Nhà nước pháp quyền được nhận diện thông qua các tiêu chí chung: 1 Phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước phải do luật pháp quy định; 2 Nhà nước và công dân phải thừa
Trang 1VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
TS Lưu Văn An- Khoa Chính trị học
Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định ngay từ thời
kỳ đầu đổi mới Trải qua các kỳ đại hội Đảng, vấn đề này ngày càng được nhận thức rõ hơn Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX xác định: “Nhà nước ta là công
cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”1 Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) ghi rõ: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Xác định phương hướng quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X nhấn mạnh: chúng ta phải “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”2 Vì vậy, việc làm sáng tỏ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
I Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền
1 Khái lược tư tưởng về nhà nước pháp quyền
Từ thời cổ đại, loài người đã bắt đầu tìm kiếm những nguyên tắc, hình thức,
cơ chế trong quan hệ pháp luật với quyền lực, từ đó xuất hiện tư tưởng về hình thức tổ chức quyền lực xã hội mà trong đó pháp luật trở thành quy phạm bắt buộc đối với mọi người, thành sức mạnh mang tính nhà nước, còn quyền lực xã hội trở thành quyền lực nhà nước Xôlông, Platon, Arixtốt, Xixeron ở Hy Lạp; Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi Tử ở Trung Quốc cổ đại… nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước Nhà nước được coi là nhà nước pháp quyền khi
nó chấp hành các đạo luật, sự phục tùng pháp luật là bắt buộc với tất cả mọi người Nhà nước- đó là pháp luật chung của tất cả các công dân, vì vậy các công dân đều
là chủ thể bình đẳng trước pháp luật Thời Trung đại, tư tưởng nhà nước pháp quyền góp phần đấu tranh chống thần quyền Thời Cận đại, học thuyết của G
1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu to n qu à ốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H., 2001, tr
48.
2 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu to n qu à ốc lần thứ X, Nxb CTQG, H 2006, tr 69.
Trang 2Lôccơ nhấn mạnh tính tối cao của pháp luật trong nhà nước, các đạo luật phù hợp với yêu cầu của pháp luật tự nhiên, pháp luật thừa nhận các quyền và tự do cá nhân
là tất yếu, thừa nhận sự phân chia quyền lực- tam quyền phân lập G Lôccơ đưa ra nguyên tắc: được làm tất cả, trừ những điều pháp luật cấm Môngtetxkiơ hoàn thiện thuyết “tam quyền phân lập” trên cơ sở quy định các nhánh quyền lực độc lập, kiềm chế lẫn nhau Mọi cơ quan nhà nước đều hoạt động trên cơ sở pháp luật Cantơ cho rằng, nhà nước là liên minh của nhiều người cùng phục tùng các đạo luật Nhà nước pháp quyền tất yếu phải phân chia quyền lực Ông phân biệt hai hình thức cai trị cộng hoà (nhà nước pháp quyền) và chuyên chế, độc tài Như vậy, vấn đề cốt lõi trong tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ này là sự ràng buộc của nhà nước bằng pháp luật, sự phục tùng của nhà nước trước pháp luật Sự hình
thành và xây dựng nhà nước pháp quyền liên quan mật thiết với việc bảo đảm cao nhất quyền và tự do công dân, nâng cao trách nhiệm của nhà nước trước công dân, cũng như trách nhiệm của công dân trước nhà nước, nâng cao uy tín của các
