Tuy nhiên, trong tài chính doanh nghiệp người ta quan tâm nghiên cứu quyết định nguồn vốn dài hạn hơn là ngắn hạn.. Có ít nhất 3 cách để quyết định nguồn vốn nhằm tạo ra giá trị cho công
Trang 1Chương 4 QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN
VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
NỘI DUNG CHÍNH
*********
4.1 Một số vấn đề cơ bản 4.2 Quyết định nguồn vốn ngắn hạn
4.3 Quyết định nguồn vốn dài hạn 4.4 Xác định chi phí sử dụng vốn
4.1 Một số vấn đề cơ bản
Quyết định nguồn vốn gồm có quyết định nguồn
vốn ngắn hạn và vốn dài hạn Tuy nhiên, trong tài
chính doanh nghiệp người ta quan tâm nghiên cứu
quyết định nguồn vốn dài hạn hơn là ngắn hạn
Quyết định nguồn vốn dài hạn gồm những quyết
định: Quyết định về cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ;
Quyết định loại nợ vay và Quyết định khi nào nên huy
động Có ít nhất 3 cách để quyết định nguồn vốn nhằm
tạo ra giá trị cho công ty: Phỉnh nhà đầu tư; Tiết kiệm
chi phí hay tăng hỗ trợ nhờ sử dụng vốn vay; và Tạo ra
chứng khoán mới
4.2 Quyết định nguồn vốn ngắn hạn 4.2.1 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn
4.2.1.1 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên
Xuất phát từ chênh lệch về thời gian và quy mô giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của công ty Khi dòng tiền ra lớn hơn dòng tiền vào, công ty cần bổ sung vốn thiếu hụt
4.2.1.2 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ
Nhu cầu này xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn tăng đột biến
4.2.2 Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn
Đó là nguồn vốn có thời hạn sử dụng dưới
1 năm Nguồn này dùng để đầu tư vào các tài
sản ngắn hạn Nguồn tài trợ ngắn hạn bao
gồm:
- Phải trả người bán (tín dụng thương mại).
- Vay ngắn hạn ngân hàng.
- Vay ngắn hạn khác.
- Các khoản phải trả khác: Phải trả người
lao động, phải nộp thuế, phải nộp bảo hiểm …
4.2.3 Quyết định lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn
4.2.3.1 Vay ngân hàng hay tín dụng TM.
Ví dụ 1: Nhà cung cấp bán chịu hàng hóa cho
công ty trị giá 100 triệu đồng theo điều khoản “2/10 net 30” Với điều khoản này, công ty phải quyết định lựa chọn lấy chiết khấu 2% và bỏ qua thời gian tài trợ thương mại 20 ngày, hay bỏ qua chiết khấu 2% để lấy khoản tài trợ thương mại 20 ngày
Nếu lấy chiết khấu công ty phải trả 98 triệu đồng vào ngày thứ 10 Công ty có thể vay ngân hàng với lãi suất 1%/tháng để trả cho người bán
Trang 24.2.3.1 Vay ngân hàng hay tín dụng TM (tt).
Ví dụ 1 (tt):
Chúng ta có thể sử dụng mô hình chiết khấu
dòng tiền với lãi suất 1%/tháng để quy đổi số tiền
100 triệu đồng về hiện giá tại thời điểm công ty
trả tiền để lấy chiết khấu 2%
Hiện giá = 100/(1 + 20 x 1%/30) = 99,34 triệu
Như vậy chi phí để thay thế khoản tín dụng
thương mại là 100 – 99,35 = 0,65 triệu trong khi
lợi ích khi lấy chiết khấu là 2 triệu đồng Trong
trường hợp này công ty nên lấy chiết khấu
4.2.3.2 Vay ngân hàng hay phát hành tín phiếu cty.
Cơ sở để quyết định chính là so sánh chi phí vay ngân hàng và phát hành tín phiếu.
- Trong trường hợp vay ngân hàng, công ty nhận số tiền là P ở hiện tại và sau này hoàn trả
số tiền là FV Chi phí khoàn vay này tính theo năm là:
i = (FV – P) x 360/P.n
Trong đó n là số ngày của thời hạn vay
4.2.3.2 Vay ngân hàng hay phát hành tín
phiếu cty (tt).
- Trong trường hợp phát hành tín phiếu,
công ty sẽ phát hành tín phiếu có mệnh giá là
Par và bán ra thị trường với giá bán đã trừ chi
phí phát hành là PP khi đó chi phí phát hành
tính theo năm là:
Ycp= (Par – PP) x 360/PP.n
Trong đó n là thời hạn của tín phiếu.
Với hai mô hình trên việc lựa chọn phương
án nào chỉ cần so sánh i và Ycp.
4.3 Quyết định nguồn vốn dài hạn 4.3.1 Nhu cầu tài trợ dài hạn
Xuất phát từ nhu cầu đầu tư vốn vào các dự
án, đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên.
4.3.2 Các nguồn vốn tài trợ dài hạn
- Nguồn vốn cổ phần thường.
- Nguồn vốn vay dài hạn.
- Nguồn vốn cổ phần ưu đãi.
4.3.3 Quyết định lựa chọn nguồn vốn dài hạn
- Lựa chọn dựa vào ưu, nhược điểm của nguồn vốn:
Loại
- Nợ
- Được khấu trừ thuế.
- Có thể tận dụng lợi thế
đòn bẩy tài chính.
- Bắt buộc trả vốn gốc
và lãi.
- Rủi ro tài chính tăng,
hệ số nợ tăng.
- Cổ phần
ưu đãi
- Không phải trả vốn gốc.
- Có thể chọn nhiều loại
khác nhau.
- Cổ tức không được khấu trừ thuế.
