Tính toán lựa chọn bơm ly tâm điện chìm dùng trong khai thác dầu tại giàn khoan MPS – 03 mỏ Bạch Hổ
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, Dầu khí đã trở thành nguồn tài nguyên cung cấp năng lượng chủ yếu cho con người, cả trong lao động sản xuất lẫn trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy mà ngành công nghiệp Dầu khí ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã trở thành một ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tính cho đến nay, toàn ngành Dầu khí Việt Nam đã khai thác được 205 triệu tấn dầu thô và hơn 30 tỷ m 3 khí, mang lại doanh thu trên 40 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 25 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 80 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí trong nhiều năm trở lại đây liên tục được hoàn thành với mức từ 30 - 35 triệu tấn dầu qui đổi/năm, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo cân đối bền vững, duy trì ổn định sản lượng dầu khí khai thác phục vụ nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước cho thời gian tới. Với những thành tích đáng ghi nhận như vậy, nền công nghiệp dầu khí hiện nay vẫn đang đẩy mạnh khai thác các mỏ hiện có; đồng thời tích cực hợp tác, tìm kiếm - thăm dò các mỏ có tiềm năng, trữ lượng cao trong và ngoài nước để có thể khai thác phục vụ nhu cầu sử dụng của con người trong tương lai. Thiết bị máy móc dùng trong nghành dầu khí rất đa dạng trong đó máy bơm ly tâm là thiết bị cơ bản và được dùng phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và vận chuyển dầu. Vì vậy dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Đức Vinh và các thầy trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình, Khoa dầu khí cùng với quá trình thực tập tại xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, em chọn đề tài: ”Tính toán lựa chọn bơm ly tâm điện chìm dùng trong khai thác dầu tại giàn khoan MPS – 03 mỏ Bạch Hổ”. GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 1 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 Với chuyên đề: “ Tính toán lựa chọn bơm ly tâm điện chìm dùng trong khai thác dầu tại giếng khoan số 3-giàn MPS 03- mỏ Bạch Hổ” Trong thời gian qua, mặc dù em đã cố gắng tìm hiểu cũng như nghiên cứu các tài liệu có liên quan để hoàn thành lên cuốn đồ án này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những thiếu sót, do vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để em được học hỏi thêm, bổ sung và hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hà nội tháng 05-2011. Sinh viên thực hiện. Đặng Tiến Dũng GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 2 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC DẦU KHÍ 1.1. Khai thác tự phun Còn gọi là phun tự nhiên, dòng chảy từ đáy giếng lên miệng giếng được duy trì nhờ năng lượng có trong vỉa, bao gồm: năng lượng tự nhiên và năng lượng nhân tạo thông qua kỹ thuật ép vỉa. Điều kiện để áp dụng phương pháp phun tự nhiên là năng lượng trong vỉa, thông qua giá trị áp suất đáy, phải đủ để nâng một cách có hiệu quả sản phẩm lên miệng giếng với thế năng dư. Đây là phương pháp cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy, cần phải kéo dài thời gian tự phun của giếng. Thông thường, trong thời kỳ đầu làm việc của giếng tự phun, năng lượng vỉa lớn hơn nhiều năng lượng cần thiết