1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo hiện trạng công nghệ ngành than vệt nam

35 748 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 466 KB

Nội dung

Nhiều thiết bị, kể cả những thiết bị khá đơn giản được đầu tư từ 25ữ 30 năm về trước vẫn đang tồn tại trong các dây chuyền sản xuất ở các xí nghiệp, kìm hãm sự phát triển của ngành; Tro

Trang 1

Lời nói đầu

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo cho các nước đang phát triển

có nhiều cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển và đưa nền kinh tế lạc hậu của mỗi nước tiến lên trình độ cao hơn

Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII và IX, hơn lúc nào hết việc thực hiện các mục tiêu chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước được đặt lên một trong những vị trí hàng đầu Tuy nhiên, hiện nay thiết bị công nghệ trong hầu hết các ngành công nghiệp nước ta trong đó có ngành than vẫn còn khá lạc hậu Nhiều thiết bị, kể cả những thiết bị khá đơn giản được đầu tư từ 25ữ 30 năm về trước vẫn đang tồn tại trong các dây chuyền sản xuất ở các xí nghiệp, kìm hãm sự phát triển của ngành;

Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với nhu cầu cần phải đổi mới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới trong quá trình hội nhập, ngành than Việt Nam cũng cần phải được

“Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ cùng với ngành công nghiệp khai khoáng cũng như với nông nghiệp và chế biến nông sản” đáp ứng yêu cầu trong Chương trình

hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 37 NQ/TW của Bộ Chính trị

về “Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh để đến

năm 2010 trình độ công nghệ của nước ta trong mọi lĩnh vực hoạt động nói chung phải tiếp cận với trình độ của các nước phát triển trong khu vực Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ sản xuất phải được đổi mới về cơ bản với mức

độ tự động hóa phát triển ở mức cao Một số lĩnh vực phải đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, là năm mà khoa học và công nghệ của thế giới sẽ đạt tới đỉnh cao”.

Trang 2

Chương I Hiện trạng công nghệ khai thác, sàng tuyển, chế biến và các thành

phần công nghệ của ngành than Việt Nam

Việt Nam có nguồn tài nguyên than lớn, khai thác có thể đủ đáp ứng cho các ngành kinh tế quốc dân có nhu cầu trong một thời gian dài và có thể dành một phần cho xuất khẩu Hiện nay các mỏ phân bố chủ yếu là ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Quảng Nam Than được khai thác bằng phương pháp khai thác lộ thiên và phương pháp khai thác hầm lò

1.1 Khái quát chung tình hình sản xuất của ngành than Việt Nam

Tổng trữ lượng (cấp A+B+C+P) các loại than trên toàn quốc đã tìm kiếm thăm dò còn lại đến 01/01/2006 là - 6.164.848 ngàn tấn (Bảng 1.1) Trữ lượng triển vọng than ở các vùng còn rất lớn, riêng bể than Quảng Ninh mức dưới -300m dự báo có khoảng 7 tỷ tấn Bể than Đồng Bằng Sông Hồng có khoảng 210

tỷ tấn, các bể than thềm lục địa Việt Nam có khỏang 4.700 tỷ tấn, than bùn có hơn 7 tỷ m3

Bảng 1.1 Trữ lượng địa chất các khu vực mỏ than Việt Nam

TT Đối tượng Trữ lượng địa chất (Chỉ tiêu nhà nước - đơn vị 10 3 T.)

I Tổng cộng toàn

quốc

6.164.848 -

Trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, ngành than Việt Nam đã được đầu

tư, cải tạo, mở rộng các mỏ cũ và xây dựng các mỏ mới, các nhà máy sàng tuyển, các công trình hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc

Trang 3

dân Việc thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (TVN) và nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tạo ra một cơ chế mới, một

tổ chức mới phù hợp với quy luật phát triển, tạo ra những động lực cần thiết để phát triển ngành

I.2 Hiện trạng công nghệ khai thác, chế biến trong các xí nghiệp

ngành than Việt Nam

Những năm qua Tổng Công ty đã đưa vào áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong từng dây chuyền sản xuất than, mặc dù số lượng công nhân lao động hàng năm tăng không nhiều nhưng sản lượng than khai thác trong toàn ngành tăng trưởng đạt trung bình 14% trong 10 năm qua (Bảng 1.1; Hình 1.1)

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành than trong 10 năm (1996 – 2005)

Hình 1.1 Biểu đồ tổng hợp sản lượng than khai thác 1995-2005

1) Hiện trạng công nghệ khai thác cho các loại hình mỏ hầm lò và lộ thiên, liên quan được mô tả tỉ mỉ cho các công tác:

• Mở vỉa, khai thông mỏ;

Trang 4

• Hệ thống các sơ đồ công nghệ khai thác

• Các dây chuyền sản xuất trong mỏ:

 Các mỏ lộ thiên đang áp dụng hệ thống khai thác dọc, góc dốc bờ công tác từ

17÷24o, chiều rộng mặt tầng công tác từ 35÷40 m, nhiều nơi đang xảy ra chập tầng Với công nghệ khai thác hiện nay khi mở rộng quy mô khai thác, chiều cao bờ mỏ lớn, số tầng khai thác nhiều, khối lượng đất bóc lớn, các mỏ sẽ gặp phải khó khăn để điều hoà chế độ công tác mỏ và đảm bảo yêu cầu tăng sản lượng;

