1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GEL PROTEIN, CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP TẠO CẤU TRÚC GEL CỦA CÁC PROTEIN TRONG CÁC THỰC PHẨM GIÀU PROTEIN

15 1,7K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

Từ lâu thực phẩm đã là phần không thể thiếu trong đời sống con người

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM



TIỂU LUẬN MÔN HỌC CẤU TRÚC THỰC PHẨM

Đề tài :

GEL PROTEIN, CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP TẠO CẤU TRÚC GEL CỦA CÁC PROTEIN TRONG CÁC

THỰC PHẨM GIÀU PROTEIN

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Lê Ngọc Tú

Sinh viên : Nguyễn Văn Bình

Lớp : Cao học thực phẩm – 2009

HÀ NỘI – 2009

Trang 2

Lời mở đầu

Từ lâu thực phẩm đã là phần không thể thiếu trong đời sống con người Cùng với tính thiết yếu đó ngành công nghiệp thực phẩm đã ra đời và phát triển với mục đích là tạo nên nhưng sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng, an toàn để phục vụ con người Sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học ứng dụng trong thực phẩm nói riêng đã cho chúng ta có những hiểu biết sâu sắc về hợp phần, cấu trúc, biến đổi trong quá trình chế biến và sử dụng thực phẩm Mà trong đó cấu trúc sản phẩm là 1 yếu tố trước tiên tác động lên con người khi tiếp xúc với sản phẩm thực phẩm Trong các cấu trúc của thực phẩm, cấu trúc gel là 1 cấu trúc quen thuộc và có rất nhiều sản phẩm thực phẩm có cấu trúc này như giò, phomat … Tiểu luận này của tôi xin trình bày về cấu trúc gel và phân tích 1 sản phẩm có cấu trúc gel đó là phomat

1

Một số nét chung về sự hình thành gel protein

Cần phân biệt sự tạo gel với các hiện tượng khác tương tự, trong đó cũng

có sự giảm mức độ phân tán của dung dịch protein như sự lien hợp, sự tập hợp, sự trùng hợp, sự kết tủa, sự kết tụ và sự đông tụ

Các phản ứng liên hợp protein thường có quan hệ với các biến đổi ở mức dưới đơn vị hoặc ở mức phân tử trong khi đó các phản ứng trùng hợp hoá hoặc tập hợp hoá lại tạo ra các phức hợp có kích thước lớn

Sự kết tủa protein lại bao hàm tất cả các phản ứng tập hợp có thể dẫn đến mất toàn phần hoặc mất toàn bộ độ hoà tan

Trang 3

Khi protein không bị biến tính nhưng do giảm lực đẩy tĩnh điện giữa các mạch mà dẫn đến các phản ứng tập hợp không trật tự thì sẽ xảy ra hiện tượng kết tụ

Các phản ứng tập hợp không trật tự xảy ra do biến tính và các phản ứng tập hợp xáy ra do tương tác protein – protein chiếm ưu thế so với tương tác protein – dung môi sẽ dẫn dến tạo thành một khối lớn và thô, gọi là sự đông tụ

Khi các phân tử bị biến tính tự tập hợp lại để tạo thành một mạng lưới protein có trật tự thì hiện tượng đó được gọi là sự tạo gel

Khả năng tạo gel là một tính chất chức năng rất quan trọng của nhiều hệ thống protein và đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo cấu trúc hình thái do đó cũng là cơ sở để chế tạo ra nhiều sản phẩm thực phẩm Phomat, giò, gel gelatin, đậu phụ, bột nhào làm bánh mì hoặc các thịt giả từ protein thực vật (được kết cấu bằng cách đùn hoặc kéo sợi) là những sản phẩm có cấu trúc gel)

Khả năng tạo gel của protein chẳng những được sử dụng để tạo độ cứng,

độ đàn hồi cho một số thực phẩm mà còn để cải biến khả năng hấp thụ nước, tạo độ dầy, tạo lực liên kết (bán dính) giữa các tiểu phần cũng như làm bền các nhũ tương và bọt

2.Điều kiện tạo gel

Sự gia nhiệt, trong đa số trường hợp là rất cần thiết cho quá trình tạo gel Việc làm lạnh sau đó cũng cần thiết và đôi khi một sự axit hoá nhẹ nhàng cũng có ích Thêm muối (đặc biệt là ion canxi) có thể cũng cần, hoặc là để tăng tốc độ tạo gel goặc để gia tăng độ cứng cho gel

