1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam

63 502 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 462,5 KB

Nội dung

Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Các khái niệm liên quan đến thanh khoản 4

1.1.1 Dự trữ thanh toán 4

1.1.1.1 Vốn khả dụng 4

1.1.1.2 Dự trữ thanh toán 4

1.1.2 Thanh khoản 5

1.1.2.1 Thanh khoản của ngân hàng 5

1.1.2.2 Tính thanh khoản của tài sản 5

1.1.2.3 Tính thanh khoản của nguồn 6

1.1.3 Rủi ro thanh khoản 6

1.1.4 Khe hở thanh khoản 7

1.2 Nội dung quản lý thanh khoản 8

1.2.1 Xác định mục tiêu của quản lý thanh khoản 8

1.2.2 Xác định cung cầu thanh khoản 8

1.2.2.1 Xác định cung thanh khoản 8

1.2.2.2 Xác định cầu thanh khoản 11

1.3 Phương pháp quản lý thanh khoản 13

1.3.1 Quản lý thanh khoản theo phương pháp truyền thống 13

1.3.1.1 Nội dung của phương pháp 13

1.3.1.2 Điều kiện áp dụng 16

1.3.1.3 Đánh giá phương pháp 16

1.3.2 Quản lý theo phương pháp hiện đại 18

1.3.2.1 Nội dung phương pháp 18

1.3.2.2 Điều kiện áp dụng 22

1.3.2.3 Đánh giá ưu nhược điểm 22

Trang 2

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thanh khoản 23

1.4.1 Nguyên nhân phát sinh nhu cầu thanh khoản 23

1.4.2 Kỳ hạn của nhu cầu thanh khoản 23

1.4.3 Khả năng tham gia các thị trường tiền tệ 24

1.4.4 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng 24

1.4.5 Chi phí của nguồn thanh khoản 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHCTVN 25

2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam 25

2.1.1 Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2003 – 2008 25

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của NHCTVN 27

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn NHCT Việt Nam 27

2.1.2.2 Tình hình cho vay của NHCTVN 29

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh 31

2.2 Thực trạng quản lý thanh khoản 31

2.2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý thanh khoản 31

2.2.2 Tổ chức quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam 32

2.2.3.Quy trình quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam 34

2.2.3.1 Quy trình quản lý thanh khoản theo định kì 34

2.2.3.2 Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày 35

2.2.3.3 Thông báo lượng tiền thanh toán lớn 35

2.2.3.4 Xử lý khi dư thừa thanh khoản 36

2.2.3.5 Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản 36

2.2.4 Kết quả đạt được 39

2.2.4.1 Tình hình thực hiện các chỉ số thanh khoản 39

2.2.4.2 Trạng thái thanh khoản 42

Trang 3

2.2.5 Đánh giá công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công

thương Việt Nam 44

2.2.5.1 Những thuận lợi 44

2.2.5.2 Hạn chế 47

2.2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế 48

CHƯƠNG III: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 50

3.1 Định hướng phát triển kinh doanh 50

3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh khoản 50

3.2.1 Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản 50

3.2.2 Áp dụng và tuân thủ chặt chẽ mô hình quản lý thanh khoản 51

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản 52

3.2.4 Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin 52

3.2.5 Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ 53

3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 54

3.3.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 54

3.3.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý 55

3.3.3 Đẩy mạnh hoạt động của thị trường phái sinh 56

3.3.4 Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ 56

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một loại doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh một loại hànghóa đặc biệt - đó là tiền tệ Vì thế hoạt động của một ngân hàng, của cả hệthống ngân hàng mang rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản Dotính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa cácngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệuứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng

Rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất mà một ngân hàng phải đối mặt, tất

cả các rủi ro khác đều dẫn đến nguy cơ là làm ngân hàng giảm năng lực tàichính và từ đó không còn đảm bảo được thanh khoản Thanh khoản cũng vínhư sức khỏe của ngân hàng, một ngân hàng muốn hoạt động được thì phảiluôn bảo đảm khả năng thanh khoản

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật tácđộng tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống, trong đó có cả lĩnh vực tài chínhngân hàng Công nghệ thông tin làm cho nguồn tiền của các ngân hàngthương mại thay đổi mạnh mẽ, tạo thuận lợi và khó khăn cho ngân hàng Cácnguồn tiền ngày nay trở nên nhạy cảm hơn và thay đổi thường xuyên hơn làmcho tính ổn định của ngân hàng trở nên yếu đi

Từ 9/8/2007, trong không đầy một tháng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đãphải bơm khoảng 200 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng để tránh khủng hoảngthanh khoản, hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ vay mua nhà dưới chuẩntrước đó Còn ở nước ta, 7 tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiềnđồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóngmặt đã đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặtbằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm Trong khi đó,

về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên12%/năm và 14%/năm, đồng thời, chỉ đạo các NHTM tuân thủ một cách

Trang 5

nghiêm ngặt quy định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãisuất cơ bản và không được thu phí đối với hoạt động cho vay Mặc dù lãi suấthuy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thìthực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý muốn củacác nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căngthẳng Hậu quả là hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thươngmại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt.Việc cho vay đối với khách hàng tại các ngân hàng hầu như bị đình chỉ, hầuhết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những kháchhàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên rất cao, ởmức 18%/năm, rồi 21%/năm Kết quả kinh doanh của các ngân hàng giảm sútmột cách nghiêm trọng, nhiều ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết cácngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2008 khoảng 30-40% Tình hình đó đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp Đánh giá ở góc độ vĩ mô của toàn bộ nền kinh tếthì những diễn biến như trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến mục tiêugiảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống xã hội Qua đó cho tathấy được tầm quan trọng của các nhà quản lý thanh khoản và công việc quản

lý thanh khoản

Một thực tế hiện nay các Ngân hàng thương mại đều thấy tầm quan trọngcủa chiến lược quản lý rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản, nhưng phươngpháp thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và chưa theo kịp với trình độ công nghệ,trình độ quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại Tại Ngân hàng Côngthương Việt Nam, công tác quản lý thanh khoản vẫn còn một số tồn tại nhấtđịnh, việc quản lý thanh khoản đang trở nên lạc hậu trước xu thế phát triểnchung và yêu cầu của hội nhập Do đó, vấn đề chiến lược được đặt ra là cảicách hệ thống quản trị ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnhtranh

Trang 6

Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản trị ngân hàng nói chung vàquản lý thanh khoan nói riêng, cũng như muốn đưa ra một số ý kiến nhằmgiải quyết tình trạng còn nhiều bất cập trên và tăng cường hơn trong công tácquản lý thanh khoản tại hệ thống Ngân hàng thương mại mà cụ thể hơn là

Ngân hàng Công thương Việt Nam Nên em đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam”

Bố cục bài viết của em như sau:

Chương I: Lý luận chung về quản lý thanh khoản tại ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam

Chương III: Tăng cường công tác quản lý thanh khoản

Đề tài được viết dựa vào các kiến thức mà em đã được các giảng dạycộng thêm những kiến thức thực tế thu được trong thời gian thực tập Phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp toán học, lịch sử được em áp dụng đểhoàn thành bài viết của mình

Trang 7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THANH

KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Các khái niệm liên quan đến thanh khoản

1.1.1 Dự trữ thanh toán

1.1.1.1 Vốn khả dụng

Thanh khoản luôn đi kèm với việc sử dụng vốn khả dụng Nhu cầu thanhkhoản là không như nhau tại mọi thời điểm, trong khi đó ngân hàng luôn phảiđáp ứng kịp thời các nghĩa vụ chi trả cho khách hàng một cách vô điều kiện.Muốn thế, ngân hàng phải có trong tay một lượng vốn khả dụng nhất định.Vốn khả dụng được hiểu là lượng tài sản cơ động mà ngân hàng có thể sửdụng ngay được Thông thường vốn khả dụng bao gồm tiền mặt tại quỹ vàtiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, là những tàisản mà ngân hàng có thể sử dụng bất kỳ lúc nào

Như vậy, vốn khả dụng được coi là tài sản có tính “lỏng” nhất, và dovậy, nó hầu như không hoặc có tính sinh lời rất ít Ngân hàng phải luôn tìmcách để tối thiểu hóa lượng vốn khả dụng dù quan trọng nhưng không sinh lờinày tại mỗi thời điểm, đủ để phục vụ nhu cầu thanh toán

1.1.1.2 Dự trữ thanh toán

Là khoản dự trữ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng vớikhách hàng Dự trữ thanh toán bao gồm vốn khả dụng và các tài sản có tínhthanh khoản khác

Tài sản thanh khoản thường bao gồm:

- Các giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền với chi phí thấp,bao gồm tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chínhphủ Chúng có độ rủi ro bằng 0, được giao dịch trên thị trường mở, đượcNgân hàng Nhà nước chấp nhận cầm cố, cho vay chiết khấu

Trang 8

- Trái phiếu công trình, trái phiếu doanh nghiệp nhà nước cũng đượcđánh giá là có độ rủi ro thấp.

- Các khoản dự trữ ngoại tệ có khả năng chuyển đổi

- Các tài sản có tính thanh khoản khác

1.1.2 Thanh khoản

1.1.2.1 Thanh khoản của ngân hàng

Thanh khoản của ngân hàng được hiểu đơn giản là khả năng của ngânhàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng Một ngân hàng

có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng

mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai sao cho phù hợp với nhucầu thanh khoản

Như vậy khi ngân hàng không đáp ứng kịp thời nghĩa vụ thanh toán hoặcphải chịu tổn thất, chi phí cao để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán này sẽ dẫnđến rủi ro thanh khoản Thanh khoản là một nội dung quản lý đặc biệt phứctạp trong công tác quản trị ngân hàng, khi mà dòng tiền vào, dòng tiền ra phátsinh không lường trước được, thay đổi liên tục hàng ngày, hàng giờ

1.1.2.2 Tính thanh khoản của tài sản

Tính thanh khoản của mỗi tài sản là khả năng chuyển tài sản thành tiềnđược đo bằng thời gian và chi phí Thời gian và chi phí càng cao thì tínhthanh khoản càng giảm và ngược lại

Trong kế toán tài sản lưu động chia làm năm loại và được sắp xếp theotính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt,chứng khoán, đầu tư ngắnhạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho Như vậy rõ ràngtiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanhtoán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vìphải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi

Trang 9

1.1.2.3 Tính thanh khoản của nguồn

Được đo bằng thời gian và chi phí cơ hội để mở rộng nguồn khi cầnthiết Thời gian và chi phí càng cao thì tính thanh khoản của nguồn cànggiảm

Khả năng huy động nguồn cũng góp phần tạo khả năng thanh toán chongân hàng

1.1.3 Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàngkhi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá mức khả năng thanh khoản dự kiến.Rủi ro thanh khoản ở mức cao làm cho ngân hàng phải gia tăng chi phí để đápứng nhu cầu thanh khoản làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng Ở mức caohơn ngân hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản

Rủi ro thanh khoản có thể đến từ hoạt động bên nợ hoặc bên có hoặc từhoạt động ngoại bảng của bảng cân đối tài sản

Rủi ro thanh khoản đến từ bên tài sản nợ có thể phát sinh bất cứ lúc nào

khi người gửi tiền rút tiền trước hạn và cả khi đến hạn Với một lượng tiền gửiđọt ngột được rút ra lớn sẽ buộc ngân hàng phải đi vay thêm để bổ sung hoặcbán bớt tài sản Do cần gấp nên khi huy động thì ngân hàng phải chịu lãi suấtcao, hoặc bán gấp tài sản thì phải bán với giá thấp so với giá trên thị trường và

từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng

Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có chủ yếu phát sinh khi nhu cầu vay

tiền của khách hàng tăng đột ngột làm ngân hàng không đảm bảo đủ tiền ngaylập tức theo yêu cầu của khách

Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng: Sự phát triển mạnh mẽ của

các công cụ phái sinh khiến cho rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động ngoạibảng cũng ngày càng gia tăng Khi mà các nghĩa vụ thanh toán xảy ra nhưcam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi hay

Trang 10

quyền chọn đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản và ngân hàng có thểđối mặt với rủi ro thanh khoản.

