ĐẶC TRƯNG GIÁO DỤC THỜI LÝ – TRẦN – HỒ 1-Vài nét về tình hình giáo dục trước thế kỉ XI: Trước khi nho giáo xâm nhập, xã hội nước ta đã có một nền giáo dục lâu đời gắn với các cộng đồng
Trang 1VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC TRUNG TÂM GIÁO DỤC HỌC PHÒNG LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Đề tài B94-37-23
ĐẶC TRƢNG GIÁO DỤC THỜI LÝ – TRẦN – HỒ
(Báo cáo tổng luận)
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đăng Tiến
Thƣ ký đề tài:
Hồ Thị Hồng
Hà nội – 1995
Trang 2VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC TRUNG TÂM GIÁO DỤC HỌC PHÒNG LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Đề tài B94-37-23
ĐẶC TRƢNG GIÁO DỤC THỜI LÝ – TRẦN – HỒ
(Báo cáo tổng luận)
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đăng Tiến
Thƣ ký đề tài:
Hồ Thị Hồng
Hà nội - 1995
Trang 3MỤC LỤC ĐẶC TRƯNG GIÁO DỤC THỜI LÝ – TRẦN – HỒ
1-Vài nét về tình hình giáo dục trước thế kỉ XI: 1
2- Những yêu cầu của kinh tế - xã hội đặt ra cho giáo dục dưới thời Lý – Trần – Hồ 2
3- Mục tiêu đào tạo của giáo dục Lí – Trần – Hồ 6
4- Tổ chức trường lớp thời Lí – Trần – Hồ 7
4.1 Triều Lí: (1009 – 1225) 7
4.2 Triều Trần (1226-1400) 8
4.3 Đến nhà hồ (1400-1407) 12
5- Tổ chức khoa cử dưới thời Lý-Trần-Hồ: 12
6- Nội dung giáo dục và thi cử dưới thời Lý – Trần – Hồ 15
7- Đặc trưng giáo dục thời Lý – Trần – Hồ 18
7.1- Xây dựng một nền giáo dục độc lập, tự chủ, đào tạo những con người có ý thức dân tộc, tự cường, nét đặc trưng nổi bật thứ nhất của giáo dục Lý – Trần – Hồ 18
7.2- Tam giáo đồng nguyên, nét đặc trưng nổi bật thứ hai của giáo dục Lý – Trần – Hồ 25
7.3 Chữ Nôm, một thứ văn tự ghi âm tiếng nói của dân tộc: 30
7.4.1 Truyền thống thượng võ của nhân dân ta: 32
7.4.2 Võ giáo thời Lý – Trần – Hồ: 33
Trang 48- Vài nhận định về giáo dục thời Lý – Trần – Hồ 37
8.1 Về cách thức tuyển chọn nhân tài 37
8.2 Về mục tiêu đào tạo 37
8.3 Về tổ chức trường lớp và tổ chức khoa cử 38
8.4 Về nội dung giáo dục, giảng dạy 40
9- Phát huy kinh nghiệm truyền thống đối với giáo dục hiện nay 41
9.1 Coi trọng giáo dục, coi trọng nhân tài 41
9.2 Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng giáo dục 41
9.3 Xây dựng kỉ cương, nề nếp giáo dục 42
Trang 5ĐẶC TRƯNG GIÁO DỤC THỜI LÝ – TRẦN – HỒ
1-Vài nét về tình hình giáo dục trước thế kỉ XI:
Trước khi nho giáo xâm nhập, xã hội nước ta đã có một nền giáo dục lâu đời gắn với các cộng đồng làng xã Đó là một nền giáo dục dân gian không trường, không sách và thầy nhưng chính nó đã đào tạo nên nhiều thế hệ con em có đức tài, mang bản sắc dân tộc Việt Nam
Nó ra đời trước khi có nhà nước và nền giáo dục chính thống, tồn tại và phát triển song song với giáo dục chính thống tới ngày nay
Trong suốt 10 thế kỉ Bắc thuộc, các thế lực phong kiến phương Bắc đã tìm mọi cách
để đồng hóa dân tộc ta song đầu thất bại
Trên lĩnh vực giáo dục, họ đã du nhập nho giáo vào nước ta, song ở mức độ rất sơ đẳng và chỉ dừng lại ở tầng lớp trên của xã hội, đặc biệt là trong các tăng lư phật giáo Cũng
có vài ba người được học tập, đỗ đạt và làm quan bên Trung Quốc (Tình Thiều ở triều Lương, Khương Công Phụ, Khương Công Phục ở đời nhà Đường)
Sau khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, xây dựng nền độc lập tự chủ, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền, Lê luôn phải lo việc chống thù trong, giặc ngoài, vả lại các vương triều này đều ngắn ngủi, nên chưa có điều kiện xây dựng một nền giáo dục chính quy Tuy nhiên, nền văn hóa dân tộc vẫn nảy nở trên vốn cổ truyền Đặc biệt, phật giáo đã được phát triển sâu rộng, chiếm ưu thế trong xã hội Chùa tháp được xây dựng khắp nơi Các nhà sư và tầng lớp
có học thức, có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với cả trong triều, ngoài nội Nhiều nhà sư không những giỏi đạo mà còn tham gia các công việc triều chính, trở thành quốc sư như Đỗ Thuận, Ngô Chân Lưu , Vạn Hạnh
Nhiều nơi, nhà chùa là trường học nhằm giáo dục phật giáo bằng chữ Phận, chữ Hán Vào cuối thế kỉ X, nho học vẫn chỉ phát triển lẻ tẻ, chưa có vị trí đáng kể
