1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bài giảng công nghệ sinh học thực phẩm chương 4 GV nguyễn quang

4 214 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 208,13 KB

Nội dung

CÔNG NGHỆ SINH HỌCTHỰC PHẨM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI Giảng viên: Nguyễn Quang SĐT: 01689 034 127 Email: quang.nguyen.3487@gmail.com Thực phẩm chức năng TPCN  Khái niệm TPCN đượ

Trang 1

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

THỰC PHẨM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

Giảng viên: Nguyễn Quang

SĐT: 01689 034 127

Email: quang.nguyen.3487@gmail.com

Thực phẩm chức năng (TPCN)

 Khái niệm TPCN được đưa ra đầu tiên tại Nhật Bản vào những năm 80:

 Là thực phẩm có nguồn gốc từ những thành phần tự nhiên

 Có thể và nên được sử dụng như là một phần trong khẩu phần ăn hàng ngày

 Thể hiện chức năng riêng biệt khi vào cơ thể, có vai trò điều hòa một quá trình đặc biệt nào đó của cơ thể

Nguyễn Quang

Thực phẩm chức năng

 Thể hiện chức năng riêng biệt khi vào cơ

thể, có vai trò điều hòa một quá trình đặc

biệt nào đó của cơ thể như:

 Tăng cường cơ chế bảo vệ sinh học

 Ngăn ngừa một bệnh nhất định

 Hỗ trợ phục hồi từ một căn bệnh nhất định

 Kiểm soát các tình trạng vật chất và tinh thần

 Làm chậm quá trình lão hóa

Nguyễn Quang

Thực phẩm chức năng

 TPCN vẫn chưa được định nghĩa chính thưc ở châu Âu và Mỹ.

 Ở châu Âu, chúng được xem như là những thực phẩm được dùng như là một phần của bữa ăn thông thường, có chứa các hoạt chất sinh học giúp tăng cường sức khỏe hoặc giảm nguy cơ bệnh tật.

 FDA cũng chưa có định nghĩa chính thức cho TPCN, chỉ trích theo nguồn khác và gọi TPCN là các loại thực phẩm và thành phần thực phẩm cung cấp lợi ích cho sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng

cơ bản.

Nguyễn Quang

Thực phẩm chức năng

 Theo Bộ Y tế Việt Nam (2004): “Thực

phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm

dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ

phận trong cơ thể người, có tác dụng

dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng

thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm

bớt nguy cơ gây bệnh”

Nguyễn Quang

Thực phẩm chức năng

 Khác với thực phẩm thông thường, TPCN được chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại

bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm.

 Tên gọi khác: thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học…

Nguyễn Quang

Trang 2

Thực phẩm chức năng

Nguyễn Quang

Phân loại TPCN

 Dạng bổ sung

 Dạng nguyên vẹn

 Dạng thực phẩm cải tiến:

 Thành phần mới

 Sản phẩm mới

Nguyễn Quang

Vấn đề TPCN tại Việt Nam

 Đa dạng trong định nghĩa và phân loại

TPCN.

 Thiếu bằng chứng khoa học, cơ sở

cho việc xác nhận, công bố.

 Xác nhận, công bố về lợi ích sức khỏe

khó tin cậy.

 Khó khăn trong việc xây dựng luật lệ

và kiểm soát thực hiện.

Nguyễn Quang

Cơ sở luật lệ về TPCN tại Việt Nam

 Thông tư số 17/2000/TT-BYT: “Hướng dẫn đăng ký các sản phẩm dưới dạng thuốc – thực phẩm”

 Thông tư số 20/2001/TT-BYT: “Hướng dẫn quản lý các sản phẩm dưới dạng thuốc – thực phẩm”

 Thông tư số 08/2004/TT-BYT: “Hướng dẫn quản lý các sản phẩm dưới dạng thực phẩm chức năng”

Nguyễn Quang

Probiotic

 Theo định nghĩa của FAO / WHO

(2001): “Probiotic là những vi sinh vật

sống mà khi tiêu thụ vào cơ thể một

lượng đầy đủ sẽ có tác động có lợi cho

sức khỏe của cơ thể chủ”

Nguyễn Quang

Probiotic

 Định nghĩa này gồm những đặc điểm sau:

 Probiotic là những vi sinh vật phải sống

 Probiotic phải mang lại lợi ích vật chất đều đặn, được chứng minh bởi các nghiên cứu tiến hành ở cơ thể chủ

