1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG

214 1,8K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Vốn đã có 20 năm công tác tại tỉnh Phú Thọ và hiện tạilàm công tác quản lý nếp sống văn hoá trong đó có hoạt động lễ hội, tác giảchọn đề tài lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu luận án tiến sỹ với đề tài: “LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG” là do tôi viết và

chưa công bố Trong quá trình viết luận án này, tôi đã kế thừa những nguồn tư liệucủa các tác giả đi trước và đã có trích dẫn đầy đủ

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2011

Tác giả

Trần Thị Tuyết Mai

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM

KHÔNG GIAN VĂN HOÁ TIỂU VÙNG PHÚ THỌ, CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2 Đặc điểm không gian văn hóa tiểu vùng Phú Thọ 281.3 Cơ sở lý thuyết về đời sống văn hóa cộng đồng 38

2.1 Giới thiệu khái quát về Đền Hùng, không gian thiêng diễn ra lễ hội 482.2 Nguồn gốc và bản chất của lễ hội Đền Hùng 61

2.5 Sự vận động và lan tỏa của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng 93

Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT

Trang 3

16 VH, TT & DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

17 VH, TT & TT Văn hóa, Thông tin và Thể thao

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới hiện nay, vấn đề bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể là nhiệm vụquan trọng và cần thiết mang tính nhân loại toàn cầu Không phải ngẫu nhiên từ

Trang 4

năm 2003, Đại hội đồng tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệpquốc (UNESCO) đã đề ra Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể nhằm kêugọi cộng đồng quốc tế cùng với các Quốc gia thành viên của Công ước phải có tráchnhiệm tham gia nhằm bảo vệ loại hình di sản này, trong đó có “tập quán xã hội, tínngưỡng và các lễ hội” Trên thực tế đã có nhiều di sản văn hoá phi vật thể của cácnước được đưa vào danh sách bảo vệ khẩn cấp trong đó có Hội Gióng (Sóc Sơn-HàNội) của Việt Nam

Ở nước ta, trong gần ba mươi năm qua kể từ năm 1986 đến nay đất nước ta bướcvào thời kỳ đổi mới toàn diện, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Việc nghiên cứu, kế thừa và phát huy tinh hoa lễ hội truyềnthống của dân tộc phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trởthành nhiệm vụ cấp bách đối với những người hoạt động văn hóa cả về phương diện lý

luận cũng như thực tiễn Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật

cộng đồng bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn của xã hội Nội dung lễ hội hàm chứa khátvọng cụ thể cũng như những cầu mong về tâm linh, vừa trần tục, vừa thiêng liêng củacộng đồng dân cư cả ở vùng nông thôn và thành thị Cùng với nhịp độ phát triển củađời sống xã hội, nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân ngày càng cao, số lượng dukhách hàng năm tăng rất nhanh nhất là những lễ hội lớn, thực tiễn này đòi hỏi cần cónghiên cứu sâu về hội nhằm đề ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hộitruyền thống nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Bởi vậy, vấn đềnghiên cứu lễ hội truyền thống là nhiệm vụ cần thiết để xác định trách nhiệm kế thừa

và phát huy nguồn văn hóa phi vật thể, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Tỉnh Phú Thọ xưa là “ tam đỉnh cấm sơn” của Phong Châu Bạch Hạc-vùng đấtPhong Châu, cố đô thời kỳ Hùng Vương-đã trở thành đất Tổ Hùng Vương Phú Thọ có

vị trí địa lý đặc biệt và có nhiều di chỉ văn hoá của thời đại Hùng Vương dựng nước

Từ rất sớm, trên mảnh đất này đã có dấu tích cuộc sống của con người, cho nên PhúThọ còn giữ được nhiều lễ hội dân gian cùng với nhiều tục cổ trong sinh hoạt hàngngày thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp nghề trồng lúa nước của người Việt trong đó có

Trang 5

lễ hội Đền Hùng Từ lâu đời lễ hội Đền Hùng đã là một biểu tượng linh thiêng đồnghành trong tiềm thức tâm linh của nhân dân ta cùng bài ca dao:

Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng baKhắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Đến nay, trong hệ thống các lễ hội Việt Nam, lễ hội Đền Hùng ngày nay là một

lễ hội quan trọng, thiêng liêng và đông vui nhất trên cả nước Song sự vận động chuyểnhóa mạnh mẽ của lễ hội Đền Hùng từ lễ hội mang tính cộng đồng làng, xã thành lễ hộicủa các vùng, miền, quốc gia, dân tộc là một quá trình lịch sử lâu dài Chính vì vậy, cần

có sự nghiên cứu một cách toàn diện, thấu đáo để đưa ra những kết quả nghiên cứukhoa học đối với một biểu tượng văn hoá độc đáo này Lễ hội Đền Hùng là một di sảnvăn hóa phi vật thể tiêu biểu, độc đáo của nước ta Trong lịch sử cũng như hiện nay, lễhội Đền Hùng không chỉ được cộng đồng cư dân vùng đất tổ Phú thọ quan tâm, màđồng bào dân tộc, các lãnh đạo nhà nước của nhiều thời đại luôn quan tâm tổ chức, coi

đó là những nghi lễ báo hiếu tổ tiên, hướng về cuội nguồn dân tộc Đặc biệt trongnhững năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cùng với tấm lòng củamỗi người dân Việt lễ hội Đền Hùng đã có một sức sống mới, có sự ảnh hưởng lan tỏatrong phạm vi cả nước Một giá trị văn hóa phi vật thể luôn sống trong cộng đồng đượcbảo tồn trong đời sống văn hóa của cộng đồng sẽ trường tồn và tỏa sáng mãi mãi Trênthực tế, việc nghiên cứu khoa học toàn diện, sâu sắc về lễ hội Đền Hùng và ảnh hưởngcủa lễ hội này đến đời sống của người dân Đồng thời nó còn là mảng đề tài còn bỏ ngỏchưa có một công trình nào tiếp cận nghiên cứu Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa

chọn đề tài: “Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hóa cộng đồng” trở nên cấp thiết,

có giá trị cả về khoa học, lý luận và thực tiễn cao

2 Mục đích, ý nghĩa của luận án

Nghiên cứu đời sống sinh hoạt tôn giáo-tín ngưỡng trong lễ hội củavùng văn hóa đặc thù Phú Thọ Đất Tổ Hùng Vương Tìm hiểu làm rõ quá

Trang 6

trình hình thành, vận động, biến đổi, phát triển của lễ hội nhận diện vai trò,

vị trí quan trọng của lễ hội này với đời sống văn hóa cộng đồng cư dân Nghiên cứu, tìm hiểu, nhận diện bản chất, những giá trị độc đáo của Lễ hộiĐền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng và tín ngưỡng thờ Hùng Vương trongkhông gian tâm linh linh thiêng để thấy được vai trò của nó trong đời sống văn hoácộng đồng

Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng hy vọng tìm ra được quátrình vận động, biến đổi và phát triển của lễ hội và vai trò của nó trong xã hộihiện nay Qua đó, hy vọng sẽ có thể bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu lễ hộitruyền thống cũng như sinh hoạt văn hóa tôn giáo-tín ngưỡng vùng trung du vàđồng bằng Bắc Bộ

Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc, giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hộiĐền Hùng phù hợp với đời sống thực tại

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu lễ hội Đền Hùng trong đờisống văn hoá cộng đồng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Kế thừa nghiên cứu nguồn tư liệu của các

học giả đi trước Nghiên cứu tổng thể từ truyền thuyết đến đền thờ (điện thờ,khu di tích, khu tưởng niệm…) và lễ hội trong mối quan hệ với môi trường tựnhiên - kinh tế - xã hội, từ đó tìm ra bản chất đặc trưng, giá trị của lễ hội

Xác định những biểu hiện của lễ hội đền Hùng trong tâm thức ngườidân hiện nay Một số vấn đề quản lý lễ hội truyền thống nhằm bảo tồn, phát huygiá trị văn hóa truyền thống trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở,đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

* Phạm vi không gian: Vùng đất Tổ Phú Thọ bao gồm các địa bàn Việt Trì,

Lâm Thao, Phù Ninh… là nơi diễn ra lễ hội đền Hùng Mở rộng nghiên cứu đến một số

Trang 7

các tỉnh, thành phố trong nước: TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh, Càu Mau… để nhậndiện sự ảnh hưởng và lan tỏa của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và lễ giỗ quốc tổ.

* Phạm vị thời gian: Quá trình vận động, biến đổi và phát triển của lễ hội

Đền Hùng trong lịch sử tại vùng trung tâm là tỉnh Phú Thọ Luận án tập trungnghiên cứu lễ hội Đền Hùng xưa và nay Lễ hội đền Hùng xưa được nghiên cứu quacác nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu và tư liệu khảo cứu trong dân gian Lễ hộiĐền Hùng nay - nghiên cứu lễ hội diễn ra vào năm 2010, lần đầu tiên được tổ chứctheo nghi thức quốc lễ Chủ tịch nước đứng ra làm nghi thức nghi lễ

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về kế thừa vốn văn hóatruyền thống, vận dụng đường lối của Đảng và Nhà nước trong bảo tồn và phát huyvốn di sản văn hóa truyền thống để xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử học, dân tộchọc, văn hóa dân gian, xã hội học…

- Luận án sử dụng phương pháp điền dã khoa học Folklore để sưu tầm các

tư liệu, tham dự, quan sát và miêu thuật, giới thiệu Lễ hội Đền Hùng trong quá khứ

5.2 Làm rõ quá trình tồn tại, vận động, biến đổi và phát triển của tín ngưỡngthờ Vua Hùng và Lễ hội Đền Hùng

Trang 8

5.3 Phác thảo lễ hội Đền Hùng xưa và mô tả toàn cảnh lễ hội Đền Hùng năm

2010 được tổ chức quy mô cấp Quốc gia hoành tráng nhất trong lịch sử tổ chức Giỗ

Tổ Hùng Vương-lễ hội Đền Hùng từ trước đến nay

5.4 Rút ra một số nét bản chất đặc trưng và giá trị của Lễ hội Đền Hùng vàtín ngưỡng thờ Hùng Vương, cho thấy sự phục hồi vận động và phát triển, vai tròtích cực của Lễ hội này trong đời sống văn hoá cộng đồng của xã hội đương đại và

sự đóng góp của nó đối với đời sống văn hóa cơ sở

5.5 Đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp và tổ chức để bảo tồn, phát huy

và phát triển lễ hội này

5.6 Bổ sung tư liệu cho nghiên cứu về Lễ hội Đền Hùng và tín ngưỡng thờHùng Vương trong tâm thức người Việt

6 Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo,

phụ lục, nội dung luận án sẽ được chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứư, đặc điểm không gian văn

hoá tiểu vùng Phú Thọ, cơ sở lý thuyết về đời sống văn hoá cộng đồng

Chương 2: Lễ hội Đền Hùng xưa và nay

Chương 3: Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng

Chương 4: Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội đền Hùng trong thời kỳ

hội nhập Quốc tế

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN

Trang 9

VĂN HOÁ TIỂU VÙNG PHÚ THỌ, CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Những cuốn sách đã xuất bản

Từ lâu đời, vùng đất Tổ Hùng Vương-nơi hình thành lễ hội Đền Hùng được coi

là “vùng văn hoá dân gian đặc sắc, cái nôi của văn hoá dân tộc đã trở thành đề tài hấpdẫn đối với những người làm công tác khoa học và xã hội”[99, tr.2] Nghiên cứu vềvăn hoá thời đại Hùng Vương đặc biệt là lễ hội Đền Hùng đã có nhiều nguồn tài liệuđược công bố, xuất bản Tác phẩm quan trọng đầu tiên phải kể đến là cuốn sách

“Lịch sử Việt Nam”, tập 1, [167] do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam chủ biên.

