1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng huy động vốn trong Công ty cổ phần Việt Nam hiện nay

45 1,8K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 241 KB

Nội dung

Với mỗi công ty thì để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần có vốn để hoạt động.

Trang 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Với mỗi công ty thì để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thìcông ty cần có vốn để hoạt động Vốn là một nhân tố sản xuất quan trọngsống còn, quyết định đến sự thành bại của công ty Vốn càng lớn thì tiềm lựccủa công ty càng lớn, nó tạo điều kiện cho công ty dễ dàng hơn trong cácquyết định đầu tư, trong các dự án đầu tư mới như tham gia vào lĩnh vực kinhdoanh mới…

Mặc dù các công ty cổ phần cũng có các kênh huy động vốn khác như đivay tín dụng thương mại từ các đối tác Mặc dù đây là một kênh huy độngvốn hiệu quả nhưng nó lại bị hạn chế vì phụ thuộc vào quy mô vốn của công

ty cổ phần nên phần vốn mà công ty có thể huy động được từ đây vẫn chưađáp ứng được nhu cầu hoạt động

Một kênh huy động vốn khác mà công ty cổ phần đã tiếp cận là vay tíndụng ngân hàng Đây là một kênh huy động vốn có tiềm năng khi mà lượngvốn vay từ đây có thể có số lượng lớn nhưng nó lại chịu nhiều rằng buộc khi

mà muốn vay được tiền từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính thì phải đápứng được các điều kiện rằng buộc như có tài sản thế chấp hay hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty phải ổn định và có hiệu quả Do vậy mà kênhhuy động vốn này công ty cổ phần tuy đã tiếp cận nhưng vẫn còn có nhiềurào cản

Đó là những kênh huy động vốn mà các công ty cổ phần hiện nay đangtiếp cận Mặc dù từ những kênh huy động vốn này mà công ty đã huy độngđược một số lượng vốn nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chocác hoạt động trong công ty

Trang 2

Qua tìm hiểu tại các công ty cổ phần tôi thấy rằng các công ty cổ phầnViệt Nam còn có thể tiếp cận được với nhiều kênh huy động vốn khác hay là

mở rộng kênh huy động vốn hiện tại Do vậy mà đề tài đi vào nghiên cứu cácgiải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho công ty Cổ phần Việt Nam hiện nayđáp ứng hiệu quả sản xuất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

2 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài.

Vì đề tài này là nghiên cứu về các kênh khai thác huy động vốn mà Công

ty cổ phần Việt Nam hiện đang tiếp cận cũng như những kênh huy động màcác Công ty cổ phần Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ chưa tiếp cận vì vậy mà mụcđích nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu làm rõ những kênh huyđộng vốn mà các công ty hiện đang tiếp cận Để từ đó đi sâu phân tích nhữngthuận lợi của các kênh huy động vốn này Vai trò của từng kênh trong hoạtđộng khai thác vốn của công ty nói chung, xem trong các kênh huy động vốn

đó thì kênh nào là quan trọng nhất Từ đó sẽ tìm ra được những bài học kinhnghiệm từ kênh huy động vốn đó Thêm vào đó còn tìm hiểu những khókhăn, nhược điểm của những kênh huy động hiện tại, xem các kênh huy độngvốn hiện nay có những khó khăn gì trong việc huy động để tìm ra những giảipháp nhằm khắc phục những khó khăn

Thêm vào đó ngoài việc tìm hiểu nghiên cứu những kênh huy động vốnđang áp dụng thì đề tài còn đi vào tìm hiểu nghiên cứu những kênh huy độngvốn khác vẫn còn chưa áp dụng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm củatừng kênh huy động vốn cũng như là tìm hiểu kinh nghiệm của các Công ty

cổ phần khác trong việc áp dụng những kênh huy động vốn mà công ty chưa

áp dụng từ đó phân tích xem với điều kiện hiện tại của công ty thì nên ápdụng kênh huy động vốn nào là hợp lý nhất, phù hợp với công ty nhất qua đóđưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanhnghiệp

Trang 3

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này là nó có những ý nghĩa sau đây: Thứ nhất là đề tài mong tìm ra được những bài học kinh nghiệm từ việckhai thác, huy động vốn của các Công ty cổ phần Việt Nam hiện nay để từ đó

mà có thể tìm cách áp dụng những bài học kinh nghiệm, xem kinh nghiệmnào là phù hợp để ứng dụng cho các hoạt động vốn có khả năng thu lai hiệuquả cao nhất, là khả thi với các Công ty cổ phần nhất, tránh thực trạng là cứthấy một hoặc một số công ty khác áp dụng thành công một kênh huy độngvốn mới, tạo ra được nhiều vốn cho công ty thì các công ty khác theo sauthấy thế mà áp dụng khi không có sự tìm hiểu nghiên cứu Điều này là rấtnguy hiểm vì điều kiện của các công ty là khác nhau, hoạt động trong nhữngđiều kiện khác nhau, trình độ của mỗi công ty là khác nhau cả về trình độ conngười cũng như là trình độ công nghệ Từ đó sẽ dẫn đến thất bại gây thiệt hạicho công ty Vì vậy mà cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu phân tíchtrước khi áp dụng

