1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dãy điện hoá – bài tập kim loại tác dụng dd muối

11 3,3K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 31,98 KB

Nội dung

Trong số các kim loại trên có bao nhiêu kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 A.. Hóa chất có thể hòa tan hoàn toàn hợp kim trên thành dung dịch là: A.. Cho lượng dư bột Fe vào dung dị

Trang 1

Dãy điện hoá – Bài tập kim loại tác dụng dd muối

Câu 1: Cho các kim loại Al, Fe, Cu, Na, Ag, Pt, Hg Trong số các kim loại trên có bao nhiêu

kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4

A 2

B 3

C 4

D 5

Câu 2: Cho các chất rắn Cu , Fe , Ag và các dung dịch CuSO4 , FeSO4 , Fe(NO3)3 Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là :

A 1

B 2

C 3

D 4

Câu 3: Để tách Fe(NO3)2 có lẫn tạp chất Pb(NO3)2, Sn(NO3)2, Cu(NO3)2, người ta cho kim loại A vừa đủ vào dung dịch trên, sau đó lọc bỏ kết tủa A là:

A Cu.

B Sn.

C Pb

D Fe

Câu 4: (A – 2012) Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy

ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại) Hai muối trong X là

A Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2

B Mg(NO3)2 và Fe(NO3)

C AgNO3và Mg(NO3)2

D Fe(NO3)2 và AgNO3

Câu 5: (B – 2014) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

B Fe(NO3)2, AgNO3

C Fe(NO3)3, AgNO3

D Fe(NO3)2, Fe(NO3)3

Câu 6: Cho 4 cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe ; Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag ; Cu2+/Cu Dãy cặp xếp theo chiều tăng dần về tính oxi hoá và giảm dần về tính khử là:

A Cu2+/Cu; Fe2+/Fe ; Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag

B Fe3+/Fe2+, Fe2+/Fe ; Ag+/Ag; Cu2+/Cu

C Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu; Fe2+/Fe

Trang 2

D Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag

Câu 7: Một hợp kim gồm các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, Cu Hóa chất có thể hòa tan hoàn

toàn hợp kim trên thành dung dịch là:

A dung dịch NaOH

B dung dịch H2SO4 đặc nguội

C dung dịch HCl

D dung dịch HNO3 loãng

Câu 8: (CĐ – 2008) Hoà tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1 Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là

A Fe2(SO4)3 và H2SO4

B FeSO4

C Fe2(SO4)3

D FeSO4 và H2SO4

Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 2 kim loại Cho Z tác dụng với dd dịch NaOH

dư, thu được kết tủa Số lượng muối có trong dung dịch Z là

A 2

B 1

C 4

D 3

Câu 10: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

A Al, Fe, Cu.

B Al, Fe, Ag.

C Al, Cu, Ag.

D Fe, Cu, Ag

Câu 11: Cho thanh Zn vào 100ml dung dịch CuSO4 1M Sau khi kết thúc phản ứng (H= 100%)

A Cho thanh Zn vào 100ml dung dịch CuSO4 1M Sau khi kết thúc phản ứng (H= 100%)

B Khối lượng thanh kim loại giảm 0,1g.

C Khối lượng thanh kim loại tăng 0,65g.

D Khối lượng thanh kim loại không đổi.

Câu 12: Nhúng 1 thanh Zn vào dd chứa 8,32g CdSO4 Sau khi khử hoàn toàn Cd2+ khối lượng thanh Zn tăng 2,35% so với ban đầu Khối lượng thanh Zn ban đầu là:

A 80g

B 60g

C 40g

Trang 3

D 20g

Câu 13: Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol AgNO3 Khi phản ứng hoàn toàn , số mol Fe(NO3)3 trong dung dịch bằng :

A 0,2 mol

B 0,3 mol

C 0,0 mol

D 0,5 mol

Câu 14: Cho 32,5g Zn vào 1 lit dd chứa CuSO4 0,25M và FeSO4 0,30M Phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được là :

A 30g

B 32g

C 40g

D 52g

Câu 15: Ngâm một l lá kẽm trong dung dịch có hòa tan 4,16 gam CdSO4 Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng 2,35% Khối lượng lá kẽm trước khi phản ứng là:

A 80 gam

B 100 gam

C 40 gam

D 60 gam

Câu 16: Hòa tan hỗn hợp bột X gồm 0,1 mol mỗi kim loại (Fe, Cu) vào 500 ml dung dịch

AgNO3 1M Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Giá trị của m là:

A 27g

B 43,2g

C 54g

D 64,8g

Câu 17: Cho 0.8mol Mg tác dụng với dd chứa 0.6mol FeCl3 và 0.2mol CuSO4 Sau phản

ứng thu được chất rắn Avà dd B Cô cạn dd B thu được bao nhiêu gam muối khan?

