Lắp ráp thiết bị

Một phần của tài liệu Tính toán lựa chọn bơm ly tâm điện chìm dùng trong khai thác dầu tại giàn khoan MPS – 03 mỏ Bạch Hổ (Trang 57 - 60)

- Hệ thống tải cáp điện năng đóng vai trò tải năng lượng điện ba pha từ bề mặt đến động cơ điện chìm Các loại cáp tải điện cần phải thoả mãn một số yêu cầu kỹ

b) Thiết bị tách khí theo nguyên tắc ly tâm

2.3.1.4. Lắp ráp thiết bị

Quá trình lắp ráp động cơ, bơm, thiết bị bảo vệ như sau:

Đầu tiên ta gắn gông thích hợp vào động cơ. Nâng động cơ lên bằng elevator để đặt động cơ vào giếng. Ta cần chú ý: không dịch chuyển cơ cấu thả. Nếu kích thước

của gông không phù hợp sẽ có thể xảy ra sự cố như rơi thiết bị vào trong giếng, gây nguy hiểm đối với công nhân.

Quy trình nạp dầu nhớt cho động cơ được tiến hành như sau: nâng động cơ lên bằng xích và gông thích hợp, kiểm tra nút xả ở đáy động cơ rồi hạ động cơ từ từ vào giếng. Nới lỏng đầu bảo vệ và chêm dưới nó bằng vài vòng đệm ở hai bulông, lắp lại rồi nâng động cơ lên khỏi giếng, tháo nút xả và nạp dầu từ từ vào, tiếp tục nạp dầu cho tới khi dầu chảy tự do ra khe dưới đầu bảo vệ, sau đó dừng 15 phút để khí bị hãm di chuyển lên phần trên của động cơ, sau đó bơm lại từ từ và quan sát số chu kỳ cần thiết để dầu tràn ra. Tiếp tục bơm cho đến khi một hoặc ít hơn một chu kỳ dầu cũng tràn ra. Tháo bơm dầu chuyển tiếp, lắp vòng đệm mới bằng chì và vặn nút xả lại.

Lắp một Nhippen nâng có độ dài từ 4-6 feet vào đầu xả hở của phần bơm. Gắn chặt cố định nhippen này vì nó sẽ được để lại trong giếng. Đoạn nối nâng luôn luôn được sử dụng để treo thiết bị lắp ráp. Gông nâng của bơm chỉ được sử dụng cho bơm khi không có đoạn nối nâng. Nâng bơm lên bằng elevator cho đến khi máy bơm cao hơn giàn khoan 5 feet, sau đó tiến hành tháo đầu bảo vệ. Trong quá trình tháo chú ý không để rơi bu lông, êcu vào giếng. Tất cả các mặt bích cần được rửa sạch.

Lấy một vòng cao su đệm giữa tầng bơm dưới cùng và đầu hút vào bơm. Trục của bơm và trục của đầu nối hút phải được quay bằng khoá nêm để kiểm tra xem có sự hư hỏng do vận chuyển hay không. Nếu không bị hư hỏng thì trục có thể quay tự do. Không nên sử dụng các vòng đã bị cắt hoặc bị ép dập. Khi bơm đã được hoàn tất, nó được treo bằng ống treo để ghép với thiết bị bảo vệ.

Phương pháp thích hợp nhất để lắp bơm ReDa là lắp thiết bị bảo vệ vào bơm sau đó lắp động cơ vào thiết bị bảo vệ. Lắp thiết bị bảo vệ vào bơm như sau:

- Chùi sạch mặt bích, kiểm tra sự quay tròn của trục bơm và độ khít của các ống nối trục.

- Kiểm tra sự quay tròn của các thiết bị bảo vệ, lắp ống nối chuyển tiếp. - Chỉnh các khe rãnh của đầu dây cáp điện thẳng với đầu hút của bơm

và thiết bị bảo vệ.

- Xiết chặt tất cả các bu lông theo mômen chỉ định, nâng bơm cho đến khi đáy thiết bị bảo vệ cao hơn sàn 5 feet. Tháo đầu vận chuyển và

vòng cao su ra khỏi đầu thiết bị bảo vệ, kiểm tra rãnh, vòng cao su và làm sạch các gờ nhỏ lắp vòng cao su mới lên thiết bị bảo vệ.

