Phát huy kinh nghiệm truyền thống đối với giáo dục hiện nay

Một phần của tài liệu Đặc trưng giáo dục thời lý trần hồ (Trang 46 - 50)

Nền giáo dục Lý – Trần – Hồ, mặc dù còn nhiều mặt hạn chế do thời đại, do giai cấp, song ngay thời kỳ đầu này đã để lại cho ngày nay những bài học quý giá, có thể gạn lọc khơi trong, để kế thừa trong sự nghiệp xây dựng giáo dục hôm nay. Những bài học đó cho đến giờ vẫn mang tính thời sự tích cực. Những vấn đề mà cha ông ta xƣa – cách đây 10 thế kỷ kể từ thời Lý, gần 7 thế kỷ kể từ thời Hồ - phải giải quyết thì hôm nay. Đẳng, nhà nƣớc, ngành ta cũng hết sức quan tâm. Có thể nêu lên một số bài học nổi bật sau:

9.1. Coi trọng giáo dục, coi trọng nhân tài.

50 năm qua từ sau Cách mạng tháng tám, trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh ác liệt. Đảng, nhà nƣớc, nhân dân ta lúc nào cũng quan tâm hết mực – Song chính trong hoàn cảnh đổi mới ngày nay mà hơn lúc nào hết, giáo dục đã đƣợc coi là “quốc sách hàng đầu”, giáo dục không còn là một hoạt động mang tính chất phúc lợi nữa mà “đầu tƣ giáo dục” là đầu tƣ phát triển”.

Coi trọng giáo dục, coi trọng phân tài chính là điều mà các vƣơng triều Lý – Trần – Hồ đã đặt rất cao. Truyền thống xƣa nay đã đƣợc kế thừa, phát triển ở trình độ cao hơn.

9.2. Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng giáo dục.

Hệ thống trƣờng tƣ, trƣờng dân lập xƣa chẳng những biểu thị tinh thần hiếu học của nhân dân ta mà còn là sự đóng góp công của dân vào giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần. Nền giáo dục cách mạng của ta 50 năm qua một lần nữa lại chứng tỏ truyền thống đó không bị mai một. Hiện nay, xã hội hóa giáo dục đang đƣợc triển khai ngày một rộng trong cả nƣớc.

Sự kết hợp nhà nƣớc, nhân dân cùng xây dựng giáo dục la một quy luật không thể làm khác đƣợc. Tuy nhiên cần nhấn mạnh, nhân dân xây dựng giáo dục không phải chỉ là

góp công, góp của mà còn phải cùng nhà trƣờng, cùng nhà nƣớc giáo dục nhân cách, đạo đức cho con em, tạo ra môi trƣờng giáo dục, môi trƣờng xã hội lành mạnh, thống nhất với sự giáo dục các em trong nhà trƣờng. Đó là vấn đề to lớn mà tất cả mọi ngành, mọi giới, mọi ngƣời, mọi gia đình đều có phần trách nhiệm.

9.3. Xây dựng kỉ cương, nề nếp giáo dục

Muốn giáo dục con em trở thành con ngƣời có đức tài, có nhân cách, một vấn đề không kém phần quan trọng là phải xây dựng kỷ cƣơng, nề nếp trong nhà trƣờng, ở gia đình, ngoài xã hội một cách nghiêm minh. Tiếc rằng sử sách không còn, quy chế của nahf trƣờng xƣa dƣới các triều Lý – Trần – Hồ. Song chắc chắn những tƣ tƣởng giáo dục trong Khổng giáo, Hán nho, Tống nho so với lễ nghi chặt chẽ, chặt chẽ đến khắc nghiệt, không thể không đƣợc sử dụng trong nhà trƣờng phong kiến Việt Nam ngay từ lúc ban đầu.

“Tiên học lễ, hậu học văn” đối với học trò, “học nhi bất yếm, hôi nhân bất quyện” đối với ông thầy chắc chắn phải là phƣơng châm hàng ngày đƣợc thể hiện bằng việc là. Việc coi trojgn hiền tài, sử dụng ngƣời thực sự có đức tài là kết quả của việc dạy và học nghiêm túc mới có đƣợc. Thể lệ thi cử thời Lý – Trần – Hồ không rõ ràng, chặt chẽ nhƣ thời Lê sơ thịnh trị sau này, song bản thân việc các vua và nghiêm túc trong việc tuyển chọn nhân tài.

Hình ảnh, việc làm của Chu Văn An cho ta thấy hình mẫu ngƣời thầy trong giáo dục nho giáo.

Nếu không uyên bác, chắc hẳn một thầy giáo trƣờn tƣ ở Huỳnh đang không thể đƣợc vua vời vào làm Tƣ nghiệp Quốc tƣ giám trong cung cấm.

Nếu nhân cách không cao, không thể làm các học trò giữ chức đại thần nhƣ Lê Quát, Phạm Sƣ Mạnh phải kính nể, run sợ quỳ trƣớc mặt thầy, càng không thể có chuyện dâng sớ chém 7 nịnh thần rồi rũ áo từ quan. Cũng là thầy , Chu –

Văn An đƣợc đƣa vào Văn Miếu, ngang hàng với các bậc tiên hiền, trong lúc đó Chiêu Quốc Vƣơng Trần Ích Tắc lại phản nƣớc, hại dân làm tay sai cho giặc, để ô danh muôn đời.