Trong đó có phần giới thiệu một cách khái quát nhất về nhà nước Văn Lang, quá trìnhhình thành, tồn tại và phát triển Ở đây có đề cập tới tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,chính trị, văn hoá và quân sự… Hùng Vương là những thủ lĩnh của thời kỳ Việt Nambắt đầu dựng nước, lãnh thổ sinh trưởng đầu tiên của tổ tiên ta là miền Bắc Việt Nam.Những nhóm dân cư quan trọng nhất trên lãnh thổ đó là người Việt Cổ [tr.45-62]

Tiếp đó là cuốn Địa chí Vĩnh Phú-Văn hoá dân gian vùng đất Tổ do Ngô Quang Nam

và Xuân Thiêm chủ biên [99] Các tác giả đã kiến giải và nhận định rằng, vùng đất Tổ

là một vùng văn hoá dân gian đặc sắc trong đó lại chia nhỏ thành ba khu vựcphôncơlo và những điểm phôncơlo tiêu biểu Đó là khu vực Hùng Vương, khu vựcThánh Tản và khu vực Hai Bà Trưng Đặc điểm nổi bật ở khu vực Hùng Vương là

sinh hoạt văn hoá dân gian thực sự đã diễn ra theo một quy mô lớn Khu vực này xuất

hiện dày đặc những truyền thuyết, thần tích, cổ tích về 18 đời Vua Hùng Ở đây còn

có nhiều hình thức hát, múa, lễ thức và phong tục gắn với cuộc sống xa xưa nhất nhưmúa tùng rí, rước tiếng hú, rước ông Khiu bà Khiu, tiệc trâu tiệc bánh dày, bánh mật,hát ví, hát xoan, hát trống quân… và những trò diễn nổi tiếng như trò Trám, trò trìnhnghề… [tr.57] Cùng nghiên cứu về văn hoá Đất Tổ, tác giả Ngô Đức Thịnh với tác

phẩm “Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam” [142] Trong phần phác thảo

về phân vùng văn hoá ở nước ta, tác giả đã xác định tiểu vùng đất Tổ-Vĩnh Phú thuộc

Trang 10

vùng văn hoá đồng bằng Bắc bộ Trong nội dung đề cập đến vùng văn hoá đất Tổ-VĩnhPhú, tác giả nhận định đây cũng là vùng đất giàu có những huyền thoại và truyềnthuyết lịch sử, đó là các truyền thuyết về Hùng Vương gắn liền với các địa danh, nghi

lễ và phong tục Các câu chuyện Hùng Vương chọn đất đóng đô, Hùng Vương dạy dâncấy lúa, trồng khoai lang, sự tích bánh trôi, bánh oóc, sự tích hát Xoan Nét độc đáo củatiểu vùng đất Tổ-Vĩnh Phú ngoài cốt cách lịch sử của nó, còn phải kể tới các sinh hoạt

lễ hội, các nghi thức và tập tục vừa cổ sơ vừa độc đáo, tiêu biểu nhất cho sinh hoạt lễhội ở đây là hàng năm có trảy hội Đền Hùng Ngoài nghi thức long trọng là lễ dânghương ở đền Thượng mang tính quốc lễ, còn có các đám rước, trò diễn mang tính táihiện lại lịch sử, các cuộc thi tài, các trò vui giải trí [142, tr.170-172]

Vấn đề Lễ hội Đền Hùng được rất nhiều người tham gia, song hầu như đều xuấthiện thời gian muộn vào nửa sau thế kỷ XX Có lẽ đến nay bài viết sớm nhất được biết đếnlà: “ Hội đền Hùng” của Đạm Quang, đăng trong văn hóa nguyệt san 1959-Sài Gòn Songtác giả không đi sâu nghiên cứu vượt lên trên bài viết này

Trong cuốn Thời đại Hùng Vương (1973) của PGS Lê Văn Lan có viết một sốtrang viết về hội lễ thời kỳ này Song tác giả chỉ miêu tả một cách đơn giản một số tròdiễn sau đó đưa ra nhận xét: Hội lễ ở thời Hùng Vương đã là “những ngày hội làng” Tiếp sau đó, tác giả Toan Ánh trong tác phẩm Hội hè đình đám (Nhà xuất bảnSài Gòn, 1974) đã viết bài “Hội Bạch Hạc” (Bạch Hạc chính là đất Phong Châukinh đô Nhà nước Văn Lang đời Hùng Vương)

Và một số các bài viết tác giả dẫn luận sau đây đều là miêu thuật hội, mức độ nôngsâu tùy từng tác giả, song tất cả nội dung đều dừng lại là miêu tả hội, có một số tác giảchỉ bàn thảo thêm một vài ý kiến nhỏ xung quanh chuyện lễ hội Đó là các tác phẩm:

1 Lễ hội Đền Hùng: Thạch Phương-Lê Trung Vũ “60 Lễ hội truyền thốngViệt Nam”-Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H, 1995

2 Hội đền Hùng: Lê Hồng Lý “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam”-Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, H, 2000, tr.52.

3 Tổng tập văn nghệ dân gian Đất Tổ, tập 1, Sở Văn hoá Thông tin và Thểthao- Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ, 2000 đã có một số bài viết:

Trang 11

* Mấy ý kiến về Lễ hội Hùng Vương của Nguyễn Khắc Xương, tác giả đềnghị giữ lại các trò chơi, trò diễn cổ như một giá trị văn hóa truyền thống.

* Lễ hội Đền Hùng của Dương Huy Thiện, tác giả điểm lại văn hóa Đền Hùng quacác giai đoạn lịch sử và ở phần cuối bài cũng đề nghị lưu giữ các tục cổ

* Lễ hội Đền Hùng, đỉnh cao của tâm thức Việt Nam, tác giả Đặng ĐìnhThuận có quan điểm cho là đây là tín ngưỡng truyền thống cần được coi trọng, bởi

đó là truyền thống văn hóa Việt Nam

* Lễ hội Hùng Vương và lễ hội thời Hùng Vương, Nguyễn Khắc Xươngkhẳng định đó là hội xuân và đồng thời là ngày giỗ, giỗ tổ Nội dung cổ là ở lễ cònhội là phần thực

* Tục thờ thần và lễ hội Hùng Vương, tác giả Nguyễn Thị Hạnh xác định làtục thờ thần núi và không bàn sâu lễ hội ngày nay

* Thời đại Hùng Vương-Hội lễ (Tổng thuật), tác giả Lê Trung Vũ giới thiệu cáctrò trong hội và khẳng định hội thời đại Hùng Vương là hội về nông nghiệp

* Lễ hội Hùng Vương thời đất Tổ, Lê Trung Vũ tiếp tục nhấn mạnh các tròtrong lễ hội là các trò diễn về nông nghiệp

* Lễ hội đất Tổ và văn hóa cội nguồn, tác giả Nguyễn Khắc Xương có nhậnđịnh: Đó là văn hóa dân tộc cần bảo lưu các nghi lễ cổ, ở đây tìm được văn hóa VănLang

* Lễ hội vùng đất Tổ qua trống đồng Phú Thọ, tác giả Nguyễn Anh Tuấnquan sát và miêu thuật: Sinh hoạt hội được ghi nhận trên mặt trống đồng là lễ hộimùa nghề nông

* Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy lễ hội trò Trám của Trần Phù Tiêu:Tác giả nêu các tục cổ và giá trị cần bảo lưu

Có thể thấy Lễ hội Đền Hùng mang một ý nghĩa sâu sắc đối với tâm thứcnhiều thế hệ người Việt Nam Những bài viết liên tục trong nhiều năm về lễ hộicủa nhiều tác giả đã nói rõ tâm huyết của người cầm bút đối với vùng đất Tổ, lễhội Đền Hùng và tín ngưỡng Hùng Vương Song đến nay còn rất cần nhữngcông trình nghiên cứu toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của lễ hội

Trang 12

Đền Hùng và tín ngưỡng thờ Hùng Vương Trong bối cảnh ấy, việc nghiên cứu

Lễ hội đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng, hiểu rộng hơn là người dânViệt Nam hiện nay vừa có ý nghĩa bảo tồn di sản đồng thời góp phần nâng caođời sống văn hoá lành mạnh cho cộng đồng Được kế thừa nguồn tư liệu phongphú của các học giả, các nhà khoa học đi trước, với mục đích nghiên cứu sâu đểlàm rõ ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng để từ đó có cơ sở đề xuất những vấn đề cầnthiết cho việc bảo tồn và phát huy những ưu điểm của lễ hội Đền Hùng và tínngưỡng thờ Vua Hùng Vốn đã có 20 năm công tác tại tỉnh Phú Thọ và hiện tạilàm công tác quản lý nếp sống văn hoá trong đó có hoạt động lễ hội, tác giảchọn đề tài lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng để nghiên cứu.Năm 2005, Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã

phát hành cuốn “Những di tích thờ Vua Hùng ở Việt Nam” [41], là một tập hợp giới

thiệu về các di tích thờ Vua Hùng ở nước ta, trong đó có các tỉnh như Phú Thọ, BắcNinh, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Khánh Hoà, miền Tây Nam Bộ, Hải Phòng, Nghệ

An, Bình Phước, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Nai, Hà Nội,Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Nguyên Đây là những tư liệu rất quan trọng để

có thể nhận thấy rằng thời đại Hùng Vương và tín ngưỡng thờ quốc tổ đã có ảnhhưởng rất lớn trong đời sống văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Việclập đền thờ vua Hùng tại các tỉnh như đã nêu ở trên đã chứng minh rằng, tín ngưỡngthờ tổ tiên đã có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân ta từ xưa đến nay vàđặc biệt trong những năm gần đây việc phát triển tín ngưỡng thờ Hùng Vương là mộtbiểu hiện của nhu cầu trở về với cội nguồn dân tộc Tư liệu còn giới thiệu một số cáccông trình kiến trúc tiêu biểu để giúp cho người đọc nhận diện được đặc trưng kiếntrúc và điện thờ của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tiêu biểu là quốc tổ Hùng Vương.Ngoài ra, trong cuốn sách này còn thống kê được 1.417 di tích thờ Vua Hùng và các

nhân vật có liên quan đến thời đại Hùng Vương ở nước ta [41, tr.163-217] “Đền

Hùng nơi hội tụ văn hoá tâm linh” [92] Cuốn sách đã giới thiệu 25 bài viết của các

nhà khoa học Những bài viết có những nội dung liên quan đến đề tài như: Đền Hùngcõi thiêng của người Việt của tác giả Lê Lựu; Tâm thức cội nguồn cuả người Việt qua

Trang 13

lễ hội Đền Hùng của tác giả Chu Huy; Đền Hùng giỗ tổ xưa và nay của tác giả NguyễnKhắc Xương; Lễ hội đền Hùng và tục thờ cúng tổ tiên của tác giả Phan Khanh; ĐềnHùng trong tâm linh của người hành hương của hai tác giả Phạm Khiêm và NguyễnThị Hạnh; Về với đất tổ Vua Hùng của tác giả Hồng Vinh; Khu di tích lịch sử đềnHùng trong tương lai của tác giả Nguyễn Lê Anh Những bài viết trên đã nói đến tìnhcảm thiêng liêng của dân tộc ta hướng về cội nguồn và biểu hiện cao nhất là ngày thựchành nghi lễ trong giỗ tổ Hùng Vương, một trong những biểu hiện của nghi lễ trong tínngưỡng thờ cúng tổ tiên, đó là đời sống văn hoá tâm linh của những người hành hương

về với đất tổ Vua Hùng và khu di tích lịch sử Đền Hùng quá khứ - hiện tại - tương lai

sẽ là một điểm hội tụ và toả sáng tinh thần truyền thống uống nước nhớ nguồn, khẳngđịnh cội nguồn riêng của dân tộc Việt Nam

“Lễ hội truyền thống vùng Đất Tổ” [121] của nhiều tác giả đã tập hợp 34 các

bài viết và phần phụ lục ảnh về các hội làng tiêu biểu của vùng Phú Thọ, trong đóphần lớn các bài viết tập trung ở vùng Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh là khu vựcĐền Hùng như bài viết: Tổng quan về lễ hội truyền thống trên quê hương Đất Tổcủa tác giả Trần Quang; các bài Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông-Việt Trì, Lễ hội cướp cầu, đánh phết ở Sơn Vi, Lâm Thao, Lễ hạ điền và tín ngưỡngphồn thực xã Hy Cương - Lâm Thao, Lễ hội rước ông Khiu, Bà Khiu xã ThanhĐình - Lâm Thao, Lễ rước kiệu xã Hùng Lô - huyện Phù Ninh… của tác giả Phạm

Bá Khiêm; Lễ hội đánh phết ở Hiền Quan-Tam Nông, Lễ hôi trình nghề và cướpkén làng Dị Nậu-Tam Nông của tác giả Nguyễn Mai Thoa; Lễ hội giã bánh dày làngTrúc Phê, Thị trấn Hưng Hoá - Tam Nông của tác giả Lưu Thị Phát… phản ánhnhững tín ngưỡng truyền thống cổ xưa - tín ngưỡng phồn thực, các lễ tục thờ cúng

và các trò diễn dân gian của văn hoá thời Hùng Vương dựng nước

“Nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng” [159] dựa trên những kết quả nghiên

cứu và kết luận của Hội thảo khoa học, nhóm tác giả đã hệ thống hoá những thôngtin để giới thiệu về nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng Nội dung cuốn sách gồm