Đầu bảo vệ vận chuyển được tháo ra và chùi sạch. Dùng vòng vấu và khoá nêm để kiểm tra sự quay tự do của động cơ, đầu hút và thiết bị bảo vệ lần cuối. Sau khi tháo đầu bảo vệ vận chuyển ta rửa sạch dầu mỡ ở các lỗ bu lông trên mặt bích của thiết bị bảo vệ và động cơ ta hạ thiết bị bảo vệ xuống và ghép động cơ vào. Xiết chặt cho tới khô momen lực chỉ theo chỉ định. Nâng toàn bộ thiết bị lên và tháo gông đầu động cơ. Nâng cho đầu động cơ cao hơn mặt sàn từ 4 ÷ 5 feet để dễ dàng lắp dây cáp điện phẳng vào ống nối dây cáp của động cơ.

Tháo đầu bảo vệ của cáp điện phẳng và lớp phủ ở đầu ra.Tiến hành kéo các đầu dây điện ở đầu động cơ ra khoảng 2,5 inch. Cần phải chú ý là không được bắt chéo các sợi dây này và làm hỏng lớp cách điện, không cho chất lỏng rơi vào. Quấn một dây băng cách điện 1inch, dài 8 inch và đặt nó vào giữa các đầu ra của động cơ. Làm như vậy thì tránh được các tia lửa điện sinh ra khi kiểm tra ở chế độ điện. Kiểm tra độ cách điện ở đầu ra của động cơ bằng Omega kế.

Quá trình nối cáp điện vào động cơ được tiến hành như sau:

- Đặt dây cáp vào ròng rọc, dây cáp điện được kéo xuyên qua ròng rọc cùng với mặt bích đầu nối bịt kín. Sau đó kiểm tra vòng chêm. Trên đầu nối bịt kín. Để tiến hành thử đầu nối bịt kín ta làm như sau: nhúng toàn bộ đầu nối bịt kín vào thùng chất lỏng và cung cấp áp lực khí bằng bơm tay.

Trong quá trình thả thiết bị vào giếng ở những giếng có yếu tố khí không lớn lắm thì van ngược được lắp tại cửa xả của bơm, còn nếu yếu tố khí lớn thì van ngược được lắp lên phía trên khoảng 1-6 ống tuỳ vào hàm lượng khí. Cách đặt này tạo ra buồng nén để tránh hiện tượng giam hãm khí trong bơm.

Quá trình đính cáp điện vào ống có thể thực hiện như sau:

- Nếu độ dày ống là 3 feet thì đính 2 bản thép trên một ống, một bản đính ở giữa và một ở chỗ nối giữa 2 ống. Trong trường hợp cáp nặng thì dùng 3 bản thép cho một ống.

- Khi thả thiết bị vào giếng thì người đứng tời phải báo ngay khi có hiện tượng tăng hay giảm trọng lượng và không được hãm phanh đột ngột gây hỏng cáp.

Nạp dầu cho thiết bị bảo vệ: dùng khoá Alen 5/16 inch để tháo nút rót và nút xả ở bên sườn. Nếu phần ngoài của van nạp bị lỏng thì không nên tháo chúng mà phải xiết lại bằng khoá chụp, sau khi tháo nút xả phải tháo cả vòng đệm ra. Có một nút xả khác cách van này 8 inch và ở trên đáy của thiết bị bảo vệ khoảng 20 inch có nút xả No1, gần đỉnh của nút xả bảo vệ là nút xả No2, nút xả No3 nằm ở đáy bơm. Tiến hành đổ đầy dầu vào trước khi dùng để làm thoát hết các khí ra. Sau đố gắn đầu chuyển tiếp của ống bơm và van thoát và nạp ở bề mặt bên của dầu động cơ. Dùng bơm chuyên dụng REDA bơm vào đầu động cơ, bơm với tốc độ vừa phải để tránh tạo ra nút khí. Khi dầu xuất hiện ở nút xả No1, tiếp tục bơm cho đến khi dòng dầu không có khí. Sau đó vừa bơm vừa thay nút xả mới và vòng đệm chì mới. Quá trình này được lặp lại cho nút xả No3 trên máy bơm, đến đây quy trình nạp dầu chấm dứt.

Một phần của tài liệu Tính toán lựa chọn bơm ly tâm điện chìm dùng trong khai thác dầu tại giàn khoan MPS – 03 mỏ Bạch Hổ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w