1.1.4 Khe hở thanh khoản

Cung thanh khoản: là khả năng cung ứng tiền của ngân hàng nhằm đápứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bao gồm việc bán tài sản thanhkhoản, khả năng huy động vốn mới và thu hồi các khoản cho vay đến hạn.Cầu thanh khoản: là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng

có nghĩa vụ đáp ứng, bao gồm nhu cầu chi trả từ tài khoản tiền gửi và nhu cầuvay của khách hàng

Khe hở thanh khoản: là chêch lệch giữa cung và cầu thanh khoản tại mộtthời điểm nhất định

Khe hở thanh khoản chính là nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản,khi cung và cầu thanh khoản tại một thời điểm nào đó không cân bằng:

- Khi cung thanh khoản > cầu thanh khoản: ngân hàng ở trạng thái thặng

dư vốn khả dụng Trường hợp lượng vốn khả dụng lớn hơn mức cần thiết,ngân hàng sẽ bị dư thừa, ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả kinh doanh

- Khi cung thanh khoản < cầu thanh khoản: ngân hàng ở trạng thái thâmhụt vốn khả dụng, không đáp ứng được nhu cầu chi trả và phải tìm kiếmnguồn thanh khoản bổ sung

Với sự biến động của lãi suất hị trường trong tương lai, khe hở thanhkhoản sẽ ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng, cụ thể:

NII = GAPL * ∆ITrong đó:

• NII : Thu nhập ròng từ lãi

• GAPL : Giá trị khe hở thanh khoản hay chênh lệch giữa cung thanhkhoản và cầu thanh khoản tại thời điểm tính

Trang 11

• ∆I : Sự thay đổi của lãi suất thị trường

Như vậy để nâng cao thu nhập ròng từ lãi khi có sự biến động của lãisuất, khi dự đoán lãi suất tăng thì ngân hàng nên duy trì khe hở thanh khoảndương và ngược lại, khi dự đoán lãi suất thị trường giảm ngân hàng sẽ duy trìkhe hở âm

1.2 Nội dung quản lý thanh khoản

1.2.1 Xác định mục tiêu của quản lý thanh khoản

Trước hết mục tiêu quản lý thanh khoản của ngân hàng được xác định lànhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng với mức chiphí thấp nhất Mặc khác, bài toán giữa chỉ tiêu sinh lời và an toàn luôn luônđược đặt ra cho các nhà quản lý Thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng làhai tiêu chí trái ngược nhau, có tính chất đánh đổi Muốn duy trì một tỷ lệ antoàn thanh khoản cao đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ nắm giữ các tài sảnthanh khoản nhưng ít sinh lợi hoặc hầu như không sinh lời Và ngược lại, nếutheo đuổi mục đích lợi nhuận, ngân hàng sẽ muốn nắm giữ những tài sản sinhlợi cao, kỳ hạn dài nhưng thanh khoản kém dẫn tới nguy cơ về rủi ro thanhkhoản Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải cân đối hợp lý giữa hai mục tiêunày để phù hợp với mục tiêu, chiến lược hoạt động trong từng thời kỳ củangân hàng

Như vậy, ngân hàng quản lý thanh khoản để:

* Đảm báo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng với chi phí thấp nhất,hợp lý nhất

* Dự đoán nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy ra

1.2.2 Xác định cung cầu thanh khoản

1.2.2.1 Xác định cung thanh khoản

a Cung thanh khoản phát sinh từ Tài sản Có

Trang 12

Tiền mặt: Tiền mặt của ngân hàng được đánh giá là một trong những

khoản mục mang tính lỏng (tính thanh khoản) cao nhất, toàn bộ số dư tiền mặtđược coi là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng và ít chi phí nhất

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: là khoản mục mang tính lỏng không

kém gì tiền mặt

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng: Do các tổ chức tín dụng được coi là

những đối tác có độ tín nhiệm cao nên khả năng thanh toán gần như là chắcchắn Đối với một số giao dịch có thỏa thuận được rút trước hạn thì tính thanhkhoản cũng gần như tiền gửi thanh toán

Các khoản cho vay các tổ chức tín dụng được hoàn trả: khoản mục

này tính thanh khoản cũng tương đương như tiền gửi tại các tổ chức tín dungtuy nhiên trong xếp loại thứ tự ưu tiên trong thanh toán thì tiền vay nằm sautiền gửi

Các khoản cho vay các tổ chức kinh tế, các nhân được hoàn trả:

khoản mục này không được đánh giá cao về tính thanh khoản, trong báo cáokhe hở thanh khoản khoản mục này chỉ được lấy ở mức khoảng 70% số dựkiến phát sinh

Các khoản đầu tư chứng khoán đến hạn: chứng khoán ngân hàng nắm

giữ hiện nay thường có độ an toàn cao như Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếuKho Bạc Nhà Nước, trái phiếu công trình…Do vậy tính thanh khoản cũngđược đánh giá tương đối cao, ở mức khoảng 90-95%

Ngoài ra còn một số Tài sản Có khác đến hạn như các khoản phải thu,các khoản tạm ứng…

b Cung thanh khoản phát sinh từ Tài sản Nợ

Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân: khả năng tăng cung

thanh khoản từ huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân là thanhkhoản trong dài hạn và thể hiện ở chính sách, kế hoạch huy động của ngân

Trang 13

hàng Đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tính hiệu quảtrong quản lý ngân hàng và được coi là nguồn thanh khoản mang tính ổn địnhnhất, là nền tảng lợi nhuận của ngân hàng.

Phát hành giấy tờ có giá: tương tự như trên, phát hành giấy tờ có giá

cũng là biện pháp tăng cung thanh khoản Tuy nhiên các đợt phát hànhthường phục vụ cho mục tiêu nhất định ntrong thời hạn nhất định, lãi suất cóthể cao hơn tiền gửi tiết kiềm nên khoản mục này có thể tăng cung thanhkhoản một cách linh động hơn

Vay cầm cố, vay chiết khấu Ngân hàng nhà nước: Nguồn tái cấp vốn

từ Ngân hàng Nhà nước được coi là sự hỗ trợ thanh khoản cuối cùng của ngânhàng thương mại Tuy nhiên trên thực tế, các ngân hàng thương mại thườngxuyên sử dụng nguồn này để bổ sung nguồn vốn kinh doanh cũng như hỗ trợthanh khoản qua sử dụng hạn mức chiết khấu, vay cầm cố giấy tờ có giá dođây là nguồn vốn có chi phí thấp, quy mô lớn