Trang 4

Nhiều protein có thể tạo gel không cần gia nhiệt mà chỉ cần một sự thuỷ phân enzim vừa phải, một sự them đơn giản các ion canxi, hoặc một sự kiềm hoá kèm theo trung hoà hoặc đưa pH đến điểm đẳng điện (sản xuất đậu phụ) Nhiều gel cũng có thể được tạo ra từ protein dịch thể (lòng trắng trứng, dịch đậu tương), từ các thể protein không tan hoặc ít tan phân tán trong nước hoặc trong muối (collagen, protein tơ cơ, isolate (dịch đậm đặc) đậu tương) từng phần hoặc toàn bộ bị biến tính Như vậy độ hoà tan của protein không phải luôn luôn cần thiết cho sự tạo gel

3.Cơ chế tạo gel

Cơ chế và các tương tác có quan hệ đến việc hình thành mạng protein ba chiều đặc trưng cho gel hiện chưa hoàn toàn rõ Nhiều nghiên cứu đẫ chỉ rõ rang rằng cần phải có giai đoạn biến tính và giãn mạch xảy ra trước giai đoạn tương taco trật tự giữa protein – protein và tập hợp phân tử

Khi protein bị biến tính các cấu trúc bậc cao bị phá huỷ, liên kết giữa các phần tử bị đứt, các nhóm bên của axit amin trước ẩn ở phía trong thì bây giờ xuất hiện ra ngoài Các mạch polypeptit bị duỗi ra, gần nhau, tiếp xúc với nhau và liên kết lại với nhau thành mạng lưới không gian ba chiều mà mỗi vị trí tiếp xúc của mạch lạ một nút Các phần còn lại hình thành mạng lưới không gian vô định hình, rắn, trong đó có chứa đầy pha phân tán là nước Khi nồng độ tăng thì khả năng gel hoá tăng vì số những vị trí tiếp xúc để tạo ra nút mạng lưới tăng lên Nồng độ protein càng lớn thì các hạt tiếp xúc trực tiếp không qua một lớp nào của của môi trường phân tán và khối gel càng dề vì ở những vị trí đặc biệt ở đầu mút, những góc cạnh các yếu tố bền

dễ bị mất do đó dễ tạo ra nút mạng lưới

Trang 5

Các nút mạng lưới có thể được tạo ra do tương tác giữa các nhóm ưa béo Khi các nhóm này gần nhau, tương tác với nhau thì hình thành ra lien kết ưa béo, lúc này các phân tử nước bao quanh chúng bị đẩy ra và chúng có khuynh hướng như tụ lại Tương tác ưa béo được tăng cường khi tăng nhiệt độ, làm các mạch polypeptit sít lại với nhau hơn do đó làm cho khối gel cứng hơn Nút mạng lưới cũng có thể được tạo ra do các lien kết hydro giữa các nhóm peptit với nhau, giữa các nhóm – OH của serin, treonin hoặc tirozin với các nhóm – COOH của glutamic hoặc của aspactic Nhiệt độ càng thấp thì liên kết hydro càng được tăng cường và củng cố vì càng có điều kiện để tạo ra nhiều cầu hydro Liên kết hydro là liên kết yếu, tạo ra một độ linh động nào đó giữa các phân tử đối với nhau, do đó làm cho gel có một độ dẻo nhất định Các mắt lưới trong gel gelatin chủ yếu là do các liên kết hydro Khi gia nhiệt các liên kết hydro bị đứt và gel sẽ nóng chảy ra Khi để nguội liên kết tái hợp và gel lại hình thành

Tham gia tạo ra các nút lưới trong gelcũng có thể do các liên kết tĩnh điện, liên kết cầu nối giữa các nhóm tĩnh điện ngược dấu hoặc do liên kết giữa các nhóm tĩnh điện cùng dấu qua các ion đa hoá trị như ion canxi chẳng hạn Các mắt lưới còn có thể do các liên kết đisulfua taon nên Trong trường hợp này sẽ tạo cho gel có tính bất thuận nghịch bởi nhiệt, rất chắc và bền Một số protein có bản chất khác nhau có thể tạo gel khi được đun nóng đồng thời (sự đồng tạo gel)