 Thiết bị khai thác ở các mỏ có công suất còn nhỏ và chưa đồng bộ, phần lớn các thiết bị đã hết khấu hao Thời gian qua các mỏ đã đầu tư bổ sung một số thiết bị có công suất lớn Tuy nhiên, sự đầu tư còn mang tính riêng lẻ và chưa đồng bộ;

 Công tác vận tải, đổ thải, thoát nước gặp nhiều khó khăn do chiều cao nâng tải lớn, cung độ vận tải xa Dung tích các bãi thải ngoài hạn chế và có sự đan xen

đổ thải giữa các mỏ như vùng Hòn Gai, Cẩm Phả Mùa mưa lượng nước chảy vào các mỏ tới hàng triệu m3 gây ách tắc và tăng chi phí sản xuất;

 Trình độ công nghệ khai thác than hầm lò của Việt Nam còn đang ở mức độ thấp so với các nước trên thế giới Công nghệ khấu than chủ yếu vẫn là khoan

nổ mìn thủ công là chính Tuy nhiên trong những năm gần đây TCT Than Việt Nam đã chỉ đạo các Công ty khai thác than hầm lò nghiên cứu đổi mới công nghệ khai thác nhằm nâng cao sản lượng, năng suất lao động, giảm tổn thất và đảm bảo an toàn cho người lao động Vật liệu chống giữ gương lò chợ, đã phổ cập sử dụng vì chống thuỷ lực (cột thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực di động) trong hầu hết các lò chợ Bước đầu đã áp dụng cơ giới hoá công tác khấu than lò chợ bằng máy combai kết hợp với giá thuỷ lực di động và máy combai kết hợp với dàn chống tự hành đạt kết quả tốt;

 Trong đào lò chuẩn bị với công nghệ cũ thì tiến độ đào lò than mỗi tháng chỉ đạt 60÷100m, đào lò đá 35÷50m Năm 2004-2005 các mỏ đã nhập một số máy đào lò AM các loại của Ba Lan và tiến độ đào lò than đã đạt tới 200m/tháng,

lò đá 120 m/tháng Đó là những bước đổi mới đầu tiên trong công nghệ đào lò chuẩn bị của các mỏ hầm lò

2) Công nghệ sàng tuyển than:

Hiện tại ở ngành than hình thành 2 loại công nghệ sàng tuyển chính sau đây:

• Công nghệ sàng tuyển than ở các cụm sàng tại mỏ;

• Sàng tuyển than tại các nhà máy tuyển trung tâm có công nghệ tương đối hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của các hộ tiêu thụ trong ngoài nước về

Trang 5

chủng loại và chất lượng than Trong các nhà máy này có các dây chuyền công nghệ chính sau đây:

- Chuẩn bị sàng;

- Dây chuyền công nghệ tuyển;

- Dây chuyền công nghệ bùn nước ;

- Dây chuyền công nghệ đổ thải và đống bến

 Năng lực của các nhà máy tuyển than hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng

35÷40% sản lượng than nguyên khai được khai thác tại các mỏ, tỉ lệ này sẽ tiếp tục giảm khi các mỏ nâng cao sản lượng khai thác;

 Phần lớn các thiết bị công nghệ trong nhà máy tuyển chính Cửa Ông II và Hòn Gai đều hoạt động quá tải so công suất thiết kế, nhất là các hệ thống xử lý bùn nước Nguyên nhân là do tính chất than nguyên khai thay đổi, tỉ lệ than cấp hạt mịn tăng 1,5÷2,5 lần so thiết kế ban đầu Than thương phẩm cám mịn tổn thất sang than bùn phụ phẩm chiếm tỉ lệ lớn từ 25÷35% đang là một vấn đề mà các nhà máy tuyển than cần quan tâm nghiên cứu giải quyết;

Các nhà máy tuyển than cần phải cải tạo nâng cao công suất, đổi mới công nghệ xử lý bùn nước thay thế các hồ lắng bằng thiết bị lọc ép tăng áp, lọc chân không thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất của ngành;

 Vấn đề xử lý tận thu than trong đá thải và xử lý chất thải rắn từ các nhà máy tuyển cần phải được quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao hệ số sử dụng tổng hợp tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường

3) Công nghệ chế biến sử dụng than

Trong giai đoạn 2000÷2004, tổng số than tiêu thụ cho nhu cầu trong nước dao động trong khoảng 8,5÷14,6 triệu tấn Phụ thuộc vào các hộ tiêu thụ, công nghệ chế biến sử dụng than hiện nay có thể phân ra như sau:

• Công nghệ đốt than phun và đốt than tầng sôi tuần hoàn sử dụng ở các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy xi măng Tùy theo yêu cầu cấp nhiệt mà sử dụng than

có chất lượng khác nhau;

