1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG

132 993 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL. Tính giá NVL là việc dùng tiền đề để biểu hiện giá trị của chúng.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 6

DANH MỤC VIẾT TẮT 10

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu 3

1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu 3

1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 3

1.1.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp 4

1.1.4 Nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 4

1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu 5

1.2.1 Phân loại nguyên liệu, vật liệu 5

1.2.2 Phân loại theo nguồn nhập nguyên vật liệu 5

1.2.3 Sổ danh điểm nguyên vật liệu 6

1.3 Tính giá nguyên vật liệu 6

1.3.1 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu 6

1.3.1.1 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu nhập kho 7

1.3.1.2 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu xuất kho 7

1.3.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 7

1.3.3 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho 9

1.4 Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu 13

1.4.1 Thủ tục nhập kho 13

1.4.2 Thủ tục xuất kho 14

1.5 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 14

1.5.1 Tổ chức hạch toán ban đầu 14

1.5.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 15

Trang 2

1.5.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song 16

1.5.2.2 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển 17

1.5.2.3 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư 18

1.6 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 19

1.6.1 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) 19

1.6.1.1 Khái niệm 19

1.6.1.2 Đặc điểm và tài khoản sử dụng 19

1.6.1.3 Hạch toán tổng hợp tăng giảm NVL theo phương pháp KKTX 20

1.6.2 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 21

1.6.2.1 Khái niệm 21

1.6.2.2 Đặc điểm và tài khoản sử dụng 22

1.6.2.3 Phương pháp hạch toán 22

1.6.3 Hạch toán kiểm kê kho nguyên vật liệu 23

1.6.4 Dự phòng giảm giá nguyên vât liệu tồn kho 24

1.7 Hệ thống sổ kế toán 25

1.7.1 Các hình thức sổ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay 25

1.7.2 Tổ chức sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (CTGS) 25

1.8 Kế toán nguyên vật liệu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước trên thế giới 27

1.8.1 Kế toán nguyên vật liệu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế 27

1.8.1.1 Chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho (VAS 02) 27

1.8.1.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02) 28

1.8.2 So sánh giữa IAS 02 và VAS 02 29

1.8.2.1 Những điểm tương đồng 29

1.8.2.2 Những điểm khác biệt cơ bản 30

Trang 3

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM

MINH DƯƠNG 31

2.1 Khái quát chung về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 31

2.1.2 Chức năng, nhiệm kỳ sản xuất kinh doanh 33

2.1.2.1 Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh 33

2.1.2.2.Thị trường tiêu thụ của CTCP Thực Phẩm Minh Dương 34

2.1.2.3 Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm 36

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị thành viên 37

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong một số năm gần đây 39

2.1.5 Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương 40

2.1.5.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương 40

2.1.5.2 Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương 43

2.1.5.3 Đăc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 44

2.1.5.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản 45

2.1.5.5 Đặc điểm vận dụng sổ kế toán .45

2.1.5.6 Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính 47

2.2 Đặc điểm nguyên liệu vật liệu tại công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương 48

2.2.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Thực phẩm Minh Dương 48

2.2.1.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu 48

2.2.1.2 Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Thực Phẩm Minh Dương 49

Trang 4

2.2.2 Tính giá nguyên vật liệu tại công ty 52

2.2.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 52

2.2.2.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho 53

2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Minh Dương 55

2.3.1 Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ có liên quan 55

2.3.1.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho 55

2.3.1.2 Đối với nguyên vật liệu xuất kho 65

2.3.2 Kế toán chi tiết phần hành nguyên vật liệu tại công ty 70

2.3.2.1 Hạch toán tại kho 71

2.2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán 74

2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty 80

2.4.1 Tài khoản sử dụng 80

2.4.2 Kế toán thu mua, nhập kho nguyên vật liệu 83

2.4.3 Kế toán xuất kho nguyên vật liệu 85

2.4.4 Kế toán kiểm kê đánh giá lại nguyên vật liệu 89

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG 94

3.1 Một số nhận xét đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương 94

3.1.1 Ưu điểm 94

3.1.1.1 Về việc ghi chép ban đầu 95

3.1.1.2 Về tổ chức quản lý nguyên vật liệu 95

3.1.1.3 Về đánh giá nguyên vật liệu 96

3.1.1.4 Về hệ thống chứng từ kế toán 97

3.1.1.5 Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty 97

3.1.1.6 Về các trường hợp khác 97

3.1.2 Những tồn tại 98

3.1.2.1 Về tổ chức quản lý bảo quản nguyên vật liệu 98

3.1.2.2 Về hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty 98

Trang 5

3.1.2.3 Về việc sử dụng các tài khoản liên quan 99

3.1.2.4 Về hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán NVL 99

3.1.2.5 Về đánh giá nguyên vật liệu 100

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương .100

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương .100

3.2.2 Các yêu cầu nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu 101

3.2.3 Một số kiền nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương 102

3.2.3.1 Về việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty 102

3.2.3.2 Về việc tổ chức bảo quản nguyên vật liệu 103

3.2.3.3 Về tài khoản kế toán sử dụng 104

3.2.3.4 Về đánh giá nguyên vật liệu 106

3.2.3.5 Về hệ thống sổ kế toán sử dụng trong công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Minh Dương 107

3.3 Điều kiện thực hiện các biện pháp hoàn thiện 111

3.3.1 Đánh giá hiệu quả các giải pháp đưa ra 111

3.3.2 Điều kiện thực hiện giải pháp 112

3.3.2.1 Về phía nhà nước 112

3.3.2.2 Về phía công ty 113

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 10

CNV Công nhân viên

GTGT Giá trị gia tăng

NT-XT Nhập trước – xuất trước

NS -XT Nhập sau – xuất trước

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt với sự tham gia vào tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các công ty trong nước càng phải tự hoàn thiện mình để có thể cạnh tranh trên thị trường Đặc biệt, sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới, kinh tế trong nước bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng Vấn đề sống – còn đặt ra với các doanh nghiệp (DN) Vì thế, DN muốn tồn tại và phát triển DN cần biêt cách khai thác lợi thế, điều tiết hoạt động theo đúng tính chất cung – cầu trên thị trường tức là phải hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng thay đổi như thế nào? Như vậy sự phát triển của một DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố Trong đó, tiết kiệm chi phí tới mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết,

cơ bản và lâu dài của mỗi một DN

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm Trong toàn bộ chi phí sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu (NVL) chiếm tỉ trọng rất lớn Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và đồng thời nó là thành phần cơ bản cấu thành nên thực thể của sản phẩm Với an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu, tổ chức quản lí và hạch toán NVL tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lí và các phần hành kế toán trong các DN Trên cơ sở đó DN mới xây dựng được định mức thu mua, dự trữ và sử dụng NVL một cách hợp lý nhất, góp phần tiết kiệm NVL, tránh lãng phí, thất thoát Từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ kiểm soát chi phí đến nâng cao chất lượng của sản phẩm Hoàn thiện công tác hạch toán NVL là vấn đề có tính chiến lược đòi hỏi mỗi DN phải có cơ sở pháp lý, nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của DN mình, kịp thời ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toán NVL trong các DN sản xuất nên trong thời gian thực tập tại CTCP Thực Phẩm Minh

