1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Cơ quan công tố hình sự ở hoa kỳ 1

25 707 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 226,97 KB

Nội dung

Chỉ thẩm phán mới có quyền ra lệnh khám xét và thu giữ chứng cứ về tội phạm, mới có quyền ra lệnh ghi âm các cuộc nói chuyện điện thoại, hay ra lệnh triệu tập nhân chứng hay một người nà

Trang 1

Cơ quan công tố hình sự ở Hoa Kỳ[1]

Tại Hoa Kỳ, cả chính quyền liên bang và chính quyền các bang đều có quyền truy

tố tội phạm, đều có hệ thống pháp luật, hệ thống toà án, công tố, cảnh sát riêng Loại tội cụ thể nào được truy tố theo luật của liên bang hoặc luật của các bang phụ thuộc vào nhiều yếu tố, rất phức tạp.[2]

Các quy định của luật pháp và thực tiễn áp dụng cho thấy, các tội phạm do cơ quan liên bang truy tố thường là các tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý, tội phạm có tổ chức, tội phạm về tài chính và gian lận mức độ lớn, những tội phạm xâm hại đến các quyền lợi liên bang như chống lại công chức liên bang, lừa đảo, gian lận… nhằm vào liên bang Thêm nữa, có một số loại chỉ chính quyền liên bang mới có quyền truy tố, bao gồm các tội phạm trong lĩnh vực hải quan, thuế liên bang, tội gián điệp, phản quốc

Chính quyền các bang truy tố hầu hết các loại tội phạm nhằm vào cá nhân, như giết người và cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu như cướp, trộm cắp Nhìn chung, số vụ án các bang xử lý lớn hơn rất nhiều so với con số của liên bang[3]

Trang 2

Mặc dù các bang có thẩm quyền lớn trong việc truy tố hầu hết các loại tội phạm nêu trên, nhưng họ chỉ có thể điều tra và truy tố các tội phạm xảy ra trên địa bàn lãnh thổ của bang Thẩm quyền của liên bang thì mở rộng trên phạm vi toàn liên bang Do vậy, liên bang có khả năng tốt hơn khi điều tra và truy tố các tội phạm phức tạp, xảy ra trên bình diện rộng

Văn phòng các vấn đề quốc tế (OIA), bộ phận hình sự, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chịu trách nhiệm xử lý tất cả các trường hợp dẫn độ tội phạm với nước ngoài Khi các chính phủ nước ngoài yêu cầu dẫn độ, họ phải cung cấp chứng cứ cho phía Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để Bộ Tư pháp trình bày tại toà khi Quyết định dẫn độ bị kiện, hay

bị xem xét tại toà án

Mặc dù có sự khác nhau trong tố tụng hình sự (TTHS) giữa các bang với nhau, giữa các bang và chính quyền liên bang, nhưng một số các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự được áp dụng thống nhất cho các hoạt động điều tra và truy tố của các bang và liên bang

Thứ nhất,một nguyên tắc thống nhất là việc điều tra và truy tố thuộc trách nhiệm

của nhánh quyền lực hành pháp Công tố viên, nhân viên điều tra và cảnh sát là các thành viên nhánh hành pháp, không nằm trong nhánh quyền lực tư pháp ở Hoa Kỳ, không có khái niệm một thẩm phán điều tra - vốn tồn tại ở hệ thống pháp luật lục địa, dân sự Do đó, vai trò của thẩm phán trong hoạt động điều tra tội phạm hình sự bị hạn chế Tuy nhiên, một số hoạt động điều tra chỉ có thể được tiến

Trang 3

hành sau khi có được sự chấp thuận, cho phép của thẩm phán Chỉ thẩm phán mới

có quyền ra lệnh khám xét và thu giữ chứng cứ về tội phạm, mới có quyền ra lệnh ghi âm các cuộc nói chuyện điện thoại, hay ra lệnh triệu tập nhân chứng hay một người nào đó để cung cấp thông tin, tài liệu và nếu từ chối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và trong trường hợp đặc biệt, chỉ thẩm phán mới có thể ra lệnh bắt người.[4]