Thứ hai là đề tài tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của các kênhhuy động vốn hiện tại mà các Công ty cổ phần đang áp dụng đề từ đó cónhững giải pháp để khắc phục hay phát huy những điểm yếu điểm mạnh đó

Vì nhiều khi việc mở ra một kênh huy động vốn mới đối với công ty là chưacần thiết khi mà ta chưa khai thác hết tiềm năng các kênh huy động vốn hiệntại điều đó sẽ gây lãng phí cho công ty vì vậy mà ta phải xem xét kỹ càng cáckênh huy động vốn hiện tại của công ty đang áp dụng xem xét tìm hiểu nhữngkênh huy động vốn này liệu đã thực sự khai thác hết tiềm năng hay chưa Nếuthấy tiềm năng của kênh huy động vốn vẫn còn thì tại sao không tiếp tục khaithác, hoặc tìm hiểu xem tại sao ta chưa khai thác hết tiềm năng để từ đó đề ranhững giải pháp để khai thác hết tiềm năng của những kênh huy động vốnnày Còn nếu sau khi xem xét thấy rằng các kênh huy động vốn hiện tại ta đãkhai thác hết tiềm năng rồi không còn có thể mở rộng hơn được nữa thì từ đó

Trang 4

ta mới có phương án cân nhắc xem xét đến việc mở ra một kênh huy độngvốn mới.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Trong đề tài này thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở đây sẽ là các phươngpháp huy động vốn của các Công ty cổ phần Việt Nam để học hỏi và thamkhảo Bao gồm các kênh huy động vốn mà họ áp dụng, giải pháp để họ có thểthực hiện đối với từng kênh huy động vốn… Thêm vào đó cũng có thể tìmhiểu phương pháp huy động vốn của một số Công ty cổ phần tiêu biểu Vì khinghiên cứu phương pháp huy động vốn của các công ty có cùng điều kiện vềquy mô như của công ty mình thì từ đó sẽ dễ dàng hơn cho việc áp dụng cáckinh nghiệm của những công ty này vào cho công ty mình, nó sẽ phù hợp hơnnhiều so với việc áp dụng kinh nghiệm từ các công ty lớn Còn việc nghiêncứu những kênh huy động vốn của các công ty lớn cũng như những giải pháp

mà họ áp dụng để thực hiện ở đây chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với công ty.Phạm vi nghiên cứu ở đây là lĩnh vực huy động vốn của các Công ty cổphần Việt Nam Vì hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đều hoạtđộng ,chuyển hoá thành các công ty cổ phần nên dễ dàng đưa ra các kênh huyđộng vốn ma các công ty áp dụng

4 Phương pháp nghiên cứu.

Ở đây do đề tài nghiên cứu là Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho Công

ty cổ phần Việt Nam hiện nay

Phân tích những kênh huy động vốn mà các công ty hiện nay đang ápdụng để từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn của những kênh huy động vốnnày Và còn phân tích những kênh huy động vốn khác mà các công ty chưa

áp dụng tìm ra những khó khăn thuận lợi của những kênh huy động vốn này

Từ những phân tích đó mà có những đánh giá về những kênh huy độnghuy động vốn này xem các kênh huy động vốn này có ưu điểm và nhược

Trang 5

điểm gì để từ đó có thể áp dụng tìm ra các giải pháp thích hợp ứng dụng vàocác công ty cổ phần hay không.

Thêm vào đó đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra thống kê nhữngkinh nghiệm của các Công ty cổ phần khác nhau

5 Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được.

Với đề tài nghiên cứu này kết quả dự kiến đạt được sẽ là tìm ra được một,một số kênh huy động vốn mới phù hợp với các công ty cổ phần Việt Namhiện nay Và từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý để có thể áp dụng thànhcông các kênh huy động vốn mới này

6 Bố cục đề tài.

Bài viết được chia thành ba phần

Phần một: Giới thiệu chung về đề tài.

Phần hai: Nội dung đề tài

Chương 1: Lý thuyết chung về nguồn vốn và công tác huy động vốn trong

Trang 6

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG I

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ CÔNG TÁC HUY

ĐỘNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.

1.1.Khái quát về nguồn vốn trong doanh nghiệp

1.1.1.Tổng quan về nguồn vốn doanh nghiệp

Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu

và nợ; mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tuỳthuộc tính chất của chúng Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong cácdoanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt cácnhân tố như :

-Trạng thái của nền kinh tế

-Ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

-Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

-Trình độ khoa học - kỹ thuật và trình độ quản lý

-Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp

-Thái độ của chủ doanh nghiệp

-Chính sách thuế…

1.1.2.Các nguồn vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mỗi doanhnghiệp có thể có các phương thức huy động vốn khác nhau.Trong điều kiệnkinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đadạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn của nền kinh tế.Tuy nhiên,cần lưu ýrằng, trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, do thị trường tài chính còn chưaphát triển hoàn chỉnh nên việc khai thác vốn có những nét đặc trưng nhất

Trang 7

định Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽsớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khai thu hút vốn vào kinhdoanh.

