8.1. Về cách thức tuyển chọn nhân tài
Từ thế kỷ X, đẩy nƣớc ta chuyển sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng một quốc gia phong kiến tập quyền – Một vấn đề cấp bách đặt ra trƣớc các vƣơng triều: Phải có đông đảo nhân tài xây dựng chế độ và đất nƣớc, một vấn đề không phải dễ dàng giải quyết.
Các vƣơng triều đã dùng nhiều cách thức tuyển chọn nhân tài, cụ thể là: - Cầu hiền.
- Tiến cử - Nhiệm tử - Khoa cử
Từ Lý trở về trƣớc, ba hình thức trên là chủ yếu. Từ Lý Nhân Tông về sau, việc chọn ngƣời bằng khoa cử ngày một trở nên quan trọng và chính thức. Tuy vậy vẫn không bỏ hẳn các hình thức cũ. Đối tƣợng tuyển chọn nhân tài rất đa dạng. Đó là các nhà sƣ nổi tiếng thời Lý và Trần (nhƣ Vạn Hạnh Huệ Sinh, Mẫn Giát, Chân Không, Khánh Hƣng); đó là ngƣời xuất thân từ bình dân nhƣ Phạm Ngũ Lão, là gia nô nhƣ Yết Kiêu, Dã Tƣợng, là nho sĩ bình dân nhƣ Đoàn Nhữ Hài. Tất nhiên, những nhân tài trong hàng quý tộc đƣợc hết sức trọng dụng với chức tƣớc rất cao ở triều đình, đặc biệt dƣới triều Trần (Trần Hƣng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng...). Điều đáng lƣu ý là không hiếm ngƣời trong hoàng tộc có thể đƣợc phong tƣớc cao, bổng lộc lớn, song vẫn không có chức vụ gì nếu không có đức tài.
8.2. Về mục tiêu đào tạo
Kỳ vọng của các vƣơng triều là đào tạo đƣợc một đội ngũ quan lại từ thấp đến cao thấm nhuần sâu sắc ý thức hệ nho giáo, trung thành tuyệt đối với vƣơng triều. Rộng hơn, vua quan phong kiến còn mong muốn nho giáo bắt rễ sâu trong nhân dân, trong cộng đồng cũng nhƣ đến tận mỗi gia đình.
Về phía nhân dân, ai cũng muốn con em mình đƣợc học hành, tiếp thu đạo Lý thánh hiền để làm ngƣời, để phò vua, cứu nƣớc, giúp dân.
Họ không thể không chịu ảnh hƣởng của nho giáo, nên một mặt cũng mong công thành danh toại để vƣơn lên thoát cảnh đói nghèo, song mặt khác muốn có một xã hội phong kiến với vua sáng tôi hiền.
8.3. Về tổ chức trường lớp và tổ chức khoa cử.
Để có đội ngũ quan lại đó, nhà nƣớc phong kiến phải tổ chức hệ thống trƣờng lớp và tổ chức khoa cử.
Có thể nhận định rằng các vƣơng triều không chú ý nhiều đến tổ chức hệ thống trƣờng công, ngoài Quốc tử giám, Quốc tử viện, trƣờng ở địa phƣơng mãi sau này mới có một sở phủ lộ đồng bằng sông Hồng. Trong khi đó, trƣờng tƣ có ở mọi nơi, từ kinh đô đến làng xã, tất cả đều do dân tự lo liệu.
Để có đội ngũ quan lại, nhà nƣớc tập trung giải quyết tổ chức, quản lý việc thi cử, lúc đầu còn đơn sơ, không định kỳ, nhƣng dần dần có thể chế, quy củ chặt chẽ. Số lƣợng các kỳ thi cũng ngày một nhiều hơn. Tuy thế, tỷ lệ lấy đỗ nhất nhất là ở cấp cao so với ngƣời thi qua ít. Bằng vào số liệu có đƣợc ở một vài khoa thi thái học sinh, tiến sĩ, ta thấy số thi hàng nghìn ngoài mà số đỗ chỉ là hàng chục, tỷ lệ chỉ một vài phần trăm.
Học hành, thi cử hết sức gian khổ, khó khăn, có ngƣời suốt đời không đỗ, hoặc chỉ đỗ thi hƣơng. Tuy nhiên, khi đã trúng cách thì đƣợc vua quan, triều đình sử dụng, đãi ngộ xứng đáng tùy theo mức độ thấp, cao.
Theo Toàn thƣ, năm 1179, dƣới thời Lý Cao Tông, triều đình đã tiến hành khảo xét công trạng các quan và phân loại.
“Ngƣời làm vua dùng ngƣời, không phải là có tình riêng với ngƣời đó, mà chỉ nghĩ ngƣời đó là hiền thôi. Bởi vì ngƣời theo tấm lòng của ta, giữ chức vụ ta, làm việc cho ta, chịu nhọc cho ta, ta cho đó là hiền mà dùng vậy”.(21)
(21)
Năm 1162, Lý Anh Tông cũng “khảo xét các quan võ, ngƣời nào đủ niên bạn thì thăng trật, định làm phép thƣờng, cứ chính năm là một ký khảo”.(22)
Tóm lại, việc dùng ngƣời đƣợc các vƣơng triều Lý – Trần – Hồ chú trọng một cách toàn diện bao gồm những ngƣời có tài kinh bang tế thế, có tài năng kinh sử, văn chƣơng bác học, có tài ngoại giao và có tài quân sự.
