Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập trung quản lý thu Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Phong thổ
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Chương 1: Lý luận chung về thu NSNN và vai trò của KBNN trong việc quản lý thu NSNN 5
1.1 Lý luận chung về thu NSNN 5
1.2 Vai trò của KBNN trong công tác thu NSNN 11
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý thu NSNN ở KBNN Phong Thổ 24
2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Phong Thổ và các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN qua KBNN Phong thổ 24
2.2 Cơ cấu tổ chức của KBNN Phong thổ và các nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN 31
2.3 Thực trạng công tác quản lý thu qua KBNN huyện 34
Chương 3: Biện pháp đề xuất và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thu NSNN ở KBNN huyện Phong thổ 51
3.1 Định hướng của ngành KBNN 51
3.2 Một số ý kiến đề xuất 54
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 55
Kết luận 57
Tài liệu tham khảo 58
Trang 2và điều hành quỹ ngân sách nhà nước nhằm tập trung nhanh, đầy đủ cáckhoản thu vào Ngân sách Nhà nước trên cơ sở đảm bảo cho nhu cầu chitiêu của quốc gia nhằm đáp ứng quản lý trong tầm vĩ mô nền kinh tế quốcdân.
Với việc chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập trung quản lý thu NSNN qua KBNN huyện Phong thổ” nhằm mục
đích thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa vị trí, vai trò của Kho bạc Nhànước trong nhiệm vụ quản lý và điều hành quỹ ngân sách Nhà nước
Đề tài tập trung làm rõ những nội dung cơ bản và ý nghĩa quản lýthu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Phong thổ trongnhững năm qua Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện trong
công tác tập trung quản lý thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Để giải quyết nội dung của chuyên đề, kết cấu được chia thành 03
chương
Chương1: Lý luận chung về thu NSNN và vai trò của KBNN trong việc quản lý thu NSNN.
1.1 Lý luận chung về thu NSNN.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về thu NSNN
Trang 31.1.2 Phân loại nguồn thu NSNN.
1.2 Vai trò của KBNN trong công tác thu NSNN
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN Việt Nam
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của KBNN
1.2.3 Mô hình, quy trình thu NSNN qua KBNN
1.2.4 Vai trò của KBNN trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lýthu NSNN
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu NSNN ở KBNN Huyện Phong thổ.
2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Phong thổ và các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN qua KBNN Phong thổ.
2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Phong thổ
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN ở huyện Phong thổ
2.1.3.Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
2.2 Cơ cấu tổ chức của KBNN Phong thổ và các nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của KBNN Phong thổ.
2.2.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN
2.3 Thực trạng công tác quản lý thu qua KBNN huyện.
2.3.1 KBNN tham gia xây dựng kế hoạch Nhà nước và cụ thể hóa thuNSNN trên địa bàn huyện
2.3.2 KBNN tổ chức quản lý, tập trung các nguồn thu NSNN
- Thu NSNN bằng tiền mặt
+ Nguồn thu từ kinh tế quốc doanh
+ nguồn thu từ kinh tế tập thể
+ Các khoản thu khác
+ Vai trò của thu NSNN bằng tiền mặt
- Thu NSNN bằng chuyển khoản
Trang 4- Những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và tập trung cáckhoản thu NSNN ở KBNN huyện Phong thổ.
2.3.3 Tổng hợp đánh giá thu NSNN qua KBNN
2.3.4 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
2.3.5 Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách
Chương 3: Biện pháp đề xuất và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thu NSNN ở KBNN huyện Phong thổ.
3.1 Định hướng của ngành KBNN.
3.2 Một số ý kiến đề xuất
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp
Do còn những hạn chế về kiến thức, lý luận và thời gian nghiên cứunên chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề chưa luận giải và đề xuất được Song hyvọng đề tài ít nhiều sẽ góp phần vào quá trình nâng cao hiệu lực quản lý thungân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nói chung và Kho bạc Nhà nướcHuyện Phong thổ nói riêng để đề tài có tính hiện thực cao
Phong thổ, ngày 05 tháng 01 năm 2007
Người thực hiện
Phạm Đức Long
Trang 5Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU NSNN
VÀ VAI TRÒ CỦA KBNN TRONG VIỆC QUẢN LÝ THU NSNN
1.1 Lý luận chung về thu NSNN.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thu NSNN:
Ngân sách Nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trongquá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng các quỹtiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước
Thu NSNN là quá trình dùng các quyền lực có được của mình để phânphối một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức tiền tệ về tay mình, hìnhthành lên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Hay có thể nói thu NSNN nóbao gồm các khoản thu từ Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh
tế của Nhà nước, các khoản thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các khoảnviện trợ các khoản khác theo quy định của pháp luật và các khoản do Nhànước vay để bù đắp bội chi ngân sách đều được dựa vào thu ngân sách
Nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước là thuế Theo quy địnhcủa luật thuế có các loại thuế sau: Thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế Nhà đất,thuế môn bài, thuế sử đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế xuất nhập khẩu Để thuế là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ lệ khoảng 85%tổng thu ngân sách Nhà nước thì Nhà nước, chính phủ ta phải có một chínhsách về thuế một cách toàn diện
Về tỷ trọng, các khoản thu ngoài thuế hiện nay chiếm tỷ lệ khiêm tốntrong thu ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, đây là nguồn thu quan trọng, nếubiết phát huy, quản lý tốt và có các biện pháp để nuôi dưỡng, khai thác triệtcác nguồn thu thì nguồn thu đó là rất lớn chiếm một tỷ lệ không nhỏ cho ngânsách Nhà nước
Trang 6Xét về nội dung ta thấy rằng thu NSNN một mặt chứa đựng các quan
hệ phân phối các hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước sử dụngquyền lực chính trị, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia thành quỹtiền tệ tập trung của Nhà nước Mặt khác thu ngân sách Nhà nước lại gắn chặtvới thực trạng kinh tế đó là tổng sản phẩm quốc nội - GDP
Thu NSNN là chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước và các chủthể trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước Nhằm giải quyết hài hòa
về lợi ích kinh tế Sự phân chia đó là yếu tố khách quan nó xuất phát từ yêucầu thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền kinh tế nước ta bắt đầuchuyển từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước thì công cuộc đổi mới lúc này ngày càng được diễn ratoàn diện và sâu sắc nhất là những năm gần đây Vai trò của NSNN trong thời
kỳ này cũng có những chuyển biến tích cực rõ rệt và đóng vai trò quan trọngcủa NSNN trong nền kinh tế thị trường, nó có những đặc điểm sau:
+ Nhà nước công nhận sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế phảicoi việc tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là hoàn toàn mang tính chấtkhách quan Do đó quyền sở hữu hợp pháp về vốn và tài sản của các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải được đảm bảo bằng pháp luật củaNhà nước Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp phát huy tính năngđộng sáng tạo của mình trong việc cạnh tranh giành thắng lợi về mình Không
có doanh nghiệp độc lập, tự chủ thì không có kinh tế thị trường thực sự Nhànước cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp được tự do sản xuất vàphân phối sản phẩm, tự do liên doanh liên kết, thuê mướn công nhân Tuynhiên tất cả các hoạt động này của doanh nghiệp phải tuân thủ khuôn khổpháp luật và phải được pháp luật thừa nhận
+ Nhà nước từ bỏ can thiệp trực tiếp và kiểm soát vào các hoạt độngkinh tế, xã hội, Nhà nước giảm bớt vai trò làm kinh tế để thực hiện vai trò
Trang 7người quản lý trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc không can thiệp sâu vào cơ chếthị trường, có các chính sách đảm bảo cạnh tranh công bằng và giải quyếtnhững vấn đề còn tồn tại trong nền kinh tế mà cơ chế thị trường không giảiquyết nổi Trong cơ chế mới “cơ chế thị trường” Nhà nước phải dùng cáccông cụ chính sách để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế đây là đặc trưng cơ bảnnhất của nền kinh tế thị trường.