Các protein cũng có thể tạo gel bằng cách cho tương tác với các chất đồng tạo gel như các polysacarit, làm thành cầu nối giữa các hạt do đó gel tạo ra có độ cứng và độ đàn hồi cao hơn Cũng có thể them các chất alginate hay pectinat tích điện âm vào gelatin tích điện dương để tạo ra tương tác ion không đặc hiệu giữa các chuỗi peptit do đó sẽ tao cho gel có nhiệt độ nóng chảy cao (80oC)

Trang 6

Người ta cũng thường thêm caraghenat polysulfat (tích điện âm) vào sữa (pH của sữa) để tạo ra ion tương tác đặc hiệu với vùng tích điện dương casein K Vì thế mà các mixen casein có thể được chứa trong các gel caraghenat

Khối gel mới tạo thành còn chứa một lượng lớn nước ở phía trong Nhiều gel có thể chứa tới 98% nước Ngoài lớp nước hydrat hoá liên kết chặt chẽ với các nhóm có cực của chuỗi protein, còn co nước ở dạng dng môi tự do Người ta nhận thấy, mặc dù nước bị nhốt này có tính chất giống như nước của một dung dịch muối loãngđược giữ bằng lực vật lý, vẫn không thể bị đầy ra một cách dễ dàng Có thể là khi tạo gel đã tạo ra một cái bẫy để nhốt nước Hoặc cũng có thể các lỗ của mạng lưới protein giữ được nước dạng mao quản

Khi đi từ dung dịch nước protein, các giai đoạn đầu của quá trình tạo gel bằng nhiệt có thể như sau (phương trình (II.1)):

1/ Phân li thuận nghịch cấu trúc bậc bốn thành các dưới đơn vị hoặc monomer;

2/ Biến tính không thuận nghịch các cấu trúc bậc hai và ba (sự giãn mạch vẫn còn là từng phần):

(PN)n  nPN  nPD (II.1)

Trong đó PN – protein tự nhiên; PD – Protein đã bị biến tính; n - số đã biết Người ta thấy, trạng thái gel cuối cùng tương ứng với các tập hợp protein từng phần bị biến tính (PD)x , (x  n) nên có thể là phương trình (II.2) hoặc (II.3):

xPN (PN)x (PD)x

đun nóng đun nóng

xPN xPD đun nóng (PD)x

Trang 7

đun nóng hoặc làm lạnh

Phần đầu của phương trình (II.2) là phản ứng kết tụ, phần thứ hai của phương trình (II.2) là phản ứng đông tụ khô Trong điều kiện thuận lợi cho biến tính hơn là cho tập hợp (protein mang điện tích lứn ở pH thấp hoặc cao, lực ion rất yếu, có mặt số ion, có mặt các tác nhân phân ly như: ure, guanidin, các chất tẩy rửa) thì sự đun nóng sẽ làm xảy ra phản ứng theo phương trình (II.3)

Giai đoạn tập hợp càng chậm so với giai đoạn biến tính thì càng có điều kiện để các mạch polypeptit đã được giãn mạch ra từng phần, sẽ có trật tự, đồng đều, trơn, trương mạnh, rất đàn hồi và trong suốt; gel bền, không bị co tách dịch Ngược lại các gel được tạo thành từ các tiểu phần protein có tập hợp thô sẽ đục, ít đàn hồi và đặc biệt không bền (gel bị co và dễ chảy dịch)

Sự giãn mạch các phân tử protein sẽ làm xuất hiện các nhóm phản ứng nhất là các nhóm kỵ nước (ưa béo) của protein hình cầu Do đó các tương tác kỵ nước giữa protein – protein sẽ thuận lợi và là nguyên nhân chính của việc tạo tập hợp liên tục Các protein có khối lượng phân tử cao và có tỷ lệ phần trăm axit amin kỵ nước cao sẽ tạo gel có mạng lưới chắc Khi ở nhiệt

