Huy động và sử dụng qua hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn trong Công ty cổ phần Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Các ngân hàng thương mại ngân hàng tiết kiệm các quỹ tiết kiệm cộng đồng, ngân hàng phát triển, thị trường chứng khoán… tạo điều kiệm cho các chủ doanh nghiệp vay vốn cho đầu tư phát triển

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành lãi suất theo hướng: Giảm lãi suất cho vay để khuyến khích các thành phần kinh tế vay tiền để đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực rủi ro cao, ít nhà đầu tư tham gia. Nâng cao tính ổn định của lãi suất tín dụng và tỷ lệ lãi suất ổn định phải thấp hơn tỷ lệ lạm phát.

3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư

3.2.1. Thực hành chính sách tiết kiệm để tăng tích luỹ vốn

Hạn chế lãng phí và thất thoát do tham nhũng trong khi thực hiện cổ phần hoá, bán đấu thầu, cho thuê ,cần nâng cao tiết kiệm trong quá trình sử dụng vốn, vật tư, nguyên liệu nhà xưởng.

Sắp xếp lại các công ty cổ phần song phải phù hợp với từng điều kiện, đặc thù của các vùng để tránh đầu tư vốn dài trải, phân tán dễ thất thoát.

Giảm tỷ trọng chi tiêu, chi tiêu hợp lý trong gia đình. Nhà nước có chính sách khuyến khích tạo môi trường đầu tư. Các ngân hàng thương mại cần có chính sách tích cực về thủ tục, lãi suất hấp dẫn để khuyến khích người dân gửi tiết kiệm

3.2.2. Tiếp tục đổi mới và thu hút nguồn vốn đầu tư qua các tổ chức tài chính trung gian chính trung gian

Thông qua thị trường tài chính mà tiết kiệm được chuyển đến các nhà đầu tư là các công ty cổ phần.

Đổi mới và chấn chỉnh hoạt động hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng

* Về lãi suất: Giảm lãi suất cho vay khuyến khích đầu tư, đồng thời tăng lãi suất tiền gửi để thu hút vốn nhàn rỗi.

* Trong một thị trường tài chính, sự vận hành của cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp sẽ bổ sung cho nhau, tạo khả năng, sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống tài chính cần phải tiếp tục phát triển và chuyển đổi phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhằm biến hệ thống tài chính thành trung tâm thu hút và phân bố các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế

3.2.3- Tiếp tục đổi mới và quản lý có hiệu quả các công ty cổ phần

Nên tổ chức các doanh nghiệp theo hướng giảm sự cồng kềnh của bộ máy quản lý

Phải hướng các doanh nghiệp theo hướng chuyên môn hoá, trên cơ sở đó sẽ đổi mới công nghệ thì vốn đầu tư mới ít, chi phí sản xuất mới hấp dẫn và có lãi. Phải tăng cường vai trò của hội đồng quản trị với tư cách là đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp để quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính trung gian với các công ty cổ phần hiện nay

Tạo "sân chơi" bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và Công ty cổ phần về những điều kiện hoạt động kinh doanh vởi vì chính sách đổi mới doanh nghiệp Nhà nước hiện nay cần có những ưu đãi tạo nên nhiều lợi thế như: Có hệ thống thông tin chính xác

3.2.4.Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện ngân sách Nhà nước

Huy động đầu tư cho phát triển qua ngân sách Nhà nước bằng cách tăng thu ngân sách.

Cần thực hiện việc cải cách hệ thống thuế và phí là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đồng thời phải đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sản xuất, công bằng xã hội. Đảm bảo tính rõ ràng và ổn định của sắc thuế, cải tiến hình thức thu phívà lệ phí qua ngân sách Nhà nước.

Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế.

Tăng quy mô đầu tư từ ngân sách và sử dụng đúng hướng vốn vay

Bên cạnh việc chống thất thu và tiết kiệm chi thường xuyên chúng ta phải quản lý tốt nguồn vốn đầu tư từ ngân sách; triệt để xoá bỏ bao cấp đối với các doanh nghiệp Nhà nước thông qua ngân sách; thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực xã hội

Nâng cao chất lượng quản lý cấp và phát kiểm soát chi ngân sách Nhà nước - Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong quá trình cấp phát và kiểm soát chi ngân sách Nhà nước

- Sớm ban hành đồng bộ và hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác cấp phát và kiểm soát chi ngân sách Nhà nước

Thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm toán Nhà nước

Để tăng cường đầu tư tư nhân, Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp - Hoàn thiện hệ thống pháp luật pháp và chính sách Nhà nước khuyến khích đầu tư tư nhân

- Coi trọng mở rộng thị trường trong nước và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận khu vực và thị trường quốc tế.

- Hỗ trợ quá trình đổi mới và chuyển giao kỹ thuật công nghệ đối với các doanh nghiệp

- Cần có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư về việc sử dụng mặt bằng sản xuất kinh doanh

3.2.6. Đẩy mạnh việc phát triển thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán nước ta còn yếu kém chưa khuyến khích được các thành phần tham gia đầu tư. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo điều kiện cho dân cư và các tổ chức sẽ tạo điều kiện giúp cho dân cư và các tổ chức bỏ vốn ra để giúp các doanh nghiệp thu hút được vốn tạo ra sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn trong Công ty cổ phần Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w