= — m= mm
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯƠNG
Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI:
“ĐỔI MỚI CƠ CHẾ NHẬP CÔNG NGHỆ
TRONG BOI CANH MO RONG QUAN HE KINH TE QUOC TE VÀ TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM”
HA NOI, THANG 5 NAM 1998
Trang 2TẬP THỂ TÁC GIẢ:
Nghiêm Công, Trường nghiệp vụ quản lý Bộ KH,CN,MT Nguyên Thanh Hà, Trường ĐHKTQD Hà Nội
Nguyên Thanh Hà, Viện CL&CS KHÁCN, Nguyên Chủ nhiệm Dé tai
Trân Phương Hiển, Văn Phòng Thẩm định, Bộ KH,CN,MT Lê Quang Huy, Viện CL&CS KH&CN
Hoang Thanh Huong, Viện CL&CS KH&CN -Thư ký Đề tòi Nguyên Mạnh Quản, Viện CL&CS KHÁẮCN, Chủ nhiệm Đề tài Nguyễn Nữ Hồi Vân, Viện CL&C§ KH&CN
Trang 3MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần A: Tính không thể đảo ngược được của xu thế và các yếu tố cưỡng chế của các
hiệp định thương mại mà Việt nam tham gia trong tiến trình mở rộng quan hệ kinh
tế quốc tế và tự do hoá thương mại o-55<5 cssesesesssseseses " L Động thái xuất nhập khẩu của Việt nam -. 5s cs+S<cz+exxrcrrrkerarrrsrszerrsree 03 II Những ràng buộc về thương mại qua các thoả ước trong AFTA -. <-<<<«s 06 1H Vị thế cạnh tranh của một số ngành kinh tế kỹ thuật Việt nam trong tương quan buôn bán ở khu vực và nhu cầu nhập công nghệ để gia tăng năng lực cạnh tranh 07 ILÃC ao acc Sa 10 Phan B: Những vấn đề của cơ chế nhập công nghệ hiện hành .s<5 13 I Định nghĩa cơ chế nhập công ngghệ - 5 << c4 ng ng re geeecrererer 1 Nội dung của cơ chế nhập công nghệ < «se sex
TH Phân loại cơ chế nhập công nghệ . <<csscee~ee~ee TV Co ché hap công nghệ hiện hành ở Việt nam
V Một số nghiên cứu trường hợp -. -<<5 VI Những vấn đề của cơ chế nhập công nghệ hiện hành
Mi ƒ10)/-:0 vá sua 00 VII Kết quả của cơ chế nhập công nghệ hiện hành À 5-7 +7<c+c+rzxeeeeeeeeexerreeer Phan C: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm của cơ chế nhập công nghệ 45 le ái TỶ 45 II Kinh nghiệm nước nngOài - -. <- 5-5 xxx ve HH HH HT 3T xe rereeerve 60 Phần D: Khuyến nghị đổi mới cơ chế nhập công nghệ của Việt nam phù hợp với tiến
trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mạii .o-< 70 I Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế nhập công nghệ - -.- 2 cs+2ccecrxzcretrerrrerree 70 II Tiền đề đổi mới công nghệ - 70 IH.Một số nguyên tắc đổi mới cơ chế nhập công nghệ 71 IV.L6 trinh d6i méi co ché nhập công nghệ Việt nam đến 2005 và 2010 78 Kết luận - coeecsessessesesessee 408966556688666 688 s*sssesssse "—- 499469059595958966689690.906 89 82 Tài liệu tham khảo sec sen 3019 0.06108s600.8 g4 "— "— ` 87 Phụ lục 1: Phân cấp các Dự án trong đầu tư nước ngoài "- 96 Phu lục 2: Một số nghiên cứu trường hợp nhập công nghệ sosasensassccerensoes 98 Phụ lục 3: Hỏi đáp về AFTA "—
Trang 4
LỜI NÓI ĐẦU:
Đổi mới cơ chế nhập công nghệ hiện hành ở nước ta sao cho phù hợp với bối cảnh và môi trường kinh tế mới gắn vơí tự do hoá thương mại trong thời gian tới đây khi Việt nam lần lượt tham gia đầy đủ các hiệp ước AFTA, WTO, APEC hiện đã và đang trở thành một đòi hỏi bức thiết của thực tiến
Được sự quan tâm tài trợ và giúp đỡ về mọi mặt của lãnh đạo và các cơ quan chức năng thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học công nghệ, một đề tài nghiên cứu cấp Bộ mang tính đón trước vẻ chủ đề trên đã được hình thành và triển khai từ đầu năm 1997 Nói là mang tính đón trước vì trên thực tế hiện nay Việt nam hãy còn chưa phải thực hiện phần lớn những giàng buộc về thương mại của AFTA và cơ chế nhập công nghệ của nước ta mới bắt đâu chuyển đổi, còn đòi hỏi những bước đi thích hợp, chưa thể tự dơ hoá ngay một lúc Tuy nhiên, đổi mới cơ chế nhập công nghệ cũng không thể chậm chẽ vì thời gian khi Việt nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA không còn nhiều (2003)
Sau hon l năm thực hiện, dựa vào những phân tích các chính sách, luật pháp và thủ tục nhập công nghệ hiện hành, đúc rút thành những vấn đề nổi cộm, đi tìm nguyên nhân của những tồn tại, có đối chiếu với một số lý thuyết và kinh nghiệm hoạch định và thực thi chính sách nhập công nghệ của một số nước, tập thể các tác giả của đề tài đã sơ bộ bước đầu hình thành nên một số đổi mới mang tính nguyên tắc, trong đó trực tiếp có liên quan đến vai trò quản lý nhập công nghệ của Bộ khoa học, công nghệ môi trường một khi Việt nam phải thực hiện đây đủ các cam kết trong thoả ước AFTA và đẩy mạnh hơn nữa tự do hoá thương mại hơn nữa khi tham gia WTO
Tuy nhiên, do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, do vấn đề còn mới, lại chưa có thực tiễn, những đề xuất này mới chỉ mang tính nguyên tắc dựa trên cơ sở nhận dạng các vấn đề của cơ chế nhập công nghệ hiện hành và kinh nghiệm của một số nước đi trước Để có thể đi đến những kiến nghị cụ thể, thấu đáo và kỹ lưỡng hơn về những đổi mới cơ chế nhập công nghệ trong thời gian tới, chủ để này cần được tiếp tục đi sâu phân tích và lý giải cặn kẽ hơn nữa trong khuôn khổ của một số đề tài tiếp theo
Trên tỉnh thần đó, tập thể các tác giả chân thành mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, cá nhân, các độc giả để đề tài có thể hoàn thiện một số kết quả nghiên cứu còn hết sức bước đầu
Sau cùng, chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành lãnh đạo Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, các cơ quan chức năng thuộc Bộ, lãnh đạo Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, các phòng, ban và toàn thể các nhà nghiên cứu trong Viện đã bằng nhiều cách khác nhau giúp đỡ chúng tơi hồn thành nghiên cứu này
Hà nội, ngày 27 tháng Š năm 1998 Tập thể Đề tài
Trang 5
a
PHAN A
TÍNH KHƠNG THỂ ĐẢO NGƯỢC CỦA XU THẾ VÀ CÁC YẾU TỐ
CUONG CHE CUA CAC HIEP DINH THUONG MAI MA VIET NAM
THAM GIA TRONG TIEN TRINH MG RONG QUAN HE KINH TE QUOC
TE VA TUDO HOA THUONG MAI G VIET NAM
Trong những năm qua, theo xu thế và chính sách đổi mới, quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế của nước ta đã không ngừng được mở rộng Từ chỗ bị bao vây cô lập và gần như khép kín trong khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, hiện nay Việt nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 140 nước trên thế giới, đã
ký kết các hiệp định thương mại với trên 60 nước và đã có được những vị trí
nhất định đối với một số thị trường chính như: Nhật bản, Liên minh Châu Âu (EU), Khối mậu dịch tự do AFTA, sắp gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương (APEC) và đặc biệt là Hiệp định khung về quan hệ thương mại với Hoa kỳ cũng đang được chuẩn bị để ký kết Có thể nói xu thế mở rộng quan hệ hệ kinh tế đối ngoại và gia tăng tự hoá thương mại của Việt nam là tất yếu và không thể đảo ngược
| Dong thai xuốt nhập khẩu của Việt nam :
Trang 6TĂNG TRƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐƠN VỊ TÍNH TỶ USD 1986 - 1990 1991 - 1995 1996 - 2000
(Ghi chii: 86 liệu cho thời kỳ 1996-2000 là kế hoạch dự tính)
e Tuy nhiên, tỷ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến và chế tạo mới chỉ đạt 30%, hàng xuất thô còn chiếm 70% Xu hướng sản xuất thay thế nhập khẩu vẫn đang còn tồn tại như một thực tế chưa được cân nhắc và cân đối kỹ
lưỡng' Chính vì ảnh hưởng của khuynh hướng này nên các thiết bị, công
nghệ của không ít doanh nghiệp chậm được đổi mới, ít mang tính cạnh tranh, chỉ đạt trình độ trung bình và ngày càng tụt hậu xa so với thế giới ! Những năm gân đây, chính sách thương mại ở nước ta về cơ bản là định hướng nền kinh tế vào phát triển thị trường nôi địa với chiến lược chủ yếu là thay thế hàng nhập khẩu, thể hiện trên một số khía cạnh:
(1) Bảo hộ hàng công nghiệp tiêu dùng trong nước bằng việc định thuế suất rất cao đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu, nhưng lại không xem xét đầy đủ hiệu quả của
chính sách bảo hộ này
(2) Bảo hộ các vật tư cơ bản bằng hạn ngạch (phân bón, xăng dầu, sắt thép, ximăng) Trên thực tế, cách bảo hộ này chỉ tạo lợi nhuận siêu ngạch cho các doanh nghiệp được phân bổ hạn ngạch, dẫn đến tình trạng độc quyền, chậm cải tiến quản lý đầu tư, đổi mới thiết bị, hậu quả là chất lượng sản phẩm làm ra không cao, người tiêu dùng phải trả giá cao không chỉ cho hàng nhập khẩu (vì thuế suất nhập khẩu cao ) mà còn đối với cả hàng sản xuất trong nước
Trang 7
Nhiều thiết bị đã qua thải loại, sản phẩm có giá thành cao, chất lượng thấp,
thiếu sức cạnh tranh trên thị trường nhưng vẫn được đâu tư Thí dụ như sản
xuất xi măng và phân bón, trong khi sản phẩm nhập khẩu có giá thấp hơn rất nhiều sản phẩm sản xuất trong nước) °
Xuất khẩu tăng” nhưng giá trị lại giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau”, trong đó có khâu chế biến Thí dụ: phần lớn các cơ sở xay sát lúa gạo cúa các doanh nghiệp quốc doanh được xây dựng từ nhiều năm nay, đã trở nên lạc hậu về thiết
bị và công nghệ Năm 1997, lượng gạo xuất khẩu tăng 500.000 tấn so với năm
1996 nhưng giá trị xuất khẩn gạo lại giảm 18 triệu UD§ Š
Nếu xu hướng này không được thay đổi, Việt nam sẽ tiếp tục bán tài nguyên và các loại lao động giản đơn như gia công, lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, trong khi nhập khẩu nguyên liệu ít đi kèm công nghệ Cơ cấu xuất nhập khẩu này về lâu dài chắc chắn sẽ gây tác hại cho tương lai phát triển bên vững của nước nhà, làm xói mòn năng lực công nghệ quốc gia và tài nguyên môi trường, đẩy đất nước lùi sâu hơn về phía những quốc gia nghèo