Bất cứ khi nào, một công tố viên (hay một nhân viên cảnh sát, trong trường hợp khẩn cấp) thấy cần thiết phải có một quyết định, hay lệnh của toà án để phục vụ hoạt động điều tra, anh ta phải làm một yêu cầu chính thức gửi toà án và trình bày

rõ các tình tiết và chứng cứ minh chứng cho tính cần thiết của yêu cầu đó Một thẩm phán sẽ chỉ ra lệnh hay quyết định nếu ông ta xác định rằng, các căn cứ nêu

ra có cơ sở cho việc ra lệnh Chẳng hạn, để ra lệnh khám xét, thẩm phán phải xác định rằng các chứng cứ nêu ra cho thấy có căn cứ về một tội phạm đã xảy ra và chứng cứ về tội phạm có thể tìm thấy ở nơi cần khám xét

Thứ hai,một số thủ tục, nguyên tắc tố tụng hình sự được quy định trong Hiến pháp

Mỹ và được áp dụng cho tố tụng hình sự của cả các bang và liên bang Chẳng hạn, một người bị truy tố về một tội nghiêm trọng có quyền được xét xử bởi một bồi thẩm đoàn và được đại diện bởi một luật sư bào chữa Tại phiên toà, bị cáo có quyền đối chất chứng cứ với người đã khai báo, làm chứng chống lại anh ta (nguyên tắc chống tự buộc tội - Tu chính án thứ 6) Ngoài ra, không ai có nghĩa vụ phải khai báo chống lại chính mình (Tu chính án thứ 5) Nhìn chung, Hiến pháp

Trang 4

quy định không một lệnh nào có thể được ban hành, nếu không dựa trên các bằng chứng đủ để cho thấy có một tội phạm đã xảy ra

Do đó, một lệnh bắt không được ban hành trừ khi có đủ chứng cứ rõ ràng cho thấy, có một tội phạm đã xảy ra và người bị bắt đã thực hiện hành vi phạm tội đó

Trang 5

*********** Việc truy tố các tội phạm liên bang ở mỗi toà án của quận nào thuộc

trách nhiệm của Chưởng lý liên bang của mỗi quận đó (US Attorney for that district) Chưởng lý liên bang của mỗi quận do Tổng thống bổ nhiệm và thông báo

tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Có 94toà án quận ở Mỹ và có 93 Chưởng lý liên bang Số lượng các Chưởng lý và công tố viên liên bang ở mỗi quận phụ thuộc vào số lượng các vụ việc ở mỗi quận (cả lĩnh vực hình sự và dân sự) Chẳng hạn, Văn phòng Chưởng lý liên bang quận Nam NewYork (Manhattan) có đội ngũ nhân viên nhiều hơn Văn phòng tư pháp thuộc quận Connecticut Các nhân viên thuộc Vụ hình sự thuộc Bộ Tư pháp liên bang ở thủ đô có quyền truy tố mọi tội phạm xảy ra trên tất cả các quận toàn nước

Mỹ, nhưng đứng đầu đội ngũ công tố viên là 93 giám đốc Chưởng lý liên bang và các chưởng lý dưới quyền, trợ lý chưởng lý liên bang

*

2 Cơ quan xét xử của liên bang

Có 3 cấp xét xử các vụ án hình sự Các thẩm phán sau khi được bổ nhiệm, trừ thẩm phán địa phương, có thể giữ nhiệm kỳ suốt đời Hiến pháp Hoa Kỳ có quy định bảo đảm chế độ bổ nhiệm suốt đời cho các thẩm phán

*

2.1 Các thẩm phán ở Toà án cấp quận

Trang 6

*

Cấp độ thấp nhất trong hệ thống xét xử là 94 toà án cấp quận Các thẩm phán ở cấp này là thẩm phán địa phương (cấp thấp nhất của thẩm phán liên bang) hoặc thẩm phán liên bang quận Tất cả các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền liên bang đều được xét xử tại các toà án quận này

Những vụ án nhỏ, ít nghiêm trọng có thể được xét xử bởi một thẩm phán địa phương Các vụ còn lại được xét xử bởi một thẩm phán liên bang quận Tại phiên toà, các thẩm phán sẽ phán quyết các vấn đề về luật và chứng cứ Nếu không có bồi thẩm đoàn, họ cũng phán quyết cả các vấn đề thực tế, xác định chứng cứ xem

đã đủ kết tội hay không Việc quyết định hình phạt đối với một người đã được định tội thuộc thẩm quyền của các thẩm phán