Nhận tiền gửi Kho bạc Nhà nước, nhận tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác: Đây cũng là nguồn cung thanh khoản dồi dào vì có chi phí thấp

và quy mô lớn, nhưng với nguồn này ngân hàng không chủ động được màphụ thuộc vào khả năng của đối tác và khả năng huy động của chính ngânhàng

c Cung thanh khoản phát sinh từ khoản mục ngoại bảng:

Thị trường tài chính ngày nay ngày càng được phát triển và mở rộng, cácsản phẩm phái sinh và dịch vụ trở nên đa dạng và linh hoạt hơn Do đó, sửdụng các sản phẩm này cũng là công cụ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận vàtăng cung thanh khoản khi cần Các sản phẩm phái sinh thông dụng hiện naynhư là : Hợp đồng repo, mua bán kỳ hạn trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ,quyền chọn trong giao dịch ngoại tệ, các hối phiếu của bộ chứng từ thanh toánhàng xuất khẩu đã được ngân hàng nước ngoài chấp nhận

Trang 14

1.2.2.2 Xác định cầu thanh khoản

a Cầu thanh khoản phát sinh từ Tài sản Nợ

Nhu cầu rút tiền gửi của Kho bạc Nhà nước: theo quy định hiện nay,

tiền gửi Kho bạc Nhà nước được thực hiện như ở tiền gửi thanh toán, do vậyvới nhu cầu rút tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, yêu cầu một lượng thanhkhoản cao và khối lượng lớn

Nhu cầu rút tiền gửi của các tổ chức tín dụng: tương tự tiền gửi của

Kho bạc Nhà nước, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi đến hạn của các tổ chứctín dụng có khối lượng lớn, kỳ hạn ngắn nên yêu cầu thanh khoản thường cao

và lớn

Vay Ngân hàng Nhà nước đến hạn: Theo quy định hiện nay các khoản

vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước cho mục tiêu thanh khoản không đượcgia hạn, quay vòng do vậy yêu cầu thanh khoản cho khoản mục này cũngthường ở mức cao

Vay tổ chức tín dụng khác đến hạn: đây cũng lã khoản mục có yêu cầu

thanh khoản cao, tuy nhiên do phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của đốitác nên nên vẫn còn khả năng quay vòng, gia hạn

Nhận vốn cho vay đồng tài trợ đến hạn: vốn cho vay đồng tài trợ là cáckhoản vốn các ngân hàng đồng thời góp vốn cho ngân hàng đầu mối để chovay theo một dự án, chương trình nhất định, do vậy yêu cầu thanh khoản đốivới khoản mục này cũng tương đối cao

Nhu cầu rút tiền gửi không kỳ hạn của dân cư và tổ chức kinh tế: là

khoản mục có tính thay đổi cao tùy thuộc vào từng thời kỳ và khó lường trướchết được Do đó, ngân hàng cần chú ý để bảo đảm cho nhu cầu thanh khoảnnày thường xuyên Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại quyết định457/QĐ-NHNN thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho khoản mục này tối thiểu ởmức 15% cho ngày làm việc tiếp theo

Trang 15

Nhu cầu rút tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, rút tiền gửi trước hạn của tổ chức kinh tế, dân cư: Theo lý thuyết thì khoản tiền gửi này sẽ bị rút khỏi

ngân hàng khi đến hạn Nhưng thường thì luôn có một tỷ lệ nhất định đượcquay vòng hoặc chuyển sang kỳ hạn khác Ngân hàng cũng phải duy trì một

tỷ lệ dự trữ nhất định cho khoản mục này, để xác định tỷ lệ dự trữ khá phứctạp nên các ngân hàng thường dựa vào dữ liệu lịch sử của mình

Vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá đến hạn: vốn

từ phát hành giấy tờ có giá có yêu cầu thanh khoản tương tự tiền gửi có kỳhạn.Ngân hàng cũng cần căn cứ số liệu lịch sử để lập kế hoạch thanh khoảncho khoản mục này

Các Tài sản nợ khác: các Tài sản nợ khác bao gồm các khoản phải

trả,thanh toán…nên kế hoạch thanh khoản tương đối khó xác định Ngân hàngthường xác định một tỷ lệ dự trữ nhất định trên tổng giá trị tài sản nợ khác tạimỗi thời điểm

b Cầu thanh khoản phát sinh từ Tài sản có

Dự trữ bắt buộc: nhu cầu về thanh khoản đầu tiên mà một ngân hàng

thương mại phải đáp ứng là việc phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quyđịnh của Ngân hàng nhà nước Đó là khoản tiền mà các ngân hàng thươngmại phải duy trì tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện mục tiêu của chínhsách tiền tệ trong từng thời kỳ Quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được thayđổi trong từng thời kỳ phụ thuộc vào mục tiêu và chính sách tiền tệ

Cam kết cho vay: Cho vay được coi là chức năng kinh tế hàng đầu của

ngân hàng thương mại, chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập cũng như trongtổng tài sản ngân hàng Ở nước ta hiện nay, tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổngtài sản của các Ngân hàng thương mại thường chiếm đến 60-80%, do vậy nhucầu thanh khoản đáp ứng được cam kết cho vay thường là rất lớn Danh mục

Trang 16

cho vay tương đối đa dạng như : cho vay tổ chức kinh tế, cho vay các nhân,đầu tư tiền gửi và cho vay liên ngân hàng…

Các khoản cho vay được cam kết trong tương lai: đây là những khoản

đã ký hợp đồng tín dụng với khách hàng nhưng chưa đến kỳ giải ngân Ở ViệtNam hiện nay chưa áp dụng phí cam kết (phí áp dụng đối với số tiền cho vay

đã ký hợp đồng tín dụng nhưng chưa giải ngân), do vậy việc kế hoạch cáckhoản này tương đối khó khăn cho công tác quản lý thanh khoản trong khilượng thanh khoản là rất lớn

c Cầu thanh khoản phát sinh từ khoản mục ngoại bảng

Hợp đồng repo đến hạn: một giao dịch repo luôn kèm theo nó là cam

kết mua lại, do đó nhu cầu thanh toán để mua lại khi hợp đồng repo đến hạncũng làm tăng cầu thanh khoản của ngân hàng