đạo luật và pháp luật nói chung Xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh từ phía các cơ quan nhà nước, các công chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các công dân Sự thống trị của pháp luật trong đời sống chính trị- xã hội của đất nước là đặc điểm rất cơ bản, rất quan trọng của nhà nước pháp quyền
C Mác cho rằng, tự do là ở chỗ biến nhà nước, cơ quan tối cao vào xã hội, thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội Tuy nhiên, Mác thận trọng khi
đề cập đến vấn đề nhà nước pháp quyền Lênin chủ trương phải xây dựng pháp luật kiểu mới và trong thời kỳ đầu chính quyền xôviêt có thể sử dụng “chân trời hẹp” của pháp luật tư sản
2 Khái niệm, đặc điểm của nhà nước pháp quyền
Nhà nước theo tiếng Anh là Rule of Law (sự cai trị của pháp luật), cụm từ nhà nước không xuất hiện Theo tiếng Đức, nhà nước pháp quyền là Hội đồng lập pháp - chỉ nhà nước dân chủ, có hiến pháp; theo đó, nhà nước chỉ cần có tính lập
hiến, có thể là quân chủ, có thể là cộng hoà Như vậy, người Anh nhấn mạnh nguyên tắc tính tối cao của pháp luật; người Đức nhấn mạnh sự đồng thuận ý chí của xã hội trên cơ sở của Hiến pháp Còn người Pháp coi sự kết hợp của cả hai dấu hiệu trên là phương thức tạo dựng nhà nước pháp quyền Đến nay có nhiều định
nghĩa về nhà nước pháp quyền, nhưng có thể hiểu khái quát là: nhà nước quản lý
Trang 3xã hội theo pháp luật, vai trò và nhiệm vụ của nhà nước chỉ được thực hiện thông qua pháp luật và cũng bị hạn chế bởi chính pháp luật.
Nhà nước pháp quyền được nhận diện thông qua các tiêu chí chung: 1)
Phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước phải do luật pháp quy định; 2) Nhà nước và công dân phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật; 3) Quyền lực nhà nước được xác định gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; 4) Nguyên tắc tam quyền phân lập là những dấu hiệu quan trọng của nhà nước pháp quyền, nó đối lập với nhà nước thần quyền, chuyên chế hoặc độc tài; 5) Có hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong
xã hội; 6) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân3
Dựa trên các tiêu chí đó, có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của nhà
nước pháp quyền:
- Đó là một nhà nước dân chủ: dân chủ trên thực tế, có pháp luật bảo đảm,
có trình độ văn hoá chính trị và văn hoá pháp luật
- Nhà nước đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội
- Hiến pháp và pháp luật xác nhận quyền công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân: báo chí, ngôn luận, khiếu nại, tố cáo
- Đó là nhà nước phục vụ, đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của xã hội pháp quyền, tức là bảo đảm cho sự thống trị của pháp luật và không cho phép sự can thiệp hành chính vào các quá trình tự điều chỉnh trong xã hội
- Quyền và tự do cá nhân là giá trị cao nhất, tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử cần thiết, nó phải phục tùng quyền lợi nhà nước, quyền lợi xã hội
- Tính tối cao của Hiến pháp Tất cả các đạo luật phải phù hợp với Hiến pháp, các văn bản dưới luật phải phù hợp với luật; hoạt động của các cơ quan công chức, cá nhân phải phù hợp với luật và văn bản dưới luật
- Đó là việc phân công tổ chức nhà nước rõ ràng chức năng và lĩnh vực hoạt động của từng cơ quan
Trong các đặc điểm trên, tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật; tính hiện thực của các quyền và tự do của cá nhân; tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà
3 Nguyễn Văn Hiện: Một số vấn đề về nh n à ước pháp quyền ở nước ta, T/C Cộng sản, số 11/2004.
Trang 4nước có chủ quyền trên cơ sở nguyên tắc phân quyền là căn bản nhất Về thực chất, nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức và vận hành quyền lực công cộng theo nguyên tắc: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
Trên cơ sở kế thừa những giá trị của nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa có khả năng mở rộng tối đa các quyền tự do, dân chủ của con người Chính quyền nhân dân được thiết lập và hoạt động không chỉ trên
cơ sở phát triển rộng rãi các cơ quan đại diện của nhân dân, mà còn bởi việc tham gia trực tiếp của nhân dân vào quá trình thực hiện các chức năng nhà nước, và bởi hoạt động lập pháp trực tiếp của nhân dân Điều đó cho thấy bản chất đích thực của nhà nước xã hội chủ nghĩa là hiện thực hoá các mục tiêu, lý tưởng của nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền được hiểu đúng đắn và sử dụng hợp lý rất gần với nhà nước xã hội chủ nghĩa Thiết lập nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tức là khắc phục sự nhà nước hoá toàn bộ xã hội, đưa nhà nước trở về với xã hội công dân, chấm dứt tình trạng nhà nước đứng trên xã hội công dân Theo phép biện chứng giữa tính phổ biến và tính đặc thù, trong xây dựng nhà nước pháp quyền cần phải tính đến những đặc thù của quốc gia
II Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Đặc thù xã hội Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
Trong nhà nước pháp quyền, chính quyền gắn liền với nhân dân, chính nhân dân là người tham gia tổ chức chính quyền nhà nước Sức mạnh của chính quyền dựa trên sự đồng thuận của xã hội, nhưng quyền lực nhà nước vẫn tồn tại độc lập
Ở Việt Nam, việc xây dựng nhà nước pháp quyền bị quy định chặt chẽ bởi các đặc thù của đất nước, bởi bản chất chế độ và bởi mục tiêu dài hạn mà Đảng ta đã xác định Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền phải tính đến những yếu tố mang tính đặc thù sau:
- Một là đặc thù về kinh tế: Chúng ta đi lên CNXH từ một xuất phát điểm rất
thấp về kinh tế Đó là nền kinh tế nông nghiệp phân tán, nghèo nàn, lạc hậu Vì vậy, cần phải xác định quá độ lên CNXH là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có những bước đi thích hợp với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ
- Hai là đặc thù về chính trị: Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với Nhà
nước Đặc thù này xuất phát từ thực tiễn lịch sử Đảng đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển kinh tế- xã hội, mang lại quyền tự do và
Trang 5hạnh phúc cho nhân dân Đảng hoạt động dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân, của nhân dân Nghĩa là, Đảng trở thành một nhân tố không khỏi tách rời của nhà nước pháp quyền
- Ba là đặc thù về truyền thống văn hoá: Đó là tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa
yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, tư tưởng hoà đồng nhân ái làng xã Những yếu tố
đó góp phần tạo nên truyền thống tổ chức quyền lực nhà nước thiên về tập quyền
có điều tiết
Tuy nhiên, các yếu tố trên bị nhấn mạnh thái quá sẽ trở thành cục bộ địa phương, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ngăn trở việc thực thi nguyên tắc tính tối cao
của pháp luật Bên cạnh đó, những mặt tiêu cực của truyền thống cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến xây dựng nhà nước pháp quyền: pháp luật đầu tiên trong lịch sử mà người Việt tiếp nhận là của kẻ ngoại xâm (thời kỳ chống Bắc thuộc), vì vậy chống lại pháp luật là yêu nước; lịch sử pháp luật phát triển không đều, ngắt quãng do chiến tranh, do tác động của hệ tư tưởng Nho giáo, do nhận thức của các triều đại phong kiến về pháp luật còn hạn chế; cùng lúc trên lãnh thổ đất nước có nhiều loại pháp luật khác nhau; tính khép kín của quan hệ làng xã, chủ nghĩa thân tộc; pháp luật chỉ dùng để phạt người dân, chứ không phạt nhà nước khi vi phạm; cái sai thường gán cho cái trừu tượng, không có cá nhân cụ thể bị quy trách nhiệm; coi trọng cộng đồng hơn cá nhân làm triệt tiêu tính tự chủ, dẫn đến hờ hững với cộng đồng, với pháp luật; phổ biến lối sống “phép vua thua lệ làng”… Những yếu tố này vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hôm nay, đã và đang cản trở quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
2 Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Theo quan điểm của Đảng ta, Nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng có các đặc trưng sau:
1) Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Đây là giá trị phổ biến của các xã hội dân chủ Ở nước ta, nội dung này được khẳng định qua các bản Hiến pháp, được quy định cụ thể trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương
2) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Quán triệt quan điểm này sẽ tác động trực tiếp đến việc tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, bảo đảm cho bộ máy