? Đình Chúc (1997)
* Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt nam năm 1997 © Dầu thô: 1,3 ty USS
s Dệt may: 1,3 ty USS e Giây dép: 955 triệu USS e Lắp ráp Điện tử: 400 triệu USS s Thủ công mỹ nghệ: 120 triệu ỦSS (Nguôn: Bộ Thương mại, Báo Nhân dân)
* Nhiều nguyên nhân không phải công nghệ làm cho giá trị hàng xuất khẩu của Việt nam giảm đi thí dụ như đối với các mặt hàng nông thuỷ sản là do giống lúa của Việt nam chất lượng không cao, các giống cá, tôm, thịt gia cầm chất lượng không cao Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng nữa là yếu tố quảng cáo, tìm kiếm thị trường, khả năng đàm phán cũng như là tổ chức, phối hợp giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong nước ? Báo Đâu tư, N.1, Thứ Năm ngày 1 tháng 1 năm 1998)
—
Trang 8
kiệt không bao giờ có thể phát triển được như nhiều nước Châu Phi thời gian
6
qua
Chiến lược xuất nhập khẩu của Việt nam đặt mục tiêu trong thời gian 1996- 2000 xuất khẩu 60-63 tỷ UD$ với mức tăng bình quân hàng năm 30% Ty
trọng các mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ được điều chỉnh theo hướng gia tăng hàng xuất khẩu đã qua chế biến trong nước Muốn vậy rõ ràng không có một con đường nào khác là phải gia tăng hàm lượng công nghệ trong tổng giá trị
sản phẩm xuất khẩu”
Il Những ròng buộc về thương mợi qua cóc †hoỏ ước trong AFTA
Thực chất của việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do AFTA là thực hiện Hiệp định CEPT (Common Effective Preferential Tariff ) bao gồm các vấn đề: trong vòng 15 năm (từ 1993 đến 2008) giảm dần thuế nhập khẩu hàng hoá giữa các nước ASEAN xuống mức 0-5%, xoá bỏ hàng rào phi quan thuế nhằm khuyến khích các hoạt động thương mại và hợp tác phát triển kinh tế, tạo một thị trường chung trong khu vực có sức cạnh tranh mạnh, hấp dẫn đâu tư trực tiếp nước ngoài 8
° Theo mét diéu tra cla Trung tam Bắc - Nam của Viện nghiên cứu về các doanh nghiệp tại Pari, tình trạng chuyển giao công nghệ nhẹ tại 24 nước đang phát triển Châu Phi thì trong
tổng số 343 xí nghiệp được nghiên cứu có tới 195 (tức 57%) hoạt động dưới công suất thiết kế, 79 xí nghiệp (23%) phải đóng cửa, chỉ có 69 xí nghiệp (20%) hoạt động đạt yêu cầu
Dẫn theo Nguyễn Sĩ Lộc, Về mối quan hệ giữa chuyển giao công nghệ với năng lực nội
sinh, Bài viết cho hội thảo khoa học Đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ ở nước ta,
Viện Dự báo chiến lược KHKT, Hà nội 6/1993
7 Đặng Ngọc Dinh (1996):"Việt nam 1996: Những cơ hội và thách thức đặt ra cho phát triển công nghệ” Báo cáo trình bày tại Hội thảo quốc gia: Công nghệ phục vụ phát triển - ' Liên hệ Việt nam; tổ chức bởi Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và công nghệ và
Hanns Seidel Foundation (CHLB Đức) tại Hà nội tháng 2/1996
Ê Có thể xem chỉ tiết hơn trong phụ lục 3 cuối báo cáo ( Hỏi đáp về AFTA )
Trang 9Theo chương trình này, đến năm 2006, Việt nam phải thực hiện đầy đủ các giàng buộc thương mại của CEPT `
Trong khuôn khổ AFTA, việc thực hiện CEPT nói chung trước mắt bất lợi cho cả xuất và nhập khẩu của Việt nam Cơ cấu xuất nhập khẩu hiện hành của Việt nam lạc điệu so với cơ cấu xuất nhập khẩu phổ biến của các nước trong khu vực Hàm lượng chế biến thấp, chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu thô Những mặt hàng loại này không được tính đến trong thực hiện CEPT và chỉ
mang, tính bổ sung cho cơ cấu kinh tế của các nước mà không mang tính cạnh
tranh ,
Trong khi đó, Việt nam lại sẽ phải nhập những mặt hàng vốn đang được bảo hộ
sản xuất trong nước có mức thuế nhập khẩu cao Khi tham gla CEPT sé phải giảm thuế suất nhập khẩu Ngân sách sẽ bị thất thu Nhiều doanh nghiệp Việt nam đang được bảo hộ do thuế nhập khẩu sẽ không còn được hưởng ưu đãi
này nữa Tham gia thực hiện CEPT hay WTO hay APEC có nghĩa là xoá bỏ cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước mà các doanh nghiệp Việt nam vẫn còn đang được ưu đãi cho đến nay Vậy thì sau khi các hình bao hộ bị xoá bỏ, doanh nghiệp Việt nam sẽ phải đựa vào yếu tố nào để tồn tại và cạnh tranh? Có thể nói đây là một thử thách sống còn đối với các doanh nghiệp Việt nam trong thời gian một vài năm tới
II Vị thế cạnh tranh của một số ngành kinh tế - kỹ thuột Việt nam
trong tương quœn buôn bớn ở khu vực và nhu cầu nhộp công
nghệ để gia tang kha nang cơnh tranh
Trình độ công nghệ (trong cả sản xuất lẫn trong dịch vụ) là yếu tố chủ yếu tạo
ra năng suất và chất lượng sản phẩm để từ đó quyết định vị thế cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên thị trường
® Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Khoan, cho đến tháng 8-1997, Việt nam đã soạn thảo xong lộ trình cắt giảm thuế quan từ nay đến năm 2006 Thời Báo Kinh tế Sài gòn 15-I-
1998
! Xin xem chỉ tiết trong phụ lục 3 ở cuối báo cáo (Hỏi đáp về AFTA)
Trang 10
Về thực trạng của các ngành công nghiệp Việt nam hiện nay có một nhận xét khái quát rất đáng chú ý sau: “Ngành công nghiệp nặng đang xuống cấp do thiết bị công nghệ lạc hậu và không có thị trường (khai thác than, luyện kim, cơ khí, hoá chất) Ngành công nghiệp công nghệ cao (điện tử, ôtô) chủ yếu lắp ráp cho nước ngoài Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, đang chao đảo do thiếu vốn, thiếu công
mm nghệ.” `
Tại các doanh nghiệp nhà nước lớn của trung ương có tới 54,3% dây chuyển thiết bị công nghệ ở trình độ thủ công, 41% ở trình độ cơ khí, chỉ có 3,7% ở
trình độ tự động hoá `2,
Theo Báo cáo của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường: ““ bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghệ của nước ta đang ở vào mức trung bình kém Cụ thể trong công nghiệp, so với các nước công nghiệp trên thế giới, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ, năng suất công nghiệp chỉ đạt 30% Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hệ số cơ giới hoá so với thế giới chỉ đạt 50% 80% số thiết bị chỉ sử dụng 1 ca một ngày Ngành máy cái của công nghiệp hoá chỉ tương đương với thời kỳ cách đây 30- 30 năm của các nước trung bình trên thế giới, còn so với các nước công nghiệp phát triển cao thì lạc hậu đến 50-100 năm" 1Ÿ
Là một nước nông nghiệp, nông sản phẩm dưới dạng nguyên liệu đổi dào nhưng thiết bị công nghệ chế biến nông sản không đủ năng lực làm hàng xuất khẩu: 128 doanh nghiệp xay xát gạo, tổng công suất 2,4 triệu tấn, nhưng với
thiết bị từ những năm 60 ở miền Bắc và những năm 80 ở miền Nam; 126 nhà
máy chế biến thuỷ sản đông lạnh, 11 cơ sở chế biến bột cá, 84 doanh nghiệp
chế biến nước mắm không đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội
địa.18 nhà máy chế biến rau quả chỉ đảm bảo chế biến được 5% sản lượng rau
" GS.TS Nguyễn Trường Thị (Đại học Quốc gia Hà nội): “ Phát triển khoa học, công nghệ và công nghiệp nước ta”, Nhân dân, 6-1 1-1997
2 “Trần Đoàn :” Chất xám gắn với doanh nghiệp” Công nghiệp N 31, Ngày 24-7-1997 3 TS Phan Xuân Dũng (Ban Khoa giáo Trung ương): “Vai trò của khoa học, công nghệ hiện đại đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta” Thông tin Công tác Khoa giáo số 4-1997
Trang 11
quả, chưa đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng xuất khẩu; 30 nhà máy chế biến thịt
của cả nước chỉ đạt tỷ lệ chế biến 1,5% tổng sản lượng thịt; Các lĩnh vực chế biến dầu thực vật, chè, cà phê, cao su cũng chưa được đầu tư thích đáng, thiết bị cũ, hiệu quả thấp „Công nghiệp chế biến sữa thì lâm vào tình " trạng thiếu nguyên liệu tại chỗ” '
Một nghiên cứu do Nguyễn Thanh Hà thực hiện đã cho thấy, trong khi đa số các nước trong khu vực có cơ cấu các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh bộc lộ ổn định (RCA-Revealed Comparafive Advantage) thì cơ cấu này của Việt nam rất không ổn định Các ngành công nghiệp mà Việt nam có lợi thế so sánh thường thay đổi thất thường theo các năm “Nam 1988 1989 Hàng chế "biến : : 1990 Thực phẩm tươi sống, tàng chế biến 1991 Thực phẩm tươi sống,
Nguồn: Nguyễn Thanh Hà, (Đại học kinh tế quốc dân ,1995) Luận văn Thạc sỹ, USA (Chưa xuất bản)
Điều này chứng tô, lợi thế cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Việt nam chưa ổn định, chưa có cơ sở vững chắc, đặc biệt là chưa có tai thế về công nghệ
Một nghiên cứu khác về năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt nam có sử dụng sơ đồ hình thoi của Porter trong hai ngành dệt may và đồ hộp xuất
! Nguyễn Văn Dương (Ngân hàng nông nghiệp Việt nam): "Nhập khẩu thiết bị công nghệ: Thực trạng và một số vấn đề tài chính ngân hàng” Tạp chí Nghiên cứu lý luận số
Trang 12
khẩu cũng đã chỉ ra rằng lợi thế mà hai ngành này ở Việt nam có được chỉ
thiên về các yếu tố thuộc điều kiện sản xuất như tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ Rất yếu về các yếu tố thị trường và các ngành hỗ trợ Những lợi thế này sẽ không tồn tại lâu dài, trong bối cảnh của quá trình đổi mới công nghệ 6 Nguyễn Hồng Sơn đã khái quát lại về năng lực cạnh tranh hiện nay của Việt nam nhu sau '°: “ Joi thé’ ma Viét nam dang cé chỉ là lợi thế tự nhiên, lợi thế cấp thấp và ngắn hạn (duy trì chỉ trong thời gian 5-7 năm) mà chưa phải là lợi thế nhân tạo từ đầu tu cho khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo."
