SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Ngày nay với sự phát triển của xã hội, kinh tế phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng cao và nhu cầu sử dụng những sản phẩm có chất lượng c
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Môn: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: HÌNH ẢNH CÂY TRE TRONG TÂM THỨC
NGƯỜI VIỆTGiảng Viên: CN Nguyễn Thị Phương Mai
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN *** ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 3
MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2
MỤC LỤC 3
SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 3
PHÂN TÍCH NỘI DUNG 5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ LỢI ÍCH TỪ CÂY TRE 5
A_Giới thiệu chung về cây tre 5
B_Lợi ích chung từ cây tre 7
PHẦN II: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÂY TRE .10
2.1 Nguồn gốc cây tre: 10
2.2 Các loại tre: 11
Tre gai 11
Tre mạnh tông 11
Tre tàu 11
Tre lồ ô 11
Tre mỡ 11
Tre tầm vong 12
2.3 Đặc điểm chung về cây tre 12
PHẦM III : VAI TRÒ CỦA CÂY TRE TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT 13
3.1 Trong đời sống lao động: 13
3.2 Trong chiến đấu: 15
3.3 Trong nghệ thuật 16
3.4 Trong y học 19
3.4 Trong công nghiệp 20
3.5 Vai trò của tre trong tâm thức người Việt 22
PHẦN IV: KẾT LUẬN 24
Trang 4
SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Ngày nay với sự phát triển của
xã hội, kinh tế phát triển, mức sống
của con người ngày càng được nâng
cao và nhu cầu sử dụng những sản
phẩm có chất lượng cao ngày càng
tăng cao, điều này đòi hỏi con người
không ngừng tìm hiểu và nâng cao
nhận thức của mình, cũng như nhận
thức về môi trường xã hội về cội nguồn dân tôc cũng được nhận thức một cách sâusắc hơn Nhưng thực trạng hiện nay có rất nhiều thành phần nhận thức không đúngđắn làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa xã hội Chính vì, nhận thức của conngười về con người, nhận thức của con người về văn hóa xã hội, nhận thức củacon người về môi trường đời sống nhân loại
Bên cạnh đó, để tìm hiểu nhận thức con người về văn hóa, môi trường, xãhội hiện nay chúng tôi đã thống nhất tìm hiểu về “cây tre trong tiềm thức văn hóangười Việt” Vì cây tre trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay luôn làmột biểu tượng đặc sắc của dân tộc Việt Nam Cây tre đi vào tiềm thức của dântộc qua hình ảnh oai hùng của Thánh Gióng cho đến các thời kỳ kháng chiếnchống Pháp, chống Mỹ Cây tre đã đi suốt quá trình lịch sử của dân tộc và là loàicây gắn bó nhất đối với con người Việt Nam
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trởthành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nướcngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đènchụp bằng tre, đĩa đan bằng tre Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt
và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất
Trang 5
Việt Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre Đặc điểm nàytượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt Tre có rễ ngấm sâu xuống lòngđất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất Chính vì thế cây tre được ví như là conngười Việt Có lẽ vì thế chúng tôi muốn tìm hiểu và phân tính hình ảnh “cây tretrong tiềm thức văn hóa người Việt Nam”
Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài này nên chúng tôi không tránh khỏi mộtvài thiếu sót Mong các bạn và thầy cô góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoànthiện hơn Và chúng tôi cũng xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Phương Mai đã giúp đỡ
và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 6
PHÂN TÍCH NỘI DUNG PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ LỢI ÍCH TỪ CÂY TRE.
A_Giới thiệu chung về cây tre.