Thẩm quyền của các thẩm phán liên bang quận (district) lớn hơn rất nhiều so với các thẩm phán địa phương (magistrate) Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần

thiết, thẩm phán liên bang quận có thể giao một số việc cụ thể cho các thẩm phán địa phương Chẳng hạn, theo quy định, tất cả các phiên xử về việc dẫn độ tội phạm (có được dẫn độ một người hay không) thuộc thẩm quyền xử lý của toà án cấp quận, nhưng thẩm phán cấp quận (trên toàn liên bang) xác định việc xét xử những

vụ việc đó có thể do các thẩm phán địa phương tiến hành

Trang 7

Ngoài việc xét xử ở các phiên toà, các thẩm phán liên bang quận còn có quyền ban hành các lệnh bắt, khám xét và kê biên tài sản, cho phép bị cáo tại ngoại và quyết định tất cả các vấn đề pháp lý khác trước khi xét xử

*

2.2 Các toà án phúc thẩm liên bang

*

Cấp xét xử tiếp theo của hệ thống toà án liên bang là các toà phúc thẩm ở các Hạt

Có 13 Toà phúc thẩm Hạt (Circuit Courts of Appeals) Mỗi một Toà án phúc thẩm

phụ trách việc xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự mà các tòa cấp quận thuộc phạm vi mình phụ trách Chẳng hạn, Toà phúc thẩm Hạt số 2 xét xử phúc thẩm các

vụ án đã được xét xử bởi các Toà án quận thuộc địa phận các bang Connecticut, NewYork và Vermont

Người bị xét xử (sơ thẩm) về các tội phạm liên bang có quyền kháng cáo lên các Toà phúc thẩm có thẩm quyền Tuy nhiên, các Toà phúc thẩm thường có thái độ tôn trọng đối với các tình tiết thực tế (chứng cứ) đã được xem xét ở Toà sơ thẩm

và không xem xét mở rộng đối với các vấn đề thực tế, mà tập trung xem xét các vấn đề về luật Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm của công tố viên bị hạn chế Chẳng hạn, công tố viên không thể kháng nghị, nếu Toà sơ thẩm đã quyết định bị cáo vô tội

Trang 8

Phiên xử phúc thẩm được tiến hành bởi hội đồng gồm 03 thẩm phán Trong một số* ít trường hợp, quyết định của hội đồng 03 thẩm phán có thể được xem xét lại bởi tất cả các thẩm phán của Toà phúc thẩm ở cấp phúc thẩm, bên nguyên và bên

bị phải đệ trình văn bản nên rõ căn cứ pháp luật áp dụng đối với các tình tiết thực

tế của vụ án và lý do, lập luận cho yêu cầu kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét

xử sẽ nghe các bên “tranh luận” hay đưa ra các câu hỏi liên quan đến vụ án Sau

đó sẽ đánh giá mọi tình tiết và ra bản án Thông thường, toà án sẽ ra phán quyết bằng văn bản và giải thích những lý do mà tòa đưa ra quyết định đó

*

2.3 Toà án tối cao liên bang

*********** Toà án tối cao có 9 thẩm phán Trừ trường hợp đặc biệt xét xử sơ thẩm, toà án tối cao là cấp phúc thẩm cuối cùng, xem xét lại các bản án của các Toà phúc thẩm liên bang (của các Hạt) và các bản án của các Toà án tối cao của các bang Quyết định của toà án tối cao là quyết định cuối cùng Trong lĩnh vực hình sự, thông thường các bên không có quyền đề nghị Toà tối cao liên bang xem xét lại bản án Thay vào đó, các bên có thể trông chờ Toà án tối cao xem xét lại bản án thông qua Đơn kiến nghị gửi lên Toà này giải thích lý do tại sao các vấn đề

về luật trong vụ án của họ có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét tại Toà án tối cao Chỉ một số lượng rất ít các đơn này được Toà án tối cao chấp nhận Trong 50

Trang 9

năm qua, Toà án tối cao liên bang chưa xem xét lại bất kỳ vụ án nào về dẫn độ tội phạm

đủ để kết luận một tội phạm đã xảy ra hay không

Nếu thấy chứng cứ chưa đủ* cấu thành tội phạm, trợ lý Chưởng lý liên bang sẽ yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục cuộc điều tra hoặc quyết định chuyển vụ việc cho