3 chương: chương 1 Nguồn gốc; chương 2 Kinh tế nước Văn Lang; chương 3 Thể

chế chính trị; chương 4 Đời sống văn hoá; chương 5 Lời kết “Đền Hùng, Di tích

Trang 14

lịch sử văn hoá đặc biệt quốc gia” [160] Nội dung cuốn sách đã giới thiệu Khu Di

tích lịch sử Đền Hùng qua 8 phần nội dung gồm: Khái quát về đặc điểm tự nhiên,môi trường và hệ sinh thái động, thực vật rừng quốc gia Đền Hùng, Đền Hùng - lịch

sử kiến trúc và thờ tự, Hoành phi câu đối ở Đền Hùng, Lịch sử tín ngưỡng và lễ hộiĐền Hùng xưa, nay, Bảo tàng Hùng Vương, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm ĐềnHùng, Đền Hùng trong tâm thức của người Việt Nam và bạn bè Quốc tế, Truyền

thuyết về thời đại Hùng Vương Tác giả Vũ Kim Biên chủ biên cuốn sách “Truyền

thuyết Hùng vương, thần thoại vùng Đất Tổ” [32] Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:

Phần 1 là tập hợp những câu truyện truyền thuyết Hùng Vương như Họ Hồng Bàng,Kinh Dương Vương chọn đất đóng đô, Bánh dày bánh chưng, Trầu cau, Cung sởcủa Vua Hùng, Tản viên Sơn Thán, Tiên Dung công chúa Phần 2 là truyền thuyếtcác thời đại sau gồm các chuyện như Ấp Nang đại vương, Bát Nàn đại tướng quân,Thập bát tướng, Thần núi thiết sơn…

Cùng nằm trong chủ đề giới thiệu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng, các tác

phẩm như: Di tích và Danh thắng vùng Đất Tổ [106] Khu Di tích lịch sử và rừng

Quốc gia Đền Hùng [83] Giới thiệu Khu Di tích lịch sử Đền Hùng [26] đã hướng

độc giả về vùng đất linh thiêng: Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng không chỉ là đề tài cho giới nghiên cứu văn hoá

mà còn là một không gian linh thiêng hấp dẫn tạo nguồn cảm xúc mạnh mẽ đối với

các thế hệ thi sĩ, nhạc sĩ để sáng tác Nhà thơ Hữu Thỉnh đã chủ biên tác phẩm “Đền

Hùng thơ” [142] Tập thơ gồm 120 bài thơ của trên 100 tác giả viết về Đền Hùng và

lễ hội Đền Hùng và thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Đây là một tập hợp thơ tươngđối đầy đủ nhất của các tác giả viết về Đền Hùng bao gồm cả thơ chữ Hán, thơ chữNôm và quốc ngữ Tập thơ gồm 3 phần: Phần 1 thơ chữ Hán gồm 9 bài, phần 2 thơchữ Nôm gồm 15 bài, phần 3 thơ chữ Quốc ngữ gồm gồm 96 bài Mỗi bài thơ đều lànhững nguồn cảm xúc mạnh mẽ thể hịên tình cảm chân thành của các tác giả đối vớimiền đất Tổ linh thiêng này, trong đó Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng luôn là chủ đề

chủ đạo tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác của các tác giả Có thể kể đến bài thơ Thu

nguyệt dâng Hùng Vương tự (Ngày thu thăm Đền Hùng) của tác giả Nguyễn Quang

Trang 15

Bích, Lên hội Đền Hùng của Ngô Quang Đoan, Hùng Vương kỷ niệm hội của Dương

Tự Như, Lời Tiên Dung của Xuân Cường, Chim lạc bay của Phạm Tiến Duật, Bài ca

chim lạc của Viễn Phương, Cảnh chùa Tiên Dung và Trở lại Đền Hùng của Ngô Văn

Phú, Bánh chưng bánh dày của Bằng Việt, Mỵ Châu của Vương Trọng, Qua Thậm

Thình của Bùi Vợi… Đó là những bức tranh hoài cổ và hiện thực sinh động về không

gian hội lễ Đền Hùng và truyền thuyết thời đại Hùng Vương

Tuyển tập ca khúc “Phú thọ một khúc ca xanh” [111] chọn lọc gồm 100 bài

hát viết về vùng Đất Tổ Phú Thọ của các thế hệ nhạc sỹ trong cả nước Trong đó có

nhiều ca khúc sáng tác về Đền Hùng như: Đêm hành hương về huyền thoại của Hồng Đăng, Đón em về hội Đền Hùng nhạc của Hùng Khanh và thơ Kim Dũng,

Hành quân qua Đất Tổ của An Thuyên, Hát trên vùng Đất cổ của Cao Khắc Thuỳ, Hẹn em về Phong Châu của Đặng Nhất Mai, Kinh đô Văn Lang xưa - Việt Trì của

Thanh Giang, Nhớ thuở Hùng Vương của Dân Huyền, Về miền quê Đất Tổ của Đặng An Nguyên, Phong Châu mở hội của Phó Đức Phương, Tháng Ba vui hội

Đền Hùng của Trần Tiến, Phú Thọ quê hương tôi của Thanh Phúc, Phú Thọ một khúc ca xanh của Thuận Yến… đều viết về không gian lễ hội Đền Hùng và ca ngợi

quê hương Phú Thọ, nơi mảnh đất cội nguồn dân tộc

1.1.2 Những bài viết trên các tạp chí

Bên cạnh những công trình đã tổng hợp thành những cuốn sách, Đền

Hùng và lễ hội Đền Hùng là mảng đề tài thu hút tập trung nhiều nhà khoa học,các nhà quản lý văn hoá trong nước, đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn hoá dângian quan tâm nghiên cứu Bởi vậy số lượng bài viết đăng tải trên các tạp chí

tương đối phong phú

Xác định vị trí lịch sử của Phú Thọ trong thời kỳ Hùng Vương dựng nước,

với bài viết “Phú Thọ, vị thế địa chính trị và bản sắc địa văn hoá” [181, tr.14-32],

trong cách nhìn “địa văn hoá” GS Trần Quốc Vượng dẫn luận rằng Việt Trì - BạchHạc nơi 3 dòng sông hội tụ cùng với miền trung du Phong Châu nói chung… Đócũng là xuất phát điểm địa lý của sự hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt

Cổ, là trung tâm địa chính trị của Nhà nước Việt Nam cổ với điện thờ Cách mạng

Trang 16

“luyện kim đồng sắt” Đây là Nhà nước sớm nhất của Nhà nước Việt Nam, nảy sinh

từ trung du và sẽ triển khai xuống đồng bằng các châu thổ ở những thế kỷ sau này.Cũng từ góc nhìn khảo cổ học, tác giả Trịnh Sinh đã nghiên cứu để kiến giải về lễ

hội thời Hùng Vương với bài viết “Lễ hội đền Hùng qua tài liệu khảo cổ học” Mở

đầu bài viết tác giả đã thống kê có tới 450 di tích thờ Vua Hùng, các tướng lĩnh và

vợ con cùng các sự tích có liên quan Thông qua hiện vật trống đồng Đông Sơn, tácgiả giới thiệu dựng lại một số lễ hội xưa ở vùng Đất Tổ, đó là: Lễ hội cầu nước vớitục đua thuyền; lễ hội cầu mùa; lễ hội đúc trống đồng; lễ hội đâm trâu; lễ hội đi săn.Tác giả nhấn mạnh lễ hội đi săn của người Phú Thọ đã có từ cách đây khoảng 2000năm, trên mặt rìu đồng Làng Cả (Việt Trì) có cảnh chó săn hươu vô cùng sinh động

[128, tr.20-21] Tác giả Nguyễn Xuân Kính với bài viết “Ý nghĩa và giá trị của

truyền thuyết về thời đại Hùng Vương” [85, tr.40-42], bài viết đã nhấn mạnh đến ý

nghĩa và giá trị của truyền thuyết, khẳng định sự tồn tại của một thể loại văn họcdân gian; góp phần chứng tỏ thời kỳ này là một quá trình lịch sử lâu dài; phản ánhsức sống của người Việt cổ; là một trong những nguồn tài liệu quý báu để chúng tatìm hiểu về cội nguồn dân tộc, rõ ràng rằng truyền thuyết về thời đại Hùng Vương

là một trong những nguồn tài liệu quý báu để giới khoa học tìm hiểu về thời kỳ đầutiên, xa xưa của lịch sử dân tộc

Đi theo dấu chân của Bác Hồ, ghi nhớ lại những kỷ niệm của Bác với Đền

Hùng, tác giả Nguyễn Công Hoan với bài viết “Bác Hồ với Đền Hùng” [66,

tr.11-23], trong bài viết tác giả đã đề cập đến những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Phú Thọ vàđặc biệt nhấn mạnh 2 lần Bác về thăm đền Hùng: lần 1, vào năm 1954 sau khi chiếnthắng Điện Biên Phủ và ký kết hiệp định Giơnever, khi về đến Phú Thọ Bác đã lựachọn địa điểm đền Hùng làm nơi gặp gỡ đại đoàn quân tiên phong 308 và có lời căn

dặn trước khi họ về tiếp quản thủ đô “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác

cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Lần 2, Bác tới thăm và viếng mộ tổ tại đền

Hùng nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mồng 2 tháng 9 năm

1962 Nhớ Bác với “Lời Người năm ấy” của tác giả Phạm Bá Khiêm đã ghi lại theo

lời kể của đại tá Tống Xuân Đài - một cán bộ đã nghỉ hưu tại Hà Nội, tháng 10 năm

Trang 17

1997 Nội dung bài viết đề cập đến cuộc viếng thăm lần 1 của Chủ tịch Hồ ChíMinh đối với Đền Hùng vào năm 1954 và nội dung, địa điểm cuộc nói chuyện củaNgười với đại đoàn quân tiên phong 308 trước khi về tiếp quản thủ đô [78, tr.12]

Dưới góc độ nghiên cứu về tín ngưõng thờ cúng tổ tiên, tín ngưõng thờ Hùng

Vương, tác giả Phan Khanh với bài viết “Lễ hội Đền Hùng và tục thờ cúng tổ tiên” [73, tr.10-13] Theo tác giả, thờ cúng tổ tiên của gia đình, dòng họ, nghề nghiệp, làng

được xem là một phong tục hệ trọng, dẫn đến việc tôn thờ tổ tiên của cả nước - Quốc

Tổ Hùng Vương, thực chất đó là tín ngưỡng nguyên thuỷ - một truyền thống tốt đẹpcủa văn hoá Việt Nam Tác giả cũng đã liên hệ tới việc phụng thờ các vị thành hoàng

có liên quan đến thời đại Hùng Vương ở các làng xã thuộc Hà Nội Từ đó khẳng địnhrằng, thờ cúng tổ tiên mà cao hơn là lễ hội tưởng nhớ Vua Hùng là một nét đẹp trong

văn hoá của cộng đồng cư dân Việt Nam Tác giả Vũ Ngọc Khánh với bài viết “Vua

Hùng trong đời sống tâm linh người Việt” [76, tr.17-19] Mở đầu bài viết tác giả đã

có những lý giải và lập luận khá sâu sắc về đời sống tâm linh, về thực tế các địaphương phụng thờ Hùng Vương và những người có liên quan đến triều đại này, về

những nội dung được ghi lại trong Lĩnh Nam chích quái về nguồn gốc của vua

Hùng Tác giả cũng nhấn mạnh việc phụng thờ Hùng Vương là một dạng tínngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nhưng chưa hề được nâng lên thành một thứ đạo Bàiviết cũng nói lên vai trò của tín ngưỡng thờ Vua Hùng có ảnh hưởng khá sâu rộngđến đời sống tâm linh và đời sống văn hoá của cộng đồng cư dân không chỉ một

vùng mà có tính chất cả nước Tác giả Nguyễn Thị Hạnh với bài viết “Tục thờ thần

và lễ hội Hùng Vương” [61, tr.22-23] Bài viết giới thiệu khái quát về địa danh Đền

Hùng, về các công trình kiến trúc trên địa danh đó, về tục thờ thần tự nhiên trướckhi thờ Hùng Vương, về việc phụng thờ Hùng Vương tiếp đó Bài viết cũng đưa ranhững tư liệu về việc tổ chức nghi lễ thờ cúng dưới các triều đại phong kiến Đinh,

Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn được thực hiện khá nghiêm ngặt từ nghi thức, nghi lễ đếntrò chơi, trò diễn Ngày nay việc phụng thờ các Vua Hùng ngày càng được quan tâm

và đã trở thành ngày kỷ niệm quốc lễ hàng năm” Bài “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng

Vương” [58, tr.20-21] Tác giả Tạ Huy Đức: mở đầu bài viết tác giả cho biết thờ

Trang 18

cúng thánh thần, tổ tiên và những người có công với nước với làng là tập quán cổtruyền của nhân dân Việt Nam, việc thờ các Vua Hùng của nhân dân Việt Nam làhình thức đặc biệt phải cầu cúng tế lễ với nghi thức trang trọng, thành kính, các đìnhđền miếu thờ Vua Hùng ở Vĩnh Phú cũng đều tiến hành như vậy.

Tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng,

dung lượng các bài viết chiếm tỷ lệ khá lớn Trong bài viết “Hội với đời sống” [89,

tr.26-35] của tác giả Thu Linh đã giới thiệu cơ sở lý thuyết và cách lý giải biệnchứng về hội, đưa ra hai quy trình vận động trình tự ngược nhau đó là hội nguyênhợp và hội tổng hợp, những yếu tố mới xuất hiện trong lễ hội Ở phần cuối bài viết,tác giả đã đưa ra lễ hội đền Hùng như một minh chứng cho nhận định trên Tác giảkhẳng định rằng, các địa điểm di tích cùng với các hiện vật của thời đại Hùngvương được gìn giữ đã trở thành nơi thưởng thức và diễn ra các hoạt động văn hoáhiện nay Sự đan xen giữa các trò diễn truyền thống như đánh trống đồng, hát Xoantrên thuyền, việc dựng lại các cảnh sinh hoạt với những trang phục của người Việt

cổ với các trò diễn hiện đại như chiếu phim, kịch nói…đang được diễn ra trong lễ

hội đền Hùng… Tác giả Lê Hồng Lý với bài viết “Tản mạn xung quanh hội đền

Hùng” Bài viết đề cập đến lễ hội Đền Hùng vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng

năm và coi đó là cuộc hành hương lớn về cội nguồn, là phong tục thờ cúng của toàndân tộc Việt Nam Tác giả đã đưa ra thông tin về việc phân định trách nhiệm đối vớidân sở tại trong việc phụng thờ các Vua Hùng Giới thiệu không gian thiêng - nơi diễn

ra lễ hội, đặc tả các sinh hoạt văn hoá diễn ra trong ngày lễ như hát Xoan, đánh trốngđồng, đâm đuống, đồng thời nói lên ý nghĩa và triết lý nhân sinh thông qua lễ hội ĐềnHùng [96, tr.26-28] Tác giả Trần Ngọc Tăng với bài viết “Lễ hội Đền Hùng với

người đất Tổ” [129, tr.22-23] Bài viết khẳng định vai trò của Đền Hùng và lễ hội

Đền Hùng trong đời sống nhân dân cả nước nói chung, đồng thời cũng cho biếtthông tin, hiện nay có khoảng trên 600 di tích thờ vua Hùng và các bộ tướng và cóhơn 100 câu chuyện vừa mang tính huyền thoại lại vừa mang nét truyền thống vềthời đại Hùng Vương Lễ hội Đền Hùng cũng được tác giả đi sâu miêu thuật vàphân tích từ nghi thức, nghi lễ đến các trò chơi, trò diễn Ngoài ra, bài viết cũng giới

Trang 19

thiệu các địa phương phụng thờ cũng tiến hành tổ chức lễ hội để hướng về đất tổnhư: di tích đình Hùng Lô, ở Tứ Xã, ở Phú Lộc, ở Hy Cương.v.v Tuy quy mô,hình thức lễ hội có khác nhau song tựu chung lại là mang ý nghĩa giáo dục truyềnthống uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn của tổ tiên…

Nói tới văn hoá Đất Tổ, văn hoá Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng, ngườiPhú Thọ không thể không nhắc tới các nhà nghiên cứu dân gian nổi danh có nhiềuđóng góp cho Phú Thọ như Nguyễn Khắc Xương, Lê Tượng, Vũ Kim Biên, DươngHuy Thiện…Các tác giả đã dành nhiều tâm huyết và để lại nhiều công trình đặc biệt

là những bài viết về Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng, Trước tiên phải kể đến tác giả

Nguyễn Khắc Xương, trong chùm bài viết như: Lễ hội Hùng Vương và lễ hội thời

Hùng Vương [188, tr.72-79], nội dung bài viết từ việc mô tả các tín ngưỡng và khái

quát các trò diễn “rước tiếng hú và múa tùng rí” của làng Vi Cương, “rước chúa traichúa gái” của làng Trẹo tác giả cho biết có Vĩnh Phú có 30 làng xã có dấu tích tínngưỡng phồn thực lễ hội Đền Hùng xưa, từ đó tác giả đã nhận định: lễ hội của ngườiViệt cổ trong buổi đầu dựng nước là lễ hội phồn thực Đây là cội nguồn lễ hội sau này

ra đời vào thời kỳ Đại Việt trong đó có lễ hội Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng Khi

bàn thảo đến “Mấy ý kiến về Lễ hội Đền Hùng” từ tiếp cận và kiến giải, tác giả

Nguyễn Khắc Xương nhận định Đền Hùng và hội Đền Hùng không giống với các lễhội truyền thống khác Đây là biểu tượng cội nguồn dân tộc Hội Đền Hùng là hội lễGiỗ Tổ của cả nước cho nên cần phải xây dựng được chiều sâu của lễ hội, từ đó tácgiả đề xuất nên phục hồi các hình thức diễn xướng cổ truyền của địa phương vàotrong hội Các trò chơi, các diễn xướng truyền thống và dân tộc phải là thành phầnchủ đạo trong vui chơi [189, tr.47-50] Bài viết “Đền Hùng - Điểm tựa tâm linh”, tácgiả Nguyễn Khắc Xương đã đi sâu mô tả tổng thuật không gian Đền Hùng để thấyđược tình cảm của đồng bào trong và ngoài nước hướng về Đền Hùng, tác giả gửigắm thông điệp chung cho mọi người: Người Việt Nam dù đi đâu về đâu, dù ở nơinào trên đất nước, dù ở phương trời nào trên hành tinh đều có một điểm tựa chungcho tâm linh: Đền Hùng mộ Tổ, điểm tựa gắn bó người Việt với nhau, điểm tựa giúpchúng ta tự tin vững bước tiến lên phía trước [187, tr.58-61]

Trang 20

Bài viết“Đền Hùng, một vùng đất lịch sử thiêng liêng của dân tộc”, do hai tác giả

Dương Huy Thiện và Nguyễn Văn Nguyên trình bày bằng những nhận định có tính chấtsuy luận, tác giả phân tích để đi đến làm rõ “Đền Hùng trung tâm kinh đô của PhongChâu” - Đền Hùng có vị trí như thế nào trong cái kinh đô cổ kính đó Từ đó suy nghĩ vềĐền Hùng hôm nay và mai sau Tác giả mong muốn Di tích này phải biểu hiện sức sốngtrường tồn, anh hùng và có văn hiến Đền Hùng phải là toàn bộ lịch sử của một dân tộc vĩ

đại [140, tr.38-46] Khi viết về “Lễ hội Đền Hùng” tác gỉả Dương Huy Thiện đã nhấn

mạnh vai trò của lễ hội Đền Hùng có tầm quan trọng đặc biệt của phức hệ tâm linh ViệtNam, là biểu hiện của tâm thức dân gian Tác giả mô tả giới thiệu tổng quát lễ hội ĐềnHùng xưa Ngoài ý nghĩa thiêng liêng là ngày Giỗ Tổ chung của cả nước, còn mang đầy

đủ ý tứ hội đám, có rước sách, có các trò vui của các hội làng…náo nhiệt và linh thiêng, từ

đó tác giả suy nghĩ “lễ hội Đền Hùng phải và cần phải là một tác động hướng con ngườiđến chân thiện mỹ để xây dựng một xã hội phồn vinh công bằng văn minh [139, tr.51-55]

Cũng trong tư duy nghiên cứu về “Lễ hội Đền Hùng, đỉnh cao tâm thức Việt Nam” tác giả

Đặng Đình Thuận nhận diện và cho biết: Lễ hội Đền Hùng là một loại lễ hội mang tínhchất lịch sử, có thể nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề này qua các hoạt động của lễ hộilàng He (lễ hội Đền Hùng xưa), từ mô tả khái quát lễ hội Đền Hùng xưa và phân tích tácgiả khẳng định: “Lễ hội Đền Hùng là một sinh hoạt văn hoá dân gian vô cùng quý báu củalịch sử dựng nước và giữ nước truyền lại Đó là một lễ hội mang bản sắc văn hoá đặc biệtViệt Nam và phản ánh khá rõ truyền thống, cốt cách, tinh thần của người Việt Nam, là đạođức, là bản sắc văn hoá, là đỉnh cao của tri thức, tâm linh của mỗi người Việt Nam [153,

tr.8-9] Tác giả Vũ Kim Biên trong bài viết “Lễ hội Đền Hùng xưa” đã tái hiện lại toàn bộ

không gian và khung cảnh của lễ hội Đền Hùng xưa Từ miêu thuật sơ bộ phần lễ, đặc biệt

là hát Xoan - một loại hình nghệ thuật điển hình của Phú Thọ, đến phần hội gồm lễ thức,trò chơi, văn nghệ, mua bán hàng hoá ăn uống và kể cả con người, vào ban ngày có đấuvật, ném còn, kéo lửa thổi cơm thi, cờ người… ban đêm bao giờ cũng có hát tuồng chèo ởcác bãi đất rộng [30,tr.14-15]

Về không gian hội, các trò chơi trò diền trong lễ hội đã được đề cập đến

trong một số bài viết của các tác giả như: bài viết“Thời đại Hùng Vương - Hội lễ”,

Trang 21

tác giả Lê Trung Vũ đã tổng thuật mô tả tục đánh trống đồng, tục đánh cồng chiêng,hát đối đáp nam nữ, tục giã cối, hát kể chuyện, nhảy múa, tín ngưỡng nguyênthuỷ… Sau khi mô tả các tín ngưỡng này, tác giả đã nhấn mạnh: tín ngưỡng thờiHùng Vương thuộc nhiều hệ thống phức hợp, pha trộn mà không bài bác nhau, cònbiểu hiện ở những hình thức tản vụn, song ý nghĩa và mục đích thì rõ ràng phục vụcho hoạt động nông nghiệp [177, tr.85-94] Tác giả Đặng Hoài Thu với bài viết

“Một số trò diễn mang dấu ấn thời đại Hùng Vương” đã giới thiệu rất kỹ từ công tác

chuẩn bị cho đến cách thức tiến hành ở một số trò diễn trong lễ hội Đền Hùng như:múa gà phủ ở xã Phú Lộc (Phong Châu); trò Hất phết ở Đông Lai, Bàn Giản (LậpThạch); trò Đánh tráo gạo, trò Chạy kem (Cầu kem) ở Chu Khống, Chu Hoá; tròrước Chúa gái - một loại hình cổ xưa của người Việt cổ Tìm hiểu sâu sắc hơn về lễ

hội Đền Hùng, tác giả Phạm Khiêm còn giới thiệu “Trò rước chúa gái trong lễ hội

Đền Hùng” [79, tr 29] Đó là việc diễn lại tích truyện công chúa Ngọc Hoa về nhà

chồng hay còn gọi là tích Tản Viên đón vợ, nghi lễ được diễn ra vào ngày 25 thángChạp hàng năm, đây là nghi lễ cổ sơ nhất trong lễ hội Đền Hùng Bài viết đã giớithiệu khá kỹ về quy trình cũng như cách thức diễn ra các nghi thức, nghi lễ bắtbuộc, đặc biệt là trò rước mang tên Chúa Gái vào ngày 28 tháng Chạp

Bài viết “Đền Hùng, Lễ hội Hùng Vương - Một di sản văn hoá dân tộc đặc

sắc” của tác giả Trần Kim Thau đã nhấn mạnh về truyền thống uống nước nhớ nguồn,

là người Việt Nam không ai là không biết đến tổ tiên mình là các Vua Hùng… Tronghội Đền Hùng-Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng ba hàng năm đã trở thành ý thứctâm linh mỗi người Việt hướng về tổ tiên cội nguồn của mình Qua bài viết, tác giả đãnhấn mạnh: Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương còn là một hiện tượng lịch sử độcđáo hiếm có so với nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới [135, tr.33-37] Từ đó tác giả

Trần Kim Thau đưa ra định hướng trong bài viết “Xây dựng đền Hùng và lễ hội Hùng

Vương thành một di sản và vùng văn hoá dân tộc đặc sắc” Mở đầu bài viết nhấn mạnh

vai trò và sự ảnh hưởng của lễ hội đền Hùng đối với cộng động dân cư, đề cao giá trịlịch sử - văn hoá tinh thần ẩn chứa bên trong các công trình kiến trúc và lễ hội đềnHùng Trong đó, tác giả có giới thiệu các hạng mục công trình kiến trúc và bước đầu

Trang 22

đưa ra đề án xây dựng lễ hội đền Hùng thành các khu vực sinh hoạt văn hoá cộng đồngnhư: Viện bảo tàng sống; hội văn hoá cổ truyền; hội nghệ thuật dân gian; hội thi diễn

xướng dân gian; hội thi trò chơi dân gian Từ đó tạo lên một hình ảnh “sống” về vùng

văn hoá dân tộc đặc sắc, nó chứa đựng nội dung ý nghĩa lịch sử, văn hoá, xã hội củangày giỗ tổ Hùng Vương [133, tr.3-5]