+ Sự phát triển đa dạng của thị trường và các yếu tố tích cực của nóđược Nhà nước tôn trọng và khuyến khích Cùng với thị trường hàng hóa, cơchế thị trường khi phát triển đến một giai đoạn nhất định còn là tiền đề cho sự
ra đời của thị trường tài chính, thị trường sức lao động Những đặc trưng cơbản của cơ chế thị trường cho thấy những bước phát triển mới, tiến bộ so với
cơ chế bao cấp Bên cạnh đó, cơ chế thị trường còn bộc lộ nhiều mặt trái tácđộng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội
- Về mặt xã hội: Trong cơ chế thị trường Nhà nước đảm bảo được sự
công bằng xã hội như các hình thức thuế, phí và lệ phí đảm bảo nhu cầu chínhđáng cho người lao động kích thích họ đầu tư vốn, đầu tư chất xám để tăngnăng suất hạ giá thành sản phẩm nâng cao tinh thần trách nhiệm với người laođộng
- Về kinh tế: Sự phát triển của nhiều hình thức sở hữu, mở rộng quyền
tự chủ trong sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến cạnh tranh, tạo ra hàng hóaphong phú đa dạng, đồng thời vì mục đích lợi nhuận mà nhiều nhà sản xuấtcho ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng trên thị trường hoặc tạo ramôi trường cạnh tranh không bình đẳng
Vì vậy muốn đạt được những mục đích về thị trường kinh tế và xã hộithì cũng cần phải có sự can thiệp của Nhà nước Nhà nước phải biết vận dụngcác công cụ tài chính, tiền tệ để tác động đến mọi mặt hoạt động của nền kinh
tế xã hội Trong các công cụ đó thu NSNN được coi là công cụ quan trọng,
Trang 8chiếm một vị trí không nhỏ góp phần làm ổn định nền tài chính, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Vì vậy, thu NSNN có vai trò rất quan trọng đó là:
Huy động các nguồn tài chính thông qua thu NSNN đảm bảo việc chitiêu của Nhà nước, như phục vụ cho bộ máy quản lý của Nhà nước và đảmbảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Nhà nước đề ra Xãhội muốn phát triển đòi hỏi chi ngân sách mở cả về chiều rộng và chiều sâu
do vậy thu NSNN có hiệu quả sẽ góp phần cân đối thu chi đảm bảo cho xã hộiphát triển Đây là vai trò không thể thiếu được của thu NSNN ở bất cứ mộtquốc gia nào Trong cơ chế thị trường thu NSNN không chỉ nhằm mục tiêutạo nguồn tài chính cho Nhà nước như trong cơ chế cũ mà nó có nhiệm vụquan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội Thu NSNNgóp phần làm lành mạnh nền kinh tế - xã hội, thể hiện trên các mặt kinh tế thịtrường xã hội Ngoài ra thu NSNN còn góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế xãhội Trong đó thuế là công cụ quan trọng nhất, đồng thời Nhà nước sử dụngcác khoản thu NSNN để điều hòa lưu thông tiền tệ, bình ổn giá cả giảm lạmphát Thực hiện phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nướchoạt động thu NSNN dưới hình thức thuế gián thu, thuế trực thu để điều tiếtthu nhập điều tiết tiêu dùng đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao độngđồng thời thực hiện công bằng xã hội Mặt khác thu NSNN nhanh, đầy đủ, kịpthời vào NSNN cũng là nhằm để thực hiện nhu cầu chi tiêu của xã hội vớihiệu quả cao Tóm lại thu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường
Để quản lý các nguồn thu được tốt và hiệu quả cao thì cần thiết phải phân loạicác khoản thu NSNN
1.1.2 Phân loại theo nội dung kinh tế:
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước nước ta bắt đầu chuyển từ cơchế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường do đó sự phát triển tất yếucủa quy luật kinh tế khách quan, đó là kinh tế nhiều thành phần bởi thế việcphân loại các nguồn thu NSNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình
Trang 9quản lý, phân tích và đánh giá thực trạng thu NSNN, việc phân loại thuNSNN được thực hiện theo các nguồn thu và theo luật NSNN ban hành năm
2002 như sau:
Bảng phân loại các nguồn thu theo nội dung kinh tế
chú
A Thu cân đối NSNN (I-VIII) VII
I Thu huy động ĐT theo khoản 3
I Thu nội địa không bao gồm thu dầu thô điều 8 luật NSNN
- Thuế thu nhập doanh nghiệp - Vay tín phiếu, trái phiếu
8 Tiền thuê mặt nước, mặt đất 1 Thu bổ sung từ NS cấp trên
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất BS có MT bằng nguồn vốn trong nước
- Tiền bán nhà và thuê nhà thuộc sở hữu NN 2 Thu NS cấp dưới nộp lên
- Thu khác từ các cá nhân SXKD, HH, D vụ 1 Vay nước ngoài về cho vay lại
- Thu khác của NS 2 Thu nợ gốc , lãi cho vay NVNN về cho vay lại
III Thu hoạt động xuất nhập khẩu Trong đó: Vay Ngân hàng Nhà nước
IV Thu huy động quỹ dự trữ Tài chính Vay quỹ dự trữ tài chính
V Thu kế dư ngân sách năm trước Vay các quỹ khác
VI Thu chuyển nguồn năm trước Vay KBNN
VII Thu viện trợ không hoàn lại Vay ngân hàng cấp trên
- Qua việc phân loại từ bảng trên ta thấy đã có sự thay đổi về quanniệm sở hữu trong cơ chế thu NSNN, phân loại theo quan niệm đối tượng vàlĩnh vực thu nộp từ đó phân theo nội dung kinh tế Trong luật NSNN năm