Cam kết mua kỳ hạn trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ: khi thực

hiện giao dịch tại thời điểm kì hạn cũng là lúc sẽ phát sinh nhu cầu thanhtoán

1.3 Phương pháp quản lý thanh khoản

1.3.1 Quản lý thanh khoản theo phương pháp truyền thống

1.3.1.1 Nội dung của phương pháp

Quản lý theo phương pháp truyền thống

Quản lý theo phương pháp truyền thống hay còn gọi là Phương phápphân tích thanh tĩnh, là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tíchcác chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưagiới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản

Một số chỉ tiêu quản lý thanh khoản thông dụng:

a Chỉ số trạng thái tiền mặt:

Chỉ số trạng thái tiền mặt = Vốn khả dụng / Tổng Tài sản Có

Trang 17

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng tại thờiđiểm báp cáo Về lý thuyết, nếu chỉ số thạng thái tiền mặt càng lớn thì ngânhàng càng có khả năng thanh khoản tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tứcthời Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngânhàng bởi vì đây là các tài sản không sinh lời hoặc hầu như không sinh lời chongân hàng Điều này thể hiện công tác quản lý thanh khoản của ngân hàngchưa có hiệu quả về chi phí cho dù có hạn chế được rủi ro thanh khoản Theochuẩn mực quốc tế, các ngân hàng thương mại nên duy trì chỉ tiêu này daođộng từ 2%-3% là hợp lý.

b Chỉ số dự trữ thanh khoản

Chỉ số dự trữ thanh khoản = Dự trữ thanh toán/Tổng Tài sản Có

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng tại thời điểmbáo cáo Thông thường các ngân hàng không đặt ra giới hạn cho chỉ tiêu này,trên thực tế hiện nay các ngân hàng đang có xu hướng tăng đầu tư vào giấy tờ

có giá và đầu tư liên ngân hàng nhằm mục tiêu lành mạnh hóa tình hình tàichính do đây là những khoản mục sinh lợi được đánh giá là độ rủi ro thấphoặc không có rủi ro

c Chỉ số cho vay/ tiền gửi

Chỉ số cho vay / tiền gửi = Dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòngrủi ro/Tiền gửi của khách hàng

Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay (tự cấptín dụng) của ngân hàng Dư nợ cho vay được xem là những tài sản ít thanhkhoản nhất và đem lại lợi tức cao nhất, do vậy nếu chỉ tiêu này càng lớn thìkhả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ thấp tuy nhiên lại đem lại mức lợinhuận cao cho ngân hàng Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng thươngmại chỉ nên duy trì chỉ tiêu này tối đa ở mức 75% để đảm bảo khả năng thanhkhoản

Trang 18

d Chỉ số tiền gửi cơ sở

Chỉ số tiền gửi cơ sở = Tiền gửi cơ sở/ Tổng tài sản nợ

Tiền gửi cơ sở là các khoản tiền gửi có tính ổn định cao, thường là cáckhoản tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, các nguồn vốn huy độngđược từ việc phát hành các chứng chỉ, công cụ nợ Nếu chỉ tiêu “tiền gửi cơsở” càng lớn thì ngân hàng càng được coi là có khả năng thanh khoản ổn định

do huy động được các nguồn vốn ổn định

e Chỉ số cơ cấu tiền gửi

Chỉ số cơ cấu tiền gửi = Tiền gửi không kỳ hạn/ Tiền gửi có kỳ hạnNếu chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi càng thấp thì nhu cầu về thanh khoản củangân hàng càng thấp và ngân hàng được coi là càng có khả năng thanh khoản( và ngược lại) Tuy nhiên trong thực tiễn, các ngân hàng lại muốn có một chỉtiêu cơ cấu tiền gửi cao (nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ lệ lớnnhất định so với tiền gửi có kỳ hạn) để có thể có mức giá vốn huy động đầuvào bình quân thấp nhằm giảm chi phí về vốn và nâng cao lợi nhuận tronghoạt động kinh doanh

f Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Chỉ tiêu này = (Dư nợ trung, dài hạn – nguồn vốn trung, dài hạn)/ Nguồnvốn ngắn hạn

Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu % các nguốnvốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung, dài hạn Chỉ tiêu này càng thấp thì khảnăng thanh khoản của ngân hàng càng tốt và ngược lại Theo chuẩn mực quốc

tế, các ngân hàng thương mại nên duy trì chỉ tiêu này tối đa ở mức 20% đểđảm bảo thanh khoản trong hoạt động

g Tỷ lệ khả năng chi trả

Trang 19

Tỷ lệ khả năng chi trả = Tổng Tài sản Có có thể thanh toán ngay/TổngTài sản Nợ đến hạn thanh toán ngay.

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng trongtương lai, phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng bằng việcdùng các Tài sản Có có thể thanh toán ngay để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợkhi đến hạn thanh toán Nếu chỉ số này càng cao thì ngân hàng được xem là

có khả năng thanh khoản ngắn hạn càng cao và ngược lại Theo chuẩn mựcquốc tế, các ngân hàng nên duy trì chỉ tiêu này tối thiểu ở mức 25% tại bất kỳthời điểm nào để đảm bảo khả năng thanh khoản Theo quy định của Ngânhàng Nhà nước hiện nay (QĐ 457/QĐ-NHNN của NHNN), việc tính toán duytrì khả năng thanh toán được xem xét trong vòng 7 ngày và 1 tháng tiếp theo

h Chỉ số Chứng khoán thanh khoản

Chứng khoán thanh khoản = Số chứng khoán thanh khoản/Tổng tài sảnthanh khoản

1.3.1.2 Điều kiện áp dụng

Khi áp dụng phương pháp này, ngân hàng cần xây dựng các giới hạn đểthực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của ngân hàng và phù hợp

cả với thông lệ quốc tế Mặt khác cũng phải tuân thủ theo một số các hạn mức

mà Ngân hàng Nhà nước đề ra

1.3.1.3 Đánh giá phương pháp

a.Ưu điểm

Nhìn chung đây là phương pháp yêu cầu khả năng công nghệ cũng như

dữ liệu đầu vào tương đối đơn giản Ngân hàng chỉ cần xây dựng các chỉ sốdựa trên bảng tổng kết tài sản Ở nước ta hiện nay Ngân hàng Nhà nước chỉquy định giới hạn thực hiện đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trungdài hạn và tỷ lệ khả năng chi trả, các chỉ số còn lại ngân hàng chủ động quản

lý nên việc thực hiện tương đối dễ dàng Một ưu điểm nữa là với khả năng và

Trang 20

trình độ công nghệ còn hạn chế của ngân hàng thương mại Việt Nam, chưangang tầm với khu vực và thế giới, thì sử dụng phương pháp đơn giản này làtương đối phù hợp Bên cạnh đó phương pháp này cũng không yêu cầu cao vềcông tác phân tích dự báo trong điều kiện công tác phân tích dự báo cín nhiềuhạn chế hiện nay ở nước ta và Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có hệ thốngcảnh báo sớm về tình hình thanh khoản.