Sau đây là các nguồn vốn và các phương thức huy động vốn mà các doanhnghiệp có thể sử dụng

1.1.2.1.Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

+Vốn góp ban đầu

Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải cómột số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông-chủ sở hữu góp Khi nói đếnnguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức

sở hữu của doanh nghiệp đó,vì hình thức sỡ hữu sẽ quyết định tính chất vàhình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư củaNhà nước Chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước Hiệnnay, cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý nguồn vốn của doanhnghiệp Nhà nước nói chung và quản lý vốn vủa doanh nghiệp Nhà nước nóiriêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế

Đối với các doanh nghiệp,theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải

có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thanhg lập doanh nghiệpChẳng han, đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu

tố quyết định để hình thành công ty.Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu công ty

và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ Tuynhiên, các công ty cổ phần cũng có một số dạng tương đối khác nhau Trongcác loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI), các nguồn vốn cũng tương tự như trên;tức là vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác đónggóp…Tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vào

Trang 8

nhiều yếu tố khác nhau(như pháp luật, đặc điểm ngành kinh tế-kỹ thuật,cơcấu liên doanh).

+Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia

Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng,tuy nhiên thông thường số vốn này cần được tăng theo quy mo phát triển củadoanh nghiệp.Trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp hoạtđộng có hiệu quả thì doanh nghiệp có những điều kiện thuận lợi để tăngtrưởng nguồn vốn.Nguồn vốn tích trữ từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợinhuận được sử dụng tái đầu tư sản xuất,mở rộng sản xuất-kinh doanh củadoanh nghiệp

Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia-nguồn vốn nội bộ là phương thức tạonguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, vìdoanh nghiệp sẽ giảm được chi phí,giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài Rấtnhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt

ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứngnhu cầu vốn ngày càng tăng

Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện nếu nhưdoanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu

tư Đối với các doanh nghiệp Nhà nứơc thì việc tái đầu tư phụ thuộc khôngchỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi từ bản thân doanh nghiệp mà còn phụthuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước

Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quanđến một số yếu tố rất nhạy cảm Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trongnăm cho tái đầu tư, tức là không dùng lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần,các cổđông không được chia lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sỡ hữu số vốntăng lên của công ty

Trang 9

Như vậy,giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợbằng nguồn vốn nội bộ Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổphiếu lâu dài,nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trongthời kỳ trước mắt do cổ đông chỉ nhân được một phần cổ tức nhỏ hơn Nếu tỷ

lệ chi trả cổ tức thấp,hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu cóthể bị giảm sút

Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức củacông ty cổ phần cần lưu ý đến môt số yếu tố có liên quan như:

-Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ

-Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước

-Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếucủa công ty,tâm lý và đánh giá của công ty về cổ phiếu đó

-Hiệu quả của việc tái đầu tư

+Phát hành cổ phiếu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ

sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới

Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huyđộng vốn cho doanh nghiệp.Phát hành cổ phiêu được gọi là hoạt động tài trợdài hạn của doanh nghiệp

-Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu thếtrong việc phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thịtrường chứng khoán quan trong nhất là trao đổi, mua bán trên thị trườngchứng khoán, điều đó cũng đủ để minh chứng tầm quan trọng của nó so vớicác công cụ tài chính khác

-Cổ phiếu ưu tiên:Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏtrong tổng số cổ phiếu được phát hành Tuy nhiên trong một số trường hợp,việc dùng cổ phiếu ưu tiên là thích hợp.Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó

Trang 10

thường có cổ tức cố định Người chủ của cổ phiếu này có quyền được thanhtoán lãi trước các cổ đông thường.Nếu số lãi chỉ đủ để chi trả cổ tức cho các

cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ không được nêu rõ trong điều lệcông ty

Phần lớn các công ty cổ phần qui định rõ: Công ty có nghĩa vụ trả hết sốlợi tức chưa thanh toán của các kỳ trước cho các cổ đông ưu tiên, sau đó mớithanh toán cho các cổ đông thường

Các cổ phiếu ưu đãi có thể được chính công ty phát hành thu hồi lại khicông ty thấy cần thiết.Những trường hợp như vậy cần được quy định rõnhững điểm sau: Trường hợp nào thì công ty có thể mua lại cổ phiếu, Giá cảkhi công ty mua lại cổ phiếu, Thời hạn tối thiểu không được phép mua lại cổphiếu(ví dụ 5 năm)