2002 với chính sách khuyến khích sự phát triển của tất cả các thành phần kinh
tế, sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốcdoanh Hệ thống chính sách được áp dụng cho tất cả các ngành nghề Các hình
Trang 10thức kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội không có sự phânbiệt quốc doanh tập thể hay cá thể Việc phân loại như vậy sẽ đáp ứng đượcyêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước trong hoạt động điều chỉnh nền kinh tếquốc dân Thông qua phân loại như vậy Nhà nước mới có thể đánh giá đượctính hiệu quả của nến kinh tế cũng như xu hướng phát triển để có thể điềuchỉnh chế độ chính sách cho phù hợp
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn Kho bạc Nhànước Phong thổ đã phối hợp tốt với cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan thukhác tăng cường việc thu NSNN qua KBNN, tập trung đầy đủ kịp thời, điềutiết chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách theo luật định Tham gia thuthuế trực tiếp tại cửa khẩu quốc tế, và các trung tâm tập trung dân cư tạo điềukiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế trực tiếp qua KBNN đạt khoảng 20%tổng số thu ngân sách trên địa bàn, chiếm 80% số thu ngân sách bằng tiền mặt
Phối hợp với cơ quan tài chính đôn đốc các đơn vị có thu phí, lệ phí nộpkịp thời vào KBNN , hạn chế hiện tượng tọa chi từ số thu tại các đơn vị thựchiện theo dự toán được duyệt, phối hợp thu thuế với các đơn vị thi công xây lắpqua thanh toán vốn đầu tư tại KBNN, phối hợp với cơ quan tài chính xác địnhghi thu, ghi chi vào ngân sách các khoản thu huy động từ các xã , thị trấn
Tuy nhiên trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước hiện tại vẫncòn có những khó khăn , một số đơn vị có thu phí, lệ phí được phép để lại mộtphần để chi tiêu sử dụng nên việc phản ánh số thu vào NSNN còn chưa đượckịp thời, việc hoàn tất thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách từ số thu huy động ởcác xã còn chậm, do khó khăn về biên chế nên các điểm thu trực tiếp quaKBNN còn hạn chế, số điểm thu thuế trực tiếp qua KBNN tỷ lệ còn thấp
1.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác thu NSNN:
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN Việt Nam:
Sự ra đời và phát triển hệ thống KBNN gắn liền với quá trình xây dựng vàphát triển đất nước Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng - Nhà nước, chức năng,
Trang 11nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước cũng dần dần được thay đổicho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ
Trong thời kỳ chống pháp Kho bạc Nhà nước đã được hình thành với têngọi là ngân khố Đông Dương trực thuộc phủ toàn quyền Đông Dương Sau cáchmạng tháng tám thành công năm 1945, tổng nha ngân khố quốc gia trực thuộc BộTài chính với nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách NSNN là in tiền, quản lý tiền vàcác loại tài sản quý hiếm của Nhà nước như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Từnăm 1951 nhiệm vụ của ngân khố quốc gia được chuyển sang hệ thống Ngânhàng quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) được thành lậpvới nhiệm vụ chủ yếu quản lý quỹ NSNN, in tiền, quản lý vàng bạc kim khí quý,
đá quý lúc này Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý quỹ ngân sách và kinhdoanh tiền tệ, đồng thời thực hiện thêm nhiệm vụ là tập trung các nguồn thu củaNSNN, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi theo Luật phân phối của cơ quanTài chính Nhà nước.Việc phân phối cấp phát mang nặng tính bao cấp chủ yếu là
để thanh toán cho các chỉ tiêu hiện vật đã được cân đối Do cơ quan Tài chínhkhông trực tiếp quản lý quỹ NSNN, không nắm được thường xuyên chính xáctình hình thu chi và tồn quỹ NSNN nên không thể chủ động trong khâu cấp phátchi trả, thường xuyên xảy ra các khoản chi cần thiết của NSNN đã được bố trítrong kế hoạch như chi lương, trợ cấp xã hội, chi quốc phòng, an ninh phảidừng lại, lúc này Chính phủ lại phải phát hành thêm tiền cho nhu cầu chitiêu của NSNN Do yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tiền tệ, tíndụng đòi hỏi phải tách bạch phân định rõ vốn của NSNN và vốn kinh doanhcủa Ngân hàng Mặt khác, các chính sách tài chính, đặc biệt là sự ra đời cácluật thuế mới vừa chế độ quản lý tài chính của các đơn vị, đòi hỏi phảithành lập hệ thống thu Nhà nước và phải có một hệ thống quản lý thống nhấtquỹ NSNN cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý điều hànhNSNN, nâng cao hiệu lực, trách nhiệm quyền hạn của hệ thống tài chínhquốc gia