Trang 62- Những yêu cầu của kinh tế - xã hội đặt ra cho giáo dục dưới thời Lý – Trần –
Hồ
2.1 Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, chấm dứt cuộc đời của một nhà vua tàn bạo, chấm dứt cả triều đại Tiền Lê
Lý Công Uẩn, được sự phò tá của thiền sư Vạn Hạnh, và sự ủng hộ của các triều thần,
đã lên ngôi vua, mở đầu một kỷ nguyên mới rực rỡ, kỷ nguyên Đại Việt Tuy vậy, trải qua một ngàn năm Bắc thuộc và nạn tranh chấp của thập nhị sứ quân, vận nước giờ đây đang đứng trước muôn vàn khó khăn, nghiên ngửa Đối nội, phải củng cố vững chắc chế độ phong kiến, phục hồi và phát triển các mặt kinh tế, ổn định cuộc sống xã hội và lòng dân Đối ngoại, các thế lực ngoại xâm luôn luôn dòm ngó, chờ mọi cơ hội để xâm lăng
Bởi vậy, triều Lý cũng như Trần, Hồ phải bắt tay vào việc xây dựng và phát triển một chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh
Đó phải là các triều đại hoàn toàn độc lập, tự chủ thống nhất, không phụ thuộc vào phong kiến Trung Quốc Kinh nghiệm lịch sử đã chứng tỏ rằng nếu mất độc lập thì sẽ mất tất
cả Do đó, đòi hỏi đầu tiên là nhiệm vụ giữ nước – Song muốn giữ được nước thì trên dưới phải một lòng, quân dân phải nhất trí Và trước hết phải xây dựng đất nước để có một cơ sở vật chất và tinh thần vững chắc, một hậu phương hùng hậu
Ngày nay nhìn lại, ta có thể thấy rõ cả 3 vương triều Lý – Trần – Hồ đều hết sức quan tâm đến việc phục hồi, phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, đẩy mạnh cả nội ngoại thương, xây dựng những đội quân tinh nhuệ, hùng mạnh
Rõ ràng những yêu cầu mới mẻ, nặng nề đó đòi hỏi phải có lớp người hiền tài đông đảo Buổi đầu, các triều đại Lý – Trần đã tuyển dụng hiền tài bằng này không được là bao Muốn có một đội ngũ quan lại từ trung ương đến địa phương, phải đào tạo một lớp người mới, phải có một nền giáo dục chính qui của
Trang 7nhà nước Vấn đề là vương triều Lý đầu tiên đã lựa chọn nền giáo dục nào? Phật giáo, Đạo giáo hay Nho giáo ?
Trong 61 năm đầu triều Lý, chưa thấy có tổ chức gì về giáo dục Sử sách chỉ ghi lại một số sự việc chứng tỏ cả 3 đạo Phật, Lão, Nho đã xuất hiện trong cuộc sống xã hội, nổi bật nhất là đạo Phật Thí dụ:
Các vua quan nhà Lý đều rất sùng đạo Phật Chùa tháp được dựng lên khắp nơi
Về Phật, năm 1018, vua Lý Thái Tổ sai sứ sang nhà Tổng xin kinh Tam tạng Năm
1036, Lý Thái Tông xuống chiều chép kinh Đại tạng cất ở kho Trùng Hưng
Về Đạo, năm 1031, nhà vua cho cấp giấy chứng nhận được vào giới tu đạo cho các đạo sĩ (đạo giáo) ở cung Thái Thanh
Bên cạnh đó, 2 sự kiện nổi bật chứng tỏ nội dung của Nho giáo đã được nhà Lý sử dụng:
Năm 1028, Lý Thái Tông họp bầy tôi hội thề ở miếu thờ thần Đồng cỏ, phường Yên Thái (nay ở quận Ba Đình, Hà Nội) nêu rõ:
“Làm con mà bất hiếu, làm tôi mà bất trung thì thân linh chu diệt”
Từ đây, hội thề được tổ chức hàng năm, bầy tôi nào trốn tránh đều bị phạt đánh 50 trượng
Trong Hình thư đời Lý, tội “thập ác” cũng mang nhiều dấn ấn nho giáo Đó là các tội phản quốc, đại nghịch, giết vua, giết cha; âm mưu phản bội, hung ác bạo nghịch, không có đạo đức, bất kính, bất hiếu với cha mẹ, không hòa thuận với anh em; bất nghĩa; loạn luân
Trang 8của dân tộc Với 3 sự kiện nổi bật là năm 1070 lập Văn Miếu, 1075 thi nho học tam đường,
1076 lập Quốc Tử Giám, ta thấy rõ triều Lí đã khẳng định chọn nho giáo làm nền giáo dục chính thống Chắc hẳn, trong khi chọn lựa, triều Lí đã thấy rõ Phật giáo tuy thịnh đạt song chỉ
là một tôn giáo trong khi nho giáo là chỗ dựa vững chắc cho việc xây dựng quốc gia phong kiến tập quyền Còn Đạo giáo còn mờ nhạt và không thể là chỗ dựa của chính quyền Lúc này nước ta chưa có chữ viết riêng nên không thể không vay mượn chữ Hán Kinh nghiệm hàng ngàn năm của phong kiến Trung Quốc lấy nho giáo làm quốc giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước ta Đó cũng là lí do để triều Lí quy định lấy nho giáo làm nền quốc học
2.2- Những yêu cầu mới của đất nước đặt ra cho giáo dục:
Lí Công Uẩn thay thế triều Tiền Lê lên ngôi là một sự thay đổi cơ bản về chất so với thời kì trước đó