Dương, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương ” làm đề tài luận văn tốt ”

nghiệp của mình

Trang 12

Dưới sự hưỡng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của chú kế toán trưởng, các cô, chú anh chị trong phòng Tài Chính – Kế Toán của công ty, dưới sự hưỡng dẫn của cô giáo PGS.TS Nguyễn Minh Phương cộng với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với ba phần chính:

Phần I: Lý luận chung về kế toán nguyên liệu, vật liệu tại doanh nghiệp.

Phần II: Thực trạng kế toán nguyên liệu, vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dưong.

Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.

Do những hạn chế nhất định về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, thời gian thực tập tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương không có nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn cùng mối quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn

Để hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể thầy cô giáo nói chung và cô giáo PGS.TS Nguyễn Minh Phương đã tận tình hướng dẫn và cho em những ý kiến quý báu

Em cũng chân thành cảm ơn bác Kế toán trưởng, cùng các anh chị phòng TC – KT cũng như ban lãnh đạo công ty CPTP Minh Dương đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và làm luận văn

Trang 13

PHẦN I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,VẬT

LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu.

1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu.

Ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, kinh doanh là lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động NVL trong doanh nghiệp sản xuất là những đối

tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật chất hóa NVL là một dạng tài sản vật chất thuộc loại hàng tồn kho Nó cũng là một dạng tài sản lưu động, là một đối

tượng lao động giữ vai trò có thể chính hoặc phụ trong hoạt động sản xuất 1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu.

Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như: bột, enzim… trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, vải, chỉ …trong doanh nghiệp may mặc…

Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất nhất định Dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu tao ra thực thể sản phẩm mới trong doanh nghiệp sản xuất vật chất

Do khối lượng NVL sử dụng, định mức NVL tiêu dùng là cơ sở để tạo ra khối lượng sản phẩm sản xuất tương ứng

Giá trị của NVL tiêu dùng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí hoạt động trong kỳ báo cáo tùy theo mục đích sử dụng NVL

Giá trị NVL sử dụng để tạo thành chi phí NVL có thể được ghi giảm trên cơ

sở thu hồi phế liệu, vật liệu thừa có ích và các khoản bồi thường khác gắn với việc bồi thường sử dụng NVL

Trang 14

1.1.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp.

NVL là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp Giá tri NVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.Vì vậy quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiêt kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán NVL trước hết doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thông danh điểm và đánh giá số danh điểm cho NVL Hệ thống danh điểm và số danh điểm phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của NVL

Để quá trình sản xuất, kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh nghiệp phải dự trữ NVL ở một mức hợp lí Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít loại NVL nào đó Định mức tồn kho của NVL còn là cơ

sở để xây dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

Để bảo quản tốt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao mất mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi đủ tiêu chuẩn kĩ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho, tránh việc bố trí kiêm nghiệm chức năng thủ kho với kế toán vật tư

1.1.4 Nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

Để cung cấp đầy đủ kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện nhiệm vụ chủ yếu sau:

• Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho

• Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL

• Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh

• Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lí kịp thời, hạn chế mức tối đa thiệt hại có thể xẩy ra

Trang 15

1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu.

1.2.1 Phân loại nguyên liệu, vật liệu

Phân loại NVL theo vai trò và tác dụng NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh:

trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm.Vì vậy khái niệm nguyên vật liệu chính gắn liền với từng doanh sản xuất cụ thể Trong các doanh nghiệp Thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ NVL cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua vào với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo thành phẩm

không cấu thành thực thể chính của sản phẩm Nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đối màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài…tăng thêm chất lượng sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kĩ thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ quá trình lao động

trình sản xuất, kinh doanh.Tạo điều kiên cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường Nhiên liệu có thể tồn tại dưới thể lỏng, rắn hoặc khí

móc thiết bị, phương tiên vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất…

được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kêt cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản

hoặc phế liệu thu hồi

1.2.2 Phân loại theo nguồn nhập nguyên vật liệu

Ngoài cách phân loại phổ biến trên, kế toán có thể tiến hành phân loại NVL dựa trên vai trờ và tác dụng của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh: Đó là

Trang 16

dựa vào nguồn nhập NVL Căn cứ vào nguồn hình thành mà NVL trong doanh nghiệp có thể được chia thành 2 nhóm chính sau:

vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng…

Cách phân loại này có ý nghĩa cơ sở, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và

kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở để xác định vị trí giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho

1.2.3 Sổ danh điểm nguyên vật liệu.

Hạch toán NVL theo cách phân loại nói trên đáp ứng được nhu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với loại NVL Để đảm bảo thuận tiện tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ NVL, trên

cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL.Các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “Sổ danh điểm nguyên vật liệu” Sổ này xác định thông nhất tên gọi, kí mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL

Bảng 1-1

Sổ danh điểm vật liệu

1.3 Tính giá nguyên vật liệu.

1.3.1 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu.

Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL Tính giá NVL là việc dùng tiền đề để biểu hiện giá trị của chúng

Kí hiệu

Trang 17

1.3.1.1 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu nhập kho.

Việc tính giá NVL phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho Theo chuẩn mực này quy định thì hàng tồn kho được tính theo giá giá gốc Theo nguyên tắc thận trọng: Nếu có giá thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được

Giá gốc hàng tồn kho bao gốm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến, các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Như vậy để phù hợp với chuẩn mực kế toán số 02, trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp Việt Nam, NVL được tính theo giá thực tế

Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp

lệ chứng minh các khoản chi phí hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tùy theo nguồn nhập

1.3.1.2 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu xuất kho.