độ cao các tương tác ưa béo sẽ thuận lợi trong khi đó sự hình thành các liên kết hydro lại dễ dàng khi làm lạnh Sự gia nhiệt cũng có thể làm phơi bày các nhóm – SH ở bên trong, do đó xúc tiến việc hình thành hoặc trao đổi các cầu đisulfua Khi có mặt nhiều nhóm – SH và –S-S - sẽ tăng cường hệ thống mạng giữa các phân tử và gel tạo ra bền với nhiệt Các cầu canxi lam cho gel

có độ cứng và độ bền tốt hơn

Vùng pH thuận lợi cho sự tạo gel sẽ được mở rộng cùng với sự tăng nồng

độ protein Vì khi ở nồng độ protein cao thì các liên kết ưa béo và liên kết đisulfua có điều kiện để tạo thành sẽ bù trừ lại các lực đẩy tĩnh điện cảm ứng vốn do protein tích điện cao sinh ra

Trang 8

Ở điểm đẳng điện do vắng mặt các lực đẩy nên gel tạo ta kém phồng, ngậm ít nước và cứng Các protein có tỷ lệ axit amin ưa béo cao (trên 31,5%

số phân tử) như hemoglobin, ovalbumin, sẽ có vùng pH tạo gel thay đổi phụ thuộc vào nồng độ protein Trái lại các protein có phần trăm các axit amin

ưa béo thấp (22÷31%) như  - globulin, serumalbumin, gelatin và protein của đậu tương… thì lại không thay đổi pH tạo gel khi nồng độ protein thay đổi

4.Tính chất tạo gel của một số potein thực phẩm

Protein của cơ vân Khả năng tạo gel bởi nhiệt của các protein miofibril (tơ cơ) ở thịt và cá là cơ sở kết cấu của nhiều sản phẩm thực phẩm Do tạo ra mạng lưới gel nên các protein này là tác nhân gắn kết trong thịt “tái tạo”, trong các loại giò, hoặc là tác nhân làm bền nhũ tương trong xúc xích, hoặc

là tác nhân làm mịn và đàn hồi trong kamaboko Tính chất lưu biến đặc trưng của các sản phẩm có tính cao cấp này phụ thuộc vào bản chất và độ tươi của nguồn protein (protein khi đưa chế biến phải không bị biến tính bởi nhiệt, bởi lạnh, và không bị proteolizơ), sự có mặt của muối trung tính và điều kiện gia nhiệt để tạo gel

Protein của sữa Khả năng đông tụ của các mixen casein được sử dụng trong chế biến các loại phomat và các sản phẩm khác từ sữa Sự đông tụ thường được khởi đầu bằng tác dụng proteolitic của chimozin trên casein K nhưng nhất thiết phải có ion của canxi và có một nhiệt độ cao hơn 15oC Axit hoá sữa ở pH đẳng nhiệt của casein cũng làm cho sữa đông tụ Khi

pH > 6 các mixen casein (và các caseinat) rất bền với nhiệt, nhất là khi được gia nhiệt ở chính trong sữa thì phải tới 20 đến 60 ph ở nhiệt độ 140oC mới làm chúng đông tụ được

Trang 9

Protein của trứng Các protein của lòng trắng trứng được coi là tác nhân tạo gel hoặc tác nhân gắn kết tốt nhất Conalbumin và ovalbumin (pI = 4,6)

bị biến tính ở 57÷65oC và 72÷84oC, khi nồng độ protein trên 5% có thể tạo gel trong một khoảng pH rất rộng (từ 3 đến 11)

5 Khả năng tạo gel của polysaccarit

Khi để nguội hồ tinh bột thì các phân tử sẽ tương tác với nhau và sắp xếp lại một cách có trật tự để tạo thành gel tinh bột có cấu trúc mạng ba chiều

Để tạo được gel thì dung dịch tinh bột phải có nồng độ đậm đặc vừa phải, phải được hồ hoá để chuyển tinh bột thành trạng thái hoà tan và sau đó được

để nguội ở trạng thái yên tĩnh Khác với gel protein, trong gel tinh bột chỉ có duy nhất các liên kết hydro tham gia Liên kết hydro có thể nối trực tiếp các mạch polyglucozit lại với nhau hoặc gián tiếp qua cầu phân tử nước

