Trong cơ chế thị truờng, trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, cạnh tranh là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế và xã hội
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .4 Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC .5 I. Đấu thầu 5 1. Khái niệm về đấu thầu 5 2. Một số thuật ngữ dùng trong đấu thầu: 5 3. Vai trò của đấu thầu .7 3.1 Đối với chủ đầu tư: 7 3.2 Đối với các nhà thầu 7 3.3 Đối với Nhà nước: .8 4. Trình tự của hoạt động đấu thầu .8 4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu .8 4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu 8 4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu 9 4.1.3 Mời thầu 9 4.2 Giai đoạn nhận đơn thầu .9 4.3 Giai đoạn mở thầu và đánh giá .9 4.3.1 Mở thầu 9 4.3.2 Đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu .9 4.3.3 Trình duyệt kết quả đấu thầu .11 4.3.4 Thông báo kết quả trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng .12 4.3.5 Ký kết hợp đồng 12 5. Hình thức lựa chọn nhà thầu .12 5.1 Đấu thầu rộng rãi: .15 5.2 Đấu thầu hạn chế: .15 5.3 Chỉ định thầu: 16 6. Các phương thức đấu thầu: 16 7. Các nguyên tắc đấu thầu: .17 Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A II. Tổng thầu EPC: 18 1. Một số khái niệm .18 2. Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu .18 2.1 Đối với chủ đầu tư: 18 2.2 Đối với Tổng thầu EPC: 18 2.2.1 Thiết kế ( E ) 18 2.2.2 Mua sắm ( P ) 19 2.2.3 Thi công ( C ) .19 3. Ưu điểm của hình thức Tổng thầu EPC so với các hình thức đấu thầu thông thường .20 3.1 Đối với chủ đầu tư: 20 3.2 Đối với tổng thầu EPC 21 Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI 23 I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI .23 1. Quá trình hình thành và phát triển .23 2. Ngành nghề kinh doanh: 24 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 25 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty 25 3.2 Đặc điểm chức năng các phòng ban 25 II. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công ty PIDI 28 1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay .28 1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung .28 1.2. Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam. 31 2. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua 35 2.1 Một số dự án áp dụng hình thức Tổng thầu .35 Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A 2.2 Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thầu .39 2.2.1 Kết quả đạt được .39 2.2.2 Những hạn chế .40 2.3. Nguyên nhân .41 2.3.1 Hợp đồng và việc ký kết hợp đồng 41 2.3.2 Nguồn nhân lực .41 2.3.3 Tài chính 42 2.3.4 Kỹ thuật .42 Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại công ty PIDI .44 I. Giải pháp vĩ mô: .44 1. Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban ngành với nhau 44 2. Nhà nước cần hoàn chỉnh Quy chế đấu thầu 44 3. Giải pháp về nâng cao chất lượng công trình .45 II. Giải pháp vi mô 48 1. Các quy định về hợp đồng EPC và việc ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC 49 2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 50 3. Nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại công ty .53 4. Đầu tư và đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị 57 5. Quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công cũng như sau khi hoàn thành 61 KẾT LUẬN .62 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 1 . 64 PHỤ LỤC 2 . 65 Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị truờng, trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, cạnh tranh là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế và xã hội. Trong đó thì hoạt động đấu thầu cũng không kém phần quyết liệt, các nhà thầu cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài ngay trên đất nước của mình. Với hình thức Tổng thầu EPC – một hình thức còn rất mới mẻ thì sự cạnh tranh để dành được những dự án/gói thầu lại là một điều rất khó bởi vì những đòi hỏi về kỹ năng, về kinh nghiệm trong các cuộc đấu thầu đã làm giảm khả năng thắng thầu của các nhà thầu trong nước. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI với trên mười năm kinh nghiệm tham gia đấu thầu, thực hiện gói thầu và trong những năm gần đây công ty đã thực hiện các dự án theo hình thức Tổng thầu EPC đạt được những kết quả khả quan. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, do đó trong thời gian thực tập tại công ty em đã nghiên cứu đề tài : “Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI”. Nội dung bài gồm 3 phần: Chưong I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC. Chuơng II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua ở Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC ở công ty PIDI. Bài viết chỉ là một sự nghiên cứu sơ lược do thời gian thực tập có hạn nhưng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Thị Anh Vân và cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, các anh, các chị tại công ty và đã giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC I. Đấu thầu. 1. Khái niệm về đấu thầu. Theo luật đấu thầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì: - Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu. - Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước. - Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. 