Giá cổ phiếu tăng lên là một dấu hiệu có nhiều cơ hội đầu tư mở rộng vàonhững dự án có triển vọng trong doanh nghiệp

Tuy nhiên,người ta chưa lý giải được một cách tường tận tại sao trên thực

tế các công ty thường lựa chọn việc phát hành cổ phiếu sau khi có sự tăng giá

cổ phiếu.Một số nguyên nhân có thể là những yếu tố sau: Do đòi hỏi cân bằng

tỷ lệ nợ, Do tỷ lệ P/E ở mức cao tức là thị giá cổ phiếu tăng mạnh hơn tốc độtăng của tỷ suất lợi nhuận ròng, Do yếu tố tâm lý của công chúng và các nhàđầu tư trên thị trường

Ngoài ra,vốn chủ sở hửu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ phầnchênh lệch đánh giá lại tài sản cố định,chênh lệch tỷ giá

1.1.2.2.Nợ và các phương thức huy động nợ của doanh nghiệp

+Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thươngmại cần đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo tín dụng của các ngân hàng.Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay và những thông tin cần thiết mà ngân

Trang 11

hàng yêu cầu Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánhgiá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp vay vốn.

Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chungcác ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp di vay phải có các bảo đảm tiềnvay, phổ biến nhất là tài sản thế chấp Việc yêu cầu người đi vay có tài sảnthế chấp trong nhiều trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng đượccác điều kiện vay, kể cả những thủ tục pháp lý về giấy tờ… do đó doanhnghiệp cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tính dụng ngân hàng

Sự kiểm soát của ngân hàng: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thìdoanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình

sử dụng vốn vay Sự kiểm soát này không gây khó khăn cho doanh nghiệp,tuy nhiên trong một số trường hợp, điều đó cũng làm cho doanh nghiệp cócảm giác bị “kiểm soát”

Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn lãi suấtvốn vay ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trương trongtừng thời kỳ Nếu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chiphí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp Có những thời

kỳ ở nước ta, lãi suất vay vốn khá cao và thiếu tính cạnh tranh do đó khôngtạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

+Phát hành trái phiếu công ty

Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loạitrái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tìnhhình trên thị trường tài chính

Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chiphí trả lãi,cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tinh hấp dẫn của trái phiếu.Trước khi quyết định phát hành, cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của

Trang 12

mỗi loại trái phiếu.Trên thị trường tài chính nhiều nước, hiện thường lưuhành những loại trái phiếu doanh nghiệp như sau:

-Trái phiếu có lãi suất cố định: loại trái phiếu này thường được sử dụngnhiều nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp Lãi suất được ghi ngay trênmặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó Như vậy cả doanhnghiệp(người đi vay) và người giữ phiếu(người cho vay) đều biết rõ mức lãisuất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại (kỳ hạn) của trái phiếu Việcthanh toán lãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ, ví dụ trả 2 lần trongnăm vào ngày 30/6 và 31/12

-Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực raloại này có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác.Chẳng hạn, lãi suất LIBOR hoặc lãi suất cơ bản

-Trái phiếu có thể thu hồi: Một số doanh nghiệp lựa chọn phát hành nhữngtrái phiếu có thể thu hồi, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời giannào đó Trái phiếu như vậy phải được quy định ngay khi phát hành để ngườimua trái phiếu được biết Doanh nghiệp phải quy định rõ về thời gian và giá

cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu Thông thường, người ta quy địnhthời gian tối thiểu mà trái phiếu sẽ không bị thu hồi,ví dụ trong thời gian 36gian

-Chứng khoán có thể thay đổi: Sự chuyển đổi và lựa chọn cho phép cácbên ( doanh nghiệp, người đầu tư) có thể lựa chọn cách thức đầu tư có lợi vàthích hợp

Có một số hình thức chuyển đổi,ta đề cập đến 2 loại:

*Giấy bảo đảm: Người sở hửu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng cổphiếu thường, được quy định trước với giá cả và thời gian xác định

Trang 13

*Trái phiếu chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổithành một số lượng nhất định các loại cổ phiếu thường Nếu thị giá của cổphiếu tăng lên thì người giử trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao.

1.2.Huy động vốn trong công ty cổ phần.

1.2.1 Khái niệm và phân loại vốn.

đó chất xám con người là một nguồn vốn vô cùng quan trọng và quý giá nhiềukhi vốn bằng tiền tệ cũng chưa sánh được so với nguồn vốn con người, vốn trithức

Nhưng trong đề tài này thì chỉ đi vào tìm hiểu phân tích về vồn theo nghĩahẹp là vốn tiền tệ và vật chất Vì vậy hiểu theo nghĩa hẹp một cách đơn giảnnhất thì vốn là toàn bộ giá trị của tiền và vật chất được ứng ra ban đầu và quátrình tiếp theo để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

b Phân loại.