để nâng chất lỏng lên miệng giếng và đến các thiết bị xử lý. Theo thời gian, năng lượng vỉa giảm đi và giếng kết thúc tự phun khi áp suất miệng giếng còn khoảng 3 – 4 at. Để sử dụng năng lượng vỉa một cách hợp lý, phải có chế độ khai thác thích hợp. Đối với giếng khai thác tự phun có sử dụng cột ống nâng thì năng lượng vỉa bị tiêu hao ít hơn so với giếng khai thác tự phun không sử dụng cột ống nâng, vì vậy kéo dài thời gian tự phun của giếng. Việc sử dụng cột ống nâng là phương pháp tốt để điều chỉnh vận tốc chuyển động của hỗn hợp chất lỏng – khí và tạo đối áp lên vỉa. Đối với vỉa sản phẩm có chứa cát xốp thì việc sử dụng cột ống nâng có tác dụng phòng ngừa GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 3 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 sự hình thành nút cát trên đáy giếng vì vận tốc chuyển động của hỗn hợp chất lỏng - khí lớn sẽ tạo điều kiện tốt để mang cát từ vỉa lên trên bề mặt. Ngoài ra, giếng khai thác tự phun có sử dụng cột ống nâng khi cần đóng giếng để sửa chữa do bị hư hỏng hoặc miệng giếng không kín sẽ đơn giản hơn. Mặt khác, trong quá trình khai thác đôi khi cần phải điều khiển áp suất đáy giếng để có yếu tố khí nhỏ nhất, hạn chế lượng cát lớn chảy từ vỉa vào giếng,… nên lưu lượng dầu, khí từ vỉa vào cũng thay đổi và áp suất đáy giếng có thể thay đổi khi đường kính cột ống nâng thay đổi (tăng đường kính cột ống nâng thì áp suất đáy giếng giảm và lưu lượng khai thác tăng lên). Tuy nhiên, phương pháp điều khiển này không thuận lợi, bởi vì thay thế cột ống nâng cần phải tiến hành dập giếng, kéo theo một khối lượng lớn công việc và có thể gặp nhiều sự cố phức tạp. Vì vậy, để điều khiển áp suất đáy giếng trong quá trình khai thác tự phun, người ta tạo ra độ chênh áp bằng cách đặt côn tiết lưu hoặc đặt đối áp lên miệng giếng. Khai thác các giếng tự phun, có thể gặp các sự cố ngoài ý muốn, lúc đó, cần phải sử dụng các biện pháp cụ thể để giếng trở về chế độ khai thác bình thường. Nếu áp suất miệng giếng giảm và áp suất ngoài cột ống khai thác tăng lên thì nguyên nhân có thể do sự hình thành các nút cát hoặc lắng đọng parafin trong cột OKT. Nếu áp suất miệng giếng giảm và áp suất ngoài cột ống khai thác cũng giảm đáng kể thì nguyên nhân có thể do sự hình thành nút cát ở đáy giếng hoặc có sự xâm nhập của nước trong sản phẩm. Nếu áp suất miệng giếng giảm đồng thời lưu lượng giếng tăng lên thì có thể do côn tiết lưu bị mài mòn. Nếu áp suất miệng giếng và áp suất ngoài cột ống khai thác tăng lên đồng thời lưu lượng giếng giảm thì có khả năng côn tiết lưu hoặc đường ống sản phẩm bị tắc. Nếu có nút cát trong ống nâng, phải mở hết van xả trên đường xả dưới và dùng máy nén khí ép mạnh qua hai nhánh, nếu vẫn không được thì chuyển sang bơm dầu để phục hồi sự hoàn toàn của giếng. Nếu có nút cát ở đáy giếng thì cho giếng làm việc một thời gian ở chế độ không có côn tiết lưu, tăng vận tốc dòng chảy để mang cát lên hoặc bơm từng đợt dầu vào khoảng không cột ống khai thác. Nếu côn tiết lưu hoặc ống dẫn bị tắc thì phải chuyển sang làm việc ở nhánh dự phòng, sau đó kiểm tra côn tiết lưu và đường ống dẫn. GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 4 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 Ngoài ra, để kéo dài thời gian khai thác tự phun, phải tìm kiếm các giảm pháp khác như: ép vỉa, khích thích vỉa, xử lý