Tóm lại:” xét trên mặt bằng chung thì sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp chưa đủ mạnh, do cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ và nhất là do trình độ công nghệ của hầu hết các ngành còn lạc hậu” 7,
Về đại thể có thể đồng ý với nhận xét của Đoàn chuyên gia quốc tế IDRC khi
khảo sát tình hình Việt nam năm 1997 như sau: “ Việt nam vẫn chưa sẵn sàng đối phó với các lực lượng cạnh tranh sắp đến và Việt nam hãy còn chưa điều chỉnh đủ mức các hệ thống khoa học và công nghệ của mình cho phù hợp với tình hình kinh tế và xã hội mới hoặc để đáp lại sự cạnh tranh do quá trình hội nhập trong và ngoài thị trường thương mại Đông A đặt ra” 8
IV Kết luận và đặt vến dé:
Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do trong những năm qua đã mang lại những thành tựu bước đầu Tuy nhiên, cũng thông qua quá trình bước đầu hội nhập và cạnh tranh khu vực đã
'S | Nang cao nang lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt nam trên thị trường quốc tế: 1DRC, Viện Quản lý khoa học, 1996]
'“ Nguyễn Hồng Sơn: "Lợi thế cạnh tranh của Việt nam trong quá trình hội nhập vào
nên kinh tế thế giới", Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1 (45) 1997
Báo Nhân dân ngày 6 tháng 11 năm 1997
Đoàn chuyên gia quốc tế IDRC: "Báo cáo đánh giá về chính sách khoa học, công
nghệ và đổi mới của Việt nam”, Hà nội , Tháng 12-1997 Tài liệu tham khảo,trang 41
Trang 13
ngày càng thấy rõ rằng: rùnh độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của đa số các doanh nghiệp trong nước hiện tại còn thua kém các nước ASEAN !?
Bên cạnh một số thuận lợi nhỏ, ngắn hạn, việc mở rộng hơn nữa các quan hệ kinh tế quốc tế và tham gia các hiệp ước tự do hoá thương mại sẽ đặt Việt nam trước những thách thức ngày càng sống còn hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt nam phải rất nhanh chóng xác định, xây dựng và tăng cường khả năng cạnh
tranh, tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất thì mới có thể đuổi kịp và vượt các
đối thủ cạnh tranh trong các nước ASEAN về chất lượng và giá cả hàng hóa trong vòng 5-8 năm nữa (là thời gian còn lại trước khi Việt nam tham gia đây đủ thoả ước AFTA) Đặc biệt là phải hình thành cho được một số ngành và sản phẩm mũi nhọn ?°, những ngành và sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt nam với tu thế cạnh tranh hơn hẳn so với các bạn hàng của mình trong khu vực
Nếu không đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức đã rất gần kể này, Việt nam sẽ không thể biến quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng và tự do hoá thương mại thành cơ hội mà về hực chất, nên kinh tế Việt nam sẽ bị phá sản và bị trao cho các nước nước láng giêng một cách không "tiếng súng"
Con đường tất yếu mà các doanh nghiệp Việt nam phải lựa chọn là nhanh chóng đổi mới và tăng cường năng lực công nghệ trong thời gian từ nay đến
® Trong khi đó, theo số liệu của Vụ ASEAN - Bộ Ngoại giao, từ năm 1990 đến nay, kim
ngạch buôn bán hai chiều của Việt nam và ASEAN ngày càng tăng, tăng với tốc độ bình
quân 26,8%/ năm và hiện chiếm 32,4% toàn bộ kim ngạch ngoại thương củaViệt nam Thời Báo Kinh tế Sài gòn 15-1-1998
? Vệ xác định ngành mũi nhọn xuất khẩu có ý kiến nêu lên một số ngành hàng sau : Lĩnh vực khai thác và chế biến thuỷ sản
Ngành đệt may
Ngành hoá dầu Ngành lắp ráp điện tử
(Tiêu chuẩn: tan dung được lợi thế về nguồn lực tự nhiên; lợi thế về lao động; có khả năng đắm bảo
mức tăng trưởng xuất khẩu cao và vững chấc; có định hướng đến công nghệ-kỹ thuật cao) [ Đỗ Hoài Nam , Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn
ở Việt nam; NXB Khoa học xã hội, 1996, tr.417]
Trang 14
2006 bằng con đường đẩy mạnh nhập công nghệ đồng thời từng bước tạo
năng lực nội sinh cho các bước phát triển tiếp sau”"
Van dé đặt ra là trong bối cảnh thách thức như vậy, cơ chế nhập công nghệ hiện hành cửa Việt nam cân phải được đổi mới theo hướng nào? nhằm vào những mục tiêu gì? tiến trình đổi mới phải tuân theo những nguyên tắc nào ? Đó là những câu hỏi nghiên cứu mà tập thể các tác giả của Đề tài này mong muốn, cố gắng bước đầu di tìm lời giải đáp
Cấu trúc của báo cáo sau phần mở đầu (phần A) đặt vấn để sẽ được tiếp nối bởi phần nhận dạng những vấn đề của cơ chế nhập công nghệ hiện hành, những sự lạc điệu và bất cập của cơ chế nhập công nghệ hiện hành trong bối cảnh mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại trong thời gian từ nay đến 2005 (phần B)
Phần C tập trung nghiên cứu những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của cơ chế nhập công nghệ, làm rõ những nhân tố có ảnh hưởng đến cơ chế nhập công nghệ, kinh nghiệm của một số nước trong quản lý các cơ chế nhập công nghệ Phần D trình bày những kiến nghị được rút ra như là kết quả tất yếu của ba phần đầu Báo cáo kết thúc bằng một số kết luận tóm tắt lại những luận điểm chính Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu cũng sẽ được nêu ở cuối báo cáo Phương pháp, cách tiếp cận của đề tài chủ yếu dựa trên các phân tích hệ thống, quy nạp và diễn dịch theo đó các nhận định được chứng minh bang những thông tin xuất bản, báo cáo tổng kết của một số Bộ ngành liên quan chuyển giao công nghệ, các ý kiến và bài nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí, các thông tỉn từ các cuộc hội thảo và một số nghiên cứu trường hợp nhập công nghệ theo các loai hình doanh nghiệp khác nhau Kinh nghiệm nước ngoài được tham khảo trên tính thân giả định về có một sự tương tự lịch sử giữa các nước khác nhau trên con đường cơng nghiệp hố Những khuyến nghị được rút ra chủ yếu chỉ ở tầm nguyên tắc và một vài khuyến nghị cụ thể
Trang 15
PHẦN B
NHUNG VAN DE CUA CƠ CHẾ NHẬP CÔNG NGHỆ HIỆN HANH
Với cách đặt vấn để như vậy, trước tiên chúng ta hãy thử xem xét cơ chế nhập công nghệ hiện hành, tiến hành phân tích và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại từ đó thấy được những yêu cầu thực tế và xu hướng của đổi mới cơ chế nhập công nghệ ở Việt nam trong thời gian tới
| Định nghĩa cơ chế nhập công nghệ:
Cơ chế nói chung được hiểu là một tổng thể các yếu tố và các quan hệ giữa
chúng với nhau trong quá trình vận động của một hệ thống (khái niệm cơ chế này được vận dụng nhiều trong y học khi người ta mô tả cơ chế phát sinh hoặc cơ chế lây lan của một loại bệnh nào đô)
Cơ chế là khái niệm có quan hệ rất chặt chế với khái niệm hệ thống, khái niệm tập hợp Nhưng nếu nói một cách cụ thể hơn, cơ chế là khái niệm nhấn mạnh cách thức quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống để phân biệt với tập hợp là khái niệm nhấn mạnh tính đây đủ của các yếu tố trong một hệ thống Trong đề tài này, chúng tôi quan niệm cơ chế là phần cốt lối, là đặc trưng cốt lõi của một hệ thống, của một môi trường trong đó hệ thống được vận hành
Cơ chế nhập công nghệ có thể được quan niệm bao gôm các yếu tố luật pháp, chính sách , các thủ tục, các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các pháp nhân (cơ quan, các tổ chức và cá nhân) trong quá trình nhập công nghệ
Nói cách khác cơ chế nhập công nghệ chính là môi trường thể chế, luật pháp, chính sách mà trong đó hoặc thông qua đó diễn ra các quá trình nhập công © nghệ Yếu tố cốt lõi của cơ chế nhập công nghệ là luật pháp, chính sách và các quy định của một nước về các hành vi chuyển giao công nghệ của các pháp nhân có liên quan
Trang 16
Đặc trưng quan trọng nhất của cơ chế nhập công nghệ bị quy định bởi mối quan hệ giữa các thành tố của cơ chế Đó là các quan hệ giữa luật pháp và các chính sách, giữa các chính sách với các thủ tục và quy định trong chuyển giao công nghệ Quan hệ giữa các tổ chức và pháp nhân trong quá trình nhập công nghệ như quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp với các cơ quan nghiên cứu triển khai, giữa các pháp nhân thương mại và pháp nhân công nghệ Một khi có sự không thống nhất giữa các thành phần của cơ chế sẽ dẫn đến chỗ cơ chế bị ách tắc, khó có thể được vận hành trong thực tế
Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý và pháp nhân tham gia cơ chế nhập công nghệ trên thực tế đan xen nhau rất phức tạp, đến mức nhiều người có thể nghi ngờ về việc liệu có tồn tại cái gọi là “cơ chế nhập công nghệ” có thể xác định được một cách rõ ràng hay không? và đâu là ranh giới giữa cơ chế nhập công nghệ và các cơ chế xuất nhập khẩu thương mại? _
Nguyên nhân nằm ở chỗ, bản thân công nghệ cũng là một khái niệm phức tạp có thể được hiểu từ rất nhiều giác độ khác nhau “ Khi thì công nghệ được hiểu là hàng hoá thông thường dưới dạng máy móc thiết bị, khi thì lại là một loại hang hố đặc biệt, vơ hình, dưới dạng các bí quyết công nghệ Bộ Luật Dân sự mới đây của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam quy định một phạm vĩ rất rộng những đối tượng được coi là chuyển giao công nghệ, bao gồm những “đối tượng sở hữu công nghiệp, các sáng chế, giải phấp hữu ích, có hoặc không kèm theo thiết bi’