Việc lựa chọn phương án tính giá thực tế NVL xuất kho có thể căn cứ theo nguyên tắc:

Nguyên tắc lựa chọn: việc lựa chọn phương pháp tính giá NVL thực tế xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm từng doanh nghiệp về số danh điểm, số lần nhập xuất NVL, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp…từ đó lựa chọn ra phương pháp tính giá xuất kho phù hợp nhất

Tuy nhiên việc lưa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán: Tức là phải ổn định phương pháp tính giá NVL xuất kho mà doanh nghiệp sử dụng phải đảm bảo nhất quán it nhất trong vòng một niên độ kế toán, nếu có thay đổi thì doanh nghiệp cần phải giải trình rõ trên Báo cáo tài chính liên quan

1.3.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho.

 Đối với NVL mua ngoài nhập kho

Trang 18

-Các khoản giảm giá và CKTM (nếu

có )

+

Chi phí trực tiếp phát sinh trong khâu thu mua

+

Thuế nhập khẩu (nếu

có )

+

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Đối với những doanh nghiệp tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

thì Thuế GTGT không được tính vào giá trị thực tế của NVL

Đối với những doanh nghiệp tinh Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

thi Thuế GTGT được tính vào giá tri thực tế của NVL

 Đối với NVL tự gia công chế biến nhập kho:

Giá thực tế NVL gia công nhập kho trong kì =

Trị giá thực tếNVL xuất gia công chế biến

+ Chi phí chế biến

 Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến:

Giá NVL thuê ngoài gia công chế

biến

=

Trị giá thực tế NVL xuất gia công chế biến

+ Chi phí giao nhận +

Tiền thuê gia công

 Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc cổ phần nhập kho:

 Đối với NVL đươc biếu tặng, tài trợ: Trị giá thực tế của NVL bằng tổng

gia tri hợp lí ban đầu của những NVL tương đương và chi phí có phát sinh liên quan

trực tiếp đến việc tiếp nhận

 Đối vơi NVL được cấp viên trợ: Giá thực tế NVL nhập kho bằng tổng giá

trị ghi trên biên bản giao nhận và chi phí phát sinh liên quan trực tiếp

 Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiêp: giá trị thực tế của phế liệu nhập kho bằng giá trị thực tế hoặc giá bán trên

thi trường

Trang 19

1.3.3 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho.

 Phương pháp tính giá xuất kho theo giá thực tế đích danh:

Theo phương pháp này thì khi xuất kho lô NVL nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó

Giá thực

Số lượng xuất

Trường hợp này thích hợp cho những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho

giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL

quản riêng từng lô nhập kho NVL Như vậy chi phí quản lý NVL khá tốn kém và tốn nhiều công sức

 Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO).

Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dùng trước Vì vậy lượng NVL xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế lần nhập đó

Giá thực

Số lượng xuất

Trường hợp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều như các DN thương mại với hàng hóa có giá trị lớn…

giá vốn của NVL tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu NVL tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn

của NVL tồn kho đã mua vào từ đó rất lâu làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Từ sự biến động của giá hàng tồn kho lớn điều này có thể dẫn tới sự thiếu chính xác của lãi gộp và doanh thu thuần Khi giá

cả tăng lên, phương pháp FIFO dẫn đến lợi nhuận lớn nhất trong 3 phương pháp

Trang 20

FIFO, LIFO và bình quân, và ngược lại Đồng thời, nếu số lượng chủng loại NVL

đa dạng, phát sinh nhập – xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc tăng lên rất nhiều

 Phương pháp nhập sau - xuất trước (NS –XT ):

:Theo phương pháp xuất kho này còn gọi là phương pháp LIFO, NVL được tính giá xuất kho trên cơ sở là giả định là lô NVL nào nhập kho sau sẽ xuất dùng trước.Vì vậy việc tính giá của NVL, xuất kho NVL thuộc lần nhập gần nhất là giá thưc tế của lần nhập đó

Giá thực tế

Số lượng xuất

Trường hợp này thích hợp với doanh nghiệp có số danh điểm NVL nhập kho không nhiều

doanh nghiệp phản ứng kịp thời với sự biến động của giá cả thị trường, làm cho những khoản doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại

tồn kho theo từng loại giá Như vậy tốn rất nhiều công sức, NVL nào đã cứ tồn kho sau cùng rất lãng phí và chất lượng NVL bị giảm sút

Về thông tin kế toán, ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu nhập thuần Vì khi giá cả tăng lên, LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại Trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng làm cho giá trị vật tư xuất dùng tăng và giá trị vật tư tồn kho giảm, giá vốn trong trường hợp này là cao nhất và ngược lại

 Phương pháp giá bình quân

Theo phương pháp này giá thực tế NVL xuất kho được tính theo giá đơn vị bình quân và từ dó xác định giá thực tế của NVL xuất kho như sau:

Trang 21

Trong đó phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền có thể được tính trong 3 trường hợp khác nhau chủ yếu như sau:

• Trường hợp 1 : Phương pháp giá bình quân cả kì dự trữ:

Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân của một đơn vị NVL dựa trên giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ theo công thức:

Số lượng NVL tồn kho

Số lượng NVL nhập kho trong kì

Trường hợp này thích hợp cho những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập xuất mỗi danh điểm là nhiều

- Ưu điểm: Giảm nhẹ viêc hạch toán chi tiêt NVL, không phụ thuộc vào số lần

nhập xuất từng danh điểm

- Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kì hạch toán

nên ảnh hưởng đến tiến độ các khâu kế toán khác, tiến hành tính toán giá theo từng danh điểm mất khá nhiều thời gian

• Trường hợp 2 : Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập

Theo phương pháp này sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quân của mỗi danh điểm NVL theo công thức:

nhập

+ Giá trị thực tế NVL nhập kho của từng lần nhập

Số lượng NVL tồn kho

Số lượng NVL nhập kho của từng lần nhập

Trường hợp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh diểm NVL, số lần nhập xuất kho mỗi danh điểm NVL là không nhiều

- Ưu điểm: Kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời.

- Nhược điểm: Khối lượng công việc tính toán nhiều, phải tiến hành tính giá

theo từng danh điểm

• Trường hợp 3 : Phương pháp giá bình quân cuối kì trước

Trang 22

Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế

và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước theo công thức:

Đơn giá thực tế

NVL xuất kho

cuối kỳ trước

Số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước

- Ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán.