b Nhược điểm

Với phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh yêu cầu ngân hàng phảiduy trì một lượng cụ thể về tài sản thanh khoản tương quan với những khoản

nợ tại mỗi thời điểm nhất định đảm bảo ngân hàng có đủ những tài sản dự trữ

có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để làm tăng vốn khả dụng đáp ứng bất

kỳ nhu cầu chi trả nào Tuy nhiên thực tế hoạt động cho thấy việc tuân thủ cácyêu cầu về tỷ lệ tài sản thanh khoản không chỉ ra được tình trạng thanh khoảnthực tế của ngân hàng Danh mục kỳ hạn tài sản Có và tài sản Nợ của ngânhàng phụ thuộc vào loại thị trường cụ thể tài trợ cho chúng và một chính sáchthanh khoản hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào “lớp đệm” do tài sản dự trữ

mà còn phụ thuộc vào phụ thuộc vào sự quản lý, theo dõi và dự báo trạng tháithanh khoản tương lai cũng như chính sách đa dạng thích hợp về nguồn tàitrợ Việc quản lý bằng cách duy trì các tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể dẫnđến việc ngân hàng nắm giữ một lượng quá mức tài sản thanh khoản để bùđắp rủi ro làm giảm hiệu quả kinh doanh hoặc ngược lại nắm giũ 1 lượng tàisản thanh khoản quá ít không đủ cho yêu cầu thanh khoản sẽ dẫn đến rủi rothanh khoản

Do vậy ta nghiên cứu tiếp phương pháp hiện đại sau:

Trang 21

1.3.2 Quản lý theo phương pháp hiện đại

1.3.2.1 Nội dung phương pháp

Phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại hay còn gọi là phương phápphân tích thanh khoản động là phương pháp đánh giá trạng thái thanh khoảncủa ngân hàng bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệchcung cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó đưa ra quyết định quản lý thanh khoảnbằng những hạn mức, giới hạn thực hiện Theo phương pháp này, bộ phận cóchức năng quản lý thanh khoản cần thực hiện các công việc sau:

a Lập báo cáo dự tính thanh khoản

Để dự tính một cách tương đối cung cầu thanh khoản theo các khoảngthời gian trong tương lai thì theo phương pháp này, khi lập báo cáo, mọikhoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phải được báo cáo bằng cách phân

bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: từ 1ngày → 7 ngày, 8 ngày → 1 tháng, 1 tháng → 3 tháng, 3 tháng → 6 tháng.Đối với những khoản mục không có kỳ hạn hoặc không có ngày đến hạn cầnthì sử dụng các giả thiết kết hợp với phân tích dữ liệu lịch sủ để chia vào cácthang kỳ hạn thích hợp

Cụ thể như sau:

* Cung thanh khoản

- Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi thanh toántại các tổ chức tín dụng : 100% giá trị được phân bổ vào dải kỳ hạn 1 ngày

- Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác : phân bổ 100% theo

kỳ hạn của nó

- Tín phiếu và trái phiếu Chính phủ : phân bổ 5% giá trị vào dài kì hạn 1ngày, 15% giá trị vào dải kỳ hạn 2 → 7 ngày, 40% giá trị vào dải kỳ hạn 8ngày → 1 tháng, 40% giá trị vào dải kỳ hạn > 1 → 3 tháng

Trang 22

- Giấy tờ có giá phân bổ 100% theo kỳ hạn.

- Dự thu lãi và các khoản phải thu khác : phân bổ 50% giá trị vào dải kỳhạn > 3 → 6 tháng 50% giá trị còn lại của khoản mục này được coi như có kỳhạn > 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản

- Góp vốn liên doanh cổ phần, tài sản cố định, dự phòng rủi ro được coinhư có kỳ hạn > 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản

- Huy động vốn mới kể cả phát hành giấy tờ có giá: dự đoán doanh sốhuy động vốn mới tương ứng với các dải kỳ hạn (trường hợp không có biếnđộng bất thường có thể sử dụng số liệu lịch sử phát sinh của các năm trướctương ứng với các dải kỳ hạn)

- Các khoản mục ngoại bảng : giữ nguyên số dư gốc

* Cầu thanh khoản

- Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, cá nhân, Kho bạc Nhà nước và các

tổ chức tín dụng khác: căn cứ vào phân tích số liệu lịch sử và thông tin cậpnhật từ phía khách hàng, bộ phận phân tích thanh khoản xác định lượng tiền

ổn định và lượng tiền không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn Lượng tiền

ổn định được coi như không bị rút khỏi ngân hàng hoặc có kỳ đến hạn > 6tháng nên không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản Lượng tiền gửikhông ổn định được phân bổ 20% vào dải kỳ hạn 1 ngày, 30% vào dải kỳ hạn

2 → 7 ngày, 50% vào dải kỳ hạn 8 ngày đến 1 tháng

- Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, giấy tờ có giá đến hạn: căn

cứ vào số liệu lịch sử để xác định khả năng tỷ lệ tiền gửi rút trước hạn vàđược phân bổ vào dải kỳ hạn 1 ngày; số dư tiền gửi còn lại được giữ nguyên

dữ liệu gốc

- Tiền gửi kỳ hạn, vay các tổ chức tín dụng khác, vay Ngân hàng Nhànước, Bộ Tài chính: giữ nguyên dữ liệu gốc

Trang 23

- Dự chi lãi và các khoản phải trả khác: phân bổ 50% giá trị vào dải kỳhạn 3 tháng → 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này được coi như có kỳđến hạn > 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

- Vốn chủ sở hữu được coi như có kỳ đến hạn > 6 tháng và không đưavào báo cáo cung cầu thanh khoản