• Công nghệ khí hoá than để sử dụng cho các mục đích khác nhau Ví dụ như khi tổng hợp khí amôniac để sản xuất phân đạm, tổng hợp urê hoặc dùng cho mục đích làm nhiên liệu ở một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ceramic;

• Công nghệ luyện cốc để chuyển hóa loại than công nghệ sang một dạng than nhiên liệu mới có chất lượng cao hơn là cốc để dùng cho đúc và luyện kim Than đầu vào cho công nghệ luyện cốc là loại than chuyên dùng như than mỡ,

có khả năng kết cốc Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có khả năng thay thế một phần than mỡ bằng than antraxit để luyện cốc;

Trang 6

• Công nghệ chế biến than đóng bánh phục vụ cho sinh hoạt và nhu cầu công nghiệp đã được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh;

• Công nghệ sử dụng than dưới dạng làm nguyên liệu Đây là một lĩnh vực nhằm chế biến than ra các sản phẩm khác nhau để phục vụ cho sản xuất các sản phẩm sử dụng trong công nghiệp Trong lĩnh vực này than được sử dụng không phải dưới dạng làm nhiên liệu mà là nguyên liệu Đây là một lĩnh vực còn mới mẻ đối với nước ta vì công nghệ phức tạp, đòi hỏi nhiều thiết bị hiện đại

I.3 Hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành than

• Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kĩ thuật mỏ, về phần cứng

là được đáp ứng tương đối hiện đại, về con người cũng đã có những sự khởi đầu hợp lí, về phần mềm đang có những tiến bộ dần, tuy hiện tại có thể nhận thấy các phần mềm trong nước chưa đáp ứng nhu cầu và các phần mềm nước ngoài chưa được phát huy được hết sức mạnh

• Hầu như tất cả các cơ quan đơn vị thành viên, từ các cơ quan tư vấn và nghiên cứu đến các công ty xí nghiệp đã có nối mạng nội bộ toàn cơ quan và nối mạng toàn cầu internet Gần như mỗi cán bộ phòng ban chuyên trách đều có một máy tính và có nối mạng Công tác nối mạng được đánh giá là khá Tuy nhiên, có thể nhận thấy mặc dù nối mạng nội bộ nhưng nội dung thông tin để chia sẻ và cung cấp còn nghèo nàn, chất lượng thấp, không đồng bộ, chủng loại đơn điệu, tính cởi mở và tính cộng đồng không cao Nối mạng quốc tế đã đạt nhiều tiến bộ so với thời gian trước đây, cơ hội đã được chia sẻ với hầu như tất cả mọi người, tốc độ đường truyền được cải thiện, nhất là những năm gần đây sử dụng các công nghệ mới và đường cáp riêng nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như cách thức truy nhập, khai thác thông tin chưa hiệu quả,

I.4 Công tác tổ chức quản lý và nhân lực của ngành than Việt Nam

• Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 563/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ ;

• Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Than Việt Nam và để đẩy mạnh công cuộc phát triển công nghiệp khoáng sản ngày 26/12/2005 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 345/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng Công ty Khóang sản Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con;

Trang 7

Công tác sắp xếp, đổi mới tổ chức của ngành than trong thời gian qua đã đem lại chuyển biến mới trong sản xuất, cụ thể là:

a) Thay đổi hợp lý mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cho các đơn vị thành viên, kịp thời đáp ứng được các yêu cầu thực tế khách quan của sản xuất kinh doanh tại mỗi đơn vị, tạo điều kiện để các đơn vị ổn định, phát triển, giải phóng tối đa năng lực sản xuất của các đơn vị, tạo đà cho việc tăng tốc về sản lượng than của Tổng công ty trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay

b) Hệ thống tổ chức của ngành than thực sự lớn mạnh về lượng và chất, các đơn

vị sản xuất, chế biến, kinh doanh than, vật liệu nổ công nghiệp được củng cố vững chắc, mở rộng và phát triển các doanh nghiệp sản xuất điện, cơ khí, vật liệu xây dựng, thương mại, du lịch, dịch vụ ;

 Trình độ công nghệ nguồn nhân lực:

Năm 2004 ngành than có 92.000 người

• Bậc thợ bình quân tăng dần theo các năm Năm 1995 bậc thợ bình quân là 3,61; tăng lên 3,91 năm 2001 và 3,98 năm 2003;

• Từ năm 2000 nhờ áp dụng hàng loạt các giải pháp kỹ thuật tích cực trong việc đổi mới công nghệ mà năng suất lao động đã có bước tăng trưởng mang tính đột biến, tốc độ tăng trưởng về năng suất lao động năm sau cao hơn năm trước bình quân trên 20%

Chương II Phương pháp luận phục vụ cho việc đánh giá trình độ

công nghệ ngành than

2.1 Khái niệm về công nghệ

Trong phần này đưa ra một số khái niệm cơ bản về công nghệ của:

• Theo tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO): “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp” Định nghĩa này của UNIDO đứng trên góc độ một tổ chức phát triển công nghệ, nhấn mạnh tính khoa học và tính hiệu quả của công nghệ;

• Theo tổ chức ESCAP “Công nghệ” được mở rộng thêm: “Bao gồm tất cả các

kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin” Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà mở rộng khái

Trang 8

niệm công nghệ ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý Và do vậy, nó được coi là một bước ngoặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ.