Vì tinh bột chứa cả amilopectin và amiloza nên trong gel tinh bột có vùng kết tinh và vùng vô định hình Tham gia vào vùng kết tinh có các phân tử amiloza và các đoản mạch amilopectin kết dính với nhau Cấu trúc nhiều nhánh mà chủ yếu là các nhánh bên của phân tử amilopectin sẽ cản trở sự dàn phẳng và sự kết tinh Vùng kết tinh vừa nằm trong các hạt đã trương vừa nằm trong dung dịch nước giữa các hạt sẽ tạo ra độ bền và độ đàn tính của gel Phần của đại phân tử Am và AP nối vào mixen kết tinh nhưng nằm trong phần vô định hình ở giữa các mixen sẽ tạo cho gel một áp suất nhất định không bị phá huỷ và trong một chừng mực đáng kể áp suất này do số lượng tương đối của các phân tử trong phần vô định hình quyết định

Các tinh bột vừa chứa Am và AP nên có khuynh hướng tạo gel như nhau khi ở nồng độ tương đối thấp Chỉ có tinh bột khoai tây là khả năng này kém hơn, có thể là do hàm lượng Am của nó cao hơn nhưng trước hết là do độ

Trang 10

dài bất thường và mức độ phân nhánh yếu của Am sẽ cản trở sự uốn thẳng

để tạo ra cấu trúc mixen Các tinh bột giàu amilopectin như tinh bột ngô nếp,

có độ phân nhánh cao thường cản trở sự tạo gel khi ở nồng độ thấp nhưng khi ở nồng độ cao (khoảng 30%) thì cũng tạo được gel

Tinh bột cũng có thể đồng tạo gel với protein Nhờ tương tác này mà khả năng giữ nước, độ cứng và độ đàn hồi của gel protein được tốt hơn

Gel từ tinh bột giàu Am thường cứng và đàn hối kém

6 Gel hỗn hợp

Một hỗn hợp hai cao phân tử (tạo gel được hoặc không tạo gel được) trong một số trường hợp có thể tạo nên hiện tượng hiệp trịư (synergy) dẫn đến những tính chất lưu biến khác nhau, đôi khi dẫn đến sưn tạo gel Trong khi đó mỗi hợp phần khi một minh riêng rẽ thì không có khả năng tạo gel Các tương tác này thường đưa đến những cấu trúc mới hoắc đưa đến những sự thay thế rất kinh tế

Có 3 kiểu mạng lưới có thể được tạo ra:

 mạng lưới tạo ra do sự thâm nhập lẫn nhau của các mạng lưới riêng của mỗi poly saccarid

 mạng lưới tạo ra do sự tương kị (incompatibility) lẫn nhau với sự tách riêng pha và sự tạo gel riêng cho mỗi poly saccarid

 mạng lưới tạo ra do sự tạo các vùng nối kết hợp

Chẳng hạn, sự tồn tại các tương tác giữa caraghenan và caroube đã được ứng dụng trong công nghiệp Các gel thu được có những tính chất lưu biến đã bị thay đổi do sự có mặt của caroube Cũng có thể thu được 1 gel với

Trang 11

hỗn hợp caraghenan kappa và galactomanan khi ở một nồng độ caraghenan thấp hơn nồng độ mà nó tạo gel một mình

Gômxanhthan và caroube khi đứng một mình thì không tạo gel mà chỉ

có tính chất làm dày Nhưng 1 hỗn hợp của 2 polyme này khi gia nhiệt và làm lạnh sẽ tạo ra gel rất đàn hồi

Các tương tác alginat – pectin, caraghenan – protein của sữa là những

ví dụ về tính hiệp trợ của các polyme

7 Gel đặc biệt

Gel sẽ trở nên phức tạp hơn khi cùng “nhốt” vào đó các tiểu phần khác nhau: các bọt khí, các giọt chất béo hoặc đường Khi đưa vào các tiểu phần sẽ làm biến đổi các tính chất lưu biến của gel Việc tăng cường các khuôn này có thể là dương tính hay âm tính (ví dụ: cấu trúc có khí xốp của các bánh ga-tô) Các tính chất lưu biến của các gel này thường phụ thuộc vào các tính chất của gel cấu thành khuôn, tính chất hình dạng, tính chất biến dạng và phần thể tích của các tiếu phần cũng như các mối quan hệ lẫn nhau của các khuôn – tiểu phần Gel tinh bột là một gel thuộc kiểu này

Ngày đăng: 24/04/2013, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w