Bên cạnh việc sử dụng và đãi ngộ về tinh thần, về chức tƣớc, các vƣơng triều cũng quan tâm đãi ngộ về vật chất. Thời Lý, quan lại chƣa có lƣơng bổng, quan trong triều thỉnh thoảng đƣợc vua ban thƣởng, quan ngoài lộ đƣợc phép thu thuế một số hộ dân để chi dùng. Vua còn phong thƣởng thực ấp, thực phong cho các quan có công, từ nghìn hộ đến vạn hộ, hoặc ban thƣởng “thác đao điền”.
Ngoài việc bao thƣởng xét theo định kỳ, còn có ban thƣởng cho những ngƣời có công trạng đột xuất, đặc biệt là sau những lúc chinh chiến, đánh dẹp.
Đến thời Trần, quan lại bắt đầu có lƣơng bổng và chế độ đãi ngộ trở thành hệ thống, có quy định cho tất cả quan lại trong triều, ngoài nội.
Cùng với việc phong thƣởng là việc phat. Đó là biện pháp đảm bảo sự nghiêm minh của phép nƣớc thời Lý – Trần. Các hình thức thƣởng phạt thƣờng căn cứ trên hành vi cụ thể của quan lại, có xét đến công lao, tài nghệ của từng ngƣời một cách công minh.
Thí dụ: Thái sƣ Lê Văn Thịnh bị buộc tội có âm mƣu giết vua, làm phản, đáng tội tử hình, song xét là đại thần, lại có nhiều công lao giúp vua nên hạ mức phạt, chỉ bắt đầu lên trại dần Thục. Có thể dẫn nhiều việc phạt khác nhau nhƣ đối với Trần Khánh Dƣ, Nguyễn Trung Ngạn, Trƣơng Hán Siêu...
(22)
Tuy vậy trong việc trị nƣớc, thƣởng phạt, cũng có những ông vua không công minh, nghe theo bọn nịnh thần. Bởi vậy, nhiều trung thần khẳng khái đã từ chối việc ban thƣởng, dâng biểu khuyến cáo không đƣợc, đã rũ áo mũ, từ quan nhƣ Chu Văn An, ngự sử đại phu Trƣơng Đỗ, đại tƣớng Đỗ Lê thời Trần, hoặc nguyễn Bảm nói thẳng bị Hồ Quý Ly chém đầu...
8.4. Về nội dung giáo dục, giảng dạy
Nội dung giáo dục, giảng dạy trong nhà trƣờng phong kiến Lý – Trần – Hồ trên bình diện quan phƣơng, có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đầu thời Lý, việc giảng dạy – trừ Quốc tử giám – chủ yếu là trƣờng chùa và trƣờng tƣ. Nội dung chua minh định đƣợc rõ, song chắc là sĩ tử phải học sâu về đạo phật qua các bộ kinh đã nêu. Nho giáo và đạo giáo cũng đã đƣợc dạy trong các trƣờng.
- Giai đoạn 2: Bằng vào 3 kỳ thi tam giáo vào các năm 1195, 1227, 1247 có thể thấy cuối thế kỷ XII, của đầu thế kỷ XIII, trƣờng học đã dạy cho sĩ tử cả 3 giáo để có khả năng dự các kỳ thi này.
- Giai đoạn 3: Từ nửa sau thế kỷ XIII. Phạt giáo và Đạo giáo không tồn tại trong nền giáo dục quốc học, song trong nội dung học hành, thi cử, các nho sĩ, sĩ tử vẫn tiếp tục học tập, nghiên cứu Phật, Đạo.
Phật và Đạo không có mặt trong nhà trƣờng, trong thi cử, song nội dung tƣ tƣởng lại ăn sâu, bắt rễ vào cộng đồng.
Chữ Hán đƣợc dùng làm chữ duy nhất trong học tập, thi cử. Bên cạnh đó, chữ Nôm đã đƣợc sử dụng song song với chữ Hán và phát triển mạnh mẽ trong văn chƣơng bình dân và cả văn chƣơng bác học. Nhiều tác phẩm bằng quốc âm nổi tiếng đã xuất hiện.
Trong quá trình du nhập và phát triển, nội dung tƣ tƣởng của cả 3 giáo Nho – Phật – Đạo đã biến dạng , khúc xạ đi, hòa nhập với truyền thống tƣ tƣởng dân tộc, đạo đức dân tộc.
Nho giáo không hoàn toàn là Khổng giáo, Hán nho hay Tống nho nữa mà đã trở thành nho giáo Việt Nam, trong đó đặc trƣng nổi bật là ý thức độc lập, tự chủ tự cƣờng của một quốc gia
“làm chủ một phƣơng”.
Trong nền giáo dục này đã xuất hiện nhiều vua sáng, tôi hiền, nhiều danh nho, danh tƣớng làm rạng rỡ non sông... cả về văn lẫn võ, khiến ngoài thì kẻ thù kiêng nể, trong thì phát triển mạnh mẽ, đặt nền móng cho một quốc gia phát triển, thịnh trị nhất vào thế kỷ XV.