Trang 12Trong số các phương tiện tài chính Kho bạc Nhà nước có một vị trí đặcbiệt quan trọng, vai trò của Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện chính sáchtài chính quốc gia Do đó để đáp ứng tình hình và yêu cầu mới của công táctài chính, tiền tệ, tín dụng hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam được thànhlập theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 01/04/1990 của Hội đồng Bộ trưởngnay là Chính Phủ về việc chuyển giao công tác quản lý quỹ NSNN từ Ngânhàng Nhà nước sang Bộ tài Chính và thành lập Kho bạc Nhà nước trực thuộc
bộ Tài Chính để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
Hệ thống Kho bạc Nhà nước được thành lập và chính thức đi vàohoạt động trong phạm vi cả nước Hoạt động Kho bạc Nhà nước trong thờigian qua đã khẳng định việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý và việc thànhlập hệ thống Kho bạc Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với côngcuộc cải tổ nền kinh tế đất nước Nó khẳng định được vai trò vị trí của Khobạc Nhà nước, phù hợp với đặc điểm tình hình và hướng đổi mới cơ chếquản lý tài chính tiền tệ nói chung và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước nóiriêng.Tuy nhiên, vị trí của tài chính càng được nâng cao thì việc sử dụngcông cụ này càng trở nên phức tạp Chính vì vậy, để đảm bảo tăng cườnghiệu quả sử dụng các công cụ tài chính, cần thiết phải sử dụng triệt để thếmạnh của các phương tiện tài chính nhằm triển khai thực hiện các chínhsách tài chính đồng bộ và nhất quán Trong số các phương tiện tài chínhKho bạc Nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng Do vậy để gắn quyềnhạn và phân cấp quản lý, ngày 05/4/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 25/CP về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhànước thay cho quyết định số 07/HĐBT ngày 01/4/1990
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước :
Căn cứ Nghị định 25/CP ngày 05/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ thìKho bạc Nhà nước là một tổ chức trực thuộc Bộ tài chính có nhiệm vụ giúp
Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, Về quỹ
Trang 13NSNN (Bao gồm quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước, quỹ dự trữ Tài ChínhNhà nước, tiền, tài sản, tạm thu, tạm giữ, huy động vốn cho NSNN và chođầu tư phát triển, với nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Soạn thảo các dự án, văn bản pháp qui về quản lý quỹ NSNN, quỹ dựtrữ tài chính Nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ để Bộ trưởng bộ tàichính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình thủ tướng chính phủ quyết định
- Tập trung và phản ánh các khoản thu NSNN, thực hiện điều tiết cáckhoản thu NSNN cho các cấp quản lý NSNN theo quy định của các cấp cóthẩm quyền, thực hiện chi trả và kiểm soát chi NSNN theo dự toán NSNNđược duyệt
- Ban hành các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động Kho bạcNhà nước
- Mở tài khoản kiểm soát tài sản tiền gửi và thực hiện thanh toán giaodịch bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản với các đơn vị, các nhân có quan hệgiao dịch với Kho bạc Nhà nước
- Mở tài khoản tiền gửi (có kỳ hạn, không kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhànước hoặc Ngân hàng thương mại để giao dịch, thanh toán giữa Kho bạc Nhànước với Ngân hàng thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng theo sự ủy nhiệmcủa thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Kiểm soát và thực hiện nhập xuất các quỹ dự trữ tài chính, tiền, tàisản tạm thu, tạm giữ theo quyết định của cấp có thẩm quyền
- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển
- Tổ chức kế toán thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN, quỹ dựtrữ tài chính Nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ
- Tổ chức thanh toán điều hòa vốn và tiền mặt trong hệ thống KBNNtrong trường hợp cần thiết khi nguồn thu chưa tập trung kịp thời theo kếhoạch, Kho bạc Nhà nước được sử dụng vốn nhàn dỗi vay ngắn hạn của Ngân
Trang 14hàng Nhà nước để giải quyết kịp thời nhu cầu chi của NSNN Việc vay vốnngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Lưu giữ bảo quản tiền, tài sản và các chứng chỉ có giá của Nhà nước,của các cơ quan đơn vị cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước Khi phát hiện cácđơn vị, tổ chức được thụ hưởng NSNN vi phạm chế độ quản lý tài chính Khobạc Nhà nước tạm thời đình chỉ việc chi trả thanh toán và báo cáo kịp thời vớicấp có thẩm quyền để xử lý Tổ chức công tác, kiểm tra kiểm soát trong nội
bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước, quản lý công chức, viên chức, vốn và tài sảnthuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước quản lý
1.2.3 Mô hình và quy trình thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước
a Mô hình thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước.
Trang 15(4.) Đơn vị nộp tiền cho KBNN bằng tiền mặt, séc hoặc ủy nhiệm chiqua hệ thống Ngân hàng để trích tài khoản của mình nộp NS.