A 119.1 gam.

B 11,91

C 117,1

D 11,71

Câu 18: Cho một lượng bột Zn vào dd X gồm FeCl2 và CuCl2 Khối lượng chất chất rắn sau khi pư hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5g Cô cạn dd sau pư thu được 13,6g muối khan Tổng khối lượng muối trong dd X là

A 13,1g

B 17,0g

C 19,5g

D 14,1g

Trang 4

Câu 19: Tiến hành thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho m(gam) bột Fe dư vào V1 lít dd Cu(NO3)2 1M

- Thí nghiệm 2: Cho m(gam) bột Fe dư vào V2 lít dd AgNO3 0,1M

Sau khi pư xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm là như nhau Giá trị của V1 so với V2 là

A V1 = V2

B V1 = 10V2

C V1 = 5V2

D V1 = 2V2

Câu 20: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol

Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A 1,8

B 1,2

C 2

D 1,5

Câu 21: Cho 4,32g hỗn hợp gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng đựng dd chứa 0,08 mol CuSO4 Sau pư thu được dd B và kết tủa C Kết tủa C có

A Cu

B Cu, Fe, Zn

C Cu, Fe

D Cu, Zn

Câu 22: Lấy 8,3g hỗn hợp X gồm Al và Fe cho vào 500ml dd Y gồm AgNO3 0,2M,

Cu(NO3)2 0,4M, sau khi phản ứng xong ta nhận được chất rắn B và dd C không còn màu xanh cùa ion Cu2+, chất rắn B không tan trong axit dd HCl Vậy phần trăn theo khối lượng Al, Fe trong hỗn hợp X lần lượt là:

A 27,5% và 72,5%

B 27,25% và 72,75%

C 32,53% và 67,46%.

D 32,25% và 62,75%

Câu 23: Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100 ml dd Y gồm

AgNO3 và Cu(NO3)2 cùng nồng độ mol Sau phản ứng được chất rắn Z gồm 3 kim loại Cho

Z tác dụng với dd HCl dư thu được 0,035 mol khí Nồng độ mol mỗi muối trong Y là:

A 0,3M

B 0,4M

C 0,45M

D 0,42M

Câu 24: Cho 11g hỗn hợp bột gồm Al, Fe( tỉ lệ mol 2:1) tác dụng với 25oml dd Y(gồm

Cu(NO3)2 aM và AgNO3 bM) Khuấy đều đến pư xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Z (gồm

Trang 5

3 kim loại) Lọc lấy Z cho vào dd HCl dư, pư xong vẫn còn lại 28g phần rắn không tan và thu được 4,48 lít khí H2(đktc) Giá trị của a và b lần lượt là

A 0,2 và 0,4

B 0,3 và 0,6

C 0,4 và 0,8.

D 1 và 2

Câu 25: Lấy 2 thanh kim loại M( hóa trị II) cùng khối lượng, nhúng riêng biệt vào 2 dung

dịch Cu(NO3)2 và AgNO3 Sau một thời gian, khối lượng thanh 1( nhúng vào Cu(NO3)2) giảm 0,1% và thanh 2( nhúng vào AgNO3 tăng 15,1% khối lượng so với ban đầu Biết số mol kim loại M tham gia mỗi pư đều như nhau Tên của M là

A Fe

B Zn

C Pb

D Ni

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án : B

Phản ứng được với CuSO4 gồm :

+) Al , Fe : KL mạnh đẩy Kl yếu ( tạo Cu ↓)

+) Na : là Kl kiềm nên : Na + H2O → NaOH + 1/2 H2

Sau đó : CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

=> Đáp án B

Câu 2: Đáp án : C

Có 3 cặp phản ứng :

Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2 Fe( NO3)2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

Fe + 2 Fe(NO3)3 → 3 Fe(NO3)2

=> Đáp án C

Câu 3: Đáp án : D

Dùng Fe có muối Pb2+, Sn2+, Cu2+ sẽ bị loại bỏ , thay vào đó là muối Fe(NO3)2 kết tủa sinh ra

là Kl Pb, Sn Cu và Fe dư

=> Đáp án D

Câu 4: Đáp án : A

Trang 6

Y gồm 2 kl , mà Y chắc chắn có Ag hoặc Mg hoặc Fe còn dư nhưng Mg mạnh hơn Fe nên

kl dư chỉ có thể Ld Fe

X gồm 2 muối , chắc chắn có muối Mg( NO3)2 , mà Fe dư nên không thể có muối Ag

NO3 ,cũng như Fe(NO3)3

=> X chứa Mg( NO3)2 và Fe( NO3)2

=> Đáp án A

Câu 5: Đáp án : C

Khi cho Fe phản ứng với Ag+ dư

Fe + Ag+ → Fe2+ + Ag

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

=> cac ion dương trong dd là Fe3+ và Ag+ dư

=> muối là Fe(NO3)3 và AgNO3

=> Đáp án C

Câu 6: Đáp án : D

Theo dãy oxi hóa –khử , tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự :

Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag

=> Đáp án D

Câu 7: Đáp án : D

Muối hòa tan Ag chỉ dùng H2SO4 đặc hoặc HNO3 mà Fe lại không tan trong H2SO4 đặc nguội

=> dùng HNO3 loãng

=> Đáp án D

Câu 8: Đáp án : B

Ta có

Fe3O4 + H2SO4(loãng dư) → ( FeSO4 và Fe2(SO4)3 ) + H2SO4 dư

dung dịch X1

cho Fe dư vào X1 :

Fe + và Fe2(SO4)3 → FeSO4 + H2↑

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑

=> X2 chứa FeSO4

=> Đáp án B

Trang 7

Câu 9: Đáp án : D

Do tính khử khác nhau , nên Al tan trước , rồi đến Zn, rồi đến Fe

T chứa 2 kl , mà chắc chắn có Cu => kl còn lại chỉ là Fe (vì nếu còn lại cả Al hoặc Zn thì vẫn

có Fe dư

=> T có nhiều hơn 2 kl , trái giả thiết )

Fe dư có thể là Fe đã phản ứng 1 p’hần ( tạo Fe(NO3)2) hoặc Fe chưa kịp phản ứng (Al , Zn vừa hết ) Cu(NO3)2 chăc chắn hết

Z + NaOH tạo ra kết tủa => phải có muối Fe2+ ( vì Al3+ , Zn2+ tan)

=> Z chứa 3 muối Fe(NO3)2 , Zn(NO3)2 , Al(NO3)3

=> Đáp án D

Câu 10: Đáp án : D

Nhận thấy , nếu Al dư thì chắc chắn Fe chưa phản ứng , và cả Cu2+ và Ag+ đều bị đẩy ra khỏi muối ( tạo Ag , Cu)

=> có tất cả 4 kl trái giả thiết

=> Al hết => 3 kl là Fe, Cu , Ag

=> Đáp án D

Câu 11: Đáp án : B

Ta có : biến đổi kl ∆m = 0,1 (MCu – MZn ) (thay 0,1 mol Zn bởi 0,1 mol Cu )

=> thanh kl giảm 0,1 g

=> Đáp án B

Câu 12: Đáp án : A

Zn + CdSO4 → ZnSO4 + Cd ↓ (MCd = 112)

Tăng giảm khối lượng => m tằng = n CdSO4 (MCd - MZn) = 1,88 g

=> m Zn bđ = 1,88/ 2,35% =80g

=> Đáp án A

Câu 13: Đáp án : C

Fe + 2 AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2 Ag

Sau đó

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

=> không còn Fe(NO3)3

=> Đáp án C

Trang 8

Câu 14: Đáp án : A

Các phản ứng theo thứ tự :

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu↓

Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe↓

Nếu muối phản ứng hết => n Zn = n Cu2+ +nFe2+ = 0,55 mol

Mà nZn = 0,5 mol => còn 0,05 mol Fe2+ chưa phản ứng Chất rắn gồm 0,25 mol Cu và 0,25 mol Fe, khối lượng là 30g

=> Đáp án A

Câu 15: Đáp án : C

Tăng giảm khối lượng

m tăng = n CdSO4 (M Cd -MZn) = 0,94 g

=> mZn bđ = 0,94/ 2,35% = 40g

=> Đáp án C

Câu 16: Đáp án : C

Xét theo số mol e cho :

0,4 0,5

Ag

Mà số mol e nhận tối đa : n e nhận = n Ag+ = 0,5 mol

=> phản ứng xảy ra tơi cùng , tạo Fe3+ và Cu2+.

Chất rắn gồm 0,5 mol Ag bị đẩy ra , m Ag = 54g

=> Đáp án C

Câu 17: Đáp án : A

0.6Fe3 Fe2 tốn 0.3mol Mg

0.2Cu 2 Cu tốn 0.2mol Mg

Còn lại 0.3mol Mg và dd có chứa Fe2 0.6mol

0.3mol Mg thì 0.3Fe2 Fe

Vậy dd B [0.8 Mg2; 0.3Fe2; 1.8 Cl; 0.2 SO4] = 119.1 gam

=> Đáp án A

Câu 18: Đáp án : A

Theo BTKL : m Zn + Mx = m c.rắn + m dd sau (1)

Mà m c.rắn = m Zn – 0,5 (2)