vùng cận đáy giếng… 1.2. Khai thác cơ học Là phương pháp bổ sung năng lượng nhân tạo vào đáy giếng. Tùy theo tính chất dầu, đặc tính của giếng, nguồn năng lượng bổ sung có thể là thế năng, thế năng của khí nén (gaslift), điện năng hoặc thủy năng. Trong việc khai thác dầu trên thế giới, các phương pháp khai thác bằng cơ học thường có sẵn, vấn đề là lựa chọn một phương án thích hợp cho từng đối tượng khai thác cụ thể. Quá trình lựa chọn phương pháp khai thác dầu bằng cơ học bắt đầu từ phân tích các thông tin về các đặc tính địa chất của mỏ, các tính chất lý hoá của dầu, nước và khí, khả năng có thể khai thác sản phẩm được từ các giếng, cấu trúc thân giếng. Trên cơ sở đó mới có thể xác định khả năng áp dụng phương pháp khai thác này hay phương pháp khai thác khác. Bên cạnh đó nhất thiết phải đánh giá hàng loạt các yếu tố khác nhau như công nghệ, kỹ thuật, khí hậu, địa hình, kinh tế xã hội…Tiếp đến cần xét ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của mỗi nhóm yếu tố đến việc lựa chọn phương pháp dầu trong khu vực mỏ cụ thể. Nếu sau khi phân tích tổng hợp tất cả các yếu tố và đưa ra một phương án khai thác cơ học duy nhất, thì không cần bàn thêm về vấn đề lựa chọn phương pháp khả thi khác. Trong trường hợp tồn tại một số phương pháp khai thác cơ học mang tính khả thi cho một đối tượng khai thác thì cần phải xem xét các ưu nhược điểm của từng phương pháp và trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ và kinh tế để xác định phạm vi áp dụng cho từng phương pháp cơ học nhằm đem lại hiệu quả kinh tế nhất. Một phương án khai thác tương thích với từng đối tượng cụ thể không những thoả mãn được các yêu cầu công nghệ mà còn phải là phương án với chi phí sản xuất thấp nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất. Quá trình phân tích các ưu nhược điểm của từng phương pháp khai thác cơ học để lựa chọn phương pháp khai thác cho thích hợp đang được áp dụng có hiệu quả trên thế giới 1.2.1. Khai thác dầu bằng phương pháp gaslift GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 5 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 Là phương pháp khai thác cơ học khi giếng dầu không thể tự phun theo lưu lượng yêu cầu, dựa trên nguyên tắc bơm khí nén cao áp vào vùng không gian vành xuyến (hay ngược lại) nhằm đưa khí áp đi vào ống khai thác quan van gaslift với mục đích làm giảm cột chất lỏng trên van (tăng yếu tố khí) sao cho năng lượng vỉa đủ thắng tổng hao năng lượng để đưa dòng sản phẩm lên bờ mặt. Như vậy, nguyên tắc làm việc của gaslift tương tự như đối với giếng tự phun, nghĩa là cả hai hoạt động đều dựa vào khí nén. Tuy nhiên, phương pháp khai thác băng gaslift hoạt động được nhờ vào khí nén từ trên mặt đất hay từ một vỉa khí cao áp khác. Trong khai thác dầu bằng gaslift, phụ thuộc vào chế độ nén khí cao áp vào giếng mà chia ra làm hai chế độ: chế độ khai thác bằng gaslift liên tục và chế độ khai thác bằng gaslift không liên tục (gaslift định kỳ). Ưu điểm: - Phương pháp khai thác bằng gaslift là một giải pháp tốt để khai thác tầng sản phẩm có chứa cát hay tạp chất, nhiệt độ vỉa cao, tỷ suất khí-dầu lớn, dầu chứa parafin. - Độ nghiêng và độ sâu của giếng hầu như không ảnh hưởng đến sản lượng khai thác. - Bên cạnh đó có thể sử dụng kỹ thuật tời trong công tác sửa chữa các thiết bị lòng giếng. Điều này tiết kiệm không những