(5.) Ngân hàng trích tài khoản của đơn vị chuyển vào tài khoản củaKho bạc Nhà nước và báo lại cho Kho bạc Nhà nước và đơn vị được biết
(6.) Kho bạc Nhà nước hạch toán thu NSNN, đồng thời thông báo cơquan Tài chính và cơ quan Thuế
Qua mô hình trên ta thấy quy trình thu NSNN, Kho bạc Nhà nước làngười đứng ra thực hiện NSNN, Kho bạc Nhà nước thu NSNN theo lệnh thuchứng từ của cơ quan Thuế trên cơ sở kế hoạch thu NSNN Như vậy Kho bạcNhà nước là người thực hiện khâu cuối cùng trong quy trình thu NSNN
b Quy trình thu các khoản thu của NSNN:
- Thông báo thu: Căn cứ vào tờ khai thuế và các khoản phải nộp cơquan thu kiểm tra xác định thu thuế và các khoản phải nộp NSNN và ra thôngbáo thu gửi đối tượng nộp, trong thông báo thu phải ghi rõ chương, loại,khoản, mục, tiểu mục, theo mục lục ngân sách quy định đối với mỗi khoảnthu
- Thông báo thu NSNN do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế, Tổng cục Hảiquan) in và thống nhất phát hành trong cả nước
- Giấy nộp tiền vào NSNN (có thể bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản
do Bộ tài chính (Tổng cục thuế) in, quản lý thống nhất trong cả nước trên đó
có ghi tên, địa chỉ theo mẫu sau:
+ Tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN
+ Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
+ Nội dung nộp, ngày nộp tiền, nơi nộp tiền
+ Chi tiết các khoản thu theo mục lục NSNN
+ Số tiền nộp bằng số, bằng chữ
Trường hợp thu NSNN bằng tiền mặt, (bằng đồng Việt Nam )
- Thu trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước:
Trang 16Căn cứ vào thông báo thu, cán bộ của cơ quan Thu (thuế, Hải quan, )hướng dẫn đối tượng nộp viết 04 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặttheo đúng mục lục NSNN, kiểm tra các liên giấy nộp tiền còn lại, giữ lại liên
1 liên lưu tại gốc, 3 liên còn lại giao cho đối tượng mang đến Kho bạc Nhànước
Đối tượng nộp mang tiền mặt, cùng 3 liên giấy nộp tiền vào NSNNbằng tiền mặt đến điểm thu của Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục nộp tiền
Tại điểm thu của Kho bạc Nhà nước: Kế toán KBNN nhận 3 liên giấynộp tiền từ người nộp , kiểm tra các yếu tố ghi trên giấy nộp tiền, ký tắt vàocác liên giấy nộp tiền và chuyển trả lại cho kế toán KBNN theo đường dây nội
bộ để thu tiền
Bộ phận thủ quỹ KBNN kiểm tra lại các liên giấy nộp tiền, nhận tiền,kiểm đếm, vào sổ quỹ, ký tên và đóng dấu “Đã thu tiền” vào các liên giấynộp tiền, sau đó chuyển trả lại cho kế toán KBNN theo đường chuyển nội bộ
Kế toán KBNN ký tên đóng dấu “Kế toán KBNN” Vào 3 liên giấy nộptiền, sau đó:
+ 1 liên gửi trả lại đối tượng nộp
+ 1 liên gửi cơ quan Thu (gửi vào cuối ngày cùng với bảng kê cáckhoản thu)
+ 1 liên lưu tại KBNN để làm chứng từ hạch toán thu ngân sách
KBNN chỉ nhận tiền đồng Việt Nam còn đủ tiêu chuẩn lưu thông và
đủ tiêu chuẩn thanh toán
Cuối ngày lập bảng kê các khoản thu (bao gồm toàn bộ các khoản thuNSNN vào KBNN: các khoản thu bằng tiền mặt, do KBNN thu trực tiếp, cáckhoản thu do cơ quan Thu nộp vào KBNN và các khoản thu bằng chuyểnkhoản) gửi cơ quan Thu
- Thu qua cơ quan Thu:
Trang 17Đối với hộ kinh doanh nhỏ và không cố định thì cơ quan Thu tổ chứcthu lưu động Cán bộ của cơ quan Thu (Thuế, Hải quan ) viết biên lai thugốm 03 liên:
+ 1 liên lưu tại cuống
+ 1 liên gửi trả đối tượng nộp
+ 1 liên báo soát (Làm chứng từ lập bảng kê và giấy nộp tiền vào KBNN).Hàng ngày vào cuối cơ quan Thu căn cứ vào giấy báo soát lập bảng kêbiên lai thu chi tiết theo từng sắc thuế và giấy nộp tiền cùng toàn bộ số tiền đãthu mang đến KBNN để nộp vào NSNN KBNN căn cứ vào giấy nộp tiền của
cơ quan Thu kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ tiến hànhthu tiền và hạch toán thu NSNN theo chế độ quy định
Trường hợp thu NSNN bằng chuyển khoản:
Khi nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, đối tượng nộp lập 4 liêngiấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, gửi NH hoặc KBNN nơi mở
TK, NH hoặc KBNN có trách nhiệm trích TKTG của đối tượng nộp để nộpkịp thời vào NSNN Qui trình thu như sau:
c Trường hợp đối tượng nộp mở tài khoản tại Ngân hàng:
Khi nhận được 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, NHlàm thủ tục trích TKTG của đối tượng nộp để nộp NSNN và xử lý các liêngiấy nộp tiền:
+ Liên 1 làm chứng từ ghi nợ TKTG của đối tượng nộp:
+ Liên 2 gửi cho đối tượng nộp
+ Gửi 2 liên còn lại cho KBNN
- Trường hợp thanh toán liên NH, thì NH phải gửi đến KBNN đủ 2 liênchứng từ phục hồi, có đầy đủ các nội dung ghi trên giấy nộp tiền vào NSNNbằng chuyển khoản để làm căn cứ hạch toán thu NSNN:
- Khi nhận được chứng từ nộp tiền do NH chuyển đến, KBNN thựchiện hạch toán thu NSNN và xử lý các liên giấy nộp tiền:
Trang 18+ Liên 3 làm chứng từ hạch toán thu NSNN.