Đại bồi thẩm đoàn (grand jury) và Đại bồi thẩm đoàn sẽ tiến hành điều tra vụ việc

đó

Nếu chứng cứ đã đủ, trợ lý Chưởng lý liên bang sẽ trình bày vụ việc với Đại bồi thẩm đoàn và yêu cầu họ bỏ phiếu thông qua (hay phê chuẩn) quyết định khởi tố -

Trang 10

coi như chính thức truy tố Tuy nhiên, trong một số trường hợp không đủ thời gian

để trình bày với Đại bồi thẩm đoàn vì cần bắt giữ người phạm tội ngay, thì trợ lý Chưởng lý liên bang sẽ yêu cầu Toà án ban hành lệnh bắt dựa trên một văn bản đề nghị (có tuyên thệ) trong đó nêu rõ các căn cứ tình tiết, chứng cứ về việc phạm tội của bị can Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, thẩm phán thấy rằng đã đủ căn cứ theo yêu cầu về chứng cứ, ông ta có thể ra lệnh bắt người đó Nếu lệnh bắt đã được ban hành theo thủ tục trên, Chưởng lý liên bang sau đó phải trình bày vụ việc với Đại bồi thẩm đoàn và phải có được quyết định phê chuẩn việc khởi tố từ Đại bồi thẩm đoàn

Đại bồi thẩm đoàn bao gồm 16 - 23 thành viên có trách nhiệm xem xét mọi tình tiết, chứng cứ đưa ra để bỏ phiếu thông qua quyết định buộc tội Thông thường, Đại bồi thẩm đoàn chỉ nghe thông tin từ phía cơ quan của Chính phủ Mục tiêu của một cuộc điều tra (ví dụ một cá nhân mà cuộc điều tra hướng tới) có thể không bị triệu tập ra trình bày trước Đại bồi thẩm đoàn, nhưng anh ta có thể tự nguyện trình bày trước Đại bồi thẩm đoàn Song điều này hiếm khi xảy ra

Theo quy định, để truy tố một người, ít nhất 12 thành viên của Đại bồi thẩm đoàn phải nhất trí là có đủ tình tiết, chứng cứ chứng tỏ bị can đã phạm tội Khi Đại bồi thẩm nghị án, các thành viên như công tố viên, điều tra viên và nhân viên thư ký toà án và tất cả những người khác phải rời khỏi phòng của Đại bồi thẩm đoàn

Trang 11

Theo Hiến pháp, người bị khởi tố về tội có mức hình phạt từ một năm tù trở lên có quyền được quyết định truy tố bởi Đại bồi thẩm đoàn[6] Đại bồi thẩm đoàn không

có quyền phán quyết một người nào đó có tội hay vô tội Việc đó chỉ được thực hiện tại phiên toà xét xử chính thức sau này

Công tố viên liên bang không có quyền ra lệnh triệu tập một người nào đó đến để khai báo hoặc cung cấp chứng cứ mà họ đang có, mà Đại bồi thẩm đoàn mới có thẩm quyền ra các lệnh này Do đó, xét về bản chất, Đại bồi thẩm đoàn có thẩm quyền điều tra Trong thực tế, các trợ lý Chưởng lý liên bang và các công tố viên liên bang thường ban hành các Lệnh triệu tập nhân danh Đại bồi thẩm đoàn Còn các Đại bồi thẩm đoàn có thể tự ban hành các Lệnh triệu tập bổ sung nhân chứng theo ý của mình

Khi nhân chứng được triệu tập ra trước Đại bồi thẩm đoàn, trợ lý Chưởng lý liên bang thường đặt câu hỏi với họ, mặc dù trong nhiều trường hợp, các bồi thẩm cũng đặt câu hỏi Một nhân chứng khi trình bày trước Đại bồi thẩm đoàn, cũng như nhân chứng trước phiên toà, có thể không bị bắt buộc phải cung cấp chứng cứ nếu chứng cứ đó có thể dẫn đến việc buộc tội chính mình Như đã nêu trên đây,

quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp (Tu chính án thứ năm), gọi là Quyền ưu tiên hay Nguyên tắc chống tự buộc tội

Hoạt động của Đại bồi thẩm đoàn được ghi vào biên bản thông qua nhân viên đánh máy và được giữ bí mật Nếu một công tố viên hay một thành viên bồi thẩm có bất