- Nhược điểm: Độ chính xác không cao,phụ thuộc vào tình hình biến động lớn

thì việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chinh xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm)

 Phương pháp trị giá hàng tồn kho cuối kì:

Với những doanh nghiệp áp dụng phương pháp này vận dụng theo công thức sau:

-Giá thực tế NVL tồn kho cuôi kì

Trường hợp này thích hợp với doanh Nghiệp có nhiều chủng loại NVL với mẫu mã khác nhau, giá trị thấp lại được xuất dùng thường xuyên thì không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho

- Ưu điểm: Đơn giản,dễ tính.

- Nhược điểm: độ chính xác chỉ là tương đối.

 Phương pháp giá hạch toán

Trường hợp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL, giá cả thi trường thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiêu công sức và nhiều khi không thực hiện được Đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao Khi

đó kế toán sử dụng giá hạch toán để tính giá trị NVL xuất hàng ngày, sau đó cuối

kỳ điều chỉnh theo giá thực tế nhờ hệ số giá

Trong kỳ:

Trang 23

Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá hạch toán

Cuối kỳ:

NVL tồn kho đầu kì

- Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất NVL hàng

ngày Kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp NVL trong công tác tính giá nên tính giá được tiến hành nhanh chóng, không bị phụ thuộc và số lượng danh điểm NVL, số lần nhập xuất của mỗi loại

- Nhược điểm: tính toán phức tạp, đội ngũ kế toán phải có trình độ cao.

1.4 Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu.

1.4.1 Thủ tục nhập kho

Bộ phận cung cấp vật tư căn cứ vào kế hoạch mua hàng và hợp đồng mua hàng

đã kí kết, phiếu báo giá để tiến hành mua hàng Khi mua hàng về đến nơi, nếu cần xét thấy cần thấy có thể lập ban kiểm nghiệm, để kiểm nhận và đánh giá hàng mua

về các mặt: số lượng, khối lượng, chất lượng và quy cách, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm lập “Biên bản kiểm nghiệm” sau đó bộ phận cung ứng hàng lập “Phiếu nhập kho” trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhập hàng và biên bản kiểm nghiệm giao cho người mua làm thủ tục nhập kho Thủ kho sau khi cân, đo, đong đếm sẽ ghi số

Trang 24

lượng thực nhập vào phiếu nhập kho và sử dụng để phản ánh phản ánh số lượng nhập tồn của từng loại hàng, vật tư vào thẻ kho.

Trường hợp phát hiện thừa, thiếu sai quy cách, phẩm chất, thủ kho phải báo ngay cho bộ phận cung ứng biết và cùng người giao lập biên bản Hàng ngày hoặc định kì thủ kho chuyển giao phiếu nhập kho cho kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ

kế toán

1.4.2 Thủ tục xuất kho

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh các bộ phận sử dụng vật tư viết phiếu xin lĩnh vật tư, dựa vào phiếu lĩnh vật tư bộ phận cung cấp vật tư viêt giấy xuất kho trình Giám đốc duyêt Dựa vào phiếu xuất kho, thủ kho xuất NVL và ghi

số thực xuất vào phiếu xuất kho, sau đó ghi số lượng xuất và tồn kho từng thứ tự vật tư vào thẻ kho Hàng ngày hoặc định kì thủ kho chuyển phiếu xuất kho cho kế toán vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất kho để lấy số liệu ghi sổ kế toán

1.5 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

1.5.1 Tổ chức hạch toán ban đầu.

Các chứng từ kế toán được Nhà nước ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ – BTC

ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính, và các quyết định khác bao gồm:

 Chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc

• Phiếu nhập kho

• Phiếu xuất kho

• Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

• Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa

• Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho

• Hóa đơn bán hàng

• Hóa đơn GTGT

Đối với các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, phải lập kip thời đầy đủ, theo đúng quy cách về biểu mẫu, nội dung và phương pháp

Trang 25

lập Doanh nghiệp phải chụi trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 Chứng từ kế toán hướng dẫn

• Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức

• Biên bản kiểm vật tư

• Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì

1.5.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

Như chúng ta đã biết, NVL trong các doanh nghiệp thường có nhiều chủng

loại khác biệt nhau, nên thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất Chính

vì vậy mà hạch toán NVL phải bảo đảm theo dõi tình hình biến động của từng danh điểm NVL Trong thực tế công tác kế toán hiện nay của nước ta, các doanh nghiệp thường áp dụng 3 phương pháp hạch toán chi tiết NVL là:

- Phương pháp ghi thẻ song song

- Phương pháp đối chiếu luân chuyển

- Phương pháp sổ số dư

Mỗi phương pháp hạch toán chi tiết đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy khi lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết doanh nghiệp cần phải gắn từng phương pháp với từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về đặc điểm NVL, khối lượng nghiệp vụ nhập – xuất NVL, trình độ của kế toán viên, quy mô doanh nghiệp… để từ đó xác định được phương pháp hạch toán phù hợp

Trang 26

1.5.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song

Sơ đồ 1-1 Phương pháp ghi thẻ song song

Theo phương pháp này, hằng ngày căn cứ vào chứng từ nhập - xuất kho vật tư hợp pháp, hợp lệ thủ kho tiến hành nhập, xuất kho NVL và khi số lượng NVL và thực nhập, thực xuất vào chứng từ sau đó khi vào thẻ kho tính số tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất Hằng ngày sau khi xong thẻ kho, thủ kho phải chuyển lên phòng kế toán

có kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho nhận

 Hằng ngày hoặc định kì khi nhận được chứng từ nhập, xuất vật tư, kế toán phải kiểm tra chứng từ kế toán, hoàn chỉnh chứng từ và ghi số lượng, giá trị, phân loại chứng từ sau đó ghi vào sổ kế toán chi tiết

 Định kì hoặc cuối tháng kế toán chi tiết vật tư và thủ kho đối chiếu số liệu thẻ kho và các sổ kế toán chi tiết

 Căn cứ vào các số liệu tổng hợp từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, mỗi danh điểm vật tư ghi một dòng Cuối tháng kế toán xác định tổng nhập – tổng xuất và tổng tồn trên sổ tổng hợp

Sổ tổng hợp chi tiết

Kế toán tổng hợp

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu

Trang 27

Nhập – Xuất – Tồn của kho NVL hoặc công cụ Số liệu này dùng để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp chi tiết về NVL.