• ở Việt Nam, có quan niệm cho rằng “Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi” Tuy nhiên, cách hiểu phổ biến nhất hiện nay phù hợp với các quan điểm, chính sách phát triển, quản lý khoa học và công nghệ, theo Luật Khoa học và Công

nghệ Việt Nam “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,

bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.

2.2 Các thành phần cơ bản của công nghệ

Bất cứ một công nghệ nào dù đơn giản cũng gồm có bốn thành phần Các thành phần này hàm chứa trong các vật thể (T), của con người (H), của thông tin (I), của tổ chức (O) và tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra các biến đổi mong muốn

2.3 Các đặc trưng của công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một sản phẩm nhưng là một sản phẩm đặc biệt Do đó, ngoài những đặc trưng của sản phẩm thông thường, nó có những đặc trưng mà chỉ công nghệ sản sinh ra sản phẩm mới có Các đặc trưng đó của công nghệ đó là:

• Vòng đời của các thành phần công nghệ (T,H,I,O); và

• Chu trình sống của công nghệ

2.4 Tổng quan về các phương pháp đánh giá trình độ công nghệ

Trước đây để đánh giá trình độ công nghệ của một ngành công nghiệp, người

ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Dưới đây là một số phương pháp điển hình, bao gồm:

• phương pháp đánh giá trình độ công nghệ về mặt kinh tế;

• đánh giá trình độ công nghệ bằng cách phân lập;

• phương pháp phân tích chiến lược và phương pháp đa chỉ số;

• Phương pháp đánh giá trình độ công nghệ theo các nhóm chỉ tiêu

 Một số nhược điểm của các cách đánh giá trình độ công nghệ trước đây:

Mỗi cách tiếp cân trên đây về đánh giá trình độ công nghệ nêu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng và cần thiết phải có một mô hình đánh giá thống nhất, trong đó cần xem xét đến một cách đồng thời các yếu tố đầu vào, đầu ra,

và các quá trình chuyển đổi công nghệ Một đánh giá như vậy đòi hỏi phải bao hàm cả các biến như năng lực của con người, các dữ kiện được tư liệu hoá và các cơ cấu tổ chức, do các yếu tố này có một vai trò chiến lược chủ chốt đối

Trang 9

với sự phát triển công nghệ của ngành Các yếu tố này vẫn chưa được xem xét đến trong tất cả các tiếp cận trước đây về đánh giá trình độ công nghệ

 Đánh giá trình độ công nghệ theo phương pháp ATLAS công nghệ

Phương pháp Atlas đánh giá trình độ công nghệ là kết quả của giai đoạn đầu

tiên của dự án Atlas Công nghệ nằm trong chương trình Tokyo về công nghệ

cho sự phát triển ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương được thông qua tại

phiên họp hàng năm lần thứ 40 của Uỷ ban Kinh tế-Xã hội Châu Á Thái Bình Dương có nhiều ưu điểm

Việc đánh giá trình độ công nghệ cho một ngành công nghiệp có thể được chia thành hai bước cơ bản: ở bước thứ nhất việc đánh giá trình độ công nghệ được tiến hành cho từng đơn vị cơ sở Sau đó kết quả đánh giá của các đơn vị

cơ sở được tổng hợp lại để đánh giá trình độ công nghệ ở cấp ngành

 Đánh giá trình độ công nghệ ở cấp cơ sở

Phương pháp Atlas công nghệ xem công nghệ như một tổ hợp gồm 4 thành phần cơ bản, tương tác với nhau một cách năng động, cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi Các thành phần đó là: Phần Kỹ thuật (T), phần Con người (H), phần Thông tin (I), và phần Tổ chức (O)

Để cho việc đánh giá trình độ công nghệ trở nên hoàn chỉnh hơn, chúng ta cần đưa ra một đại lượng mà cho phép đánh giá một cách tổng hợp trình độ công nghệ của đơn vị trong đó có tính đến trình độ công nghệ của cả bốn thành phần Phương pháp Atlas công nghệ đã làm được điều này với việc đưa

ra khái niệm hàm lượng công nghệ gia tăng.

Hàm lượng công nghệ gia tăng là kết quả trực tiếp của sự đóng góp về mức

độ tinh xảo của bốn thành phần công nghệ trong hoạt động chuyển đổi Sự

đóng góp này được thể hiện thông qua hệ số đóng góp công nghệ TCC.