Hệ quả của một quan niệm rộng rãi như vậy về chuyển giao công nghệ là phạm vi của khái niệm cơ chế nhập công nghệ trở nên rộng và kém xác định ?? Cho đến nay, tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ:
(1) Công nghệ như là một tập hợp của 4 thành phần T, H, I, O của APCTT
(2) Công nghệ là tập hợp gồm 5 thành tố: Manpower, Machine, Materials, Management, Money (5M) của một số nhà quản lý công nghiệp Nhật bản
(3) Công nghệ như là công cụ để biến đổi các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra sản
phẩm mới,
(4) Công nghệ như là công cụ để áp dụng những tri thức khoa học vào trong sản xuất
và đời sống
Mỗi một trong cách hiểu nêu trên về công nghệ đều có những căn cứ khách quan của nó Trong bối cảnh phân tích cơ chế chính sách nhập công nghệ ở tâm vĩ mô, mọi khía cạnh của công nghệ đều cần được tính đến, nhất là về các yếu tố cấu thành công nghệ và vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế, và xã hội,
Trang 17
hon, dé din đến những chồng chéo trong phân định chức năng của các bộ ngành có liên quan đến quá trình nhập khẩu công nghệ (chủ yếu là các Bộ thương mại, khoa học công nghệ và môi trường) Trong thực tế, phần lớn các bí quyết , các thông tin kỹ thuật, công nghệ đều có đi kèm theo thiết bị và cũng
phần lớn máy móc thiết bị kỹ thuật đều gắn liền vơí một bí quyết hoặc đối
tượng sở hữu công nghiệp nhất định Do vậy, cùng một công nghệ được nhập về hiển nhiên đã là đối tượng quản lý của ít nhất hai Bộ thương mại, Bộ khoa học công nghệ và môi trường
II Nội dung của cơ chế nhập công nghệ:
Trong khuôn khổ cụ thể của dé tài nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm cơ chế nhập công nghệ bao gồm luật pháp, chính sách, các quy định và thủ tục điều tiết các nội dung sau đây:
1 Quy định những cá nhân và tổ chức nào được quyền tham gia nhập
công nghệ Thí dụ như trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong bối cảnh độc quyền về ngoại thương của nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chỉ có nhà nước mới có quyền nhập khẩu công nghệ nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp tư nhân, và ngay cả các xí nghiệp quốc doanh cũng không được quyền nhập khẩu công nghệ mà phải uỷ thác thông qua các cơ quan xuất nhập khẩu của nhà nước Hoặc trong một nền kinh tế nhiều thành phần, có thể có quy định mọi doanh nghiệp bất kể thành phần kinh tế nào cũng đều được quyền nhập cơng nghệ nước ngồi
2 Quy định các nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên nhập công nghệ ( như phải tuân thủ các luật hiện hành có liên quan, luật dân sự; luật thương mại; luật khoa học, công nghệ; luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; luật bảo vệ môi trường; luật bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; luật lao động; v.v ) Đặc biệt một nội dung quan trọng của cơ chế nhập công nghệ đó là các quy định giá cả công nghệ nhập, đánh giá chất - lượng của công nghệ nhập, thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ có
giá trị, quyên phát triển và chuyển giao lại công nghệ được chuyển giao,
VV
3 Các thủ tục và quy trình tiến hành nhập khẩu công nghệ, như nội
dung, trình tự thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, thủ tục
Trang 18
phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
4 Quy định những hình thức khuyến khích nhập khẩu một số loại công
nghệ nhất định bao gồm những khuyến khích về vay vốn, về miễn hoặc giảm một số loại thuế
5 Quy định những lĩnh vực công nghệ bị cấm nhập khẩu trong những
khoảng thời gian nhất định Thí dụ những công nghệ độc hại đến môi
trường, tổn hại đến an ninh quốc gia
Cơ chế nhập công nghệ như vậy là một bộ phận cấu thành của cơ chế quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý kinh tế, trong đó có quản lý công nghệ và quản lý doanh nghiệp Do vậy vấn đề vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế trong quan hệ với vai trò của các doanh nghiệp, các pháp nhân nhập công nghệ sẽ là mối quan hệ cơ bản của cơ chế nhập công nghệ
Ill Phân loại các cơ chế nhộp công nghệ:
1 Theo tính chất có thể phân ra cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp Theo đó, các luật và chính sách chuyển giao công nghệ có thể xem là cơ chế trực tiếp, các luật pháp và chính sách về thương mại, công nghiệp, môi trường, tín dụng ngân hàng, bảo hộ sở hữu công nghiệp là những ví dụ về các cơ chế gián tiếp có ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ
2 Theo hướng tác động có thể có cơ chế khuyến khích và cơ chế ngăn ngừa (đưa ra các chính sách cấm nhập khẩu một số công nghệ hoặc loại công nghệ nào đó, hoặc là khuyến khích nhập một loại công nghệ nhất định)
3 Theo khía cạnh và lĩnh vực tác động có thể phân ra cơ chế tài chính, cơ chế tién tệ, cơ chế xuất nhập khẩu, cơ chế tổ chức
Việc phân loại các cơ chế nhập công nghệ có ý nghĩa trong việc giúp nhà nước căn cứ vào trạng thái đặc thù của các thành phần và yếu tố cơ chế nhập công
nghệ trong từng thời kỳ để có thể đưa ra những thay đổi và hình thức điều
Trang 19
của thực tiến Thí dụ, thông thường vào thời kỳ đâu của cơng nghiệp hố, xu hướng và nhu cầu bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước đòi hỏi kiểu cơ chế can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động thương mại trong đó có mua bán công nghệ Thế nhưng khi các doanh nghiệp trong nước đã có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài thì kiểu cơ chế khuyến
khích, thúc đẩy trở nên có vai trò cần thiết hơn thay thế cho cơ chế can thiệp
trực tiếp
IV Cơ chế nhập công nghệ hiện hành ở Việt nam:
IV.1 Định nghĩa về công nghệ và chuyển giao công nghệ
Điều 806 khoản 1, Bộ Luật dân sự tuy không đưa ?a một định nghĩa trực tiếp
về công nghệ và chuyển giao công nghệ ( trong đó có nhập công nghệ) nhưng đã có liệt kê các đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm 3
a) Các đối tượng sở hữm công nghiệp có hoặc không kèm theo mắy móc thiết bị mà pháp luật cho pháp chuyển giao;
b) Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mêm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đô kỹ thuật có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị
c) Các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tín
về công nghệ chuyển giao;
đ) Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất
Với những nội dung nêu trên, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về chuyển giao công nghệ, trong đó bao gồm cả nhập công nghệ được coi là rộng, hoặc chỉ bao gồm các yếu tố vô hình , hay là phần mềm của công nghệ , hoặc là cả các
Trang 20yếu tố mềm và cứng, vô hình và hữu hình của hệ thống công nghệ, bao gồm cả 4 thành tố thông tin, thiết bị, tổ chức và con người
Tuy nhiên rõ ràng vấn đề được quy định không phải là các thiết bị có đi kèm theo các bí quyết kỹ thuật hay các đôí tượng sở hữu công nghiệp hay không ma là các bí quyết kỹ thuật có đi kèm với thiết bị hay không Với quy định nêu
trên, việc nhập khẩu các máy móc thiết bị đơn thuần mà không đi kèm theo các
bí quyết kỹ thuật, hoặc đào tạo, hoặc các giải pháp hợp lý hoá sản xuất thì không được gọi là nhập công nghệ hay chuyển giao công nghệ mà chỉ thuộc vào dạng nhập khẩu thương mại thông thường Hàm ý của quy định này chỉ coi nhập công nghệ là phần nhập khẩu các yếu tố thuộc về phần mềm công nghệ như các bí quyết kỹ thuật, patent, các giải pháp hữu ích, các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp, kể cả việc sử dụng tên gọi và.nguồn gốc xuất xứ hàng hoá Như vậy, một mặt tách biệt trên thực tế giữa phần mềm và phần cứng của công nghệ và hạn chế khái niệm công nghệ chỉ ở các yếu tố thuộc phần mềm thôi Mặt khác lại mở rộng các yếu tố thuộc phần mềm công nghệ, thậm chí đến cả nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá cũng được coi là công nghệ Không biết điều này có hợp lý hay không nhưng rõ ràng có ý mở rộng những giao dịch được coi là chuyển giao công nghệ để đặt dưới sự quản lý của nhà nước
IV.2 Các đối tượng được quyên tham gia nhập công nghệ
Theo Luật Thương mại, hiện nay nhà nước không còn độc quyền về ngoại thương như trước đây, trái lại, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các xí nghiệp vốn trong nước cũng như xí nghiệp có vốn nước ngoài đều có
quyền xuất nhập khẩu hoặc tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá, và tất