Kể từ họ Khúc dấy nghiệp đến hết thời Tiền Lê, nước ta về thực chất đã giành được độc lập, tự chủ một thế kỉ Để giành lại được nền độc lập này, dân tộc ta đã phải đấu tranh gian khổ suốt 10 thế kỉ Song giữ được nền độc lập dân tộc và thống nhất được đất nước còn khó hơn nhiều Thực tế lịch sử đã chỉ rõ chỉ trong vòng 100 năm này, các triều đại đã trải qua
5 lần hưng, phế (1) Cuối Tiền Lê, Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều), giết anh là Lê Long Việt, lên ngôi Ông là một vua ăn chơi xa đọa, cực kì tàn bạo, hiếu sát, xã hội hỗn loạn, dân tình khốn khổ, đang cần có sự đổi thay
Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều đình và một số nhà sư đã suy tôn Lí Công Uẩn lên làm vua, lập ra triều Lí (Lí Thái Tổ) Từ đây, đất nước chuyển sang một kỉ nguyên mới
Lí Công Uẩn nhận được một sứ mệnh dựng nước với sự nghiệp đổi mới sâu sắc và tài giỏi trên 3 mặt:
(1) 5 triều đại nối tiếp nhau là:
- Họ Khúc (907 – 923) về danh nghĩa là phiên thần của chế độ đô hộ Tùy, Đường, song thực chất là đã giành được quyền độp lập, tự chủ
- Dương Diên Nghệ (923 - 937) đánh đuổi được tướng Nam Hán là Lí Khắc Chính Cùng cai tri Giao Châu với
Lí Tiến, nhưng bị tùy tướng là Kiều Công Tiễn giết
- Ngô Quyền (937 – 965): Lập chiến công oanh liệt ở Bạch Đằng lập ra vương triều Ngô, Dương Tam Kha tiếm ngôi, sau đó là nạn thập nhị sứ quân
- Đinh Tiên Hoàng (967 – 980): Dẹp 11 sứ quân khác, lập ra triều Đinh, Khủng hoảng cung đình Lê Đại Hành lên ngôi
- Lê Đại Hành (980-1009): Thắng Tống và các thế lực bảo thủ trong nước Lên ngôi, song cũng khủng hoảng trong nội bộ anh em tranh ngôi giết nhau
Trang 9+ Đổi mới triều đại
+ Đổi mới chế độ
+ Đổi mới xã hội
Điều đặc biệt trong đổi mới triều đại ở đây là từ sự nắm quyền bính chủ yếu từ các thủ lĩnh quân sự chuyển sang thủ lĩnh dân sự, từ thể chế phân phong cát cứ, chuyển sang thể chế trung ương tập quyền vững mạnh Sự đổi mới triều đại này là sự thay thế cả một thiết chế xã hội, đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc
Ý thức được sứ mệnh dựng nước lớn lao, Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long Sự đổi mới chế độ này chẳng những có ý nghĩa về chính trị, quân sự mà còn có ý nghĩa
về kinh tế cực kì sâu sắc Bởi lẽ Hoa Lư chỉ thích hợp với một vị trí phòng ngự về quân sự, còn Thăng Long ở giữa đồng bằng, trung tâm đất nước, lại có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện mới thực sự đáng là trung tâm kinh tế văn hóa của một quốc gia độc lập,
Trang 10hùng cường (2) Đổi mới triều đại và đổi mới chế độ tất dẫn đến một hệ quả là đổi mới xã hội
và kinh tế Vua Lí Thái Tổ lên ngôi, một mặt chăm lo đến việc chấn hưng Phật giáo, xây dựng chùa chiền, mặt khác còn rất chú ý đến việc giải phóng sức sản xuất và củng cố binh lực
Nhà vua đại xá cho thiên hạ, “đốt hết hình cụ” (Việt sử đại lược), xá thuế cho dân, truyền gọi những dân phiêu tán về quê cũ làm ăn, nhờ vậy mà sản xuất phát triển, công thương nghiệp phục hồi, khởi sắc, kinh tế tiền tệ cũng phát triển hơn trước, Đời sống nhân dân, kinh tế tiền tệ cũng phát triển hơn trước Đời sống nhân dân, xã hội ngày một cải thiện
Đời sống tinh thân cũng phục sinh trở lại Lễ hội ca xướng được tổ chức trong triều nội và sinh hoạt văn hóa dân gian, nghệ thuật được kế thừa và phát triển cao hơn trước Văn minh Đại Việt chuyển thành nhân trí kết hợp với pháp trị Những thành công rực rỡ trong buổi đều đã tạo ra cơ sở vững mạnh cho những thắng lợi về võ công phá Tống Bình Chiêm
Rõ ràng sự nghiệp dựng nước với công cuộc đổi mới của Lí Công Uẩn đòi hỏi phải tạo ra một nền văn hóa giáo dục mới độc lập, tự chủ, góp phần xây dựng một quốc gia phong kiến tập quyền vững mạnh
3- Mục tiêu đào tạo của giáo dục Lí – Trần – Hồ
Chúng ta đều biết mục đích giáo dục của Nho giáo là đạo tạo kẻ sĩ và người quân tử
Ở thời đại Lý - Trần – Hồ, mục tiêu này được xác định một cách cụ thể, rõ rệt hơn nhiều nằm đáp ứng được yêu cầu của đất nước, của chế độ
(2) Trong chiếu dời đô, Lí Thái Tổ nêu rõ mục đích dời đô là để “đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, kinh