Cây tre trong đời sống nhân dân Việt Nam Từ ngàn xưa đến nay, cây tre
luôn là biểu tượng đặcsắc của dân tộc ViệtNam Cây tre đi vào tiềmthức của dân tộc ta quahình ảnh oai hùng ThánhGióng nhổ tre đánh giặc
và trong suốt quá trìnhlịch sử đất nước mấynghìn năm cho đến nay
nó vẫn là loài cây gắn bó nhất với người dân Việt Nam Ở Việt Nam, tre mọc rấtnhiều và đều khắp Ngoài thôn, xóm, làng, xã… còn mọc tập trung thành rừng từBắc vào Nam Tre gồm
trên 40 loài và 15 giống
khác nhau như: Hoa,
bương, Lồ ô, Gia, Vầu,
mỡ, nứa, tàu, mạnh tông,
tầm vông, trinh giang, le,
Trang 7
thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, đoàn kết, là một sứcmạnh khó thể hủy diệt hay phá vỡ được Ngoài ý nghĩa răn dạy con người khôngphải ngẫu nhiên mà có Câu chuyện một người bé dễ dàng từng chiếc đũa tre, songkhông thể bẻ cả bó được, đó là một ví dụ cụ thể cho tính quần tụ đoàn kết của câytre Thân Tre thẳng mà không bị gãy đó là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượntheo chiều gió Với đặc tính: phối hợp cương - nhu để đón gió thuận theo gió vừa
đủ rồi lại ngạo nghễ vườn lên giữ lại hình dáng cũ và chỉ có loài tre chịu chết cảbụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân Đặc điểm này khiến ta liên tưởng đếnnhững con người Việt Nam cũng vươn lên trong khổ đau nhưng không bao giờbiết cúi mình trước người khác, cứng rắn, mạnh mẽ mà cũng mềm dẻo, khéo léo
vô cùng Một đặc tính khác hầu như không có ở bất kể loài nào: Đó là vào mộtthời điểm đặc biệt nào đó, quần thể tre hầu như tự lão hóa bằng cách đồng loạt trổbông rồi tự hủy diệt đồng loạt để chuẩn bị cho ra một thế hệ tre mới Về điểm này
ta không có ý khảo sát đến hoan cảnh sinh thái và các mặt khoa học khác liên quanthì sẽ thấy một “đức tính” hi sinh cao cả của loài tre, nó cũng giống như con ngườiViệt ta vậy
B_Lợi ích chung từ cây tre.
Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi Hìnhảnh làng quê Việt Nam từ xưa
gắn liền với luỹ tre làng –
những bụi tre che chắn cho
mỗi xóm làng Việt trước
những thiên tai, giặc ngoại
xâm
Cây tre đã đi vào văn
hoá Việt Nam như một hình
ảnh bình dị mà đầy sức sống,
dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm Thế nhưng những năm
Trang 8
gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặtđời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khácnhau
Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân ViệtNam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng:cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầubắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặtngoại xâm…
Tre từng được sử dụng phổ biến
để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường
chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái
đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa
dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh
lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được
dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo,chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sànggạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con
trâu cày đến, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre cònđược dùng đến ngày nay
Trang 9
Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại
vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loạicây nào đó thuộc họ tre Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứngtích đã đi vào
đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế Thậm chí có một thời
ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đấtbạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao khôngcòn mấy nữa Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồngbằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ Những triền
đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưabao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất,chống xói lở