nhiên kể cả quyền nhập công nghệ từ nước ngồi Khơng những doanh nghiệp tư nhân được xuất khẩu trực tiếp mà còn mở rộng ra cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả những trường hợp không có giấy phép kinh doanh nhập khẩu ; nhưng có hợp đồng, có thị trường bảo đảm thì vẫn được tham gia nhập khẩu Ngoài ra, tư nhân cũng được phép nhập khẩu một số mặt hàng không nhất thiết
nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp
Trang 21Tuy Điều 806 Khoản 1 Bộ Luật Dân sự đã không đề cập đến các chủ thể và
hình thức chuyển giao công nghệ nhưng trong thực tế việc nhập khẩu công
nghệ Việt nam hiện nay có thể được tiến hành bởi các loại doanh nghiệp: doanh nghiệp 100% vốn trong nước, trong đó bao gồm vốn quốc doanh và vốn tư doanh, các xí nghiệp và công ty liên doanh với nước ngoài, các xí nghiệp thực hiện hợp đồng hợptác liên đoanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài V.V
IV.3 Quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân tham gia nhập công nghệ Nhằm mục đích đảm bảo việc nhập công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động và môi trường, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy từ luật, nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn khác quy định nghĩa vụ và các yêu cầu về đầu tư, kinh tế, kỹ thuật, môi trường, xã hội, văn hoá, thẩm mỹ, chất lượng sản phẩm, v.v đối với các
công nghệ nhập khẩu
a) Các yêu cầu về lao động và bảo hộ lao động:
Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và nghị định 06-CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động là tiêu chuẩn, quy phạm bắt buộc thực hiện Cho đến nay, Nhà nước đã ban hành hàng chục tiêu chuẩn, quy phạm an toàn Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của nhà nước ban hành, người sử dụng lao động phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho từng loại máy móc, thiết bị, vật tư và nội quy an toàn, vệ sinh nơi làm việc
Thông tư liên Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Thương mại số 26/TT- _
LB ngày 3/10/1995 quy định: “ việc nhập khẩu các loại máy, thiết bị, vật tư,
các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được sự chấp thuận bằng văn bản của thanh tra Nhà nước về an toàn lao động thuộc Bộ Lao động,
thương binh xã hội trước khi được Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu”
Trang 22b) Các yêu cầu chung về kỹ thuật đối với nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng:
Quyết định 2019 sửa đổi quyết định 1762/QĐÐ-QLCN có quy định một số yêu
cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng Thí
dụ như chất lượng của thiết bị đã qua sử dụng phải đạt các yêu cầu:
(1) Tính năng kỹ thuật không thấp hơn 80% so với lúc nguyên thuỷ
(2) Chất lượng sản phẩm sản xuất ra bằng thiết bị phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hoặc phải thoả mãn tiêu chuẩn Việt nam
(3) Thiết bị phải bảo đảm được các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh môi trường của Việt nam
(4) Thiết bị phải được tân trang, bảo đảm chất lượng và mỹ quan công nghiệp
Trong Quyết định này cũng đã có quy định thiết bị đã qua sử dụng thuộc một số các ngành, các công đoạn sản suất bị cấm không được nhập
c) Yêu cầu đối với các doanh nghiệp nhập công nghệ bằng nguồn vốn nhà
nước:
Nghị định 273-HĐBT ngày 19/4/1985 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều
lệ lập, thẩm tra xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng sau đó là Nghị định
ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành bằng văn bản số 3§5/CP ngày 7/11/1990 sau đó được thay thế bằng văn bản số 177/CP ngày 20/10/1994 và gần đây được thay thế bằng văn bản số 42/CP ngày 16/7/1996 Nghị định này quy định chỉ tiết về thủ tục phê duyệt đầu tư, phân cấp phê duyệt đầu tư đối với các dự án đầu tư từ các nguồn vốn Trong văn bản này quy định những yêu cầu cơ bản của quản lý đầu tư là :
e©_ Đảm bảo đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội e_ Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư e Xay dựng phải theo quy hoạch được duyệt
Trang 23
Văn bản này cũng phân cấp việc quyết định các loại dự án (thông qua phê duyệt, báo cáo, nghiên cứu khả thi phải: phân tích, lựa chọn phương án kỹ
thuật, công nghệ, buộc các dự án phải thẩm định về công nghệ
Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành và quy chế đấu thầu và kèm theo là thông tư liên bộ 02/TTLB ngày 25/2/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Thuong mại hướng dẫn thực hiện guy chế đấu thâu để đâm bảo việc nhập công nghệ, trang thiết bị đem lại hiệu quả cho việc đầu tư, đặc biệt là Dự án đầu tư từ nguôn vốn nhà nước
Theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 91/TTg ngày 13/11/1992 ban hành quy định về quản lý nhập.khẩu máy mốc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ngân sách nhà nước được định nghĩa bao gồm:
e Vốn phân bổ của ngân sách nhà nước
e_ Vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp nhà nước
e Vốn của công ty (trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 50% vốn của công ty)
e_ Vốn vay chính phủ các nước, các tổ chức, các ngân hàng, các cơng ty nước ngồi cho ngân sách nhà nước hoặc do ngân hàng nhà nước bảo lãnh
e_ Vốn viện trợ bằng tiền của chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế đối với các dự án, công trình (bao gồm vốn
viện trợ nhân đạo bằng tiền đưa vào ngân sach nhà nước quản lý) Theo Văn bản này :
e Viéc nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo các dự án chỉ được thực hiện sau khi đã có luận chứng kinh tế kỹ thuật (báo cáo nghiên cứu khả thi) được duyệt (điều 4)
Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện cũ (đã qua sử dụng
hoặc chưa sử dụng nhưng thuộc mã hiệu cũ) phục vụ cho dự án sẽ do Bộ Thương mại cùng các ngành quản lý hữu quan và chủ đầu tư xử lý cụ thể (điều 6)
Trang 251 Đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước
Bước 1 : Thể định và quyết định phê duyệt
Thẩm định về quy hoạch xây dựng, phương án kiến trúc, công nghệ sử dụng đất, tài nguyên, môi trường xã hội, phương án tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án
® Dự án nhóm A : Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định sau khi lấy ý kiến của các Bộ ngành, địa phương có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước tư vấn trước khi quyết định Bộ xây dựng thẩm định tổng dự toán để Bộ quản lý ngành phê duyệt tổng dự toán
® Dự án nhóm B, C : Bộ trường, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định đầu tư Đối với Tỉnh cần có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành
® Dự án ÓDA : với vốn nước ngoài dưới 1,5 triệu USD do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt
® Hội đông quản trị Tổng Cong ty (theo quyết định 91/TTg) quyết định dự án nhóm B, C thuộc nguồn vốn vay thương mại và vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước - Trong đó đối với dự án nhóm B phải có sự thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành
e Hội đông quản trị Tổng Công ty (theo quyết định 90/TTg) quyết định dự án nhóm C thuộc nguồn vốn vay thương mại và vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước
Bước 2 : Kế hoạch đấu thâu :
Kế hoạch đấu thầu dự án do bên mời thầu lập phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt
Bước 3 : Đấu thầu :
© Lập hồ sơ mời thầu
Trang 26
© Nộp thầu, xếp hạng nhà thầu, xét chọn và công bố kết quả đấu thâu Bước 4 : Phê duyệt kết quả đấu thầu
Cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, kiểm tra, chỉ đạo bên mời thầu thực hiện đúng quy chế đấu thầu
Đối với dự án nhóm A:
e Chính phủ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu còn các nội dung khác được giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện
© Xét duyệt mời thầu
©_ Kiểm tra chỉ đạo mời thâu thực hiện đúng quy.chế đấu thầu
© Kiểm tra, chỉ đạo bên mời thâu ký kết hợp đồng thực hiện hợp đông với
bên trúng thầu
Bước Š : Lập hợp đồng mua công nghệ, thiết bị
Bước 6 : Phê duyệt hợp đồng nhập công nghệ, thiết bị
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có quyển hạn và trách nhiệm phê duyệt hợp đồng, chỉ đạo bên mời thầu ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng với bên trúng thầu Dự án nhóm A Chính phủ giao cho : © Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt hợp đồng thiết bị, xây lắp, tư vấn ® Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ Dự án nhóm B.C :
© Hợp đồng chuyển giao công nghệ : giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ
Trang 27e_ Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư trong nước có giá trị dưới 500.000 USD, các bộ và UBND tỉnh được quyền phê duyệt sau khi tham khảo ý kiến Bộ khoa học, công nghệ và môi trường
Bước 7 : Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu thiết bị
Bộ thương mại hoặc cơ quan được Bộ thương mại uỷ quyền phê duyệt danh mục thiết bị nhập khẩu