Trang 6nhà nước vận hành đồng bộ, thống nhất và có hiệu lực, hiệu quả Mặt khác, tăng cường việc phân công, phân nhiệm rành mạch, hợp lý, rõ ràng và chú trọng phối hợp chặt chẽ trên tinh thần “vì dân, do dân” giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chính là điều kiện để phát huy tốt vai trò của quyền lực nhà nước và là cơ chế an toàn và hữu hiệu ngăn chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
3) Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong đời sống xã hội Hiến pháp, pháp luật phải thể hiện đúng đắn ý chí của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Pháp luật phải được chính Nhà nước, cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và mọi người, mọi tổ chức trong xã hội tôn trọng
và nghiêm chỉnh chấp hành
4) Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật Nhà nước bảo vệ các quyền và tự do cơ bản, các lợi ích chính đáng, danh dự và nhân phẩm của con người Thực hiện chế độ trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân, tức giữa một bên là đại diện quyền lực nhà nước và một bên vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quyền lực nhà nước Công khai hoá hoạt động của các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ Thực hiện rộng rãi quyền thông tin và quyền được thông tin của công dân
5) Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Đây
là nét đặc trưng khác biệt giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền tư sản; đồng thời đây cũng là kinh nghiệm vô cùng quý giá mà nhân dân ta đã đúc kết được trong quá trình lịch sử cách mạng Việt Nam Trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, chúng ta không chấp nhận “tam quyền phân lập” gắn với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như ở các nước tư bản
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng một nhà nước thật sự của dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân Nhà nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức hoạt động của Nhà nước phải bằng pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật; Nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con người
Trang 73 Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Trong những năm qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Quốc hội có những đổi mới quan trọng trong công tác lập pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước, vận hành nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế; đã tăng cường một bước tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; phân định cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền đại phương; các hoạt động tư pháp và công tác cải cách tư pháp có những chuyển biến tích cực Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của Nhà nước còn một số khâu chậm đổi mới: Quốc hội còn lúng túng trong việc thực hiện chức năng giám sát; bộ máy quản lý nhà nước các cấp còn yếu kém; tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một phận công chức, nhất là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp chậm được khắc phục; cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu; dân chủ còn bị vi phạm ở nhiều nơi Vì vậy, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần quán triệt một số phương hướng cơ bản sau:
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế phải luôn luôn chú trọng kết hợp thực hiện tốt các chức năng xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật
và chính sách đó; phải luôn gắn bó chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải dựa vào lực lượng nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích của nhân dân và dựa trên nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được tổ chức và phân công quyền lực nhà nước thật sự khoa học, trên cơ sở đó thực hiện tốt chức năng quản lý đất nước Để xây dựng Nhà nước vững mạnh, cần tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; xác định rõ
Trang 8tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của HĐND và UBND các cấp; tiếp tục nghiên cứu làm rõ mô hình tổ chức của các cơ quan tư pháp cho phù hợp với yếu cầu mới; tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền theo hướng Đảng định hướng về tổ chức bộ máy nhà nước; lựa chọn, giới thiệu cán bộ để nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo cơ quan nhà nước thể chế hoá chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật; tăng cường quản lý và kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy được tính chủ động, năng động và tính tự chịu trách nhiệm của những người được giao nhiệm vụ trong các cơ quan nhà nước; lãnh đạo phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân
- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân, thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước và quản
lý xã hội Nâng cao dân trí, tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị-xã hội, ý thức thực hiện pháp luật của công dân, đảm bảo thực hiện nghiêm túc những quyền cơ bản của con người