Nhìn về tương lai, tác giả Trần Kim Thau đã nhìn nhận một cách biện chứng

về “Mối quan hệ đền Hùng - Việt Trì quá khứ - hiện tại và tương lai”, tác giả đã

nhấn mạnh đến mối quan hệ đặc biệt của chốn Tổ Hùng Vương trong quá khứ - hiệntại - tương lai Về vị thế địa linh của các con sông, những ngọn núi nơi Đền Hùngtồn tại, đó là núi Hùng, núi Vặn và núi Trọc cùng các con sông như sông Hồng,sông Lô, sông Đà Đồng thời cũng nhấn mạnh tới các nền văn hoá khảo cổ nhưPhùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn nơi đền Hùng tồn tại Mặt khác,mối quan hệ Đền Hùng - Việt Trì còn là mối quan hệ folklore về tên đất tên làng,truyền thuyết, tín ngưỡng, tâm linh mà đền Hùng cũng là trung tâm Tác giả cũngkhẳng định rằng, Đền Hùng không phải là của riêng một làng, một tỉnh, một vùngnào đó mà là của cả dân tộc Việt Nam [134, tr.13-14] Chính vì tầm quan trọng đặcbiệt của đền Hùng, tác giả Trần Kim Thau và Lê Tượng đã thống nhất quan điểm

“Về việc quy hoạch khu di tích đền Hùng” với các nội dung hướng tới sự phát triển

nâng tầm Khu Di tích lịch sử Quốc gia… Bài viết đã tập trung giới thiệu quy hoạchchung về đền Hùng với những vấn đề như sau: 1/xác định tính chất, ý nghĩa của khuvực đền Hùng; 2/xác định thời gian tưởng niệm lịch sử; 3/xác định quy mô và tầm

cỡ xây dựng, cụ thể được chia làm 03 khu vực I, II, III, các khu vực này có chứcnăng bổ trợ và thống nhất với nhau thành khối liên hoàn không chỉ để phục vụ đắclực cho quốc lễ mà còn tạo ra một quy hoạch mang tính toàn diện và lâu dài tronghiện tại và tương lai [137, tr.5-7] Cũng đề cập đến kiến trúc Đền Hùng, tiếp cận từ

góc nhìn di sản văn hoá, tác giả Nguyễn Quốc Hùng với bài viết “Quanh di tích và

lễ hội Đền Hùng” Bài viết giới thiệu khái quát về quy mô và mặt bằng bố cục của

các đơn nguyên kiến trúc ở Đền Hùng, tác giả cũng đề cập đến vai trò của Đền Hùngdưới con mắt của các triều đại phong kiến trước đây Dự án tu bổ, tôn tạo cũng được

Trang 23

tác giả viết khá kỹ từ không gian cảnh quan cho đến bố cục các đơn nguyên công trình,

đề cập đến thực trạng trong quá trình tu bổ Bài viết cũng nhấn mạnh đến vai trò giáodục các thế hệ người Việt qua lễ hội đền Hùng…[69, tr.24-25]

Trong bài viết “Để xứng đáng với vị thế vùng đất Tổ”, tác giả Phạm Dụ đã

nhấn mạnh Phú Thọ - Đền Hùng có vị trí đặc biệt trong tâm thức mọi người dân

Việt bởi “đây là cái nõi, là cái cội nguồn của đất nước, của dân tộc” Dù sinh sống

ở đâu trên đất nước này, người Việt đều có chung ý thức nhớ về cội nguồn tổ tiên,cây sinh nghìn nhánh từ gốc, nước chảy muôn dòng phát tại nguồn Bài viết cũng đã

đề cập đến những tâm sự của những người dân khi nói về đất tổ như: Di cư hai chụcnăm tròn, đường xa trở ngại chỉ còn ước mơ, ngày mai thống nhất ta chờ, về thăm

mộ tổ như xưa những ngày Hay khi sống tôi muốn được thờ đất nước, thờ tổ tiêntôi Khi chết tôi muốn được có một phần đất và nước của tổ tiên đắp điểm cho phàn

mộ của tôi ở xứ người [50, tr.15-16] Vị thế của đất tổ cũng được cố tổng bí thư LêDuẩn nhấn mạnh: Cả nước nhìn về Đền Hùng, từ Đền Hùng nhìn ra cả nước, phảilàm sao cho đồng bào khắp nơi cả nước thiết tha đến viếng thăm đất tổ HùngVương, ai đến đây cũng thấy cái mới…

1.1.3 Tư liệu Hội nghị hội thảo liên quan đến đề tài luận án

Hội thảo “Quy hoạch xây dựng Thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về

với cội nguồn dân tộc Việt Nam” do Uỷ ban nhân dân Thành phố Việt Trì tổ chức

tháng 9 năm 2009 Hội thảo đã có 34 bản tham luận của các nhà nghiên cứu khoa học

và quản lý văn hoá Trung ương và tỉnh Phú Thọ Các bài tham luận tập trung hướngvào các nội dung kiến trúc, xây dựng, phảt triển cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch…trong đó có nhiều bài viết về chủ đề lễ hội như Quy hoạch xây dựng Thành phố lễ hộicủa Nguyễn Thế Khải, Lễ hội truyền thống của Phạm Sỹ Liêm, Phát huy giá trị vănhoá của các di tích thời Hùng Vương của Trịnh Sinh, Âm nhạc và múa trong thành phố

lễ hội của Đào Đăng Hoàn… các bài tham luận từ các góc nhìn khác nhau nhưng nộidung trình bày đều đề cập đến nội dung phục hưng văn hoá thời đại Hùng Vương

Hội thảo “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (nghiên cứu

trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam)” do Bộ Văn hoá, Thể thao và

Trang 24

Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức tháng 4 năm 2011 đã có 130 bảntham luận của các nhà nghiên cứu khoa học và quản lý văn hoá trong nước và cáchọc giả đến từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… trong đó có 61 bài thamluận về tín ngưỡng thờ Hùng Vương như: Tín ngưỡng thờ Hùng Vương với sự pháttriển của Nguyễn Ngọc Ân, Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở PhúThọ của Nguyễn Chí Bền, Hùng Vương, tục thờ Hùng Vương như là thuỷ tổ ngườiViệt và tục thờ cúng tổ tiên của Đặng Việt Bích, Sự biến đổi của tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương trong xã hội đương đại của Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt củaNguyễn Tiến Khôi, Tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong hệ thống tín ngưỡng thờcúng tổ tiên của người Việt của Từ Thị Loan… đêu tập trung nghiên cứu về tínngưỡng thờ Hùng Vương trong mối quan hệ thờ cúng tổ tiên của người Việt và lễhội Đền Hùng.

1.1.4 Các Văn bản, đề tài, đề án, dự án, về xây dựng quy hoạch Đền Hùng

và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng

Nghiên cứu và bảo vệ Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng có nhiều đề tài khoa học,

đề án, dự án đã triển khai thực hiện

1.1.4.1 Văn bản, đề án Thủ tướng Chính phủ ban hành và phê duyệt

Về xây dựng quy hoạch và phát triển Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

- Đề án quan trọng nhất thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước vềviệc đầu tư tôn tạo khu Di tích xứng tầm Quốc gia là Đề án Quy hoạch phát triểnKhu Di tích lịch sử Đền Hùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyếtđịnh số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 đã định hướng phân khu chứcnăng để bảo vệ và phát huy công trình lịch sử hiếm có này gồm các khu: Khu Trungtâm lễ hội, Khu Làng du lịch văn hoá thời Hùng Vương, Khu Tháp Hùng vương vàlàng Du lịch sinh thái đặc trưng các vùng miền đất nước, Khu rừng phía Bắc, Rừngphía Nam, Khu trồng cây lưu niệm, Khu Trung tâm văn hoá thanh thiếu niên HùngVương Để thực hiện Quy hoạch này, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho xây dựng

Trang 25

các nhóm dự án thành phần gồm 7 nhóm dự án tương ứng với các khu chức năngtrên.

- Quyết định số 277/2005/QĐ-TTg ngày 2 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Việt Trì

- Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ

đến năm 2015 đạt đô thị loại I

Về tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-lễ hội Đền Hùng

- Lệnh của Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Luậtsửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật lao động ngày 11 tháng 4 năm 2007 cho phépngười lao động được nghỉ 01 ngày làm việc nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hộiĐền Hùng (ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) hàng năm

- Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướngChính phủ về Nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài Quy định ngày Giỗ

Tổ Hùng Vương là một trong 4 ngày lễ lớn của đất nước được tổ chức theo nghi lễnăm lẻ, năm tròn, năm chẵn Riêng năm chẵn do Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịchphối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội cấp Quốc gia

- Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Dự án Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2005

- Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ về việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010 Phêduyệt tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010 Quy mô cấp Quốc gia

- Văn bản số 512/TTg-ĐP ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướngChính phủ về một số đề nghị của tỉnh Phú Thọ: Đồng ý về chủ trương, giao Uỷban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án tổ chức Giỗ

Tổ Hùng Vương hàng năm và đóng góp nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di tíchtrong Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Trang 26

- Văn bản số 465/TTg-KGVX ngày 01 ngày 4 tháng 2009 của Thủ tướngChính phủ về Đề án góp giỗ và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, Thủ tướngChính phủ chỉ đạo: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với Uỷ bannhân dân tỉnh Phú Thọ để triển khai thực hiện Đề án.

1.1.4.2 Văn bản, đề án của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Đề án số 3476/ĐA-BVHTTDL ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch về tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vưong-Lễ hội Đền Hùng năm 2010

Đề án số 130/ĐA-BVHTTDL ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Văn hoá, Thểthao và Du lịch về tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vưong-Lễ hội Đền Hùng năm 2010

Quyết định số 595/QĐ-BVHTTDL ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt kịch bản tổng thể Giỗ Tổ Hùng

Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010

Quyết định số 594/QĐ-BVHTTDL ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc thành lập Ban tổ chức Giỗ Tổ HùngVương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010

Quyết định số 593/QĐ-BVHTTDL ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc thành lập các tiểu ban phục vụ tổ chức Giỗ

Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010

1.1.4.3 Văn bản, đề tài, đề án, dự án cấp tỉnh

Quyết định số 525/2005/QĐ-UB ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Uỷ ban nhândân tỉnh Phú Thọ về việc Thành lập Khu Di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc Uỷban nhân dân tỉnh Phú Thọ

Đề tài “Hồ sơ khoa học Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và vùng phụ cận”(2001-2004), của tỉnh Phú Thọ tập trung nghiên cứu về Khu di tích lịch sử ĐềnHùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn lâu dài khu Di tích đặc biệt này

Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích khảo cổ học thời đạikim khí của Phú Thọ” (2005-2006); Đề tài “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương tại các Ditích tiêu biểu trong cả nước” (2008-2010) Các công trình này dưới các góc độnghiên cứu khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung bảo tồn và phát huy các

Trang 27

giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

và văn hoá thời đại Hùng Vương

Dự án “Nghiên cứu, bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị của Di tích lịch sửvăn hoá thời đại Hùng Vương tại xã Thanh Đình-Lâm Thao-Phú Thọ” (2005-2007)

Dự án “Bảo quản hiện vật Khảo cổ học tại Bảo tàng Hùng Vương, Khu Di tíchlịch sử Đền Hùng” (2005-2007) nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn pháthuy các di tích thờ Hùng Vương và các hiện vật văn hoá thời Hùng Vương

Dự án Quy hoạch phát triển xây dựng Thành phố Việt Trì trở thành Thành phố lễhội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam giai đoạn 2008-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.1.4 Các luận án, luận văn liên quan đến đề tài

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Khu Di tích Đề Hùng trong tiến trình lịch sử dântộc năm 2003 của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh [62], luận án có 4 chươnggiải quyết vấn đề cơ bản: Không gian văn hoá xã hội vùng Đền Hùng thuở chưa

có Đền Hùng; Hình thái kíến trúc và tín ngưỡng buổi đầu ở Đền Hùng; Sự xuấthiện và phát triển của Đền Hùng trong các thế kỷ từ XV-XIX; Khu Di tích ĐềnHùng ở thế kỷ XX Tập trung sâu lý giải về sự xuất hiện hình thái kiến trúc vàtín ngưỡng, Đền Hùng qua các thời kỳ lịch sử (Thế kỷ XV; XVI-XVIII; XIX;

XX ) Cũng cần khẳng định rằng sự xuất hiện Đền Hùng và tín ngưỡng thờHùng Vương có liên quan rất chặt chẽ đến các nghi thức nghi lễ thờ cúng HùngVương Sự vận động và biến đổi trở thành có vị trí quan trọng trong đời sốngcủa cộng đồng cư dân Việt

Luận văn Thạc sĩ văn hoá học “Lễ hội rước chúa Gái trong đời sống cư dânlàng Hy Cương-Triêụ Phú, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” của tác giả PhạmHoàng Oanh, tác giả đi sâu nghiên cứu tục Rước chúa Gái trong lễ hội làng He, lễhội khởi thuỷ của lễ hội Đền Hùng sau này

Những tập hợp và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tàiluận án có thể đi đến nhận định sau:

+ Về phương diện lịch sử, thời đại Hùng Vương từ lâu đã được các nhànghiên cứu lịch sử quan tâm và đặt trong diễn trình phát triển lịch sử nước ta

Trang 28

Tuy nhiên về thời đại này hiện còn nhiều ý kiến khác nhau chưa có tính thốngnhất cao, chắc chắn vấn đề lịch sử thời đại Hùng vương sẽ được giải quyết thấu đáo.+ Về phương diện tín ngưỡng vua Hùng trong bối cảnh hình thành vàphát triển của tín ngưỡng thờ tổ tiên là một hiện tượng tín ngưỡng và văn hóatín ngưỡng Nhiều nhà nghiên cứu đã từ góc độ tín ngưỡng để lý giải về việcphụng thờ các vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương đã là cơ sở choviệc hình thành kiến trúc Đền Hùng và tiếp đó là lễ giỗ Tổ vua Hùng.