Như vậy, phương pháp này đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý tốt NVL Tuy nhiên phương pháp này còn trùng lắp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán Vì vậy làm tăng chi phí kế toán Phương pháp này chỉ nên áp dụng với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, mật độ nhập – xuất ít

1.5.2.2 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển

Sơ đồ 1-2:

Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển

Theo phương pháp này, hàng ngày dựa vào các phiếu nhập kho, xuất kho đã được kiểm tra kế toán ghi vào thẻ kho

Cuối kì, cuối tháng trên cơ sơ phân loại chứng tư nhập, xuất kho theo từng danh điểm NVL, theo từng kho, kế toán lập “Bảng kê nhập, xuất NVL” Căn cứ vào các bảng kê này lập “Sổ đối chiếu luân chuyển NVL” và là căn cứ để lập “Bảng tổng hợp Nhập- xuất- tồn NVL”

Đồng thời, tiến hành đối chiếu giữa thẻ kho và sổ đối chiếu luân chuyển và bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn NVL với sổ kế toán tổng hợp chi tiết NVL

Phiếu xuất

Kế toán tổng hợp

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu

Trang 28

Với phương pháp này, kế toán dễ kiểm tra đối chiếu nhưng còn trùng lắp về chỉ tiêu

số lượng giữa kho và phòng kế toán và công việc dồn nhiều vào thời điểm cuối tháng Từ đó làm tăng chi phí kế toán Vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng doanh nghiệp quy mô nhỏ, mức độ nhập xuất ít

1.5.2.3 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư

Sơ đồ 1-3 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư

Theo phương pháp này, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho đã được kiểm tra

và hơp lệ thủ kho tiến hành lập thẻ kho Đồng thời lập các phiếu giao nhận chứng từ nhập,xuất theo từng danh điểm NVL căn cứ vào các phiếu giao nhận lập “Bảng lũy

kế Nhập- Xuất- tồn kho NVL”

Đến cuối tháng căn cứ thẻ kho thủ kho lập “Sổ số dư” Căn cư vào bảng lũy

kế Nhập - xuất - tồn kho NVL kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập- Xuất- tồn kho NVL Đồng thời, tiến hành đối chiếu số liệu giữa Sổ số dư và Bảng lũy kế Nhập- Xuất- tồn kho NVL; bảng tổng hợp Nhập- Xuất- tồn kho NVL với sổ kế toán tổng hợp chi tiết NVL

kế NXT

Kế toán tổng hợp

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu

Trang 29

Với phương pháp này kế toán giảm nhẹ được công tác ghi chép của kế toán vì tránh được sự trùng lắp về chỉ tiêu số lượng giữa kho và phòng kế toán gặp nhiều khó khăn: kế toán muốn biết chỉ tiêu số lượng Nhập- Xuất- tồn kho của từng danh điểm NVL phải xuống kho xem xét thẻ kho Chính vì vậy, phương pháp này chỉ nên

áp dụng với doanh nghiệp quy mô lớn mật độ nhập – xuất nhiều, trình độ kế toán tương đối cao

1.6 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu.

1.6.1 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường

xuyên (KKTX).

1.6.1.1 Khái niệm.

Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư trên sổ kế toán

1.6.1.2 Đặc điểm và tài khoản sử dụng.

Theo phương pháp này bất kỳ thời điểm nào trên sổ sách kế toán cũng xác định được giá trị hàng tồn kho hiện có Do đó cung cấp thông tin kịp thời và có độ chính xác cao Đây là phương pháp áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay

Chủ yếu kế toán sử dụng 2 loại tài khoản sau:

 Tài khoản 151: “Hàng mua đang đi đường”

 Tài khoản 152: “Nguyên liệu,vật liệu”

TK 152 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại NVL của doanh nghiệp theo giá thực tế và được chi tiết theo cơ cấu vật liệu sử dụng tại doanh nghiệp Kết cấu của TK 152:

Trang 30

Bên Có:

- Trị giá thực tế NVL xuất dùng vào sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đi góp vốn

- Trị giá NVL trả lại người bán, giảm giá hàng mua

- Chiết khấu thương mại NVL khi mua được hưởng

- Trị giá NVLhao hụt, mất mát, phát hiện khi kiểm kê

Dư Nợ: Giá trị thực tế NVL tồn kho

TK 152 được chi tiết thành các TK cấp 2 để kế toán chi tiết từng loại, nhóm thứ vật liệu tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của DN, theo vai trò và công dụng của NVL như sau:

Kết cấu của TK151:

Bên Nợ: Giá trị hàng hóa, vật tư đang đi đường…

Bên Có: Giá trị hàng hóa vật tư đang đi đường đã về nhâp kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng

Dư Nợ: Giá trị hàng hóa vật tư đi đường chưa về nhập kho

1.6.1.3 Hạch toán tổng hợp tăng giảm NVL theo phương pháp KKTX.

=> Được phản ánh trực tiếp trên TK 152 như sau: (Sơ đồ 1-4 trang 21)

Trang 31

Sơ đồ 1-4

Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX

1.6.2 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

(KKĐK).

1.6.2.1 Khái niệm

Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê định

kỳ để phản ánh giá trị NVL cuối kỳ (hàng tồn kho) trên sổ kế toán tổng hợp Từ đó mới xác định kết quả và ghi sổ giá trị hàng tồn kho xuất dùng trong kỳ theo công thức sau:

Giá trị NVL

Giá trị NVL tồn đầu kì +

Giá tri NVL nhập trong kì

- Giá trị NVL

tồn cuối kì

TK 111,112,331,311 TK 152 TK 621,627,641,642… Giá mua và chi phí thu mua Giá trị NVL xuất kho sử dụng

Để gia công chế biến

Hàng mua đang hàng đi đường

đi đường nhập kho

TK 154 TK 221, 222, 223, 228 Nhập kho NVL tự chế hoặc gia công Xuất NVL góp vốn đầu tư

TK 338, 711 TK 138, 632 Trị giá NVL thừa khi kiểm kê Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê

Trang 32

1.6.2.2 Đặc điểm và tài khoản sử dụng.