Bước 8 : X2y đựng, lắp đặt thiết bị, chạy thủ
Bước 9 : Bàn giao, kết thúc xây dựng, vận hành dự án
e© Chủ đầu tư phải gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho cơ quan cấp phát, cho vay vốn và cơ quan quyết định đầu tư
©_ Bộ Tài chính thẩm tra và phê duyệt dự án nhóm A e_ Các dự án B,C do bộ hoặc UBND tỉnh thẩm tra Cơ quan quyết định đầu tư là người phê duyệt quyết toán
Bước 10 : Vận hành dự án, hoàn trả vốn đầu tư
e© Chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử dụng công trình, thiết bị, công
nghệ nhằm phát huy đây đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được đề ra
©_ Thu hồi vốn đầu tư là nguyên tắc bất buộc đối với tất cả các dự án đầu
tư có khả năng thu hồi vốn
2 Đối với Dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn Nhà nước Bước 1 : Thẩn định và cấp phép đầu tu
Nội dung thẩm định về quy hoạch xây dựng, phương án kiến trúc, công nghệ, : sử dụng đất, tài nguyên, môi trường, xã hội
Dự án nhóm A -
Trang 28
e Chủ tịch tỉnh, thành phố cấp phép cho dự án nhóm B sau khi có ý kiến của Bộ quản lý ngành
e© Sở kế hoạch và đầu tư cấp phép cho dự án nhóm Csau khi được chủ tịch tỉnh, thành phố cho phép đầu tư
Bước 2, 3 4 : Đấu thâu : Nhà nước khuyến khích nhưng không bất buộc Bước Š : Lập hợp đông nhập công nghệ và thiết bị
Bước 6 : Không phải phê duyệt hợp đồng nhập thiết bị, nhưng phải phê duyệt
hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Bước 7 : Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu thiết bị :
Đối với đầu tư trong nước (trừ trường hợp xin ưu đãi miễn thuế nhập thiết bị) không cần phải phê duyệt kế hoạch nhập khẩu thiết bị (trừ một số ngành đặc biệt do Bộ quản lý ngành phê duyệt như : chế biến gỗ, lâm sản, máy móc khám chữa bệnh, thiết bị ngành ¡n, thiết bị sản xuất vũ khí, thiết bị chuyên dùng ngành Ngân hàng, thiết bị viễn thông)
Bước 8 9, 10 : Do chả đầu tư tự lo 3 Đối với dự án đầu tư nước ngoài :
-Bước 1 : Thểm định và cấp giấy phép đầu tư Nội dụng thẩm định bao gơm:
e© Tưcách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài e Mức độ phù hợp mục tiêu dự án với quy hoạch
® Lợi ích kinh tế - xã hội
e Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái
e© Tính hợp lý của việc sử dụng đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, định giá tài sản góp vốn của bên Việt nam (nếu có)
Quyết định cấp phép đầu tư
Trang 29e© Thủ tướng quyết định các dự án nhóm A
e Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B (trừ những dự án đã phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghệ và UBND cấp tỉnh, thành phố)
® Ban quản lý các khu công nghiệp và UBND cấp tỉnh quyết định đối với dự án được phân cấp : nhóm C
Bước 2.3.4 : Kế hoạch đấu thầu : Đấu thâu, phê duyệt, kết quả đấu thầu Các dự án sau đây phải đấu thầu :
Các dự án liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước có mức góp vốn pháp định của Bên Việt nam từ 30% trở lên
Các dự án đầu tư cần chọn :
e_ Đối tác liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài hoặc e BOT, BT
Các dự án khác tuỳ chủ đầu tư quyết định tổ chức đấu thầu
Các bước 2, 3 4 : Kế hoạch đấu thầu, đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu của các dự án thuộc mục 3.2.1 và 3.2.2 tương tự như nêu tại mục 1.2; 1.3; 1.4 tại phần trên
Bước 5 : Tương tự như nêu tại mục 1.5 tại phần trên Bước 6 và bước 7 : Như nêu tại mục 1.6 và 1.7
Hợp đồng chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt
Kế hoạch nhập thiết bị do Bộ thương mại (hoặc cơ quan Bộ thương mại uỷ quyền phê duyệt)
Trang 30
Thiết bị, mấy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư (FDI) phải được giám
định giá trị, chất lượng trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt
Bước 9, 10 : Bàn giao kết thúc xây dựng, quyết toán, vận hành dự án :
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình, nhà đầu tư phải gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho cơ quan cấp giấy phép đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Báo cáo quyết toán phần xây dựng phải có xác nhận của tổ chức giám định Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xết lại báo cáo quyết toán vốn đầu tư
4 Nhập khẩu thiết bị lẻ hoặc thiết bị toàn bộ không nằm trong dự án đầu tư phải phê duyệt hoặc mua công nghệ +
4.1 Nhập thiết bị lẻ
Nếu sử dụng vốn Nhà nước mua thiết bị có giá trị trên 100.000 USD/I thiết bi hoặc hợp đồng có giá trị trên 500.000 USD thì phải được Bộ thương mại phê duyệt
Nếu mua thiết bị có giá trị dưới mức nêu tại mục 1.1.1 (bất kể nguồn vốn nào) nhưng là thiết bị thuộc diện Nhà nước quản lý cần có phê duyệt của Bộ quản lý ngành tương ứng :
Công nghệ chế biến gỗ, lâm sản Thiết bị khám chữa bệnh cho người
Thiết bị ngành in
Thiết bị tài liệu sản xuất vũ khí Thiết bị Ngân hàng
Nếu mua thiết bị có giá trị dưới mức nêu tại mục 4.1.1 và không phải thiết bị nêu tại 1.1.2 thì không phải xin phép
Nếu mua thiết bị không sử dụng vốn Nhà nước, và không thuộc thiết bị Nhà nước quản lý nêu tại mục 4.1.2 thì không phải xin phép, chỉ cần làm thủ tục Hải quan
Trang 314.2 Nhập công nghệ (mua bí quyết kỹ thuật, đối tượng sở hữu công nghiệp) của các doanh nghiệp Việt nam (không có vốn đầu tư nước ngoài):
e_ Nếu hợp đồng giá tri (khong kể giá trị thiết bị) dưới 500.000 USD, Hợp
đồng do Bộ hoặc UBND tỉnh, thành phố (trực tiếp quản lý doanh nghiệp) phê duyệt
e_ Nếu giá trị hợp đồng (không kể giá trị thiết bị) từ 500.000 USD trở lên do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt
e Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó một bên là doanh nghiệp Nhà nước thì hợp đồng phải do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt VY Một số nghiên cứu trường hợp: (Xem chỉ tiết trong phụ lục 2)
Năm trường hợp nhập khẩu thiết bị công nghệ mới đã được chọn nghiên cứu Ia:
1 Công ty TNHH Điện tử Daewoo - Hanel (Liên doanh nước ngồi) 2 Cơng ty Dệt 8-3 ( Doanh nghiệp nhà nước)
3 Công ty Liên doanh Sữa TNHH Việt nam - Foremost
4 Liên doanh sản xuất khuôn kim loại: Công ty VINA-SHIROKI 5 Công ty VMEP (trường hợp công ty 100% vốn nước ngoài)
Thực hiện cơ chế và các thủ tục nhập công nghệ nêu trên, qua thực tế nhập các công nghệ và thiết bị cho thấy:
Thứ nhát Thủ tục phê duyệt hợp đồng và các thủ tục giám định chất lượng công nghệ và thiết bị rườm rà, qua nhiều bước, với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý khác nhau đã làm tốn nhiều thời gian và làm lỡ cơ hội nhập được những công nghệ và thiết bị phù hợp Trong trường hợp nhập công nghệ, thiết bị đã qua sử dụng ở Công ty dệt 8-3 do phía Công ty chậm trễ về thủ tục nhập „ dây chuyền công nghệ định nhập đã bị bên nước ngoài bán cho nước khác
Thứ hai: Những bất hợp lý về thuế nhập khẩu đã gây những khó khăn cho các
doanh nghiệp đưa công nghệ nhập vào hoạt động có hiệu quả Trong trường hợp của liên doanh HANEL-DAEWOO, sau khi liên doanh nhập khẩu dây chuyển công nghệ lắp ráp tủ lạnh với mức thuế nhập khẩu linh kiện rời là 30%
Trang 32
thì nhà nước đánh thuế nhập khẩu tủ lạnh nguyên chiếc cũng 30% làm cho việc
khai thác dây chuyên công nghệ đã nhập trở nên không hiêu quả, càng sản xuất càng lỗ Chính sách thuế như vậy trên thực tế đã không khuyến khích nhập công nghệ nước ngồi để tạo cơng ăn việc làm cho người lao động trong nước
Thứ ba: Quá trình chuẩn bị hợp đồng chuyển giao công nghệ không có sự phối hợp tốt với bước chuẩn bị đầu tư, để xảy ra tình trạng nhập công nghệ
không thích hợp với điều kiện trong nước, làm giảm hiệu quả của công nghệ nhập ( trường hợp liên doanh sữa Viét nam - Foremost)
VI Những vốn đề của cơ chế nhập công nghệ hiện hỏnh:
Phân tích những luật pháp, chính sách và thủ tục quy định nhập công nghệ nêu trên, có thể rút ra một số nhận định về cơ chế nhập công nghệ hiện hành như sau:
1 Nhiều tuyên bố chính sách hoặc luật pháp không được cụ thể hoá thành những chính sách thực thi trong thực tế — Và do vậy cơ chế nhập công nghệ hiện hành theo đúng nghĩa của khái niệm mới chỉ là một cơ chế còn chưa đầy đủ (thiếu điều kiện để thực thi)
Mặc dù từ lâu trong nhiều quyết sách lớn, Đảng và nhà nước đã xác định “ lấy chuyển giao công nghệ là chính” nhưng trong thực tế tuyên bố chính sách này không được thực hiện thông qua những quy định cụ thể
Nhiều chủ trương, chính sách công nghệ thường không được bảo đảm trên thực
tế bởi chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, ”` Sự tách rời giữa các chính
sách này tạo ra những "đứt quãng” làm cho các chính sách không thể trở thành hệ thống gắn kết nhau Thí dụ: quyết định chỉ cho khoa học và công nghệ hàng năm mức 2% tổng chỉ ngân sách nhà nước chưa bao giờ thực hiện được;
chính sách hàng năm Nhà nước bỏ ra một khoản kinh phí nhất định để chủ -