- Kho huy động khối lượng lớn.
- Cổ phần
thường
- Không phải trả vốn gốc.
- Không bị áp lực lớn
trong việc trả lợi tức.
- Cổ tức không được khấu trừ thuế.
- Có thể ảnh hưởng đến quyền quản ly.
4.3.3 Quyết định lựa chọn nguồn vốn dài hạn (tt)
- Lựa chọn nguồn vốn dựa vào ngân lưu kỳ vọng của công ty:
Ngân lưu kỳ vọng của công ty là nguồn mà công ty dựa vào đó để trang trải tất cả chi phí, kể cả chi phí huy động vốn, và mang lại lợi tức cho cổ đông Việc lựa chọn nguồn vốn sẽ phụ thuộc vào chỉ tiêu EBIT để đem lại EPS cao.
+ Nếu EBIT kỳ vọng vượt qua điểm hòa vốn giữa phương án sử dụng vốn cổ phần thường và cổ phần ưu đãi thì chọn vốn cổ phần ưu đãi sẽ mang lại EPS cao hơn.
+ Nếu EBIT kỳ vọng vượt qua điểm hòa vốn giữa phương án sử dụng vốn cổ phần thường và nợ vay thì chọn
nợ vay sẽ mang lại EPS cao hơn.
Trang 34.4 Xác định chi phí sử dụng vốn
4.4.1 Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
Chính là chi phí mà công ty phải trả cho việc huy
động vốn cổ phần ưu đãi
Cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi thường cố định,
nên dựa vào công thức định giá: Pp= DP/Rp
Ta có: RP= DP/Pp
Khi huy động vốn, công ty phải tốn chi phí phát
hành, vì vậy số tiền thu được của công ty bằng giá
bán cổ phiếu trừ đi chi phí phát hành và gọi là Pnet
Khi đó chi phí sử dụng vốn là:
R P = D P /P net
4.4.1 Chi phí sử dụng vốn cổ phần
ưu đãi (tt)
Trong đó:
P0: Giá cổ phiếu ưu đãi.
DP: Cổ tức mỗi cổ phiếu.
Rp: Lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư đồng thới cũng là chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi.
4.4.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
4.4.2.1 Sử dụng mô hình Gordon
Ta có công thức định giá cổ phiếu:
P = D1/(Re– g) = D0(1 + g)/(Re– g)
Từ đó ta suy ra chi phí sử dụng vốn:
R e = (D 1 /P) + g = [D 0 (1 + g)/P] + g
Trong đó:
D0: Cổ tức hiện tại, có thể lấy cổ tức công ty vừa chia
cho cổ động.
P: Giá cổ phiếu, có thể lấy giá đang giao dịch trên thị
trường.
g: Tốc độ tăng trưởng cổ tức, dựa vào chính sách trả cổ
tức hàng năm của công ty.
4.4.2.1 Sử dụng mô hình CAMP
Theo mô hình CAMP thì lãi suất kỳ vọng
Recủa một khoản đầu tư được xác định bằng công thức sau:
Re= Rf+ βe(RM– Rf)
Trong đó:
Rf: Lợi suất phi rủi ro.
βe: Hệ số Beta của cổ phiếu
RM: Lợi suất kỳ vọng của thị trường
4.4.2.1 Sử dụng mô hình CAMP (tt)
Ví dụ 2: Một công ty có hệ số beta 1,2, lãi suất
đền bù rủi ro thị trường là 8% và lãi suất phi rủi ro
là 6% Cổ tức vừa chia của công ty là 2 USD/Cp, tỷ
lệ tăng trưởng kỳ vọng của cổ phiếu là 8% Giá bán
chứng khoán trên thị trường là 30 USD/CP Chi phí
sử dụng vốn CSH là bao nhiêu?
Re= 6% + 1,2 x 8% = 15,6%
Nếu sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức cố định
(Gordon) ta có: Re= D0(1 + g)/P + g
Re= 2 x (1 + 8%)/30 + 8% = 15,2%
4.4.3 Chi phí sử dụng nợ
Công ty có thể huy động vốn bằng cách đi vay các tổ chức tài chính trung gian hay phát hành trái phiếu.
Chi phí trả lãi vay được trừ vào lợi nhuận khi tính thuế TNDN, vì vậy chi phí sử dụng nợ là chi phí sử dụng nợ đã điều chỉnh thuế Nếu lãi suất huy động nợ
là RD, TClà thuế suất thì chi phí sử dụng
nợ là RD.(1 – TC)
Trang 44.4.3 Chi phí sử dụng nợ (tt)
Nếu công ty huy động nợ bằng cách phát hành
trái phiếu, lãi suất huy động nợ chính là lãi suất trái
phiếu đáo hạn
P net =
n
∑
t=1
I
(1 + R D ) t (1 + R D ) n
Pnet: Tiền thu do bán trái phiếu đã trừ chi phí
phát hành
I: Tiền lãi trả định kỳ
M: Mệnh giá trái phiếu
n: Thời gian đáo hạn trái phiếu
4.4.3 Chi phí sử dụng nợ (tt)
Ví dụ 3: Một công ty phát hành trái phiếu mệnh
giá 100 USD, lãi suất trái phiếu là 9%, kỳ hạn 3 năm, trái phiếu được bán trên thị trường với giá 96 USD, chi phí phát hành bình quân 1 USD/TP Lãi suất công ty phải trả khi huy động trái phiếu là RD được xác định bằng cách giải phương trình sau:
Ta có: I = 9% x 100 = 9 USD
Pnet= 96 – 1 = 95 USD
95 = 9/(1+RD)1 + 9/(1+RD)2 + 9/(1+RD)3 + 100/(1+RD)3
=> RD = 11,05%/năm