2. Một số thuật ngữ dùng trong đấu thầu: Theo luật đấu thầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì: - Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. - Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. - Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ. - Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn ( sau đây được gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu ). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu gọi là nhà thầu liên doanh. Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A - Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. - Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. - Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch. - Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án, gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên. - Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu, là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. - Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. - Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành. - Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu, trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá. - Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. - Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. - Tổng mức đầu tư là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán công trình bao gồm những khoản chi phí có liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây lắp, Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng. - Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết bảo đảm đúng chế độ kế toán của Nhà nước và được kiểm toán khi có yêu cầu của người có thẩm quyên quyết định đầu tư. 3. Vai trò của đấu thầu. Đấu thầu là một phương thức kinh doanh có hiệu quả rất cao. Trong nền kinh tế thị trường nó càng tỏ rõ ưu thế của mình. Vai trò của nó thể hiện bằng những lợi ích không chỉ với chủ đầu tư mà còn với nhà thầu và Nhà nước. 3.1 Đối với chủ đầu tư: Đấu thầu giúp họ tiết kiệm được vốn đầu tư, đảm bảo được đúng tiến độ và chất lượng công trình vì trong đấu thầu diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu nên chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu nào có giá thấp nhưng có năng lực và kinh nghiệm. Đấu thầu giúp chủ đầu tư nắm được quyền chủ động hoàn toàn vì chỉ khi đã có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng về tất cả mọi mặt trước khi đầu tư thì chủ đầu tư mới mời thầu và tiến hành đấu thầu thi công công trình. Để đánh giá được đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư phải có một trình độ nhất định. Việc quản lý một dự án cũng đòi hỏi các cán bộ phải tự nâng cao trình độ của mình về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu thực tế. Kết quả là nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của chủ đầu tư. 3.2 Đối với các nhà thầu. Trước hết cơ chế đấu thầu sẽ phát huy được tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham gia dự thầu, tích cực tìm kiếm thông tin về các công trình đang mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tự tìm cách tăng cường uy tín của mình . Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A Việc tham dự đấu thầu, trúng thầu và thực hiện các dự án theo hợp đồng làm cho nhà thầu phải tập trung đồng vốn của mình vào một trọng điểm đầu tư giúp nhà thầu nâng cao được năng lực kỹ thuật, công nghệ của mình theo yêu cầu của công trình. Ngay từ quá trình đấu thầu, nhà thầu phải đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật công nghệ, năng lực do đó nhà thầu cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt. Việc tham gia đấu thầu và quản lý một dự án rất phức tạp, công việc trong thực tế sẽ giúp nhà thầu hoàn thiện được các mặt tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công ty. 3.3 Đối với Nhà nước: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung ( vốn từ ngân sách Nhà nước). Đấu thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu trên các mặt như tài chính, kỹ thuật, lao động .nên nó thúc đẩy các công ty tìm cách tăng cường hiệu quả và trình độ. Mặt khác chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu nào cung cấp sản phẩm dịch vụ với giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng do đó hiệu quả sử dụng đồng vốn từ ngân sách Nhà nước là cao nhất. Đấu thầu góp phần đổi mới hành chính Nhà nước. Trước kia trong xây dựng cũng như trong các ngành kinh tế khác, Nhà nước quản lý toàn bộ từ việc ra quyết định xây dựng công trình nào, vốn bao nhiêu, giải pháp kỹ thuật như thế nào, thời gian bao lâu, ai thi công, vật tư thiết bị lấy ở đâu . thì nay với cơ chế đấu thầu Nhà nước chỉ quản lý sản phẩm cuối cùng là công trình hoàn chỉnh với chất lượng đảm bảo. Trách nhiệm của Nhà nước bây giờ chủ yếu là nghiên cứu ban hành các văn bản, chính sách tiêu chuẩn về xây dựng đồng thời theo dõi giám sát và kiểm tra. 4. Trình tự của hoạt động đấu thầu. 4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. 4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu. - Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A - Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm: lập hồ sơ mời sơ tuyển, thông báo mời sơ tuyển, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển, thông báo kết quả sơ tuyển. 4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm hai nội dung: - Yêu cầu về mặt kỹ thuật - Yêu cầu về mặt tài chính. 4.1.3 Mời thầu. Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau: - Thông báo mời thầu đối với gói thầu rộng rãi. - Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển. 4.2 Giai đoạn nhận đơn thầu. - Phát hành hồ sơ mời thầu - Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu. 4.3 Giai đoạn mở thầu và đánh giá. 4.3.1 Mở thầu. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu. 4.3.2 Đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu. a) Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu. - Tính hợp lệ của đơn dự thầu: Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. - Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh: Trong thỏa thuận của liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu ( nếu có ). - Có một trong các giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, quyết đinh thành lập, giấy đăng ký hoạt động hợp pháp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp. - Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật. - Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu: Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu bao gồm đánh giá về kinh nghiệm, năng lực và đánh giá về mặt kỹ thuật của nhà thầu: - Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: • Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam và nước ngoài, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. • Năng lực nhân lực: số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật thực hiện gói thầu. • Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu lợi nhuận ( trong ba năm gần nhất ); giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang . - Đánh giá về mặt kỹ thuật: • Đặc tính thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị, mức độ đáp ứng của thiết bị thi công. • Bảo đảm điều kiện an toàn và vệ sinh môi trường. • Các biện pháp đảm bảo chất lượng. • Tiến độ thi công. Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A [...]... án/gói thầu và dựa trên các yêu cầu về công nghệ, thương mại và giá cả của các nhà thầu mà lựa chọn Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI I Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI 1 Quá trình hình thành và phát triển. .. thành Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng ( PIDI ) - Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng vào tháng 1/2009 2 Ngành nghề kinh doanh: - Thiết kế thi công các công trình điện, đường dây cao thế, trạm biến thế, các công trình viễn thông nội bộ; Cung cấp dịch vụ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các công trình điện hạ tầng; ... ngày 12/07/1997 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Phát triển Công nghệ và Du lịch trực thuộc Tổng Công ty Phát triển Công nghệ và Du lịch - Theo Quyết định số 74/TCT-TCQĐ ngày 28/06/1999 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Công nghệ và Du lịch thì Trung tâm Phát triển Điện lực và Viễn thông được đổi tên thành Công ty Phát triển Điện lực và Viễn thông - Công ty Phát triển Điện lực và Viễn thông ( TED... EPC Trong thời gian tổng thầu EPC thực hiện công việc, chủ đầu tư sẽ thuê tư vấn giám sát tiến hành công việc giám sát tổng thầu EPC từ khâu thiết kế cho đến khi công trình hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư vận hành trong tư ng lai 2.2 Đối với Tổng thầu EPC: 2.2.1 Thiết kế ( E ) Căn cứ vào thiết kế FEED và hồ sơ mời thầu ITB, tổng thầu EPC sẽ triển khai các công việc thiết kế kỹ thuật và thiết kế... nghiệm-đo lường CTy CP ĐT và XD PIDI CTy CP Tvấn XD điện PIDI CTy CP Xlắp điện PIDI CTy CP tư và XD hạ tầng PIDI Chi nhánh TP HCM Sơ đồ tổ chức công ty Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A II Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công ty PIDI 1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay 1.1 Thực trạng nền kinh tế nói chung a) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986- 2008 Năm 1986,... bị vật tư và xây lắp - Nhà thầu EPC: là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC - Gói thầu EPC: là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị vật tư và xây lắp 2 Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu 2.1 Đối với chủ đầu tư: Để có công trình nhà máy, chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện công viêc tính toán thiết kế sơ bộ công nghệ, công suất,... dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) ; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc. .. và mối quan hệ với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng bao gồm tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính và thầu phụ Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng thầu xây dựng bao gồm: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây... thuộc vào quy mô dự án và do nhà thầu chính quyết định Do đó Tổng thầu xây dựng sẽ có trách nhiệm với các phương tiện và biện pháp thi công được sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, có trách nhiệm cung cấp toàn bộ vật liệu, nhân công và mọi dịch vụ cần thiết Sơ đồ mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các nhà thầu trong đấu thầu Chủ đầu tư Chủ đầu tư Tư vấn, thiết kế Cơ quan tư vấn... án Tổng thầu Nhà thầu 1 Nhà thầu 2 (Đấu thầu thông thường) Nhà thầu 3 Các nhà thầu phụ ( Mô hình EPC) 3.1 Đối với chủ đầu tư: Với mục đích đầu tư tiền mua công trình nhà máy, cái mà họ cần là nhà máy có công suất, công nghệ và thời hạn bàn giao công trình đúng theo yêu cầu đã được nêu trong thiết kế FEED Với hình thức này họ chỉ cần thuê bộ phận tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát giúp họ giám sát tổng