Trang 9

=> m dd sau – 0,5 = m X (thế 2 vào 1)

Từ đó , m X = 13,6 -0,5 = 13,1 g

=> Đáp án A

Câu 19: Đáp án : A

Ta có nhận xét :

+) cứ 1 mol Cu2+ phản ứng thì m↑ = 64 – 56 = 8g

+) cứ 2 mol Ag+ phản ứng thì m↑ = 108.2 – 56 = 160 g

=> 1 mol Ag+ phản ứng thì m↑ = 80g

+) TN1 có m↑(1) = 8V1 ;

+) TN2 có m↑(2) = 80.V2.0,1 = 8V2

Để sau phản ứng , chất rắn có kl như nhau thì m↑(1)= m↑(2) hay V1 = V2

=> Đáp án A

Câu 20: Đáp án : B

Trước hết , nhận xét rằng , nếu Zn dư thì dd sau phản ứng chỉ có 2 ion (Mg2+ , Zn2+ )

=> Zn phản ứng hết

Theo bảo toàn e, ta có:

+) nếu Ag+ vừa hết ( Cu2+ chưa phản ứng ) => 1,2.2 + x.2 = 1 => x = - 0,7

+) nếu Ag+ , Cu2+ vừa hết => 1,2.2 + x.2 =1 +2,2 => x = 1,3

Vậy dễ thấy Cu2+ dư thì -0,7 ≤ x < 1,3 mà x ≥ 0

=> x ∈ [0; 1,3] giá trị 1,2 thỏa mãn

=> Đáp án B

Câu 21: Đáp án : A

4,32/65 < nFe, Zn < 4,32 / 56

0,0664 < nFe,Zn< 0,077

Ta thấy chỉ có Zn và Fe mới pư với CuSO4 mà nFe, Zn < nCuSO,

Zn , Fe pư hết CuSO4 dư kết tủa chỉ có Cu

Đáp án A

Câu 22: Đáp án : C

Gọi n Al =x ; n Fe = y

Vì C không còn ion Cu2+ => cả Cu2+ và Ag+ đều hết

Chất rắn B không tan trong HCl => Al và Fe không dư

Trang 10

=> các phản ứng xảy ra vừa đủ

Ta có HPT:

m Al + mFe = 8,3 <=> 27x + 56y = 8,3 (1)

3 n Al + 2 n Fe = n Ag+ + 2n Cu2+ <=> 3x + 2y = 0,1 +2 0,2 (2)

Giả 1, 2 ta được x = y =0,1 mol

=> % Al = 32,53% ; % Fe = 67,46%

=> Đáp án C

Câu 23: Đáp án : B

Chất rắn Z gồm 3 kl => Z chứa Ag , Cu và Fe dư do đó , Al hết

=> n Fe dư = 0,0035 mol

=> 100 ml dd Y phản ứng vừa đủ với 0,03 mol Al và 0,015 mol Fe

Gọi nồng độ mol mỗi muối là x => n Ag+ = nCu2+ = 0,1x

Mà n Ag+ + 2n Cu2+ = 3 nAl + 2nFe

=> 0,3x = 0,12 => x = 0,4 (M)

=> Đáp án B

Câu 24: Đáp án : C

n Al = 11.2/(27.2 + 56) = 0,2 mol

n Fe = n Al/2 = 0,1 mol

gọi n Cu(NO3)2 = x ; n AgNO3 = y

do Z có phản ứng với HCl tạo H2 => muối hết , Al hết , Fe dư

chất rắn không tan chính là Cu , Ag mới tạo ra => 64x + 108y = 28 (1)

n H2 = 0,2 mol => n Cl- = 0,4 mol ; n NO3- = 2nCu(NO3)2 + nAgNO3 = 2x + y

Al, Fe sau phản ứng nằm trong muối nitrat và clorua

Bảo toàn điện tích :

=> 3 nAl3+ + 2n Fe2+ = n Cl- + n NO3

-<=> 2x+ y + 0,4 =0,8 (2)

Từ 1, 2 => x = 0, 1 , y = 0,2

=> a = 0,4 , b = 0,8

=> Đáp án C

Câu 25: Đáp án : B

Trang 11

Vì hai thanh kl M cùng khối lượng , từ đề bải

=> khối lượng tăng của thanh 2 (T2) gấp 151 lần khối lượng giảm thanh 1(T1) Gỉa sử có 1 mol M phản ứng => tạo ra 1 mol Cu và 2 MOL Ag

Do đó : m↑T2 = 2.108 –M = 216-M

m↓T1 = M- 64

mà m↑T2 = 151 m↓T1 <=> 216-M = 151(M- 64)

=> M = 65 (Zn)

=> Đáp án B

Ngày đăng: 06/12/2015, 01:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w