 Probiotic không giới hạn cơ chế hoạt động

Nguyễn Quang

Trang 3

Các yêu cầu của một Probiotic

Nguyễn Quang

Hiệu quả của Probiotic đối với sức khỏe con người

 Cải thiện hệ VSV đường ruột ức chế VSV gây hại: làm giảm pH, tạo ra các chất kháng khuẩn, kích thích hình thành kháng thể

 Điều hòa hệ miễn dịch, giảm dị ứng

 Cải thiện tình trạng không dung nạp lactose (do tạo ra các enzym galactosidase)

 Cải thiện hấp thu khoáng

 Ngăn ngừa ung thư: ức chế chuyển hóa tiền chất ung thư hoặc kết hợp bất hoạt, sản xuất butyrate, đáp ứng miễn dịch

Nguyễn Quang

Ưu điểm của Probiotic so với

kháng sinh

 Kháng sinh:

 Xuất hiện các VSV kháng kháng sinh

 Tiêu diệt VSV không chọn lọc

 Tác dụng phụ không mong muốn

 Probiotic:

 Có cơ chế bảo vệ tự nhiên

 Không gây tác dụng phụ

Nguyễn Quang

Tính an toàn của Probiotic

 Probiotic an toàn với hầu hết người sử dụng.

 Các cơ quan quản lý thực phẩm đảm bảo Probiotic là an toàn.

 Chưa có bằng chứng để khuyến cáo phụ nữ có thai và cho con bú không được sử dụng Probiotic.

Nguyễn Quang

Những chỉ tiêu để lựa chọn

Probiotic

 Có nguồn gốc rõ ràng

 An toàn

 Có khả năng sống trong thời gian dài

 Kích thích miễn dịch

 Ổn định về di truyền

 Có khả năng ngăn ngừa các VSV gây

bệnh

Nguyễn Quang

Hướng dẫn sử dụng Probiotic

 Các Probiotic sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được sử dụng sau bữa ăn, khi lượng acid ở

dạ dày là thấp nhất.(acid dạ dày sẽ tiêu diệt 99,9% probiotic nếu sd trước bữa ăn nhưng sau bữa ăn thì chỉ 90%)

 Do đó, dùng Probiotic sau bữa ăn sẽ giúp đảm bảo các Probiotic sẽ đến được ruột non và ruột già

Nguyễn Quang

Trang 4

Các chủng Probiotic thường

gặp

Nguyễn Quang

Prebiotic

 Theo Gibson và Roberfroid, Prebiotic:

 Là thành phần thực phẩm không tiêu hóa được

 Có lợi cho sức khỏe

 Prebiotic đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ cho Probiotic

 Các Carbohydrate phức tạp đi qua ruột non đến ruột già, tại đó chúng được sử dụng bởi một vài vi khuẩn đường ruột nhất định

Nguyễn Quang

Yêu cầu của Prebiotic

 Không bị thủy phân hoặc hấp thụ ở phần

trên của quá trình tiêu hóa

 Là cơ chất chọn lọc cho một vài loại vi

khuẩn

 Theo nghiên cứu, con người có thể tiêu thụ

khoảng 10g Carbohydrate không tiêu hóa

và lên men

 Đóng vai trò như cái bẫy đối với vi khuẩn

gây hại

Nguyễn Quang

Synbiotic

 Synbiotic được mô tả là các thực phẩm và chất bổ sung nhằm tăng cường sức khỏe, được dùng giống như thực phẩm chức năng (Gibson, 2004).

 Synbiotic = Probiotic + Prebiotic

Nguyễn Quang

Lợi ích của Synbiotic

 Cải thiện khả năng sống của vi khuẩn trong

thực phẩm, kéo dài thời gian sử dụng

 Tăng cường số lượng vi khuẩn sống đến ruột

kết

 Kích thích hệ miễn dịch, tạo ra các kháng sinh

(bacteriocin, hydrogen peroxide, organic

acid…)

 Kháng viêm, chống ung thư, tạo ra các hoạt

chất sinh học (enzyme, vaccine…)

Nguyễn Quang

Câu hỏi ôn tập

 Hãy trình bày hiểu biết của em về thực phẩm chức năng?

 Hãy trình bày các khái niệm của Probiotic, Prebiotic

và Synbiotic?

 Hãy cho biết tình hình thực phẩm chức năng tại Việt Nam?

 Hãy so sánh ưu điểm của Probiotic với kháng sinh?

 Hãy nêu những chỉ tiêu để lựa chọn Probiotic?

 Hãy nêu những yêu cầu của Prebiotic?

 Hãy trình bày những lợi ích của Synbiotic?

Ngày đăng: 05/12/2015, 20:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w