tế lâu dài cho con cháu đời sau” Thăng Long là nơi có đủ điều kiện thỏa mãn những điều kiện đó là “ở trung tâm bờ cõi đất nước, rồng cuộc, hổ ngồi; Vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam bắc; tiện hình thế núi sông sau trước, ở đó địa thế rọng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ và ngập lụt, muôn vật rất phong phú tốt tươi Xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”
Trang 11Về số lượng phải đào tạo được lớp quan lại đông đảo cả văn lẫn võ – phục vụ cho bộ máy nhà nước triều đình đến địa phương
Về chất lượng, phải đào tạo được những người có đủ cả đức, tài, có năng lực xây dựng xã hội phong kiến, biết chỉ huy chiến đấu tài giỏi để giữ nước, chống ngoại xâm
Để có thể thực hiện được mục tiêu giáo dục này, các nhà nước phong kiến Lí – Trần –
Hồ rõ ràng phải giải quyết những vấn đề về tổ chức giáo dục, nội dung giáo dục, tổ chức việc thi cử và biết sử dụng, đãi ngộ nhân tài
Nhìn một cách khái quát, nền giáo dục Lí – Trần – Hồ trải qua 4 thế kỉ phát triển, bên cạnh những nét chung, có những nét đặc trưng riêng của thời kì đầu phong kiến cũng như những nét riêng của mỗi vương triều, điều mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau
4- Tổ chức trường lớp thời Lí – Trần – Hồ
4.1 Triều Lí: (1009 – 1225)
Năm 1070, 60 năm sau ngày dời đô ra Thăng Long, Lí Thánh Tông dựng Văn Miếu, thờ Chu Công, Khổng Tử, tứ phối và tác tượng 72
Trang 12vị tiên hiền là học trò giỏi của Khổng Tử
Năm 1076, Lý Nhân Tông xây dựng Quốc tử giám Trước đó, năm 1075, triều Lý đã
mở khoa thi đầu tiên lấy tên là thi nho học tam trường Người đỗ thủ khoa là Lê Văn Thịnh, sau được cử vào giảng dạy ở Quốc tử giám cho hoàng tử và các bậc đại quan Mục đích giáo dục là nhằm dạy dỗ con em các bậc quốc tử để biết đạo trị nước an dân
Đến đây, trường lớp của nhà nước hầu như dừng lại, không phát triển thêm Mãi tới
1397 (116 năm sau), vào những năm cuối triều Trần, ta mới thấy Trần Thuận Tông xuống chiếu về việc học như sau:
“ Nay quy chế ở kinh đô đã đủ mà ở châu, huyện thì còn thiếu làm thế nào để mở rộng giáo hóa cho dân được? Nên hạ lệnh cho các lộ phủ Sơn Nam, Kinh Bắc Hải Đông đều đặt một học quán cho ruộng công theo thứ bậc khác nhau, phủ châu lớn thì 15 mẫu, phủ châu vừa thì 10 mẫu để cung phí cho nhà học (một phần để cúng ngày mùng một Một phần về nhà học, một phần để đèn sách) Quan lộ và quan đốc học dạy bảo học trò cho nên tài nghệ, cứ
Trang 13đến cuối năm chọn người nào ưu tú tiến cử lên triều đình, trẫm sẽ thân hành thi để lấy dùng”.(3)
Như vậy, hệ thống trường học của nhà nước phong kiến Lý - Trần từ bậc ấu học đến bậc đại học suốt gần bốn thế kỷ phát triển hết sức chậm chạp, ít ỏi, chỉ có ở kinh đô và một số phủ châu thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng
Việc học tập ở các địa phương hầu như hoàn toàn do nhân dân tự lo liệu, chủ yếu là
do nhà chùa và các nho sĩ mở
Sử sách không ghi chép gì về số lượng trường lớp, song chắn chắn không phải ít vì phải cung cấp số lượng nhi sinh cho các kì thi ngày càng nhiều và đi vào quy củ ở các triều đại về sau
Ở đây cần điểm lại đôi nét về phật giáo và trường chùa Theo các tài liệu cũ, ngay từ thế kỷ đầu công nghuyên, phật giáo đã truyền vào nước ta Lúc đầu theo đường biển từ Ấn –
Độ vào, sau bằng đường bộ vào tù Trung Quốc và phía Tây Hai phái thiền học đầu tiên truyền vào nước ta là phái Tỳ-bi-đ-lưu-chi và phái Vô ngôn thông.(4)
Đến các triều đại Ngô Đinh và tiền Lê, đặc biệt là các vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành đã rất ưu đãi, coi trọng đạo phật Lúc này nhiều vị sư giỏi xuất hiện làm vẻ vang cho đạo phật
Sau khi dẹp được 11 sứ quân Đinh Tiên Hoàng triệu tập các vị tăng sĩ lỗi lạc đưa vào hàng Thái miếu để tham gia việc triều chính giúp vua trị nước Thiền sư Ngô Chân Lưu được suy tôn làm Không Việt thái sư Trương Ma Ni làm tăng lục đạo sĩ Đặng Huyền Quang làm Sủng Chân uy nghi Các thiền sư này chẳng những rất giỏi về giáo lý mà còn cầm cân nẩy mực