Bài học xƣa giúp ta nhiều suy ngẫm, lo lắng trƣớc thực trạng giáo dục hôm nay. Sau nhiều năm kháng chiến ác liệt, nề nếp vốn có của nhà trƣờng bị đảo lộn, kỷ cƣơng lỏng lẻo. Từ nhiều năm trƣớc đây, cố vấn Pham Văn Đồng khi còn làm Thủ tƣớng, đã chỉ thị cho ngành giáo dục phải làm sao để “Trƣờng ra trƣờng, lớp ra lớp, trò ra trò, thầy ra thầy”. Phải nói ngành giáo dục đã có rất nhiều cố gắng, song đến nay vẫn còn là vấn đề tồn tại, đặc biệt là trong đạo đúc và thi cử của trò. Ngay cả những năm gian khổ, thiếu thốn nhất của chiến tranh, nhà trƣờng chúng ta chƣa bao giờ có hiện tƣợng trò đánh thầy, giết thầy nhƣ gần đây. Bên cạnh những học sinh, sinh viên ngoan ngoãn, có chí tiến thủ, chăm chỉ học hành, bên cạnh một số em tài năng đang phát triển, nở rộ, thì vẫn có một bộ phận không ít em lƣời học, thiếu lễ độ, tha hóa về đạo đức. Không phải tất cả do lỗi của giáo dục, song nhà trƣờng có phần trách nhiệm trong việc kỷ cƣơng, nề nếp không nghiêm. Cùng với nhà trƣờng là giáo dục của gia đình và xã hội cũng đang có nhiều vấn đề nan giải.

Đội ngũ thày giáo hiện nay so với xƣa là cực kỳ đông đảo. Song cuộc sống của thầy – dù đã đƣợc cải thiện ít nhiều – vẫn còn quá khó khăn, điều kiện để làm tốt chuyên môn còn quá nhiều thiếu thốn.

Cần khẳng định rằng, với quan niệm và đƣờng lối đổi mới giáo dục hiện nay, Đẳng và nhà nƣớc ta đã mở ra một chân trời rộng rãi chõ giáo dục vƣơn lên. Ngành giáo dục đang cùng toàn dân xây dựng một chiến lƣợc giáo dục, chiến lƣợc con ngƣời cho giai đoạn cách mạng mới, chuẩn bị tích cực để đào tạo thế hệ trẻ bƣớc vào thế kỷ XXI tốt đẹp hơn. Khó khăn

rất lớn, trong mọi tồn tại chắc chắn sẽ từng bƣớc đƣợc dần dần giải quyết.

Trong quá trình xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xây dựng con ngƣời mới đáp ứng chủ trƣơng “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”, chúng ta phải nhất định mau chóng tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại của thế giới.

Song chúng tôi cho rằng cũng cần từ bỏ thái độ hƣ vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn những kinh nghiệm của quá khứ, của cha ông.

Bởi vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn nền giáo dục trƣớc cách mạng tháng Tám để có thể kế thừa và phát huy một cách chọn lọc, sáng tạo.

Trong khi chờ đợi một cuộc cải cách giáo dục mới toàn diện, chúng tôi thiết nghĩ cần phải sớm giải quyết một số vấn đề trong tầm tay của ngành giáo dục:

1- Lập lại kỷ cƣơng, nền nếp chặt chẽ, có hiệu lực, có thƣởng phạt nghiêm minh trong nhà trƣờng, trong học hành thi cử. Muốn vậy, phải có một tổ chức thanh tra hành chính, thanh tra chuyên môn có đầy đủ tài năng, phẩm chất, có quyền lực thật sƣ.

2- Cùng với việc chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông và đại học, cần sớm chuẩn bị cải cách toàn bộ ngành sƣ phạm trong đó việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên đƣơng chức cả về vật chất lẫn tinh thần.

3- Đẩy mạnh việc xây dựng phong trào xã hội hóa giáo dục không phải chỉ dừng ở chỗ đóng góp tiền của, công sức về vật chất mà phải thực sự cùng nhà trƣờng giáo dục nhân cách học sinh.

4- Đảng, Nhà nƣớc có chỉ thị yêu cầu các ngành, đặc biệt là ngành văn hóa có sự liên kết chặt chẽ với giáo dục để tạo ra môi trƣờng giáo dục lành mạnh đối với thế hệ trẻ.

Tóm lại, trong nhà trƣờng, ngoài xã hội phải kết hợp cả hai mặt “đức trị” và “pháp trị” mới tạo ra hiệu quả giáo dục cao.

Với thời gian và kinh phí có hạn, với năng lực hạn chế, chắc chắn kết quả chúng tôi thu lƣợm đƣợc còn nhiều hạn chế, thiếu sót. mong các bậc học giả, các đồng chí bổ khuyết cho.

Hà Nội 12-1995 Nguyễn Đăng Tiến

Chủ nhiệm đề tài B94-37-23

Một phần của tài liệu Đặc trưng giáo dục thời lý trần hồ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)