Nhưng như trên đã nói thì ở đây vốn cũng có rất nhiều loại bao gồm vốnvật chất và vốn tri thức Hay như bên trong doanh nghiệp thì vốn cũng có baogồm hai loại vốn chính là vốn chủ sở hữu và vốn đi vay Hoặc cũng có thểphân thành vốn cố định và vốn lưu động

 Theo cách phân loại về nguồn hình thành thì bao gồm:

Trang 14

- Vốn chủ sở hữu là lượng vốn mà chủ doanh nghiệp bỏ ra trong quá trìnhhình thành doanh nghiệp và được tích luỹ dần trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh mà thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp Vốnchủ sở hữu này được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Bản thân bên trong vốn chủ sở hữu cũng bao gồm nhiều loạinhư khấu hao, lợi nhuận để lại, quỹ dự phòng…

Theo đó thì lợi nhuận để lại là phần còn lại của kết quả quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ

đi chi phí và các khoản khác như phần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay làphần lợi nhuận dùng để chia cổ tức cho các cổ đông Phần lợi nhuận để lại nàyđược doanh nghiệp giữ lại dùng để tiếp tục đầu tư vào quá trính sản xuất kinhdoanh trong chu kỳ tiếp theo của quá trình sản xuất, nhằm làm tăng lượng vốnchủ sở hữu của doanh nghiệp Đây cũng là một phần vốn rất quan trọng củadoanh nghiệp

Khấu hao là phần giá trị của tài sản cố định mà doanh nghiệp đã đầu tưtrong quá trình sản xuất nó là nhà xưởng máy móc, thiết bị, công cụ dụngcụ… phần khấu hao này chính là lượng vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra trongquá trình sản xuất

Còn quỹ dự phòng đây cũng chính là một phần của khoản lợi nhuận để lạicủa doanh nghiệp nhưng phần vốn này không được dùng để đầu tư trực tiếpvào quá trình sản xuất mà thay vào đó nó được dùng trong những trường hợpđặc biệt như khi có sự sụt giá hay việc kinh doanh bị thua lỗ thì phần quỹ dựphòng này được dùng để bù đắp những thiệt hại do thua lỗ hay do trượt giágây ra

- Vốn đi vay là lượng vốn mà doanh nghiệp đi vay từ bên ngoài để phục

vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Vì không một doanh nghiệp nào có thểhoạt động với 100% lượng vốn tự có của mình được mà bao giờ họ cũng có

Trang 15

những khoản vốn đi vay để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh Vốn đi vaynày bao gồm rất nhiều nguồn khác nhau như vốn vay tín dụng ngân hàng làlượng vốn mà doanh nghiệp đi vay từ các tổ chức tài chính tín dụng trong vàngoài nước và phải chịu lãi suất đi vay Hay vốn vay tín dụng thương mại làlượng vốn mà doanh nghiệp vay của các đối tác kinh doanh như là muanguyên vật liệu chịu mà chưa thanh toán ngay cho bên đối tác mà hẹn thanhtoán sau có thể là sau mỗi chu kỳ kinh doanh hay sau khi bán được hàng…Hay là vốn vay từ phát hành cổ phiếu đây cũng là một hình thức đi vay kháccủa doanh nghiệp nhưng đây là vay một cách gián tiếp bằng cách phát hành cổphiếu vì vậy ở đây doanh nghiệp không chỉ vay của các tổ chức tín dụng tàichính mà còn vay của các đối tác, quần chúng nhân dân các nhà đầu tư chứngkhoán Vì khi phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán thì cổ phiếu đó sẽkhông chỉ được nhân dân mua, những nhà đầu tư chứng khoán mua mà nó còn

có thể được các tổ chức tài chính hay là các đối tác mua Vốn có được từ việcphát hành trái phiếu theo đó thì lượng vốn mà doanh nghiệp có được là thôngqua việc phát hành trái phiếu vay nợ ra thị trường vốn để thu hút vốn từ cáctầng lớp dân cư Hay là vốn có được từ liên doanh, liên kết theo đó thì doanhnghiệp sẽ có vốn khi tiến hành liên doanh liên kết với bên ngoài Với hìnhthức liên doanh liên kết này thì vừa có vốn để hoạt động lại vừa có thể thamgia được vào thị trường mới hay là giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp khi thấtbại sẽ không phải chịu tất cả thua lỗ mà có doanh nghiệp khác cùng chia sẻ

 Phân loại theo tính chất hoạt động thì có vốn cố định và vốn lưu động:

- Vốn cố định là lượng vốn ứng ra ban đầu để đầu tư vào tài sản cố địnhnhư nhà xưởng, máy móc… nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Vốn cố định có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sảnxuất, được khấu hao vào từng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Trang 16

- Vốn lưu động là số tiền ứng trước để đầu tư vào tài sản lưu động, tài sảnlưu thông nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra bìnhthường.