Trang 14“Quốc tộ như đằng lục Nam thiên lý thái bình
Đến nhà Lý, đạo phật lại trùng hưng mạnh mẽ Bản thân Lý Công Uẩn là con nuôi sư
cụ Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp, hồi nhỏ theo học thiền sư Vạn Hạnh và được sư giúp lên ngôi
Năm 1019, Lý Thái Tổ sai sứ đi Trung Quốc thỉnh kinh phật về để ở thư viện Đại Hung của nhà nước làm của báu
Năm 1020, vua sắc lập các giảng đường và phái các vị tăng trí thức truyền giảng đạo phật khắp nơi trong nước Chùa chiền mọc lên như nấm và là nơi truyền đạo cho các tăng đồ, thập nam tín nữ con em của nhân dân đến học Nhà chùa thực chất đã trở thành trường học trong nhân dân
Thực vậy, ngay từ thời Bắc thuộc Luy Lâu (nay ở Thuận Thành Hà Bắc) đã là một trong ba trung tâm phật giáo lớn nhất của
Trang 15Trung Quốc và là trung tâm hoàng đạo phật giáo, nơi dừng chân của các nhà sư Ấn Độ, Trung Quốc đi qua Đến Lý-Trần, nhiều trung tâm phật giáo mới và hệ thống các chùa chiền xuất hiện ở Hoa Lư, Hà Bắc, Hải Phòng, Thăng Long và cũng là những trường chùa Ở Thăng Long, chùa Hồng Phúc (phường Hòe Nhai) là nơi các vị tân khoa thời Lý Trần được ra
du ngoạn để thương hoa nên mới có tên gọi chùa Hòe Nhai Chùa Trấn Quốc (ven hồ Tây, xưa là chùa Khai Quốc) là nơi rất nhiều cao tăng như Vân Phong pháp sư, Khuông Việt thái
sư Ngô Chân Lưu, Thảo Đường ( cụ tổ khai sáng phái Thác đường Việt Nam) Viện Học, Tịnh không, Trần Tú Uyên đều thụ giáo, trụ trì và theo học ở đây Chùa Bà Đá (Linh Quang Tự) có từ đời Lý Thánh Tông (1056) Đây là nơi kết hợp giữa 2 phái Tào Động và Lâm Tế của đạo Phật, nơi cư ngụ của nhiều vị tăng tế, cả những khóa học đạo phật, sau này thời Pháp thuộc còn là nơi in ấn của bộ kinh Đại Bảo tích gồm 120 quyển, bộ Thuyền gia yếu lược, phật tụng lưu truyền trong cả nước
Có thể nói đạo Phật thời Lý chiếm địa vị độc tôn, những giáo lý, đạo đức, tín ngưỡng, văn hóa, kỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, mỹ nghệ của đạo Phật chan hòa khắp đất nước Trong Danh triết lục có ghi rằng:”Trước đời Lý Nhân Tông chưa có khoa cử, những người thông minh tài giỏi đều do phái Thích giáo lựa chọn và cất nhắc cho”
Thời nhà Trần (1226-1400), các vua và quan lại cũng rất tôn sùng và mở mang đạo Phật, nhất là các vị vua đầu triều đại Những nhà vua như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, các quan lại như: Trần Quốc Tảng, Lý Đạo Tải, vừa làm việc nước, vừa phụng sự đạo Phật Vua Trần Nhân Tông, sau khi thắng giặc Nguyên Mông, đã nhường ngôi cho con rồi xuất gia, tu ở chùa Yên Tử (Quảng Yên), lập ra phái Trúc Lâm, một thuyền phái Phật giáo đặc biệt
do nước nhà tự lập Năm 1298, Trần Nhân Tông sai người sang Trung Quốc thỉnh kinh Đại tạng (Nguyên Kinh) đem về khắc ván ấn hành Năm sau, 1292, Trần Anh Tông đem lưu hành những kinh, luật, luận đó ra khắp nhân gian Như vậy , đạo Phật thời Trần cũng nổi bật không kém thời Lý Nhưng cuối Trần, phật giáo bắt đầu suy
Trang 16Nho giáo bắt đầu thịnh hành Lão giáo cộng thêm Lạt-ma-giáo truyền vào pha trộn với phật giáo Giáo lý của đạo phật dần bị mờ nhạt, pha tạp, đi vào mê tín dị đoạn, dường như sùng bái quỷ thần
4.3 Đến nhà hồ (1400-1407)
Giặc Minh tràn vào xâm lược, thôn tính, phá hủy nhiều chùa chiền, tịch thu hết kinh sách đem về Kim Lăng Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương trước đó còn đặt ra Tăng cương ti và Đạo kỷ ti để kiểm tra ngặt nghèo Phật giáo và Đạo giáo ở Việt Nam
Từ đó trở đi, Phật giáo trải qua nhiều bước thăng trầm qua các thời kì lịch sử và phải đến những năm 30 của thế kỷ XX mới có phong trào “chấn hưng Phật giáo” Tuy nhiên, lùi bước trước nho giáo, song Phật giáo không bị tiêu diệt Nó vẫn giữ được gốc rễ bền sâu trong nhân dân với thái độ khoan dung, với tinh thần “từ bi hỉ xả” Nó vẫn chung sống với Nho giáo, Lão giáo theo kiểu “tam giáo đồng nguyên” Trên lĩnh vực giáo dục, Phật giáo vẫn có ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống tinh thần, đạo đức, tâm linh của quảng đại quần chúng, của công đồng xã hội