TCC = TβtHβhIβiOβo (2-1) Trong đó T, H, I, O là mức độ đóng góp về công nghệ của riêng từng thành phần Kỹ thuật, Con người, Thông tin, Tổ chức Các chỉ số β biểu diễn cường

độ đóng góp của mỗi thành phần công nghệ vào TCC

Và chúng ta có công thức tính hàm lượng công nghệ gia tăng cho một doanh nghiệp như sau:

Trang 10

 Đánh giá trình độ công nghệ ở cấp ngành

Sau khi đã đánh giá trình độ công nghệ cho các đơn vị cơ sở, chúng ta có thể tổng hợp lại để đánh giá trình độ công nghệ ở cấp ngành Một chỉ tiêu toàn diện nhất để đánh giá trình độ công nghệ cho toàn ngành đó là tổng hàm lượng công nghệ gia tăng TCAI do toàn ngành tạo ra:

TCA I = λ.TCC i VA i (2-4)Trong đó: TCCI , VAI - tương ứng là hệ số đóng góp công nghệ ở cấp ngành,

và tổng giá trị gia tăng do ngành tạo ra

2.5 Triển khai đánh giá trình độ công nghệ ngành than theo phương pháp ATLAS công nghệ

• Theo phương pháp ATLAS công nghệ, việc đánh giá trình độ công nghệ cho một ngành công nghiệp nào đó có thể được chia làm hai bước ở bước thứ nhất, chúng ta tiến hành đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở theo bốn thành phần T, H, I, O và xác định giá trị hàm lượng công nghệ gia tăng cho từng đơn vị;

• Bước tiếp theo, chúng ta tiến hành tổng hợp trình độ công nghệ của các đơn vị

cơ sở để đánh giá trình độ công nghệ toàn ngành

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức hiện tại của ngành than chúng ta có thể lựa chọn các phương án để đánh giá trình độ công nghệ như sau:

Chọn cấp cơ sở là các đơn vị điển hình cho các khâu công nghệ của Tổng công ty Theo phương án này các đơn vị cơ sở sẽ bao gồm - 6 mỏ than lộ thiên (Hà Tu; Núi Béo; Đèo Nai; Cao Sơn; Cọc Sáu; Na Dương); - 6 mỏ than hầm lò (Mạo Khê; Vàng Danh; Hà Lầm; Thống Nhất; Mông Dương; Khe Chàm) và 3 nhà máy sàng tuyển than (Vàng Danh; Cửa Ông; Nam Cầu Trắng)

Xác định cấp cơ sở theo cách lựa chọn điển hình này đảm bảo qui mô của các đơn vị cơ sở là tương đối đồng đều, đặc trưng cho các khâu công nghệ, do vậy nó cho phép chúng ta có thể so sánh điểm mạnh, điểm yếu về trình độ công nghệ giữa các đơn vị cơ sở Thứ hai là số lượng các đơn vị cơ sở không quá nhiều và qui mô mỗi đơn vị cũng tương đối lớn, vì vậy kết quả phân tích đánh giá trình độ công nghệ theo từng thành phần T, H, I, O của mỗi đơn vị cơ sở có thể giúp chúng ta có thể tiến hành triển khai việc đánh giá trình độ công nghệ cho toàn ngành than một cách dễ dàng và thuận lợi hơn Điều này cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách và kế hoạch hoá đưa ra các chính sách, lộ trình phát triển công nghệ thích hợp cho toàn ngành cũng như cho từng đơn vị cơ sở

2.6 Tổ chức thực hiện đánh giá trình độ công nghệ ngành than

Trang 11

Quá trình thực hiện đề tài có thể được chia ra thành các bước chính như sau:

Bước 1: Xây dựng các tiêu chí để đánh giá trình độ các thành phần T, H, I, O theo phương pháp Atlas công nghệ.

• Tiêu chí điều tra đánh giá phần Kỹ thuật công nghệ: các tiêu chí này được xây dựng riêng rẽ cho từng loại đơn vị điển hình: các mỏ lộ thiên, các mỏ hầm lò, các nhà máy tuyển than Đối với các đơn vị này các tiêu chí đánh giá sẽ được chi tiết hoá đến từng công đoạn trong dây chuyền công nghệ, các chủng loại trang thiết bị với các thông số đặc trưng của chúng;

• Tiêu chí đánh giá về thành phần Con người: các tiêu chí này được áp dụng chung cho tất cả các đơn vị cơ sở, trong đó thành phần Con người được phân thành bốn loại: Đội ngũ công nhân, đội ngũ kỹ thuật viên, đội ngũ cán bộ quản

lý sản xuất, đội ngũ cán bộ nghiên cứu triển khai;

• Các tiêu chí đánh giá trình độ Phần Thông tin và Phần Tổ chức: được xây dựng chung cho tất cả các đơn vị cơ sở;

Để xây dựng được các tiêu chí trên, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của các chuyên gia là rất lớn ở bước này chúng ta cần có các nhóm chuyên gia am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan Để xây dựng các tiêu chí đánh giá trên chúng tôi tổ chức các nhóm chuyên gia sau:

 Nhóm chuyên gia về công nghệ trong các mỏ than lộ thiên: xây dựng các tiêu chí chuẩn mực để đánh giá phần Kỹ thuật của các mỏ than lộ thiên;

 Nhóm chuyên gia về công nghệ các mỏ than hầm lò: xây dựng các tiêu chí chuẩn mực để đánh giá phần Kỹ thuật của các mỏ hầm lò và xây dựng mỏ;

 Nhóm chuyên gia về công nghệ trong các nhà máy sàng tuyển: xây dựng các tiêu chí chuẩn mực để đánh giá phần Kỹ thuật của các nhà máy sàng tuyển;

 Nhóm chuyên gia về cơ điện: xây dựng các tiêu chí chuẩn mực để đánh giá phần Kỹ thuật của các thiết bị vận tải, thông gió, thoát nước, thiết bị điện;

 Nhóm chuyên gia về các thành phần Con người, Công nghệ Thông tin, Tổ chức: xây dựng các tiêu chí chuẩn để điều tra với các nội dung có liên quan

Bước 2: Xây dựng các biểu mẫu điều tra.