- Cho vay mới khách hàng: thu thập dữ liệu về lịch giải ngân các dự án,

dự kiến các khoản cho vay mới phát sinh trong tương lai

- Các khoản mục ngoại bảng ; giữ nguyên số liệu gốc

b Phân tích mô phỏng thanh khoản

Thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suấtxảy ra tối thiểu 5% Các giả định nêu ra bao gồm:

- Giả định thay đổi lãi suất

- Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu

kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của tổ chức tín dụng khác, uytín ngân hàng…)

- Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau:

• Kế hoạch cho vay mới

• Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân

• Khả năng từ huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá

• Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của Ngân hàng nhà nước

• Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác

• Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khoán cam kết mua lại)

• Khả năng chuyển các tài sản khác thành tiền mặt ( tài sản cố định, vốnliên doanh, cổ phần,…)

c Phân tích khả năng thanh toán

Trang 24

Việc phân tích khả năng thanh toán được thực hiện với giả thiết hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng là bình thường Trên thực tế, khó có thể xảy

ra trường hợp tất cả các khách hàng đều đến ngân hàng rút hết tiền trong cùng

01 ngày Với hoạt động kinh doanh bình thường ngân hàng sẽ ước tính đượclượng tiền gửi vào hoặc rút ra Chúng ta có thể thấy thành phần tiền gửi củakhách hàng luôn luôn thay đổi, theo tình hình thị trường khách hàng có thểchuyển từ tiền gửi sang danh mục khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác vàtrong ngắn hạn, sự thay đổi chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến phần vốn không ổnđịnh

Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải nắm vững và giám sát hành vi củacác nhóm đối tượng khách hàng theo từng loại sản phẩm và ngày đáo hạn,xây dựng các kịch bản tác động đến luồng tiền vào, luồn tiền ra để từ đó xácđịnh trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dưthừa hay thiếu hụt

d Đánh giá rủi ro thanh khoản

Mục đích của việc phân tích rủi ro thanh khoản là nhằm đánh giá tìnhtrạng ngân hàng sẽ ra sao nêu tình huống xấu nhất có thể xảy ra mà cụ thểtình huống được đề cập ở đây là khủng hoảng thanh khoản xảy ra tại ngânhàng, từ đó đánh giá khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những tìnhhuống xấu Cụ thể ngân hàng sẽ phải tiến hành đánh giá trên các mặt sau:

- Khả năng huy động vốn của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng

- Yếu tố thời gian : ngân hàng có thể huy động hoặc cho vay bao nhiêutrong khoảng thời gian nhất định

- Thời gian cần phải có để ngân hàng có thể bán một số tài sản nhất định

- Ngân hàng có thể bán các tài sản tại mức giá nào

- Khủng hoảng xảy ra là có tính hệ thống hay chỉ cục bộ trong ngân hàng

Trang 25

- Khả năng ngân hàng có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho kháchhàng một cách bình thường hay không

- Khả năng tạo vốn thanh khoản từ các công cụ phái sinh và các hoạtđộng ngoại bảng

1.3.2.2 Điều kiện áp dụng

Để áp dụng được phương pháp này yêu cầu ngân hàng phải có kho dữliệu tập trung với cơ sở dữ liệu đủ mạnh phục vụ cho công tác lập báo cáo,phân tích, dự báo Như vậy yêu cầu ngân hàng phải có một nền tảng cơ sở vậtchất cũng như trình độ công nghệ phát triển ở mức tương đối cao

Bên cạnh đó với phương pháp này đối tượng là trạng thái thanh khoảntrong tương lai với nhiều yếu tố khách quan tác động nên yêu cầu khả năngphân tích, dự báo tương đối chính xác và phức tạp, do vậy yêu cầu về trình độcán bộ tác nghiệp cũng là tương đối cao trong khi đây là hạn chế phổ biến ởcác ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

1.3.2.3 Đánh giá ưu nhược điểm

a Ưu điểm

Ngược lại với phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh, phương phápphân tích thanh khoản động qua phân tích trạng thái thanh khoản là phươngpháp mang lại hiệu quả cao và ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển củahoạt động ngân hàng cũng như tính hính biến động của thị trường Vớiphương pháp này ngân hàng sẽ thực hiện tốt hơn mục tiêu của quản lý thanhkhoản là an toàn và hiệu quả trong hoạt động

b Nhược điểm

Như đã đề cập ở trên, yêu cầu của phương pháp thanh khoản động làtương đối cao về cơ sở vật chất, công nghệ cũng như nguồn nhân lực trongkhi đây đang là hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta, do vậy

Trang 26

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thanh khoản

Các quyết định thanh khoản có thể phát sinh từ phía Tài sản Có hoặc Tàisản Nợ hoặc Tài sản ngoại bảng để đáp ứng cung thanh khoản hoặc cầu thanhkhoản phát sinh Mặt khác, thanh khoản bao gồm hai mục tiêu là an toàn vàhiệu quả trong khi hai mục tiêu này lại mâu thuẫn nhau, nghĩa là khi ngânhàng theo đuổi mục tiêu an toàn thì sẽ phải làm giảm hiệu quả và ngược lại

Để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ phải lựa chọn rất nhiềuloại trong số các nguồn cung thanh khoản từ các Tài sản Có, tài sản Nợ, hay

từ những nguồn thanh khoản phái sinh khác nhau để đáp ứng mục tiêu kinhdoanh Và việc ra quyết định này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

1.4.1 Nguyên nhân phát sinh nhu cầu thanh khoản

Với một nhu cầu thanh khoản phát sinh nhất định tại thời điểm ngânhàng sẽ phải lựa chọn giữa các khả năng hiện có để có quyết định lựa chọn.Nguyên nhân của nhu cầu thanh khoản nếu phát sinh do tính thời vụ thì ngânhàng sẽ dựa vào số liệu lịch sử trong quá khứ để dự đoán trước được và sau

đó lựa chọn nguồn cung thanh khoản hợp lý và mang lại hiểu quả cao nhấtcho ngân hàng Cầu thanh khoản phát sinh từ việc nhiều người liên tục rúttiền và cầu thanh khoản phát sinh từ việc ngân hàng mở rộng cho vay vàngười đi vay gia tăng được ngân hàng xử lý theo cách khác nhau bằng việclựa chọn nguồn cung thanh khoản khác nhau