+ Về lễ hội Đền Hùng đã có nhiều công trình nghiên cứu viết về lễ hội ĐềnHùng và qua đó xác định ý nghĩa của lễ hội này đã có các cuộc hội thảo lớn tầm cỡquốc tế bàn về lễ hội Đền Hùng nhằm hướng tới một mục tiêu khẳng định đây là mộtsinh hoạt văn hóa tâm linh, một “lễ giỗ Tổ dân tộc” mà chỉ có ở Việt Nam mới có.+ Thông qua nghiên cứu phân tích các công trình của các nhà nghiên cứu đitrước có thể thấy rằng, hiện chưa có một công trình khoa học nào trong khuôn khổmột luận án tiến sĩ viết về lễ hội Đền Hùng và xác định vai trò của lễ hội này trongđời sống văn hóa của cộng đồng

Tác giả luận án trân trọng tiếp thu, kế thừa những thành tựu của các nhà khoahọc đã viết để vận dụng giải quyết những mục tiêu cơ bản đặt ra của đề tài luận án

1.2 ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN VĂN HÓA TIỂU VÙNG PHÚ THỌ 1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Trong “Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam” [142], đã xác địnhtiểu vùng văn hoá Đất Tổ Vĩnh Phú nằm trong 7 vùng văn hoá của Bắc Bộ “Thờicác Vua Hùng, vùng đất này là phần chính của Bộ Văn Lang trung tâm của 15 bộthời Vua Hùng, nơi hợp lưu của sông Đà và sông Lô với sông Hồng Thời Hậu Lê

và đầu thời Nguyễn, vùng đất này thuộc trấn Sơn Tây, là một trong tứ trấn nội kinh.Đây là vùng đất bán sơn địa, xen kẽ giữa núi đồi và đồng bằng, giữa những bãi bồiven sông và những gò đất cao, có vùng chiêm trũng, đầm hồ, vực lớn… Nơi đây đấtđai và khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuần hoá các giống lúa trồng, choviệc canh tác theo kiểu “đao canh hoả chủng” ở các ô trũng, khe rộc, cho canh táctrên các cánh đồng lớn dùng cày và sức kéo trâu bò… Nơi đây có địa thế thuận lợi

Trang 29

cho giao thông qua lại, nhất là hợp lưu các con sông, nên từ xưa buôn bán giao lưuxuôi về Hà Nội, ngược sông Hồng, sông Đà lên phía Bắc Lòng đất có nhiều khoángsản, để ngày nay mọc lên các khu công nghiệp lớn mà trung tâm là Việt Trì, mangđến cho vùng này dáng vẻ, nếp sống công nghiệp hoà điệu với đời sống nôngnghiệp nơi thôn dã từ ngàn xưa… Nơi đây ngoài hàng trăm di tích khảo cổ thuộclớp lớp các thời đại kế nhau mà nhiều năm nay các nhà khảo cổ học đã khai quật từlòng đất lên, thì ngay trong tâm thức dân gian đời nọ kế đời kia còn ghi nhận các địadanh, di tích lịch sử mà ít nhiều đã được huyền thoại hoá Trước nhất mà phải kể tớinúi Hùng mà trong quan niệm dân gian là Đầu Rồng hướng về phương Nam, mìnhrồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Pheo, hình thành thế “Tam Sơn cấm địa, bao gồmhào khí là nơi linh thiêng của dân tộc Trên đỉnh Hùng Sơn có đền Thượng, thờ cácVua Hùng, thờ Thánh Gióng giúp vua diệt giặc, có cột đá thề của các Vua Thục nốinghiệp các Vua Hùng Dưới Đền Thượng còn có Đền Trung và Đền Hạ, nơi mẹ Âu

Cơ sinh bọc trứng đẻ ra trăm con đầu tiên của người Việt Đứng trên đỉnh HùngSơn, hai ngả là hai dãy Tam Đảo và Ba Vì, tạo thế bao lấy đồng bằng châu thổ phíaNam, Ba Vì, nơi ngự trị của Tản Viên Sơn Thánh, vị anh hùng huyền thoại Đâycũng là vùng đất giàu có những huyền thoại và truyền thuyết lịch sử Trước nhất đó

là các truyền thuyết về Hùng Vương gắn liền với các địa danh, nghi lễ và phong tục.Động Lăng Xương, núi Nghĩa lĩnh là nơi gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ vàkết làm vợ chồng

Đi liền với các địa danh truyền thuyết, các tập tục lễ nghi, các công trình kiếntrúc gắn với lịch sử của đất nước và dân tộc Lịch sử quyện chặt vào môi trường tựnhiên, môi trường xã hội và văn hoá của con người Nói cách khác, đó vừa là sựthâu tóm lịch sử cụ thể và hiện thực của dân tộc và đất nước thành một thứ lịch sửtinh thần, một thứ lịch sử mang đầy thi hứng và thẩm mỹ, được mọi người truyềntụng mãi tới mai sau” [142, tr.168,169,170,171]

1.2.2 Đặc điểm lịch sử

Phú Thọ là một trong những nơi tiêu biểu của cả nước, nơi đây chứađựng quá trình phát triển văn hóa thời dựng nước, trong đó phải kể đến nền

Trang 30

văn hóa Phùng Nguyên (thuộc sơ kỳ đồng thau, tồn tại trong khoảng nửa đầuthiên nhiên kỷ thứ hai trước công nguyên) và Gò Mun (thuộc hậu kỳ đồngthau, tồn tại khoảng cuối thiên nhiên kỷ thứ hai đến đầu thiên nhiên kỷ thứnhất trước Công nguyên) Trong gần 40 năm qua, ngành khảo cổ Việt Namphối hợp với Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ đã phát hiện và tiến hành khaiquật hơn sáu mươi địa điểm có di chỉ văn hoá liên quan thời đại Hùng Vươngtrên địa bàn toàn tỉnh Đặc biệt khu vực Việt Trì-hạ huyện Lâm Thao là nơitập trung dày đặc những địa điểm khảo cổ gồm đầy đủ các giai đoạn từ PhùngNguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, đặc điểm này chứng tỏ đây làvùng tập trung dân cư liên tục và trọng yếu của người Việt cổ.

“Theo truyền thuyết và sử cũ, bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Việt sinh sống chủyếu ở miền trung du và miền đồng bằng châu thổ Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sốngchủ yếu ở miền Việt Bắc Ở nhiều nơi, người Âu Việt và người Lạc Việt sinh sống xen

kẽ với nhau và sống cạnh những thành phần cư dân khác Do nhu cầu trị thủy, do nhucầu chống xâm lấn và do việc trao đổi kinh tế và văn hóa ngày càng được đẩy mạnh,giữa những bộ lạc gần gũi nhau về dòng máu và xu hướng tập hợp lại, thống nhất vớinhau Trong số các bộ lạc Việt có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả Lãnh thổ của

bộ lạc Văn Lang trải rộng từ chân núi Ba Vì đến sườn Tam Đảo, có sông Hồng cuồncuộn phù xa chảy xuyên giữa Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử làngười đứng ra thống nhất tất cả các bộ Lạc Việt dựng nên nước Văn Lang Ông xưng

Vua, sử gọi là Vua Hùng và con cháu ông vẫn đời đời mang danh hiệu đó” [167]

Cùng với việc chiếm lĩnh đồng bằng, các cư dân sau Phùng Nguyên đã để lại nhiều dấu vết của mình ở nơi hội tụ ngã ba sông-Làng Cả là một khu

di chỉ nổi tiếng với gần chục hécta vừa là nơi cư trú, vừa là khu mộ táng Hai lần khai quật và một lần đào thám sát đã phát hiện được 311 ngôi mộ vào giai đoạn Đông Sơn cực thịnh với rất nhiều hiện vật tuỳ táng Đặc biệt có một ngôi mộ đã tìm thấy chiếc khoá đai lựng đúc bằng đồng chạm khắc tinh vi, gồm 4 cặp Rùa chầu vào nhau, phải chăng đây là cái đai quyền lực Khu vực Làng Cả hẳn vào thời kỳ các Vua Hùng, đã là nơi sầm

Trang 31

uất đông dân cư, rất thuận tiện giao lưu theo đường thuỷ với các miền đất khác… là trung tâm đầu tiên thời dựng nước [134]

Trên thực tế, khảo cổ học đã tiến hành khai quật Khu Di tích Làng Cả (naythuộc địa bàn phường Tiên Cát, Thành phố Việt Trì) Các nhà khoa học đã thốngnhất nhận định, trước khi trở thành một khu mộ táng, Làng Cả đã là một khu di chỉ

cư trú, một trung tâm trung du của văn hoá Đông Sơn [34, tr.36] Cùng với khu ditích Làng Cả, nơi đây đã hình thành nhiều truyền thuyết dân gian và hệ thống di tíchđền đài thờ tự thâm nghiêm đã phản ánh về thời đại các Vua Hùng dựng nước cùngvới truyền thuyết lưu truyền từ bao đời nay trong dân gian và hệ thống đền đìnhmiếu mạo thờ tự các Vua Hùng, vợ con và tướng lĩnh của các Vua Hùng

Trải qua quá trình lịch sử, địa bàn tỉnh Phú Thọ đã trải qua nhiều lần thay đổi

về địa giới hành chính

“Thời Hùng Vương, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, trung tâm củanước Văn Lang Thời Thục An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ nằmtrong huyện Mê Linh Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế

kỷ X), Phú Thọ nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu

Thời kỳ phong kiến độc lập, đơn vị hành chính là các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới

là các phủ, châu, huyện thay thế cho chế độ quận huyện thời Bắc thuộc, Phú Thọ thuộc

lộ Tam Giang Đầu triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, địa bànPhú Thọ nằm trong hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn Tây

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Vua đã tiến hành cải cách hành chính,đổi tất cả các trấn trong cá nước là tỉnh, điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sangtỉnh kia, chia tách một số huyện lớn…Ở phạm vi hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn Tây,năm 1831 chuyển huyện Tam Nông thuộc tỉnh Sơn Tây về tỉnh Hưng Hóa, táchhuyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng của tỉnh Hưng Hóa thành hại huyện Thanh Sơn

và Thanh Thủy

Với tỉnh Hưng Hóa, sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên,văn Chấn để thành lập các tỉnh mới Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, chínhquyền thực dân nhập thêm một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang cộng với một số

Trang 32

huyện còn lại để lập tỉnh Hưng Hóa mới Điều 1 của Nghị định toàn quyền ĐôngDương ngày 8 tháng 9 năm 1891 về việc thành lập tỉnh Hưng Hóa ghi “Đại phậntỉnh Hưng Hóa sẽ được thành lập gồm:

1 Các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Huyện Thanh Thủy bỏ tổng CựThắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn

2 Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của Phủ Lâm Thao, tỉnh SơnTây Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập chỉ có 5 huyện, trong đó hai huyện TamNông và Thanh Thủy là thuộc tỉnh Hưng Hóa cũ còn lại ba huyện và Sơn Vi, Thanh

Ba, Phù Ninh là chuyển từ tỉnh Sơn Tây sang

Ngày 9 tháng 12 năm 1892, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuyểnhuyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa

Ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Báinhập vào tỉnh Hưng Hóa

Ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân

sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hóa Ngày 24 tháng 8 năm 1895, hai huyệnHùng Quan và Ngọc Quan của Phủ Đoan Hùng tách khỏi tiểu quân khu TuyênQuang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa Năm 1900 thànhlập thêm huyện Hạc Trì