1.2.2 Sự cần thiết phải huy động vốn cho các hoạt động trong công ty cổ phần.

Có thể nói vốn đối với các công ty cổ phần là rất quan trọng nó quyết địnhđến sự hoạt động suôn sẻ của công ty Mặc dù để có thể để công ty hoạt độngmột cách suôn sẻ thì cần phải có nhiều yếu tố cùng tham gia vào trong đó vốn

là quan trọng, nó được coi như là máu đối với mỗi công ty cổ phần, vì chỉ khi

có vốn công ty cổ phần mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhđược Có vốn doanh nghiệp mới có thể thực hiện các hợp đồng, ký kết cáchợp đồng kinh doanh liên kết, có vốn thì doanh nghiệp mới có thể mua sắmtrang thiết bị, thay thế các trang thiết bị cũ, đổi mới công nghệ sản xuất, trảlương cho công nhân… Theo đó thì vốn có vai trò quan trọng đối với các hoạtđộng sau

a Đối với hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư là hoạt động rất quan trọng thông qua hoạt động đầu tư

mà doanh nghiệp có thể tăng trưởng và phát triển Đầu tư ở đây có thể là đầu

tư vào một dự án kinh doanh mới hay là đầu tư vào mua sắm trang thiết bịmới, xây dựng nhà xưởng… Nhưng để có thể tiến hành hoạt động đầu tư thìdoanh nghiệp cần phải có vốn Vốn như là dòng máu mang dinh dưỡng đếnnuôi cơ thể vậy Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp như là hoạt động nhằmlàm tăng tiềm lực cho doanh nghiệp, làm tăng quy mô của doanh nghiệp nhờ

có hoạt động đầu tư mà doanh nghiệp có thể lớn mạnh, có thể tham gia đượcvào nhiều các lĩnh vực kinh doanh khác nhau… Nhưng quyết định đầu tư cònphụ thuộc vào vốn mà doanh nghiệp có Theo đó thì vốn có những vai tròsau:

Trang 17

Quy mô của vốn mà doanh nghiệp có và có thể huy động sẽ quyết địnhđến khả năng đầu tư vào dự án kinh doanh của công ty, quyết định đến quy

mô của dự án kinh doanh hay phạm vi của dự án Vì khi công ty muốn quyếtđịnh đầu tư vào một hoạt động mới hay một dự án kinh doanh mới thì yêu cầuđầu tiên mà doanh nghiệp cần cân nhắc là lượng vốn cần phải có để đầu tưvào dự án, quy mô của vốn sẽ quyết định đến quy mô của dự án vì ta khôngthể đầu tư vào một dự án lớn khi mà ta không có đủ vốn cần thiết, nếu như ta

cố tình đầu tư thì trong quá trình hoạt động sẽ liên tục xảy ra tình trạng thiếuvốn từ đó sẽ dẫn đến tình trạng dự án sẽ không thể hoạt động suôn sẻ, ảnhhưởng đến tính khả thi của dự án thậm chí nó còn gây thiệt hại tới doanhnghiệp Vì vậy khi quyết định đầu tư thì công ty bao giờ cũng cân nhắc tớiyếu tố vốn

Thêm vào đó quy mô vốn cũng ảnh hưởng tới phạm vi của dự án Vốncàng lớn thì dự án đầu tư sẽ có phạm vi càng rộng và ngược lại nếu mà quy

mô vốn nhỏ thì phạm vi hoạt động của dự án sẽ thu hẹp từ đó mà ảnh hưởngtới sự thành công của dự án đầu tư Vì khi mà dự án có quy mô lớn nó sẽ đemđến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp có thể thu được doanh thu và lợi nhuậnlớn từ đó sẽ làm cho doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn, tiềm lực của doanhnghiệp cũng có thể được tăng lên nhưng ngược lại khi quy mô vốn nhỏ dẫnđến quy mô dự án nhỏ không đủ bao phủ thị trường nó sẽ hạn chế khả năngcủa doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác tham gia vào thịtrường từ đó sẽ có sự cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp Quy mô vốn cũng

sẽ quyết định đến độ dài của dự án đầu tư Vì có nhiều dự án đầu tư không thểchỉ có đầu tư trong một kỳ sản xuất mà nó còn có thể được đầu tư qua nhiều

kỳ kinh doanh Vì vậy cần phải có lượng vốn lớn, dự án càng lâu thì lượngvốn yêu cầu cần có để đầu tư càng lớn

Trang 18

Nói tóm lại thì quy mô của vốn mà doanh nghiệp có và có thể huy động

có vai trò quyết định đến các dự án đầu tư Doanh nghiệp nào có quy mô vốncàng lớn thì dự án đầu tư càng có quy mô phạm vi lớn và ngược lại