Về các trường tư, sử sách chỉ nêu một số trường nổi tiếng của một vài danh nho Đó là trường lớp của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc, của Chu Văn An ở Huỳnh Cung
5- Tổ chức khoa cử dưới thời Lý-Trần-Hồ:
Nếu như các triều Lý-Trần-Hồ ít quan tâm đến việc mở trường lớp công ở địa phương thì lại rất chú ý đến việc tổ chức khoa cử với nhịp độ ngày một tăng, ngày một đi vào quy củ
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho ở khoa thi tam trường đâu tiên lấy tên là Minh Kinh bác học, kén chọn người thông minh, sáng suốt, học rộng để ra làm quan Số trúng tuyển là 10 người, đỗ đầu là Lê Văn Thịnh Ông được tuyển vào làm quan trong triều, sau lên tới chức Thái sư
Năm 1085, Lý Nhân Tông lại mở khoa thi chọn người tài văn học vào Hàn Lâm viện
để nghiên cứu kinh sử giảng tập cho vua
Trang 17Đỗ đầu kỳ thi này là Mạc Hiển Tích (viễn tổ Mạc Đĩnh Chi sau này), được bổ làm Hàn lâm viện học sĩ, rồi thẳng đến chức Thượng thư
Năm 1185, vua Lý Cao Tông mở khoa thi chọn nhân sĩ trong nước từ 19 tuổi trở lên, thông Thi Thư vào chầu giảng ở ngự điện- Khoa này chọn 20 người, ba người đỗ đầu là Đỗ Thế Diên Bút Quốc Khái và Đặng Nghiên
Năm 1195, Lý Cao Tông mở khoa thi tam giáo nhằm kén chọn những người giỏi cả 3 giáo ra giúp vua, giúp nước
+ Sang thời Trần (1225-1400), khoa cử đi vào nề nếp hơn thời Lý nhiều
Năm 1232, Trần Thái Tông mở khoa thi Thái học sinh, chia các thí sinh trúng tuyển cao thành ba giáp Đỗ đệ nhất giáp khoa này có hai người là Trương hành và Lưu Diễm, đệ nhị giáp là Đặng Diễn và Trịnh Phẫu, đệ tam giáp là Trần Chu Phổ
Năm 1239, lại ấn định cứ 7 năm một lần thi hội
Năm 1247, vua Trần Thái Tông mở khoa thi Thái học sinh Ở khoa này, triều đình chọn 40 người đỗ, trong đó 3 người đầu bảng gọi là tâm khôi Từ đây, bắt đầu có danh hiệu Trạng Nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa Ở khoa này, trạng nguyên là Nguyễn Hiền, mới 13 tuổi, bảng nhãn là Lê Văn Hưa, 18 tuổi, thám hoa là Đặng Ma Là, 14 tuổi
Để khuyến khích việc học, viện thi ở những nơi xa kinh đô và các vùng dân tộc, từ năm Bính Thìn (1256), triều đình lấy 2 trạng nguyên Kinh và Trại Khoa thi này, trạng nguyên Kinh là Trần Quốc Lặc, trạng nguyên Trại là Trương Xán Khoa này lấy 42 Thái học sinh trở xuống, trong đó Tam khôi là 4, 38 là Hoàng giáp
Khoa Bính Dần (1206), đời Trần Thánh Tông Kinh trạng nguyên là Trần Cố, Trại trạng nguyên là Bạch Liêu, Thám hoa là Hạ Nghi
Nhưng từ khoa Ất Hợi (1275) lại chỉ lấy 1 trạng nguyên như trước
Năm Giáp Thìn (1304), vua Trần Anh Tông (1239-1314) quy định phép thi phải qua 4 kỳ:
Trang 18Thi một bài văn sách
Mạc Đĩnh Chi – người xã Lãng Động, huyện Chí Linh (nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyên Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng) đã đỗ Trạng Nguyên Sau khi thi đỗ, được bổ chức Thái học sinh hỏa dũng thư gia, rồi thăng chức Đại liêu bao, Tả bộc xạ Ông đã từng được cử đi sứ sang nhà Nguyên, được vua Nguyên khen ngợi, gọi là “Lưỡng quốc trạng nguyên” Cũng ở khóa này Nguyễn Trung Ngạn đỗ Hoàng giáp Ông nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, 16 tuổi đã đỗ đạt đại khoa Sau cũng đi sứ sang Nguyên, làm nhiều chức quan to trong triều và sáng tác rất nhiều thơ chữ Hán Từ 1304, nhà Trần mở khoa thi tiến sĩ đến năm 1393
có tất cả 4 kì thi đại khoa nữa
+ Dưới thời nhà Hồ (1400-1407), do thời gian ngắn ngủi, nên chỉ tổ chức được 2 khoa thi (1400 và 1405), song đã đào tạo nên những danh ngo, danh thần nổi tiếng sau này như Nguyễn Trãi (xem chi tiết ở phần Lê sơ đã trình bày), Lí Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên
Bảng thống kê sau đây hệ thống các khoa thi tiến sĩ và tương đương dưới thời Lí – Trần – Hồ:
Trang 19THỐNG KÊ CÁC KHOA THI TIẾN SĨ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG (1075 – 1919)
số
giáp
Tam giáp
Bia tiến
sĩ
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Nhâm Thìn Kiến Trung 8 (1232)
Kỷ Hợi Thiên Ứng Chinh Binh 15
Trang 206- Nội dung giáo dục và thi cử dưới thời Lý – Trần – Hồ