Ngày 5 tháng 5 năm 1903, toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyểntỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú huyện Sơn Vi và

từ đây tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ Sở dĩ có sự chuyển dịch tỉnh lỵ vìPhú Thọ có đường xe lửa chạy qua, lại ở vào trung độ của tỉnh, còn Hưng Hóa ởcuối tỉnh, không thuận lợi giao thông Tỉnh Phú Thọ năm 1903 có 10 huyện: TamNông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì,Hùng Quan, Ngọc Quan và 2 châu là Thanh Sơn và Yên Lập

Trong bài viết về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tác giả Nguyễn Chí Bền

đã cho rằng: Thực ra, tên tỉnh Phú Thọ mãi đến năm 1903 mới xuất hiện, do sự đổitên của tỉnh Hưng Hoá mà thành Biến đổi danh giới địa lý của tỉnh Phú Thọ nằmtrong Bộ Văn Lang, một trong 15 Bộ của Nhà nước Văn Lang mà theo truyền

Trang 33

thuyết gắn bó với Hùng Vương Thời sơ sử, vùng Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh.Trong thời Bắc thuộc, Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu Bắtđầu từ thế kỷ X, cơ cấu hành chính của Nhà nước Đại Việt có nhiều thay đổi, chế độquận huyện của thời kỳ bị người phương Bắc đô hộ được thay đổi bằng các đạo (lộ,trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện thì vùng Phú Thọ thuộc lô TamGiang Từ thời nhà Lê (1428-1788) đến thời nhà Nguyễn (1802-1945), trừ huyệnThanh Xuyên (nay là các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thuỷ) và huyện YênLập (phủ Quy Hoá) thuộc tỉnh Hưng Hoá, phần lớn tỉnh Phú Thọ hiện nay thuộctỉnh Sơn Tây Người Pháp vào xâm lược Việt Nam, năm 1891, toàn quyền ĐôngDương đã thành lập tỉnh Hưng Hoá mới, với các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ củatỉnh Hưng Hoá cũ và các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao,tỉnh Sơn Tây Năm 1903, tỉnh Hưng Hoá được đổi thành tỉnh Phú Thọ gồm hai phủLâm Thao và Đoan Hùng; 8 huyện: Tam Nông, Thanh Thuỷ, Sơn Vi, Thanh Ba,Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Hạc Trì, và 2 châu: Thanh Sơn, Yên Lập Năm 1996,

hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc lại được tái lập [34, tr.35-36].

Sau khi tái lập, ngày 28 tháng 5 năm 1997, Chính phủ ra Nghị định số 55 vềviệc thành lập 6 thị trấn: thị trấn Yên Lập (Yên Lập); thị trấn Hạ Hòa (Hạ Hòa); thịtrấn Hưng Hóa (Tam Thanh); thị trấn Lâm Thao và Phú Hộ (Phong Châu); thị trấnThanh Sơn (Thanh Sơn) Tiếp đến ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra Nghịđịnh số 59 chia tách 2 huyện còn lại của tỉnh Phú Thọ là Phong Châu và Tam Thanh

để tái lập lại các huyện cũ là Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông và Thanh Thủy

1.2.3 Đặc điểm đời sống kinh tế

Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Phú Thọ vừa có tính chất miền núitrung du, vừa có tính chất đồng bằng Đoạn sông Hồng chảy qua Phú Thọ (sôngThao) đã chia Phú Thọ thành 2 miền có những đặc điểm khác nhau và hình thànhđịa hình mang 3 tính chất trên

Miền tả ngạn sông Hồng gồm đất đai các huyện Đoan Hùng, một phần đấtthuộc các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao và ngoại thành Việt Trì, cónhiều đồi gò nối tiếp nhau san sát như bát úp, rất phù hợp cho phát triển cây công

Trang 34

nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả… Nhờ nằm ven cácsông Hồng, sông Lô, sông Chảy nên miền đất này hàng năm được phù sa bồi đắp, đấttốt, có nhiều cánh đồng lớn, vựa lúa của tỉnh.

Miền hữu ngạn sông Hồng chiếm tới 2/3 diện tích toàn tỉnh, gồm đất đai cáchuyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Tam Nông, Sông Thao và một phầnhuyện Hạ Hòa, chủ yếu là đồi núi Các dãy núi ở đây thuộc đoạn cuối của mạchHoàng Liên Sơn Tuy vậy ven sông Hồng, sông Bứa, sông Đà cũng có những cánhđồng đất bãi trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp nhưng không lớn Vì đây là miềnnúi thuận lợi cho hoạt động Cách mạng nên các căn cứ chống Pháp thời kỳ CầnVương, các chiến khu thời kỳ tiền khởi nghĩa, các kho tàng của Trung ương thời kỳkháng chiến chống Pháp… đều xây dựng ở vùng này

Tính chất địa hình và cấu tạo địa chất trên đây đã tạo cho Phú Thọ có khá nhiềukhoáng sản phân bố ở hầu khắp các huyện, nhưng tập trung ở các huyện phía hữu ngạnsông Hồng Các khoáng sản đã được phát hiện ở Phú Thọ có sắt, thanm đá, vàng, mica,cao lanh, đá chì (graphite), perít… Trước Cách mạng tháng Tám, bọn Tư bản thực dân

đã cho khai thác mỏ than ở Tu Vũ, mỏ sắt ở La Phù (Thanh Thủy), Thạch Khoán(Thanh Sơn) Hiện nay các mỏ như quắczít, pirít, phenpat, cao lanh… đang được khaithác phục vụ công nghiệp trong tỉnh

Trước Cách mạng tháng Tám, Phú Thọ chủ yếu sản xuất nông nghiệp Từsau ngày hòa bình lập lại, nhất là từ khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1961-1965) Phú Thọ đã dần dần hình thành một tỉnh nông-công-nghiệp-lâmnghiệp có các khu công nghiệp lớn ra đời tại Việt Trì gồm nhiều xí nghiệp và côngnghiệp hóa chất Lâm Thao, giấy Bãi Bằng; một số xí nghiệp ở phía Bắc của tỉnhnhư chế biến chè, sản xuất giấy, xi măng… đã tạo cho Phú Thọ một diện mạo mới,

là điều kiện giúp cho tỉnh phát triển nhanh về kinh tế và xã hội

Ngoài tác động của công nghiệp, với một hệ thống sông ngòi, đầm hồ phongphú cũng góp phần thúc đẩy nông nghiệp trong tỉnh phát triển Các đoạn sông lớnchảy qua tỉnh như sông Hồng (sông Thao) dài 140 km, sông Lô dài 70 km, sông Đàdài 41 km đã bồi đắp phù xa màu mỡ cho các cánh đồng ven sông, đồng thời tạo

Trang 35

điều kiện giao lưu đường thủy giữa các vùng trong tỉnh và các tỉnh bạn Phú Thọ cógần 70 con ngòi lớn nhỏ, nằm rải rác khắp các huyện, điển hình có ngòi Lao (HạHòa), Ngòi Me (sông Thao), ngòi Lát (Thanh Thủy)… Ngoài ra, Phú Thọ còn cónhiều đầm hồ thiên tạo: đầm Ao Châu, đầm Chú, đầm Lãi, đầm Nâng (Hạ Hòa);đầm Chính Công (Thanh Ba), đầm Liên Từ (Tam Nông, Thanh Thủy)… Các hồđầm này vừa có tác dụng tích nước phục vụ cho thủy lợi, vừa điều hòa khí hậu Một

số hồ có cảnh quan đẹp còn là nơi tham quan du lịch cho khách thập phương

Thành phố Việt Trì được quy hoạch trở thành thành phố lễ hội về với cộinguồn dân tộc Việt Nam với một tầm nhìn dài hạn là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, đôthị hạt nhân trong hệ thống đô thị của tỉnh, của vùng và gắn kết với vùng xungquanh tạo ra sự hài hoà, lien kết hợp lý, giữa vai trò đầu tàu trong vùng kinh tế độnglực cử tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho cả tỉnh và cả vùng

1.2.4 Đặc điểm cư dân

Trước Cách mạng tháng Tám, Phú Thọ là tỉnh miền núi, dân cư rất thưa thớt,

hầu như dân số không phát triển Nguyên nhân do điều kiện sinh sống khó khăn, yhọc chưa phát triển, con người sinh ra đễ bị dịch bệnh tật và chưa được chữa trị kịpthời nên dẫn đến tử vong Phú Thọ là căn cứ địa Cách mạng của nhiều cuộc khởinghĩa nên đã bị thực dân Pháp mở các cuộc hành quân chống phá, làm cho nhân dânphải di tản đi nhiều nơi để trú sống Do dân cư thưa thớt nên dưới thời phong kiếncũng như thời Pháp thống trị, dân nghèo vùng đồng bằng đã lên đây khai khẩn lậpnghiệp trở thành dân địa phương Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quántriều Nguyễn biên soạn cho biết, ở huyện Yên Lập “đất này vì bị binh lửa lâu ngày,

hộ khẩu điêu tàn, mười phần chỉ còn độ năm ba mà thôi, nhân dân sợ hãi mà lưután, nên người hạt Sơn Tây nên khai khẩn ruộng hoang.” Thời kỳ Pháp thống trị,Phú Thọ là tỉnh có nhiều đồn điền mà tá điền phần lớn là dân nghèo vùng đồng bằng

do chủ chiêu mộ lên; mặt khác bọn thống trị thực dân đã khuyến khích dân nghèovùng xuôi lên khai khẩn lập nghiệp Vì vậy dân số tăng thêm, một số xóm làng mới

ra đời, trong đó có xóm đông khẩu nhất là xóm Thông Bằng (nay thuộc xã HưngLong huyện gồm 180 khẩu, 40 gia đình là dân nghèo Nam Định lên lập nghiệp từ

Trang 36

năm 1938 Nhưng phải đến thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là từ khi ra đờicác cụm công nghiệp lớn trong tỉnh và thiện hiện chủ trương của Đảng về phát triểnkinh tế, văn hóa miền núi, nhiều hợp tác xã nông nghiệp miền xuôi kể cả bà con tiểuthương Hà Nội đã đưa gia đình lên khai hoang lập nghiệp, xây dựng quê hương mớithì tình hình cư dân Phú Thọ mới có sự thay đổi lớn, phát triển nhanh (năm 1960 có505.672 người; năm 1964 lên 528.438 người).

Tình hình trên nói lên đặc điểm về cư dân Phú Thọ là sự hòa quyện, hòa nhậpmột cộng đồng giữa người dân bản địa sống lâu đời ở địa phương với đồng bào cáctỉnh khác chuyển đến xây dựng quê hương mới qua các thời kỳ lịch sử từ thời phongkiến, thời Pháp thống trị đến thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay (Theo sốliệu trong Dư địa chí: năm 1901 Phú Thọ có 259.000 người: năm 1932 có 275.000người)

Tỉnh Phú Thọ được tái lập năm 1977 có diện tích tự nhiên 3.532,5 km2, dân số1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh emsinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa phần (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn

10 vạn, người Dao hơn 6.000 người, người Cao Lan hơn 2000 người… Toàn tỉnh có

12 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, 10 huyện: Thanh Sơn, YênLập, Sông Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao,

Phù Ninh, và 270 xã phường/thị trấn Đến năm 2009, dân số Phú Thọ có 1.316,6000

người trong đó dân số thành thị là 2.093000 người, mật độ dân số … người/km2; toàn tỉnh có 13 huyện /thành thị (thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, 12 huyện: Thanh Sơn,

Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, PhùNinh, Cẩm Khê, Tân Sơn và 277 xã/phường, thị trấn (trong đó có 24 phường/thị trấn)

xã là một tỉnh miền núi, nằm ở giữa 21-22 độ vĩ bắc và 105 độ kinh đông, có sông Lô

là giới hạn tự nhiên với tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, sông Đà là giới hạn tự nhiênvới tỉnh Hà Tây Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh HòaBình, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Sơn La

1.2.5 Đặc điểm văn hoá

Trang 37

Trong cuốn sách địa chí văn hóa dân gian vùng đất Tổ đã cung cấp một lượngthông tin toàn diện và khái quát nhất về đặc điểm văn hóa vùng đất cổ có bề dàylịch sử ở nước ta như sau: Phú Thọ là một vùng văn hoá dân gian phong phú.Nhưng văn hoá dân gian cũng là tấm gương phản ánh sự nghiệp dựng nước và giữnước thuở ban đầu từ thời các Vua Hùng dựng nước Ven các sông Thao, sông Đà,sông Lô, các sinh hoạt văn hoá dân gian bảo lưu được rất nhiều giá trị cổ xưa Chỉcần xem xét một vài con số về di tích lịch sử thời dựng nước thì thấy rõ điều ấy.Nếu chỉ tính từ Việt Trì ngược sông Thao lên đến Hạ Hoà, ngược sông Đà lên đếnThanh Thuỷ, ngược sông Lô lên đến Đoan Hùng thì ít nhất cũng có thể đếm được