+ Liên 4: gửi cơ quan thu trực tiếp đối tượng nộp
d Trường hợp đối tượng có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước:
Căn cứ vào thời hạn nộp tiền đã được ấn định trong thông báo thu, đốitượng nộp lập 05 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, lưu 1 liêntại gốc, 04 liên còn lại chuyển đến KBNN làm thủ tục trích chuyển số tiềnphải nộp từ tài khoản của mình vào tài khoản của NSNN mở tại KBNN
Khi nhận được 4 liên giấy nộp tiền từ đối tượng nộp, KBNN thực hiệntrích TKTG cử đối tượng nộp để thu NSNN và xử lý các liên giấy nộp tiền:
+ Liên 1 làm chứng từ ghi nợ TKTG của đối tượng nộp: đồng thời,hạch toán thu NSNN
+ Liên 2 gửi cho đối tượng nộp
+ Liên 3 hủy bỏ
+ Liên 4 gửi cơ quan thu gửi trực tiếp đối tượng nộp
e Trường hợp thu NSNN bằng hiện vật:
- Đối với thu NSNN bằng hiện vật đã xác định được đối tượng sửdụng cơ quan Tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam và lập lệnh ghi thu lệnhghi chi NSNN gửi KBNN để hạch toán ghi thu ghi chi NSNN
- Việc quy đổi giá trị hiện vật sang đồng Việt Nam được thực hiện như sau:+ Hiện vật đã có đơn giá thì áp dụng theo đơn giá hiện hành tại khuvực; hiện vật có giá gốc ngoại tệ được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giáhạch toán do bộ Tài Chính qui định:
+ Hiện vật chưa có quy định đơn giá hoặc không có gốc ngoại tệ, cơquan Tài Chính lập hội đồng định giá để xác định giá hiện vật theo giá thịtrường phổ biến tại khu vực vào thời điểm định giá
- Đối với hiện vật chưa xác định được đối tượng sử dụng: Cơ quan TàiChính phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức bán hiện vật lấy tiền ViệtNam để nộp NSNN Trường hợp chưa bán được hiện vật cơ quan Tài Chínhphối hợp với cơ quan hữu quan tiếp tục theo dõi, quản lý
Trường hợp thu NSNN bằng ngày công lao động:
Trang 19- Các khoản thu NSNN bằng ngày công lao động được qui đổi ra đồngViệt Nam để hạch toán ghi thu, ghi chi NSNN;
- Cơ quan Tài Chính chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan qui đổi
số ngày công lao động theo đơn giá ngày công được qui định đối với từng loạicông việc; đồng thời, lập lệnh ghi thu, lệnh ghi chi NSNN gửi KBNN để hạchtoán ghi thu, ghi chi NSNN
Ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam, để hạch toán thu chiNSNN Cơ quan Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan quyđổi theo đơn giá ngày công lao động quy định, lập lệnh ghi thu ghi chi quỹNSNN gửi KBNN để hạch toán thu chi NS
Các nguồn thu NSNN nếu có các khoản thu không đúng chế độ hoặcmiễn giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền đã tập trung vào NSNN thìphải hoàn trả (Thoái thu)
- Thu bằng tiền mặt trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước:
Trang 20Ghi chú:
(1).Cơ quan Thu hướng dẫn đối tượng nộp viết 4 liên giấy nộp tiền vàoNSNN ( bằng tiền mặt ), 1 liên lưu tại gốc, 3 liên còn lại mang đến KBNN
(2) Đối tượng nộp mang tiền và liên 3 đến kế toán KBNN
(3) Kế toán kiểm tra các yếu tố ghi trên giấy nộp tiền và chuyển chothủ quỹ theo đường nội bộ để thu tiền
(4).Thủ quỹ kiểm tra lại các giấy nộp tiền, thu tiền, ký tên và đóng dấu
“Đã thu tiền” vào các liên giấy nộp tiền, chuyển trả lại kế toán theo đườngdây nội bộ
(5) Kế toán Kho bạc lập bảng kê và đóng dấu “kế toán KBNN” lên cácliên giấy nộp tiền
+ 1 liên gửi lại người nộp tiền
+ 1 liên lưu Kho bạc làm chứng từ để hạch toán thu NSNN
(6) Cuối ngày, kiểm tra, đối chiếu giấy nộp tiền và bảng kê, gửi 1 liêngiấy nộp tiền và bảng kê các khoản thu cho cơ quan Thu
Thu qua cơ quan Thu
- Thu tại cơ quan Thu :
(4)
Trang 21Ghi chú:
(1) Đối tượng nộp tiền mặt, đến cơ quan Thu để nộp Cán bộ cơ quanThu viết 4 liên giấy nộp tiền (lưu cuống 1 liên, căn cứ vào giấy nộp tiền củađối tượng nộp, thu tiền và viết biên lai thu cho đối tượng nộp
(2) Cơ quan Thu lập bảng kê các khoản thu kèm theo 3 liên giấy nộptiền vào NSNN bằng tiền mặt cùng toàn bộ số tiền đã thu nộp vào KBNN
(3) Kế toán KBNN kiểm tra bảng kê, đối chiếu với giấy nộp tiền vàchuyển tiền cho kho quỹ bằng đường dây nội bộ
(4) Thủ quỹ kiểm tra giấy nộp tiền, nhận tiền, vào sổ, ký tên, gửi lại kếtoán bằng đường nội bộ Kế toán đóng dấu (kế toán KBNN) lên các liên giấynộp tiền, lưu liên 01 và bảng kê làm chứng từ hạch toán thu NSNN
(5) Gửi trả lại cơ quan Thu 1 liên để quản lý đối tượng nộp,
Thu bằng chuyển khoản:
- Đối tượng nộp mở tài khoản tại Ngân hàng :
(2) Đối tượng mang 04 liên giấy nộp tiền còn lại đến Ngân hàng nơi
mở tài khoản, đề nghị trích chuyển số tiền phải nộp từ tài khoản của mình vàotài khoản của NSNN mở tại KBNN Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán
Trang 22ngay trong ngày nhận được chứng từ, ký xác nhận lên 04 liên giấy nộp tiền,lưu liên 01 làm chứng từ ghi nợ tài khoản của đối tượng nộp, 1 liên gửi đốitượng nộp.