Tiềm lực vốn mà doanh nghiệp có sẽ quyết định đến khả năng đầu tư củadoanh nghiệp như để có thể tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh mới hay là

mở rộng thị trường hoạt động hiện có thì cần có vốn để có thể tiến hành cáchoạt động xúc tiến thị trường Để có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanhmới thì doanh nghiệp cần phải tiến hành nhiều công việc như là mua sắmtrang thiết bị, tuyển dụng nhân công hay là tiến hành khảo sát thị trườngnhưng để có thể làm được những việc đó thì doanh nghiệp cần có vốn để muasắm máy móc thiết bị hay thuê nhân công… Đấy là trường hợp doanh nghiệpmuốn tự mình tham gia thị trường mới Hoặc doanh nghiệp có thể tiến hànhliên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để cùng tham gia vào thị trườngmới, nhưng cho dù là doanh nghiệp liên doanh này hiện đang hoạt động ở thịtrường mà doanh nghiệp muốn xâm nhập hay là doanh nghiệp ở thị trườngkhác thì khi tiến hành liên doanh liên kết thì doanh nghiệp cũng cần phải cóvốn đối ứng để tham gia vào liên doanh, vì nếu không có vốn đối ứng chúng

ta sẽ không thể tiến hành liên doanh được, quy mô vốn góp của mỗi bên sẽquyết định đến vai trò của doanh nghiệp trong liên doanh này, doanh nghiệp

có quy mô vốn càng lớn thì càng có vai trò quyết định, vai trò lớn Vì vậy màtiềm lực vốn của doanh nghiệp sẽ quyết định đến khả năng tham gia vào lĩnhvực kinh doanh mới của doanh nghiệp

Thêm vào đó thì khi doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào thìluôn muốn mở rộng thị trường hoạt động của mình vì khi thị trường càngđược mở rộng thì quy mô của doanh nghiệp càng lớn lên, sức mạnh của doanhnghiệp càng được củng cố… nhưng để có thể mở rộng thị trường, tăng doanhthu và lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải có đầu tư vào hoạt động xúc tiến

Trang 19

thị trường, đầu tư trang thiết bị máy móc, nghiên cứu để có thể nâng cao chấtlượng sản phẩm, giảm giá thành và chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh Vìvậy nếu có tiềm lực vốn lớn doanh nghiệp sẽ có thể có ưu thế trong cạnh tranhtrên thị trường nhờ có vốn mà doanh nghiệp có thể đi trước đầu tư vào côngnghệ mới để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị trường.

Nói chung thì với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cho dù đó là đầu tưvào dự án kinh doanh hay là đầu tư để tham gia lĩnh vực kinh doanh mới,hoặc mở rộng thị trường thì yếu tố vốn là rất quan trọng nó quyết định đến sựthành bại của hoạt động đầu tư

b Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn cũng cóvai trò quyết định đến, vì hoạt động sản xuất kinh doanh muốn được diễn rathì cần phải có máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công nhân… Vì vậy cần cóvốn để đầu tư vào những nhân tố sản xuất đó Đồng thời vốn cũng có vai tròquyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Vòng quay của vốn sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củacông ty Nếu vòng chu chuyển vốn càng ngắn thì điều đó chứng tỏ hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả Vì vòng quay của vốn ở đâychính là nói lên vòng quay của sản phẩm, khi mà vốn được thu hồi càngnhanh chứng tỏ rằng sản phẩm được sản xuất ra không bị tồn kho mà đượctiêu thụ trên thị trường nhờ đó mà vốn không bị ứ đọng mà luôn được luânchuyển nhờ đó sẽ tạo ra được nhiều doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp,nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhưngngược lại khi mà vòng quay của vốn chậm thì nó sẽ phần nào nói lên thựctrạng hoạt động của doanh nghiệp, nó sẽ nói lên những khó khăn trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi mà sản phẩm sản xuất ra bịtồn kho không tiêu thụ được Nhưng vòng quay của vốn dài hay ngắn cũng

Trang 20

tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đặc tính củasản phẩm Vì có nhiều lĩnh vực hoạt động mà cần có đầu tư lớn mà vốn thuhồi có thể kéo dài qua nhiều chu kỳ kinh doanh như ngành xây dựng… thì cầnphải đầu tư nhiều mà quá trình xây dựng lại diễn ra dài ngày lên vòng quayvốn của ngành sẽ dài hơn nhưng cũng có những ngành mà trong một chu kỳsản xuất thì vốn được chu chuyển nhiều lần đặc biệt trong những ngành côngnghiệp chế biến lương thực thực phẩm nên trong những ngành này vốn cóvòng quay càng ngắn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty càng cao.Nhưng nói chung dù trong ngành nào thì nếu có vòng chu chuyển vốn càngngắn thì càng có hiệu quả.

