượng sản phẩm vật chất tương... nghiệp sản xuất 2.2.1 Kế toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 2.2.1.1 Kế toán chi tiết tập hợp chi phí SVTH: Đỗ Thị Hương –Lớp: DHKT7BTH Trang: 24 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Võ Thị Minh - Kế toán chi tiết tập hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Nội dung: kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo dõi chi tiết quá trình tập hợp chi phí cho từng sản phẩm sản xuất. .. sản phẩm hoàn thành Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn) Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá. .. tiêu thụ sản phẩm Đồng thời căn cứ về giá thành sản phẩm doanh nghiệp mới có thể xác định được giá bán hợp lý đảm bảo doanh nghiệp có thể trang trải chi phí đầu vào và sinh lãi 2.1.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 2.1.1.1 Vai trò Kế toán theo dõi, kiểm tra và hoạch toán toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm và cung... nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung Giá thành tiêu thụ( giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu giá thành được xác định trên cơ sở tập hợp các chi phí phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung( biến phí sản xuất) tính cho sản. .. chi phí Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm Những chi phí này, khi phát sinh, kế toán phải tiến hành tập hợp, phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp - Phân bổ chi phí sản xuất theo đối tượng cấu thành chi phí: Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại có cùng một công dụng như chi phí. .. nghiệp Việc quản lý tốt chi phí sản xuất giúp công tác tính giá thành được chính xác, từ đó đưa ra giá bán của sản phẩm phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Phản ánh chính xác, trung thực, hợp lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí sản xuất, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chi phí phát sinh, phản ánh được kết quả phấn đấu của... Thị Minh tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán bán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn Tổ chức kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất đã được xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ( trên thuyết minh báo cáo tài chính) Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành và hoạch toán giá thành sản phẩm ở doanh... số lượng sản phẩm thay đồi Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí - Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chi phí: Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một sản phẩm nhất định Những chi phí khi phát sinh, kế toán căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để... đối với chi phí chế biến ( chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) theo tỷ lệ 50% Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đối với: Dcknvl = x Qdcck Dckcb= x (Qdcckx 50%) * Phương pháp đánh giá sản xuất dở dang theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định ... đường Nông Cống Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần mía đường Nông Cống Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tính. .. liệu kế toán chi phí sẩn xuất tính giá thành Doanh nghiệp sản xuất Đánh giá tình trạng công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành công ty Mía đường Nông Cống Đề xuất giải pháp hoàn thiện công. .. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ 3.1.37 SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI 3.1.38 CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG 3.1.39 3.1 Tổng quan công ty Cổ phần mía đường Nông Cống 3.1.40

Ngày đăng: 06/12/2015, 23:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w