Nhà trường phong kiến Lý-Trần-Hồ chọn nho giáo để xây dựng nền giáo dục chính thống Sách giáo khoa chính của nho giáo ở bậc cao là Tứ thư, Ngũ kinh và Bắc sử
Ở cấp dưới trong các lớp ấu học, môn học ở làng xã và các trường tư khác chắc phải dùng sách khai tâm do người Trung Quốc soạn Đó là các cuốn Hiếu kinh, Tam tự kinh, Minh tâm bảo giáo, Minh đạo gia huấn Lúc này, sách do người Việt soạn chưa thấy xuất hiện Để phục vụ các kỳ thi tam giáo, các sĩ tử cũng phải học cả giáo lý của đạo giáo và phật giáo Tuy nhiên, ở thời Lý và nửa đầu thời Trần, nội dung thi cử ra sao không thấy sử sách ghi rõ Mãi đến giữa thời Trần mới thấy nội dung phép thi thời học sinh như sau:
“Phép thi, trước thi ấm tả” “ y quốc thiên” và “Mục thiên tử truyện” để loại, rồi đến thi kinh nghi, kinh nghĩa, thơ dùng thể cổ thi ngũ ngôn trường thiên, lấy 4 chữ “tòi, non, xạ, trĩ” làm vần phú dùng thể 3 vần Trường thứ ba thi chiều, chế, biểu Trường thứ tư thi văn sách ”
Thi Hương và thi Hội đều phải trải qua 4 bì (hay 4 trường đỗ kỳ trước mới được vào thi kỳ sau Riêng thời Hồ còn có thêm kỳ thứ 5 Bảng thông kê sau giới thiệu thể loại các bài thi qua 1 số kỳ thi:
THỂ LOẠI CÁC BÀI THI Năm
Trang 21- Kinh nghĩa: Kinh ở đây là cửu kinh, bao gồm các sách Tứ thư và Ngũ kinh Kinh nghĩa là một bài văn giải thích ý nghĩa một câu trích trong kinh truyện, vì thế cũng gọi là tinh nghĩa Kinh phải làm theo lối văn “bát cổ” (tám vế), tức theo lối biên văn (biên hai con ngựa chạy sóng đôi), không có vần mà có đối
- Chiếu, chế, biểu:
Chiếu là lời vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân
Chế là lời vua phong thưởng cho công thần
Biểu là bài văn của thần dân dâng lên vua để chúc mừng, tạ ơn hoặc bày tỏ điều gì Xưa kia 3 lối này làm theo văn xuôi gọi là cổ thể Từ đời nhà Đường về sau, làm theo lối tứ lục gọi là cận thể
Tứ lục là một lối biền văn, mỗi câu có 2 vế, mỗi vế chia 2 đoạn, 1 đoạn 4 chữ, 1 đoạn
6 chữ
- Thơ phú:
Thơ và phú là hai lối không những dùng trong thi cử mà các văn sĩ Trung Quốc và văn sĩ nước ta thường dùng để sáng tác, xuống họa Thơ văn bao gồm các thể mượn của Trung – Hoa, có loại của riêng nước ta
Thể mượn của Trung Hoa gồm:
1 Vận văn: văn có vần như thơ, phú, văn tế
2 Biền văn: văn không có vần nhưng có đối như câu đối, tứ lục, kinh nghĩa (lối bát cổ
Trang 22Theo định nghĩa, thơ (chữ nho là thi ) là thể văn có thanh, có vận, có thể ngâm vịnh được
Thơ cổ có hai lối chính:
1 Thơ ngũ ngôn: mỗi câu 5 chữ
2 Thơ thất ngôn: mỗi câu 7 chữ
Thơ cổ phong hoặc cổ thể là thể thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định
Thơ tứ tuyệt: mỗi bài có 4 câu
Thơ bát cú: mỗi bài có 8 câu
Trong thơ Đường luật, bát cú (8 câu) là lỗi chính và thường dùng nhất Khi làm bài thơ đường luật, lối bát cú, thí sinh phải nắm chắc 5 điều:
Trang 237- Đặc trưng giáo dục thời Lý – Trần – Hồ
Như trên đã nêu, cho đến thời Lý – Trần – Hồ, nước ta vẫn chưa có chữ viết riêng của dân tộc Trong sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, những ảnh hưởng qua lại về văn hóa giáo dục là điều tất nhiên Bởi vậy, việc mô phỏng nho giáo và vay mượn chữ Hán để xây dựng một nền giáo dục phong kiến thời Lý – Trần – Hồ là điều không có gì lạ lùng Tuy vậy, với ý thức độc lập, tự chủ, lại có truyền thống văn hiến lâu đời, việc tiếp thu các ý thức hệ tâm giáo nói chung, nho giáo nói riêng vẫn mang tính chọn lọc, sáng tạo, mang những đặc trưng riêng biệt của quốc gia Đại Việt
Có thể nêu một số đặc trưng chính sau đây:
7.1- Xây dựng một nền giáo dục độc lập, tự chủ, đào tạo những con người có ý thức dân tộc, tự cường, nét đặc trưng nổi bật thứ nhất của giáo dục Lý – Trần – Hồ
Ba sự kiện giáo dục quan trọng ở thời Lý là lập Văn Miếu (1070), thi Minh kinh bác học (1075) và lập Quốc Tử Giám (1076) có hai ý nghĩa lớn:
+ Thứ nhất, khẳng định việc tôn thờ Chu công, Khổng Tử và các tiên hiền, xác định nho giáo là chính giáo
+ Thứ hai, lần đầu tiên nước ta xây dựng một nền giáo dục chính qui độc lập, tự chủ,
Về triết học, đó là quan điểm mệnh trời Về chính trị, đó là lý thuyết chính danh định phận, là đức trị Áp dụng vào