thời gian mà còn giảm thiểu chi phí sửa chữa và hầu như không cần đến tháp khoan cho các hoạt động này. Đặc biệt có thể tiến hành đồng bộ quá trình khảo sát nghiên cứu giếng, đo địa vật lý và làm sạch lắng đọng parafin, chống ăn mòn bằng cách bơm các hoá phẩm tương ứng xuống cùng với khí nén. Ống chống khai thác hầu như không bị các thiết bị lòng giếng chiếm chỗ. Sử dụng tua bin khí nhằm nén khí vào giếng là cấp nguồn năng lượng bổ sung. - Khai thác dầu bằng phương pháp gaslift rất linh hoạt, không những giải quyết được vấn đề gọi dòng sản phẩm sau khi khoan mà còn có thể đưa giếng vào hoạt động khi giếng ngừng chế độ tự phun mà không cần phải tiến hành sửa chữa lớn. Không cần nâng ống khai thác lên khi tiến hành khảo sát và xử lý giếng. GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 6 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 - Trong giếng khai thác bằng phương pháp gaslift, độ sâu đưa khí nén vào ống khai thác và thể tích khí nén có thể thay đổi sản lượng giếng lớn để đảm bảo khai thác liên tục, còn với giếng có sản lượng nhỏ có thể chuyển sang khai thác định kỳ. Sử dụng triệt để khí đồng hành. - Với hệ thống gaslift trung tâm có thể khai thác và điều hành nhiều giếng cùng một lúc một cách dễ dàng, hệ thống này thường giảm đáng kể chi phí sản xuất và cho phép tiến hành kiểm tra và thử nghiệm giếng rất tiện lợi, đòi hỏi ít công nhân vận hành. - Thiết bị đầu giếng khai thác bằng phương pháp gaslift giống với giếng khai thác bằng chế độ tự phun ngoại trừ hệ thống đo và phân phối khí nén, giá thành và chi phí bảo dưỡng chúng tương đối thấp so với các phương pháp khai thác dầu bằng cơ học khác như máy bơm điện ly tâm điện chìm. - Ít gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm: - Không tạo được chênh áp lớn nhất để hút dầu trong vỉa ở giai đoạn cuối của quá trình khai thác. - Hiện tượng giảm áp suất khi khai thác có thể ảnh hưởng xấu đến sản lượng, nhất là đối với các giếng có độ sâu lớn và áp suất vỉa giảm mạnh dẫn đến hiệu quả khai thác kém, tăng chi phí sản suất so với khai thác bằng bơm ly tâm điện chìm. Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu suất khai thác, tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra vốn đầu tư cơ bản để mua tổ hợp máy nén khí và hệ thống đường ống phân phối khí nén khá lớn, chi phí năng lượng cao, thời gian hoàn vốn chậm. Đặc biệt trạm khí nén khá nặng và đòi hỏi khá nhiều diện tích nên tăng đáng kể chi phí khi lắp đặt trạm ngoài khơi. Bên cạnh đó việc tăng lượng khí có thể dẫn đến tăng kích thước ống dẫn và công suất của hệ thống bình tách dầu-khí, cũng như toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý, vận chuyển sản phẩm khai thác và chi phí vận hành, bảo dưỡng trạm khí nén. Đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân vận hành, công nhân cơ khí lành nghề và độ rủi ro trong khai thác gaslift cao. Ngoài ra khai thác dầu bằng phương pháp gaslift chỉ thực thi khi GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 7 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 nguồn khí cung cấp đủ cho mỏ khai thác. Nếu không đủ khí hay khi giá khí cao thì buộc phải chuyển đổi phương pháp khai thác cơ học khác. Trên thực tế việc lựa chọn một phương pháp khai thác dầu bằng phương pháp cơ học còn phụ thuộc khá nhiều vào động thái quá trình ngậm nước của sản