Trên cơ sở các tiêu chí chuẩn mực để đánh giá được xây dựng ở bước 1, chúng ta tiến hành xây dựng các biểu mẫu điều tra để thu thập được các thông tin phục vụ cho việc đánh giá trình độ các thành phần công nghệ theo các tiêu chí chuẩn mực đã đề ra

Tương ứng với mỗi đơn vị cơ sở để đánh giá sẽ có một bộ phiếu điều tra ở bước này, các biểu mẫu điều tra phải được xây dựng một cách rõ ràng, dễ hiểu để thuận tiện cho các đơn vị cơ sở có thể cung cấp các thông tin một cách dễ dàng và chính xác, giúp cho nhóm nghiên cứu có thể điều tra một cách khách quan các số

Trang 12

liệu đặc trưng của các cơ sở điển hình, từ đó có thể xây dựng các thang điểm, các trọng số đánh giá một cách chính xác

Bước 3: Tiến hành điều tra

Việc điều tra được thực hiện đối với tất cả các đơn vị cơ sở đã lựa chọn của ngành than Việt Nam

Bước 4: Đánh giá môi trường công nghệ

ở bước này chúng ta tiến hành đánh giá môi trường công nghệ Kết quả của bước này sẽ đưa ra được chỉ số môi trường công nghệ TCI (λ), để phục vụ cho việc tính hàm lượng công nghệ gia tăng của từng đơn vị cơ sở ở bước tiếp theo

Bước 5: Đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở

Trên cơ sở các thông tin thu được qua điều tra ở bước 3, chúng ta tiến hành đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở theo các tiêu chí đánh giá được xây dựng ở bước 1 Kết quả ở bước này sẽ cho chúng ta các đánh giá trình độ công nghệ theo bốn thành phần T, H, I, O và hàm lượng công nghệ gia tăng của từng đơn vị cơ sở

Bước 6: Đánh giá tổng hợp trình độ công nghệ của toàn ngành

Trên cơ sở kết quả đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở ở bước

5, chúng ta tiến hành tổng hợp để đánh giá trình độ công nghệ cho toàn ngành Trình độ công nghệ của toàn ngành có thể được phản ánh qua các chỉ tiêu: tổng hàm lượng công nghệ gia tăng toàn ngành, hệ số đóng góp công nghệ bình quân toàn ngành, giá trị hàm lượng công nghệ gia tăng bình quân toàn ngành, trình độ bình quân toàn ngành của các thành phần công nghệ T, H, I, O Ngoài ra việc tổng hợp đánh giá cũng được tiến hành cho từng mặt riêng rẽ của các thành phần công nghệ

Kết quả bước này sẽ cho chúng ta bức tranh tổng thể về trình độ công nghệ ngành than với những phân tích về điểm mạnh và điểm yếu Đó sẽ là những căn

cứ có giá trị để đưa ra những định hướng phát triển công nghệ cho ngành than

Chương Iii Đánh giá môi trường công nghệ việt nam 3.1 Khái niệm và vai trò của môi trường công nghệ

Trang 13

Môi trường công nghệ của một nước là khung cảnh quốc gia mà trong đó các hoạt động dựa trên công nghệ được thực hiện.

Sự phát triển công nghệ sẽ có đà khi nó được phổ biến trong môi trường thích hợp Do vậy việc tạo lập và phát triển một môi trường công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghệ Việc phân tích môi trường công nghệ sẽ đem lại cho những nhà lập kế hoạch quốc gia những thông tin về mặt mạnh và mặt yếu của nền văn hóa công nghệ trong nước Rồi từ đó có định hướng xây dựng và phát triển môi trường công nghệ một cách hợp lý và thuận lợi

3.2 Các mặt cần xem xét khi đánh giá môi trường công nghệ

Các mặt cần xem xét khi đánh giá môi trường công nghệ là sử dụng các dữ liệu sẵn có để đánh giá Theo kinh nghiệm của Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á-Thái Bình Dương cho thấy nhìn chung các dữ liệu để đánh giá công nghệ

có sẵn trong 7 lĩnh vực sau:

 Tình trạng phát triển kinh tế - xã hội;

 Tình trạng cơ sở hạ tầng vật chất và các phương tiện hỗ trợ ;

 Đội ngũ cán bộ KH&CN và chi phí nghiên cứu và triển khai ;

 Tình trạng khoa học và công nghệ trong hệ thống sản xuất ;

 Tình trạng khoa học và công nghệ trong các trường đại học ;