Trang 24việc trị dân, các vương triều Lý – Trần – Hồ cũng đề ra chính sách đường dân và giáo dân
Nội dung đạo đức nho giáo cơ bản là nhân, nghĩa, được phát triển thành ngũ luân, ngũ thường để truyền thục cho người học và cho toàn xã hội
Rõ ràng là trên cơ sở bảo vệ quyền lợi giai cấp, vị trí thống trị của dòng họ, các triểu đại phong kiến Lý – Trần – Hồ cũng muốn dùng học thuyết đạo trị để xây dựng một xã hội có tôn ti trật tự, một xã hội trong đó “ vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” Cũng như Khổng Tử và các triều đại phong kiến Trung Quốc, các vương triều Lý – Trần – Hồ cũng đòi hỏi mọi người phải tu thân làm gốc: “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân nhất, thị giai dĩ tu thân vi bản” (đại học) Có tu nhân mới trở thành kẻ sĩ, người quân tử, mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được
Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử đặc thù của dân tộc, các triều đại Lý – Trần – Hồ đã không vận dụng máy móc, rập khuôn nho giáo Trung Quốc mà có những sáng tạo, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của mình
Tiếc rằng, sách vở xưa như Tứ thư thuyết ước của Chu Văn An, Minh Đạo của Hồ Quí Ly v.v cho đến nay không còn nữa nên việc minh chứng cho sự sáng tạo trong việc truyền thụ nho giáo bị hạn chế Tuy nhiên, chúng ta có thể biết tinh thần những sách đó qua các lời bình luận của sử sách lúc bấy giờ Là nhà nho có khí tiết, Chu Văn An thấy triều đình Trần Dụ Tông thối nát, đã dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần Vua không nghe, ông đã xin trảo
áo mũ, từ quan về quê nhà Trái với chiêu quốc vương Trần Ích Tác chỉ dạy học trò về hư văn, Chu Văn An chú ý rèn luyện học trò về mặt thực tiễn Học trò của ông có rất nhiều người nổi tiếng điển hình là Phạm Sư Mạnh, Lê Quát Học trò của ông thường lấy “minh đạo hóa dân” làm chủ nghĩa, lấy “xấu hổ không bằng người” làm tinh thần Xem như thế, đủ thấy nội dung của “Tứ thư thuyết với” có chỗ chống lại học thuyết suông của nhà ngo Ngô Sĩ Liên, tác giả Đại việt sử ký
Trang 25toàn thư khi nhận xét về Chu Văn An đã khen: “Sau muôn năm nghe cái phong của tiên sinh, người ngoan ngạnh cũng hóa ra liêm, kẻ ươn hèn cũng tự lập được”
Đặc biệt, Hồ Quí Ly lại có tư tưởng chồng học thuyết của nhà nho cao hơn Năm
1392, ông dâng sách “Minh đạo” lên vua Trần Minh Tông gồm 14 thiên Trong sách này, ông khen ngợi Chu Công hơn Khổng Tử phê phán đạo đức của Khổng Tử trong việc gặp nàng Nam Tử ở nước Vệ nghi ngờ sách Luận ngữ hoặc khi Khổng Tử bị tuyệt lương ở nước Trần
mà trở về vô sự v.v Hồ Quí Ly còn lên án Hàn Dũ ở thời Đường, Trình Di, Trình Hạo ở đời Tống, cho rằng họ là những “nhà nho ăn cắp văn” tức là chỉ biết lặp lại những điều trong sách
vở cũ một cách mù quáng, không chú trọng đến thực tế, đến sự sáng tạo Năm 1396, ông dịch Kinh Thi để dạy hậu phi và nữ quan, đã cắt bỏ bài tựa của Chu Hy, thay bài tựa riêng của mình Lại dịch thiên Vô dật trong Kinh thư ra chữ nôm để giảng dạy
Điều đó chứng tỏ rằng ngay sách giáo khoa của nho giáo khi đưa vào giảng dạy ở Việt Nam cũng được sử dụng có phê phán, chọn lọc nhằm đáp ứng yêu cầu của dân tộc, của đất nước Song căn cứ trên những sự kiện còn ghi lại trong sử sách, thơ văn, những tấm gương, chói sáng của các bậc hiền tài văn, võ trong công cuộc giữ nước và dựng nước, có thể khẳng định nền giáo dục Lý – Trần – Hồ đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục tinh thần độc lập, tự chủ, đào tạo nên những lớp người tài giỏi làm rạng rỡ nền văn minh Đại Việt về hào khí Đông Á
Hai khái niệm rất cơ bản của nho giáo là Trung, Hiếu khi vào Việt Nam đã được hiểu
và sử dụng khác với Trung Quốc
Ở Trung Quốc, Trung là trung với vua (trung quân), trung với dòng họ đang thống trị Vào Việt Nam, ngoài ý nghĩa đó, trung quân còn gắn rất chặt với ái quốc Sự gắn chặt hai khái niệm này đã có truyền thống lâu đời
Thời Lý – Trần – Hồ, vận nước luôn luôn bị đe dọa trước các thế lực ngoại xâm cường bạo Quyền lợi của các vương triều chỉ tồn tại khi đất nước được bảo vệ, được độc lập,
tự do, mâu