động gửi người đi đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật ở nước ngoài (một cách ?* Theo một thông tin mà Đoàn chuyên gia IDRC được cung cấp thì không phải cả 4 chương trình công nghệ ưu tiên của Nhà nước: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật
liệu mới và từ động hoá đều được đảm bảo tới ngưỡng về mặt đâu tư tài chính
Trang 33
nhập công nghệ phần mềm) trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, về
mặt tài chính chưa bao giờ đã có thể dành ra được một khoản tiền như vậy
trong một thời gian dài mặc dù đó là chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng 25
2 Cơ chế nhập công nghệ hiện hành còn chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế cũ, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với cơ chế kinh tế mới đang chuyển
đổi và bối cảnh mở rộng quan hệ kỉnh tế quốc tế, gia tăng tự do hoá
thương mại
Về mặt kinh tế , Đảng và Nhà nước Việt nam đã chính thức thừa nhận vai trò
của kinh tế thị trường, của các lực lượng thị trường trong điều tiết nền kinh tế và của cả khoa học và công nghệ, tuy nhiên điều đó phần lớn mới chỉ thực chất có tác dụng như là một chính sách chủ động nhằm khấc phục mặt trái của cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp Hiển nhiên là bản thân việc phủ định cơ chế cũ
không tự nhiên dẫn đến sự hiện diện đầy đủ, hoàn chỉnh của cơ chế kinh tế mới Không có một luận điểm nào giải thích tốt hơn cho nhận định này bằng định đê đầy chất biện chứng của Các Mác: “ Một hình thái kinh tế xã hội cũ chưa thể mất đi chừng nào những điều kiện cho hình thái đó vẫn còn tôn tại cũng như một hình thái kinh tế xã hội mới chưa thể ra đời chừng nào những điêu kiện cần tiết cho hình thái đó còn chưa xuất hiện”
3 Tính thống nhất và nhất quán giữa các thành phần và đối tác tham gia cơ chế, sự phối hợp giữa các chính sách có liên quan đến cơ chế nhập công nghệ chưa chặt chẽ và thống nhất
Hiện nay trong cơ chế nhập công nghệ còn đang tồn tại nhiều văn bản pháp quy nội dung chồng chéo, thậm chí phủ định lẫn nhau Và mặc dù:” xu hướng chung của quá trình đổi mới đã rõ và được nhất trí về nguyên tắc ở các cấp chính trị cao nhất, song sự cùng tôn tại của những tuyên bố chính sách theo hướng thị trường và các tổ chức thể chế kế hoạch hoá tập trung đã tạo khn ;
?® Xem “Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng số 53 - CT/TƯ nagỳ 21-3-1995 về Đào tao và bồi dưỡng cán bộ ở ngoài nước trong tình hình mới”
Trang 34
khổ cho nhiều sự không nhất quán về chính sách, thực th kém nhạy bén và hay thay đổi chính sách kèm theo những mất mát lớn về cơ hột" *°
Thí dụ trong khi Bộ Luật dân sự cho phép một số dạng hợp đồng chuyển giao công nghệ có thời hạn dài hơn thì bản dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện chương IH, phần 6 của Bộ Luật Dân sự cũng như Luật đầu tư nước ngoài và Nghị định 12 lại hạn chế thời hạn 7 năm và chỉ trong trường hợp ngoại lệ mới là 10 năm
Bản dự thảo nghị định nêu rõ thời hạn sử dụng giấy phép về quyền sở hữu công nghiệp có thể là đối tượng điều chỉnh của của luật về quyển sở hữu công nghiệp Trên lý thuyết, điều này có thể ngụ ý rằng thời hạn của một hợp đồng như vậy có thể kéo dài tới 15 năm hay là thời hạn của việc bảo hộ bản quyền Tuy nhiên, trên thực tế thì sẽ không rõ áp dụng luật này như thế nào và liệu thời hạn của một hợp đồng đối với công nghệ được bảo hộ bằng bản quyền có
thể kéo dai 15 nam hay khong 7”
Thông tư 163/TT-SHCN ngày 15 tháng 4 năm 1994 hướng dẫn thi hành việc mua bán li-xăng trùng lấp với các đối tượng mua bán li-xăng đã được quy định trong các văn bản luật về chuyển giao công nghệ (Hợp đồng mua bán li-xăng, bao gồm cả các bí quyết kỹ thuật) do đó dẫn đến chỗ hai hệ thống văn bản nêu tại mục II.2.2 và 1L2.3 cùng điều chỉnh một đối tượng nhưng với các quy định khác nhau gây khó khăn cho việc thực thi
Các văn bản về chuyển giao công nghệ quy định chặt chẽ về phí thanh toán cho chuyển giao công nghệ: Quy định mức phí cho từng trường hợp chuyển giao công nghệ, mức phí tối đa có chuyển giao công nghệ, quy định bên giao công nghệ phải chịu thuế đánh vào khoản thanh toán ( phù hợp với quy định của Bộ Tài chính) Trong khi đó, Văn bản về sở hữu công nghiệp lại quy định: Mức phí thanh tốn chuyển giao cơng nghệ do hai bên thoả thuận, hai bên cùng thoả
thuận bên chịu thuế ?Ẻ
? Đoàn chuyên gia quốc tế IDRC, Tài liệu đã dẫn, trang 40
? _ (Nguyễn Thanh Hà, 1997) ?# (Trần Phương Hiển, 1997)
Trang 35
Việc ban hành các văn bản dưới luật về mặt công nghệ nói chung là quá chậm,
những văn bản đã được ban hành thì ít đổi mới, không đáp ứng kịp thời yêu cầu
đổi mới của luật đầu tư nước ngoài Một số điều khoản trong các văn bản khác nhau thiếu thống nhất, nhiều quy định còn quá gò bó, thiếu cụ thể, các thủ tục phê duyệt, đăng ký còn phức tạp Việc ban hành các văn ban nói trên thiếu sự phối hợp với các chính sách về nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ Một số điều luật quá chung, thiếu cụ thể dẫn đến các cách hiểu khác nhau và thực hiện chúng một cách tuỳ tiện Một số luật liên quan chuyển giao công nghệ như Luật Thương mại, Luật Khoa học và công nghệ chưa được ban hành hoặc thi hành Những Luật đã có thì sơ sài, các văn bẩn dưới luật chồng chéo nhau, không nhất quán với nhau và hay bị thay đổi Luật thì quá đơn giản
nhưng lệ-văn bản đưới luật quá phức tạp, tính pháp lý không cao *°
Luật Thương mại đã được kỳ họp thứ 11 Quốc hội khố [IX thơng qua ngày
10/5/1997 Theo Luật định thì bất đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1998, Luật
Thương mại sẽ chính thức có hiệu lực Thế nhưng ngày 25 tháng 12 năm 1997, Bộ trưởng Bộ Thương mại mới ký công văn trình Thủ tướng 6 văn bản Nghị định hướng dẫn Trước khi Thủ tướng ký Ban hành, các văn bản còn phải qua
thấm định của Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ Như vậy, chắc chấn đến
1 tháng! năm 1998 các Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại sẽ chưa thể
được ban hành để kịp đưa ra thực hiện 7!
Theo một tổng kết vào thời điểm cuối năm 1997 cho thấy đến nay còn thiếu
đến 40 văn bản hướng dẫn thi hành các luật và pháp lệnh đã ban hành nên các luật và pháp lệnh này chưa hoặc khó đi vào thực tế “ Trong khi đó, theo Đoàn chuyên gia quốc tế IDRC: “ có khoảng 4500 điều lệ riêng biệt, dưới hình thức này hay hình thúc khác, liên quan đến đầu tư, tiếp cận công nghệ, chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ 3 Và:” số lượng và quy mô của các quy
> Phi Van Lich (1997)
` (Hoàng Văn Huấn, Báo Việt nam Đầu tư nước ngoài, N.152 Ngày 11/3/ 1996)
+ (Vũ Ấn, 1997)
„ :(Phan Ngọc, Thời báo Kinh tế Sài gòn; 15.1.1998
> (Doan Chuyén gia quéc tế IDRC, 1997
Trang 36định đã trở thành một trong những chướng ngại vật chủ yếu đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố ở Việt nam” 34
Để nhập công nghệ, các doanh nghiệp phải thông qua quá nhiều cơ quan xết duyệt như đã trình bày trong 9 của phần này (kế hoạch đầu tư, bộ chủ quản, ngành tài chính, ngành Thương mại, ngành Khoa học -Công nghệ- Môi trường, ngành Lao động- Thương binh- Xã hội, ngành Ngân hàng, ngành Hải quan, ngành quản lý Chất lượng, v.v ) Do vậy, rất khó có được một sự phối hợp mau lẹ, nhịp nhàng giữa các cơ quan có liên quan quyết định quá trình chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp
Mặc dù luật pháp quy định các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của các công nghệ nhập, nhưng trên thực tế, đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước theo “chế độ công hữu” các cá nhân tiến hành nhập công nghệ thường có thể coi vốn nhà nước (kể cả vốn vay) như là phương tiện để thu lợi cho cá nhân và do vậy, hiệu quả do công nghệ nhập mang lại chỉ là hiệu quả cá nhân mà không phải là hiệu quả của tập thể, lại càng khó có thể là hiệu quả kinh tế nhà nước
4.Tính hữu hiệu của cơ chế nhập công nghệ hiện hành chưa cao
Với ba đặc điểm nêu trên, cơ chế nhập công nghệ hiện hành hiển nhiên chưa
thể có hiệu lực cao
Ngoài ra, tính pháp lý của cơ chế nhập công nghệ chưa đủ mạnh (hiện vẫn chưa có văn bản luật về chuyển giao công nghệ nào được thông qua) Trong khi Bộ Luật Dân sự được ban hành trên thực tế đã phủ định Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ (văn bản dưới luật) nhưng lại chậm ban hành Nghị định hướng dẫn
thi hành cụ thể chương IH, phần 6 trong Bộ Luật Dân sự nói về các nội dung chuyển giao công nghệ Vậy thì trong thời gian chưa có Nghị định hướng dẫn các nội dung về chuyển giao công nghệ các pháp nhân nhập công nghệ phải
tuân thủ những quy định nào? Như vậy phải chăng có thể nhận định rằng hiện nay chúng ta chưa có một hệ thống pháp luật đây đủ về chuyển giao công nghệ nói chung và nhập công nghệ nói riêng? Phần lớn các văn bản pháp quy có liên