 Những tiến bộ và nỗ lực trong các lĩnh vực chuyên môn hóa được lựa chọn;

 Cam kết ở cấp vĩ mô đối với khoa học và công nghệ phục vụ phát triển

Việc phân tích môi trường công nghệ có thể cho thấy tình hình đất nước có lợi

hay không cho việc sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống sản xuất của nó Mục tiêu chủ yếu ở đây không phải là để lượng hoá một cách thật chính xác vô số các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của tất cả các biến số

3.3 Đánh giá môi trường công nghệ

Các yếu tố để đánh giá môi trường công nghệ có thể được phân ra thành 2 loại

là các yếu tố định lượng và các yếu tố định tính

Trong mô hình này chỉ số môi trường công nghệ (Technology Climate Index - TCI), hay chỉ số λ, được xác định như sau:

TCI = a*TFI + b*LFI (3-1)

Trong đó: TFI là chỉ số đánh giá các yếu tố khách quan của môi trường công nghệ quốc gia và LFI là chỉ số đánh giá các yếu tố chủ quan của môi trường công nghệ Các giá trị a và b là trọng số quyết định của các yếu tố, phản ánh tầm quan trọng tương đối của TFI và LFI trong việc đánh giá TCI

Việc đánh giá được tiến hành cho các yếu tố:

Đánh giá các yếu tố khách quan TFI;

Tính toán số đo các yếu tố chủ quan LFI.

Trang 14

Sau khi đã có được những đánh giá về các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan của môi trường công nghệ, chúng ta có thể dùng công thức (3-1) để tính chỉ số TCI phản ánh một cách tổng hợp mức độ thuận lợi của môi trường công nghệ quốc gia Tuy nhiên để có thể sử dụng được công thức (3-1), chúng ta một lần nữa lại phải sử dụng ý kiến của các chuyên gia để đánh giá về các trọng số a

và b của các nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan Theo đánh giá của các chuyên gia thì chúng ta có thể cho a = 0,5 và b = 0,5 Kết quả này phản ánh quan điểm của các chuyên gia cho rằng trọng số của các yếu tố khách quan thường có giá trị cao hơn so với các yếu tố chủ quan Như vậy chỉ số môi trường công nghệ TCI của Việt Nam có thể xác định được như sau:

TCI = a*TFI + b*LFI = 0,5.0,426 + 0,5.0,443 = 0,434.

Chương iV đánh giá trình độ công nghệ ngành khai

thác, chế biến than việt nam 4.1 Đánh giá trình độ công nghệ của Phần Kỹ thuật (T)

Đánh giá trình độ công nghệ phần kỹ thuật của các xí nghiệp trong ngành than được tiến hành cho các mỏ than hầm lò, các mỏ than lộ thiên và các nhà máy tuyển than và sau đó tổng hợp cho toàn ngành Việc đánh giá được tiến hành cho phần thiết bị và dây chuyền công nghệ của các xí nghiệp này về mức độ tinh xảo

và mức độ hiện đại;

Trong các xí nghiệp mỏ cũng như nhà máy tuyển mức độ tinh xảo và mức độ hiện đại đ-ợc xác định đối với tất cả các trang thiết bị chính, tất cả các dây chuyền công nghệ sản xuất của xí nghiệp mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên và nhà máy sàng tuyển than và trên cơ sở đó tổng hợp cho toàn ngành

4.2 Đánh giá trình độ công nghệ phần Con ng-ời (H)

Đối với phần con ng-ời, mức độ tinh xảo và mức độ hiện đại đ-ợc xác định theo năng lực của từng thành phần đ-ợc phân loại (đội ngũ công nhân, đội ngũ kỹ thuật viên, đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất) cho mỗi đơn vị điển hình và sau đó tổng hợp cho toàn ngành

4.3 Đánh gía trình độ công nghệ phần Thông tin (I)

Trang 15

Mức độ tinh xảo và mức độ hiện đại của phần thông tin đ-ợc đánh giá cho mỗi Công ty điển hình và tổng hợp cho toàn ngành tùy theo từng loại thông tin

4.4 Đánh gía trình độ công nghệ phần Tổ chức (O)

• Đánh giá mức độ tinh xảo: Cấp độ tinh xảo của phần tổ chức đ-ợc đánh giá trong mỗi Công ty điển hình và tổng hợp cho toàn ngành T-ơng tự nh- phần Con ng-ời và phần Thông tin,

• Đánh giá mức độ hiện đại: Mức độ hiện đại phần tổ chức đ-ợc đánh giá chung bình qua các mặt: hiệu quả tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ phổ biến chiến l-ợc hoạt động, phong cách lãnh đạo, mức độ quan trọng của các yếu tố mà doanh nghiệp đang sử dụng khi tuyển nhân sự, mức độ làm tăng động lực làm việc của hệ thống thu nhập, khen th-ởng của công ty, hệ thống quản lý chất l-ợng