Tre còn được xem như là một vị thuốc trị liệu như: giảm co thắc, trục giunsán, tái tạo khoáng chất, chống sưng viêm, lợi tiểu, sát trùng, Ngoài ra tre còn trịlão hóa sớm, tốc và móng thiếu khoáng chất
Trang 10
Tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và trong đông y từ rất lâu đời,tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại rất sớm trong sách “danh y biệtlục”cách đây khoảng 1500 năm
PHẦN II: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM
CHUNG VỀ CÂY TRE
2.1 Nguồn gốc cây tre:
Cây tre có nguồn gốc ở vủng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, tre thuộc nhóm Hòa
Thảo, rễ chùm ngắn, tre có khoảng 80
giống và hơn 1200 loài Tre phát triển rất
nhanh, trong thiên nhiên tre hiện diện khắp
nơi ngoại trừ châu Âu và vùng cực
Trung Quốc có tới hơn 500
loài
Nhật Bản có hơn 100 loài phần lớn có vóc dáng nhỏ bé
Châu Phi có khoảng 17 loài ,
Châu Úc có khoảng 3 loài,
Một số lớn các loài khác có nguồn gốc từ Châu Mỹ (phân bố ở Bắc
và Nam Mỹ)
Tre thuộc họ thảo mộc, có bộ rễ chùm, thân thẳng, chia thành lóng và rõngruột, lá tre không thắm nước, kích thước cây tre tùy thuộc vào loài và có tốc độtăng trưởng nhanh, thân tre dẻo dai và bền nên có thể uốn cong theo gió
Tre thường trổ hoa khoảng 60 năm một lần và có màu vàng nhạt, mùi hơinồng và được xếp vào nhóm “ nhất kỳ hoa” nghĩa là trổ hoa một lần rồi chết
Ở Việt Nam cây tre đã gắn bó với người dân qua hàng nghìn năm lịch sửdựng nước và giữ nước, tre mọc rất nhiều và đều khắp từ thôn, xóm, làng, xã,…tremọc thành rừng từ bắc vào Nam Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm
Trang 11
vào tâm hồn người Việt Mỗi khi xa quê hương, hình ảnh lũy tre làng thân thương,những nhịp cầu tre êm đềm,…Những hình ảnh đó luôn gợi nhớ về một làng quêmộc mạc, giản dị, một con người Việt Nam thanh cao mà chí khí
2.2 Các loại tre:
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre nứa, theo nghiên cứu củaPGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa về tre Việt Nam như: Tre gai, tre mạnh tông, tretàu, tre lồ ô, tre tầm vong, tre mỡ, trúc, nứa,…
Tre gai: Phân bố rộng khắp trên đất nước ta từ Hà Giang đến Cà Mau Hầu
như xã nào cũng có loài tre này, Tập trung nhiều ở Đông Bắc và đồng bằng BắcBộ
Đặc điểm của tre gai khi còn non là có lớp long cứng màu nâu, cácđốt thấp có vòng rễ, cây có các cành nhỏ biến thành gai cong, cứngnhọn và đan chéo dày đặc xuyên qua nhau
Tre mạnh tông: Thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm có lượng mưa lớn và
ánh sang dồi dào, tre chủ yếu được trồng tập trung ờ các tỉnh miền Nam
Đặc điểm của tre mạnh tông là ưa sáng, thân to, cứng và dài Câynon thường có lớp lông nhung màu nâu và cũng là đặc điểm để phânbiệt các loại tre khác
Tre tàu: Thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm, phân bố nhiều ở Miền Nam
Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ nước ta
Đặc điểm của tre tàu có thân màu xanh lục thẫm, thân to và cao,thường tre mọc suốt vào mùa có lượng mưa dồi dào trong năm
Tre lồ ô: là loài cây đặc hữu của Đông Dương, phân bố rộng khắp ở ViệtNam, Lào, Campuchia
Đặc điểm của tre lồ ô là mọc thành từng bụi, thân cao và có tínhmềm dẻo nhất định
Tre mỡ : Thích hợp ở vùng nhiệt đới, ở nước ta được trồng để lấy măng và
thân
Trang 12
Đặc điểm của tre mỡ là mọc thành bụi, thân cao, cây non thường cólớp lông nâu
Tre tầm vong : Thường được trồng ở những vùng khí hậu khô hạn thiếu
nguồn nước rất thích hợp, tre thường mọc thành bụi, thân nhỏ và cao
Đặc điểm của tre tầm vong là có nhiều lóng dài, thân cao, đặc ruộtv2 phát triển nhiều vào mùa mưa
Tuy cây tre có nhiều ở Việt Nam và mọc rộng thắp từ Bắc vào Và cây tre
đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người dân đất Việt,…
2.3 Đặc điểm chung về cây tre.
Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
Măng tre là một mầm nhỏ, yếu ớt, rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc
Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác
Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất
Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…
Trang 13
PHẦM III : VAI TRÒ CỦA CÂY TRE TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT
Việt Nam nằn trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, nên "xanh muôn
ngàn cây lá khác nhau" Từ núi cao
cực Bắc tới sông nước Cà Mau, mỗi
vùng sinh thái tươi xanh những loài
thảo mộc, hoa trái đặc trưng Nhưng
kỳ lạ sao, đâu đâu cũng cũng bốn
mùa xanh những lũy tre tươi tốt Từ
Bắc chí Nam, trên núi trên đồi bạt
3.1 Trong đời sống lao động:
Cây tre, người bạn tre gần
gũi, qua bàn tay tài khéo của người,
đã hóa thân thành những vật dụng
thiết yếu của đời sống làm ăn và đời
sống thường ngày, thành các
phương tiện để vui chơi giải trí
Tre gắn liền với cuộc sống
hàng ngày, như sản xuất các giỏ tre,
Trang 14
chiếu tre, thang tre, thùng tre… Ngày nay các thiết bị công nghệ chế biến càng
phát triển như đũa tre, các dụng cụghế 3 người ngồi, ghế gấp, ghế dựa…
Các sản phẩm là từ tre là mộttrong các nghề thủ công của ViệtNam Nhiều tỉnh đã có sản phẩmcông nghệ đan lác từ tre, làm phongphú cuộc sống của nhân dân và tạođược nguồn thu nhập Hàng năm, cácsản phẩm xuất khẩu làm từ tre đã làmtăng thêm ngoại tệ cho Việt Nam Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làmnhà cửa, làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng,cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ Tre từngđược sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vậtdụng sinh hoạt từ cái đòn gánh đến cái khung
cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái
sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái
bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày
đến cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ
vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày
nay
Cho nên, trong đời sống lao động hằng
ngày tre giúp con người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người dân đất Việt.Tre là bạn đồng hành thủy chung trong tâm thức sâu thẩm của con người từ thuở
xa xưa, hình ảnh lũy tre luôn xanh mát và bình yên
Nhà văn Nguyễn Tuân có viết:
Trang 153.2 Trong chiến đấu:
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đàixanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, Tre thật sự trở thànhchiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộcchiến Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quânNam Hán Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâmlược để giành Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhàtranh, giữ đồng lúa chín,…”
Chính vì thế cây tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng,bám đất bám làng : “Rễ sinh
không ngại đất nghèo, Tre bao
nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
Tre làm nên thành lũy ngăn
bão tố, lũ lụt, giữ đê kè Tre làm
thành trì chiến đấu Tre làm bức
tường biên giới Tre nghìn đời bao
bọc, chở che cho đời sống của con
người Tre đã hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với đờingười, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thứccon người Việt Nam
Trang 16
Tre "ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có nhau, chết có nhau chungthủy" Tre "mộc mạc", mà nhẫn nại không chê đất cằn, sá gì sương gió Tre "ngaythẳng, thủy chung, can đảm", giầu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc Tre "thanh cao,giản dị, chí khí như người" "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"
Đã có thể nhẫn nại chịu đựng và vượt lên đau thương, để cuối cùng giànhthắng lợi trong nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lăng từ phương bắc đến cácnước đế quốc hùng mạnh Tre chiến đấu kiên cường với các vũ khí hiện đại như:đại bác, xe tăng, B52 hủy diệt của các đế quốc Pháp và Mỹ
Tre là một vũ khí từ chiếc gậy tầm vong cho đến mũi chông sắc nhọn đãlàm nên thành đồng tổ quốc và tre đã đi vào tiếng hát lời ca:
“Này chị em ơi!
Gió đưa cành trúc la đà,
Rủ nhau đến gốc tre già vót chông.
Trăng lên sáng cả cánh đồng,
Nữa đêm lòng son vót chông rửa thù.”
Tre là lũy thép trước xâm lăng và bão lũ Tre nhẫn nại chịu oằn mình, ngảrạp trước cuồng phong, bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thẳngthành lũy thành rừng, tre già măng mọc vô tận sinh sôi
Tre xanh hiên ngang, nhũn nhặn, cứng cáp mà dẻo bền vô hạn là Biểutượng của cốt cách và các phẩm chất đặc sắc của con người và văn hóa Việt Namta
Hình ảnh cây tre gắn bó với con người Việt Nam trong các cuộc chiếnchống ngoại xâm của dân tộc còn được lưu giữ trong bảo tang Việt Nam như: Tầmvong, giác mác, chông tre, …đã cùng ta vượt bao gian khổ để đi tới một tương laisáng lạng với cuộc sống ấm no, hạnh phúc
3.3 Trong nghệ thuật.
Cây tre đã từng là nguồn cảm
hứng trong văn học, nghệ thuật Từ