* Đoàn chuyên gia quốc tế ISRC, Tài liệu tham khảo đã dẫn, trang 43
Trang 37
quan trực tiếp đến việc nhập công nghệ nước ngoài thì lại là các văn bản dưới luật các thông tư hoặc các quyết định của chính phủ được ban hành theo những
quan điểm của một số bộ ngành mà nhiều khi không thống nhất với nhau
Trong kiểm tra, giám sát thực hiện, nhiều quy định cũng chưa tính hết đến khả năng thực thi Chẳng hạn việc quy định những yêu cầu kỹ thuật đối với việc nhập các thiết bị đã qua sử dụng phải có chất lượng còn lại không dưới 80% trong QĐÐ 1762 và 2019 của Bộ Khoa học, Công nghệ, Môi trường rất khó thực hiện đối với những dây chuyển hoặc thiết bị bao gồm nhiều linh kiện, chỉ tiết Trong nhiều trường hợp chúng ta phải tin vào thông tin về tính năng kỹ thuật
của các công nghệ nhập khẩu do bên chào hàng đưa ra hoặc các tổ chức giám
định nước ngoài Thành thử, các bên Việt nam phải chấp nhận những dây chuyền công nghệ có tính năng và thông số kỹ thuật kém xa so với thực tế, đặt các bên Việt nam trước một "sự đã rồi”
Theo Đỗ Hoài Nam (1996) : những thua thiệt của phiá Việt nam thường xuất
phát từ chỗ không có kỹ năng soạn thảo các hợp đồng chuyển giao công nghệ do vậy thường bị bên nước ngoài áp đặt về các điều khoản trong hợp đồng có lợi cho phía nước ngoài, thí dụ như giá công nghệ bị tính cao hơn thực tế, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ bị kéo dài *>
VII Những nguyên nhôn của tồn tại nêu trên
1 Quan niệm phiến điện về công nghệ và chuyển giao công nghệ Theo đó, công nghệ bị quan niệm cực đoan ở hai trường hợp:
e Hoặc như là một yếu tố ngoại sinh, một khía cạnh bên ngoài quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Do vậy nhập công nghệ không được- xem là nhập các hàng hố thơng thường
e Hoặc chỉ như là một hàng hoá thương mại thông thường và do vậy đồng „, nhất việc mua công nghệ, nhập công nghệ với nhập khẩu các hàng hoá máy móc thiết bị thông thường Từ đó bỏ qua những tác dụng về mặt nâng cao
' Đỗ Hoài Nam (1996):” Đã có những trường hợp thua thiệt", Thời báo Kinh tế Sài gòn,
May, 1996
Trang 38
các năng lực phi thương mại của hàng hoá nhập khẩu, trong đó đặc biệt là tác dụng nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng xuất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Thí dụ như việc quy định : các sản phẩm nhập khẩu được bán trong nước thì việc miễn thuế nhập khẩu sẽ bị loại trừ
và phải chịu đánh thuế doanh thu “É
Ngoài ra, còn không ít những nhận thức phiến diện khác về bản thân khái niệm công nghệ, bỏ qua tính hệ thống hoặc là tính vật hoá của các công nghệ Theo đó, công nghệ bi xem như một hệ thống quá phức tạp, dẫn đến nhận thức bị quan về chuyển giao công nghệ cho rằng: “ công nghệ như một hệ thống sản xuất tổng thể và đẩy đủ khó có thể chuyển giao được vì không thể chuyển giao các tập quán xã hội cũng như các nên văn hoá mà hệ thống công nghệ này được thiết lập trên đó" °” Cũng do công nghệ là một hệ thống phức tạp như vậy nên suy ra 2 hệ quả:
Thứ nhất: công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hố, mơi trường, cho nên tất cả những nội dung, hay dấu hiệu của các quan hệ được gọi là chuyển giao công nghệ đều cần phải được đưa vào luật và cần phải có sự quản lý của những bộ, ngành có liên quan Do thiếu phối hợp và điều phối chung nên nhiều sự can thiệp như vậy sẽ đương nhiên dẫn đến những chồng chéo, ách tắc trong quá trình nhập công nghệ
Thứ hai: do không thể nhập khẩu được công nghệ như là các hệ thống hoàn chỉnh, đầy đủ cho nên cần phải theo hướng tự túc vê công nghệ, tự sáng tạo công nghệ trong nước là chính, ít ra thì cũng phải tự tạo ra môi trường hấp thu công nghệ nước ngoài
Trường hợp cực đoan thứ hai là đồng nhất công nghệ với máy móc thiết bị, hoặc là các sản phẩm cụ thể (công nghệ sản phẩm) cho nên chỉ cần nhập các máy móc thiết bị về vận hành, làm ra sản phẩm theo thiết kế là coi như quá trình nhập công nghệ đó đã kết thúc Cách hiểu này hay được các bên giao, Tan Teck Meng et.all, (1997), Business Opportunities in Vietnam, Nanyang Technological University, Singapore, Prentice Hall
„ Nguyễn Viết Dũng, Công nghệ với chuyển giao công nghệ và phát triển, Thông tin chuyển giao công nghê, N.12 - 1987
Trang 39
công nghệ áp dụng để thoái thác trách nhiệm chuyển giao bí quyết công nghệ, đồng thời từ chối giúp đỡ bên nhập công nghệ làm chủ và cải tiến công nghệ đã
được chuyển giao
2 Ảnh hưởng còn lại của cơ chế tập trung ; bao cấp
Trong một thời gian khá dài (từ 40-45 năm), nền kinh tế Việt nam đã được vận hành theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và thực hiện sự độc quyền về ngoại thương của nhà nước Quá trình chuyển sang cơ chế thị trường mới tiến hành trong một thời gian chưa lâu (khoảng 10 năm) dẫn đến chỗ hình thành một nền kinh tế hỗn hợp trong đó vai trò quản lý tập trung của nhà nước trung ương vẫn chiếm ưu thế ŸẺ Trong bối cảnh đó dễ hiểu là ảnh hưởng, thậm chí sự tổn tại của cơ chế nhập công nghệ gắn với cơ chế kinh tế cũ vẫn còn chỉ phối cơ chế
nhập công nghệ hiện hành Có thể điểm lại qua đây một số nét chính của cơ
chế kinh tế và nhập cơng nghệ đó:
e© Xuất và nhập khẩu đều được chỉ định trực tiếp theo kế hoạch tập trung của nhà nước trung ương một cách độc quyền và để sản xuất theo kế hoạch chứ khơng hạch tốn hiệu quả
e Việc nhập khẩu công nghệ được thực hiện một cách tập trung bởi các công ty ngoại thương của nhà nước nhận uỷ thác của các xí nghiệp quốc doanh Các xí nghiệp tư nhân và cả quốc doanh đều không được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp Tính chất của cơ chế thương mại và nhập công nghệ thời kỳ này là không vô tư, phân biệt đối xử, độc quyền nhà nước và thiên về quốc doanh Đáng lẽ, đây chỉ là một cơ chế thương mại tình thế mà không nên và không được kéo đài vì nó bất thường, chỉ vận dụng trong những tình huống rất đặc biệt khi mà chỉ có nhà nước là duy nhất đại diện cho lợi ích quốc gia
© Nhập khẩu cơng nghệ phần lớn được thực hiện trên cơ sở phi thương mại, viện trợ không hoàn lại hoặc trao đổi không theo giá cả thị trường, thoát ly bối cảnh cạnh tranh trên thị trường thế giới Chính ,
sách đổi mới công nghệ được quyết định và thực hiện thông qua” Kế
hoạch tiến bộ kỹ thuật của nhà nước” ứờ trên đưa xuống một cách độc
* Theo nhận xét của Đoàn chuyên gia quốc tế IDRC:” trên quy mô lớn thì nên kinh tế Việt nam vẫn nằm trong tay nhà nước và được bảo hộ mạnh” Tài liệu đã dẫn trang 40
Trang 40
lập tách rời với sản xudt? Công nghệ từ nước ngồi được tiếp nhận khơng thông qua lựa chọn mà thực chất chỉ thông qua các kênh phân phối viện trợ nước ngoài (cơ chế xin-cho, cho gì được nấy) “9 Giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp quốc doanh thường cao hơn giá thành của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và sau đó thường được bù lỗ từ ngân sách nhà nước Các xí nghiệp quốc doanh không cần phải đổi mới công nghệ mà vẫn có thể tổn tại và phát triển Cơ chế nhập công nghệ trong thời kỳ kinh tế chuyển đối, quá độ từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường như thế nào cho hợp lý cho đến nay vẫn còn là vấn để mới mẻ chưa có tiền lệ lịch sử Trong bối cảnh đó, duy trì
cơ chế cũ tỏ ra dé dang và an toàn hơn hơn lã tìm tdi và thí nghiệm cơ chế mới
Một số đại điện Bộ ngành vẫn còn coi cơ chế độc quyền, can thiệp sâu của Nhà nước vào quá trình nhập công nghệ là ”/hdn quen” và hết sức cần thiết đối với họ, khó có thể từ bỏ Cơ chế đó vẫn tiếp tục tổn tại như một thói quen cố hữu ảnh hưởng đến quá trình nhập công nghệ hiện hành dưới nhiều hình thức và có không ít lý lẽ để biện hộ, nhất là khi những đổi mới lại chưa được thử thách hoặc thử thách đầy đủ về thời gian, trong bối cảnh cả hai loại cơ chế cùng song song tồn tại trong nên kinh tế
Do ảnh hưởng của cơ chế cũ, cơ chế quản lý nhà nước về công nghệ hiện nay theo một số ý kiến còn “ôm” nhiều và chưa "mở", còn thiên nhiều về kiểm soát và ngăn chặn trong khi ít có các hình thức khuyến khích hoặc nếu có khuyến khích thì cũng chưa đáng kể, khó được thực thi trên thực tế, gây không ít phiền hà cho các doanh nghiệp nhập công nghệ, thậm chí trong một số trường hợp còn cứng nhắc, gây lãng phí cho quốc gia
Do quy định các thiết bị của các bên nước ngoài trong liên doanh đưa vào Việt nam sau khi hết hạn phải tái xuất, nên mặc dù chất lượng vẫn còn có thể sử dụng được, nhưng bên Việt nam vẫn không được quyền sử dụng mà phải đi
vu Cao Dam, “Critical Review of the Policy and Legislation Framework for Science and Technology Development in Vietnam” Hanoi, May 1992
*° Dang Hitu, Mot sé vin đề trong chuyển giao công nghệ ở Việt nam, Thông tin chuyén giao công nghệ và đầu tư, N.9 / 1992 :