4.5 Tổng hợp kết quả đánh giá các đơn vị điển hình và toàn ngành than

Kết quả đánh giá trình độ công nghệ cho từng đơn vị cơ sở điển hình đ-ợc trình bày chi tiết thành các tập tài liệu riêng cho từng đơn vị và biểu tổng hợp chung cho toàn ngành (Bảng 4.7 đến 4.13)

Bảng 4.7 Tổng hợp về tuổi thọ của thiết bị ngành than

16,644,96

15,70

39,97

30,4635,92

3,5111,4

50,51 43,82

39,2133,48

6,5211,3

Nhà máy tuyển:

- Thiết bị máy c/tác (%)

- Thiết bị điện (%)

1,82-

24,2018,39

46,57 45,92

27,4126,63

9,06

-Bảng 4.8 Đánh giá về năng suất của thiết bị ngành than

Thiết bị mỏ lộ thiên (%) 30,93 25,02 29,27 10,97 3,77Thiết bị mỏ hầm lò (%) - 9,33 35,27 54,88 0,52

Trang 16

Thiết bị n/máy tuyển (%) 67,15 16,43 9,13 5,93 1,36

Bảng 4.9 Trình độ học vấn của cán bộ, công nhân ngành than

5,18

3,976,975,40

89,49

92,3290,1585,98

28,74

25,5342,9417,74

- -

-Bảng 4.10 Tổng hợp về bậc thợ của công nhân ngành than

Công nhân lộ thiên (%) 61,63 11,09 8,10 9,62 9,56 2,21Công nhân hầm lò (%) 54,67 14,38 13,54 10,87 6,35 0,19C/n nhà máy tuyển (%) 44,09 14,02 17,76 19,03 4,94 0,16

Qua các biểu bảng và kết quả đánh giá trên chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét nh- sau:

1 Trình độ thành phần công nghệ Kỹ thuật của các mỏ than lộ thiên (0,694) và các nhà máy sàng tuyển (0,751) cao hơn hẳn so với các mỏ than hầm lò (0,473) Điều này cũng dễ hiểu vì trong những năm qua sản lượng của các mỏ than lộ thiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều kiện địa chất kỹ thuật trong các mỏ than hầm lò rất phức tạp chưa cho phép đầu tư công nghệ kỹ thuật để nâng cao sản lượng Hơn thế nữa việc đầu tư vào các mỏ than hầm lò đòi hỏi phải có thời gian và hiệu quả sản xuất từ các mỏ than hầm lò hiện còn ở mức thấp so với các mỏ than lộ thiên Kết quả đánh giá này cũng cho thấy để đẩy mạnh sản xuất, gia tăng sản lượng trong tương lai ngành than cần chú trọng xem xét đầu

tư vào khâu công nghệ kỹ thuật trong các mỏ than hầm lò

• Trang thiết bị trong ngành than hầu hết đều được đầu tư đã khá lâu, giá trị còn lại của các chủng loại thiết bị máy công tác cũng như thiết bị điện đều chỉ nằm trong khoảng từ 40÷60%

Trang 17

• Năng suất của máy móc thiết bị ở các mỏ lộ thiên và nhà máy tuyển là khá cao (30,93% và 67,15% thiết bị có năng suất trên 80%) trong khi đó năng suất máy móc thiết bị trong các mỏ than hầm lò còn ở mức thấp (54,88% thiết bị có năng suất dưới 40% định mức);

• Thế hệ các trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị điện, hệ thống truyền động, hệ thống điều độ điều khiển sản xuất, hệ thống bảo vệ và sự đồng bộ của chúng trong dây chuyền sản xuất là ở mức thấp, cần được chú trọng đẩy mạnh đầu tư để đảm bảo cho sản xuất với nhịp độ cao;

• So với các nước, ngành khai thác than lộ thiên nước ta có trình độ phần kỹ thuật công nghệ có thể coi vào loại trung bình tiên tiến;

2 Đối với thành phần Con ng-ời (H), cấp bậc tinh xảo cao nhất của cán bộ công nhân ngành than chỉ ở mức có khả năng tiếp thu công nghệ mới, cải tiến công nghệ, ch-a đạt đ-ợc đến mức có khả năng có những phát minh sáng chế Do vậy trình độ công nghệ của phần Con ng-ời hầu hết chỉ ở mức trung bình Điều đáng lưu ý là số cán bộ công nhân ngành than có thâm niên công tác trên

12 năm có tỷ lệ khá cao (42,44% đối với công nhân và 28,56% đối với cán bộ

kỹ thuật và quản lý) Điều này cũng thể hiện qua số liệu đánh giá về bậc thợ của đội ngũ công nhân Cần chú ý tăng cường bồi dưỡng đào tạo tránh sự thiếu hụt về cán bộ, công nhân trong những năm tới đây để đáp ứng nhu cầu sản lượng;

Bảng 4.11 Thâm niên công tác của công nhân và cán bộ ngành than

năm

6÷9 năm

8,99

0,1119,597,29

12,14

11,6014,859,98

14,64

10,6716,2517,02

42,44

50,5224,8351,92

5,01

3,046,355,65

6,01

2,407,068,57

11,05

5,4415,4312,28

28,56

35,5930,7719,29

Ngày đăng: 03/12/2015, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w