Băng kẹp cáp

Một phần của tài liệu Tính toán lựa chọn bơm ly tâm điện chìm dùng trong khai thác dầu tại giàn khoan MPS – 03 mỏ Bạch Hổ (Trang 30 - 32)

- Hệ thống tải cáp điện năng đóng vai trò tải năng lượng điện ba pha từ bề mặt đến động cơ điện chìm Các loại cáp tải điện cần phải thoả mãn một số yêu cầu kỹ

2.2.2.2.Băng kẹp cáp

Băng kẹp cáp được làm bằng vật liệu chống ăn mòn hoá học dùng để kẹp chặt cáp điện vào ống khai thác. Chiều dài tiêu chuẩn của băng này thường là 0,54m. Khoảng cách giữa các băng kẹp trên thân cột ống khai thác trung bình là 5m giúp cho việc kéo thả hay sửa chữa được dễ dàng.

2.2.2.3. Van ngược

Van ngược dùng để ngăn không cho chất lỏng chảy ngược xuống máy bơm khi tổ hợp BLTĐC ngừng hoạt động. Van ngược này thường được đặt trên tổ hợp BLTĐC khoảng 20-30m. Nếu không có trang bị van ngược, hoặc van ngược bị rò rỉ thì khi tổ hợp máy BLTĐC ngừng hoạt động, dòng chảy có thể tạo ra chuyển động ngược chiều của trục quay. Chuyển động quay ngược chiều này có thể làm cho động cơ điện, cáp điện cháy hay làm gãy trục quay. Nếu vì một lý do kỹ thuật nào đó mà không thể lắp đặt van ngược, thì cần phải có thiết bị trễ để động cơ chỉ có thể khởi động sau khi toàn bộ cột chất lỏng chảy ngược xuống hết (khi đã cân bằng áp suất trong cột ống khai thác và khoảng không gian vành xuyến). Trong thực tế khai thác bằng tổ hợp máy BLTĐC khoảng thời gian trễ này thường không ít hơn 30 phút.

Trong một số trường hợp có lắp van ngược trên tổ hợp BLTĐC để hạn chế dầu tràn gây ô nhiễm môi trường. Khi kéo cần ống khai thác chứa đầy chất lỏng lên, nhất thiết phải lắp đặt van thải ngay trên van ngược. Nhờ có van thải này mà toàn bộ cột chất lỏng chứa trong cột ống khai thác được thải ngược trước khi kéo cột ống khai thác và tổ hợp bơm lên bề mặt.

Ngoài ra còn có van xả dùng để xả chất lỏng ra khỏi ống khai thác khi ta kéo cột ống khai thác lên bề mặt.

2.2.2.4. Máy bơm

Là loại máy bơm ly tâm nhiều cấp, số cấp bơm xác định theo công suất của động cơ điện và thiết kế ban đầu. Bơm có hình dạng trục dài, đường kính nhỏ hơn đường kính trong của ống chống khai thác. Bơm nhận truyền động từ động cơ ở dưới truyền lên trên làm quay trục máy bơm. Vì đặt ở độ sâu lớn nên bơm làm việc ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.

a) Cấu tạo

Bơm ly tâm có 2 phần chính: phần động và phần tĩnh. Phần động (bánh công tác, cánh bơm) gắn với trục bơm và quay cùng với trục bơm. Phần tĩnh (buồng công tác) gắn với vỏ bơm và không quay. Một guồng động và một guồng tĩnh như vậy gọi là một tầng cánh (tầng bơm). Trong khai thác dầu máy bơm chìm có số lượng tầng cánh khá nhiều và thường là 100-200 tầng bơm cho một đoạn.

Vỏ của các tầng máy bơm được nối với nhau bằng mặt bích có đệm cao su làm kín. Mỗi đoạn tầng bơm bao gồm nhiều cánh làm việc và thiết bị định hướng. Cánh làm việc được gắn với trục bơm bằng then và có thể trượt dọc theo trục. Khi làm việc bánh công tác tỳ vào vấu lồi của thiết bị dẫn hướng nằm ở phía dưới nó, nhờ vào cách bố trí này mà tải trọng dọc trục từ bánh công tác được truyền trực tiếp lên thiết bị dẫn hướng và qua đó truyền lên máy bơm.

Ở bánh công tác và thiết bị dẫn hướng có lắp vòng đệm, vòng này được lồng vấu của thiết bị dẫn hướng từ trên xuống. Lực dọc trục phát sinh do áp suất chảy tác dụng lên đầu trên của trục và được truyền qua thân bơm qua ổ đỡ trung gian. Ống lót có tác dụng giữ cho trục chuyển động ổn định. Các ống lót, vòng chặn được bôi trơn bằng dầu đặc. Thiết bị dẫn hướng được gắn vào thân bơm bằng các êcu và được bố trí trên vỏ bơm. Ở phần dưới và trên có lắp vòng đệm làm kín.

Một phần của tài liệu Tính toán lựa chọn bơm ly tâm điện chìm dùng trong khai thác dầu tại giàn khoan MPS – 03 mỏ Bạch Hổ (Trang 30 - 32)