Trang 12

kỳ bình luận gì trước công chúng về hoạt động của Đại bồi thẩm đoàn sẽ phạm tội hình sự Công tố viên cũng không được tiết lộ với bất kỳ công tố viên hay điều tra viên nào khác, trừ những người trực tiếp tham gia vụ án, về các hoạt động của Đại bồi thẩm đoàn Thông tin về hoạt động của Đại bồi thẩm đoàn chỉ có thể được tiết

lộ nếu có Lệnh của một Toà án liên bang Tuy nhiên, điều đó hiếm khi xảy ra Tất nhiên, những chứng cứ thu được từ bồi thẩm đoàn có thể được sử dụng tại phiên toà xét xử sau này, nếu Đại bồi thẩm đoàn quyết định truy tố Trong những vụ án lớn và phức tạp, chẳng hạn các vụ gian lận tài chính lớn, sự tham gia từ đầu của Đại bồi thẩm đoàn có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động điều tra Trong những vụ như vậy, điều tra viên và công tố viên cũng sẽ phối hợp làm việc chặt chẽ ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu

lý Chưởng lý liên bang sẽ đề nghị Toà án ra lệnh bắt người có tên trong quyết định truy tố (của bồi thẩm đoàn)[7] Phụ thuộc vào nhiều tình tiết mà sau khi bị bắt, bị can có thể bị tạm giam hoặc* được nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại Những tình tiết

Trang 13

này bao gồm các điều kiện: mức độ nghiêm trọng của vụ việc, tiền án, khả năng bỏ trốn Thẩm phán sẽ quyết định một người có bị tạm giam hay không hoặc được tại ngoại và nếu tại ngoại thì kèm theo điều kiện gì Những điều kiện này bao gồm cả yêu cầu bị can, hay người đại diện của bị can, phải đặt bao nhiêu tiền, tài sản và nếu trốn, tiền hoặc tài sản sẽ bị tịch thu

*********** Ngay sau khị bị bắt, bị can sẽ được đưa tới một thẩm phán Thẩm phán sẽ thông báo với bị can về việc bị truy tố, buộc tội và hỏi bị can nhận tội hay không nhận tội đã bị truy tố Quá trình này được gọi là buộc tội

Trang 14

phải tuyên thệ và bị truy tố về tội khai báo gian dối như bất kỳ nhân chứng nào nếu khai báo gian dối

*********** Tại phiên toà có bồi thẩm đoàn, bồi thẩm đoàn sẽ xác định chứng cứ nêu ra liệu có đủ thuyết phục để kết tội bị cáo hay không Bồi thẩm đoàn khi quyết định chỉ được dựa trên các tình tiết, chứng cứ được trình bày tại phiên toà Nếu bồi thẩm đoàn có quan điểm cá nhân là một người nào đó đã phạm tội (như đã truy tố), nhưng lại xác định rằng chứng cứ của công tố viên nêu ra tại toà chưa đủ cơ sở

để chứng minh bị cáo phạm tội, bồi thẩm đoàn phải tuyên vô tội cho bị cáo

*********** Thẩm phán chủ toạ điều khiển phiên toà và quyết định những vấn đề

về pháp luật, bao gồm cả việc có chấp nhận một chứng cứ nào đó hay không (chẳng hạn quyết định một chứng cứ nào đó có thể được trình bày trước bồi thẩm đoàn hay không) Thẩm phán cũng hướng dẫn bồi thẩm đoàn về các nguyên tắc pháp luật áp dụng trong vụ án để quyết định bị cáo có tội hay vô tội

*********** Bị cáo có quyền từ bỏ quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn Thẩm phán khi đó sẽ có vai trò của người “xét xử các tình tiết thực tế” và quyết định với các chứng cứ được trình bày đã đủ để cho rằng bị cáo đã phạm tội hay không

*********** Thẩm phán có quyền, và thỉnh thoảng, đặt câu hỏi với nhân chứng Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi với nhân chứng là trách nhiệm đầu tiên và cơ bản của công tố viên và luật sư bào chữa Họ (công tố viên và luật sư) đặt ra hầu hết (nếu không nói là tất cả) các câu hỏi với nhân chứng

Ngày đăng: 06/12/2015, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w