(3) 2 liên gửi KBNN (Giấy báo có) cùng bảng kê thanh toán các khoảnthu NSNN Khi nhận được các chứng từ trên, KBNN hạch toán thu NSNN, 1liên hạch toán thu NSNN
(4) 1 liên gửi cơ quan Thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp
Đối tượng nộp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước :
(3) 1 liên gửi đối tượng nộp làm giấy báo nợ
(4) 1 liên gửi cơ quan Thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp
1.2.4.Vai trò của KBNN trong nhiệm vụ tổ chức quản lý thu NSNN:
Là một cơ quan thực hiện nhiệm vụ chính trị đó là quản lý quỹ NSNN,các quỹ tài chính của Nhà nước Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát
Trang 23triển Quản lý tài sản, đơn vị cá nhân gửi tại KBNN tiền và chứng chỉ có giátrị như tiền của Nhà nước Tổ chức công tác thanh toán và kế toán KBNN.KBNN Phong thổ nói riêng và hệ thống KBNN nói chung xác định rõ vai trò
vị trí của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN Đây lànhiệm vụ trọng tâm của Kho bạc Nhà nước Để thực hiện được nhiệm vụ nàyKBNN phối hợp với cơ quan Tài chính, thuế trong việc tổ chức thu thuế đểtập trung các nguồn thu NSNN nhanh đủ kịp thời thông qua việc thực hiệnthu NSNN, KBNN tránh được những tiêu cực trong thu nộp thuế, ngoài raKBNN chủ động tổ chức thu thuế trực tiếp qua KBNN tạo cho người nộp thuếtin tưởng rằng số tiền đó được nộp ngay vào NSNN KBNN giám sát hoạtđộng thu NSNN chặt chẽ, đồng thời cung cấp báo cáo cho cơ quan Tài chính
và cơ quan Thuế nhằm hoàn thiện chế độ thu thuế và điều hành tốt NSNN.KBNN không chỉ là người thu NSNN thụ động mà thông qua những vướngmắc còn tồn tại KBNN chủ động đề xuất với cơ quan Tài chính và cơ quanThuế để từ đó các cơ quan này chủ động nghiên cứu tính pháp lý và khả năngthực hiện chức năng nhiệm vụ của mình để tham gia thực hiện chế độ chínhsách vào phần hành công việc được giao Với các chứng từ thu thuế do cơquan Thuế lập, KBNN tiến hành giám sát từng khoản thu, từng đối tượng nộptiền, từng chứng từ nộp thuế đảm bảo tập trung ngay vào NSNN không để xảy
ra tình trạng điều tiết sai chế độ qui định, dây dưa, trốn thuế, tồn đọng thuếhoặc đã thu được nhưng không nộp vào quỹ NSNN, KBNN cùng với ngànhThuế tổ chức các điểm và thời gian thu thuế thuận tiện cho người nộp thuế
Mặt khác Kho bạc Nhà nước Phong thổ đã cùng các cơ quan chức năngtrong ngành tài chính còn thường xuyên tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo củahuyện ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban nhân dân huyện tạo điều kiện thuận lợitrong việc phối kết hợp nhịp nhàng , góp phần đáng kể trong việc quản lý thungân sách Nhà nước trên địa bàn, tạo mọi điều kiện thuân lợi nhất chó cácđơn vị liên quan hoàn thành nhiệm vụ
Trang 24Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TẬP TRUNG NSNN
Ở KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHONG THỔ.
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Phong thổ và các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu NSNN qua KBNN huyện Phong thổ:
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Phong thổ:
Huyện Phong thổ nằm ở phía tây bắc Lai Châu, cách tỉnh lỵ 29 km,phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam trung quốc phía đông nam giáp với thị xã Laichâu và huyện Sìn hồ; phía tây giáp huyện Mường Tè Phong thổ mang nétđặc thù của huyện miền núi, có địa hình phức tạp, đồi núi cắt dọc từ bắcxuống nam, từ đông sang tây có đường biên giáp với phía bạn Trung quốc
Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 400 m, tổng diện tích tự nhiêntoàn huyện là 82.229,67 ha, dân số 55.779 người (số liệu điều tra 01/01/2006)huyện có 16 xã, 01 thị trấn, trên địa bàn có 10 dân tộc sinh sống , trong đódân tộc Dao chiếm đa số là 37,59%, dân tộc Kinh 3,75%, dân tộc H’Mông25,23%, dân tộc Nô nô 3,72%, dân tộc Hà nhì 11% còn lại là các dân tộckhác như Lào, Dáy, Tầy, Cao Lan, hoa Dân cư phân bố không đều ở tậptrung dọc hai tuyến quốc lộ 4D chạy dài 67 Km, quốc lộ 100 dài 46 Km
Mặc dù Huyện Phong thổ có rất nhiều tiềm năng về, nông, lâm nghiệp,dịch vụ thương mại, song kinh tế - xã hội huyện hiện đang ở mức xuất phátrất thấp, kinh tế hộ gia đình thuần nông, đời sống nhân dân khó khăn, trình độdân trí còn hạn chế Thu ngân sách huyện trong 3 năm tính gần đây đạt bìnhquân 7 tỷ đồng/ 1 năm, thu ngân sách chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phíphân bổ từ ngân sách cấp trên Trong thời gian tới huyện Phong thổ tranh thủnhững ảnh hưởng, lợi ích từ việc xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu
Ma Lù Thàng làm ăn buôn bán với phía bạn với mục đích tôn trọng chủ quyềnđôi bên cùng có lợi, bên cạnh đó với chủ trương của Đảng và nhà nước phủ
Trang 25xanh đất chống đồi núi trọc đến nay Phong thổ đang có 320 ha rừng cây cao suhứa hẹn trở thành địa bàn phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến,công nghiệp khai khoáng và phát triển dịch vụ Để Phong thổ thực sự là huyệnphát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lai Châu và rút ngắn trình độ phát triểnchung của khu vực về các mặt kinh tế, thu nhập đời sống vật chất và tinh thầntrong nhân dân, từ đó tăng nhanh nguồn thu ngân sách cho địa phương.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN ở huyện Phong thổ:
Phong thổ là một tỉnh miền núi nghèo số thu NSNN, hàng năm chỉ đạt
7 tỷ đồng /năm Thu NSNN trên địa bàn huyện không đủ trang trải cho cácnhu cầu chi thường xuyên và chi xây dựng cơ bản Cho nên luôn phải chờ vàonguồn trợ cấp cân đối của ngân sách cấp tỉnh tới 89% Mặt khác trong cơ chếthị trường sản xuất nông, lâm nghiệp tuy đã có những bước phát triển nhưngvẫn còn ở dạng nhỏ lẻ và còn gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề công nghệchế biến và thị trường tiêu thụ Về quan hệ giao dịch KBNN Phong thổ quan
hệ giao dịch với (Năm 2004 có 56 đơn vị và quản lý 141 tài khoản) (Năm
2005 có 59 đơn vị và quản lý 160 tài khoản) Nhìn về bảng tổng hợp số liệusau có thể phần nào nói lên kết quả thu NSNN của KBNN Phong thổ
Trang 26( Nguồn trích số liệu từ báo cáo thu NSNN qua KBNN năm 2004 - 2005 )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng thu NSNN năm 2005 trên địabàn là 73.891,2 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 9.574 triệu đồng tươngứng 114,8%
- Thu ngân sách Trung Ương: 2.317 triệu đồng
- Thu ngân sách tỉnh: 242,7 triệu đồng
- Thu ngân sách huyện: 59.912 triệu đồng
- Thu ngân sách xã: 11.419,5 triệu đồng
Trong đó: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 60.769 triệu đồng
Những số liệu trên đây không chỉ phản ánh số thu NSNN ở KBNNPhong thổ trong từng thời kỳ mà nó chứa đựng và thể hiện những quan hệ vềphát triển kinh tế - xã hội điều đó chứng tỏ cho thấy những bước chuyển biếntích cực Doanh thu từ thuế phí và lệ phí, nhìn chung cao nhất là thuế sử dụng
Trang 27đất, thuế nhà đất, thuế môn bài, các khoản đống góp, thuế GTGT, và một sốkhoản thu khác Mục đích của hoạt động thu ngân sách Nhà nước không chỉđảm bảo tạo lập nguồn tài chính, mà nó còn có mục đích quan trọng đó làkích thích sản xuất phát triển, điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân đảm bảobình đẳng và công bằng xã hội.