432 di tích trong đó đền miếu thờ Vua Hùng là 40 nơi, thờ vợ con các Vua Hùng là

77 nơi, thờ Cao Sơn Tản Viên và các tướng lĩnh là 288 nơi và 87 di tích khác cóliên quan đến các sự kiện lịch sử thời các Vua Hùng

Cùng với các di tích, các đền miếu, đình làng có thờ các nhân vật truyền thuyếtthời các Vua Hùng là những hình thức đa dạng và phong phú của sinh hoạt văn hoádân gian như tục, lệ, kỵ hèm, hội lễ, diễn xướng sự tích, của kho tàng văn nghệ dângian như các loại dân ca, dân nhạc, dân vũ, các loại trò vui, sân khấu dân gian, cácloại thi tranh giải về kỹ thuật kỹ xảo bách nghệ, thi đấu thể thao võ thuật… như tròđánh phết Hiền Quan, Bàn Giản, Sơn Vi, Thượng Lạp, trò cướp kén ở Dị Nậu, trò tế

Nõ Nường, trò múa tùng dí ở chu Hoá, múa gà phủ ở Phú Lộc, múa mo NamCường, múa mặt nạ ở Mậu Lâm, trò Trẹo ở Hy Cương, trò rước chúa Gái ở ChuHoá…Những sinh hoạt văn hoá dân gian này mang đậm sắc thái của thời kỳ VănLang - Âu Lạc Đáng chú ý nhất là những truyền thuyết, truỵện cổ tích, những loạisinh hoạt ca múa nhạc và diễn xướng sự tích liên quan đến các Vua Hùng, các vịtướng lĩnh, các vị anh hùng chiến đấu, anh hùng khai sáng, anh hùng văn hoá Tất

cả những sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian, những tục lệ, nghi thức, những tácphẩm ca múa nhạc ấy phản ánh sự nghiệp dựng nước thời các Vua Hùng Đó là việckhai phá và kinh doanh đất nước núi rừng, ruộng rẫy, sông biển Đó là việc tập hợpcác tộc người ngày càng nhiều hơn để xây dựng nước Văn Lang ngày càng lớn hơn

Đó là việc xây dựng ý thức về một cộng đồng lớn có tổ chức khá cao, đứng đầu là

Trang 38

các Vua Hùng Văn hoá dân gian phán ánh được đậm nét hơn các vùng văn hoákhác những buổi đầu xây dựng bản sắc văn hoá Việt cổ cùng với những buổi đầuxây dunựg đất nước Việt cổ Thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đã xây dựng chonhân dân một bản lĩnh văn hoá độc đáo [99, tr.11,12].

1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 1.3.1 Khái niệm về cộng đồng, cộng đồng văn hoá, cộng đồng địa phương

Nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng, để xácđịnh cơ sở lý thuyết về đời sống văn hoá cộng đồng làm căn cứ phân tích, lý giảicác nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án xác định và làm rõ một số kháiniệm có liên quan

Trước hết là khái niệm cộng đồng được đề cập đến trong một số tài liệu: Từđiển thuật ngữ Di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO năm 2002 đưa ra định nghĩa

“Cộng đồng (community) là những người tự ý thức về bản sắc chung hoặc các hành

vi chung, hoặc các hoạt động chung và lãnh thổ chung Một cá nhân có thể thuộc vềnhiều cộng đồng khác nhau” Hội nghị chuyên gia “Sự tham gia của cộng đồng trongBảo vệ di sản văn hoá phi vật thể hướng đến thực hiện công ước 2003” tại TôKiôNhật Bản từ ngày 13-15/3/2006 đưa ra định nghĩa “Các cộng đồng là các mạng lướibao gồm những người mà nhận thức về bản sắc hoặc sự gắn kết với nhau phát sinh từcùng một mối quan hệ mang tính lịch sử bắt nguồn từ việc thực hành và chuyển giaohoặc ràng buộc với di sản văn hoá phi vật thể của họ” [42, tr.105]

Cộng đồng văn hoá (Culturalspase) là không gian vật chất, không gian mang

tính biểu tượng trong đó mọi người gặp nhau để thực hiện chia sẻ hoặc trao đổi cáctập quán xã hội và các ý tưởng

Cộng đồng địa phương (Lacalcommity) là một cộng đồng sống ở một địa

phương nhất định

Từ những khái niệm đã nêu ra trên đây, vấn đề cộng đồng được xác định trongnội dung nghiên cứu lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá của cộng đồng sẽ baohàm cả ba nội dung đó: cộng đồng ở đây được hiểu là cộng đồng các dân tộc ViệtNam Người Việt sống ở trong nước và kể cả người Việt định cư ở nước ngoài

Trang 39

Xuất phát từ mục đích chung con người/mọi người đều muốn gặp nhau để trao đổicác tập quán xã hội và các ý tưởng, trong đó có ý tưởng chung là Giỗ Tổ Quốc gia,thờ cúng Vua Hùng Việc làm đó phải được diễn ra trong một không gian vật chấtnhất định, không gian còn mang tính biểu tượng Trong không gian đó có đền, miếu,lăng thờ Vua Hùng và tại không gian thiêng đó mọi người thực hiện các nghi thức,nghi lễ tưởng niệm và các sinh hoạt văn hoá truyền thống khác, điều đó đã thể hiện rõtính chất của một cộng đồng văn hóa Tuy nhiên trong lịch sử cũng đã xác định cộngđồng địa phương là trưởng tạo lệ được/có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên là chính Hiệnnay tỉnh Phú Thọ đã được nhà nước cho phép phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và

Du lịch tổ chức lễ hội Đền Hùng với quy mô Quốc lễ Chính cộng đồng sống trongđịa bàn có lễ hội Đền Hùng sẽ có trách nhiệm nhiều mặt về bảo tồn và phát huy lễ hộitốt hơn trong đời sống cộng đồng dân tộc

1.3.2 Khái niệm về đời sống văn hoá

Đời sống văn hóa tinh thần là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnhvực văn hóa, nhưng cho đến nay, dường như vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về

nó Để hiểu về thuật ngữ này, trước hết cần tìm hiểu thế nào là đời sống văn hóa

Có nhiều quan niệm khác nhau về đời sống văn hóa Nhìn nhận đời sống văn hóagắn liền với những nhu cầu cơ bản của con người, GS.TS Hoàng Vinh đã định nghĩa:

“Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một

phức thể của những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó” [173, tr.149] Định nghĩa này chỉ ra đời sống của con người

không thể tách rời hai nhu cầu thiết yếu: Vật chất và tinh thần, trong đó “Nhu cầu vật

chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức một nhân cách văn hóa” [173,

tr.149] Hai nhu cầu này nảy sinh từ buổi bình minh của xã hội loài người, phát triểncùng với sự phát triển của xã hội, là cơ sở hình thành nhu cầu văn hóa Nhu cầu vănhóa không được đo bằng số lượng, mà thể hiện khía cạnh chất lượng của trình độ đáp

ứng các nhu cầu” [173, tr.150] Những nhu cầu nào “Hướng tới các giá trị cao cả, và

sự đáp ứng các nhu này sẽ góp phần phát triển con người theo hướng nhân bản hóa”

Trang 40

[173, tr.151] mới được xem là nhu cầu văn hóa Việc đáp ứng nhu cầu văn hóa sẽ tạonên đời sống văn hóa của một xã hội Là một thành tố của đời sống xã hội nên đời sốngvăn hóa và đời sống xã hội có sự giao thoa với nhau, song điểm khác biệt là đời sốngvăn hóa gạn lọc dần những yếu tố phản tiến bộ của đời sống xã hội, nhằm đảm bảo cácgiá trị văn hóa được biểu hiện ở mức độ cao nhất.

Nhà nghiên cứu Mai Luân đã không nhất trí với luận điểm cho rằng đời sống

văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội Ông quan niệm rằng: “Đời sống văn

hóa bao trùm lên trên toàn bộ đời sống con người” (cũng là toàn bộ đời sống xã

hội), hai khái niệm “Đời sống con người và đời sống văn hóa cũng có một phạm vi

giống nhau” [56, tr.119-120] Theo tác giả, đời sống văn hóa của con người có thể

được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ trên cho thấy đời sống con người và đời sống văn hóa về cơ bản là

không có sự khác biệt Tác giả lý giải: “Bởi vì con người chỉ có thể trở thành con

người khi con người trở thành con người văn hóa, còn vấn đề con người trở thành con người - văn hóa đến mức nào đó lại là vấn đề khác” [56, tr.120] Luận điểm

này có tính hợp lý, song việc đồng nhất đời sống con người với đời sống văn hóa làchưa thể hiện một cách nhìn toàn diện Đời sống con người bao gồm cả những mặttích cực và tiêu cực, cả thiện lẫn ác, cả ánh sáng lẫn bóng tối Đời sống con người

có chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những yếu tốphản ánh văn hóa Mà văn hóa mặc dù được phân tích ở nhiều góc độ khác nhau, cóthể coi văn hóa như một sự hoàn thiện chung của giống người tổ chức cao nhất củacon người và của toàn xã hội nhằm cùng nhau thúc đẩy sự phát triển tính đạo đức,sức mạnh và hạnh phúc con người [165, tr.42 - 43] Từ đó có thể thấy, tuy đời sốngvăn hóa và đời sống con người đều hình thành trên cơ sở của đời sống vật chất vàđời sống tinh thần, nhưng một khi đã nhấn mạnh yếu tố văn hóa, thì đời sống văn

Đời sống con người = Đời sống văn hóa

Đời sống vật chất = Đời sống văn hóa vật chchấtật chất

Đời sống tinh thần = Đời sống văn hóa tinh thần

Ngày đăng: 06/12/2015, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Toan Ánh (1974), Hội hè đình đám, Nxb Sài Gòn, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội hè đình đám
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Sài Gòn
Năm: 1974
3. Toan Ánh (2001), Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Dân tộc
Năm: 2001
4. Toan Ánh (2002), Văn hoá Việt Nam những nét đại cương, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Việt Nam những nét đại cương
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
5. Toan Ánh (2004), Phong tục Việt Nam, Nxb Văn nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2004
6. Toan Ánh (2004), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, Nxb Văn nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2004
7. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
8. Nguyễn Ngọc Ân (2009), “Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong thành phố lễ hội”, Kỷ yếu hội thảo quy hoạch thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, Uỷ ban nhân dân Thành phố Việt Trì, PT, tr.233-243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong thành phố lễ hội”," Kỷ yếu hội thảo quy hoạch thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ân
Năm: 2009
9. Nguyễn Ngọc Ân (2010), “Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Thọ sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2005-2010)”, Tạp chí VH, TT & DL Phú Thọ, (04), 2010, PT, tr.5-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Thọ sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2005-2010)”, "Tạp chí VH, TT & DL Phú Thọ
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ân
Năm: 2010
10. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú (1995), Lịch sử đảng bộ tỉnh V ĩnh, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lịch sử đảng bộ tỉnh V ĩnh, tập 2
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1995
11. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000), Lịch sử đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
12. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2003), Lịch sử đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 2
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
13. Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (2001-2003), Dự án “Nghiên cứu Hồ sơ khoa học đền Hùng và các di tích thời đại Hùng vương vùng phụ cận ”, PT Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu Hồ sơ khoa học đền Hùng và các di tích thời đại Hùng vương vùng phụ cận
14. Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (2007-2008), Dự án “Bảo quản hiện vật Khảo cổ học tại Bảo tàng Hùng Vương, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng”, PT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo quản hiện vật Khảo cổ học tại Bảo tàng Hùng Vương, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
15. Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (2005-2007), Dự án “Nghiên cứu, bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị của Di tích lịch sử văn hoá thời đại Hùng Vương tại xã Thanh Đình - Lâm Thao - Phú Thọ”, PT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị của Di tích lịch sử văn hoá thời đại Hùng Vương tại xã Thanh Đình - Lâm Thao - Phú Thọ
16. Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (2008-2010), Đề tài “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương tại các Di tích tiêu biểu trong cả nước”, PT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thờ Hùng Vương tại các Di tích tiêu biểu trong cả nước
17. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (1969-1971), Sổ vàng lưu niệm, quyển 1, VP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ vàng lưu niệm
18. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (1969-1975), Sổ vàng lưu niệm, quyển 2, VP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ vàng lưu niệm
19. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (1972-1974), Sổ vàng lưu niệm, quyển 3, VP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ vàng lưu niệm
20. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (1976-1978), Sổ vàng lưu niệm, quyển 5, VP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ vàng lưu niệm
21. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng (1977-1979), Sổ vàng lưu niệm, quyển 7, VP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ vàng lưu niệm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w