Phương pháp này có ưu điểm là giảm khối lượng ghi chép kế toán, tuy nhiên tính chính xác của giá trị hàng tồn kho xuất dùng lại phụ thuộc vào chất lượng quản lý tại kho, quầy, bến bãi… Nên thường áp dụng ở những DN có cơ cấu chủng loại vật

tư, hàng hóa nhiều, giá trị thấp, nhập – xuất thường xuyên

Theo phương pháp KKĐK, mọi biến động của vật tư hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho Giá trị NVL mua vào nhập kho được phản ánh trên một tài khoản riêng: Tài khoản mua hàng Còn cáác TK 152, 151 chỉ

sử dụng để phản ánh giá trị của NVL đi đường và tồn kho cuối kỳ trên cơ sở kiểm

- Kết chuyển giá gốc hàng hóa NVL, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kì

- Trị giá thực tế vật tư, hàng hóa

- Mua vào trong kỳ, bán bị trả lại

Bên Có:

- kết chuyển giá gốc hàng hóa, NVL tồn kho cuối kì (theo kết quả kiểm kê)

- Giá gốc hàng hóa NVL sử dụng trong kì, hoặc giá gốc hàng hóa xuất bán (chưa được xác định là đã bán trong kì)

- Giá gốc NVL mua vào trả lại cho người bán, được giảm giá

TK 611 không có số dư cuối kỳ

1.6.2.3 Phương pháp hạch toán.

 Khái quát lại tuần tự các nghiệp vụ theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1-5, trang 23):

Trang 33

Sơ đồ 1-5

Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK

1.6.3 Hạch toán kiểm kê kho nguyên vật liệu

Để quản lý tốt NVL, định kỳ hoặc đột xuất mà doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm kê kho NVL để xác định tồn kho của từng danh điểm Từ đó làm cơ sở đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán và xác định NVL thừa thiếu:

 Với trường hợp kết quả kiểm kê phát hiện thiếu NVL, căn cứ vào Biên bản kiểm kê xác định giá trị NVL mất mát, hao hụt:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 152 – Giá thực tế NVL thiếu

• Căn cứ vào Biên bản xử lý về giá trị NVL hao hụt, mất mát, kế toán ghi:

Nợ TK 11, 112, 334, 338 – Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường

Nợ TK 632 – Chênh lệch đánh giá lại phần hao hụt

Có TK 1381- tài sản thiếu chờ xử lý

TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152 (1) Kết chuyển NVL đi đường và (5) Kết chuyển NVL đi đường và

tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ

TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331 (2) Giá trị thực tế NVL mua vào (4)Trả NVL cho người bán hoặc trả CKTM

thuộc loại phân bổ 1 lần

TK 142, 242

(7)Giá trị NVL xuất (8) Phân bổ

dùng thuộc loại vào chi phí ở

phân bổ 50% và các kỳ sau

nhiều lần

Trang 34

 Với trường hợp kết quả kiểm kê phát hiện NVL thừa so với sổ sách kế toán,

kế toán xác định nguồn gốc của số NVL này để có biện pháp xử lý:

Nợ TK 152:

Có TK 711 – NVL thừa xác định là của DN

Có TK 3381 – NVL thừa do phía nhà cung cấp

• Nếu DN trả lại nhà cung cấp, kế toán ghi đơn: Nợ TK 002

1.6.4 Dự phòng giảm giá nguyên vât liệu tồn kho.

Với các DN, số lượng nhu cầu về vật tư nhiều, cần thường xuyên cho sản xuất diễn ra liên tục, kế toán nên tiến hành lập dự phòng giảm giá NVL

Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của số NVL tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng

Vào cuối niên độ kế toán khi có đầy đủ các tài liệu chắc chắn về giá NVL trên thị trường giảm xuống so với giá thực tế NVL đang tồn kho dự trữ trong kho, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK159: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Vào cuối niên độ kế toán tiếp theo

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước Khi đó số chênh lệch lớn hơn được ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá NVL tồn kho)

Có TK 159 _ Dự phòng giảm giá NVL tồn kho

Trang 35

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá NVL tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước Khi

đó số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập và ghi:

Nợ TK 159

Có TK 632

1.7 Hệ thống sổ kế toán

1.7.1 Các hình thức sổ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay.

Hiện nay theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 quy định

về chế độ kế toán doanh nghiệp thì các DN có thể áp dụng một trong 5 hình thức sổ

• Hình thức kế toán trên máy tính

Cụ thể trong CTCP Thực phẩm Minh Dương áp dụng hình thức sổ kế toán là

“Hình thức Chứng từ ghi sổ”

1.7.2 Tổ chức sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (CTGS).

Điều kiện áp dụng và đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán CTGS

Điều kiện áp dụng:

Hình thức kế toán CTGS được áp dụng phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi loại hình quản lý và trình độ kế toán, đặc biệt thuận lợi trong trường hợp sử dụng kế toán bằng máy vi tính

Đặc trưng cơ bản:

Hình thức CTGS là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái

Trang 36

CTGS do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

CTGS được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong

Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

sinh

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ đăng ký

chứng từ ghi

sổ

Trang 37

Đối chiếu, kiểm tra.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập Chứng từ ghi sổ và các sổ (thẻ) kế toán chi tiết có liên quan Đồng thời kế toán cũng vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có và số dư từng TK trên sổ cái Căn cứ vào sổ Cái và Chứng từ ghi sổ lập Bảng cân đối số phát sinh và căn cứ vào

đó cùng Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính

Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có của tát cả các TK trên bảng can đối số phát sinh phải bằng nhau.Và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ…

Hình thức CTGS có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu, dễ phát hiện sai sót để điều chỉnh Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản, khối lượng nghiệp vụ nhiều, đông nhân viên kế toán Nhưng hình thức này có nhược điểm là việc ghi chép tiến hành trùng lắp, khối lượng ghi chép nhiều, việc đối chiếu kiểm tra số liệu bị dồn vào cuối tháng

1.8 Kế toán nguyên vật liệu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước trên thế giới.

1.8.1 Kế toán nguyên vật liệu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn

mực kế toán quốc tế.

1.8.1.1 Chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho (VAS 02)

Về xác định giá nguyên vật liệu nhập kho.

Theo VAS 02, giá trị NVL được tính theo giá gốc (giá thực tế) Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được

Trang 38

• Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến, các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở trạng thái và địa điểm hiện tại.

• Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm: giá mua và các khoản thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyện bốc dỡ, bảo quản trong quá trình thu mua và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí thu mua

• Chi phí liên quan trực tiếp khác được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí mua và chế biến hàng tồn kho

• Đối với thành phẩm, sản phẩm dở dang thì chi phí bao gồm :

- Chi phí NVL trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

Về phương pháp tính giá NVL xuất kho.

Theo VAS02 có 4 phương pháp cơ bản :

• Phương pháp giá đích danh

• Phương pháp bình quân gia quyền

• Phương pháp nhập trước – xuất trước

• Phương pháp nhập sau – xuất trước

1.8.1.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02)

Về xác định giá NVL nhập kho

•Theo chuẩn mực này, NVL phải được tính theo giá gốc

NVLphải được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng Trong đó giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của NVL tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

•Giá gốc NVL bao gồm chi phí thu mua, chế biến và các chi phí khác phát sinh để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Trang 39

• Chi phí thua mua bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình thu mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp ; các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua

do hàng mua không đúng quy cách phẩm chất được trừ khỏi chi phí thu mua

• Chi phí chế biến gồm:

- Chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm

- Chi phí sản xuất chung : Định phí và biến phí

• Chi phí khác: chi phí thiết kế, chi phí đi vay (lãi tiền vay để đi mua NVL)

Về phương pháp tính giá NVL xuất kho :

IAS 02 đưa ra một số phương pháp tính giá như sau :

• Phương pháp giá đích danh

• Phương pháp bình quân gia quyền

• Phương pháp nhập trước – xuất trước

√ Phương pháp thay thế được chấp nhận: Nhập sau – xuất trước (đã bị loại bỏ)

• Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho

1.8.2 So sánh giữa IAS 02 và VAS 02.

1.8.2.1 Những điểm tương đồng.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế để phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhất là hài hòa và thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính Trên cơ sở vận dụng IAS 02, VAS 02 có những điểm tương đồng sau:

• Về nguyên tắc tính giá: đều quy định NVl được tính theo giá gốc, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được

• Về phương pháp tính giá NVL: đều tính theo phương pháp giá đích

Trang 40

• Về hạch toán : mức dự phòng và hoàn nhập dự phòng đều hạch toán vào giá vốn hàng bán.

1.8.2.2 Những điểm khác biệt cơ bản.

Nhằm phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta, VAS 02 cũng có những điểm khác biệt sau so với IAS 02:

• Về phương pháp tính giá vật liệu: IAS không cho phép các DN

áp dụng phương pháp NS – XT do nhiều đơn vị dùng nó để tránh thuế, lậu thuế thì VAS 02 vẫn cho phép sử dụng

• Về xử lý vật liệu thiếu khi kiểm kê: VAS 02 quy định sau khi tổ chức cá nhân bồi thường phần còn lại sẽ hạch toán vào giá vốn hàng bán còn IAS

02 thì quy định ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

•Về đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: theo IAS 02 thì DN có thể lập dự phòng giảm giá khi DN thấy giá trị hàng tồn kho bị giảm còn VAS 02 thì quy định chỉ lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính

và áp dụng với mọi loại hàng tồn kho

•Về phương pháp lập dự phòng: IAS 02 quy định đối với NVL dự trữ cho sản xuất dựa trên chênh lệch giữa giá phí thay thế với giá sổ sách Còn VAS 02 quy định là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ sách với giá mua hoặc giá bán

•Về phân bổ chi phí sản xuất chung: IAS 02 quy định phân bổ biến phí dựa trên tình hình sử dụng thực tế máy móc thiết bị Phân bổ định phí dựa trên năng suất trung bình của thiết bị sản xuất Còn VAS 02 quy định chi phí sản xuất chung được phân bổ trên khối lượng sản xuất thực tế