Do vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu những nguyên nhân, động lực nàothúc đẩy nền kinh tế, từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm chủ động có
kế hoạch quản lý NSNN đạt được hiệu quả cao hơn, có nhiều nhân tố làm chodoanh số thu của NSNN trên địa bàn huyện Phong thổ tăng lên, tựu trung lạibao gồm 2 nhân tố chính đó là những nhân tố mang tính khách quan và nhữngnhân tố mang tính chủ quan:
+ Nhân tố đầu tiên làm ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế nói chung
và ảnh hưởng khá sâu sắc đến hoạt động thu NSNN nói riêng là chính sáchđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước Sau những nămđổi mới kinh tế đất nước Kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rất rõ néttrên tất cả các mặt hoạt động của đời sống kinh tế - kinh tế phát triển sẽ làmtăng thu nhập quốc dân đó là cơ sở đảm bảo có nguồn thu tăng cho NSNN.Ngoài sự phát triển của kinh tế còn phải kể đến những chính sách thay đổi củangành Thuế trong công tác huy động các nguồn thu, các khoản thu nộp vàoNSNN trên hai giác độ cơ bản đó là hệ thống thuế ngày càng được bổ sung vàhoàn thiện cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và các biện pháp thucủa ngành Thuế trước tình hình hiện nay
Thuế là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn thu chính củangân sách quốc gia Hệ thống thuế được chia làm nhiều sắc thuế như thuế sửdụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế XNK, thuế tài nguyên thuếmôn bài
+ Đối tượng nộp thuế được coi là những cá nhân hoặc các tổ chức kinhdoanh có tư cách pháp nhân, nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Trang 28các hộ có đăng ký được pháp luật thừa nhận Xác định đối tượng nộp thuếchính xác hay không là điều rất cần thiết ảnh hưởng không nhỏ tới thuế nộpvào ngân sách Nhà nước.
+ Đối tượng tính thuế trong luật thuế được cụ thể và ngày càng rõ rànghơn đầy đủ hơn
Thuế suất có vị trí rất quan trọng đặc biệt thể hiện chủ trương củaNhà nước chứa đựng nhiều chính sách của Nhà nước, thể hiện khuyếnkhích hay hạn chế sản xuất kinh doanh dịch vụ Vì vậy người ta coi thuếxuất là linh hồn của sắc thuế Thông thường để xác định sắc thuế biểu thuếcủa một đối tượng tính thuế người ta dựa vào tính chất phạm vi mức độhình thành đối tượng nộp thuế
* Ví dụ: Để xác định thuế suất thu nhập, phải xác định thu nhập từ
nguồn nào, mức độ hình thành thu nhập So với giá cả hiện nay thì thu nhập
đó thể hiện như thế nào, cao hay thấp Mức độ hình thành thu nhập có phùhợp hay không, căn cứ vào mục đích công bằng xã hội Đảng và Nhà nước sửdụng công cụ thu hay nói cách khác là hệ thống thuế mà công cụ quan trọng
là thuế suất trong các sắc thuế để điều tiết quản lý vĩ mô hướng dẫn nền kinh
tế phát triển
Trong các tổ chức kinh tế, các ngành nghề căn cứ vào bảng kê khai củatừng cơ sở, kết hợp điều tra sơ bộ, để từ đó cân đối điều chỉnh mức thuế chophù hợp với thực trạng
Như vậy: Thông qua sửa đổi bổ sung Luật thuế, các sắc thuế trong hệ
thống thuế ngày càng được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn đa dạng và phù hợpvới nền kinh tế nhiều thành phần góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển tăngnguồn thu cho NSNN
2.1.3 Trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Cơ quan Thu (bao gồm cơ quan Thuế, và các cơ quan khác):
Trang 29- Kiểm tra xem xét và đề nghị cơ quan Tài Chính ra lệnh thoái thu hoàntrả đối với các khoản thu sai chế độ hoặc được hoàn trả theo chế độ qui định.
- Kiểm tra và giải quyết các khiếu nại về thu nộp NSNN theo qui địnhcủa pháp luật
- Cán bộ thu phải tăng cường công tác kiểm tra, xác định chính số thuếphải nộp, phát hiện các trường hợp vi phạm, gian lận thuế để kịp thời ngănchặn, xử lý, nâng cao tính kỷ luật nộp thuế và quản lý thuế
- Tổ chức kế toán thu NSNN theo chế độ kế toán thống kê do bộ TàiChính qui định
- Tính toán, xác định mức thu và ra thông báo; chị trách nhiệm về tínhchính xác về chương, loại, khoản mục, tiểu mục theo mục lục NSNN đối vớitừng khoản thu ghi trong thông báo thu,
- Theo dõi quản lý đôn đốc các đối tượng nộp tiền vào NSNN Hướngdẫn việc lập giấy nộp tiền vào NSNN của đối tượng nộp
- Trực tiếp thu các khoản thu theo nhiệm vụ được giao và nộp vàoKBNN đầy đủ, kịp thời theo qui định
- Quyết định các trường hợp tạm thu để KBNN làm căn cứ hạch toán
kế toán, quyết định xử lý các khoản tạm thu theo chế độ qui định
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu, lập và gửi báo cáo thu NSNN, báo cáoquyết toán thu NSNN thuộc phạm vi quản lý theo qui định của bộ Tài Chính
- Phối hợp với KBNN xác định đối tượng thu trực tiếp qua KBNN vàqua cơ quan thu để tổ chức thu NSNN có hiệu quả
- Thực hiện hoàn trả các khoản thu NSNN theo lệnh của cơ quanTài Chính