phẩm khai thác. Hiệu quả kinh tế khi khai thác dầu bằng phương pháp khai thác gaslift sẽ giảm theo chiều tăng của độ ngậm nước, nhưng đối với khai thác bằng máy bơm ly tâm điện chìm thì hiện tượng sẽ xảy ra ngược lại. Do vậy vấn đề khai thác sản phẩm có độ ngậm nước cao (trên 90%) thì cần phải xem xét vấn đề kinh tế một cách cụ thể. 1.2.2. Khai thác dầu bằng máy bơm thủy lực Khai thác dầu nhờ máy bơm piston thủy lực ngầm là phương pháp khai thác cơ học khi giếng dầu không thể tự phun theo lưu lượng yêu cầu, bằng cách cung cấp năng lượng bổ sung từ trên mặt đất xuống máy bơm piston ngầm nhờ dòng chất lỏng công tác có áp suất cao. Năng lượng này cung cấp cho piston của động cơ máy bơm giếng sâu chuyển động tịnh tiến, chuyển động tịnh tiến được truyền sang cho piston của máy bơm (đối với máy bơm thủy lực ngầm), hay chuyển hóa năng lượng từ dạng áp suất sang vận tốc và ngược lại (đối với máy bơm phun tia). 1.2.3. Khai thác dầu bằng máy bơm ngầm có cần truyền lực Khai thác dầu bằng nhờ máy bơm ngầm có cần truyền lực là phương pháp khai thác cơ học khi giếng dầu không thể tụ phun theo lưu lượng yêu cầu, bằng cách cung cấp năng lượng bổ sung từ trên bề mặt đất xuống máy bơm ngầm thông qua hệ thống cần truyền lực. Nguyên lý hoạt động của tổ hợp máy bơm cần kéo được diễn ra theo chu kỳ hai pha: pha đi lên va pha đi xuống. Trong pha đi lên, năng lượng truyền từ trên bề mặt thông qua hệ thống cần truyền lực kéo piston đi lên, áp suất dưới piston giảm và lúc này do sự chênh lệch áp suất làm chất lỏng khai thác từ ngoài sẽ chảy vào xilanh máy bơm qua van hút mở. Trong khi đó, van đẩy đóng lại do áp suất của cột chất lỏng nằm trên piston (chất lỏng trong cột OKT) cao hơn áp suất trong xilanh. GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 8 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 Trong pha đi xuống, năng lượng lúc này là do trọng lực của toàn bộ hệ thống cần truyền lực và chất lỏng chứa trong cột OKT, đẩy piston chuyển động đến điểm cuối của xilanh máy bơm. Lúc này van hút đóng và van đẩy mở. Trong quá trình hút đẩy liên tục như vậy, chất lỏng khai thác sẽ được nâng dần theo cột OKT lên miệng giếng và được vận chuyển đến hệ thồng thu gom, xử lý sơ bộ. 1.2.4. Khai thác dầu bằng máy bơm ly tâm điện chìm Khai thác dầu bằng máy bơm ly tâm điện chìm là phương pháp khai thác cơ học khi giếng dầu không thể tự phun với lưu lượng theo yêu cầu, bằng cách cung cấp năng lượng bổ sung từ trên bề mặt xuống tổ hợp máy bơm ly tâm chìm nhờ hệ thống cáp điện ba pha chạy dọc theo thân cột OKT hay treo tự do. Năng lượng này cung cấp cho động cơ điện của tổ hợp máy bơm ly tâm ngầm làm quay cánh của máy bơm, nhờ đó mà xuất hiện lực ly tâm và tăng áp suất theo hướng từ miệng vào đến miệng ra của máy bơm, tạo điều kiện cho chất lỏng vỉa chảy vào máy bơm nhiều cấp để được nâng lên bề mặt, đến hệ thống thu gom và xử lý. Ưu điểm: - Giải pháp sử dụng bơm ly tâm điện chìm trong quá trình khai thác là an toàn và tiện cho điều kiện ngoài khơi. - Có thể khai thác dầu từ các giếng có độ nghiêng lớn hơn 80 o và không gian dành cho thiết bị lòng giếng cũng như các thành phần phụ khác ít hơn so với các phương pháp khác, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc khai thác dầu ngoài khơi. - Máy bơm ly tâm điện chìm mang lại hiệu quả cao khi khai thác tăng cường sản