1.4.2 Kỳ hạn của nhu cầu thanh khoản

Kỳ hạn này cũng là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định thanhkhoản Khi thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn thì ngân hàng có xu hướng sửdụng các nguồn vay trên thị trường tiền tệ hoặc bán một số tài sản thanhkhoản Ngược lại nếu phải đối mặt với thiếu hụt thanh khoản trong dài hạn thìngân hàng thường có xu hướng tăng cường nguồn vốn huy động hơn là vaynóng Tương tự khi dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn thì ngân hàng sẽ đầu

Trang 27

vay Nhưng trong trường hợp dư thừa thanh khoản dài hạn, ngân hàng hoặcđầu tư vào các tài sản có kỳ hạn dài như giấy tờ có giá dài hạn…

1.4.3 Khả năng tham gia các thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là kênh tạo nguồn thanh khoản nhanh chóng và chi phíphù hợp, đặc biệt là nguồn vay từ hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp.Khả năng tham gia thị trường này cũng coi như khả năng tăng cung thanhkhoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhất định, và việc lựa chọn nguồn cungcũng phụ thuộc vào khả năng này Nếu ngân hàng có uy tín và dễ dàng tiếp cậncác nguồn cho vay khối lượng lớn trong thời gian ngắn ở trong nước hoặc quốc

tế thì có lợi thế hơn và việc lựa chọn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầuthanh khoản trở nên rộng rãi, thuận lợi hơn Nhưng đối với những ngân hàngnhỏ, bị hạn chế và ít có điều kiện tiếp cận nguồn vốn trên thị trường này, thìhạn mức đi vay từ các định chế tài chính khác và từ Ngân hàng Nhà nước sẽđược để dành cho những trường hợp phát sinh thanh khoản đột xuất, còn nguồncung thanh khoản thường được lựa chọn là bán tài sản của mình

1.4.4 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng tất yếu đến công tác quản lý thanhkhoản, là nhân tố phát sinh từ nội tại ngân hàng Tùy vào chiến lược kinhdoanh mà ngân hàng sẽ cụ thể hóa các quy định về quản lý thanh khoản cũngnhư hoạt động khác có liên quan

1.4.5 Chi phí của nguồn thanh khoản

Ngân hàng luôn muốn lựa chọn nguồn có chi phí thấp nhất mà vẫn đápứng được đầy đủ nhu cầu thanh khoản Nếu tính đến việc bán một tài sản nào

đó để giải quyết thanh khoản thì chi phí ở đây bao gồm : nguồn thu nhập cònlại từ tài sản mà ngân hàng chấp nhận từ bỏ, các khoản thuế, phí môi giới…Còn nếu muốn huy động nguồn mới thì ngân hàng phải cân nhắc chi phí trảlãi, chi phí cho dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm, các phí liên quan…

Trang 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH

KHOẢN TẠI NHCTVN2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam

2.1.1 Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2003 – 2008

Tổng tài sản qua các năm 2003-2008

Trang 29

Nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm 2003 - 2008

Trang 30

Lợi nhuận sau thuế qua các năm

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của NHCTVN

Trong 3 năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, đặc biệttrong hệ thống tài chính Có thể nói đó là những khó khăn lớn mà các ngânhàng đã phải vượt qua để tồn tại và khẳng định mình Chỉ tiêu chủ yếu màchúng ta xem xét để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hoạt độngNgân hàng là huy động vốn, cho vay, lãi lỗ hạch toán nội bộ

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn NHCT Việt Nam

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngàycàng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huyđộng của NHCTVN luôn tăng trưởng qua các năm

Trang 31

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)

Tuy nhiên năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn nhất trong ngành tàichính ngân hàng 6 tháng đầu năm chứng kiến sự gia tăng lãi suất huy độngchưa từng có, thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới43%/năm, nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tớitrên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm Do đó, lượng tiền gửivào ngân hàng ồ ạt hơn nên lượng vốn huy động tăng trưởng khá cao ở mức25,9% so với năm 2007, đặc biệt là khoản mục tiền gửi có kỳ hạn Trong đóthì nguồn vốn nội tệ chiếm 85,3% và ngoại tệ chiếm 14,7%

Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 151.459 tỷ đồng, tăng 24.835 tỷđồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 19,6%, chiếm 10,5% thị phần toànngành ngân hàng Trong đó, nguồn vốn nội tệ đạt 127.947 tỷ đồng, tăng26.067 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,5% và chiếm tỷ trọng 84,5% tổng nguồn vốnhuy động Vốn huy động ngoại tệ qui VNĐ đạt 23.512 tỷ đồng, giảm 1.233

- Tiền gửi của dân cư 52.773 55.060 +4,33% 75.358 36,8%

- Tiền gửi của các đối

tượng khác

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)

Ngày đăng: 23/04/2013, 20:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của NHCTVN - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của NHCTVN (Trang 30)
Bảng 2.1: Tổng vốn huy động của  NHCTVN - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
Bảng 2.1 Tổng vốn huy động của NHCTVN (Trang 30)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn tiền gửi của NHCT - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn tiền gửi của NHCT (Trang 31)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn tiền gửi của NHCT - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn tiền gửi của NHCT (Trang 31)
Hình 2.1: Tăng trưởng huy động và dư nợ cho vay NHCTVN - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
Hình 2.1 Tăng trưởng huy động và dư nợ cho vay NHCTVN (Trang 33)
Hình 2.1: Tăng trưởng huy động và dư nợ cho vay NHCTVN - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
Hình 2.1 Tăng trưởng huy động và dư nợ cho vay NHCTVN (Trang 33)
Bảng 2.4: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) của NHCTVN  qua các năm - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
Bảng 2.4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) của NHCTVN qua các năm (Trang 35)
Bảng 2.4: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước chi phí dự  phòng rủi ro tín dụng) của NHCTVN  qua các năm - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
Bảng 2.4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) của NHCTVN qua các năm (Trang 35)
Bảng 2.5. Giới hạn khe hở thanh khoản tích lũy - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
Bảng 2.5. Giới hạn khe hở thanh khoản tích lũy (Trang 41)
2.2.4.1. Tình hình thực hiện các chỉ số thanh khoản - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
2.2.4.1. Tình hình thực hiện các chỉ số thanh khoản (Trang 43)
2.2.4. Kết quả đạt được - Tăng cường công tác thanh khoản tại ngân hàng công thương Việt Nam
2.2.4. Kết quả đạt được (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w