Quy mô của vốn cũng sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Vìnếu có quy mô vốn lớn, tiềm lực vốn mạnh thì doanh nghiệp càng có nhiềuđiều kiện để trang bị máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nhờ đó mà có thểnâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩmnhờ đó sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp trướccác doanh nghiệp khác Nhờ có vốn mà doanh nghiệp cũng có thể tiến hànhcác hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn trên thịtrường… Vì khi mà có sản phẩm chất lượng tốt và giá cả hấp dẫn rồi thì vẫnchưa đủ mà thêm vào đó thì khâu xúc tiến thị trường là rất quan trọng nóquyết định đến sự thành công của sản phẩm nó sẽ góp phần làm cho mọingười biết về sản phẩm để có thể mua sản phẩm Nhưng để làm được nhữngviệc như tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, xúc tiến thị trường thì cầnphải có vốn

Nhìn chung thì vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh làrất quan trọng ngoài yếu tố con người ra thì vốn là rất quan trọng nó quyếtđịnh đến hiệu quả hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, nói lên sự hiệuquả trong hoạt động của doanh nghiệp

Trang 21

c Đối với việc tăng tài sản.

Tài sản của doanh nghiệp cũng chính là lượng vốn mà doanh nghiệp có, ởđây tài sản chính là biểu hiện về mặt vật chất của vốn Số lượng tài sản màdoanh nghiệp có cũng nói lên được tiềm lực của doanh nghiệp, nói lên quy môcủa doanh nghiệp và trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vì vậy mà việc tăng tài sản của doanh nghiệp luôn được doanh nghiệp tiếnhành qua các kỳ sản xuất kinh doanh, nó được tiến hành thường xuyên liêntục trong mỗi doanh nghiệp Nhưng việc tăng tài sản của mỗi doanh nghiệpcũng cần phải có vốn vì tài sản ở đây là trang thiết bị máy móc nhà xưởng…đều cần có vốn

Nguồn vốn sẽ quyết định đến khả năng mua sắm tài sản mới của công ty.Việc mua sắm tài sản mới sẽ góp phần làm tăng tài sản của công ty nhưng để

có thể mua được tài sản mới thì công ty cần có được một lượng vốn nhất định.Doanh nghiệp một khi muốn mua sắm thêm tài sản mới để nâng cao năng lựcsản xuất kinh doanh của công ty, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thìđiều đầu tiên là phải cân nhắc tới số lượng vốn mà doanh nghiệp hiện có và cóthể huy động để mua sắm, việc mua sắm tài sản mới này cũng như là một dự

án đầu tư vậy do vậy mà yếu tố vốn có vai trò quyết định đến việc đầu tư muasắm tài sản mới

Việc mua sắm tài sản để thay thế các tài sản cũ hỏng không thể dùng đượcnữa cũng thường được diễn ra trong mỗi doanh nghiệp điều này cũng làm ảnhhưởng tới nguồn vốn của doanh nghiệp vì việc mua sắm tài sản để thay thếnày cũng cần có vốn để tiến hành

Nói tóm lại dù hoạt động nào trong doanh nghiệp thì cũng cần có vốn đểhoạt động, vốn như là dòng máu trong cơ thể để cho công ty có thể hoạt độngđược suôn sẻ Vốn có vai trò quan trọng quyết định đến mọi hoạt động trong

Trang 22

doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư mua sắm tài sản mới hay là đầu tư vào mộtlĩnh vực kinh doanh mới cũng như các hoạt động thường xuyên là hoạt độngsản xuất kinh doanh

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn trong công ty

cổ phần.

Việc huy động vốn trong doanh nghiệp cũng có những khó khăn, thuận lợinhất định Tuỳ thuộc vào từng thời điểm mà việc huy động vốn trong doanhnghiệp có thể được tiến hành thuận lợi hay không Có rất nhiều nguyên nhânảnh hưởng tới khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp Đó là những nhân tốsau

a Quy mô.

Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng huy độngvốn của doanh nghiệp Thứ nhất nếu quy mô của doanh nghiệp lớn thì khảnăng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn so với doanh nghiệp cóquy mô nhỏ Khi doanh nghiệp có quy mô lớn điều đo đồng nghĩa với việcdoanh nghiệp làm ăn với quy mô lớn doanh thu hàng năm sẽ lớn từ đó dẫnđến việc lợi nhuận để lại sẽ lớn làm cho lượng vốn tích luỹ qua các năm sẽlớn Trái lại khi mà quy mô doanh nghiệp nhỏ thì ta không thể mong chờ cóđược một mức doanh thu và lợi nhuận cao để có được tích luỹ vốn lớn đưavào đầu tư được Từ đó mà khả năng huy động vốn từ nguồn lợi nhuận để lạicủa những doanh nghiệp lớn luôn có ưu thế so với các doanh nghiệp nhỏkhác

Mặt khác là doanh nghiệp có quy mô lớn điều đó cũng đồng nghĩa vớiviệc giá trị tài sản mà doanh nghiệp có sẽ lớn hơn so với các công ty vừa vànhỏ Đây là một thuận lợi lớn cho các công ty lớn khi đi vay tín dụng ngânhàng vì khi đi vay tín dụng ngân hàng thì bao giờ ngân hàng cũng căn cứ vàogiá trị tài sản mà công ty có để cho vay vốn, ta không thể vay vốn với số

Ngày đăng: 25/04/2013, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w