phẩm với độ ngậm nước cao hơn 80% và cho phép đưa ngay giếng vào khai thác sau khi khoan xong. Nhược điểm: - Ảnh hưởng của tạp chất lên hoạt động của máy bơm rất lớn. Do việc kéo thả các thiết bị lòng giếng để sửa chữa cần phải sử dụng tháp khoan để thực hiện nên dẫn GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 9 Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 đến giảm tốc độ khoan các giếng mới khoan trong điều kiện khai thác dầu ngoài khơi, đặc biệt đối với các giếng trên các giàn vệ tinh (quá trình sửa giếng nhờ vào tàu khoan tự nâng và điều kiện thời tiết cho phép). - Do giới hạn bởi đường kính ống chống khai thác (nhỏ hơn 168mm) nên không thể khai thác trên các giếng có sản lượng 700m 3 /ngđ. - Đối với các giếng có các yếu tố khí-dầu cao, hệ số sản phẩm thấp và nhiệt độ vỉa lớn hơn 93 o C sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tuổi thọ của cáp điện và tăng đáng kể giá thành toàn bộ tổ hợp máy bơm. Hiện nay có những loại cáp tải điện năng có thể chịu được nhiệt độ tới 117 o C với tuổi thọ 5 năm tuy nhiên điều này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Ngoài ra khó tiến hành khảo sát nghiên cứu giếng, đo địa vật lý…các vùng nằm dưới máy bơm và xử lý vỉa nhằm tăng cường sản lượng giếng. Tóm lại: Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của mỏ kết hợp với tài liệu địa chất kỹ thuật thu được từ mỏ căn cứ vào ưu nhược điểm của từng phương pháp mà chọn lựa sao cho phù hợp và đạt hiệu quả là tối ưu. 1.3. Phân tích và lựa chọn phương pháp khai thác cơ học tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng Nguồn năng lượng cung cấp cho vỉa là có giới hạn và nó giảm dần theo thời gian khai thác. Vì thế quá trình tự phun của giếng khai thác không thể duy trì được mãi. Để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với ngành khai thác dầu khí thì việc phân tích đánh giá, lựa chọn phương pháp khai thác cơ học sau giai đoạn tự phun rất quan trọng và cần thiết. Trong các thông số địa chất kỹ thuật có liên quan đến việc lựa chọn các phương pháp khai thác cơ học, có hai yếu tố quan trọng cần được xem xét đó là yếu tố vỉa và sản phẩm của giếng. Nếu như áp suất đáy lớn hơn áp suất bão hòa khí thì mối quan hệ giữa áp suất và giá trị sản lượng có thể xem như mối quan hệ tuyến tính theo phương trình: Q = k . ΔP Trong đó: Q: Sản lượng; k: Hệ số sản phẩm; ΔP: Độ chênh áp. GVHD: Lê Đức Vinh Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng 10 [...]... khai thác bằng gaslift và khai thác bằng tổ hợp bơm ly tâm điện chìm là cho hiệu quả tối ưu nhất Nhưng do giới hạn của đề tài ta sẽ tìm hiểu về việc sử dụng tổ hợp bơm ly tâm điện chìm trong khai thác dầu khí tại liên doanh dầu khí Vietsovpetro GVHD: Lê Đức Vinh 13 Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 CHƯƠNG 2 TỔ HỢP BƠM LY TÂM ĐIỆN CHÌM DÙNG TRONG KHAI THÁC DẦU KHÍ 2.1 Bơm. .. Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 Ngoài hàm lượng pha rắn chứa trong sản phẩm khai thác thì yếu tố khí của sản phẩm khai thác cũng ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn các phương pháp khai thác cơ học Đơn giản là việc có mặt của khí trong sản phẩm khai thác, sẽ ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của máy bơm nếu khai thác bằng bơm ly tâm điện chìm Khi lựa chọn phương pháp khai thác cơ học ta phải quan tâm tới các yếu... Hiện nay, tại liên doanh mà chủ yếu thuộc mỏ khu vực phía Nam tổ hợp bơm ly tâm điện chìm dùng trong công tác khai thác dầu khí chủ yếu là do những nhà cung cấp đến từ Nga và Mỹ 2.2.2.1 Máy bơm do Nga sản xuất Đối với thiết bị của Nga được sản suất theo tiêu chuẩn GOST 6134 – 71 Tùy thuộc và kích thước của các thiết bị trong tổ hợp (động cơ, bơm, …) mà người ta chia thiết bị bơm ly tâm điện chìm do Nga... hợp bơm ly tâm điện chìm Do bơm làm việc trong điều kiện phức tạp: chiều sâu đặt bơm lớn, dẫn đến nhiệt độ và áp suất cao nên khi đưa bơm vào hoạt động để đảm bảo tính năng của bơm cũng như hiệu quả trong quá trình khai thác thì bơm phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Hình dạng kết cấu của bơm phải phù hợp với kích thước của giếng khoan, đường kính của bơm phải nhỏ hơn đường kính của ống chống khai thác. .. 2.1 Bơm điện chìm dùng trong khai thác dầu khí ở xí nghiệp liên doanh Dầu khí VietsovPetro Trong quá trình khai thác giếng, khi năng lượng vỉa không đủ cung cấp để nâng sản phẩm khai thác lên bề mặt theo thiết kế thì ta phải áp dụng giải pháp khai thác cơ học để đẩy dầu lên Trên thực tế có nhiều phương pháp khai thác dầu cơ học dựa trên nguyên tắc truyền động năng từ trên mặt đất xuống Tuy nhiên trong. .. thay cho cáp tròn trong khai thác dầu bằng tổ hợp BLTĐC cần phải tính toán đến hiệu quả kinh tế trước khi thiết kế Ngoài ra khi cần thiết phải bơm các hoá phẩm vào giếng theo các yêu cầu kỹ thuật và sản xuất, cáp điện được chọn chủng loại có kèm theo ống chuyên dụng để bơm hoá chất Hình 2.6 Cáp điện trong lòng giếng Bảng 2.6: Các loại cáp điện dùng trong tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm Loại cáp Mức... Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 2.2 Các thiết bị chính trong tổ hợp bơm ly tâm điện chìm Trong tổ hợp bơm ly tâm điện chìm thì thiết bị được chia làm 2 nhóm chính: thiết bị bề mặt và thiết bị lòng giếng Hình 2.1 Sơ đồ tổ hợp bơm ly tâm điện chìm GVHD: Lê Đức Vinh 20 Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 2.2.1 Thiết bị trên bề mặt Thiết bị trên... công suất của bơm: Nb= 14 ÷ 150 kW GVHD: Lê Đức Vinh 16 Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 *Một số loại bơm ly tâm điện chìm điển hình do Nga sản suất: - Y HK5 – 80 -1200 - Y2€H5A – 130 – 1200 - Y3€H6 – 350 – 1100 Trong đó: Y: kí hiệu tên thiết bị; 2,3: kiểu số; € : đặc trưng dẫn đông điện; H: dùng để bơm dầu; K: đặc tính chống ăn mòn; 5, 5A, 6: các nhóm bơm; 80,130,350:... ứng kịp thời yêu cầu sản xuất GVHD: Lê Đức Vinh 14 Sinh Viên: Đặng Tiến Dũng Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Bị Dầu Khí-K51 Bảng 2.1: Các thông số kinh tế khi sử dụng phương pháp khai thác dầu bằng máy bơm ly tâm điện chìm tại mỏ Bạch Hổ 1 Tổng lượng dầu khai thác bằng máy bơm, ngàn tấn 125,11 2 Tiền bán dầu, ngàn USD 16263,9 3 Đầu tư cơ bản, ngàn USD 4624,1 4 Chi phí sản xuất, ngàn USD 6161,3 5 Các loại thuế... dụng khai thác các giếng có đường kính ống khai thác không nhỏ hơn 21,7 mm - Nhóm 5A: Thường được sử dụng khai thác các giếng có đường kính ống khai thác không nhỏ hơn 130 mm - Nhóm 6: Thường được sử dụng khai thác các giếng có đường kính ống khai thác không nhỏ hơn 148 mm - Lưu lượng bơm do Nga chế tạo cũng như phụ thuộc vào kích cỡ trong của ống khai thác; - Đối với những giếng có đường kính trong