Ngày đăng: 22/04/2013, 10:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 về “ Chế độ kế toán Doanh nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán Doanh nghiệp
1. Phòng Tài chính – Kế toán, “Báo cáo tổng kết toàn công ty năm 2007”, Hà Tây – 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết toàn công ty năm 2007
3. Phòng Tài chính – Kế toán, “Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008” tháng 3/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008
4. Phòng Tổ chức – Hành chính, “ Điều lệ của công ty”, Hà Nội – 2008 5. Phòng Tổ chức – Hành chính, Catalogue “ Giới thiệu công ty”, Hà Nội –2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ của công ty”, Hà Nội – 20085. Phòng Tổ chức – Hành chính, Catalogue “ Giới thiệu công ty
6. Phòng Tài chính – Kế toán, “Hồ sơ kê khai và nộp thuế”, Hà Nội – 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ kê khai và nộp thuế
1. GS.TS. Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác
2. Bộ Tài Chính. 2009. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hưỡng dẫn các chuẩn mực. NXB Thống kê.Quy định, chế độ Khác
2. Quyết định số QĐ48/2006/QĐ-BTC về Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa Khác
3. Quyết định số 144/2001/QĐ – BTC ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
4. Thông tư 89/2002/TT-BTC hưỡng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán.Tài liệu công ty Khác
2. Phòng Tài chính – Kế toán, Báo cáo tổng kết toàn công ty năm 2008”, Hà Nội – 2008 Khác
7. Các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết liên quan đến phần hành NVL từ năm 2007 đến hiện tại Khác
8. Tài liệu số liệu từ các chứng từ kế toán liên quan đến phần hành NVL từ năm 2007 đến hiện tại Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ (Trang 6)
Bảng thu mua hàng nông –lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất)..............................................................................................................57 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng thu mua hàng nông –lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất)..............................................................................................................57 (Trang 7)
Sơ đồ 2-5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp...........................................................................46 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 2 5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp...........................................................................46 (Trang 7)
Sơ đồ 2-2: - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 2 2: (Trang 8)
Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm.....76 Biểu mẫu 2-16..............................................................................................78 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt ......................................... - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng t ổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm.....76 Biểu mẫu 2-16..............................................................................................78 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (Trang 8)
Bảng cân đối số phát sinh năm 2008 ......................................................117 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng c ân đối số phát sinh năm 2008 ......................................................117 (Trang 9)
Sơ đồ 3-1: - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 3 1: (Trang 9)
dựa vào nguồn nhập NVL. Căn cứ vào nguồn hình thành mà NVL trong doanh nghiệp có thể được chia thành 2 nhóm chính sau: - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
d ựa vào nguồn nhập NVL. Căn cứ vào nguồn hình thành mà NVL trong doanh nghiệp có thể được chia thành 2 nhóm chính sau: (Trang 16)
 Căn cứ vào các số liệu tổng hợp từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, mỗi danh điểm vật tư ghi một dòng - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
n cứ vào các số liệu tổng hợp từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, mỗi danh điểm vật tư ghi một dòng (Trang 26)
Sơ đồ 1-1 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 1 1 (Trang 26)
Bảng kê nhập - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng k ê nhập (Trang 27)
Sơ đồ 1-2: - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 1 2: (Trang 27)
Đến cuối tháng căn cứ thẻ kho thủ kho lập “Sổ số dư”. Căn cư vào bảng lũy kế Nhập - xuất - tồn kho NVL kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập- Xuất- tồn  kho NVL - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
n cuối tháng căn cứ thẻ kho thủ kho lập “Sổ số dư”. Căn cư vào bảng lũy kế Nhập - xuất - tồn kho NVL kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập- Xuất- tồn kho NVL (Trang 28)
Sơ đồ 1-3 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 1 3 (Trang 28)
Sơ đồ 1-4 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 1 4 (Trang 31)
Sơ đồ 1-5 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 1 5 (Trang 33)
CTGS do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế (Trang 36)
Sơ đồ 1-6 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 1 6 (Trang 36)
Sơ đồ 2-1: - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 2 1: (Trang 46)
CTCP Thực Phẩm Minh Dương tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu trực tuyến – chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban  trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
h ực Phẩm Minh Dương tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu trực tuyến – chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất (Trang 47)
Sơ đồ tổ chức bộ máy CTCP Thực Phẩm Minh Dương - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ t ổ chức bộ máy CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 48)
Bảng 2-1 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng 2 1 (Trang 50)
Trong bất kỳ loại hình DN nào không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu thì đều phải sử dụng hàng loạt  các công cụ quản lý tài chính khác nhau, nhưng trong đó kế toán luôn được coi là  công cụ quản  - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
rong bất kỳ loại hình DN nào không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu thì đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý tài chính khác nhau, nhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản (Trang 51)
Sơ đồ 2-4: - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 2 4: (Trang 51)
Bảng 2-2 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng 2 2 (Trang 52)
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đuợc dùng để lập các Báo cáo tài  chính. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
au khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đuợc dùng để lập các Báo cáo tài chính (Trang 57)
Bảng tổng hợp    chi tiết - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 57)
Bảng thu mua hàng nông –lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất) - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng thu mua hàng nông –lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất) (Trang 67)
Bảng thu mua hàng nông – lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất) - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng thu mua hàng nông – lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất) (Trang 67)
Hình thức thanh toán: Trả ngay sau khi nhập kho. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Hình th ức thanh toán: Trả ngay sau khi nhập kho (Trang 68)
Hình thức thanh toán: Trả chậm. Mã số Thuế: 0500141619 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Hình th ức thanh toán: Trả chậm. Mã số Thuế: 0500141619 (Trang 75)
Hình thức thanh toán : Trả chậm.                                         Mã số Thuế :    0500141619 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Hình th ức thanh toán : Trả chậm. Mã số Thuế : 0500141619 (Trang 75)
• Liên 1: Kế toán nhà máy giữ làm căn cứ để ghi bảng tổng hợp chi tiết Nhập – Xuất – Tồn - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
i ên 1: Kế toán nhà máy giữ làm căn cứ để ghi bảng tổng hợp chi tiết Nhập – Xuất – Tồn (Trang 77)
Tính đơn giá của một số NVL vào cuối tháng như sau: Dựa vào bảng tổng hợp Nhập-Xuất –Tồn kho NVL kế toán tính đơn giá (phần trên) - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
nh đơn giá của một số NVL vào cuối tháng như sau: Dựa vào bảng tổng hợp Nhập-Xuất –Tồn kho NVL kế toán tính đơn giá (phần trên) (Trang 80)
Hình thức thanh toán: tiền mặt - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Hình th ức thanh toán: tiền mặt (Trang 80)
Sổ kho được dùng để phản ánh tình hình nhập- xuất- tồn kho của NVL tại kho. Nó làm căn cứ đối chiếu với sổ kế toán chi tiết do kế toán tồn kho lập - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
kho được dùng để phản ánh tình hình nhập- xuất- tồn kho của NVL tại kho. Nó làm căn cứ đối chiếu với sổ kế toán chi tiết do kế toán tồn kho lập (Trang 81)
Sơ đồ 2-1: - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 2 1: (Trang 81)
Theo các số liệu từ sổ chi tiết TK 152 và các sổ liên quan đến NVL kế toán hàng tồn kho lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho từng loại NVL. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
heo các số liệu từ sổ chi tiết TK 152 và các sổ liên quan đến NVL kế toán hàng tồn kho lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho từng loại NVL (Trang 85)
Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng t ổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm (Trang 86)
Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng t ổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm (Trang 86)
Bảng kê mua hàng nông –lâm – thủy sản của người trực tiếp sản xuất - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng k ê mua hàng nông –lâm – thủy sản của người trực tiếp sản xuất (Trang 92)
Sơ đồ 2-2: - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Sơ đồ 2 2: (Trang 92)
Xem thêm Phu luc 01: Bảng cân đối số phát sinh tháng12 năm 2008 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
em thêm Phu luc 01: Bảng cân đối số phát sinh tháng12 năm 2008 (Trang 100)
Xem thêm Phu luc 01: Bảng cân đối số phát sinh tháng 12 năm 2008 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
em thêm Phu luc 01: Bảng cân đối số phát sinh tháng 12 năm 2008 (Trang 100)
Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người bán - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng t ổng hợp tình hình thanh toán với người bán (Trang 101)
Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người bán - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng t ổng hợp tình hình thanh toán với người bán (Trang 101)
Như vậy công ty sẽ quản lí tốt hơn tài sản của mình cũng như là tình hình công nợ của công ty mình - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
h ư vậy công ty sẽ quản lí tốt hơn tài sản của mình cũng như là tình hình công nợ của công ty mình (Trang 115)
Bảng cân đối số phát sinh năm 2008 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng c ân đối số phát sinh năm 2008 (Trang 127)
Bảng cân đối số phát sinh năm 2008  CTCP Thực Phẩm Minh Dương - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,  VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM  MINH DƯƠNG
Bảng c ân đối số phát sinh năm 2008 CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 127)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w